Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu góp phần hoặc khắc phục những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.75 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TIỂU LUẬN KINH TẾ HỌC NÂNG CAO

Đề tài:
Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mơ chủ yếu góp phần hoặc khắc phục
những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Giảng viên: PGS.TS. Đào Văn Hiệp
Sinh viên : Chung Mạnh Cường
Lớp

: Quản trị kinh doanh B khóa 15

Hải Phịng, 2023


MỤC LỤC
Lời mở đầu..............................................................................................2
I, Cơ sở lý thuyết.....................................................................................4
1.1, Chính sách tài khóa.......................................................................................4
1.1.1, Khái niệm.........................................................................................................4
1.1.2, Các loại chính sách tài khóa............................................................................4
1.1.3, Cơng cụ của chính sách tài khóa....................................................................5

1.2, Chính sách tài chính......................................................................................7
1.2.1, Khái niệm.........................................................................................................7
1.2.2, Các cơng cụ của chính sách tiền tệ.................................................................8

1.3, Chính sách đối ngoại...................................................................................10
1.3.1, Khái niệm.......................................................................................................10


1.3.2, Các bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế đối ngoại...........................11

II, Thực trạng của nền kinh tế tại Việt Nam......................................13
2.1, BỐI CẢNH KINH TẾ.................................................................................13
2.1.1, TÌNH HÌNH KINH TẾ.................................................................................13

2.2, Những tồn đọng hạn chế của nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.................30
2.2.1, Hạn chế...........................................................................................................30
2.2.2, Ngun nhân..................................................................................................31

III, Giải pháp.........................................................................................33
3.1, Chính sách tài khóa.....................................................................................33
3.2, Chính sách tiền tệ........................................................................................35
3.3, Chính sách kinh tế đối ngoại......................................................................36

Kết luận..................................................................................................38
Tài liệu tham khảo................................................................................39

1


Lời mở đầu
1, Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam cuối năm 2022 có nhiều sự khó khăn bởi những tác động
từ lạm phát, giá xăng dầu tăng, tình tình hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn. Bên cạnh đó, việc tăng giá cả các mặt hàng thiết yếu cũng làm cho người
dân hạn chế chi tiêu, giảm mức tiêu thụ hàng hóa.
Giá cả các mặt hàng tăng cũng làm cho cuộc sống của người dân trở nên khó
khăn hơn. Đặc biệt là nhốm người có thu nhập thấp ở thành phố và những người
nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp, chính sách

thích hợp để bảo vệ quyền lợi cho người dân.
Trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu đang bủa vây các nước, kinh tế
Việt Nam cuối năm 2022 và năm 2023 cũng phải khơng năm ngồi sự suy thoái
này. Tuy rằng năm 2022 là năm nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhưng bên cạnh đó
vẫn cịn tồn động nhiều khó khăn cho năm 2023.
2, Mục đích
Nhằm sử dụng các chính sách vĩ mơ để góp phần khắc phục những khó khăn
của nền kinh tế Việt Nam hiện nay
3, Đối tượng nghiên cứu
Các chính sách vĩ mơ mà chính phủ áp dụng bao gồm:
- Chính sách tài khóa
- Chính sách tiền tệ
- Chính sách kinh tế đối ngoại
4, Ý nghĩa
- Bổ xung những chỗ còn thiếu trong lý thuyết từ những khó khăn trong thực
tiễn.

2


- Xây dựng các biện pháp khác nhau góp phần khắc phục khó khăn của nền
kinh tế Việt Nam.
- Xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển, hồn thiện nâng cao tác
dụng của các chính sách đối với nền kinh tế.
Từ những lý do trên em quyết định chọn đề tài “Sử dụng các chính sách kinh
tế vĩ mơ chủ yếu góp phần hoặc khắc phục những khó khăn của nền kinh tế Việt
Nam hiện nay” để làm tiểu luận, trong quá trình làm bài tuy đã cố gắng hết sức
nhưng khơng thể tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của
thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


3


I, Cơ sở lý thuyết
1.1, Chính sách tài khóa
1.1.1, Khái niệm
Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là những điều chỉnh của chính phủ có
liên quan đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ (đầu tư cơng) nhằm can
thiệp vào thị trường để đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng
trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp bằng cách tạo công ăn việc làm hoặc ổn định
giá cả và lạm phát.
Như vậy, chính sách tài khóa là cách chính phủ can thiệp vào nền kinh tế
nhằm giúp cho nền kinh tế cân bằng trở lại, kìm hãm lạm phát, thất nghiệp bằng
chính sách thuế và đầu tư công.
Trong trường hợp nền kinh tế đang suy thoái hoặc trong những thời điểm
lạm phát q cao thì chính sách tài khóa được xem như là cơng cụ ngắn hạn để cải
thiện tình hình.
Chính sách tài khóa được ví như là “bàn tay vơ hình” mà chỉ có sức mạnh
của Chính phủ can thiệp khi nền kinh tế Quốc dân mất cân bằng, đặc biệt là trong
thời kỳ xảy suy thối hoặc có tốc độ tăng trưởng GDP khơng được như mong đợi.
Chỉ có cấp chính quyền trung ương như chính phủ mới có quyền ban hành
cũng như thực thi chính sách tài khóa cịn cấp chính quyền địa phương hồn tồn
khơng có chức năng này.
1.1.2, Các loại chính sách tài khóa
Ở mỗi tình hình kinh tế khác nhau thì chính phủ sẽ sử dụng những loại tính
chính sách tài khóa khác nhau nhằm đưa ra các điều chỉnh phù hợp cho từng tình
hình cụ thể. Hiện nay, có 2 loại chính sách tài khóa đó là chính sách tài khóa mở
rộng và chính sách tài khóa thắt chặt.
Chính sách tài khóa mở rộng


4


Chính sách tài khóa mở rộng hay cịn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt
được chính phủ thực thi khi khi nền kinh tế quốc gia bị suy thoái. Khi đó chính phủ
sẽ sử dụng các chính sách như tăng cường chi tiêu đầu tư công, giảm thuế suất để
tăng trưởng kinh tế hoặc tăng chi tiêu mà không giảm thuế hoặc không tăng chi
tiêu nhưng giảm thuế.
Tất cả các biện pháp trên đều nhắm đến mục tiêu là số tiền chi tiêu ngân
sách sẽ lớn hơn số tiền thu ngân sách nhằm giúp kích thích thị trường tăng trưởng
và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, một lưu ý rằng chính
sách tài khóa mở rộng nếu khơng được chính phủ kiểm sốt chặt chẽ có thể dẫn
đến hình thành lạm phát.
Chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài khóa thắt chặt hay cịn gọi là chính sách tài khóa thặng dư.
Ngược lại với loại chính sách mở rộng, chính sách này được chính phủ thực thi khi
nền kinh tế bị lạm phát.
Khi đó, chính phủ sẽ kiểm sốt lượng tiền lưu thơng trong nền kinh tế bằng
cách chi tiêu đầu tư cơng ít đi nhưng tăng thu thuế hoặc không giảm chi tiêu nhưng
vẫn tăng thu thế hoặc vừa giảm chi tiêu và vừa tăng thu thuế.
Mục đích của chính sách này nhắm tới là làm sao khiến cho số tiền chi ngân
sách ít hơn số tiền thu ngân sách để thu hồi lại lượng tiền đang lưu thông nhằm cân
bằng lại nền kinh tế
1.1.3, Cơng cụ của chính sách tài khóa
Như chúng tơi đã giới thiệu ở trên, chính phủ sẽ thực hiện điều chỉnh nền
kinh tế thông qua 2 công cụ chủ yếu đó là chi tiêu chính phủ và thuế suất. Mỗi một
cơng cụ có đặc tính và chức năng riêng biệt, cụ thể như:
Chi tiêu chính phủ (Government Spending)


5


Chi tiêu chính phủ là các khoản chi tiêu, đầu tư của chính phủ để phục vụ
cho đời sống người dân và kinh tế quốc gia. Chi tiêu chính phủ sẽ bao gồm hai loại
chính là: chi mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng. Cụ thể:
Chi mua sắm hàng hóa – dịch vụ
Đây là các khoản ngân sách chi thường xuyên có chức năng vận hành bộ
máy nhà nước, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nền kinh tế như chi mua khí tài, vũ
khí, xây dựng đường xá, cầu cống và các cơng trình kết cấu hạ tầng, chi trả lương
cho đội ngũ cán bán công nhân viên Nhà nước, các khoản chi cho an ninh quốc
phịng, y tế, giáo dục…
Đây là một cơng cụ dùng để điều tiết tổng cầu vì nó là một trong ba tác nhân
tham gia vào hoạt động kinh tế có ảnh hưởng thuận chiều đối với GDP (tổng sản
phẩm quốc nội). Khi mà chính phủ tăng hoặc giảm chi mua sắm hàng hóa dịch vụ
thì nó sẽ tác động đến đường tổng cầu làm đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
Điều này có nghĩa là nếu chi mua sắm chính phủ tăng thì tổng cầu tăng và
ngược lại khi chi mua sắm của chính phủ giảm thì đương nhiên sẽ làm cho tông
cầu giảm.
Chi chuyển nhượng
Chi chuyển nhượng được biết đến là các khoản trợ cấp của chính phủ cho
các đối tượng chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác
trong xã hội có tác dụng cân bằng nền kinh tế bằng cách giúp đỡ các nhóm đối
tượng yếu thế trong xã hội.
Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thơng qua việc ảnh
hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân (C). Theo đó, khi chính phủ tăng chi
chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên. Và nhờ đó sẽ làm gia tăng tổng
cầu.

6



Thuế
Đây là khoản phí mà một cá nhân hay pháp nhân phải trả cho chính phủ để
tài trợ cho các khoản chi tiêu cơng. Có nhiều loại thuế khác nhau mà người dân
phải đóng nhưng cơ bản thuế được chia làm 2 loại sau:


Thuế trực thu (direct taxes): Thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc

thu nhập của người dân như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, …


Thuế gián thu (indirect taxes): Thuế đánh lên giá trị của hàng hóa,

dịch vụ trong lưu thơng thơng qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh
tế như thuế thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản….
Theo đó, các nhà chính sách sử dụng cơng cụ thuế để tác động đến nền kinh
tế theo hai cách sau:


Thứ nhất, việc tăng thuế làm giảm thu nhập của người dân do đó dẫn

đến việc giảm chi tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ kéo theo đường cầu dịch
chuyển sang bên trái khiến tổng cầu giảm và GDP giảm.


Thứ hai, thuế tác động đến hành vi chi tiêu của người tiêu dùng cá

nhân làm cho nhu cầu mua hàng giảm xuống dẫn đến cầu hàng hóa giảm, trong khi

đó cung hàng hóa không đổi. Đường cầu và đường cung sẽ điều chỉnh trong một
thời gian đến một mức giá cân bằng khác so với mức ban đầu.
1.2, Chính sách tài chính
1.2.1, Khái niệm
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương
khởi thảo và thực thi, thơng qua các cơng cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các
mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế.
Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể
được xác lập theo hai hướng:

7


Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản
xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống
thất nghiệp).
Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư
vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính
sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền)
1.2.2, Các cơng cụ của chính sách tiền tệ
1.2.2.1, Kiểm sốt hạn mức tín dụng
Khái niệm: Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ
chức tín dụng phải tuân thủ khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Để hạn chế việc tạo
tiền quá mức của NHTM, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng
NHTM. Ưu điểm: là công cụ quan trọng khi các công cụ truyền thống kém hiệu
quả.
Nhược điểm: khống chế hạn mức tín dụng làm lãi suất thị trường tăng, làm
giảm cạnh tranh giữa các NHTM.
1.2.2.2, Quản lý lãi suất của Ngân hàng thương mại
NHTW có thể trực tiếp quy định khung lãi suất đối với các NHTM. (gồm có

lãi suất trần và lãi suất sàn với các khoản huy động hoặc cho vay của NHTM).
Ưu điểm: tác động nhanh, trực tiếp đến lãi suất của các NHTM, nhờ đó tác
động đến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Đây là một công cụ quan
trọng khi các công cụ gián tiếp kém hiệu quả.
Nhược điểm: là một cơng cụ cứng nhắc, kiểm sốt lã suất sẽ triệt tiêu cạnh
tranh của các NHTM, dễ gây tác động xấu tới hoạt động tiết kiệm và đầu tư. Vì
vậy, nó thườngchỉ được sử dụng trong điều kiện sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa
được thiết lập, hay cácyếu tố thị trường chưa phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, các
NHTM có thể ngầm khơng tn theo khung lãi suất quy định của NHTW.
1.2.2.3, Nghiệp vụ thị trường mở
8


Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW mua bán các giấy tờ có
giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, chủ yếu là tín phiếu kho bạc, nhằm làm tăng
hoặc giảm lượng tiền cung ứng. Đây là công cụ quan trọng nhất của NHTW trong
việc điều tiết lượng tiền cung ứng.
Hàng hố: (Tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, trái phiếu
chính phủ) Cơ chế tác động:
Bán các giấy tờ có giá: thu hẹp tín dụng.
Mua các giấy tờ có giá: mở rộng tín dụng.
Ưu điểm:
NHTW có thể kiểm sốt hồn tồn lượng nghiệp vụ thị trường mở.
Linh hoạt và chính xác cao.
NHTW có thể dễ dàng đảo ngược tình thế của mình.
Nhanh chóng, ít tốn kém chi phí và thời gian.
Nhược điểm: là cơng cụ được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó
cịn phụ thuộc vào chủ thể khác trên thị trường (các Ngân hàng thương mại, …). Ở
Việt Nam do thị trường chứng khốn chính phủ chưa phát triển nên ngân hàng nhà
nước phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nước để điều tiết việc cung ứng tiền tệ.

Tuy nhiên do thị trường loại tín phiếu này chỉ diễn ra giữa một bên là Ngân hàng
nhà nước và một bên là các NHTM nên hiệu quả điều tiết không cao, chỉ chủ yếu
tác động vào dự trữ của các NHTM. Hiện nay trên thị trường mở chủ yếu là kỳ hạn
7 ngày, các kỳ hạn dài hơn hầu như chưa có.
1.2.2.4, Chính sách chiết khấu
Khái niệm: Chính sách chiết khấu là cơng cụ của NHTW trong việc thực thi
chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh.
Cơ chế tác động: NHTW tăng hoặc giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu
phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là nới lỏng hay thắt chặt.

9


Ưu điểm: NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng
của các NHTM, bơm tiền vào nền kinh tế, NHTM sẽ có chỗ dựa là NHTW.
Nhược điểm: NHTW thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung
ứng. NHTWchỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt các NHTM
đến vay chiết khấu ở NHTW.
1.2.2.5, Dự trữ bắt buộc
Khái niệm: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại
mà không được dùng để cho vay hoặc đầu tư. Mức dự trữ cho NHTW quy đinh và
bằng một tỉ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tỏ chức tín
dụng.
Cơ chế tác động:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo bội số tiền gửi của các NHTM.
NHTW tăng hoặc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm hệ số tạo tiền thu hẹp hoặc tăng
lên.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của NHTM. Khi tỉ lệ này
tăng, đòi hỏi NHTM tăng lãi suất cho vay, khả năng cho vay của NHTM giảm,
lượng tiềncung ứng giảm. (và ngược lại) Ưu điểm:

Ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hàng.
Là cơng cụ có ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng.
Nhược điểm:
Phức tạp, kém linh hoạt, không thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong
lượng tiềncung ứng bằng công cụ dự trữ bắt buộc.
Ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM.
1.3, Chính sách đối ngoại
1.3.1, Khái niệm
Chính sách kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành trong chính sách phát
triển kinh tế – xã hội. Xét trên nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội thì có thể thấy
10


rằng, hoạt động này bao gồm các phương diện thúc đẩy kinh tế. Bao gồm các hoạt
động của chính sách kinh tế trong nước (kinh tế đối nội) và tham gia vào thị trường
mở cửa với các quốc gia, tổ chức quốc tế khác (chính sách kinh tế đối ngoại).
1.3.2, Các bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế đối ngoại
Theo nội dung, chính sách kinh tế đối ngoại được chia thành:
– Chính sách ngoại thương
Được thể hiện bằng các chính sách, nguyên tắc hay phương pháp trong hoạt
động bn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế. Các hoạt
động này tham gia trực tiếp vào tạo giá trị cho nền kinh tế. Được thực hiện trong
tất các ngành nghề khi các nước có nhu cầu hợp tác.
– Chính sách đầu tư nước ngồi
Thơng qua hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân của một quốc gia hoặc
đại diện quốc gia thực hiện các mục tiêu chung trong đàm phán, mở cửa thị trường.
Xác định các phương pháp đưa vốn vào một quốc gia khác để tiến hành các hoạt
động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Thơng qua hình thức đầu tư trực tiếp hoặc
đầu tư gián tiếp.
– Chính sách tỉ giá hối đối

Trong chính sách này xác định các lợi ích thông qua các chênh lệch về giá trị
đồng tiền các nước. Cho biết số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị
ngoại tệ. Cách chính sách đối với tỉ giá hối đoái giúp quốc gia đánh giá các lợi ích
vằ tăng cường hợp tác. Lợi ích kinh tế thu được chủ yếu dựa trên giá trị chênh về
đồng tiền của mỗi quốc gia.
– Chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ…
Đây là hoạt động đầu tư mang các lợi ích với giá trị lớn, đem đến các lợi ích
với ý nghĩa đặc biệt. Khác với các hình thức đầu tư trực tiếp tạo lợi nhuận xác định
được và giới hạn bằng các giao dịch cụ thể. Chính sách này đem đến các giá trị

11


nhằm tác động vào kinh tế. Tạo ra các sản phẩm khoa học, công nghệ phục vụ cho
con người.
Trong mỗi chính sách bộ phận trên lại chia thành nhiều chính sách khác.
Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc vào nhau.

12


II, Thực trạng của nền kinh tế tại Việt Nam
2.1, BỐI CẢNH KINH TẾ
Kinh tế – xã hội nước ta năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới
đang phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính
bất ổn cao; lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc
gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các
nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi
khí hậu, mưa bão, hạn hán… đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ,
an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu.

Mặc dù, dự báo gần đây nhất về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 được
các tổ chức quốc tế điều chỉnh tăng so với các dự báo đưa ra trong quý III/2022
nhưng đều ở mức thấp hơn so với năm 2021.
Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành
các mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 mà Nghị quyết Đại
hội XIII đề ra, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa
phương theo dõi sát sao tình hình, sự thay đổi chính sách của các nước để kịp thời
ban hành các chính sách tiền tệ, tài khóa và các giải pháp vĩ mơ phù hợp. Đồng
thời triển khai tích cực, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 01/NQCP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi,
phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ đó, nền kinh tế nước ta phục hồi mạnh mẽ, kinh tế
vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm sốt, các cân đối lớn được đảm bảo. Mơi
trường đầu tư kinh doanh cải thiện góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển
kinh tế – xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh
nghiệp. Một số ngành đã có mức tăng trưởng cao hơn năm trước khi có dịch
Covid-19. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong năm 2022 như sau:
2.1.1, TÌNH HÌNH KINH TẾ

13


2.1.1.1, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 ước tính tăng
8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 do
nền kinh tế khôi phục trở lại.
GDP quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao
hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc
độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch
vụ tăng 8,12%. Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% so
với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%.

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02%. Trong mức tăng của tổng giá trị tăng
thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng
góp 5,11%; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu
vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.
Trong khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nơng nghiệp tăng
2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của
toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm;
ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.
Trong khu vực cơng nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%,
đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền
kinh tế. Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%,
đóng góp 0,04% điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%,
đóng góp 0,26 điểm phần trăm. Ngành khai khống tăng 5,19%, đóng góp 0,17
điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.
Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng
năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số ngành dịch vụ
14


thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền
kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp
0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần
trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với
mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thơng tin và truyền
thơng tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động
trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã
được kiểm soát nên chi cho phòng, chống dịch bệnh giảm so với năm 2021.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực
dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.
Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm
2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng
góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp
28,09%.
GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu
đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất
lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu
đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm
2021). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của
người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm
2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).
2.1.1.2, Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 duy trì tăng
trưởng ổn định, giữ vững vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Sản lượng một số cây
lâu năm chủ yếu tăng so với năm trước; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được
15


kiểm sốt; hoạt động khai thác gỗ triển khai tích cực. Nuôi trồng thủy sản
phát triển khá do nhu cầu và giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trọng điểm
như cá tra, tôm nuôi tăng; tuy nhiên khai thác thủy sản biển gặp nhiều khó
khăn do giá nhiên liệu ở mức cao.
a) Nơng nghiệp
Diện tích lúa năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm
trước do ngành trồng trọt tiếp tục triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành, chuyển đổi
diện tích đất lúa kém hiệu quả hoặc không cân đối được nguồn nước sang trồng
rau, màu, cây ăn quả hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao
hơn. Năng suất lúa ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với năm trước; sản lượng

lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn; trong đó, giảm 0,89 triệu tấn do giảm
diện tích đất trồng lúa và giảm 0,3 triệu tấn do giảm năng suất.
Diện tích gieo cấy lúa đơng xuân đạt 2.975,6 nghìn ha, giảm 30,9 nghìn ha
so với vụ đông xuân năm trước; năng suất đạt 67,1 tạ/ha, giảm 1,5 tạ/ha do giá
phân bón, thuốc bảo vệ tăng cao người dân hạn chế đầu tư chăm sóc; sản lượng
ước đạt gần 20 triệu tấn, giảm 648,5 nghìn tấn.
Diện tích gieo trồng lúa hè thu cả nước năm nay đạt 1.914,7 nghìn ha, giảm
38,1 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2021; năng suất ước đạt 56,6 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/
ha; sản lượng ước đạt 10,8 triệu tấn, giảm 304,3 nghìn tấn.
Diện tích gieo trồng lúa thu đơng năm 2022 ước đạt 648,7 nghìn ha, giảm
70,6 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước; năng suất đạt 56 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha;
sản lượng ước đạt 3,6 triệu tấn, giảm 390,1 nghìn tấn.
Vụ mùa năm nay cả nước gieo cấy được 1.553,1 nghìn ha, tăng 11,9 nghìn
ha so với vụ mùa năm trước; năng suất ước đạt 52,9 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha; sản lượng
ước đạt 8,2 triệu tấn, tăng 151,9 nghìn tấn.
Sản lượng ngơ năm 2022 đạt 4,41 triệu tấn, giảm 0,8% so với năm 2021, lạc
đạt 409,6 nghìn tấn, giảm 4,8%; đậu tương đạt 52,2 nghìn tấn, giảm 11,9%; khoai
16


lang đạt 969,1 nghìn tấn, giảm 21,3%; sản lượng rau, đậu đạt 18,68 triệu tấn, tăng
2,9%.
Diện tích trồng cây cơng nghiệp lâu năm đạt 2.194,3 nghìn ha, giảm 0,4% so
với năm 2021, trong đó: Cao su đạt 929,5 nghìn ha, giảm 0,1%, sản lượng đạt
1.291,5 nghìn tấn, tăng 1,5%; cà phê diện tích đạt 709,6 nghìn ha, giảm 0,1%, sản
lượng đạt 1.896,8 nghìn tấn, tăng 2,8%; chè diện tích đạt 123,7 nghìn ha, tăng
0,9%, sản lượng chè búp đạt 1.109,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; điều diện tích đạt 311,6
nghìn ha, giảm 0,9%, sản lượng đạt 335,5 nghìn tấn, giảm 16%; hồ tiêu diện tích
đạt 119,9 nghìn ha, giảm 4,4%, sản lượng đạt 269,9 nghìn tấn, giảm 2,1%.
Sản lượng thu hoạch một số cây ăn quả như sau: Chuối đạt 2.498,7 nghìn

tấn, tăng 6,5% so với năm trước; cam đạt 1.713 nghìn tấn, tăng 8,2%; bưởi đạt
1.119,3 nghìn tấn, tăng 8,2%; sầu riêng đạt 849,1 nghìn tấn, tăng 25%; dứa đạt
753,2 nghìn tấn, tăng 3,7%; nhãn đạt 623,8 nghìn tấn, tăng 2,7%; thanh long đạt
1.207 nghìn tấn, giảm 13,5%; xồi đạt 968,7 nghìn tấn, giảm 3,1%.
Chăn ni gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm
soát. Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành vẫn cần tiếp tục triển
khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin; giám sát,
phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp
vận chuyển, mua bán trâu, bị trái phép, khơng rõ nguồn gốc.
b) Lâm nghiệp
Năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 300,1 nghìn ha, tăng
3,4% so với năm trước (quý IV/2022 ước đạt 107,4 nghìn ha, tăng 0,9%); số cây
lâm nghiệp trồng phân tán đạt 101,2 triệu cây, tăng 5,3% (quý IV/2022 đạt 30,7
triệu cây, tăng 5,1%); sản lượng gỗ khai thác đạt 19,7 triệu m 3, tăng 7,2% (quý IV/
2022 đạt 5.955,8 nghìn m3, tăng 8,9%); sản lượng củi khai thác đạt 18,6 triệu ste,
tăng 0,1% (quý IV/2022 đạt 4,7 triệu ste, giảm 0,9%).

17


Diện tích rừng bị thiệt hại năm 2022 của cả nước là 1.121,9 ha, giảm 56,9%
so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 41,4 ha, giảm 97,3%; diện tích
rừng bị chặt, phá là 1.080,5 ha, giảm 0,8%.
c) Thủy sản
Tổng sản lượng thủy sản năm 2022 ước đạt 9.026,3 nghìn tấn, tăng 2,7% so
với năm trước (quý IV/2022 ước đạt 2.426,5 nghìn tấn, tăng 2,8%), bao gồm: Cá
đạt 6.483,9 nghìn tấn, tăng 2,1%; tơm đạt 1.233,5 nghìn tấn, tăng 7,2%; thủy sản
khác đạt 1.308,9 nghìn tấn, tăng 1,3%.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm nay ước đạt 5.163,7 nghìn tấn, tăng 6,3%
so với năm trước (quý IV/2022 ước đạt 1.555,3 nghìn tấn, tăng 4,5%), bao gồm:

Cá đạt 3.494,3 nghìn tấn, tăng 5,8%; tơm đạt 1.080,6 nghìn tấn, tăng 8,5%; thủy
sản khác đạt 588,8 nghìn tấn, tăng 5,3%.
Sản lượng thủy sản khai thác năm 2022 ước đạt 3.862,6 nghìn tấn, giảm
1,8% so với năm trước (quý IV/2022 ước đạt 871,2 nghìn tấn, tương đương cùng
kỳ năm trước), bao gồm: Cá đạt 2.989,6 nghìn tấn, giảm 1,9%; tơm đạt 152,9
nghìn tấn, giảm 0,8%, thủy sản khác đạt 720,1 nghìn tấn, giảm 1,7%. Sản lượng
thủy sản khai thác biển đạt 3.664,5 nghìn tấn, giảm 2% so với năm trước, bao gồm:
Cá ước đạt 2.859,3 nghìn tấn, giảm 2,1%, tơm ước đạt 139,2 nghìn tấn, giảm 1%.
2.1.1.3, Sản xuất cơng nghiệp quý IV/2022 có xu hướng tăng chậm lại,
tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính
chung cả năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,69% so với
năm trước, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,10%.
Giá trị tăng thêm tồn ngành cơng nghiệp năm 2022 ước tính tăng 7,69% so
với năm trước. Trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,10%, đóng
góp 2,09 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành
sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành
cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng
18


góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khống tăng 5,19% (do sản lượng khai thác
than tăng 4,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 8,3%), đóng góp 0,17 điểm
phần trăm trong mức tăng chung.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) có xu hướng giảm trong quý IV do đơn
hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu,
trong đó tháng 12/2022 ước giảm 1% so với tháng trước và chỉ tăng 0,2% so với
cùng kỳ năm trước, tính chung quý IV/2022 tăng 3%. Chỉ số IIP năm 2022 ước
tăng 7,8%.
Chỉ số tiêu thụ tồn ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo năm 2022
tăng 7,1% so với năm trước. Chỉ số tồn kho tồn ngành cơng nghiệp chế biến, chế

tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2022 tăng 13,9% so với cùng thời điểm năm trước
(cùng thời điểm năm trước tăng 21,3%). Tỷ lệ tồn kho tồn ngành chế biến, chế tạo
bình qn năm 2022 là 78,1% (năm 2021 là 79,2%).
2.1.1.4, Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm
2022 đạt 208,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 30,3% so với năm 2021; 143,2 nghìn
doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,5%, trong đó phần lớn là các
doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn
(chiếm 51,5%).
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2022 cho thấy: Có 66,3% số doanh
nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn và ổn định so với quý
III/2022, 33,7% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.
a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Năm 2022, cả nước có 148,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với
tổng số vốn đăng ký là 1.590,9 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 981,3
nghìn lao động, tăng 27,1% về số doanh nghiệp, giảm 1,3% về vốn đăng ký và
tăng 14,9% về số lao động so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh
19



×