Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Đề cương kinh tế môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 34 trang )

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Mục lục
Câu 1: Các đặc trưng cơ bản của môi trường ......................................................................... 2
Câu 2: Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái ......................................................................... 3
Câu 3: Các chức năng cơ bản của môi trường ........................................................................ 5
Câu 4: Các tác động của phát triển tới môi trường ................................................................ 6
Câu 5: Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển? .............................................................. 7
Câu 6: Lý thuyết quá độ dân số? .............................................................................................. 8
Câu 7: Tác động của gia tăng dân số đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
và môi trường?............................................................................................................................ 9
Câu 8: Quan điểm và giải pháp phát triển bền vững?.......................................................... 10
Câu 9: Các yêu cầu cơ bản trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên? ............. 11
Câu 10: Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vô hạn?..................................................... 13
Câu 11: Khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai? ...................................................................... 15
Câu 12: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước? ......................................................................... 17
Câu 13: Tại sao chất lượng môi trường là hàng hóa đặc biệt? Ý nghĩa của hàng hóa chất
lượng mơi trường?..................................................................................................................... 19
Câu 14: Thất bại của thị trường đối với ngoại ứng tích cực tới mơi trường? .................... 20
Câu 15: Thất bại của thị trường đối với ngoại ứng tiêu cực tới môi trường? .................... 21
Câu 16: Các giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm (mua quyền gây ô nhiễm, định lý Ronal Coase,
thuế Pigou)? .............................................................................................................................. 23
Câu 17: Phân tích chi phí – lợi ích trong đánh giá tác động môi trường?.......................... 28
Câu 18: Các công cụ pháp lý trong quản lý môi trường? .................................................... 30
Câu 19: Thuế tài nguyên và thuế ô nhiễm môi trường? ....................................................... 33

1

Đức Phương


Câu 1: Các đặc trưng cơ bản của môi trường


*Khái niệm: Môi trường (MT) là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Luật BVMT Việt Nam năm 2014)
*Các đặc trưng cơ bản của MT: (4)
a. Mơi trường có cấu trúc phức tạp:
- Hệ thống môi trường bao gồm nhiều thành phần hợp thành, với bản chất khác nhau, chịu sự
chi phối bởi những qui luật khác nhau và cùng hoạt động trong các mối quan hệ phức tạp, chặt
chẽ, thống nhất trong hệ, nhờ đó tạo nên tính thống nhất của hệ, giúp hệ tồn tại và phát triển.
- Ý nghĩa:
• Cho thấy hệ mơi trường có sự phân hóa sâu sắc theo khơng gian và thời gian.
Vì vậy, muốn khai thác, sử dụng môi trường một cách chủ động và hiệu quả thì phải xuất
phát từ chính đặc điểm của từng hệ mơi trường.
• Biểu hiện của tính cấu trúc chính là phản ứng dây truyền.
Vì vậy, khi khai thác, sử dụng môi trường cần phải đảm bảo duy trì được các mối liên kết
giữa các thành phần mơi trường.
- Ví dụ: Khai thác tài ngun rừng q nhiều: chặt phá rừng khiến đất trống đồi trọc, từ đó phân
phối nước bị thay đổi, độ ẩm trong khơng khí giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật vì
chúng bị mất đi mơi trường sống, đồng thời gây nên hiện tượng xói mịn đất, lũ lụt ở hạ lưu.
b. Mơi trường có tính động:
- Các thành phần trong hệ môi trường luôn vận động và phát triển để đạt đến trạng thái cân
bằng.
- Khi một trong các thành phần bên trong hệ thay đổi phá vỡ sự cân bằng, hệ sẽ thiết lập trạng
thái cân bằng mới.
Vì thế, cân bằng động là một đặc tính cơ bản của hệ môi trường.
- Ý nghĩa:
Giúp con người nắm vững qui luật vận động và phát triển của từng hệ mơi trường, từ đó tác
động vào hệ theo hướng vừa có lợi cho con người, vừa đảm bảo hiệu quả về mơi trường, từ đó
từng bước chế ngự, chinh phục thiên nhiên để thu được lợi ích kinh tế lớn và đảm bảo hiệu quả
về mơi trường.
- Ví dụ: Núi lửa phun trào làm môi trường bị phá hủy, tuy nhiên sau đó một thời gian, mơi
trường sẽ trở lại trạng thái cân bằng mới.

c. Mơi trường có tính mở
- Môi trường là một hệ thống mở tiếp nhận vật chất, năng lượng, thơng tin vào ra.
Nói cách khác, các dịng vật chất, năng lượng, thơng tin ln chuyển động từ hệ này sang
hệ khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp… Vì thế, hệ
mơi trường rất nhạy cảm với những biến đổi từ bên ngoài.
- Ý nghĩa
+ Giúp duy trì và cải thiện cơ cấu thành phần mơi trường theo hướng có lợi cho sự phát
triển bên trong của hệ môi trường trong tương lai.
+ Cho thấy các vấn đề mơi trường chỉ có thể được giải quyết tốt khi có sự hợp tác giữa
các vùng, các quốc gia và các khu vực trên thế giới.
VD: Ngăn chặn các quốc gia xây dựng nhà máy thủy điện trên thượng nguồn song Mê
Kông để hạn chế tác động đến hạ lưu: biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn,…
2
Đức Phương


+ Đẩy nhanh sự thâm nhập các yếu tố có lợi, ngăn ngừa sự xâm nhập các yếu tố độc hại
đến mơi trường
d) Mơi trường có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh
+ Các thành phần trong hệ môi trường có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và
tự điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi từ bên ngoài nhằm hướng tới trạng thái ổn định.
+ Khả năng tự tổ chức, điều chỉnh của hệ có giới hạn.
+ MT tự thay đổi mà k cần có sự tác động nào, nhờ đó thích nghi tốt hơn với các diễn
biến liên tục đa dạng từ bên ngồi.
+ Xuất phát từ tính động: MT là hệ ni dưỡng, đáp ứng những thay đổi của thời tiết, khí
hậu, thích nghi tốt hơn với diễn biến bên ngồi tính đến trạng thái cân bằng tốt nhất có thể.
- Ý nghĩa:
Qui định mức độ, phạm vi tác động của con người vào mơi trường nhằm duy trì khả năng
tự phục hồi của tài nguyên tái tạo, duy trì khả năng tự làm sạch của môi trường…
Bảo vệ các hệ môi trường phong phú đa dạng

VD: Xương rồng biến đổi lá thành gai khi sống ở sa mạc nhằm thích nghi với môi trường
khắc nghiệt ở đây.
Câu 2: Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái
*KN: “Hệ sinh thái là hệ thống các loài sinh vật sống chung và phát triển trong một mơi trường
nhất định, có quan hệ tương tác lẫn nhau và với mơi trường đó”.
Quần xã sinh vật + Môi trường = Hệ sinh thái
*Cấu trúc của một Hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm 6 thành phần cơ bản sau:
+ Thành phần môi trường (sinh cảnh):
(1)
Các chất vơ cơ:
Bao gồm những ngun tố và hợp chất hóa học cần thiết cho tổng
hợp chất sống, là thành phần cơ sở, nền tảng của môi tường sống.
Các chất vô cơ có thể ở dạng khí (O2, CO2, N2), thể lỏng (nước), dạng chất khoáng (Ca, Mg,
Fe…) tham gia vào chu trình tuần hồn vật chất
(2)
Các chất hữu cơ: Bao gồm các chất mùn, acid amin, protein, lipit, gluxit…
Đây là các chất đóng vai trị làm cầu nối giữa thành phần vô sinh và hữu sinh, là sản phẩm của
quá trình trao đổi chất giữa 2 thành phần vơ sinh và hữu sinh trong hệ sinh thái.
(3)
Thành phần vật lí của môi trường: Bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa…
Các nhân tố môi trường không những cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho hệ sinh thái hoạt
động mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc xác định sinh vật nào sống ở đâu.
+ Thành phần quần xã sinh vật:
(4)
Sinh vật sản xuất:
Chủ yếu là thực vật, có khả năng quang hợp hay tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô cơ dưới tác
động của ánh sáng mặt trời.
Nhờ hoạt động quang hợp mà nguồn thức ăn ban đầu được tạo thành để nuôi sống, trước tiên là
chính bản thân những sinh vật sản xuất, sau đó ni sống cả thế giới sinh vật cịn lại, trong đó
có con người.

(5) Sinh vật tiêu thụ:
Chủ yếu là động vật.
3

Đức Phương


Chúng tồn tại được là dựa vào nguồn thức ăn ban đầu (do các sinh vật sản xuất tạo ra) một cách
trực tiếp hay gián tiếp.
(6) Sinh vật phân hủy:
Bao gồm các vi khuẩn, nấm có chức năng chính là phân hủy xác sinh vật.
Trong quá trình phân hủy các chất, chúng tiếp nhận nguồn năng lượng hóa học để tồn tại và phát
triển, đồng thời giải phóng các chất từ các hợp chất phức tạp ra môi trường dưới dạng những
khống chất đơn giản hoặc các ngun tố hóa học ban đầu tham gia vào chu trình vịng tuần
hồn vật chất.
Nhận xét:
Sinh cảnh: gồm những yếu tố cơ sở, nền tảng cho sự sống va phát triển.
Quần xã sinh vật: ba nhóm sinh vật có mối quan hệ mật thiết tạo ra chuỗi thức ăn
+ Mỗi mắt xích là một lồi nhất định (tiêu thụ mắt xích thức ăn trước, là thức ăn cho mắt xích
thức ăn sau).
+ Tạo nên mồi liên hệ mật thiết giữa các loài sinh vật với nhau và những vùng nhất định.
+ Sinh vật là quan trọng nhất vì là nguồn gốc của sự sống.
*Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái:
- Khái niệm:
+ Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích
nghi cao nhất với điều kiện sống của môi trường.
+ Cân bằng sinh thái là điều kiện quan trọng, đảm bảo cho từng cá thể sinh vật, quần
thể sinh vật, quần xã sinh vật, thế giới sinh vật phát triển tốt.
Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái:
1. Điều kiện cần: Phải duy trì được 6 thành phần cơ bản trong hệ sinh thái.

Có đủ các thành phần cơ bản của hệ sinh thái chỉ là tiền đề tạo cấu trúc phức tạp sau này.
Đủ thành phần giúp:
+ Các thành phần vận động theo tính động của mơi trường.
+ Thâm nhập và lan tỏa vào nhau theo tính mở.
+ Liên tục tổ chức và điều chỉnh.
+ Qua chọn lọc tự nhiên giữ lại cái lợi và đào thải cái hại.
+ Tạo sự chấp nhận tự nhiên, thích nghi cao với sự tồn tại của thiên nhiên và hệ sinh thái trở nên
ổn định, bền vững.
2. Điều kiện đủ:
Các thành phần trong hệ phải có sự thích nghi sinh thái với mơi trường.
Cân bằng lượng cơ thể sống với sức chứa của môi trường.
Cân bằng giữa số lượng cá thể của từng loài với các thành phần cịn lại của mơi trường.
Ý nghĩa vai trị:
(i)
Các HST có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với sự sống. của con người như: Cung cấp
lương thực, thực phẩm, các nguyên vật liệu gỗ, sợi, thuốc chữa bệnh, năng lượng, làm sạch
khơng khí và dịng nước, giữ cho môi trường thiên nhiên trong lành, tạo ra lớp đất màu, tạo độ
phì của đất,…
(ii)
Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính hệ: Cân bằng chỉ tồn tại được khi các điều kiện
tồn tại và phát triển của từng thành phần trong HST được đảm bảo và tương đối ổn định.

Vì vậy, con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kĩ trước khi tác động lên
một thành phần nào đó của hệ, để khơng gây suy thối, mất cân bằng cho hệ.
4
Đức Phương


Câu 3: Các chức năng cơ bản của môi trường
*KN: Môi trường (MT) là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với

sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
*Các chứng năng của môi trường.
- MT tạo không gian sống
+ Con người muốn tồn tại và phát triển được phải có một khơng gian sinh sống. Khơng
gian này giúp con người đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống: ăn, ở học tập…
Không gian này phải rộng trên quy mô tối thiểu cần thiết và có chất lượng đảm bảo.
+ Khơng gian sống của con người là có giới hạn.
+ Khơng gian sống của con người phụ thuộc yếu tố đầu tiên là dân số: Khi dân số tăng lên,
không gian sống bị suy giảm.
+ Chức năng tạp không gian sống của môi trường hiện đang bị suy giảm.
+ Trái đất ngày càng nhỏ bé và hiện chưa có 1 hành tinh nào khác ngồi Trái đất con người
có thể sinh sống  con người cần phải bảo vệ ngôi nhà chung duy nhất bằng cách kiểm sốt dân
số, bảo vệ mơi trường và chống biến đổi khí hậu
- Mơi trường cung cấp tài ngun thiên nhiên
+ Môi trường cung cấp tài nguyên thiên nhiên nhằmđáp ứng các nhu cầu trực tiếp của con
người.
+ Môi trường cung cấp nguyên vật liệu và năng lượng đầu vào cho hoạt động sản xuất của
con người.
VD: Nguồn năng lượng điện gió, điện mặt trời,…
+ Khả năng cung cấp tài ngun thiên nhiên của mơi trường là có giới hạn.
 Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên của con người đang có xu hướng dẫn đến
suy thối và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, làm suy giảm chức năng cung cấp tài nguyên thiên
nhiên của môi trường, từ đó con người cần phải khai thác tiết kiệm, hợp lý, sử dụng hiệu quả
các nguồn TNTN.
- Môi trường là nơi chứa đựng, hấp thụ và trung hòa chất thải.
+ Mọi chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất đều quay trở lại
mơi trường.
+ Khả năng chứa đựng, hấp thụ, trung hịa chất thải của mơi trường là có giới hạn.
▪ W < A.
Khi các chất thải với số lượng và chất lượng nhất định được thải ra mơi trường thì các q trình

lý hóa sinh…của mơi trường tự nhiên sẽ phân hủy và làm sạch chúng, nhờ đó tạo lập sự cân
bằng cho môi trường.
▪ W > A.
Khi các chất thải với số lượng và chất lượng vượt quá khả năng chứa đựng, hấp thụ, trung hịa
được thải ra mơi trường, chúng sẽ làm giảm chất lượng môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc
sống của người và sinh vật, đe dọa đến khả năng phát triển lâu dài của thế giới hữu sinh.
VD: Nguồn nước thải quá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống của con người.
 Việc con người đang thải vào môi trường quá nhiều chất thải vượt quá khả năng chứa đựng,
hấp thụ, trung hịa của mơi trường, thêm vào đó là các chất thải khó phân hủy và chất thải độc
hại đang làm chất lượng môi trường bị suy giảm nghiêm trọng.
5
Đức Phương


*Tóm lại, mỗi chức năng có vai trị khác nhau, tác động đến đời sống SV, sự tồn tại và phát triển
của sinh vật và con người. Trong đó, chức năng 1 đảm bảo sự tồn tại. chức năng 2 đảm bảo sự
phát triển và chức năng 3 đảm bảo sự phát triển lâu dài.
Cả 3 chức năng này đều cực kỳ quan trọng và có giới hạn, tuy vậy cả 3 đều đang bị xâm
phạm. Do đó. Bảo vệ MT là bảo vệ 3 chức năng cơ bản của môi trường, và vấn đề bảo vệ môi
trường ngày càng cấp bách.
Câu 4: Các tác động của phát triển tới môi trường
(1) Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động sống và phát triển của con người chính là q trình liên tục khai thác, sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Cuộc sống của con người hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà
trài đất cung cấp, tuy nhiên mỗi tài nguyên thiên cần thiết cho con người thì đều có hạn. Nền
văn minh của con người ngày càng lâm nguy, bởi con người đnag lạm dụng quá mức nguồn tài
nguyên thiên nhiên để đáo ứng hoạt động sản xuất, sinh hoạt, nhu cầu nguyên liệu vật liệu,..
Quy mô khai thác ngày càng rộng, hình thức phong phú, mức độ mạnh, sử dụng tài
ngun khơng ngừng. Lồi người hiện đang tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên gấp 1,7 lần khả năng

đáp ứng của Trái đất
Giải pháp:
(i) Đối với tài nguyên có khả năng tái sinh: Duy trì mức khai thác, sử dụng tài nguyên nhỏ
hơn mức tái tạo tự nhiên của nguồn tài nguyên đó (htạo cho tài nguyên bằng sự tái tạo (phục hồi) nhân tạo.
(ii) Đối với tài ngun khơng có khả năng tái sinh: Cần khai thác, sử dụng tiết kiệm tài
nguyên; đẩy mạnh áp dụng khoa học cơng nghệ để tìm kiếm các nguồn tài nguyên mới thay
thế, tái chế chất thải,..
(2)
Thải chất thải vào môi trường
Trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất và trong sinh hoạt, con người luôn thải
vào môi trường nhiều loại chất thải khác nhau.
Loài người hiện đang thải ra các chất thải vượt q khả năng tự hấp thụ, trung hịa của
mơi trường.
Giải pháp:
(i) Duy trì mức thải chất thải ra mơi trường nhỏ hơn khả năng hấp thụ, trung hịa của mơi
trường (W(ii) Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để xử lý chất thải, tái chế chất thải,...
(3)
Tác động trực tiếp vào tổng thể mơi trường
Trong q trình tồn tại và phát triển, con người không chỉ sử dụng và thích nghi với các
điều kiện tự nhiên mà còn cải tạo thiên nhiên, biến đổi các cảnh quan thiên nhiên thành các
cảnh quan văn hóa, các hệ sinh thái tự nhiên thành các hệ sinh thái nhân tạo, tạo dựng những
điều kiện mới nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
Những tác động của con người vào tổng thể môi trường bao gồm:
+ Tác động tích cực: làm thay đổi mơi trường theo hướng đẹp hơn, có lợi hơn.
6

Đức Phương



+ Tác động tiêu cực: làm thay đổi môi trường theo hướng xấu đi, gây thiệt hại đến môi
trường.
Giải pháp:
Con người cần phát huy các tác động tích cực; ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động
tiêu cực đến mơi trường.
Ví dụ: tài nguyên sinh vât:
- con người là kẻ thù gây ra địa chiến tuyệt chủng lần thứ 6 trên thế giới, các loài sinh
vật ngày nay đang bị suy giảm nhanh chóng và đứng trước nguy cơ tuyểt chủng.
- Các loài động vật quý hiếm hiện nay đang bị đe doado hoạt động sản xuất thực phẩm,
nhu cầu nguyên liệu vật liệu,..
- Hơn nưa, cuộc sống sinh vật ở biển bị ảnh hưởng rất lớn từ việc thải các chất thải như
chai lọ, túi ni lon,… xuống môi trường biển
Câu 5: Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển?
Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển là mối quan hệ nhiều chiều, ràng buộc và thúc đẩy
lẫn nhau.
(1) Về hình thức: Mối quan hệ qua lại, chặt chẽ, thường xuyên và lâu dài
- Môi trường là tiền đề, là nguồn lực cho phát triển
Tuy nhiên, môi trường cũng gây ra những cản trở đối với quá trình phát triển (các hiện tượng
thời tiết bất thường, thiên tai,…)
- Ngược lại, phát triển là nhân tố chính trong việc khai thác, sử dụng, tác động và làm biến đổi
môi trường.
Tuy nhiên, phát triển với tốc độ nhanh và mạnh sẽ dẫn đến việc khai thác, sử dụng quá mức
tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây nguy cơ cạn kiệt tài ngun, ơ nhiễm và suy thối
mơi trường.
VD: quần đảo Nam Du – hiện tượng rác thải… ô nhiềm
(2) Về nội dung:
Mối quan hệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, phức tạp, sâu sắc và mở rộng.
- Môi trường ngày càng có ý nghĩa nhiều hơn đối với phát triển.
Vì các thành phần của mơi trường, số loại hình tài nguyên, số lượng mỗi loại tài nguyên được

con người khai thác, sử dụng ngày càng tăng.
- Ngược lại, tác động của phát triển đến môi trường ngày càng mạnh mẽ hơn về cường độ, phức
tạp, sâu sắc hơn về tính chất và ngày càng mở rộng hơn về qui mô.
VD: tiềm năng thủy điện sông Mekong + tiềm năng thủy hải sản; hđ thủy điện thay đổi sâu
sắc về tính chất các dịng song, hiện tượng xâm nhập mặn, sạn lở…
Kết luận
Giữa mơi trường và phát triển có mối quan hệ biện chứng phức tạp và giữa chúng cũng tồn
tại mâu thuẫn, đó là:
+ Phát triển càng nhanh thì càng có nhiều tác động tiêu cực đến mơi trường và càng có xu thế
làm suy giảm chất lượng mơi trường.

7

Đức Phương


+ Phát triển nếu khơng tính tới u cầu bảo vệ môi trường cũng như việc khai thác, sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên thì đến một thời điểm nào đó chất lượng mơi trường sẽ bị suy
giảm nghiêm trọng và sẽ là sự cản trở đối với quá trình phát triển.
=> Vì vậy, giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và phát triển đang là nhiệm vụ sống
cịn của lồi người.










Câu 6: Lý thuyết q độ dân số?
Mơ hình q độ dân số bao gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1:
- Là thời kì trước quá độ dân số, trước cách mạng công nghiệp.
- Tỉ lệ sinh tử rất cao: Mức sinh cao hơn mức tử, dân số gia tăng mức độ thấp, tương đối ổn định,
tạo sự cân bằng lãng phí.
- Dân số ít ảnh hưởng xấu tới mơi trường.
- Dịch bệnh hạch, nạn đói liên tiếp, chiến tranh trăm năm làm sinh tử nhiều, gt nhiên thấp.
Giai đoạn 2:
- Đánh dấu bằng cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu, tiểu công nghiệp ra đời, phát triển, tạo
bước ngoặc cho phát triển dân số, thương mại, trở thành động lực của phát triển kinh tế xã hội.
- Kĩ thuật thử công được thay thế bằng kĩ thuật cơ khí ( máy móc ngành dệt: thoi bay, xa kéo
sợi, máy kéo sợi, đầu máy hơi nước).
- Trồng trọt chăn nuôi phát triển, dự trữ lương thực cao, hang hóa trao đổi giữa các vùng nhiều,
nạn đói, bệnh dịch được đẩy lùi.
- Dân số từ 1 đến 2,5 tỉ người, gia tăng dân số bằng 0.8%, châu á, châu âu, châu phi, dân số tăng
gấp đôi
- Nửa đầu giai đoạn: tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm do tỉ lệ trẻ được nuôi dưỡng được cao, phát triển
y học, tuổi thọ trung bình tăng => bùng nổ dân số. Kinh tế phát triển , tăng gia sản xuất, tác
động môt trường nhiều, lượng thải vào môi trường tăng.
- Nửa sau giai đoạn: tỉ lệ tử tiếp tục giảm, tỉ lệ sinh giảm => gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm.
 Kết quả tất yếu dẫn đến dân số tăng vọt, thời kì cách mạng cơng nghiệp, đẩy mạnh khai
thác thiên nhiên, tăng chất thải, dân số có ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với tài nguyên
thiên nhiên và môi trường.
Giai đoạn 3:
- Sự can thiệp của chính phủ, những thay đổi trong nhận thức xã hội về dân số, chuyển từ số
lượng sang chất lượng.
- Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, khoa học kĩ thuật phát triển tăng dần tuổi thọ trung bình của
con người.
- Suy giảm nhanh hơn tử, gia tăng tự nhiên giảm do chính phủ can thiệp, nhận thức của con

người.
- Dân số dẫn tới tình trạng ổn định với chính sách “tiết kiệm”.
- Áp lực dân số tới mơi trường được giải phóng bằng cơng nghệ hiện đại, thu gom, xử lí chất
thải.
Ý nghĩa đối nghiên cứu lý thuyết dân số quá độ:
- Các nước nghèo phải thực sự quan tâm, rút ngắn thời gian ở giai đoạn hai để chuyển đổi sang
giai đoạn ba.
8

Đức Phương


- Nhờ đó ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên, mơi trường với nước đó, làm tăng tiền để bảo vệ
mơi trường và phát triển bền vững.
• Liên hệ thực tế Việt Nam:
- Giai đoạn 1: Từ 1995 trở về trước, biến động tự nhiên tương đối thấp
(dưới 2%)
- Giai đoạn 2: ở nước ta, thời kì bùng nổ dân số kéo dài 40 năm (19551995).
- Giai đoạn 3: năm 2010, có thể coi dân số Việt Nam đã ở cuối thời kì
quá độ. Khi tỉ lệ tăng dân số dưới 1,5% (năm 2009 tỉ lệ tăng dân số là
1,2%).
Khi tỉ lệ dân số dưới 1% thì có thể coi dân số đã bước vào thời kì hậu
quá độ.
- Tại Việt Nam, dưới tác động của chính sách dân số và sự phát triền của kinh tế xã hội, mức
sinh đã giảm mạnh trong thời gian gần đây.
- Hiện nay, Việt Nam đã ở vào cuối thời kì quá độ dân số ( mức sinh thấp, mức tử thấp song có
chiều hướng tăng nhẹ)
Vì vậy, chương trình kệ hoạch hóa giai đình khơng nên chỉ chú trọng đến cơng tác giảm sinh mà
cần chú trọng nâng cao chất lượng dân số và ổn định mức sinh để tránh hậu quả “già hóa quá
nhanh” dân số.

Câu 7: Tác động của gia tăng dân số đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
và môi trường?
(i)
Tác động môi trường của sự gia tăng dân số được mô tả qua công thức tổng quát sau:
I = P. A.T
Trong đó:
I - Cường độ tác động của dân số đến môi trường
P - Qui mô dân số
A - Mức tiêu thụ tài nguyên trên đầu người
T - Công nghệ (quyết định mức độ tác động đến môi trường của 1 đơn vị tài nguyên
tiêu thụ)
(*) Cường độ tác động của dân số đến môi trường tính trên tồn thế giới như sau:
Các nước đang phát triển đóng góp chủ yếu ở yếu tố P và T
Trong khi các nước phát triển đóng góp chủ yếu vào các yếu tố A
(*) Còn ở mỗi quốc gia, trong một giai đoạn phát triển không dài:
A và T sẽ có các thay đổi khơng lớn, tác động của dân số đối với môi trường chỉ chịu chi
phối lớn của P, làm cho gia tăng dân số nhanh trở thành tác nhân gây ảnh hưởng nặng
nề nhất đến TNTN và MT.
(ii)
Hậu quả của gia tăng dân số nhanh
- Gây ra sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, gây nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Mục đích khai thác:
- Đảm bao nhu cầu nước sạch, nhà ở, cây xanh,..
9

Đức Phương


- Duy trì mức tiêu dung bình quân của con người

- Phục vụ sản xuất, tạo đủ lượng sản phẩm cần có,..
+ Hậu quả:
- Tạo sức ép lớp cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tạo sức ép cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và mô trường
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự hấp thụ, trung hịa của mơi trường.
Nếu diễn ra ở vùng khai phá lâu đời, quy mô dân số lớn, khả năng chứa đựng, hấp thục,
trung hòa chất thải mơi trường thấp, thì khi mơi trường tiếp nhận một lượng thải lớn, tất yếu
vượt quá khả năng trung hòa của mơi trường, làm biến đổi tính vật lí, hóa sinh của mơi
trường,.. làm mơi trường xuống xấp, suy thối, đe dọa sự sống ở nơi này.
- Thu hẹp không gian cư trú.
(iii) Giải pháp đảm bảo gia tăng dân số hợp lý
- Mức gia tăng dân số hợp lí.
Làm sao để trong điều kiện kinh tế hiện đại vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của con người. Đảm bảo khi dân số ổn định, quy mô dân số vẫn giới hạn chịu đựng
của môi trường, đảm bảo tổng lượng tài nguyên thiên nhiên đáp ứng đủ nhu cầu, không
tạo sức ép tới chất lượng môi trường,
- Phân bố lại dân cư và sử dụng hợp lí nguồn lao động.
- Lồng ghép vấn đề dân số và giải quyết mơi trường với các chính sách phát triển kinh tế
xã hội. + Xây dựng chính sách chuyển cư hợp lí, thúc đẩy phân bố dân cư, lao động giữa
các vùng.
+ Quy hoạch có chính sach phù hợp đáp xu thế chuyển dịch cơ cấu nơng thơn, thành thị.
+ Chính sách, giải pháp xuất khẩu lao động, nâng cao đời sống, chất lượng lao động.
+ Phát triển nông nghiệp ở trung du miền núi bắc bộ.
Câu 8: Quan điểm và giải pháp phát triển bền vững?
Khái niệm: * Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014:
“Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
Mục tiêu:
* Mục tiêu PTBV về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lí.

* Mục tiêu PTBV về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội.
* Mục tiêu PTBV về mơi trường là khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả TNTN;
phịng ngừa, ngăn chặn, xử lí và kiểm sốt có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi
trường sống.
Quan điểm phát triển bền vững trong kết hợp môi trường và phát triển
(1) Tôn trọng các qui luật tự nhiên.
Muốn tôn trọng các quy luật tự nhiên cần phải:
Nắm rõ các qui luật tự nhiên.
10

Đức Phương


Lựa theo các qui luật tự nhiên để khai thác, sử dụng và tác động vào môi trường một cách
phù hợp.
(2) Tiết kiệm trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần môi
trường
- Điều tra, phân tích, đánh giá để nắm vững về các nguồn tài ngun thiên nhiên và thành
phần mơi trường.
- Quản lí chặt chẽ tài nguyên thiên nhiên ngay từ khâu khai thác, chuyên chở, bảo quản,..
- Tăng cường áp dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để tăng thêm khả năng
khai thác, hiệu suất khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(3) Áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ vào quá trình sử dụng, chế biến tài
nguyên thiên nhiên
- Áp dụng công nghệ mới để sử dụng tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Áp dụng công nghệ mới để giảm định mức tiêu hao các nguyên nhiên vật liệu và năng
lượng, đồng thời giảm chất thải trong việc tạo ra một đơn vị sản phẩm.
- Áp dụng công nghệ mới để thay thế các nguồn tài nguyên thiên nhiên
(4) Tăng cường các biện pháp bảo vệ, phục hồi, cải tạo và làm phong phú hơn các nguồn tài

nguyên thiên nhiên và thành phần môi trường
- Từ các nhà hoạch định chính sách,
- Các nhà sản xuất (doanh nghiệp),
- Đến từng người dân
Câu 9: Các yêu cầu cơ bản trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên?
Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là các nguồn năng lượng, vật chất, thơng tin được hình
thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng, chế biến để tạo ra sản phẩm,
nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội.
Các yêu cầu cơ bản trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
1. Tạo ra năng suất hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở mức cao nhất.
i. Mục đích:
• Nhằm thu được nhiều nhất năng lượng, ngun vật liệu thô từ hoạt động khai thác, sử dụng
một nguồn tài ngun; đồng thời ít gây hại cho mơi trường.
ii. Biện pháp:
• Thúc đẩy đổi mới cơng nghệ, đầu tư công nghệ tiên tiến trong khai thác tài nguyên thiên
nhiên
iii. Ý nghĩa:
• Làm hao hụt thấp nhất trữ lượng (quy mơ) nguồn tài ngun hiện có.
• Hạn chế các phụ liệu, phế liệu và chất thải từ lượng tài nguyên được khai thác.
• Giảm thuế tài ngun, chi phí bảo vệ môi trường…
2. Nâng cao không ngừng chất lượng khai thác, sử dụng tài ngun thiên nhiên.
i. Mục đích:
• Tạo ra nhiều loại sản phẩm với số lượng và chất lượng cao nhất, có khả năng cạnh tranh
cao trên thị trường.
ii. Biện pháp:
11

Đức Phương



• Đối với TN khoáng sản: Phải hướng tới chế biến sâu, dứt khốt khơng xuất khẩu thơ.
• Đối với TN sinh vật: Phải chọn đúng mùa, thời điểm, cá thể khai thác.
• Đối với TN đất: Phải chọn đúng cây – con theo tổ hợp đất – nước – khí hậu – địa hình…
iii. Ý nghĩa:
• Góp phần tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm; đảm bảo tạo ra các giá trị trong chuỗi giá
trị kinh tế chung…
3. Bảo đảm hiệu quả cao trong khai thác, sử dụng tài ngun thiên nhiên.
i. Mục đích.
• Nhằm giảm chi phí khai thác, sử dụng tài nguyên; tạo chu kì khai thác, sử dụng tài nguyên
khép kín; giảm thiểu tác động tiêu cực trở lại đối với tài nguyên thiên nhiên và mơi trường…
ii.Biện pháp:
• Thực hiện tốt cơng tác khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng từng loại tài
ngun.
• Xác định chính xác và đầy đủ các giá trị kinh tế đa dạng
của nguồn tài nguyên đang khai thác, sử dụng…
Ý nghĩa:
Nâng cao tính hiệu quả và bền vững trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
4. Có trách nhiệm kinh tế thỏa đáng trước chủ sở hữu tài nguyên thiên nhiên và trước các
thế hệ mai sau.
i. Mục đích.
• Đảm bảo hài hịa ba lợi ích: lợi ích doanh nghiệp, lợi ích nhà nước và lợi ích cộng đồng địa
phương trong khai thác tài nguyên thiên nhiên; đồng thời đảm bảo sự cân đối lợi ích với các thế hệ
tương lai.
ii. Biện pháp:
• Thực hiện “công khai, minh bạch” trong các hoạt động khai thác tài ngun.
• Có trách nhiệm kinh tế trước các thế hệ mai sau.
iii. Ý nghĩa:
• Đảm bảo sự cơng bằng trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Ví dụ:
- Trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam, do năng lực cơng nghệ có hạn nên các mỏ khống

sản ở Việt Nam chưa được khai thác hết giá trị của mỏ quặng, khiến thất thốt lớn và ơi nhiễm
mơi trường.
- Trong khai thác khống sản, chế biến sâu là cơng đoạn nâng cao hàm lượng có ích trong
quặng.
Cụ thể:
Khai thác và chế biến titan: Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở ‘quặng tinh’ để
xuất khẩu:
+Từ quặng titan chế biến ra xỉ titan, giá trị tăng 2,5 lần
+ Từ xỉ titan chế biến ra pigment, giá trị tăng 10 lần
+ Từ pigment tạo ra titan giá trị tăng 80 lần.
Sự thất thốt tài ngun khi xuất khẩu thơ còn thể hiện ở chỗ, hằng năm nước ta còn phải nhập
khẩu khoàng 10,000 tấn bộ titan dioxit từ các nước như Nhật Bản, Trugn Quốc, Australia…
12

Đức Phương


 Do đó, việc khai thác cần áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để bảo đảm hiệu quả cao
trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện nay chưa đảm bảo được lợi ích doanh nghiệp, lợi
ích nhà nước và lợi ích cộng đồng địa phương và các thế hệ tương lai. Thể hiện rõ ở việc các cơ
quan có thẩm quyền cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản bừa bãi, thiếu hiệu
quả, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường cũng như sức khỏe của người dân địa phương.

Câu 10: Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vô hạn?
❖ Khái niệm: Tài nguyên vô hạn là tài ngun có thể tự tái tạo liên tục, khơng phụ thuộc vào sự
tác động của con người. Hay, khi tài nguyên này được khai thác, sử dụng thì quá trình tự nhiên
sẽ ln tự tái tạo lại một cách vơ tận.
❖ Mơ hình khai thác nguồn tài ngun vơ hạn


❖ Phân loại: Có nhiều cách phân loại tài nguyên vô hạn khác nhau. Theo nguồn gốc phát sinh,
tài nguyên vơ hạn có thể chia thành:
✓ Năng lượng mặt trời
✓ Năng lượng lòng đất
✓ Năng lượng thủy triều
✓ ….
❖ Vai trị:
- Theo Cơ quan thơng tin năng lượng Hoa Kì năm 2006, cơ cấu năng lượng thế giới như sau:
+ Năng lượng hóa thạch chiếm trên 86%:
> Dầu mỏ 36,8%
> Than 26,6%
> Khí đốt 22,9%
+ Năng lượng khơng hóa thạch:
➢ Thủy điện 6,3%
➢ Năng lượng hạt nhân 6%
➢ Năng lượng mặt trời, địa nhiệt, gió...
13

Đức Phương


✓ Việc sử dụng năng lượng hóa thạch trong thời gian qua đã và đang dẫn đến hai thách thức lớn:
- Làm cho nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt nhanh chóng, đe dọa an ninh năng lượng thế
giới.
- Tạo ra lượng phát thải lớn khí nhà kính, làm gia tănghiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu
tồn cầu.
=> Chuyển sang khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo đang là một yêu cầu khách quan (do năng
lượng hóa thạch cạn kiệt) và cũng là một yêu cầu bức xúc (để ứng phó với biến đổi khí hậu tồn
cầu).
Năng lượng tái tạo đang dần khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của nhân

loại như một nguồn vô tận và không gây ô nhiễm môi trường.
❖ Đặc điểm:
- Tài ngun vơ hạn có khả năng sử dụng lâu dài, bền vững và thân thiện với mơi trường.
- Chi phí tài ngun khơng cao, vì các nguồn năng lượng này là tự nhiên.
- Mức độ trung không cao, thường phân bố không đồng đều trong không gian và thời gian.
- Khả năng khai thác phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, với hiệu suất khai thác thường khơng cao.
- Kỹ thuật khai thác phức tạp, địi hỏi cơng nghệ cao nên chi phí đầu tư ban đầu lớn.
VD: Năng lượng mặt trời:
+ có 5 tỉ năm tuổi
+ Trong một năm, Trái Đất nhận được 5.1020 kcal (tương đương 115.000 tỉ tấn than), ánh nắng
mặt trời chiếu sáng trong 1h đủ để cung cấp năng lượng cho Trái Đất trong một ngày.
- Ánh sáng mặt trời có thể sử dụng trực tiếp như dùng để phơi sấy quần áo, lương thực, thực
phẩm, sưởi ấm các căn nhà mùa đông hoặc dùng hỗ trợ cho việc chạy tàu thuyền, cối xay gió,..
- Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian và chịu
ảnh hường điều kiện thời tiết
 Không gian: tập trung ở xích đạo và giảm dần về bên cực (châu Phi, Mĩ, Ấn Độ, Nam mĩ có
năng lượng mặt trời lớn (nhà máy điện lớn))
VN: Tiềm năng NLMT tăng dần từ B vào N, tập trung lớn ở phía Nam
 Thời gian: 4 mùa, NLMT tập trung vào mùa hè, ít vào mùa đơng; nhiều ban ngày, ít ban đêm
+ vào những hôm mưa bão NLMT hiệu suất k cao
+ địi hỏi áp dụng cơng nghệ hiện đại mới có thể khai thác
Giải pháp:
- Khai thác, sử dụng trực tiếp.
- Khai thác dưới dạng chuyển hóa thành năng lượng điện, sản xuất nhiên liệu.
VD:
+ có thể trực tiếp phơi sấy, làm muối, đun nươc nóng…
+ SX năng lượng điện
TG: Công nghệ quang năng (nhà máy Shams (Ả Rập), nhà máy điện Gemsolar (TBN)…)
VN: nhà máy quang điện Thiên Tân (Quảng Ngãi) khởi công 19/8/15 với công suất 19,2
MW

- Cần tăng không gian khai thác, thời gian khai thác, hiệu suất khai thác.
VD: có thể khai thác NLMT cả ban ngày và ban đêm
- Cần có sự kết hợp, phối hợp trong khai thác
VD: các nhà máy liên minh điện mặt trời trên TG; kết hợp nhà máy điện mặt trời + điện
gió + điện nhiệt…
14
Đức Phương


Câu 11: Khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai?
❖ Khái niệm: Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới
tác động tổng hợp của nước, khơng khí và sinh vật.
Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ màu mỡ).
❖ Phân loại:
Theo mục đích sử dụng, đất được chia thành các loại như sau:
1. Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất:
- Đất trồng lúa
- Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất làm muối,…
2. Nhóm đất phi nơng nghiệp bao gồm các loại đất:
- Đất ở (gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị)
- Đất khu công nghiệp, khu kinh tế
- Đất phát triển hạ tầng
- Đất quốc phòng, an ninh,…
3. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm: các loại đất chưa xác định mục đích sử dnụg.
❖ Vai trò
Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người, đóng vai trị quan trọng đối với cuộc sống
của con người: là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và là mặt bằng để sản xuất nông,
lâm nghiệp…
❖ Đặc điểm

1. Đất là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, tự phục hồi độ màu mỡ.
Trong đất có các lồi sinh vật sinh sống, chúng mang lại nhiều lợi ích, đóng vai trị quan trọng
trong việc cải thiện cấu trúc đất.
Cụ thể như giun đất:
- Nhờ hoạt động đào xới của chúng giúp đất được tơi xốp và thống khí, giúp rễ cây có
thể hơ hấp đc => tăng khả năng hấp thụ hước của cây.
- Giun đất ăn đất, khi chúng thải phần đất thừa ra ngoài, phần đất này làm nguồn mùn và
dinh dưỡng cho đất=> tăng độ màu mỡ của đất, có lợi cho trồng trọt.
2. Đất là nguồn tài nguyên hữu hạn.
- Tài nguyên đất trên thế giới có tổng diện tích 14,7 tỉ ha, tuy nhiên diện tích đất có khả
năng canh tác chỉ khoảng 3,2 tỉ ha
- Tài nguyên đất ở Việt Nam: tổng diện tích 33 triệu ha. Tuy nhiên diện tích có khả năng
canh tác chỉ khoảng 10 triệu ha.
3. Mục đích sử dụng đất đa dạng:
- Có tính loại trừ cao
- Dễ bị chuyển đổi.
Chẳng hạn nếu đã sử dụng nguồn tài nguyên đất nào đó vào việc xây dựng một khu đơ thị, thì
trong diện tích đó, các nguồn tài ngun thiên nhiên vốn đồng thời hiện hữu trước đây hầu như phải
“hi sinh” vì mục đích xây dựng – các mỏ khống sản sẽ không được khai thác, nguồn tài nguyên
thiên nhiên sinh vật sẽ phải tiêu hủy, nguồn nước bề mặt thường bị phá hủy hoặc vùi lấp, tài nguyên
khí hậu sẽ bị bỏ qua.
15

Đức Phương


Trên thế giới, diện tích các vùng hoang dã đã được chuyển đổi thành đất nơng nghiệp chỉ tính từ
năm 1945 đến nay đã lơn hơn cả thế kỉ 18 và 19 cộng lại.
4. Cơ cấu và địa hình đất đai đa dạng, phức tạp.
Ví dụ: Tài nguyên đất ở Việt Nam:

-Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.
-Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét
theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam.
-Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc-đơng nam và vòng cung.
-Tài nguyên đất của nước ta đa dạng về loại hình với 64 loại đất khác nhau và được hình thành
trên các loại đá mẹ khác nhau gộp lại làm 13 nhóm đất chính. Trong đó có 2 nhóm đất quan trọng
nhất là: nhóm đất feralit và phù sa.
# phù sa – khai thác, sd sx NN (trồng lúa – ĐBSCL, ĐBSH)
# Đất feralit trên đất đỏ badan – trồng cây cà phê và cây công nghiệp lâu năm
5. Chất lượng đất dễ bị biến đổi tùy thuộc vào việc sử dụng và quản lí của con người:
- Làm suy thoái đất
- Cải tạo đất.
VD: biến đổi theo hướng:
# tích cực – đất được cải thiện, nhiều khu đất đã được cải tạo và khai hoang Cải tạo đất: bón
phân hữu có, cung cấp các nguyên tố vi lượng cho đất, hạn chế sử dụng các chất hóa học khơng
tốt cho đất
# tiêu cực – bị suy thối do tác động của con người như sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, vứt rác
bừa bãi, xả các chất thải công nghiệp vào đất; do yếu tố của thiên nhiên xói mịn, rửa trơi, sa
mạc hóa, ơ nhiễm đất.
VD: 2/3 diện tích đất NN trên TG đã bị suy thối ở nhiều mức độ khác nhau (nghiên cứu các
chuyên gia MT)
❖ Giải pháp
- Coi trọng quy hoạch sử dụng đất, kiên quyết sử dụng đất theo đúng mục đích.
Ví dụ như: Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, là nơi sản xuất cây lúa nước lớn nhất cả
nước, có diện tích đất nơng nghiệp lớn có giá trị kinh tế cao, do đó, phải dành tối đa đất có khả
năng nông nghiệp cho canh tác
- Chú trọng kết hợp khai thác, sử dụng với bảo vệ, cải tạo đất; đặc biệt duy trì và cải thiện độ
phì kinh tế cho các loại đất canh tác.
Ví dụ: + sử dụng mơ hình nơng lâm kết hợp sẽ làm giảm sức ép của con người vào rừng tự
nhiên, giảm tốc độ phá rừng của người dân miền núi, bảo vệ tính đa dạng sinh học của tự

nhiên.
+hạn chế sử dụng hóa chất trong xản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh các biện pháp ngừa sâu
bệnh tổng hợp như các loài sinh vật thiên địch, biện pháp sinh học như nuôi giun đất, biện
pháp trồng trọt như luân canh, đa canh,..

16

Đức Phương


Câu 12: Khai thác, sử dụng tài nguyên nước?
1. Tài ngun nước là tồn bộ lượng nước có trong các thủy vực trên trái đất mà con người
có thể sử dụng được cho các hoạt động dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội.(Theo giáo
trình Mơi trường và con người, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
“Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh
thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.(Theo Luật tài nguyên nước 2012)
2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại tài nguyên nước khác nhau.
Theo nguồn gốc tạo thành, tài nguyên nước có thể chia thành:
 Nước mưa
 Nước biển
Nước bề mặt
Nước ngầm
3. Vai trò
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường,
quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nước được sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau như:
Sử dụng nước cho sinh hoạt
Sử dụng nước trong nông nghiệp
 Sử dụng nước trong thủy sản

 Sử dung nước trong công nghiệp
 Sử dụng nước trong giao thông thủy
 Sử dụng nước để sản xuất điện
VD: Trong sinh hoạt, theo Bộ TNMT năm 2008 tiêu chuẩn cấp nước của 1 người dân là
150l/1 người
Trong CN:
❖ Nước cho nhu cầu sản xuất cơng nghiệp rất lớn. Người ta ước tính rằng 20% lượng nước
sử dụng trên toàn thế giới là cho cơng nghiệp
❖ Mỗi ngành cơng nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng
nước, loại nước khác nhau.
Ví dụ: phải mất 10 lít nước để sản xuất ra 1 tờ giấy; tương tự, cần 91 lít nước để sản
xuất ra 500g nhựa.
4. Đặc điểm
➢ Nước là tài nguyên có khả năng tái tạo cả về lượng và về chất.
 thể hiện thơng qua vịng tuần hoàn nước > khả năng tái tạo về lượng nước tuần hồn lớn
và nhỏ; thơng qua q trình lí, hóa, sinh > TN nước được tái tạo về mặt chất
➢ Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn.
 TG: 1,4 tỉ km3
+ 97% nước mặn
+ 3% nước ngọt + 70% thể rắn (đóng băng vĩnh cửu – tảng băng)
+ 30% + 98% nước ngầm
+ 2% nước bề mặt
17
Đức Phương


 Chỉ có thể khai thác 0,5% tổng lượng nước trên TG bao gồm cả nước mặt và nước ngầm
 VN thuộc diện quốc gia thiếu nước. Theo đánh giá từ số liệu của Bộ TMMT Việt Nam chỉ
tiêu thụ 3600m3/ 1 năm, thấp hơn so với tiêu chuẩn thế giới là 4000m3
+ tổng lượng nước bề mặt ≈ 830 – 840 m3/ năm

+ chỉ có 310 tỉ m3 được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ (chiếm 37%)
+ cịn lại do lượng mưa ở ngồi lãnh thổ chảy ra (chiếm 63%)
+ tổng lượng nước ngầm có ≈63 – 65 m3/ năm


Trữ lượng nước phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian.
 mùa lũ kéo dài 3- 6 tháng nhưng lượng nước chiếm tới 70 – 80% tổng lượng dòng chảy
năm
 mùa cạn kéo dài 6 – 9 tháng chỉ chiếm 20 – 30% lượng nước trong cả năm (Tây Nguyên,
Ninh Thuận, ĐBSCL)
 mưa nhiều ở Bắc Giang, Hồng Liên Sơn, Móng Cái, đèo Hải Vân… có lượng mưa tb:
3000 – 5000 mm/ năm
 mưa ít ở Mường Xén, Phan Răng… lượng mưa tb: 600 – 700 mm/năm
→ ảnh hưởng đến cs con người
➢ Chất lượng nước có thể bị suy giảm nếu khơng được khai thác, sử dụng hợp lí
➢ Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế, tài nguyên nước đang ngày càng khan
hiếm dần do sự phân bố không đồng đều, tình trạng khia thác q mức, ơ nhiễm mơi
trường
 nếu khai thác, sd nước k hợp lí – gây ra lãng phí tài ngun nước, ơ nhiễm…
5. Giải pháp, vận dụng
➢ Duy trì chất lượng nguồn nước ở ngưỡng cần thiết
Đây là yêu cầu bắt buộc đảm bảo chức năng là một thành phần cơ bản của hệ ni
dưỡng sự sống.Bảo vệ tài ngun nước sẽ góp phần tạo ra một giá trị kinh tế trực tiếp và gián
tiếp rất cần phải coi trọng trong quá trình phát triển của mỗi vùng
Vì: Nguồn nước rất dễ bị ơ nhiễm do nước thải từ sinh hoạt từ các khu dân cư, nhà máy
công nghiệp hoặc bị nhiễm độc do sự thừa của thuốc bảo vệ thực vật ở các vùng nông nghiệp…
Nếu dưới sự tác động của các quá trình trên làm chất lượng nguồn nước khơng được đảm bảo
các tiêu chuẩn về lí, hóa, sinh thì:
+ sẽ đe dọa nghiêm trọng đến đời sống các sinh vật thủy sinh, nhất là các sinh vật non trẻ
hay đang trong thời kì sinh sản dẫn đến nguy cơ nghèo kiệt, giảm dần về sinh khối, thậm chí có

thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng phục hồi của các loại sinh vật này.
+ nguồn nước tưới: các loại nước kém chất lượng sẽ làm tăng sự thâm nhập các chất độc
hại vào các loại rau, củ, quả…để từ đó tích độc vào cơ thể loài động vật tiêu thụ - kể cả con
người.
→ như vậy duy trì chất lượng nguồn tài nguyên nước đảm bảo chức năng là một thành phần cơ
bản của hệ nuôi dưỡng sự sống. Bảo vệ tài nguyên nước sẽ góp phần tạo ra một giá trị kinh tế cả
trực tiếp và gián tiếp rất cần phải coi trọng trong quá trình phát triển của mỗi vùng
+ xử lí chất thải, nước thải khi cho ra ngồi mt
+ thu gom rác thải
➢ Điều tiết hợp lí nguồn nước giữa các mùa, giữa các vùng
18
Đức Phương


Trong các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh nói chung và tài nguyên có khả năng
phục hồi nói riêng, TN nước có sự biến động rõ ràng nhất giữa các mùa trong năm, thường quá
dư thừa trong mùa mưa và thiếu hụt nước trong mùa khơ. Vì thế:
- mùa mưa cần điều tiết bớt nước đi để tránh xảy ra lũ lụt, ngậm úng, chết cây vì bị ngâm nước
Ví dụ: xây dựng hệ thống cấp thốt nước trong mùa mưa để xả lũ
- mùa khơ cần có dự trữ nước cần thiết, để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu cho cây trồng
Ví dụ: xây dựng các hồ chứa nước, hồ thủy lợi kiêm chức năng thủy điện (Hịa Bình, Sơn La)
Đồng thời cần có phương án điều tiết nước hợp lí giữa các vùng thừa và thiếu nước, tạo ra sự
cân đối cần thiết về nước so với các thành phần của hệ sinh thái. Cụ thể cần căn cứ đặc điểm khí
hậu, thời tiết của khu vực, sự phân hóa của lượng mưa trung bình hàng năm, mức độ phong phú
của nguồn nước trong vùng…để xây dựng các phương án điều tiết cho phù hợp
➢ Khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm ở mức độ hợp lí
+ So với nguồn nước bề mặt, nguồn nước ngầm thường có chất lượng ổn định hơn, trữ lượng
cũng biến động ít hơn giữa các thời điểm, giữa các mùa trong năm.
+ Tuy nhiên nguồn nước ngầm có độ tái sinh chậm, nếu khai thác sử dụng quá mức sẽ tạo ra
nguy cơ thiếu hụt, thậm chí có thể gây ra sự sụt lún trong tương lai

→Nếu muốn khai thác, cần phải có phương án khai thác, sử dụng hợp lí; tránh khai thác, sử
dụng tùy tiện làm nước sinh hoạt hoặc tưới tiêu cho mùa khô; nhưng cùng không được khai thác
quá mức, vượt xa khả năng tái tạo sẽ làm giảm nhanh chất lượng nguồn nước
+ khai thác quá mức – gây ra sụt lún
Số liệu sụt lún toàn vùng ĐBSCL và một số tỉnh trong khu vực giai đoạn 1991 – 2016 (nghiên
cứu các nhà khoa học Hà Lan) toàn vùng ĐB SCL bị lún 18 cm, có nơi lún tới 53cm; Sóc Trăng
lún 35cm, Cà Mau lún 30cm, Cần Thơ lún 20cm…
Câu 13: Tại sao chất lượng mơi trường là hàng hóa đặc biệt? Ý nghĩa của hàng hóa chất
lượng mơi trường?
• Khái niệm:
- Chất lượng môi trường là một thuật ngữ được dùng để nói đến trạng thái của mơi trường tự nhiên.
- Chất lượng môi trường được thể hiện ở khả năng đáp ứng các yêu cầu sống, sinh hoạt, sản xuất
và các nhu cầu khác của con người.
- Hàng hóa là sản phẩm do lap động của con người thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người
và được sản xuất ra để trao đổi, mua bán.
• Chất lượng mơi trường là hàng hóa hàng hóa vì có đầy đủ hai thuộc tính của hàng hóa:
- Chất lượng mơi trường thỏa mãn các nhu cầu của con người, trong đó quan trọng nhất là nhu cầu
sống và tồn tại.
- Chất lượng mơi trường ngày nay có được một phần là do lao động sản xuất của con người tạo ra
 Khi xác định được các chi phí của q trình tái sản xuất chất lượng mơi trường thì chất lượng
mơi trường có thể thành sản phẩm để trao đổi mua bán.
• Chất lượng mơi trường là hàng hóa đặc biệt, vì:
- Việc hình thành do cả tự nhiên và con người.
- Giá trị sử dụng (công dụng) luôn cần thiết đối với con người.
- Giá cả luôn thấp hơn giá trị.
- Xuất hiện hiện tượng tiêu dùng không trả tiền.
19

Đức Phương




-

Ý nghĩa của việc coi trọng chất lượng chất lượng mơi trường là hàng hóa:
Xóa bỏ quan niệm chất lượng môi trường là do tự
Việc sử dụng phải trả tiền sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
Giúp hình thành một thị trường hàng hóa dịch vụ mơi trường.
Nâng cao ý thức, thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường phải gắn với những hành động thiết thực, Ý thức phải được nâng lên thành
hành động cụ thể, cần đẩy mạnh các hoạt động giáo dục môi trường trên các phương tiện thông tin
cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Câu 14: Thất bại của thị trường đối với ngoại ứng tích cực tới mơi
trường?
*Khái niệm:
- Ngoại ứng là hành vi của chủ thể này ảnh hưởng đến lợi ích người khác mà khơng được
thanh toán, giao dịch trên thị trường được gọi là thất bại của thị trường.
- Ngoại ứng xảy ra từ hệ kinh tế tác động lên hệ môi trường mà không được thể hiện giao dịch
trên thị trường ngoại ứng môi trường.
- Ngoại ứng tích cực xảy ra khi mà hoạt động bên trong của hệ kinh tế gây ra những tác động
có lợi cho hệ mơi trường, hoặc mang lại lợi ích cho các chủ thể trong hệ kinh tế, nhưng nhưng
lợi ích này khơng được thể hiện trong giao dịch thị trường (khơng được thanh tốn).
VD: Hoạt động trồng rừng thương mại, mục đích là để lấy gỗ nhưng việc trồng rừng lại điều
hịa khơng khí, điều hịa lượng nước,...
*Thất bại của thị trường đối với ngoại ứng tích cực tới mơi trường.

O
MC: Chi phí biên, (MEC = 0 → MSC = MPC = MC)
MSB: Lợi ích XH biên

MPB: Lợi ích cá nhân biên
MEB: Lợi ích ngoại ứng biên
MSB: MPB + MEB.
- Xét tại E1 (MC ∩ MPB) xác định được Q1:
+ Q1 là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của DN.
Trong đó:

20

Đức Phương



×