TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA SƯ PHẠM
LÊ VIỄN
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
VĂN TRỌNG HÙNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Ngữ văn
Người hướng dẫn: TS. VÕ NHƯ NGỌC
Bình Định - 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA SƯ PHẠM
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
VĂN TRỌNG HÙNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Ngữ văn
Sinh viên thực hiện: LÊ VIỄN
Mã số SV: 4056010020
Lớp, Khóa: Sư phạm Ngữ văn k40
Người hướng dẫn: TS. VÕ NHƯ NGỌC
Bình Định - 2021
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, TS. Võ Như Ngọc, đã tận
tình giúp đỡ và chỉ dẫn từ khâu chọn lựa đến khi thực hiện và hồn tất đề tài khóa
luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể q thẩy cơ giáo Khoa Sư phạm nói riêng
và Trường Đại học Quy Nhơn nói chung đã cho tơi nền tảng tri thức để hôm nay tôi
thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người luôn sát cánh bên tôi, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học.
Và cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình, đã ln động viên
và ở bên tôi, giúp đỡ tôi về mặt tinh thần để tơi có thêm động lực, hồn thành đúng
thời hạn đề tài.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………….…….……………………………...1
1. Lý
do
chọn
đề
tài………………………………..……….…………………....
…….......1
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………….…………..…….………..
….1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………….……..………….…..
……….3
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….…………...4
5. Đóng góp của đề tài……………………………………….……………….……………
4
6. Bố cục đề tài………………………...…………….……….……………….……………
5
NỘI DUNG…………………….…………………..………………………….…………....6
Chương 1. HÀNH TRÌNH VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VĂN TRỌNG
HÙNG...6
1.1. Hành trình thơ và kịch………………………………….……………….…..…….
….6
1.1.1. Hành trình nghệ thuật thơ………………………………..…………………….
…......6
1.1.2. Hành
trình
nghệ
thuật
kịch………………………………….…………..….
………...8
1.2. Quan niệm nghệ thuật của Văn Trọng Hùng…………………………...
……….....10
1.2.1. Quan
niệm
về
văn
chương………………………………….………….…..
………..10
1.2.2. Kịch trong thơ - Thơ trong kịch……..………………………………….…..
……….13
Chương 2. NỘI DUNG NGHỆ THUẬT THƠ VĂN TRỌNG HÙNG…….…...
……….19
2.1.
Hình
tượng
nghệ
thuật…………………………………………………….…..
……..19
2.1.1.
…….19
Hình
tượng
cái
tơi………………………………………………………….…..
2.1.2.
Hình
tượng
nhân
vật……..………………………………..………………..….
…….24
2.2. Cảm thức lịch sử qua góc nhìn tâm linh và văn hóa………………………….
…......37
2.2.1. Góc nhìn tâm linh……………………………………………………………......
…..37
2.2.2. Góc nhìn văn hóa………………………………………………………………...
…..43
Chương 3. HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ VĂN TRỌNG HÙNG………….....
….50
3.1. Ngôn từ và thủ pháp……………………………………………………...………...…
50
3.1.1. Ngôn từ nghệ thuật…………………………………….………………………...
…...50
3.1.2.
Các
thủ
pháp
tạo
nghĩa………………………………………………………..............55
3.2. Nhạc tính và giọng điệu………………………………………….………………....…
59
3.2.1. Nhạc tính……………………..……………………...…………………………….....59
3.2.2. Giọng điệu…………………………………………….………………………..….…
61
KẾT
LUẬN………………………..…………………..………..………………….........…
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO………….………………….…....…………..…………..…….72
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trên hành trình sáng tạo, Văn Trọng Hùng để lại một khối lượng tác phẩm đồ
sộ. Từ năm 1991, sau khi cho công bố tập thơ đầu tay Dạo khúc nhân tình và vở
kịch Nước mắt Diêm vương, Văn Trọng Hùng lập tức được coi là một nhà thơ, một
nhà viết kịch xuất sắc của tỉnh Bình Định nói riêng và dải đất Trung bộ nói chung.
Đến nay, ơng đã có 5 tập thơ được xuất bản và 12 kịch bản được dàn dựng trên sân
khấu các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp cả nước. Ơng đã có 12 giải thưởng về kịch
bản và vở diễn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt
Nam, trong đó có 2 huy chương vàng tại Cuộc thi sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc
và Giải tác giả kịch bản Văn học xuất sắc nhất Hội thi sân khấu chuyên nghiệp
Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc năm 2013 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ
chức trao cho kịch bản ca kịch Bài chòi Khúc ca bi tráng. Nhà viết kịch Văn Trọng
Hùng còn được tặng 8 giải A Giải thưởng Đào Tấn – Xuân Diệu (5 giải kịch bản, 3
giải thơ), các lần I (1991-1995), lần II (1996- 2000), lần III (2001-2005), lần IV
(2006-2010), lần V (2011 – 2015) của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định.
Chỉ riêng lĩnh vực thơ, Văn Trọng Hùng hiện lên với một nhãn quan in đậm
dấu vân tay đặc sắc, riêng biệt. Thơ ông độc đáo về tứ, đa giọng điệu, trùng điệp lớp
tầng. Ngồi tình u, những suy tư chiêm nghiệm…, nhiều vấn đề về cuộc sống nhân
sinh được nhà thơ đối thoại và độc thoại thông qua những câu chuyện lịch sử và dã
sử, hiện thực và huyền thoại… Đã có một số cơng trình nghiên cứu về thơ Văn Trọng
Hùng ở quy mơ và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đó hầu hết là những bài viết ngắn,
đề cập đến những chi tiết cụ thể của từng tác phẩm, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu tồn diện. Đó cũng là lý do chúng tôi chọn Thế giới nghệ thuật thơ Văn Trọng
Hùng làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Lịch sử vấn đề
Những năm gần đây, khi nói về Bình Định, kèm theo từ “đất võ’’, người ta
còn dùng chữ “trời văn”. Miền đất võ anh hùng với bề dày lịch sử lâu đời và nền văn
hóa giàu bản sắc đã trở thành một vùng thơ lạ, nhiều hương sắc độc đáo, liên tục xuất
hiện những cơn “địa chấn’’ nổi danh khắp làng văn Việt Nam như một niềm vinh
1
hạnh và kiêu hãnh lớn lao. Hàng loạt các bậc nho sĩ nổi danh từ trước thế kỉ XX (Đào
Tấn, Nguyễn Bá Huân, Đào Phan Duân, Hồ Sĩ Tạo,...) đến các nhà thơ mới nổi tiếng
những năm đầu thế kỉ XX (Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Xuân
Diệu,…) đã đóng góp vào nền thơ Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng những
tác phẩm đặc sắc. Mỗi người với một thời gian sống khác nhau, phong cách sáng tác
khác nhau nhưng như những con ong cần mẫn, lặng thầm, họ đã có những cống hiến
rất lớn cho văn học nước nhà. Trong dòng chảy tươi mát đầy khởi sắc ấy, sau này,
Văn Trọng Hùng trở thành một hiện tượng đặc biệt.
Ngay khi đến với công chúng lần đầu, Văn Trọng Hùng đã chiếm trọn tình
cảm và tạo ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc với tập thơ đầu tay Dạo khúc nhân tình
và vở kịch Nước mắt Diêm vương. Cho đến nay, tên tuổi của Văn Trọng Hùng ngày
càng được khẳng định và được đơng đảo cơng chúng biết đến với vai trị vừa là một
người nghệ sĩ đa tài, vừa là một nhà quản lí giỏi. Hơn hai mươi năm là cán bộ tham
gia cơng tác quản lí ngành Văn hóa của tỉnh Bình Định là thời gian để tác giả trải
nghiệm, ấp ủ và thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật.
Sinh thời, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn có viết tặng Văn Trọng Hùng đôi câu
đối: “Hảo dã Văn Trọng Hùng, muộn nhi thi, nộ nhi kịch. Truy tùy cố nhân chí, tiến
tận chức, thoái tận tâm”. Nghĩa là: “Khá lắm Văn Trọng Hùng, buồn thì làm thơ, giận
thì viết kịch, noi theo cái chí của người xưa, tiến thì làm trịn chức trách, về thì giữ
vẹn chữ tâm”. Câu đối khen tặng và cũng một phần hàm ý ký gửi. Theo nhà nghiên
cứu, chính cái buồn và giận làm nên thơ, nên kịch Văn Trọng Hùng và làm nên chất
thơ, chất kịch căn bản của tác giả. Dù là thơ hay kịch, viết về lịch sử hay viết về thế
thái nhân tình, tác giả ln thể hiện một thái độ sống và phong cách sống nhất quán,
rạch ròi, thật - giả, trắng - đen rõ ràng. Đó là một Văn Trọng Hùng bản lĩnh, cương
trực.
Trân trọng những đóng góp của Văn Trọng Hùng trên chặng đường sáng tạo
nghệ thuật với sự kết hợp độc đáo giữa hai con người trong một con người này, nhiều
nhà thơ, nhà nghiên cứu đã có những nhận xét, đánh giá có giá trị về tác giả Văn
Trọng Hùng và các tác phẩm của ông. Đến nay, đã có 3 Luận văn Thạc sĩ được bảo
vệ thành công với đề tài thơ, kịch của nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng:
1. Thế giới nhân vật trong kịch lịch sử của Văn Trọng Hùng (Trần Thị Yến, 2015)
2
2. Phong cách nghệ thuật Văn Trọng Hùng (Trần Thị Ngọc Lê, 2015)
3. Kịch của Văn Trọng Hùng dưới cái nhìn lý thuyết diễn ngơn (Nguyễn Thị Thái,
2017)
Tuy nhiên, ở cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi sẽ đi sâu vào tìm hiểu, khai
thác thế giới nghệ thuật thơ Văn Trọng Hùng. Sau này, dẫu trở thành một nhà viết
kịch thành danh, Văn Trọng Hùng vẫn tha thiết với Thơ.
Đọc thơ Văn Trọng Hùng, nhà thơ, NSND Lê Huy Quang nhận xét: “Thơ Văn
Trọng Hùng vừa hấp thụ được những tinh hoa của “trường thơ Bình Định” nổi tiếng
vừa có giọng điệu riêng, phong cách riêng khá độc đáo, xuất sắc nhất là các bài thơ
về quê hương đất nước, về các danh nhân văn hóa dân tộc” [2]. Văn Trọng Hùng
sáng tác như một cách thổ lộ, giải bày tình yêu và những chiêm nghiệm suy tư về
cuộc sống, về con người, về truyền thống văn hóa, lịch sử, về các anh hùng và danh
sĩ của quê hương, đất nước. Còn nhà thơ Thanh Thảo cho rằng, thơ Văn Trọng Hùng
mang đặc tính thơ ca nhưng lại có dấu ấn khơng thể xóa của người viết kịch tạo nên
dấu ấn riêng của Văn Trọng Hùng không lẫn với các tác giả khác được. Tác giả ln
có sự nhất qn trong phong cách sáng tác cũng như sự thống nhất, hòa quyện giữa
một nhà thơ và một nhà viết kịch. Tiếp cận thơ Văn Trọng Hùng, dễ thấy nét thơ
phóng khoáng, hào sảng với thế mạnh về sự chiêm nghiệm, phản biện tạo nên nét
cuốn hút riêng khiến người đọc cảm mến.
Những tác phẩm thơ của Văn Trọng Hùng nối tiếp nhau ra đời trong sự ghi
nhận của giới Văn học nghệ thuật, của độc giả với những giải thưởng danh giá. Từ
những thành công này của tác giả, người viết muốn đi sâu vào tìm hiểu nhằm làm rõ
hơn về phong cách nghệ thuật trong thơ Văn Trọng Hùng. Tuy chưa có nhiều tài liệu
nghiên cứu hồn chỉnh về tác giả cũng như phong cách nghệ thuật tác giả nhưng đó
chính là khoảng trống để người viết thực hiện đề tài. Chúng tôi chỉ hy vọng khiêm
tốn rằng, đề tài sẽ trở thành tài liệu thiết thực đóng góp phần vào quá trình nghiên
cứu tìm hiểu sâu thêm của các bạn sinh viên cũng như những bạn đọc muốn quan tâm
tìm hiểu về tác giả Văn Trọng Hùng và các tác phẩm thơ của ông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là những sáng tác tiêu biểu của thi sĩ
Văn Trọng Hùng, cụ thể là những tác phẩm thơ đã được xuất bản chính thức:
3
- Dạo khúc nhân tình, NXB Hội Nhà Văn, 1991
- Bóng trúc, NXB Văn học, 2001
- Đối ảnh, NXB Hội Nhà Văn, 2006
- Hầu chuyện tiền nhân, NXB Hội Nhà Văn, 2012
- Ngửa mặt hỏi trăm năm, NXB Hội Nhà Văn, 2019
Tuy tìm hiểu Thế giới nghệ thuật thơ Văn Trọng Hùng trong mối tương quan
giữa nội dung và hình thức, nhưng đề tài chỉ tập trung vào một số phương diện tiêu
biểu, nổi bật của thơ ông, như: quan niệm nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, ngơn
ngữ, giọng điệu…
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong Khố luận, chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau:
- Phương pháp vận dụng lý thuyết thi pháp học: Khoá luận sẽ khảo sát tần số
xuất hiện hệ thống hình tượng trở đi trở lại như ám ảnh nghệ thuật trong thơ Văn
Trọng Hùng, và hệ thống các phương thức, phương tiện cấu thành chỉnh thể nghệ
thuật đó.
- Phương pháp liên ngành: Khố luận vận dụng yếu tố hỗ trợ của các phương
pháp nghiên cứu văn học khác như: văn học sử, phê bình văn học, ngơn ngữ văn
học… từ đó phân tích, tổng hợp, so sánh để thấy được đặc điểm nghệ thuật thơ Văn
Trọng Hùng.
Ngồi ra, trong luận văn, chúng tơi còn vận dụng những yếu tố hỗ trợ của các
thao tác nghiên cứu văn học, như: phê bình văn học, ngôn ngữ học... để thấy nét đặc
sắc của thơ Văn Trọng Hùng so với các tác giả văn học khác.
Trên đây là những hướng nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong tồn bộ khố
luận. Tuy vậy, chúng tơi quan niệm, mỗi phương pháp nghiên cứu nói trên khơng thể
rạch rịi, tách biệt mà có thể tiếp cận được chân lý. Vì thế, trong q trình thực hiện,
chúng tơi cố gắng cùng lúc kết hợp nhiều phương pháp và các thao tác khoa học để
giải quyết vấn đề một cách tối ưu và hiệu quả nhất.
5. Đóng góp của đề tài:
Đề tài là cơng trình chun biệt đầu tiên đi sâu tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ
Văn Trọng Hùng.
4
Từ đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm thơ Văn Trọng Hùng, chúng tôi đi
đến khái quát những đặc điểm quan trọng trong phong cách của tác giả. Phân tích
những nét độc đáo của nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng, khơng chỉ góp phần
tơn vinh mà cịn ghi nhận một thành tựu lớn lao của nhà thơ đối với văn học Bình
Định nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung.
5. Cấu trúc đề tài
Ngồi các phần: Mở đầu, Kết luận,Tài liệu tham khảo, đề tài được triển khai
theo 3 chương sau:
Chương 1: Hành trình và quan niệm nghệ thuật của Văn Trọng Hùng
Chương 2: Nội dung nghệ thuật thơ Văn Trọng Hùng
Chương 3: Hình thức nghệ thuật trong thơ Văn Trọng Hùng
5
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
HÀNH TRÌNH VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VĂN TRỌNG HÙNG
1.1. Hành trình thơ và kịch
1.1.1. Hành trình nghệ thuật thơ
Văn Trọng Hùng làm cách mạng trước khi làm thơ. Và thơ ông thời kỳ này
như một vũ khí tuyên truyền, chiến đấu, thơ phục vụ cuộc kháng chiến, đánh giặc
cứu nước. Sau khi đất nước hịa bình, thống nhất, ông được phân công về công tác
ngành văn hóa. Thơ Văn Trọng Hùng thường ngắn gọn, súc tích, nhiều nỗi niềm, suy
tư, trăn trở, buồn, giận chuyện xưa nay nhân thế; là kết quả của sự nghiền ngẫm,
nghiên cứu, đồng thuận, truy vấn, phản biện lịch sử. Năm 1991, tập thơ đầu tay của
ông ra đời, tập Dạo khúc nhân tình, đầy những suy tư, trăn trở. Sau cái hào hùng của
chiến thắng, cuộc sống đời thường với những vất vả, lo toan và thử thách lòng người,
thơ Văn Trọng Hùng đã lặn vào những ngóc ngách ấy của nhân tình đầy trách nhiệm.
Tập thơ đã có những ý kiến phản bác khi lối tư duy đường mòn, chụp mũ tư tưởng
vẫn còn khá nặng lúc bấy giờ… Có vẻ chính cái “tai nạn” này là nguồn kích thích
cho Văn Trọng Hùng tiếp tục cầm bút. Và càng lúc, chuyện thế sự, thế thái nhân tình
trong thơ ơng càng dày. Cả mảng trữ tình cũng đầy những tự sự buồn, những đau đáu
nỗi niềm chung. Rồi những bài thơ ông xuất hiện ngày càng nhiều trên những tờ báo,
tạp chí danh tiếng. Sau Dạo khúc nhân tình, những tập thơ Bóng trúc (2001), Đối
ảnh (2006), Hầu chuyện tiền nhân (2012), Ngửa mặt hỏi trăm năm (2019) ra đời,
tập sau luôn đầy hơn tập trước về những suy tư, trăn trở; kỹ thuật càng tiếp cận với
thơ hiện đại. Đáng chú ý là tập thơ Hầu chuyện tiền nhân, Văn Trọng Hùng đã làm
một cuộc đột phá về đề tài như tên tập thơ. Và sở trường “phản biện” của ông đã bộc
lộ đầy sức thuyết phục từ tập thơ này. Phản biện, xét cho cùng là đóng góp quan
trọng của tư duy nghệ thuật. Nó hiện đại nếu được sử dụng có chủ đích. Tập thơ đã
được sự chào đón nồng nhiệt của văn giới và bạn đọc. Đây là một tập thơ được viết
kỳ khu, có xuất phát từ một lối tư duy lật xoay, một cách nhìn của một cái tâm trong
6
sáng, khách quan. Những câu: “Dẫu khác chúa nhưng không khác lòng yêu dân, yêu
nước” hay “Người trung nghĩa đã thành bất tử/ Thì nơi nào chẳng hóa q hương”
(Gặp Võ Tánh ở thành Hoàng đế)… là những câu thơ tâm đắc, phản ánh xuất phát ấy
của Văn Trọng Hùng.
Qua các tác phẩm thơ của Văn Trọng Hùng, ta dần thấy được một thế giới
nghệ thuật mang đậm cảm quan tư tưởng – thẫm mĩ riêng của ơng. Đó đều là những
trăn trở về thế thái nhân tình, về nỗi niềm nhân sinh muôn thuở, về những giá trị tồn
vong, về yêu thương, căm giận trước vẻ đẹp của hồn người hay cả những dối lừa,
tráo trở thấm nhuần nét kiêu bạc và cái tình ăm ắp đầy.
Viết về đề tài lịch sử, Văn Trọng Hùng không sao chép thuần túy mà chủ
trương “nhìn lại”, “viết lại” lịch sử theo một quan điểm nhìn nhận, đánh giá mang
tính biện chứng, khách quan, trên cơ sở của tinh thần nhân văn, không giáo điều,
cứng nhắc, một chiều. Những nhân vật lịch sử trong thơ Văn Trọng Hùng được ông
khai thác ở nhiều vấn đề cịn khuất tất trong cách nhìn nhận, đánh giá của người đời,
để đóng góp một cái nhìn mới nhân văn hơn. Mỗi tác phẩm của ông luôn trong trạng
thái say mê lịch sử, say mê truy tìm chân lý và những khối mâu thuẫn lớn của các
danh nhân lịch sử và văn hóa quá khứ mang đầy sự thú vị và mới mẻ. Bởi vì, sau mỗi
câu chuyện, mỗi nhân vật bao giờ tác giả cũng ký thác và gửi gắm đến người đọc một
kinh nghiệm quan hệ bằng điểm nhìn và tâm thức của hậu thế nhằm tự trả lời cho
những câu hỏi thuộc về tiền nhân và lịch sử, nhưng có liên quan đến cõi đời và kiếp
người thời hiện tại. Trong ông, luôn hiện lên những câu hỏi day dứt về lịch sử và con
người trong từng hồn cảnh cụ thể. Và ơng đã làm công việc của một nghệ sĩ sân
khấu, tức là đã lẩy ra những lát cắt, những sự kiện và con người thuộc về hiện thực
quá khứ gần và quá khứ xa để đối thoại và độc thoại. Và bằng sự siêu hình gián cách
đó, ơng đã có những cuộc hầu chuyện với tiền nhân bằng tâm và sau đó đồng hiện
bằng thơ đầy suy tư, thao thức.
Thơ Văn Trọng Hùng dù hư cấu, dù “nhìn lại”, tất cả đều nhất quán một thái độ
sống và sáng tác: trung thực, yêu ghét rạch ròi và trên tất cả là một tấm lòng nhân ái.
Đến với thơ của Văn Trọng Hùng, ta như được sống lại trong một thế giới khác hẳn,
những nhân vật lịch sử ngỡ như đã ngủ yên trong quá khứ được tác giả “dựng dậy”
bằng cách riêng của mình, khơng “nói thêm” cho nhân vật của mình những gì đã
7
quen thuộc [9]. Ở đó, các nhân vật trung tâm ln hiện đúng là mình, với bao nỗi
niềm thế sự, những Quang Trung, Thúy Kiều, Mỵ Châu, Trọng Thủy,…đều sống
động những dằn vặt, suy tư, những riêng – chung và khoảnh khắc quyết định quan
trọng, họ đều đặt những an nguy, tồn vong của bá tánh, của dân tộc lên trên hết. Nhân
vật trong thơ của ơng vừa dính chặt vào bối cảnh lịch sử, vừa mang hơi thở của thế
giới nhân tình thế thái. Mỗi nhân vật là một cá nhân cụ thể, một thân phận xác định
không giống ai. Ông đi sâu vào ca ngợi những nhân vật tiêu biểu cho ý chí, phẩm
chất cao đẹp của dân tộc. Đó cịn là những tình cảm riêng tư của con người, là tình
cảm vợ chồng, hạnh phúc lứa đơi, tình cảm cha mẹ đối với con cái, bè bạn, những
người cùng chí hướng,… Tất cả những tình cảm ấy luôn đặt sau trách nhiệm đối với
dân với nước.
Nếu như thơ viết về đề tài lịch sử, sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử đầy
quyết đoán, hùng hồn thì những bài thơ trữ tình, tự sự, thế sự của ông mềm mại hơn,
sâu lắng hơn, chất chứa biết bao nỗi niềm tâm sự về lẽ đời, về thế thái nhân tình.
Với ngịi bút thâm trầm, sắc sảo, đi sâu vào những miền khuất lấp để mổ xẻ,
phân tích những vấn đề, những sự kiện, những nhân vật lịch sử, Văn Trọng Hùng đã
góp thêm một tiếng nói riêng, độc đáo và khuynh hướng đổi mới nền văn nghệ Việt
Nam hiện đại. Đọc thơ Văn Trọng Hùng, ta cứ có cảm giác như đứng trước bức phù
điêu chạm nổi nhiều tầng bậc có những khoảng nổi, khoảng chìm, khoảng tối,
khoảng sáng, nếu chỉ nhìn nó bằng ngun lý viễn cận hoặc bằng thói quen tiếp nhận
nghệ thuật một chiều q đơn giản sẽ khơng sao đi được vào lịng sâu của thế giới
nghệ thuật mà nhà thơ đã dày công và đầy tâm huyết sáng tạo nên.
Sự thành công của những bài thơ, những tập thơ của Văn Trọng Hùng nối tiếp
nhau ra đời trong sự ghi nhận của giới Văn học nghệ thuật, của bạn đọc. Các tác
phẩm thơ của ông được vinh danh trong giải thưởng Văn học nghệ thuật cao nhất của
tình Bình Định, Giải Đào Tấn – Xuân Diệu đã tiếp tục khẳng định tài năng với những
nỗ lực sáng tạo nghệ thuật không mệt mỏi của nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng
Hùng.
1.1.2. Hành trình nghệ thuật kịch
Trong hành trình sáng tạo, từ kịch phẩm này đến kịch phẩm khác của Văn Trọng
Hùng rõ nét một thế giới nghệ thuật mang đậm cảm quan tư tưởng – thẩm mỹ riêng.
8
Đến với kịch Văn Trọng Hùng, ta như được chia sẻ những cảnh đời hội ngộ hay ly
biệt, thắng lợi hay thảm bại của những nhân vật quen biết trong lịch sử dân tộc mà
chúng ta hằng ngưỡng mộ, tôn kính như Đào Duy Từ (1572-1634), Quang Trung
(1752-1792), cơng chúa Ngọc Hân (1770-1799), thậm chí với những tên tuổi xa lơ xa
lắc rút từ kho tàng huyền thoại - dã sử - lịch sử nước Trung Hoa láng giềng mênh
mông như Trụ Vương, Đắc Kỷ, Hạng Võ, Lưu Bang, Hàn Tín, Ngu Cơ,… Mỗi cái
tên âm vang một số phận, nhức nhối, đắng cay một nỗi niềm, trớ trêu, oan nghiệt một
kiếp người. Đó vừa là những kỳ nữ, kỳ nhân, thậm chí có phần qi nhân, nhưng
đồng thời lại là phàm nhân như tất cả chúng ta. Có điều, cuộc đời họ tích tụ dịng
xốy thăng trầm nhiều thân phận, như tiêu điểm một thời kỳ đầy xáo trộn nên qua đó
có thể hình dung sự thịnh suy của một triều đại, một quốc gia, ngã rẽ, khúc quanh của
một tiến trình lịch sử. Nhân vật kịch Văn Trọng Hùng vừa dính chặt vào bối cảnh
lịch sử, vào điều kiện cụ thể mà nó hoạt động lại vừa mang nhịp đập của thế giới
nhân tình vốn là nếp gấp vẫn lắp đi lắp lại trong muôn vàn biến thái khác biệt, những
biểu hiện cụ thể trong dòng chảy của thời gian. Kịch Văn Trọng Hùng như con
thuyền tìm được chỗ thả neo vào trạng thái ít nhiều định hình của tâm hồn con người,
những sắc thái tâm lý phổ biến của nhân tính, vốn được xem là cái tương đối tĩnh
trong cái tuyệt đối động, cái bất biến trong cái khả biến.
Qua các vở kịch, Văn Trọng Hùng muốn gửi đến người đọc, người xem một
chân dung khác về nhân vật của mình, vừa cụ thể như lịch sử đã đề cập trước đó
nhưng cũng rất huyễn hồ theo cách nghĩ, cách cảm của người viết. Những vở kịch
của Văn Trọng Hùng đều để lại những ấn tượng sâu sắc trong lịng người đọc bởi văn
phong nhẹ nhàng, ngơn ngữ giàu chất thơ, xen lẫn những đoạn nói lối vừa gần gũi lại
hết sức tự nhiên.
Các kịch bản của Văn Trọng Hùng: Nước mắt Diêm Vương, Tiết Giao trả
ngọc, Phong Thần, Đi tìm chân chúa, Anh hùng với giai nhân, Luận anh hùng,
Nhìn lại một vương triều, Khúc ca bi tráng, Hồn tháp, Nước non cửa Phật, Quan
Khiêng võng... đều là tâm huyết, những nỗi niềm tha thiết, nồng nhiệt của tác giả
được thể hiện thành những câu chữ. Đó là kết quả của những tháng năm lăn lộn cùng
sân khấu của ông. Với những vở kịch này, ông đã thực sự ghi tên mình vào giới tác
gia kịch sân khấu cả nước. Viết về đề tài lịch sử, Văn Trọng Hùng đã chủ trương
9
“nhìn lại”, “viết lại” lịch sử theo cái nhìn riêng của ơng. Chính vì vậy, Văn Trọng
Hùng đã đem đến cho nền văn nghệ Việt Nam một diện mạo mới, một khuynh hướng
sáng tạo nghệ thuật mới mẻ. Hơn nữa, Văn Trọng Hùng còn quan niệm: “Sáng tạo
kịch lịch sử dứt khốt là khơng thể thốt ly lịch sử. Nhưng nếu lịch sử chép như thế
nào mà viết như thế ấy thì chẳng cần viết kịch làm gì. Người viết kịch phải nối dài
các sự kiện lịch sử bằng những giả định nhưng giải định ấy không được mâu thuẫn
với logic tâm lý, với lịch sử” [27].
Tất cả các kịch bản của Văn Trọng Hùng đều đã được dàn dựng và đạt những
giải thưởng cao quý, vinh danh cho tác gia kịch bản Văn Trọng Hùng nói riêng và
cho kịch Bình Định nói chung.
1.2. Quan niệm nghệ thuật của Văn Trọng Hùng
1.2.1. Quan niệm về văn chương
Mỗi nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch đều vẽ nên cho mình một thế giới nghệ
thuật riêng. Nơi ấy, quan niệm về văn chương làm nên diện mạo riêng cho người cầm
bút. Quan niệm văn chương trong mỗi thời kì khơng giống nhau, bởi cách nhìn và
quan niệm về cái đẹp khác nhau. Thậm chí trong cùng một thời đại nhưng cách nhìn,
cách nghĩ về nghệ thuật cũng không đồng nhất, đôi khi trái ngược nhau, nhưng dù gì
đi nữa thì văn chương phải thể hiện đúng bản chất của nó như Hồi Thanh đã từng
khẳng định: “Văn chương muốn gì thì gì, trước hết cũng phải là văn chương đã”
[24;15]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Quan niệm về văn chương, về nghệ thuật
là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình
thức nghệ thuật, nó gắn với phạm trù các phương pháp sáng tác, phong cách nghệ
thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật”
[25;247].
Quan niệm về văn chương định hình nên phong cách sáng tác của tác giả:
cách lựa chọn chủ đề, đối tượng phản ánh, nhân vật và ngôn ngữ biểu đạt làm nên
tính độc đáo, sáng tạo. Từ đó có thể thấy sáng tạo văn chương là một hoạt động sáng
tạo chịu sự chi phối, tác động rất lớn từ quan niệm văn chương.
Nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng không thể hiện quan niệm nghệ thuật
rõ ràng, nhưng qua các tác phẩm của ông, người đọc có thể nhìn thấy được quan
điểm sáng tác của ơng ngay từ khi mới cầm bút. Có lần ơng tâm sự: “Kịch hay thơ gì
10
cũng là kết quả của những day trở trong mỗi người có chút máu me văn chương nghệ
thuật. Mẹ tơi là người thuộc rất nhiều tuồng cổ. Chính mẹ đã gieo vào tôi niềm đam
mê nghệ thuật từ thuở thiếu thời. Tơi lớn lên ở phía đầu nguồn song Lại Giang trong
tiếng rì rào của rừng dừa Bình Định lẫn với những tiết tấu trẩm bồng qua từng câu
hát của mẹ. Sau này lại được ở gần Nhà hát tuồng Đào Tấn và Đồn ca kịch Bài chịi
Bình Định nên tình yêu nghệ thuật được nhân lên. Từ những câu hát ấy, tôi cứ ám
ảnh mãi về thân phận của các nhân vật trong các tích tuồng cổ và các nhân vật lịch
sử. Các nhân vật lịch sử đã đóng vào vận mệnh dân tộc bằng con dấu của những kỳ
tích. Vì vậy, kịch đã đến với tơi như là sự tiếp biến của tình yêu thương và kình trọng
những gì mà mẹ tơi và những đồn văn cơng từng gieo vãi trong tôi. Viết tôi, viết
kịch như là sự giữ lửa” [1].
Rõ ràng, quan niệm về văn chương nghệ thuật của Văn Trọng Hùng đã sớm
được hình thành ngay từ những ngày thơ bé, trong sự tác động của hồn cảnh sống và
chính tình u, niềm say mê nghệ thuật ấy đã chắp cánh cho tâm hồn ông chạm đến
những tinh hoa của nghệ thuật, thấm đẫm vào từng trang thơ, trang kịch.
Dù viết kịch hay làm thơ, thì đó đều là niềm vui, là lẽ sống, là niềm say mê cái
đẹp đã ăn sâu vào trong máu thịt của tác giả. Bận rộn với công việc của một người
quản lý, nhưng Văn Trọng Hùng luôn dành nhiều thời gian, nhiều tâm huyết cho việc
sáng tác và ngày càng gặt hái được nhiều thành công đáng mong đợi khi liên tục cho
ra mắt các tác phẩm thơ, các tác phẩm kịch đạt được các giải thưởng cao.
Văn Trọng Hùng buồn thì làm thơ, giận thì viết kịch. Thơ hay kịch đó đều là
những giãi bày tâm trạng, suy tư trăn trở của người vốn có chút máu me văn chương
nghệ thuật như ông. Hơn thế nữa, ông lại thể hiện một cách rất độc đáo, rất sâu sắc,
rất Văn Trọng Hùng. Đối với Văn Trọng Hùng, quá khứ trở thành chiếc cầu nối kết
thời gian để ơng có dịp được nhìn lại và đi đến những triết luận mang tính nhân sinh
lớn lao. Suy cho cùng, buồn và giận chỉ là hai cấp độ của một cảm xúc trong một con
người Văn Trọng Hùng, nhưng nó lại trở thành động lực sáng tạo nghệ thuật bất tận
của ông. Khi cái buồn chưa bứt phá, còn man mác yêu thương, nhớ nhung hay luyến
tiếc, cô đơn, Văn Trọng Hùng viết thơ để tự vấn, để giãi bày. Thơ đối với Văn Trọng
Hùng như là sự tự nhận thức qua tấm gương soi chiếu của cuộc đời. Khi vượt quá cái
giới hạn ấy, cái buồn hóa thành giận, giận mình, giận đời, Văn Trọng Hùng viết kịch
11
để xổ tung mọi ức chế, buồn phiền. Kịch với ông cũng là thơ, nhưng là thứ thơ mà
mọi dồn nén đầy kịch tính sẽ được giải tỏa để thăng hoa, chuyển hóa từ ta sang
người.
Chiến tranh qua đi, cuộc sống trở về bình lặng nhưng khơng ít những thăng
trầm, nhiễu nhương, các giá trị đạo đức bị đảo lộn, thói đời đẩy xơ, cho nên sáng tác
của Văn Trọng Hùng không tránh khỏi cái buồn, cái buồn thất vọng, cái buồn thấm
sâu ẩn tàng trong cái giận. Thơ và kịch của ơng, vì thế chỉ là hai cách thức thể hiện
của một phong cách.
Trong Văn Trọng Hùng thấm đẫm những trăn trở, những nỗi niềm canh cánh
u hoài đã giúp ông viết nên những tác phẩm đầy thâm trầm mà sâu lắng. Thơ hay
kịch đều là niềm đam mê cháy bỏng từ trong huyết quản và là nơi gửi gắm trái tim
của người nghệ sĩ tràn đầy tâm huyết với cuộc đời.
Thơ với kịch là hai mảng trái ngược nhau nhưng với Văn Trọng Hùng, hai thể
loại này lại hỗ trợ nhau rất nhiều. Ông viết kịch hát nên chữ nghĩa thơ rất thuận và
thơ ông nhiều khi bật tứ khi xem kịch hay sau vở kịch của chính mình. Nếu như kịch
bản sân khấu là những lời kí gửi đầy tâm trạng và quyết liệt của Văn Trọng Hùng thì
những bài thơ trữ tình, tự sự, thế sự của ông mềm mại hơn, sâu lắng hơn.
Cùng với những xúc cảm “Muộn thi nhi nộ nhi kịch” và cả những ám ảnh về
thân phận của nhân vật trong các tích tuồng cổ và các nhân vật lịch sử đã tạo nên nét
đặc biệt trong nghệ thuật thơ, kịch Văn Trọng Hùng. Chính từ mạch nguồn văn hóa
q hương cùng những nhân duyên với tuồng cổ, Văn Trọng Hùng đã thể hiện sở
trường của mình thành cơng qua hàng loạt các vở kịch lịch sử. Các nhân vật lịch sử
“đã đóng vào vận mệnh dân tộc bằng con dấu của những kỳ tích” [31;33].Những
triều đại, những nhân vật in đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc mà ông hằng ngưỡng mộ,
tơn kính, thậm chí đó có thể là nhân vật từ trong huyền sử, dã sử. Chính nét đặc biệt
này làm nên những vở kịch lịch sử xuất sắc của tác giả.
Nhận thức lịch sử đối với Văn Trọng Hùng không đơn chiều. Phản biện là nét
nổi bật trong sáng tác Văn Trọng Hùng. Những tác phẩm thơ hay các vở kịch của ông
đều thể hiện một tư duy phản biện sắc sảo. Nhà thơ soi mình vào tấm gương của cuộc
đời để phản tỉnh, phản biện với chính mình và với cuộc đời. Ơng chất vất mình, chất
vấn cuộc đời. Ông phản biện lịch sử để tạo ra cái nhìn đa chiều. Cho nên, thơ đối với
12
ông như là trò chơi đối ảnh và kịch như là sự soi bóng vào những tấm gương xưa.
Điều này đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả.
Khi viết về nhân vật lịch sử, Văn Trọng Hùng ln chọn những nhân vật lịch
sử cịn nhiều vấn đề khơng rõ ràng trong q trình hoạt động, cuộc sống, thân thế, sự
nghiệp, trong cách nhìn nhận đánh giá của người đời để phân tích, đánh giá, “nhìn
lại” một cách khách quan hơn. Nhân vật trong kịch của ông vừa dính chặt vào bối
cảnh lịch sử, vừa mang hơi thở của thế giới nhân tình thế thái. Mỗi nhân vật là một cá
nhân cụ thể, một nhân vật xác định khơng giống ai. Ơng cịn xây dựng những nhân
vật tiêu biểu cho ý chí, phẩm chất cao đẹp của dân tộc. Trong các tác phẩm kịch của
mình, Văn Trọng Hùng còn khắc họa những mâu thuẫn, xung đột giữa nhân vật này
với nhân vật khác, giữa cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu,… qua đó làm nổi bật
chủ đề của tác phẩm cũng như thể hiện được quan điểm của tác giả. Đặc biệt qua các
hệ thống nhân vật của mình, tác giả kín đáo gửi gắm những bức thông điệp về thế sự,
nhân sinh, về quan điểm nhìn nhận, đánh giá hiện thực, về những vấn đề nóng hổi
của cuộc sống hơm nay.
Hóa ra điều quan trọng trong nghệ thuật không chỉ căn cứ vào phạm vi đề tài
mà chủ yếu thể hiện ở cung cách diễn tả chiếm lĩnh đối tượng đề cập của người nghệ
sĩ. Kịch Văn Trọng Hùng không minh họa lịch sử, khơng trình bày lại các sự kiện đã
diễn ra, những nhân vật đã làm gì trong quá khứ mà đi sâu diễn tả họ đã sống như thế
nào, đã ứng xử ra sao trong nhiều mối quan hệ giữa người với người, để người đọc,
người xem không chỉ tiếp cận với nhân vật qua trang giấy mà còn phải mang lại cho
họ một sự vỡ lẽ nữa. Sự vỡ lẽ mang ý nghĩa âm vang của những nỗi niềm nhức nhối,
đắng cay, những số phận trớ trêu, oan nghiệt của những nhân vật đã từng đi qua trong
lịch sử. Một cách cảm, cách nghĩ khác về số phận con người được tôn vinh như
những bậc thánh nhân trong lịch sử. Là một người mê lịch sử, đặc biệt là lịch sử
phương Đông, tác giả đã lựa chọn theo khuynh hướng kịch lịch sử và thể hiện thành
công tài năng trong sở trường của mình.
Chính vì vậy, viết về lịch sử nhưng thơ và kịch của Văn Trọng Hùng không hề
mang tính chất minh họa mà đó là những trang lịch sử sinh động, những nhân vật lịch
sử sống thật với những góc khuất số phận của chính mình.
13
Các tập thơ, gần đây nhất là Hầu chuyện tiền nhân và Ngửa mặt hỏi trăm
năm cùng với các vở kịch tiêu biểu như Đi tìm chân chúa, Tiết Giao trả ngọc, Luận
anh hùng,… luôn thể hiện lối tư duy phản biện sâu sắc. Ơng ln thể hiện ở tư thế
đối thoại với tiền nhân, một sự đồng hiện những cảm thức lịch sử. Không chỉ đồng
hiện, làm tái sinh lại những cảm thức lịch sử mà tác giả còn kéo dài nó bằng những
giả định nghệ thuật nhằm thể hiện những mục đích nghệ thuật của mình.
1.2.2. Kịch trong thơ - Thơ trong kịch
Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, sáng tạo, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có
cho riêng mình một phong cách nổi bật để người thưởng thức có thể cảm nhận được
hết sự riêng biệt, mới lạ, bất ngờ, khơi gợi lòng hăng say từ những món ăn tinh thần
được sáng tạo dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ ấy. Nói như Nam Cao: “Văn
chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.
Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, khơi những nguồn chưa ai
khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Và Văn Trọng Hùng đã đánh dấu tên tuổi in
đậm dấu ấn cá nhân qua từng trang thơ, trang kịch với phong cách nghệ thuật độc đáo
của mình.
Tài năng đặc biệt của Văn Trọng Hùng được thể hiện khi ông là con người hai
trong một, vừa là nhà thơ, vừa là một tác gia viết kịch xuất sắc. Trong Văn Trọng
Hùng vừa có sự nhẹ nhàng, đắm say pha chút u hoài của một nhà thơ lại vừa có nét
độc đáo, tư duy sắc sảo của một nhà viết kịch. Dường như đối với Văn Trọng Hùng,
thơ và kịch đã trở thành hai dòng huyết quản cùng chảy và ln hịa quyện trong
niềm say mê nghệ thuật từ thuở thiếu thời của tác giả. Chính sự thống nhất giữa thơ
và kịch đã đem đến những thành công tiêu biểu cho các tác phẩm của ông.
Khi được hỏi về việc sáng tác thơ và kịch, tác giả đã khẳng định rằng, với ơng
thơ và kịch chỉ là hai hình thức thể loại của một nội dung: “Những điều không thể
chuyển tải được trong kịch thì tơi chuyển tải trong thơ và ngược lại. Thơ và kịch, hai
cái đó bổ sung cho nhau. Hơn nữa, trong kịch của tơi có thơ, trong thơ của tơi có
kịch. Mà có lẽ chính nhờ có chất thơ nên kịch của tơi bước vào sân khấu kịch hát một
cách thuận lợi hơn chăng?” [8]. Điều ấy cũng có nghĩa là đối với Văn Trọng Hùng,
trong thơ có kịch và trong kịch có thơ. Sự nhuần nhụy giữa hai thể loại của cùng một
tác giả đến một cách tự nhiên như chính sự hịa quyện trong một cơ thể sống. Những
14
ưu tư trước cuộc đời dồn nén trong những câu thơ hàm ý và được chuyển tải, bung
tỏa trong không gian kịch rộng lớn. Sự nhẹ nhàng đắm say u hoài của một nhà thơ và
tư duy phản biện sắc sảo của một nhà viết kịch bổ sung cho nhau đem đến những tác
phẩm thơ và kịch độc đáo. Điều đặc biệt chính là chất thơ trong kịch Văn Trọng
Hùng giúp cho việc thể hiện những cảm xúc, giải tỏa những xung đột kịch và thăng
hoa những cảm xúc nghệ thuật. Trong khi thơ như một thứ kịch tính bên trong dồn
nén cảm xúc, ý nghĩ, tư tưởng tinh tế của tác giả về cuộc sống, con người mà không
thể phô diễn trong kịch.
Văn Trọng Hùng ý thức sâu sắc về thế mạnh của từng thể loại. Thơ để dồn
nén, giấu kín cảm xúc, tư tưởng. Kịch để phơ diễn, giãi bày. Hai thể loại này phối
hợp thành hai mặt: bên trong lẫn bên ngoài của tác giả.
Văn Trọng Hùng lớn lên trong không gian nghệ thuật hát bội, bài chòi của quê
hương, nên như một tất yếu, bên cạnh việc làm thơ, ông viết kịch bản sân khấu. Đề
tài trong các vở kịch của ông chủ yếu từ trong lịch sử, dã sử. Sau Nước mắt Diêm
vương, Phong thần, vở kịch tạo nhiều dư luận trong giới nghiên cứu, cả những ý trái
ngược nhau là Tiết Giao trả ngọc. Ông đã thực sự ghi tên mình vào giới tác gia kịch
sân khấu cả nước. Và nối nhau, các kịch bản nhiều tìm tịi, sáng tạo ra đời: Anh
hùng với giai nhân, Đi tìm chân chúa, Mộng bá vương, Nhìn lại một vương triều,
Khúc ca bi tráng, Hồn tháp, Nước non cửa Phật, Quan khiêng võng…
Có mối tương liên khá độc đáo trong thơ và kịch Văn Trọng Hùng, như Gửi
Lưu Bang – thơ và Mộng bá vương - kịch, Nguyệt Cô – thơ và Tiết Giao trả ngọckịch, Phỏng vấn Đào Duy Từ – thơ và Đi tìm chân chúa - kịch, Gặp Võ Tánh ở
thành hoàng đế – thơ và Khúc ca bi tráng - kịch… Rất khó nói thơ gợi ý cho kịch
hay từ một tự sự, tâm trạng của nhân vật kịch mà ông làm thơ. Nhưng mối tương liên
này đều có chung ý tưởng minh định các giá trị từng nhân vật, vương triều trong lịch
sử. Và những yêu ghét của Văn Trọng Hùng có tính phản biện đã góp phần nhìn nhận
lại chiều kích người xưa, sự việc xưa như một bài học cho hôm nay.
Nếu như kịch bản sân khấu là những ký gửi đầy tâm trạng và quyết liệt của
Văn Trọng Hùng thì những bài thơ trữ tình hay tự sự, thế sự của ông, mềm mại hơn,
nhẹ nhàng hơn. Với một dân tộc tồn tại suốt mấy ngàn năm đánh giặc giữ nước,
những chinh phu nối tiếp nhau các thế hệ lên đường, và có thể khơng về, để lại nỗi
15