Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Giải pháp mở rộng hoạt động ttqt tại trung tâm thanh toán ngân hàng vpbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.05 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ CỦA NHTM .........................................................................................2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTM 2
1.Khái niệm và đặc điểm của NHTM...............................................................................2
2. Các hoạt động cơ bản của NHTM.................................................................................2
2.1.Mua bán ngoại tệ:..........................................................................................................3
2.2.Nhận tiền gửi:................................................................................................................3
2.3.Cho vay:..........................................................................................................................3
2.4. Bảo quản tài sản hộ:.....................................................................................................4
2.6.Quản lý ngân quỹ:.............................................................................................4
2.7.Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ:.......................................................4
2.8.Bảo lãnh:............................................................................................................5
2.9.Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing):.................................................5
2.10.Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn:..............................................................5
2.11.Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán:..........................................5
2.12. Cung cấp dịch vụ bảo hiểm:..........................................................................6
2.13.Cung cấp các dịch vụ đại lý:...........................................................................6
3 .Vai trò của TTQT đối với hoạt động NHTM:.............................................................6
3.1. TTQT ra đời từ những quan hệ kinh tế quốc tế và bản thân nó thúc..........6
3.2. TTQT là một công cụ của Nhà nước nhằm hoạch định ra các chính...........7
3.3. TTQT tạo điều kiên thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh,
tăng cường quan hệ đối ngoại của NHTM.............................................................7
3.4. TTQT góp phần tăng thu nhập giảm rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của NHTM...............................................................................................................8
3.5 .TTQT góp phần tăng nguồn vốn cho NHTM.................................................8
II. HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM 8
1. Khái niệm hoạt động TTQT của NHTM:..........................................................8
2. Các chủ thể tham gia TTQT:..........................................................................................9
2.1.Ngân hàng trung ương:.................................................................................................9




2.2.Chính phủ của các Quốc gia:............................................................................9
2.3.Ngân hàng thương mại:....................................................................................9
2.4.Các chủ thể khác:..............................................................................................9
3. Các điều kiện trong TTQT...........................................................................................10
3.1. Điều kiện về tiền tệ:...................................................................................................10
3.1.1. phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế:................................................10
3.1.2. Điều kiện đảm bảo hối đoái cho tiền tệ:.....................................................12
3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán:.............................................................................12
3.3 Điều kiện về thời gian thanh toán:.................................................................13
3.3.1. Trả tiền trước:.............................................................................................13
3.3.2. Trả tiền ngay:...............................................................................................13
3.3.3. Trả tiền sau:.................................................................................................14
3.4.Điều kiện về phương thức thanh toán :..........................................................14
4. Các phương tiện dùng trong TTQT:...........................................................................15
4.1 Hối phiếu:.....................................................................................................................15
4.2 Lệnh phiếu (Promissory note) - Kỳ phiếu...............................................................16
4.3 Séc (Cheque):...............................................................................................................16
4.4 Thẻ ngân hàng:............................................................................................................17
5 .Các phương thức TTQT:..............................................................................................17
5.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền:.......................................................................18
5.2 Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open Account):........................................19
5.3 Phương thức thanh tốn nhờ thu:..............................................................................21
5.4 Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ (L/C – Letter of Credit)....................24
6. Các chứng từ dùng trong TTQT:.....................................................................26
III . MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT 28
1. Khái niệm mở rộng hoạt động TTQT.........................................................................28
2. Các tiêu chí để đánh giá việc mở rộng TTQT...........................................................28
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động TTQT của NHTM.............28

3.1. Nhóm nhân tố khách quan:.......................................................................................28
3.2 .Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng:.........................................................30


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI TRUNG TÂM
THANH TOÁN NGÂN HÀNG VP BANK..........................................................32
I. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TRUNG TÂM THANH TỐN NGÂN HÀNG
VP BANK

32

1. Sơ lược q trình hình thành và phát triển của Trung Tâm Thanh Tốn VPBank.......32
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của Hội sở VPBank................................33
2.1.Chức năng và nhiệm vụ chính của TTTT................................................................33
2.2. Mơ hình tổ chức TTTT VPBank..............................................................................33
3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của VPBank trong các năm gần
đây........................................................................................................................................35
II. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA TTTT

36

1.Tổ chức hoạt động Thanh toán quốc tế tại VPBank..................................................36
2.Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế tại VPBank..............................................37
2.1.Hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ.......39
2.1.1.Hoạt động thanh toán nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ............39
2.1.2.Hoạt động thanh tốn xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ....................40
2.2.Hoạt động thanh tốn nhờ thu kèm chứng từ...............................................42
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA
TTTT QUA CÁC NĂM 2010, 2011, 2012


45

1. Các kết quả TTTT đã đạt được:.......................................................................45
1.1. Hoạt động TTQT qua các năm được mở rộng cả về qui mô và chất lượng.........45
1.2.Các nghiệp vụ TTQT ngày càng được mở rộng.........................................47
1.3.Trình độ cơng nghệ ngân hàng và trình độ nghiệp vụ cán bộ được nâng
cao

48

1.4 .Qui trình thực hiện nghiệp vụ liên tục được cải tiến................................49
1.5.Quan hệ đại lý ngày càng được mở rộng....................................................49
1.6 .Hỗ trợ cho việc phát triển các hoạt động khác của VPBank...................50
1.7. Uy tín của VPBank ngày càng đuợc tăng cường trên trường quốc tế
cũng như ở trong nước........................................................................................50
2 .Các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế mà thực trạng mở rộng
hoạt động TTQT gặp phải:...................................................................................51
2.1 .Hạn chế:..........................................................................................................51


1

2.1.1.Trong q trình thực hiện hoạt động TTQT cịn gặp nhiều vướng mắc với. .51


2.1.2.Q trình thực hiện hoạt động TTQT cịn chậm trễ và thiếu chính xác:.51
2.1.3.Rủi ro hoạt động TTQT cịn nhiều;đã gây tổn thất cho ngân hàng và
khách hàng:............................................................................................................52
2.2.Nguyên nhân của những hạn chế:..................................................................52
2.2.1.Trình độ hiểu biết về Bộ tập quán quốc tế ICC của khách hàng cịn rất

hạn chế:..................................................................................................................52
2.2.2.Trình độ cơng nghệ của ngân hàng cịn hạn chế:.......................................53
2.2.3.VPBank cịn thiếu sự quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra kiểm
sốt trên tồn hệ thống:.........................................................................................53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI VPBANK TRÊN CƠ SỞ ÁP DỤNG CÁC TẬP QUÁN QUỐC TẾ
CỦA ICC................................................................................................................ 54
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA
54
VPBANK ĐẾN 2013

54

1.Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của VPBank......................................54
2.Định hướng phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại TTTT VPBank đến 2013....56
II. GIẢI PHÁP VI MÔ 56
1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

56

2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ 58
3. Phát triển quan hệ ngân hàng đại lý 59
4. Giải pháp về quan hệ với khách hàng

59

5. Hiện đại hoá cơng nghệ ngân hàng theo mặt bằng trình độ quốc tế..............60
III.Đề xuất các kiến nghị 61
1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 61
1.1.Xây dựng các văn bản pháp lý về áp dụng tập quán quốc tế của ICC trong

hoạt động TTQT

61

1.2.Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về TTQT 62
2.Kiến nghị với Ngân hàng VPBank

63

3.Kiến nghị với TTTT VPBank 63
KẾT LUẬN............................................................................................................64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................65


1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

TMCP

Thương mại cổ phần

Joint stock commercial

VPBank


VietNam
Join
stock Ngân hàng thương mại cổ phần các
Commercial Bank for Private doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Enterprises
Việt Nam

ICC

International Chamber of
Commerce

Phòng Thương mại Quốc tế

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

TTQT

Trade Finance

Thanh tốn quốc tế

NHNNVN

State bank of Vietnam


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

UCP

Uniform Customs and Practice for
Documentary Credits

Quy tắc và thực hành thống nhất về
tín dụng chứng từ

URC

Uniform Rules for Collection

Quy tắc thống nhất về nhờ thu

URR

Uniform Rules for bank to bank
Reimbursement

Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền
giữa các ngân hàng theo tín dụng
chứng từ


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Hình 1


Mơ hình tổ chức của VPBank

Biểu 2

Cơ cấu nhân sự của VPBank tại thời điểm 31/12/2012theo trình độ

Bảng 3

Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính

Biểu 4

Tỷ trọng doanh số các phương thức TTQT năm 2012

Bảng 5

Tình hình thanh tốn L/C nhập khẩu tại VPBank

Bảng 6

Tình hìnhthơng báo L/C xuất khẩu tại VPBank

Bảng 7

Tình hình thanh tốn L/C xuất khẩu tại VPBank

Bảng 8

Tình hình thanh tốn nhờ thu nhập khẩu tại VPBank


Bảng 9

Tình hình thanh tốn nhờ thu xuất khẩu tại VPBank

Bảng10

Tình hình thanh tốn bằng phương thức chuyển tiền tại VPBank

Bảng 11

Kết quả hoạt động TTQT của VPBank qua các năm

Biểu 12

Tỷ trọng lợi nhuận các hoạt động kinh doanh năm 2012


1

LỜI MỞ ĐẦU
Với xu thế quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới;nền kinh tế Việt Nam
không nằm ngồi xu thế vận động đó và đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế
trong khu vực và thế giới. Để hội nhập sâu rộng; nước ta cần phát triển mạnh kinh tế
ngoại thương. Chỉ có thơng qua các hoạt động kinh tế quốc tế;chúng ta mới có thể
tăng cường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh;
đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ hiện đại của các nước phát triển để đẩy
nhanh q trình cơng nghiệp hố; hiện đại hoá đất nước; rút ngắn khoảng cách tụt hậu
và đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên
thế giới. Hoạt động kinh tế quốc tế mở rộng; dẫn đến sự phát triển của Thanh toán
quốc tế (TTQT) như một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc

tế của các doanh nghiệp trong nước.
Trong quá trình thực tập tại Trung Tâm Thanh Tốn VPBank. Em hiểu được
mục tiêu của Ngân hàng là “phát triển bền vững”; một trong những nhiệm vụ quan
trọng đặt ra là phải tìm ra các biện pháp để mở rộng hoạt động TTQT trên cơ sở áp
dụng các tập quán quốc tế của ICC. Xuất phát từ thực tế đó; đề tài:“Giải pháp mở
rộng hoạt động TTQT tại Trung Tâm Thanh Toán Ngân hàng VPBank“ đã được lựa
chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Kết cấu của chuyên đề
Đề tài gồm 3 chương:
-

Chương 1: Khái quát chung về hoạt động TTQT của NHTM.

-

Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT tại TTTT VPBank.

-

Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động TTQT tại TTTT VPBank.

Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cơ để chun đề của em được hồn
thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!


2

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTM
1.Khái niệm và đặc điểm của NHTM
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế
bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống
tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về
quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức tài chính mà hoạt động cơ
bản kinh doanh tiền tệ trên cơ sở nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cho vay và
cung ứng các dịch vụ khác như làm trung gian thanh toán, dịch vụ ngân quỹ. Lịch
sử của NHTM là lịch sử kinh doanh tiền gửi. từ chỗ làm dịch vụ tiền gửi mà có thế
cho vay ra và cung ứng dịch vụ khác đối với nền kinh tế. NHTM là một chủ thể
tham gia vào thi trường tài chính với tư cách là trung gian tài chính. Điều này được
thể hiện qua các vai trị của nó đối với nền kinh tế.
 Thứ nhất, NHTM là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
 Thứ hai, NHTM với hoạt động chuyên nghiệp trong cung cấp
dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ về tiền tệ
khác cho nền kinh tế.
2. Các hoạt động cơ bản của NHTM
.Ngân hàng là một doanh nghịêp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh
nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài
chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả.
Các dịch vụ ngân hàng bao gồm:


3

2.1.Mua bán ngoại tệ:
Một trong số những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi

(mua bán) ngoại tệ - tức: ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại
tiền khác và hưởng phí dịch vụ.
2.2.Nhận tiền gửi:
Một trong số các nguồn huy động quan trọng là các khoản tiền gửi (thanh
toán và tiết kiệm của khách hàng). Ngân hàng mở dịch vụ tiền gửi nhằm để bảo
quản hộ người có tiền với cam kết trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và
giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho các khoản tiền gửi như
là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiên dùng trước mắt
và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Như vậy khi cung cấp dịch
vụ nhận tiền gửi, ngân hàng thu “phí” gián tiếp thông qua thu nhập của hoạt động sử
dụng tiền gửi đó.
2.3.Cho vay:
2.3.1. Cho vay thương mại: Các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu thực
tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho
ngân hàng để lấy tiền trước); Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu
sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có nguồn vốn
để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.3.2. Cho vay tiêu dùng: Ban đầu hầu hết các ngân hàng khơng tích cực cho
vay đối với các cá nhân và hộ gia đình vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng
có nhiều rủi ro vỡ nợ tương tối cao; Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự
cạnh tranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng
như là một khách hàng tiềm năng. Sau thế chiến thứ II, tín dụng tiêu dùng đã trở
thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền
kinh tế phát triển.
2.3.3.Tài trợ dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các
ngân hàng đã năng động hơn trong việc tài trợ trung dài hạn :cho xây dựng nhà máy


4


mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Một số ngân hàng còn cho vay đầu
tư bất động sản.
2.4. Bảo quản tài sản hộ:
Ngân hàng thực hiện lưu giữ vàng, các giấy tờ có giá và các tài sản khác
cho khách hàng trong két. Ngân hàng thường giữ hộ những tài sản chính, giấy tờ
cầm cố,vv…với nguyên tắc an tồn, bí mật, thuận tiện. dịch vụ này phát triển cùng
với nhiều dịch vụ khác : mua bán hộ các giấy tờ có giá, thanh tốn lãi hoặc cổ tức
hộ, vv…
2.5.Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán:
Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh tốn khơng dùng tiền mặt
(người mua trả tiền cho người bán thông qua hệ thống ngân hàng). Các tiện ích của
thanh tốn khơng dùng tiền mặt (an tồn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí)
đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng .
Việc ngân hàng mở rộng quy mơ, phạm vi hoạt động thanh tốn qua tài khoản ngày
càng phổ biến, điều này làm dịch vụ thanh toán hộ ngày càng phát triển. Cùng với
sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, nhiều thể thức thanh tốn phát triển như Uỷ
nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ…
2.6.Quản lý ngân quỹ:
Ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý ngân quỹ cho khách hàng bằng cách
đồng ý việc quản lý thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần
thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khốn sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho
đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh tốn.
2.7.Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ:
Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng
đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ. Ngày nay, Chính phủ giành quyền
cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép
thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính
sách của Chính phủ và tài trợ cho chính phủ. Các ngân hàng phải mua trái phiếu
Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động



5

được; hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính
phủ.
2.8.Bảo lãnh:
Vì khả năng thanh toán cho một khách hàng của ngân hàng rất lớn và do
ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng nên ngân hàng rất có uy tín trong việc
bảo lãnh cho khách hàng. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình
mua chịu hàng hố và trang thiết bị, phát hành chứng khốn, vay vốn của tổ chức
tín dụng khác…
2.9.Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing):
Nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê
các thiết bị , máy móc cần thiết qua hợp đồng thuê mua (trong đó ngân hàng mua
thiết bị và cho khách hàng thuê). Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu
khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê. Cho thuê của ngân hàng
cũng có nhiều điểm giống như cho vay, được xếp vào tín dụng trung và dài hạn.
2.10.Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn:
Nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý
hoạt động tài chính hộ, dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác
cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư…vv…thậm chí , các ngân hàng đóng
vai trị là người được ủy thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua
đời.Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính, Ngân
hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập& sáp nhập doanh
nghiệp.
2.11.Cung cấp dịch vụ mơi giới đầu tư chứng khốn:
Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cho
phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu. Điều này khiến các ngân hàng bắt đầu bán
các dịch vụ mơi giới chứng khốn, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu,
trái phiếu và các chứng khoán khác. Trong một vài trường hợp, các ngân hàng tổ

chức ra cơng ty chứng khốn hoặc cơng ty mơi giới chứng khốn để cung cấp dịch
vụ mơi giới.


6

2.12. Cung cấp dịch vụ bảo hiểm:
Từ lâu, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó bảo đảm
việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng chết, tai nạn, hay gặp rủi ro trong hoạt
động, mất khả năng thanh tốn. Ngân hàng liên doanh với cơng ty bảo hiểm và cung
cấp dịch vụ tiết kiệm gắn với bảo hiểm tiết kiệm an sinh, tiết kiệm hưu trí…
2.13.Cung cấp các dịch vụ đại lý:
Nhiều ngân hàng trong khi hoạt động khơng thể thiết lập chi nhánh , văn
phịng đại diện ở khắp mọi nơi. Vì vậy, các ngân hàng này cung cấp dịch vụ ngân
hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ
tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối đồng tài trợ…
3 .Vai trò của TTQT đối với hoạt động NHTM:
3.1. TTQT ra đời từ những quan hệ kinh tế quốc tế và bản thân nó thúc
đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế:
Các quốc gia trên thế giới đều mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và
tiến tới hội nhập tạo ra các mối quan hệ trên thế giới để phát triển. Sự hội nhập ®ưa
thế giới đến sự phân cơng lao động rõ rệt- đó là nhân tố chính giúp cho các quốc gia
phát huy được lợi thế của mình để sản xuất những mặt hàng mà mình chiếm ưu thế
nhất, mua bán trao đổi với các nước khác. Nó dẫn tới sự di chuyển hàng hoá và dịch
vụ giữa các quôc gia -sự chuyển dịch này tuân theo quy luật về mối quan hệ của
hàng - tiền. Sự phân công Quốc tế cũng kéo theo sự chuyển dịch mạnh mẽ về tư bản
và kĩ thuật công nghệ, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên giữa các quốc gia;Sự phát
triển của thương mại quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào sự vận động và chu chuyển
của quan hệ hàng hoá và tiền tệ- biểu hiện của quan hệ này chính là hoạt động
TTQT. TTQT phản ánh sự vận động có tính chất đéc lập tương đối của giá trị trong

quá trình chu chuyển hàng hố. Nó ra đời như một tất yếu khách quan để đáp ứng
cho sự chu chuyển hay sự trao đổi, bn bán hàng hố giữa các quốc gia.
TTQT là khâu kết thúc một giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ, là cầu nối
giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu thông qua sự chi trả tiền hàng . Như vậy,
nếu hoạt đơng TTQT có hiệu quả nó sẽ rút ngắn thời gian chu chuyển vốn và sẽ


7

thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Trong bối cảnh hoạt động kinh tế đối
ngoại được coi trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế thì TTQT có vai
trị ngày càng quan trọng. TTQT hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
kinh tế đối ngoại. Bởi vị trí địa lý xa cách nên việc tìm hiểu năng lực tài chính, khả
năng thanh tốn của người mua gặp nhiều khó khăn, nếu tổ chức cơng tác TTQT tốt
sẽ giúp cho các nhà kinh doanh nhập khẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình thực
hiện các hợp đồng kinh doanh thương mại. TTQT ra đời và tồn tại như một yếu tố
khách quan, nó ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động ngoại thương và qua
đó thúc đẩy q trình liên kết kinh tế ở trong nước và các quốc gia trên thế giới.
3.2. TTQT là một công cụ của Nhà nước nhằm hoạch định ra các chính
sách về hoạt động ngoại thương
Hoạt động TTQT ln nằm trong tầm kiểm sốt của Nhà nước, kiểm soát
lượng ngoại tệ vào, ra do hoạt động TTQT của các NHTM có ảnh hưởng trực tiếp
đến lượng ngoại tệ dự trữ của một quốc gia, nếu không được kiểm sốt có thể quốc
gia đó sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt dự trữ ngoại tệ.
NHTW kiểm sốt hoạt động TTQT thông qua việc theo dõi và thẩm định
các hoạt động TTQT của các NHTM cũng như ban hành các quy định về hạn mức
TTQT của các NHTM và hỗ trợ các NHTM khi cần thiết.
Sự theo dõi hoạt động TTQT của các NHTM giúp Nhà nước hoạch định
chính sách thích hợp cho hoạt động xuất nhập khẩu. Khi Nhà nước nắm vững được
tình hình TTQT của cả hệ thống NHTM thì sẽ nắm vững được hoạt động xuất nhập

khẩu của nền kinh tế.
3.3. TTQT tạo điều kiên thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh
doanh, tăng cường quan hệ đối ngoại của NHTM.
NHTM đã thiết lập nên mối quan hệ không chỉ đối với thể nhân và pháp
nhân trong nước mà còn thiết lập mối quan hệ với các tổ chức kinh tế quốc tế khác
và trở thành một chủ thể tham gia vào hoạt động TTQT.
NHTM tư vấn cho khách hàng về điều kiện thanh toán, hướng dẫn về kĩ
thuật TTQT nhằm giảm rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, tạo ra sự tin tưởng,


8

an tâm của khách hàng trong giao dịch ngoại thương. TTQT là nghiệp vụ khơng thể
thiếu để NHTM có thể ít nhất là giữ được khách hàng hiện có, đồng thời tạo cơ hội
thu hút thêm khách hàng mới.
TTQT giúp cho quy mô hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi Quốc
gia hoà nhập với các ngân hàng trên Thế giới, góp phần vào nâng cao uy tín trên thị
trường Quốc tế.
3.4. TTQT góp phần tăng thu nhập giảm rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của NHTM.
Thông qua hoạt động TTQT, NHTM còn tạo ra nguồn thu đáng kể từ thu phí
dịch vụ thanh tốn, tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ.
Ngồi ra, Ngân hàng có thể quản lý việc sử dụng vốn vay và giám sát được
tình hình kinh doanh của khách hàng. Việc kinh doanh đa năng là phương sách hiệu
quả để phân tán rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng.
3.5 .TTQT góp phần tăng nguồn vốn cho NHTM.
Nghiệp vụ TTQT không chỉ tạo điều kiện thu hút khách hàng, làm tăng số dư
tiền gửi thanh tốn mà trong q trình thực hiện các phương thức TTQT cho khách
hàng-đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ, những khoản tiền ký quỹ mở thư
tín dụng của khách hàng tạo nguồn vốn rẻ và tương đối ổn định. Ngoài ra,các khoản

khách hàng nộp để giải chấp lô hàng nhập khẩu do ngân hàng quản lý khi chưa đến
hạn thanh toán cũng là một nguồn tạo thanh khoản cho ngân hàng dưới hình thức
tiền tập trung chờ thanh toán.
II. HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM
1. Khái niệm hoạt động TTQT của NHTM:
Quan hệ quốc tế giữa các nước trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị,
ngoại giao, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học cơng nghệ, vv… trong đó quan hệ kinh
tế ( chủ yếu là hoạt động ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo- là cơ sở cho các quan
hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn
đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thế ở các quốc gia khác nhau, từ đó


9

hình thành và phát triển hoạt động thanh tốn quốc tế, mà trong đó, ngân hàng là
cầu nối trung gian giữa các bên.
Như vậy:TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về
tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức và
cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ
giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
2. Các chủ thể tham gia TTQT:
2.1.Ngân hàng trung ương:
NHTW tham gia vào TTQT với cương vị là người thay mặt Chính
phủ ký kết và thực hiện các Hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế , đồng thời là Ngân
hàng của các Ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và TTQT.
2.2.Chính phủ của các Quốc gia:
Là chủ thể chủ yếu tham gia TTQT thông qua NHTW là đại diện; Các hiệp
định về tài chính và tiền tệ ký kết giữa các Chính phủ dưới dạng song phương hay
đa phương chi phối rất lớn đến hoạt động TTQT của mỗi Quốc gia. Các dòng tiền
thu vào và chi ra của Chính phủ rất lớn, chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cán

cân TTQT của mỗi Quốc gia. Thơng qua TTQT mà dịng tiền tệ này khơng ngừng
chảy trên phạm vi toàn cầu.
2.3.Ngân hàng thương mại:
NHTM là chủ thể chủ yếu của các trung gian tài chính tham gia
TTQT. NHTM là một trung gian tài chính có mạng lưới bao trùm rộng khắp trong
toàn quốc, nắm trong tay hầu hết toàn bộ của cải của xã hội dưới hình thức tiền tệ,
có đại lý ở hầu hết các quốc gia đối tác trên phạm vi toàn cầu.
2.4.Các chủ thể khác:
Các chủ thể khác bao gồm các thể nhân, pháp nhân hoạt động
trong các lĩnh vực phi ngân hàng như kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất
nhập khẩu lao động và chuyên gia, du lịch, vận tải, giao nhận, bảo hiểm, đầu tư và
các hoạt động ngoại giao, quân sự, giao lưu văn hoá, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật ,
xã hội, vv….


10

Các chủ thể này tham gia hoạt động TTQT với tư cách là người uỷ thác
cho Ngân hàng thu hộ những khoản phải thu và ra lệnh cho Ngân hàng chi các
khoản phải chi cho người nước ngoài.
3. Các điều kiện trong TTQT
3.1. Điều kiện về tiền tệ:
Các bên cần thỏa thuận những vấn đề như: đồng tiền tính giá, đồng tiền
thanh toán và bảo đảm rủi ro tỷ giá.
3.1.1. phân loại tiền tệ trong thanh toán quốc tế:
 Phân loại tiền tệ căn cứ vào phạm vi lưu thông của tiền tệ:
+ Tiền tệ Quốc Gia (National currency): Là đồng tiền của một nước do
NHTW phát hành theo luật pháp của quốc gia đó.
+ Tiền tệ quốc tế ( International currency) : Được hình thành trên cơ sở các
hiệp định của các tổ chức tài chính, các khối kinh tế.

+ Tiền tệ thế giới (Word currency): Là đồng tiền được tất cả các nước trên
thế giới thừa nhận và sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế.
 Phân loại tiền tệ dựa vào khả năng chuyển đổi của tiền tệ:
+ Đồng tiền tự do chuyển đổi (Freely convertible currency): Đây là những
đồng tiền được tự do chuyển đổi sang các đồng tiền quốc gia khác và ngược lại
trong các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú.
+ Chuyển đổi đối nội ( Internal convertible) : Là việc chuyển đổi nội tệ ra
ngoại tệ và ngược lại chỉ áp dụng hạn chế cho người cư trú.
+ Chuyến đổi toàn phần ( External convertible): Là việc chuyển đổi tự do nội
tệ sang các ngoại tệ và ngược lại cho tất cả các giao dịch giữa người cư trú và người
không cư trú.
+ Chuyển đổi từng phần :Là việc chuyển đổi nội tệ sang các ngoại tệ và
ngược lại chỉ áp dụng hạn chế cho một hay một nhóm các giao dịch giữa người cư
trú và người khơng cư trú.


11

+ Đồng tiền không chuyển đổi ( Non- convertible) : Là đồng tiền không được
tự do chuyển đổi sang bất kỳ đồng tiền nào khác. Trong thực tế một đồng tiền như
vậy là không tồn tại theo nghĩa tuyệt đối
Các khái niệm về chuyển đổi nêu trên chỉ là tương đối. trên thực tế, nói là tự
do chuyển đổi hay chuyển đổi hoàn toàn, nhưng trong một chừng mực nào đó, các
chính phủ vẫn có những biện pháp ( trực tiếp hay gián tiếp) kiểm soát các giao dịch
giữa người cư trú với người không cư trú..
 Căn cứ vào hình thái tồn tại của tiền tệ:
+ Tiền mặt ( cash) :Bao gồm tiền giấy và tiền kim loại của từng quốc gia.
Trong TTQT hiện nay, tiền mặt được sử dụng rất ít và chỉ chiếm một tỷ trọng rất
nhỏ trong khối lượng thanh tốn chung. Thay vào đó, tiền điện tử ngày nay càng
được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực du lịch quốc tế.

+ Tiền tín dụng ( Credit currency): Đây là loại tiền vơ hình tồn tại
dưới dạng những con số ghi trên các tài khoản , sổ sách của ngân hàng.
Đây là loại tiền được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
TTQT.
 Căn cứ mức độ sử dụng trong dự trữ và thanh toán quốc tế :
+ Đồng tiền mạnh ( Hard currency): Là đồng tiền tự do chuyển đổi, có giá trị
ổn định và đứng đằng sau nó là một nền kinh tế hùng hậu. Đồng tiền manh được sử
dụng phổ biến trong dự trữ và thanh toán quốc tế như :USD,EUR,GBP,JPY,vv…
+ Đồng tiền yếu ( Weak currency) : Là đồng tiền không được tự do chuyển
đổi, giá trị không thật ổn định và đứng đằng sau nó là một nền kinh tế nhỏ hoặc phát
triển ở mức thấp.Đồng tiền yếu được sử dụng chủ yếu trong lưu thông nội địa, ít
được sử dụng trong thanh toán quốc tế, như : VND,LAK, vv…
 Căn cứ vào mục đích sử dụng đồng tiền trong thanh tốn:
+ Tiền tệ tính tốn (Account currency): Là tiền tệ được dùng để thể hiện giá
cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng đồng mua bán ngoại thương.
+ Tiền tệ thanh toán (Payment currency): Là đơn vị tiền tệ được dùng để
thanh toán nợ, thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương.


12

3.1.2. Điều kiện đảm bảo hối đoái cho tiền tệ:
Để tránh rủi ro có thể xảy ra khi tỷ giá biến động, các bên tham gia thanh
toán thường đàm phán điều kiện đảm bảo hối đoái cho giá trị hợp đồng khi thanh
tốn đúng như giá trị hàng hóa đã trao nhận.
 Điều kiện đảm bảo bằng vàng: Đây là hình thức đảm bảo
cổ điển và đơn giản nhất của điều kiện đảm bảo bằng vàng là giá cả hàng hoá và
tổng giá trị hợp đồng được trực tiếp quy định bằng một số lượng vàng nhất định, tuy
nhiên cách này trong thương mại quốc tế gần như không sử dụng vì trong thực tế đã
khơng sử dụng vàng trong thanh toán, mà chủ yếu dùng ngoại tệ mạnh để hạch toán

giá cả và dùng các phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt trong thanh toán để
thanh toán bù trừ.
 Điều kiện đảm bảo ngoại hối: Hai bên mua bán sẽ thoả
thuận lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định tỷ giá với đồng tiền được
lựa chọn trong thanh toán để đảm bảo giá trị của đồng tiền thanh toán là điều kiện
đảm bảo ngoại hối. Trước một ngày thanh toán lấy lại tỷ giá giữa 2 đồng tiền này
để đối chiếu với tỷ giá đã xác định, nếu có sự thay đổi sẽ điều chỉnh tổng giá trị hợp
đồng theo sự biến động đó.
 Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ: Trong thời đại kinh tế
hiện đại hàm lượng vàng khơng có ý nghĩa thiết thực đối với xác định tỷ giá các loại
ngoại tệ, hơn nữa giá vàng thế giới lại có những biến động khơng gắn với giá của
ngoại tệ. Vì vậy các bên mua bán thường thoả thuận với nhau theo cách lựa chọn
một loạt ngoại tệ để đảm bảo giá trị cho đồng tiền lựa chọn trong thanh toán. Cách
lựa chọn như vậy gọi là đảm bảo hối đoái theo “rổ” tiền tệ.
3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán:
Địa điểm thanh toán là nơi người bán nhận được tiền cịn người mua trả tiền.
Tất nhiên, người bán ln muốn nhận được tiền tại nước mình (lý do bởi thu được
tiền nhanh và an tồn hơn), cịn người mua lại muốn trả tiền tại nước mình ( lý do
bởi làm vậy đỡ đọng vốn). xét về mặt lý thuyết, việc thanh tốn cịn có thể diễn ra ở



×