Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã lam sơn, huyện tam nông, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.7 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN,
ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAM SƠN,
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH: 403

Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Xuân Phương
Sinh viên thực hiện: Đặng Phương Nam
Mã sinh viên:

1654010479

Lớp:

61A – QLĐĐ

Khóa học:

2016 – 2020

Hà Nội, 2020


LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá quá trình học tập và rèn luyện cũng như hồn thành chương
trình đào tạo chính quy tại trường Đại học Lâm nghiệp. Được sự nhất trí của


Viện Quản lý đất đai và Phát triển nơng thôn trường Đại học Lâm nghiệp với sự
hướng dẫn của cơ giáo TS. Hồng Xn Phương, em tiến hành thực hiện đề tài
khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá kết quả thực hiện công tác dồn điền, đổi
thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Tam Nông, Tỉnh
Phú Thọ”.
Để hoàn thành đề tài này, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, em còn nhận
được sự giúp đỡ tận tình, chỉ bảo của các thầy cơ, bạn bè và người thân.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong trường
và đặc biệt là TS. Hoàng Xuân Phương, giảng viên Viện Quản lý đất đai và Phát
triển nông thôn trường Đại học Lâm nghiệp, người ln theo sát tận tình hướng
dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn UBND xã Lam Sơn và toàn thể nhân dân trong xã, bạn bè
và người thân đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp em trong q trình nghiên cứu và hồn thành đề tài.
Mặc dù đã nỗ lực nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn, cũng như kiến
thức bản thân cịn hạn chế. Trong q trình thực tập, hồn thiện đề tài này khơng
tránh khỏi sai sót, kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cơ và các bạn để
cho đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Đặng Phương Nam


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP ............................. 3
2.1.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 3
2.1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của dồn điền đổi thửa ...................................... 5
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC DỒN DIỀN ĐỔI THỬA ................... 5
2.3. CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI VIỆT NAM .............................. 8
2.3.1. Tình hình chung công tác dồn điền đổi thửa ............................................... 8
2.3.2. Công tác DĐ ĐT ở một số địa phương ....................................................... 9
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 16
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................................... 16
3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 16
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 16
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 16
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 16
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp....................................................... 16
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu, tài liệu sơ cấp ............................................ 17
3.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ..................................................... 17
3.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá ................................................ 17


3.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất ....................... 17
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 20
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ LAM SƠN,
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ .......................................................... 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 20

4.1.2. Các nguồn tài nguyên ................................................................................ 21
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 22
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Lam Sơn,
huyện Tam Nông. ................................................................................................ 25
4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ LAM SƠN .............................. 25
4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA XÃ LAM
SƠN ..................................................................................................................... 29
4.3.1. Cơ sở pháp lý của công tác dồn điền, đổi thửa của xã Lam Sơn .............. 29
4.3.2. Phương án thực hiện.................................................................................. 30
4.3.3. Trình tự thực hiện dồn điền, đổi thửa........................................................ 30
4.4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA XÃ
LAM SƠN ........................................................................................................... 32
4.4.1. Kết quả thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa tại xã Lam Sơn ............. 32
4.5. HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI
THỬA TẠI XÃ LAM SƠN ................................................................................ 36
4.5.1. Hiệu quả kinh tế ........................................................................................ 36
4.5.2. Hiệu quả xã hội ......................................................................................... 36
4.5.3. Hiệu quả mơi trường ................................................................................. 39
4.6. NHỮNG THUẬN LỢI, KHĨ KHĂN TRONG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN
ĐỔI THỬA.......................................................................................................... 41
4.6.1. Thuận lợi ................................................................................................... 41
4.6.2. Khó khăn ................................................................................................... 42
4.7. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU DDĐT ................................................................... 42


PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 45
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 45
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

UBND

Ủy ban nhân dân



Nghị định

CP

Chính Phủ

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa



Quyết định

NQ

Nghị quyết


TTg

Thủ tướng

TT

Thơng tư

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

GDP

Tổng sản phẩm nội địa
(Gross Domestic Product)

TW

Trung ương

KH

Kế hoạch

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa


HĐND

Hội đồng nhân dân

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

ĐU

Đảng ủy

LUT

Loại hình sử dụng đất (Land Use
Type)



Lao động

GTSX

Giá trị sản xuất

GTGT

Giá trị gia tăng

CPTG


Chi phí trung gian

PTNT

Phát triển nơng thơn


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước ........................ 9
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Lam Sơn năm 2017 ..................................... 26
Bảng 4.2 Biến động đất đai trên địa bàn xã Lam Sơn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ ................................................................................................................................ 28
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả thực hiện dồn diền đổi thửa tại xã Lam Sơn ........... 33
Bảng 4.4. Hạng mục công trình giao thơng thủy lợi ............................................... 34
Bảng 4.5. Ý kiến của người dân về công tác DĐĐT .............................................. 35
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất trước và sau dồn điền
đổi thửa ......................................................................................................................... 34
Bảng 4.7. Hiệu quả sử dụng lao động của một số kiểu sử dụng đất trước và sau
dồn điền đổi thửa ......................................................................................................... 37
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng phân bón cho các cây trồng tại xã Lam Sơn .......... 39
Bảng 4.9. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng tại xã
Lam Sơn sau DĐĐT ................................................................................................... 40


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là tư liệu sản


xuất đặc biệt, đất đai cung cấp nguồn nước cho sự sống, cung cấp nguồn ngun
liệu và khống sản, là khơng gian của sự sống đồng thời bảo tồn sự sống. Đất
đai là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơng trình văn hóa, an ninh quốc
phịng. Với chính sách mới về quyền sử dụng đất đã làm thay đổi mối quan hệ
sản xuất ở nông thôn, người nông dân thực sự trở thành người chủ mảnh đất của
mình, đó là động lực cho sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp.
Thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để xây dựng nông thôn mới thì việc
dồn điền đổi thửa từ nhiều thửa nhỏ thành thửa lớn là việc hết sức cần thiết đáp
ứng sự nghiệp đổi mới, xây dựng nền nơng nghiệp hàng hóa có chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu của thị trường và áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào trong
sản xuất.
Lam Sơn là một xã phát triển nông nghiệp là chính, diện tích đất nơng
nghiệp chiếm 82,75% diện tích đất tự nhiên với 65,15% dân số trực tiếp sản xuất
nông nghiệp. Năm 1993 xã Lam Sơn đã tiến hành giao đất ổn định lâu dài cho
các hộ gia đình với bình quân 3 - 5 thửa/hộ. Tuy nhiên hiện trạng đất còn manh
mún làm ảnh hưởng đến đầu tư cho sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khó
áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại dẫn đến giá trị sản xuất nông nghiệp thấp.
Thực hiện theo quyết định 800/QĐ –TTg, năm 2018 đã hồn thành 100% cơng
tác dồn điền đổi thửa.
Nhằm đánh giá công tác quản lý đất đai và hiệu quả sử dụng đất cũng như
rút ra kinh nghiệm và những vấn đề tồn tại trong công tác dồn điền đổi thửa của
địa phương. Từ thực tế trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả
thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn xã Lam
1


Sơn, huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ" với mong muốn làm rõ hơn hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp của việc dồn điền, đổi thửa nhằm thực hiện mục tiêu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá kết quả công tác dồn điền đổi thửa tại xã Lam Sơn,
huyện Tam Nơng, Tỉnh Phú Thọ từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác DĐĐT tại địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kết quả công tác dồn điền đổi thửa tại xã Lam Sơn, huyện Tam
Nông, Tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá những tồn tại, khó khăn của việc dồn điền đổi thửa tại xã Lam
Sơn, huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất 1 số giải pháp khắc phục khó khăn và hồn thiện công tác dồn
điền đổi thửa tại địa phương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi xã
Lam Sơn, huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ.
- Pham vi thời gian: Đánh giá kết quả thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa
đến năm 2017 trên địa bàn xã.
- Phạm vi nội dung: Công tác dồn điền đổi thửa và đất sản xuất nông
nghiệp.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm
a, Khái niệm manh mún ruộng đất:
Ở Việt Nam, khái niệm manh mún ruộng đất xuất hiện từ khi phân chia

ruộng đất cho hộ nông dân theo Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của
Chính phủ về giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục
đích sản xuất nơng nghiệp. Khái niệm này được hiểu là:
- Sự manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường là
nơng hộ) có quá nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở
nhiều xứ đồng
- Sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất, số
lượng ruộng đất q nhỏ khơng tương thích với số lượng lao động và các yếu tố
sản xuất khác.
Cả hai kiểu manh mún trên đều dẫn đến tình trạng là hiệu quả sản xuất thấp,
hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ KHKT, nhất là vấn đề cơ giới
hố, thuỷ lợi hố trong nơng nghiệp,... dẫn đến việc sử dụng đất kém hiệu quả,
làm cản trở bước tiến của q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Vì thế
người ta ln tìm cách khắc phục tình trạng này ( Tài liệu tham khảo ).
- Nguyên nhân manh mún ruộng đất do: Tình trạng manh mún ruộng đất
chủ yếu do các yếu tố, như lịch sử, địa hình, áp lực dân số, thừa kế… Ở Việt
Nam, thực chất của tình trạng đất nơng nghiệp manh mún hiện nay là do trước
đây việc chia đất canh tác cho nông dân theo Nghị định 64/CP được thực hiện
theo phương châm: “Có gần có xa, có xấu có tốt, có cao, có thấp”. Tâm lý của
người nơng dân là muốn có sự cơng bằng giữa các hộ cả về các yếu tố thuận lợi
trong canh tác như: Độ phì nhiêu của đất đai, mức độ thuận lợi trong giao thông,
thủy lợi, hiệu quả kinh tế từ các mảnh ruộng mang lại… và cả những yếu tố bất
lợi như: khả năng tưới, tiêu nước, đất chua mặn, đất canh tác ở xa khu dân cư…

3


cũng được chia đều cho các hộ nông dân, dẫn đến việc một hộ nông dân sở hữu
trên 10 thửa ruộng nằm rải khắp các xứ đồng.
Manh mún có thể được tạo ra do điều kiện điạ hình, nhất là đối với các

vùng đồi núi, trung du, ruộng đất bậc thang; Chế độ thừa kế chia đều ruộng đất
cho con cái, ruộng đất của cha mẹ thường chia đều cho tất cả các con sau khi
tách hộ, vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liến với chu kỳ phát triển của
nông hộ; Tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nhất là những
nông dân ít có cơ hội tìm việc làm phi nơng nghiệp; Một ngun nhân khác để
nơng dân duy trì tình trạng manh mún do nhận thức: họ cho rằng có thể sử dụng
hiệu quả lao động thời vụ hơn, mặc dù lao động nói chung đang dư thừa ở Việt
Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng vào những lúc chính vụ và vụ
đơng thì nhu cầu về lao động cũng rất cao, nơng đân có thể giảm thời điểm căng
thẳng này bằng cách đa dạng hóa cây trồng trên các mảnh khác nhau; một lợi ích
tiềm năng khác của manh mún là người sử dụng đất có thể thế chấp hoặc bán
một phần quyền sử dụng đất của họ (Tổng cục Địa chính, 1997).
b, Khái niệm dồn điền đổi thửa (DĐĐT) (Land consolidation):
Là việc tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn. Có 2 cơ
chế chủ yếu để thực hiện DĐĐT: Một là để cho thị trường ruộng đất, và các
nhân tố phi tập trung tham gia vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho cơ chế này vận
hành tốt hơn; Hai là thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính, tổ chức phân
chia lại ruộng đất, thực hiện các quy hoạch có chủ định. Theo cách này, các địa
phương đều xác định là DĐĐT sẽ không làm thay đổi các quyền của nông hộ
đối với ruộng đất đã được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện
q trình này có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận ruộng đất của các nhóm
nơng dân hưởng lợi khác nhau dẫn đến thay đổi bình qn ruộng đất ở các nhóm
xã hội khác nhau” (Đào thế Anh, 2004).
c, Khái niệm tích tụ và tập trung ruộng đất:
Là một yêu cầu đặt ra trong q trình CNH - HĐH nơng nghiệp, nơng thơn
của các nước. Tập trung ruộng đất của các trang trại quy mô nhỏ thành những

4



trang trại quy mô lớn, tạo điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
sản xuất, thâm canh tăng năng xuất sinh học, năng xuất lao động, tăng khối
lượng và tỷ suất nơng sản hàng hóa, giảm chi phí sản xuất và giá thành nơng sản
(Nguyễn Hậu).
2.1.2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của dồn điền đổi thửa
DĐĐT đất nơng nghiệp khắc phục tình trạng đất nhỏ lẻ, phân tán. Diện tích
đất sản xuất nơng nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân đã liền khoảnh, liền khu,
tạo điều kiện thuận lợi cho hộ cải tạo ruộng đồng, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo điều kiện tốt hơn cho cơ giới hoá.
Giảm bớt thời gian đi lại vận chuyển, thu hoạch cho các hộ nông dân. Tăng thêm
diện tích canh tác do giảm bớt diện tích đất để làm bờ ruộng. Tạo điều kiện hình
thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cũng như thuận lợi cho việc áp
dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất góp phần thực hiện mục tiêu cánh
đồng có thu nhập cao cho các địa phương. DĐĐT đất nông nghiệp là cơ hội để
qui hoạch và phát triển hệ thống giao thông thuỷ lợi, tạo điều kiện phát triển đa
dạng hố nơng nghiệp. Q trình DĐĐT cho phép khắc phục tình trạng nhỏ lẻ
ruộng đất, làm cho qui mơ diện tích các mảnh ruộng tăng lên. Nhưng theo đó là
sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tưới tiêu, vận
chuyển sản phẩm và cơ giới hoá sản xuất trong tương lai. DĐĐT đất nông
nghiệp tạo cơ sở cho việc cải thiện công tác quản lý đất đai thơng qua q trình
điều tra đất đai cập nhật quỹ đất, trao đổi và giao lại đất có sự tham gia tích cực
của các hộ nơng dân của địa phương. Những lúc khó khăn, tồn tại liên quan đến
tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, giao đất chưa công bằng trước đây được
giải quyết, tạo khơng khí phấn khởi, đồn kết trong xóm (Ngân Hà, 2012).
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC DỒN DIỀN ĐỔI THỬA
Công tác chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn được tiến
hành dựa trên các cơ sở pháp lý sau đây:

5



- Văn kiện Đại hội Đảng khóa VII, Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương lần thứ 2 (khóa VII), Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần
thứ 4 (khóa VIII) và nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị năm 1999;
- Đại hội IX của Đảng đã quyết định đương lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta 10 năm (2001-2010) trong đó nơng nghiệp, nông thôn được quan tâm
đặc biệt.
- Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH
Trung ương Đảng khoá IX: “Về đất đai: điều chỉnh các cơ chế, chính sách để tạo
điều kiện cho nông dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với đất đai
như khuyến khích nơng dân DĐĐT; cho phép nông dân sử dụng giá trị quyền sử
dụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh”;
- Nghị quyết số 26/NQ-TƯ ngày 12/3/2003 tại hội nghị lần thứ Bảy BCH
Trung ương Đảng (khóa IX) về việc tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất
đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HDH đất nước đã nêu rõ: “ Khuyến khích tích
tụ đất đai, sớm khắc phục tình trạng đất sản xuất nơng nghiệp manh mún. Q
trình tích tụ đất đai cần có sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước, có quy hoạch, kế
hoạch, có bước đi vững chắc trên từng địa bàn, lĩnh vực gắn với chương trình
phát triển ngành nghề, tạo việc làm. Tích tụ đất đai thơng qua việc nhận chuyển
nhượng và nhiều biện pháp khác phục và phù hợp với từng thời kỳ, từng vùng”;
- Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy
thực hiện Nghị quyết Trung ương khoá IX về kinh tế tập thể: “... UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc DĐĐT trên nguyên tắc tự
nguyện, tự thoả thuận và các bên cùng có lợi, kết hợp tổ chức quy hoạch lại
đồng ruộng, sử dụng đất đai có hiệu quả...”;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng
khố X về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn.

6



- Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng
chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới
- Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND Tỉnh Phú
Thọ ban hành Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản
xuất nơng nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn trên địa bàn thành phố giai đoạn
2012-2015 hợp với lòng dân
Thực hiện Nghị quyết số 93- NQ/HU ngày 30/6/2014 của Ban thường vụ
huyện ủy Tam Nông về việc tiếp tục dồn đổi ruộng đất nông nghiệp đến năm
2017;
Nghị quyết số 60/2014/NQ- HĐND ngày 16/7/2014 của HĐND huyện
Tam Nông về việc thông qua Đề án số 01/ĐA- UBND ngày 4/7/2014 của
UBND huyện Tam Nông về tiếp tục thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp
trên địa bàn xã đến năm 2017;
Kế hoạch số 950/KH-UBND và hướng dẫn số 951/HĐ-UBND của UBND
huyện Tam Nông về tiếp tục thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp đến năm
2017;
Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 4/7/2014 của UBND huyện Tam Nông về
việc thông qua đề án tiếp tục thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp gắn với
xây dựng nông thôn mới đến năm 2017;
Nghị quyết số 56/NĐ-ĐU ngày 23/2/2013 về việc tiếp tục dồn đổi ruộng
đất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012- 2015;
Nghị quyết số 14-NĐ/ĐU ngày 3/9/2019 của Đảng ủy xã Lam Sơn thực
hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn xã đến năm 2017;
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới và đề án, kế
hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lam Sơn.
Kế hoạch số 54/KH- UBND ngày 30/10/2014 của UBND xã Lam Sơn về
việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp xã Lam Sơn.

7



2.3. CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình chung cơng tác dồn điền đổi thửa
Việt Nam cơ bản là một nước nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp trong
nước hiện nay có 9.345.346 ha và quỹ đất này có xu hướng giảm do nhu cầu xây
dựng, giao thơng, thủy lợi; chuyển mục đích sử dụng sang đất ở.
Sau gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới từ nghị quyết đại hội VI năm
1986 đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây, nông nghiệp và kinh tế nơng thơn Việt
Nam đã có bước tiến mạnh và đạt nhiều thành tựu to lớn. Nông nghiệp đang
chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ, tự cung cấp theo phương thức truyền thống sang
sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Đây là một chuyển biến có ý nghĩa
hết sức quan trọng và sâu sắc làm thay đổi tính chất của các mối quan hệ cơ bản
trong nông nghiệp – nông thôn. Đồng thời tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển.
Bên cạnh đó nghị quyết TW5, TW7 (Khóa IX) của Ban chấp hành trung
ương về công tác “DĐĐT” đất nông nghiệp tạo điền kiện thuận lợi cho ngành
nông nghiệp nước ta bước vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thời
gian qua chủ trương DĐĐT được thực hiện đã giúp địa phương trong cả nước
giảm ½ số thửa, có nơi tới 80%. Diện tích mỗi thửa nhờ đó mà tăng bình quân
gấp 3 lần, tạo điều kiện cho nông dân cải tạo ruộng đồng, thâm canh, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập và còn tăng diện tích nhờ giảm phần đất làm
bờ.
Ví dụ ở Hưng n diện tích đất nơng nghiệp tăng lên từ 89.000 ha lên
92.000 ha. Khơng chỉ có vậy mà cịn nhiều địa phương trên cả nước đã hoàn
thành rất tốt chủ trương DĐĐT, là những điểm sang để những nơi khác làm theo.
Ví dụ Bắc Ninh là một trong những đia phương đi đầu trong cơng tác
DĐĐT. Hiện nay đã hồn thành chuyển đổi ở 87 xã (73,1%), 382 thơn (58,3%),
có 95.922 hộ chuyển đổi ruộng đất (50%) được 64.414 ha (37%). Nhờ đó, tỉnh


8


đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, bước đầu hình thành vùng
chuyên canh các loại canh trồng có giá trị kinh tế.
Bảng 2.1. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước

Vùng sinh thái
STT

Tổng số hộ/

Diện tích bình qn/

thửa (thửa)

thửa (m²)

Trung
bình

1

Trung du miền núi Bắc Bộ

2

Cá biệt

Đất lúa


Đất trồng
màu

10- 20

150

150- 300

100-150

Đồng bằng sông Hồng

7- 10

47

300-400

100-150

3

Duyên hải Bắc Trung Bộ

7- 10

30


300-500

200-300

4

Duyên hải Nam Trung Bộ

5-10

30

300-1000

200-1000

5

Tây nguyên

5

25

200-500

1000-5000

6


Đông Nam Bộ

4- 5

15

1000-3000

1000-5000

7

Đồng bằng sông Cửu Long

3

10

3000-5000

200-500

(Nguồn: Tài liệu tham khảo)
2.3.2. Công tác DĐ ĐT ở một số địa phương
 Tại Hải Dương
Tại Hải Dương, theo số liệu địa chính, khi thực hiện cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 cho thấy ruộng đất đã giao cho các hộ
phần lớn đều manh mún, bình quân mỗi hộ có từ 13-15 thửa (hộ cao nhất có từ
17-20 thửa, thấp nhất cũng có 9 -12 thửa). Bình quân diện tích mỗi thửa từ 170 –
250m2, phân tán ở nhiều xứ đồng. Vì thế chi phí sản xuất cao, hiệu quả thấp việc

áp dụng cơ giới hóa gặp nhiều khó khăn. Để từng bước khắc phục những thiếu
xót và khuyết điểm trên. Tỉnh Hải Dương đã quyết tâm hoàn thành đề án dồn
điền đổi thửa trong giai đoạn 2001 - 2006.

9


Tỉnh Hải Dương ra quyết định số 392/2002/QĐ-UB ngày 06-02-2002 về
việc phê duyệt Đề án “Hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ
thành ô thửa lớn” đề ra mục tiêu giảm số thửa giao cho một hộ xuống cịn một
nửa, tăng diện tích cho mỗi thửa lên gấp đơi; phấn đấu mỗi hộ bình qn chỉ cịn
từ 1 đến 5 thửa và mỗi thửa từ 500m2. Toàn tỉnh Hải Dương đã triển khai thực
hiện, kết quả đến năm 2006 đã chuyển đổi cơ bản toàn bộ diện tích đất nơng
nghiệp, giảm số thửa bình qn cịn 5 - 7 thửa/hộ, diện tích bình qn mỗi thửa
là 300m2 - 400m2; lập xong tồn bộ hồ sơ địa chính xã. Như vậy, đến năm 2006
một số mục tiêu chưa đạt được so với kế hoạch, số thửa trên một hộ vẫn nhiều
và diện tích một thửa cịn nhỏ ảnh hưởng trực tiếp tới q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Trước tình hình đó, một số địa phương đã
chủ động tiến hành dồn điền, đổi thửa từ 5 - 7 thửa/hộ xuống còn 1 - 3 thửa. Để
q trình triển khai thống nhất trong tồn tỉnh ngày 13- 9 - 2013, Ủy ban nhân
dân tỉnh Hải Dương đã ban hành Kế hoạch số 1704/KH-UBND về việc thực
hiện dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2013 - 2015, với mục tiêu giảm số thửa mỗi hộ gia đình chỉ
cịn từ 1 đến 2 thửa ruộng. Từ q trình tự phát dồn đổi của các hộ nơng dân và
qua 2 lần triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa theo chủ trương của tỉnh, Hải
Dương đã khắc phục dần sự manh mún về ruộng đất, mở đường cho q trình
phát triển sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp.
Theo báo cáo sơ kết một năm thực hiện Kế hoạch số 1704/KH-UBND ngày
13-9-2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về dồn điền, đổi thửa gắn với
chỉnh trang đồng ruộng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng

8/2014 cơ bản các xã đã triển khai xây dựng đề án, phương án dồn điền, đổi thửa.
Trong đó, có 77 thơn, ở 24 xã đã tổ chức triển khai thực hiện dồn điền, đổi thửa
trên đồng ruộng với tổng diện tích dồn điền, đổi thửa là 4.548 ha. Số thửa bình
quân cơ bản sau khi đổi thửa đạt từ 1 - 2 thửa/hộ, diện tích 1 thửa bình quân đạt
trên 800m2. Ở Ninh Giang, đến hết năm 2014, 28/28 xã, thị trấn trong huyện đã
thực hiện dồn điền, đổi thửa và chỉnh trang đồng ruộng. Tổng diện tích đã triển

10


khai thực hiện dồn điền, đổi thửa trong toàn huyện là 7.466,89 ha. Diện tích đất
trung bình mỗi xuất được giao là 430m2/xuất.
Trong quá trình thực hiện dồn điền, đổi thửa, diện tích đất cơng điền được
tập trung gọn vùng, gọn thửa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây
dựng kết cấu hạ tầng, các cơng trình công cộng, khu dân cư mới của các địa
phương. Việc tập trung diện tích đất cơng điền đã tạo điều kiện nâng cao hiệu
quả quản lý, sử dụng đất, thuận lợi cho việc triển khai xây dựng các cơng trình,
dự án đã được phê duyệt. Nhìn chung, các huyện, xã đã chỉ đạo và tuyên truyền,
vận động nhân dân góp đất để chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng hệ thống giao
thông thủy lợi nội đồng.
Thành công trong việc dồn điền đổi thửa ở Hải Dương trước hết là nhờ sự
chuẩn bị công phu từ xây dựng đề án đến tuyên truyền, vận động, hướng dẫn,
tập huấn. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và
tập thể, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài khi chuyển đổi phải căn cứ vào tình
hình cụ thể ở từng cơ sở để áp dụng linh hoạt.
Việc dồn điền đổi thửa ở Hải Dương đã tác động tích cực đến nhiều mặt
trong q trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đây là điều kiện để hợp
tác kinh tế nảy nở: từ mơ hình tổ hợp tác, mơ hình doanh nghiệp nơng nghiệp
đến hợp tác kinh tế vùng. Từ đó thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, hỗ
trợ đầu tư và xúc tiến thị trường tiêu thụ cho sản xuất nông sản hàng hóa.

 Tại Thái Bình
Thái Bình là tỉnh nơng nghiệp có truyền thống thâm canh lúa nước, sản
lượng lúa nhiều năm liên tục đạt trên 1 triệu tấn một năm. Những năm trước đây,
dù đã có nhiều chính sách cho phát triển nông nghiệp, song do quy hoạch không
theo kịp sự phát triển, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên quy mô nhỏ lẻ,
phương thức sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm, chưa tạo ra lượng hàng
hóa lớn. Đời sống và thu nhập của nơng dân Thái Bình chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế của vùng. Thực hiện quyết định 800 của chính phủ và nghị
quyết 26 của Trung ương Đảng. Thái Bình ban hành Nghị quyết số 02 của Ban

11


chấp hành Đảng bộ Tỉnh và đề án xây dựng nơng thơn mới tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó, Thái Bình xác định bước
đi đầu tiên là thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang lại ruộng đồng.
Tính đến năm 2012, tồn tỉnh có 146/267 hồn thành dồn điền đổi thửa đất nông
nghiệp gắn với chỉnh trang ruộng đồng đạt tỷ lệ 55% vượt kế hoạch của tỉnh đã
đề ra. Sau dồn điền đổi thửa còn 462.187 thửa, giảm so với trước khi dồn điền
đổi thửa là 499.930 thửa (51,96%), bình quân chung toàn tỉnh là 1,79 thửa/hộ
giảm so với trước đây bình qn 3,67 thửa/hộ
Các hộ nơng dân đã đóng góp 2.190,94 ha để xây dựng cơng trình hạ tầng
đồng ruộng, các xã đã tổ chức đào đắp 9.765.839 m2 công trình mặt ruộng đạt
75,44% kế hoạch. Tổng diện tích quỹ đất 5% đất cơng ích của xã, phường, thị
trấn đã thu gọn để xây dựng cơng trình cơng cộng là 975,74 ha đạt 79,05% kế
hoạch. Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng bộ được các xã thực hiện theo
đúng quy hoạch. Cụ thể, thiết kế bờ vùng cách bờ vùng là 500-800m, bờ thửa
cách bờ thửa là 100 m, mặt bờ vùng rộng 4,5m. Cứ cách 500m có một điểm
tránh xa, bờ thửa rộng 2,5m, đủ tiêu chuẩn cho máy gặt đập liên hợp hoạt động.
Dọc bờ vùng, bờ thửa có mương tưới tiêu nước và thuận tiện cho việc sử dụng

cơ giới vào hoạt động. Do công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang nội đồng theo
đúng quy hoạch nên các xã đều quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa tập
trung. Qua thực tế cơng tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang nội đồng, máy móc,
cơ giới được đầu tư, nên khâu làm đất đạt 100%, vận chuyển đạt 100%, gặt
khoảng 80%, bơm nước 100%. Cũng nhờ được cơ giới hóa nên đã giảm được
chi phí trong sản xuất nông nghiệp như khâu làm đất giảm từ 40.000-50.000
đồng/sào, khâu gặt giảm 90.000 đồng/sào. Đến nay, tỉnh đã tổ chức sản xuất
được gần 210 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích gần 10.000 ha, có 26 mơ
hình liên kết 4 nhà với diện tích trên 1.500 ha. Kết quả bước đầu của các mơ
hình đã giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho các nơng hộ.

12


 Tại Nam Định
- Theo Xuân Thị Thu Thảo và cs. (2015), công tác dồn điền đổi thửa của
tỉnh Nam Định được thực hiện từ năm 2002 - 2014 được chia thành hai giai
đoạn đã phần nào khắc phục được tình trạng manh mún đất đai, hệ quả của việc
giao đất nông nghiệp cho các hộ dân theo Nghị định 64/CP. Đến nay, trên địa
bàn tỉnh đã có 3/9 huyện hoàn thành việc giao đất ngoài thực địa. Số thửa bình
qn trên hộ là 2 thửa, thửa có diện tích lớn nhất là 1.800m2. Mặc dù diện tích
đất sản xuất nơng nghiệp sau dồn diền đổi thửa có giảm nhưng hầu hết người
dân đều ủng hộ công tác này. Sau dồn điền đổi thửa, giao thông và thủy lợi nội
đồng có phần được cải thiện, giúp cho việc đi lại, chăm nom đồng ruộng và tổ
chức sản xuất thuận tiện hơn. Ngồi ra, dồn điền đổi thửa đã góp phần tăng năng
suất cây trồng, tiết kiệm thời gian, chi phí, cơng lao động và việc áp dụng máy
móc, cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp thuận lợi hơn. Qua đó có thể thấy
chủ trương dồn điền đổi thửa được tỉnh Nam Định phát động là đúng đắn mặc
dù vẫn có những khó khăn địi hỏi các cơ quan quản lý cần phải giải quyết để
giúp cho việc sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn thuận lợi hơn.

- Thông qua dồn điền đổi thửa, nhân dân các địa phương đã góp được 2.851
ha đất (bình qn 10-15m/sào), tạo thêm nguồn lực quan trọng để xây dựng
nông thôn mới; đồng thời đồng ruộng, kênh mương, giao thông nội đồng được
chỉnh trang, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển sản xuất. Số thửa bình quân/hộ
giảm từ 4 thửa/hộ xuống còn 1 - 2 thửa/hộ, nhiều xã đạt 75 - 80% số hộ chỉ cịn
1 thửa/hộ. Quỹ đất cơng sau dồn điền đổi thửa đã tăng lên đáng kể, phục vụ tốt
hơn cho việc xây mới, mở rộng, nâng cấp các cơng trình phục vụ dân sinh như
trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ... Đặc biệt, sau 5 năm triển khai cơng tác
dồn điền đổi thửa, tồn tỉnh đã đắp được trên 5.400 km đường giao thông, thủy
lợi nội đồng, đã cứng hóa được trên 1.000 km đường giao thơng; hình thành các
vùng sản xuất tập trung với 150 cánh đồng mẫu lớn, góp phần phát triển sản
xuất hàng hóa theo hướng hiệu quả, bền vững.
Do làm tốt công tác dồn điền đổi thửa nên việc xây dựng nông thôn mới
của Nam Định đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Giá trị sản xuất nông nghiệp
tăng bình quân 3,1%/năm. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 940

13



×