Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.45 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

HUỲNH THỊ TRÚC MAI

QUYỀN PHẢN TỐ CỦA BỊ ĐƠN
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

QUYỀN PHẢN TỐ CỦA BỊ ĐƠN
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HUỲNH THỊ TRÚC MAI
Khóa: 40 MSSV: 1553801012137
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S XA KIỀU OANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là món quà, một mốc đánh dấu cho sự trưởng thành của bản
thân em sau những ngày học tập tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, điều
đó vơ cùng vinh dự và đầy ý nghĩa. Khóa luận tốt nghiệp của em được hồn thành khơng


chỉ dựa vào việc nghiên cứu của riêng cá nhân em mà cịn có sự đóng góp rất lớn của
mọi người xung quanh.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Giảng viên
hướng dẫn, Thạc sĩ Xa Kiều Oanh - Giảng viên khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh. Bằng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong q trình giảng
dạy, Cơ đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến để em hồn thiện nội dung một cách tốt
nhất. Cô là động lực để em ln phấn đấu và cố gắng hồn thành Khóa luận tốt nghiệp
này.
Bên cạnh đó, em xin bày tỏ lịng biết ơn đối với quý Thầy, Cô đã giảng dạy em
trong suốt bốn năm qua. Các bài học về kiến thức chuyên môn và kỹ năng sống mà Thầy,
Cô chia sẻ đến chúng em sẽ là hành trang để chúng em bước vào đời.
Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy, Cơ có thật nhiều sức khỏe, gặt hái được nhiều
thành cơng trong sự nghiệp trồng người của mình.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Xa Kiều Oanh đảm bảo tính trung thực
và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/5/2019
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Trúc Mai


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT


NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

NCQLNVLQ

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP

Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày
03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành
một số quy định trong phần thứ hai “Thủ
tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ
thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được
sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân
sự.

TAND

Tòa án nhân dân



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN PHẢN TỐ CỦA BỊ ĐƠN
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM ................................................................. 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự
..................................................................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự ....................... 6
1.1.2. Đặc điểm về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự ........................ 7
1.1.3. Ý nghĩa về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự ........................... 9
1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng
dân sự ........................................................................................................................ 11
1.2.1. Chủ thể thực hiện quyền phản tố và chủ thể bị phản tố............................... 11
1.2.2. Các điều kiện của yêu cầu phản tố............................................................... 13
1.2.3. Thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu phản tố và thay đổi địa vị tố tụng liên quan
đến yêu cầu phản tố ............................................................................................... 26
1.2.4. Thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố ............................................................. 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG I............................................................................................ 32
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ QUYỀN PHẢN TỐ CỦA BỊ ĐƠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT
NAM ............................................................................................................................. 33
2.1. Yêu cầu phản tố đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập .............................................................................................................................. 33
2.2. Thẩm quyền thụ lý yêu cầu phản tố ................................................................... 36
2.3. Hình thức ghi nhận và nội dung yêu cầu phản tố............................................... 41
2.4. Thời hiệu đối với yêu cầu phản tố...................................................................... 44
2.5. Bù trừ nghĩa vụ đối với yêu cầu phản tố ............................................................ 45
2.6. Một số thiếu sót của Tịa án trong việc giải quyết yêu cầu phản tố ................... 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG II .......................................................................................... 53
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Theo thời gian, kinh tế, văn hóa ngày càng tiến bộ, các mối quan hệ trong xã hội
xuất hiện ngày càng nhiều. Để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong đời sống, đòi
hỏi hệ thống pháp luật của một quốc gia phải có sự phát triển để phù hợp với tình hình
của xã hội.
Hệ thống pháp luật quốc gia được xây dựng dựa trên tổng thể các quy phạm pháp
luật có mối liên hệ nội tại, thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định luật,
các ngành luật. Các văn bản quy phạm pháp luật này phải do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành, theo trình tự, thủ tục luật định1. Luật Tố tụng dân sự là một bộ phận
trong hệ thống pháp luật quốc gia và được thừa nhận là một ngành luật độc lập. Ngành
luật này điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong q trình Tịa án giải quyết các vụ án
dân sự và việc dân sự thông qua hệ thống các văn bản pháp luật tố tụng.
Bộ luật Tố tụng dân sự được xem là văn bản pháp luật quan trọng nhất trong
ngành luật tố tụng dân sự. Bởi lẽ, Bộ luật này đã quy định một cách toàn diện và cụ thể
các vấn đề về tố tụng dân sự như: chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự;
thẩm quyền của Tòa án nhân dân; chứng minh, chứng cứ; thủ tục giải quyết các vụ việc
dân sự,… Quyền và nghĩa vụ của đương sự là một trong những nội dung quan trọng
nhất của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi tham gia vào
quá trình tố tụng đều được bình đẳng như nhau. Ngoài những quyền và nghĩa vụ chung
mà đương sự phải thực hiện thì mỗi chủ thể có những quyền và nghĩa vụ riêng biệt,
trong đó phải kể đến quyền phản tố của bị đơn.
Các quy định của pháp luật hiện hành về quyền phản tố trong tố tụng dân sự gần
như đầy đủ, giúp bị đơn chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy
nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thì quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự chưa

thật sự hồn thiện khi xét dưới hai góc độ: lập pháp và thực hành pháp luật. Một số quy
định về quyền này trong Bộ luật Tố tụng dân sự chưa thật sự rõ ràng dẫn đến tình trạng
có nhiều cách hiểu khác nhau. Văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 vẫn chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đồng thời, trong
thực tiễn xét xử, có trường hợp Tịa án áp dụng không đúng, thực hiện không đầy đủ

1

Trần Ngọc Hà và các tác giả khác (2017), Luật so sánh: Tài liệu hướng dẫn học tập, NXB Lao động, tr.63.

1


các thủ tục tố tụng khi thụ lý yêu cầu phản tố dẫn đến kết luận trong bản án chưa thực
sự khách quan, chính xác.
Chính vì thế, tác giả lựa chọn đề tài “Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng
dân sự” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tình hình nghiên cứu
Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự là một vấn đề khoa học pháp lý,
đã có một số tác giả nghiên cứu và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
Đối với hình thức giáo trình, sách chuyên tham khảo, đã có những cơng trình
tiêu biểu sau:
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật tố tụng
dân sự Việt Nam, NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Giáo trình tập trung nghiên
cứu một cách tổng quát các vấn đề về tố tụng dân sự như khái niệm và các nguyên tắc
cơ bản trong tố tụng dân sự, thẩm quyền Tòa án nhân dân, thủ tục giải quyết vụ việc
dân sự,… Nội dung về quyền phản tố của bị đơn được thể hiện cụ thể nhất trong Chương
2 - Chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Giáo trình khẳng định đây là quyền của bị
đơn, nhưng khơng phân tích sâu từng khía cạnh trong quyền phản tố.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam,

NXB Cơng an nhân dân. Giáo trình đã nghiên cứu khái quát các vấn đề của tố tụng dân
sự. Nội dung về quyền phản tố của bị đơn được giáo trình điểm qua tại Chương 3 - Cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
Nguyễn Thị Hoài Phương (chủ biên) và một số tác giả khác (2016), Bình luận
những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, NXB Hồng Đức - Hội Luật
gia Việt Nam. Quyển sách tập trung nghiên cứu những điểm mới của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011. Nội dung về quyền phản tố của bị đơn
được nghiên cứu dưới góc độ chỉ ra điểm mới và đưa ra bình luận về sự thay đổi trong
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Trần Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, NXB Tư pháp. Nội dung chính của
cơng trình tập trung bình luận những vấn đề của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong
đó có quyền phản tố.
Nguyễn Văn Cường, Trần Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa chủ biên (2012), Bình
luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, NXB Lao động - Xã hội. Cơng trình đã
2


tập trung phân tích, so sánh quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 với Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011. Đối với nội dung
về quyền phản tố của bị đơn, các tác giả đã chỉ ra những bất cập của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004 cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2011 và đưa ra định hướng để hoàn thiện pháp luật.
Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân
sự và thực tiễn áp dụng, NXB Tư pháp. Cơng trình của tác giả Lê Thu Hà chỉ ra những
vấn đề phát sinh khi áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự vào quá trình giải quyết vụ việc
dân sự. Nội dung về quyền phản tố của bị đơn được tác giả trình bày khái quát, nêu ra
một số vướng mắc của quy định pháp luật khi áp dụng vào thực tế.
Dưới hình thức luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đã có một số cơng trình

nghiên cứu sau:
Phạm Thị Thúy (2017), Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự, Luận văn Thạc
sĩ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Trong cơng trình này, tác giả đã phân
tích các quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự, bao gồm: quyền phản tố và quyền đưa
ra yêu cầu độc lập. Đồng thời, tác giả chỉ ra những bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về quyền của bị đơn.
Đinh Kim Huệ (2013), Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả
Đinh Kim Huệ đã nghiên cứu nội dung về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố
tụng dân sự, trong đó có quyền phản tố. Tuy nhiên, nội dung về quyền phản tố của bị
đơn thì tác giả khơng nghiên cứu sâu, mà chỉ ra quyền phản tố là một nội dung trong
quyền tự định đoạt của đương sự.
Lê Thị Bích Phượng (2015), Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt
nghiệp đã phân tích những nội dung về quyền phản tố của bị đơn theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2011, nêu ra thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Một số bài viết, tạp chí đã nghiên cứu về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng
dân sự, bao gồm:
Nguyễn Thị Thu Dung (2016), “Một số điểm mới cơ bản về yêu cầu phản tố, yêu
cầu độc lập trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”, Khoa học kiểm sát, (5). Nội dung

3


của bài viết đưa ra những điểm mới về quyền phản tố của bị đơn trong Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015.
Nguyễn Thị Hương (2018), “Một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng các quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 trong giải quyết vụ án dân sự và đề xuất,
kiến nghị”, Tòa án nhân dân, (5). Bài viết chỉ ra những vấn đề còn vướng mắc, bất cập

của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 khi áp dụng vào quá trình giải quyết vụ án dân sự
(trong đó có quyền phản tố) và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Phạm Thị Thúy (2017), “Yêu cầu phản tố bù trừ với yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”, Tịa án nhân
dân, (23). Bài viết tập trung phân tích trường hợp bù trừ nghĩa vụ của yêu cầu phản tố.
Nguyễn Thị Hạnh, Đinh Thị Thu Hường (2014), “Xác định yêu cầu phản tố trong
giải quyết vụ án dân sự”, Tòa án nhân dân, (19). Tác giả của bài viết đã đưa ra các tình
huống xảy ra trong thực tiễn và xác định yêu cầu nào mới là yêu cầu phản tố. Đồng thời,
đưa ra những bình luận, lý giải cho quan điểm mà tác giả đưa ra.
Mục đích nghiên cứu
Thơng qua khóa luận này, tác giả mong muốn làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quyền phản tố của bị đơn
trong tố tụng dân sự, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và quy định của pháp luật
hiện hành về quyền phản tố của bị đơn.
Thứ hai, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về quyền
phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự.
Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị về mặt pháp lý để góp phần hồn thiện pháp luật
về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, ý
nghĩa cũng như quy định của pháp luật hiện hành về quyền phản tố của bị đơn trong tố
tụng dân sự. Trong quá trình áp dụng, các quy định về quyền phản tố vẫn chưa rõ ràng,
cụ thể, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau trong cùng một vấn đề pháp lý. Vì vậy,
khóa luận nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về quyền
phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

4



Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu là phương
pháp phân tích, bình luận, so sánh, tổng hợp, cụ thể như sau:
Chương I, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh để làm rõ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và quy định của pháp luật
hiện hành về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự.
Chương II, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp
so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để đánh giá thực trạng đưa một
số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự.
Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi lời mở đầu, kết luận, danhmục tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận
gồm 2 chương với nội dung như sau:
Chương I. Những vấn đề chung về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân
sự Việt Nam.
Chương II. Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền phản
tố của bị đơn trong tố tụng dân sự Việt Nam.

5


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN PHẢN TỐ CỦA BỊ ĐƠN
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng
dân sự
1.1.1. Khái niệm về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự
Bình đẳng trước pháp luật là nội dung quan trọng đã được Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/20132 ghi nhận, đây được xem là nguyên
tắc cốt lõi trong lĩnh vực tư pháp dân sự. Các quy định của BLTTDS hiện hành đã thể
hiện rõ nội dung về quyền bình đẳng trước pháp luật của đương sự, cụ thể: nếu nguyên

đơn có quyền đưa ra yêu cầu khởi kiện, NCQLNVLQ có quyền đưa ra yêu cầu độc lập
thì bị đơn có quyền phản tố để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền phản tố là một quyền tố tụng mà pháp luật trao cho người bị khởi kiện,
đây được xem là cơ sở để tiếp cận công lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi bị một
chủ thể khác khởi kiện. Hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định của pháp luật khi thực
hiện quyền phản tố là điều vô cùng quan trọng để cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ động
bảo vệ mình trước các yêu cầu mà chủ thể khác đưa ra.
Xét về mặt ngữ nghĩa, “phản tố” có nguồn gốc từ tiếng Hán, được ghép lại bởi
từ “phản” và từ “tố”; “phản” là “trái ngược”, “tố” là “nói chống lại”; “phản tố” là “người
bị kiện trở thành nguyên cáo”3.
Theo định nghĩa của các Từ điển pháp lý như: Từ điển pháp luật Anh - Việt
(Dictionary of Law) thì “phản tố” là lời phản hồi do bị cáo trong vụ kiện dân sự đưa ra,
nhằm xác nhận một tố quyền chứ không phải là lời biện hộ cho lời tố cáo của nguyên
đơn4. Trong Black’s Law Dictionary thì “phản tố” là một yêu cầu đưa ra nhằm chống
lại một bên đối lập sau khi yêu cầu ban đầu được đưa ra; đặc biệt, yêu cầu của bị đơn
đối lập hoặc như một sự phản đối chống lại yêu cầu phản tố của nguyên đơn5. Hay trong
Webster’s New World Law Dictionary thì “phản tố” được hiểu là một hành động đối

Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: 1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; 2. Khơng ai bị phân biệt
đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
3
Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, NXB Thuận Hóa, tr.1370.
4
Nguyễn Thành Minh, Lê Thành Châu (Hiệu đính) (1998), Từ điển pháp luật Anh - Việt (Dictionary of Law),
NXB Thế giới, tr.232.
5
Bryan A. Garner (Edition in Chief) (2001), Black’s Law Dictionary, second pocket edition, West group A
Thomson company, page 153: Counterclaim (n) “A claim for relief asserted against an opposing party after an
original claim has been made; esp., a defendant's claim in opposition to or as a setoff against the plaintiff's claimcounter.
2


6


lập và chống lại các yêu cầu của nguyên đơn và chứa câu trả lời của bị đơn dành cho
yêu cầu của nguyên đơn6.
Trong các tài liệu pháp lý, yêu cầu phản tố được định nghĩa là hành vi tố tụng
mà theo đó bị đơn tìm cách sử dụng quyền cá nhân chống lại nguyên đơn7.
BLTTDS của Việt Nam hiện nay chưa đưa ra một khái niệm chính xác về quyền
phản tố của bị đơn. Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện hành lại “mơ tả” đó là quyền
mà bị đơn đưa ra yêu cầu đối với nguyên đơn và NCQLNVLQ có u cầu độc lập8.
Thơng qua các khái niệm, định nghĩa nêu trên có thể hiểu, quyền phản tố là quyền
của bị đơn kiện ngược lại bên có quyền lợi đối lập.
1.1.2. Đặc điểm về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự
Quyền phản tố là quyền mà pháp luật tố tụng dân sự dành riêng cho bị đơn. Khi
tham gia vào quá trình tố tụng, ngoài những quyền và nghĩa vụ chung của đương sự,
pháp luật còn “trao” cho bị đơn quyền phản tố và nó có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, quyền phản tố chỉ dành cho bị đơn
Quyền phản tố là một “đặc quyền” dành cho bị đơn để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp trước yêu cầu khởi kiện và yêu cầu độc lập. Nếu giữa bị đơn với nguyên đơn
hay NCQLNVLQ đều có nghĩa vụ với nhau, yêu cầu mà họ đưa ra có sự liên quan, pháp
luật tố tụng dân sự cho phép bị đơn được “kiện ngược lại”. Yêu cầu mà bị đơn đưa ra
trong trường hợp này gọi là yêu cầu phản tố.
Trong một số học thuyết, yêu cầu phản tố được xem là đặc điểm của một vụ án
dân sự9 và thuật ngữ “bị đơn” chỉ tồn tại trong vụ án dân sự. Đây là những tranh chấp
về dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động cần được giải quyết và
giữa các bên chủ thể luôn tồn tại mâu thuẫn. Ngược lại, bản chất của việc dân sự lại là
những yêu cầu khơng có tranh chấp, thường có một bên chủ thể đề nghị Tịa án cơng
nhận hoặc khơng cơng nhận một sự kiện pháp lý nào đó. Vì vậy, bị đơn sẽ không xuất
hiện, vấn đề “kiện ngược lại” sẽ không xảy ra và quyền phản tố sẽ không phát sinh trong

việc dân sự.

Susan Ellis Wild (2006), Webster’s New World Law Dictionary, page. 104: Counterclaim (n). A cause of action
or claim for relief asserted in opposition to or as a setoff against the plaintiff’s own cause of action or claim for
relief and contained in the defendant’s answer to the plaintiff’s complaint.
7
Ioana-Andra Pleșa, “Counterclaim in the Civil procedural law - Comparative law issues”,
[ />%20EN.pdf], (truy cập lần cuối 30/3/2019).
8
Khoản 1 Điều 200 BLTTDS 2015.
9
Ioana-Andra Pleșa, tlđd (7).
6

7


Thứ hai, quyền phản tố chỉ phát sinh sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn
Bị đơn là chủ thể khơng thể thiếu trong q trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự,
là chủ thể đi kèm với nguyên đơn10. Khi nguyên đơn “cho rằng” bị đơn đã xâm phạm
quyền lợi của mình và thực hiện việc khởi kiện, chủ thể mà nguyên đơn xác định trong
đơn khởi kiện trở thành bị đơn trong vụ án dân sự. Nếu yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn được Tịa án chấp nhận và giải quyết thì q trình tố tụng sẽ diễn ra, khi đó bị đơn
mới có thể thực hiện quyền phản tố. Ngược lại, yêu cầu khởi kiện của ngun đơn khơng
được Tịa án thụ lý thì sẽ khơng phát sinh u cầu phản tố.
u cầu độc lập của NCQLNVLQ cũng chỉ xuất hiện sau khi Tòa án thụ lý yêu
cầu của nguyên đơn. Đồng thời, yêu cầu phản tố đối với NCQLNVLQ được thực hiện
khi chủ thể này đã đưa ra yêu cầu độc lập với bị đơn. Như vậy, quyền phản tố của bị
đơn là quyền “phát sinh” từ các quyền của đương sự. Việc Tòa án thụ lý yêu cầu khởi

kiện được xem là tiền đề để các đương sự thực hiện quyền tố tụng của mình.
Thứ ba, địa vị tố tụng của bị đơn sẽ thay đổi khi nguyên đơn rút u cầu khởi
kiện
Trong một tranh chấp dân sự, ln có sự tồn tại ít nhất hai chủ thể: nguyên đơn
và bị đơn, nếu khơng có hai đương sự này thì khơng có vụ án dân sự. Khi bị cơ quan,
tổ chức, cá nhân khởi kiện, chủ thể bị kiện có thể đưa ra ý kiến phản bác hoặc thể hiện
quan điểm đồng ý một phần toàn hay bộ yêu cầu của nguyên đơn. Tuy nhiên, khi nguyên
đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, quá trình giải quyết vụ án sẽ kết thúc bằng quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, địa vị tố tụng của các chủ thể đã tham gia vẫn giữ
ngun mà khơng có bất kỳ có sự thay đổi nào.
Ngồi quy định bị đơn có quyền đưa ra ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện của
ngun đơn thì pháp luật cịn cho phép bị đơn được quyền phản tố. Khi nguyên đơn đưa
ra yêu cầu khởi kiện và bị đơn có yêu cầu phản tố thì cả hai yêu cầu trên sẽ được Tòa
án giải quyết trong cùng một vụ án dân sự. Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ
yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì Tịa án sẽ ban hành
quyết định đình chỉ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và ra thông báo thay đổi địa vị
tố tụng của các đương sự trong vụ án. Khi đó, bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên
đơn sẽ thành bị đơn trong vụ án dân sự, vụ án vẫn tiếp tục được Tòa án giải quyết.

Nguyễn Văn Cường, Trần Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa chủ biên (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng
dân sự sửa đổi, NXB Lao động - Xã hội, tr.45.
10

8


1.1.3. Ý nghĩa về quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự
Việc ghi nhận quyền phản tố là quyền dành riêng cho bị đơn trong tố tụng dân
sự có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tạo nên cơ sở pháp lý đảm bảo
quyền tố tụng của bị đơn. Đồng thời, khi giải quyết các yêu cầu do đương sự đưa ra

trong cùng một vụ án, thông qua những tài liệu, chứng cứ mà các bên giao nộp, Tịa án
sẽ có cái nhìn tồn diện hơn, phán quyết mà Tịa án đưa ra sẽ khách quan, hợp lý hơn.
Thứ nhất, quyền phản tố giúp bị đơn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
một cách tốt nhất
Như đã phân tích ở Mục 1.1.2, quyền phản tố của bị đơn chỉ phát sinh sau khi có
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Trường hợp pháp luật không quy định bị đơn có
quyền “kiện ngược lại” yêu cầu của bên đối lập, việc nguyên đơn xác định người bị
khởi kiện trong vụ án dân sự sẽ mang tính chất tùy tiện. Khi nguyên đơn “cho rằng” bị
đơn xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình và thực hiện quyền khởi kiện thì q trình tố
tụng sẽ diễn ra, bị đơn ln ở trong thế “bị động” mà khơng có sự “ràng buộc” nào về
quyết định khởi kiện của nguyên đơn. Pháp luật trao cho bị đơn quyền phản tố, một
phần giúp hạn chế tình trạng cơ quan, tổ chức, cá nhân tùy tiện trong việc khởi kiện,
đưa ra yêu cầu đối với bị đơn. Đối với NCQLNVLQ khi đưa ra yêu cầu độc lập đối với
bị đơn, họ cũng phải cân nhắc, xem xét bị đơn có đưa ra yêu cầu phản tố hay không để
chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ, chứng minh u cầu độc lập của mình là chính xác và
hợp lý. Chính vì thế, quyền phản tố là một biện pháp tố tụng để bảo vệ quyền của bị
đơn.
Yêu cầu phản tố được xem là đại diện cho yêu cầu khởi kiện mới đang trong quá
trình giải quyết. Tuy nhiên, do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và yêu cầu độc lập
của NCQLNVLQ có mối liên hệ với yêu cầu mà bị đơn đưa ra, thay vì phải đi khởi kiện
một vụ án độc lập để quá trình tố tụng quay về điểm xuất phát thì pháp luật cho phép bị
đơn thực hiện quyền phản tố. Việc giải quyết tất cả yêu cầu của đương sự trong cùng
một vụ án giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của người tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng. Từ những lý do trên có thể khẳng định, quyền phản tố giúp bị
đơn bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự đã được cụ thể hóa
trong quy định về quyền phản tố của bị đơn
Nguyên tắc cơ bản của ngành luật tố tụng dân sự là những tư tưởng pháp lý chỉ
đạo, định hướng cho toàn bộ các hoạt động tố tụng do TAND và các chủ thể tham gia


9


tố tụng thực hiện giải quyết vụ việc dân sự11. Quyền phản tố của bị đơn đã thể hiện được
nội dung của nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, nguyên
tắc quyền yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,…đặc biệt phải kể đến
nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự và nguyên tắc quyền
quyết định và tự định đoạt của đương sự.
Các đương sự dù có tư cách tố tụng khơng giống nhau nhưng đều được bình đẳng
với nhau trong q trình Tịa án thực hiện chức năng xét xử. Khi tham gia vào q trình
tố tụng, ngồi những quyền, nghĩa vụ chung mà pháp luật quy định, thì mỗi chủ thể đều
được pháp luật trao cho những quyền và nghĩa vụ riêng. Theo đó, nguyên đơn được
thực hiện quyền khởi kiện, bị đơn được quyền đưa ra yêu cầu phản tố, NCQLNVLQ có
quyền u cầu độc lập. Đây khơng cịn là quyền bình đẳng trước pháp luật nói chung
mà là quyền bình đẳng, quyền ngang bằng giữa các đương sự trong giải quyết vụ án dân
sự.
Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự thừa nhận đương sự
có quyền chủ động quyết định trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong lĩnh
vực dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động12. Khi cơ quan, tổ chức,
cá nhân “cho rằng” quyền lợi của mình bị xâm phạm, họ được quyền yêu cầu Tòa án
bảo vệ mình trước pháp luật. Bị đơn được thể hiện ý kiến của mình trước yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ. Khi bị đơn nhận thấy giữa
mình và các chủ thể cịn lại có mối liên hệ với nhau về quyền và nghĩa vụ thì bị đơn đưa
ra yêu cầu phản tố. Nếu trong quá trình giải quyết, các bên đương sự đã dung hịa về
mặt lợi ích hoặc u cầu phản tố mà bị đơn đưa ra là không cần thiết, bị đơn hoàn toàn
được quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình. Tuy nhiên, nguyên tắc này đặt ra điều
kiện phải thực hiện trong phạm vi pháp luật cho phép và dưới sự kiểm soát chặt chẽ của
Nhà nước.
Thứ ba, yêu cầu phản tố là căn cứ để Tòa án lựa chọn, áp dụng thủ tục giải quyết
tranh chấp dân sự

Thủ tục giải quyết vụ án dân sự gồm có thủ tục thông thường và thủ tục rút gọn.
Trong những tranh chấp dân sự được giải quyết ở Tòa án, đa phần thủ tục được Tòa án
áp dụng là thủ tục thơng thường. Tuy nhiên, nếu đó là những vụ án đơn giản, giá ngạch
khơng cao hay đã có sự thừa nhận nghĩa vụ giữa các bên, Tòa án sẽ áp dụng thủ tục rút
gọn để giải quyết vụ án. Các hoạt động tố tụng mà Tòa án phải tiến hành đã được đơn
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.23.
12
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (11), tr.29.
11

10


giản hóa và loại bỏ những thủ tục khơng cần thiết như: không phải tiến hành thu thập
chứng cứ, không phải hịa giải khi đương sự khơng u cầu, loại bỏ bước tranh luận tại
phiên tịa, khơng được quyền kháng cáo trong một số trường hợp,... 13
Trong quá trình giải quyết vụ án, bị đơn lại đưa ra yêu cầu phản tố đối với yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn và giữa các bên lại không thừa nhận nghĩa vụ với nhau.
Mặc dù nội dung chính của tranh chấp này vẫn nằm trong điều kiện áp dụng thủ tục rút
gọn, nhưng yêu cầu mới mà bị đơn đưa ra cần phải được xác minh, kiểm tra, đánh giá
chứng cứ. Các hoạt động tố tụng đã được lược bỏ lại xuất hiện trở lại, nếu Tòa án vẫn
áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết là khơng hợp lý. Vì vậy, Tòa án cần phải ra quyết
định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường để đảm bảo trình tự thực
hiện. Chính vì thế, u cầu phản tố là căn cứ để Tòa án lựa chọn, áp dụng thủ tục giải
quyết tranh chấp dân sự.
1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về quyền phản tố của bị đơn trong
tố tụng dân sự
1.2.1. Chủ thể thực hiện quyền phản tố và chủ thể bị phản tố
Ngay từ những ngày đầu lập pháp, quyền phản tố của bị đơn đã được ghi nhận

trong Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 của Chủ tịch chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hồ về việc ấn định thẩm quyền các Tịa án và sự phân cơng giữa các nhân viên trong
Tịa án14, nội dung quy định trên chỉ nhắc đến vấn đề thụ lý đơn yêu cầu của Thẩm phán
mà không nêu rõ chủ thể thực hiện quyền phản tố. Đến Thông tư số 1-UB ngày
03/3/1969 của TAND tối cao về hướng dẫn viết bản án sơ thẩm và phúc thẩm hình sự
và dân sự15 cùng các văn bản pháp luật về sau đều thừa nhận chỉ có bị đơn có quyền
phản tố.
Đối với chủ thể bị phản tố, các văn bản pháp luật về tố tụng dân sự giai đoạn
trước16 cũng như BLTTDS 2004 đều xác định bị đơn chỉ được đưa ra yêu cầu phản tố
đối với nguyên đơn. Việc giới hạn chủ thể bị phản tố, nhiều trường hợp sẽ gây khó khăn
cho bị đơn trong việc đưa ra yêu cầu đối với NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập. Khi bị
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (11), tr.414.
Điều thứ 8 của Sắc lệnh 51 ngày 17/4/1946 của Chủ tịch chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hồ: Khi nào ơng
Thẩm phán sơ cấp thụ lý một việc kiện, nếu chiểu theo giá ngạch trong đơn trình, có quyền chung thẩm, mà lúc
xét xử, lại nhận được đơn phản tố hay đơn xin đối khẩu, thì tuỳ giá ngạch những đơn này có q số chung thẩm,
ông thẩm sơ cấp đối với tất cả việc kiện cũng có quyền chung thẩm.
15
Về dân sự, bản án chỉ giải quyết đúng và đầy đủ các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và yêu cầu phản tố của bị
đơn hoặc yêu cầu của người thứ ba có liên quan (người dự sự). Đó là những yêu cầu được đề ra trong đơn kiện
hoặc đơn phản tố được đương sự xác nhận, sửa đổi, bổ sung tại phiên tòa trước khi nghị án.
16
Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, khoản 1 Điều 21 Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động
năm 1997 đều thừa nhận: bị đơn có quyền đề đạt các yêu cầu có liên quan đến yêu cầu nguyên đơn.
13
14

11



đơn muốn chủ thể này phải thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ nào đó, bị đơn chỉ có
thể khởi kiện một vụ án dân sự khác để yêu cầu Tịa án bảo vệ quyền lợi của mình. Điều
đó làm cho quá trình giải quyết vụ án kéo dài, số lượng vụ án mà Tòa án phải giải quyết
nhiều hơn, tình trạng tồn đọng án vẫn tiếp tục diễn ra.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 đã mở rộng phạm vi
áp dụng quyền phản tố của bị đơn, theo đó bị đơn được quyền phản tố đối với nguyên
đơn và NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập. BLTTDS 2015 tiếp tục kế thừa nội dung của
quy định trên. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 72 BLTTDS 2015 chỉ thừa nhận bị đơn được
đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nhưng tại Điều 200 BLTTDS 2015 ngồi
ngun đơn, bị đơn cịn được phản tố đối với NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập. Phải
chăng đây là thiếu sót của các nhà làm luật khi chưa có sự thống nhất về quy định chủ
thể bị phản tố?
Bản chất yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ cũng
giống với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đều là yêu cầu không phụ thuộc vào yêu
cầu khác và đòi hỏi quyền lợi nhất định từ phía bị đơn 17. Giả sử, NCQLNVLQ đưa ra
yêu cầu độc lập đối với nguyên đơn dẫn đến hai chủ thể này có nghĩa vụ với nhau thì
khi nguyên đơn muốn “kiện ngược lại” pháp luật phải giải quyết như thế nào? Việc
nguyên đơn đưa ra yêu cầu trong trường hợp này có được xem là yêu cầu phản tố hay
không?
Theo tác giả, yêu cầu mà nguyên đơn đưa ra nhằm “chống lại” yêu cầu của
NCQLNVLQ không được xem là yêu cầu phản tố bởi không đáp ứng điều kiện về chủ
thể. Trong trường hợp này, nguyên đơn sẽ sửa đổi yêu cầu khởi kiện, bổ sung chủ thể
mà nguyên đơn muốn đưa ra yêu cầu thành bị đơn trong vụ án dân sự đó trước đó, tức
sẽ có nhiều hơn một bị đơn trong một tranh chấp dân sự. Cần lưu ý rằng, việc sửa đổi,
bổ sung yêu cầu khởi kiện phải thực hiện trước phiên tòa sơ thẩm vì yêu cầu mà nguyên
đơn chuẩn bị đưa ra đối với NCQLNVLQ đã vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu. Nếu
thời điểm mà bị đơn đưa ra tại phiên tịa, u cầu đó sẽ khơng được Hội đồng xét xử
chấp thuận18, khi đó nguyên đơn phải thực hiện khởi kiện một vụ án độc lập khác.

Phạm Thị Thúy (2017), Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật thành

phố Hồ Chí Minh, tr.14.
18
Khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2015: Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu
việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu
độc lập ban đầu.
17

12


1.2.2. Các điều kiện của yêu cầu phản tố
Yêu cầu phản tố là một yêu cầu mang lại cho bị đơn khả năng có được một lợi
thế hơn là bác bỏ yêu cầu của các bên đối lập19. Để một yêu cầu phản tố được xem là
hợp pháp, chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện về nội dung lẫn hình thức mà pháp luật quy
định thì Tịa án mới thụ lý, giải quyết. Các quy định của BLTTDS 2015 về quyền phản
tố của bị đơn là những quy định chung, mang tính chất nền tảng. Tuy nhiên, đến thời
điểm hiện tại, văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS 2015 về thủ tục giải quyết vụ án
tại Tòa án cấp sơ thẩm chưa được ban hành. Vì thế, trên tinh thần kế thừa để phát triển,
tác giả sẽ sử dụng lại những nội dung của Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP để phân tích
các điều kiện của yêu cầu phản tố.
Thứ nhất, điều kiện về nội dung
Một là, yêu cầu của bị đơn phải là yêu cầu độc lập, không cùng với yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ20.
Điều kiện đầu tiên cũng là điều kiện tiên quyết để một yêu cầu phản tố được Tòa
án xem xét chính là yêu cầu mà bị đơn đưa ra phải là “yêu cầu độc lập” và “không cùng
với” yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ. “Độc lập”
có nguồn gốc từ tiếng Hán, được ghép lại bởi từ “độc” và từ “lập”, nó có nghĩa là “đứng
một mình, khơng phụ thuộc vào ai”21, “khơng cùng với” tức u cầu đưa ra khơng cùng
nội dung, tính chất của u cầu được đưa ra trước đó.
Ví dụ 1: Bà N có cho ơng H mượn 20.000.000 đồng (hai bên có làm hợp đồng

vay tài sản). Đến hạn nhưng ông H vẫn không trả, bà N khởi kiện u cầu ơng H phải
thực hiện nghĩa vụ. Ơng H không đồng ý yêu cầu khởi kiện và yêu cầu bà phải trả số
tiền 20.000.000 đồng mà bà đã vay để chữa bệnh cho chồng.
Xét yêu cầu thứ nhất, ông H không đồng ý yêu cầu khởi kiện. Giữa ý kiến của
ông H và yêu cầu khởi kiện của bà N có sự liên quan và phụ thuộc vào nhau. Yêu cầu
mà ông H đưa ra là không chấp nhận nghĩa vụ mà ơng phải có đối với bà N, khơng làm
phát sinh một quan hệ pháp luật mới. Vì vậy, có thể xem u cầu mà ơng H đưa ra
khơng phải là u cầu độc lập do nó cùng với tính chất với yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn.
Xét yêu cầu thứ hai, ông H yêu cầu bà N phải trả số tiền mà bà đã vay là
20.000.000 đồng. Yêu cầu mà ông H đưa ra với yêu cầu khởi kiện của bà N xét về nội
Ioana-Andra Pleșa, tlđd (7).
Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP.
21
Bửu Kế (1999), tlđd (3), tr.603.
19
20

13


dung đều yêu cầu bên còn lại trả số tiền mà họ đã vay, nhưng về bản chất đây là u
cầu mới khơng cùng với u cầu ngun đơn. Chính vì thế, u cầu mà ơng H đưa ra
đáp ứng được điều kiện thứ nhất về nội dung của yêu cầu phản tố.
Yêu cầu độc lập (trong yêu cầu phản tố) không cùng với yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn, yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ tức bị đơn đã đưa ra một yêu cầu mới,
một quan hệ pháp luật mới khác với yêu cầu của các chủ thể còn lại và được giải quyết
trong cùng vụ án đó. Nếu u cầu mà phía bị đơn đưa ra là khơng chấp nhận yêu cầu
của nguyên đơn, NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu
cầu của ngun đơn, NCQLNVLQ có u cầu độc lập thì đó chỉ coi là ý kiến phản đối22

của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn,
NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập23. Bản chất của ý kiến phản đối là bác lại các yêu cầu,
lý lẽ của nguyên đơn hay NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập đưa ra nhằm khẳng định họ
không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bên đã đưa ra yêu cầu. Ý kiến phản đối
khi được Tòa án ghi nhận, Tòa án chỉ cần lưu hồ sơ để xem xét, bị đơn khơng có nghĩa
vụ phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí như yêu cầu phản tố.
Như vậy, tính chất độc lập của yêu cầu phản tố là căn cứ để nhận biết yêu cầu
phản tố với ý kiến phản đối mà bị đơn đưa ra đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn,
NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập24.
Hai là, yêu cầu của bị đơn phải có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn,
NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn,
NCQLNVLQ có yêu cầu độc lập25.
Không phải mọi yêu cầu do bị đơn đưa ra đều được xác định là yêu cầu phản tố,
mà nó phải có liên quan chặt chẽ đến việc giải quyết vụ án dân sự. Yêu cầu mới của bị
đơn đưa ra có thể khơng cùng tính chất về quan hệ tranh chấp nhưng phải liên quan đến
việc giải quyết yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của NCQLNVLQ 26.

Theo Từ điển Tiếng Việt, “phản đối” là “chống lại bằng lời nói, hành động” (Viện ngơn ngữ học (2003), Từ
điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, tr.698).
23
Khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP.
24
Phạm Thị Thúy (2017), tlđd (17), tr.19.
25
Khoản 4 Điều 72 BLTTDS 2015.
26
Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, NXB
Tư pháp, tr.260.
22


14



×