Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quyền phản tố và việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.84 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Trong các quyền con người được hiến pháp ghi nhận, quyền dân sự của công
dân có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, công dân được phép xử sự theo một cách
nhất định hoặc được yêu cầu người khác thực hiện những hành vi nhất định để thỏa
mãn lợi ích của mình. Quyền năng này được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà
nước. Để bảo hộ cho các quyền dân sự của các chủ thể, Nhà nước quy định nhiều
biện pháp, cách thức bảo vệ khác trong việc bảo vệ quyền dân sự, một trong số các
biện pháp đó là quyền yêu cầu phản tố của bị đơn. Quy định về yêu cầu phản tố
của bị đơn tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tố tụng của bị đơn, đảm bảo quyền tự
định đoạt của đương sự, tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh, toàn diện các yêu
cầu của đương sự trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự. Vấn đề này sẽ
được làm rõ trong đề tài: “ Quyền phản tố và việc thực hiện quyền phản tố của bị
đơn trong tố tụng dân sự”.
Để làm rõ vấn đề, em khai thác vấn đề theo hướng khái quát về quyền phản
tố và việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn trong TTDS, đưa các ví dụ minh họa
để làm rõ vấn đề, từ đó nêu những điểm mới và những bất cập về yêu cầu phản tố
trong BLTTDS hiện hành. Trong bài có sử dụng các phương pháp giải thích, phân
tích, đưa ví dụ chứng minh, nêu các điều luật để bài làm thêm phong phú, hiệu quả.
Do thời gian cũng như hiểu biết còn hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi
những sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài làm thêm
hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

NỘI DUNG
I. QUYỀN PHẢN TỐ VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN PHẢN TỐ CỦA
BỊ ĐƠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Xác định yêu cầu phản tố từ quy định tại điều 200 BLTTDS năm 2015
1


Điều 200 BLTTDS năm 2015 quy định: “1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa
án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền


yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu
cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần
hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết
trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh
hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra
việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.”
Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự. Thực chất việc phản tố của bị
đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình, nhưng được xem xét,
giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết
yêu cầu của hai bên có liên quan đến nhau. Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc
hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi
kiện thành một vụ án dân sự mới. Như vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát
sinh khi có việc nguyên đơn kiện bị đơn và tòa án có thẩm quyền đã thụ lí vụ án
đối với yêu cầu của nguyên đơn, sau đó bị đơn cũng cho rằng nguyên đơn xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên có đơn yêu cầu tòa án giải quyết
cùng với việc giải quyết yêu cầu của nguyên đơn trong cùng một vụ án. Được coi
là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn nếu như yêu cầu đó độc lập,
2



không trùng với yêu cầu mà nguyên đơn yêu cầu tòa án giải quyết. Trường hợp bị
đơn có yêu cầu cùng về yêu cầu của nguyên đơn thì đây là ý kiến của bị đơn đối
với yêu cầu của nguyên đơn chứ không phải yêu cầu phản tố.
Ví dụ: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu tòa án công nhận quyền sở
hữu đối với một chiếc xe máy và buộc bị đơn D phải trả cho mình chiếc xe máy đó.
Bị đơn D có yêu cầu tòa án không công nhận xe máy này thuộc sở hữu của C hoặc
công nhận xe máy này là thuộc sở hữu chung của C và D. Trường hợp này yêu cầu
của D không được coi là yêu cầu phản tố đối với C.
Cùng với việc nộp ý kiến bằng văn bản về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
cho toàn án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố và đây được coi là yêu cầu
khởi kiện của bị đơn đối với nguyên đơn. Yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp
nhận trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, yêu cầu phản tố được chấp nhận để bù trừ nghĩa vụ đối với yêu cầu
của nguyên đơn là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ với nguyên đơn và nguyên đơn
cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn. Do đó, bị đơn có yêu cầu tòa án giải quyết để bù
trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn. Căn cứ để công
nhận quyền phản tố của bị đơn là quyền khởi kiện và quyền phản tố đều mang tính
chất tài sản và phải tuân thủ quy định tại điều 379 BLDS 2015 về những trường
hợp không được bù trừ nghĩa vụ dân sự.
Ví dụ: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B phải trả lại tiền thuê
nhà còn nợ năm 2015 là 10 triệu đồng. Bị đơn B có quyền yêu cầu đòi nguyên đơn
A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và bị đơn đã ứng trước
để tra thay cho nguyên đơn là 5 triệu. Trong trưởng hợp này, yêu cầu của bị đơn B
được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A. và đây là yêu cầu phản tố để bù
trừ nghĩa vụ.
Thứ hai, yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận dẫn đến việc loại trừ
chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn là trường hợp bị đơn có
yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì việc
3



loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn vì không có
căn cứ.
Ví dụ: A có một chiếc xe ô tô thuộc sở hữu riêng đã bán cho C, nhưng nói
với B là cho C thuê xe mỗi tháng 5 triệu. Sau đó A chết, B khởi kiện yêu cầu C
phải thanh toán tiền thuê xe trong vòng một năm qua là 60 triệu. C có yêu cầu phản
tố yêu cầu toàn án công nhận quyền sở hữu xe ô tô và đang có tranh chấp. Nếu Tòa
án chấp nhận yêu cầu của C sẽ dẫn đến không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của B đòi
C thanh toán tiền thuê xe ô tô.
Thứ ba, có sự liên quan giữa yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu của
nguyên đơn là trường hợp hai yêu cầu này có mối quan hệ với nhau và nếu được
giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác
và nhanh chóng.
Ví dụ: chị A khởi kiện yêu cầu anh B phải trợ cấp nuôi con là C một tháng 5
triệu. Anh B có yêu cầu phản tố yêu cầu tòa án xác định C không phải là con của
anh mình.
2. Xác định chủ thể có quyền phản tố
Về chủ thể thực hiện quyền phản tố: Theo quy định tại khoản 4 Điều 72
BLTTDS năm 2015 , bị đơn được “Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn
nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ
mà nguyên đơn yêu cầu”. Theo quy định này thì yêu cầu phản tố chỉ được thực
hiện khi và chỉ khi bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn. Trong trường hợp người
đại diện theo uỷ quyền của bị đơn tham gia tố tụng trong vụ án có yêu cầu phản tố
đối với nguyên đơn, tuy pháp luật chưa có quy định cụ thể nhưng có thể liên hệ với
các quy định khác của BLTTDS và chế định ủy quyền được quy định trong BLDS.
Khi tham gia tố tụng, đương sự được quyền ủy quyền cho người khác đại diện thay
mặt mình. Điều 86 BLTTDS xác định: “1. Người đại diện theo pháp luật trong tố
tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi
mà mình đại diện.
4



2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố
tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền". Như vậy,cần căn cứ
vào văn bản ủy quyền để xác định quyền được thực hiện yêu cầu phản tố của chủ
thể là người đại diện theo ủy quyền.
3. Thời điểm thực hiện quyền phản tố
Theo khoản 3 điều 200 BLTTDS năm 2015: “ Bị đơn có quyền đưa ra yêu
cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải.” Về thời hạn bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố
trong BLTTDS năm 2015 đã có sự thay đổi. Do BLTTDS năm 2015 có bổ sung
một thủ tục tố tụng hoàn toàn mới là phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải nên bị đơn sẽ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước
thời điểm Tòa án ở phiên họp nêu trên. Như vậy thời hạn đưa ra yêu cầu phản tố
của bị đơn đã rút ngắn so với quy định tại khoản 2 Điều 177 BLTTDS năm 2015.
Quy định mới này giúp cho việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn của
tòa án được chủ động và hợp lý hơn. Bởi lẽ nếu đưa ra quy định bị đơn có quyền
đưa ra yêu cầu phản tố trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử như
trước đây dẫn đến trường hợp tòa án đã tiến hành hòa giải xong đối với vụ án thì bị
đơn mới có yêu cầu phản tố . Lúc đó toàn án lại phải tiến hành các thủ tục xác
minh, thu thập chứng cứ sau dó mới tiến hành hòa giải riêng đối với yêu cầu phản
tố của bị đơn và như vậy việc giải quyết vụ án sẽ bị kéo dài , gây tốn kém về thời
gian, công sức của cơ quan tiến hành tố tụng.
4. Thủ tục yêu cầu phản tố
Điều 202 BLTTDS năm 2015 quy định: “Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu
cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của
nguyên đơn.” Theo tinh thần của điều luật, thủ tục yêu cầu phản tố sẽ được thực
hiện như thủ tục khởi kiện của nguyên đơn quy định tại các Điều 189, 190,
191,192, 194 cả BLTTDS năm 2015.
Khi tiến hành khởi kiện tại tòa án cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn

khởi kiện để nộp cho tòa án có thẩm quyền. Đây là quy định bắt buộc, mọi hình
5


thức khởi kiện không có đơn khởi kiện đều không hợp lệ. Khi phản tố bị đơn phải
ghi rõ những nội dung cơ bản được quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS năm
2015. Sau khi nhận được yêu cầu phản tố của bị đơn, toàn án phải xem xét yêu cầu
của bị đơn, trước hết yêu cầu phản tố của bị đơn có thuộc trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 200 BLTTDS về các trường hợp yêu cầu phản tố được chấp nhận.
Nếu đúng là trường hợp phản tố, tòa án cần phải xem xét đến những điều kiện để
thụ lí như về vấn đề thời hiệu, thẩm quyền…tòa án có thể trả lại đơn khởi kiện nếu
thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Điều 192. Khi trả đơn tòa án phải thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật về trả đơn khởi kiện. Nếu thấy yêu cầu phản
tố thuộc thẩm quyền của tòa án, thì tòa án phải thông báo ngay cho người phản tố
biết để họ đến tòa án làm thủ tục nộp tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp
tạm ứng án phí. Sau khi đã thụ lý yêu cầu phản tố, thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án phải thông báo cho nguyên đơn và những người liên quan biết đến việc
tòa án thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn. Nhưng người được thông báo phải nộp
cho tòa án bản ý kiến của mình đối với yêu cầu phản tố của bị đơn và tài liệu
chứng cứ kèm theo, nếu có theo đúng quy định tại Điều 170 và 200 BLTTDS năm
2015.
Cần lưu ý: Trong trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu phản tố của bị đơn để
giải quyết trong cùng một vụ án, thì ngày thụ lý vụ án để tính thời hạn chuẩn bị xét
xử vụ án được xác định như sau:
Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được miễn
hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lí vụ án là ngày Tòa án nhận
được đơn về yêu cầu phản tố của bị đơn cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo
Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp
tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày bị đơn hoặc người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí

Trường hợp có nhiều bị đơn có yêu cầu phản tố thì ngày thụ lí được xác định
như sau: 1)Là ngày tòa án nhận được đơn về yêu cầu phản tố cuối cùng họ đều
6


thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí; 2) là
ngày người nộp cuối cùng cho tòa án biên lai nộp tiền tạm án phí.
5. Vấn đề thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu phản tố
Điều 244 BLTTDS năm 2015: “1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi,
bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không
vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban
đầu.
2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc
rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử
đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.”
Theo quy định, trường hợp đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu nhưng việc
bổ sung, yêu cầu vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện,yêu cầu phản tố ban đầu thì
hội đồng xét xử sẽ không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu đó. Được coi là
vượt quá phạm vi yêu cầu phản tố khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Thay đổi, bổ sung số lượng tài sản vượt quá mức yêu cầu ban đầu;
+ Thay đổi hoặc bổ sung quan hệ pháp luật tranh chấp;
+ Thay đổi, bổ sung đối tượng bị khởi kiện;
+ Thay đổi, bổ sung đối tượng tranh chấp.
Nói chung ở giai đoạn sơ thẩm đương sự có thể tự mình thực hiện quyền rút
một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện và bất cứ thời điểm nào kể cả ngay tại
phiên tòa sơ thẩm nhưn phải trước khi hội đồng xét xử nghị án.
6. Vấn đề thay đổi địa vị tố tụng
Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn vẫn
giữ yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở
thành bị đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 245. Việc thay đổi tư cách tố tụng của

các đương sự do tòa án giải quyết bằng việc xác định lại tư cách tham gia tố tụng
đã được xác định trước đó. Việc xác định lại tư cách tham gia tố tụng của các
đương sự trước khi mở phiên tòa do thẩm phán được phân công giải quyết vụ án
thực hiện. Nếu tại phiên tòa do Hội đồng xét xử thực hiện và phải được ghi vào
7


biên bản tại phiên tòa. Thực hiện quy định này trong thực tiễn xét xử là một vấn đề
cần hết sức phải chú ý, vì nó sẽ liên quan đến hồ sơ vụ án. Vấn dề đặt ra là sự thay
đổi địa vị tham gia tố tụng của đương sự có dẫn đến việc thay đổi lại toàn bộ hồ sơ
vụ án, liên quan đến các giấy tờ mà tòa án đã lập từ khi thụ lý vụ án hay sự thay
đổi địa vị tố tụng này chỉ bắt đầu ghi nhận trong bản án.
II. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ BẤT CẬP VỀ YÊU CẦU PHẢN TỐ
TRONG BLTTDS NĂM 2015
1.

Một số điểm mới về yêu cầu phản tố trong BLTTDS hiện hành

BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 không quy định về quyền và
nghĩa vụ của bị đơn khi họ có yêu cầu phản tố, trong khi đó bản chất của yêu cầu
phản tố là việc bị đơn khởi kiện lại nguyên đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập nên bị đơn phải có quyền lợi của nguyên đơn; nguyên
đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập bị phản tố có
quyền lợi và nghĩa vụ của bị đơn. Chính vì thế, BLTTDS năm 2015 đã quy định
thêm quyền, nghĩa vụ của bị đơn. Tại khoản 4 Điều 72 BLTTDS năm 2015 Đưa ra
yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn
hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị
đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2015 có quy định khác nhau về thời
điểm bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố. Tại khoản 3 Điều 177 BLTTDS năm

2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định, Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố
trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm”. Tại khoản 3 BLTTDS
năm 2015 lại quy định khác, Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời
điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải. Do BLTTDS năm 2015 có bổ sung một thủ tục tố tụng hoàn toàn mới là phiên
họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nên bị đơn sẽ có
quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm Tòa án ở phiên họp nêu trên.

8


2. Bất cập còn tồn tại

Mặc dù đã có sự bổ sung và sửa đổi nhưng BLTTDS năm 2015 vẫn chưa có
quy định cụ thể về nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu
cầu độc lập bị phản tố có quyền lợi và nghĩa vụ của bị đơn; nguyên đơn, bị đơn bị
yêu cầu độc lập có quyền lợi và nghĩa vụ của bị đơn.
Việc không quy định rõ quyền, nghĩa vụ của đương sự liên quan đến yêu cầu
phản tố, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự liên quan đến việc thực hiện
yêu cầu phản tố. Đồng thời, sẽ khó ràng buộc nghĩa vụ của họ trong các hoạt động
tố tụng.
Theo khoản 2 Điều 200 BLTTDS thì yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án
chấp nhận khi thuộc 01 trong 03 trường hợp gồm: (1) để bù trừ nghĩa vụ với yêu
cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; (2)
loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc (3) giữa yêu cầu phản tố và
yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho
việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. Tuy nhiên, do BLTTDS không
quy định rõ nên đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau về yêu cầu phản tố của bị

đơn đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Theo
khoản 1 Điều 176 BLTTDS, bị đơn có yêu cầu phản đối chỉ áp dụng đối với
nguyên đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Cho
nên, trong trường hợp người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu
độc lập thì bị đơn không có quyền phản tố đối họ, bất kể để giải quyết đúng đắn vụ
án cần phải giải quyết yêu cầu này của bị đơn.
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền yêu cầu

phản tố của bị đơn
9


Thứ nhất, hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về điều khoản này,
do đó cần xây dựng kịp thời văn bản hướng dẫn để dễ dàng áp dụng trong thực tiễn
hiện nay.
Thứ hai, trên thực tế yêu cầu của nguyên đơn có thể phức tạp hơn và việc đưa
ra yêu cầu phản tố của bị đơn cũng có thể trên nhiều phương diện và việc chấp
nhận yêu cầu phản tố một phần dựa trên quan điểm của Thẩm phán giải quyết vụ
việc. Chính vì vậy, Thẩm pháp có thẩm quyền giải quyết vụ việc nên linh hoạt, có
kiến thức chuyên môn sâu rộng để khi nào chấp nhận phản tố và khi nào từ chối
quyền yêu cầu phản tố của bị đơn.
Thứ ba, trên thực tế bị đơn thường lỡ mất quyền yêu cầu phản tố của mình do
không biết, chính vì vậy việc pháp luật quy định rõ ràng hơn về quyền này là thật
sự cần thiết, cũng như có trách nhiệm phổ biến quyền này đối với bị đơn.

KẾT LUẬN
Yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập là một trong những nội dung vô cùng quan
trọng được BLTTDS quy định nhằm đảm bảo quyền khởi kiện cua công dân, đảm
bảo kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự. Tuy nhiên,
qua thực tiễn áp dụng, một vài quy định của BLTTDS về các vấn đề này đã phát

sinh bất cập, gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết các vụ án dân sự, ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Với các đề xuất trong bài viết,
tác giả hy vọng góp phần vào việc hoàn thiện quy định BLTTDS về yêu cầu phản
tố, yêu cầu độc lập, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các vụ án dân sự.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

BLTTDS năm 2015.
10


2.
3.
4.

BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Bình luận khoa học Luật Tố tụng dân sự năm 2015, NXB Tư pháp.
Giao trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, nhà xuất bản công an

5.

nhân dân.
Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân sự và

6.

thực tiễn áp dụng, nhà xuất bản tư pháp.
Bài đăng “Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của
BLTTDS năm 2015” trên website: www.luattoanquoc.com số ra


7.

ngày 30/09/2016.
Và một số trang mạng khác.

11


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS
TTDS
BLDS

Bộ Luật Tố tụng dân sự
Tố tụng dân sự
Bộ Luật dân sự

12


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

13



×