Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thông báo tập trung kinh tế theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THÁI MỸ KHANH

THƠNG BÁO TẬP TRUNG KINH TẾ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

THƠNG BÁO TẬP TRUNG KINH TẾ THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thăng Long
Học viên: Trần Thái Mỹ Khanh
Lớp: CHLKT, Khóa 30

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện


dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Thăng Long, đảm bảo tính trung
thực, khách quan khi phân tích, trích dẫn tài liệu tham khảo. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm cho lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn

Trần Thái Mỹ Khanh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CQCT

Cơ quan cạnh tranh

EU

Liên minh Châu Âu

LCT 2004

Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11

LCT 2018

Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for
Economic Co-operation and Development)


PLCT

Pháp luật cạnh tranh

RMB

Đơn vị tiền tệ của Trung Quốc

TTKT

Tập trung kinh tế

UBCTQG

Ủy Ban Cạnh tranh quốc gia

USD

Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu .........................................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................6
6. Những điểm mới của luận văn ..........................................................................7
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ THÔNG BÁO

TẬP TRUNG KINH TẾ ...........................................................................................8
1.1. Tập trung kinh tế ................................................................................................8
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tập trung kinh tế ......................................................8
1.1.2 Hình thức và phân loại tập trung kinh tế .......................................................12
1.1.3 Sự cần thiết kiểm soát tập trung kinh tế .........................................................14
1.2. Thơng báo tập trung kinh tế............................................................................17
1.2.1 Vai trị của thông báo tập trung kinh tế trong pháp luật chống hạn chế cạnh
tranh ........................................................................................................................17
1.2.2 Các tiêu chí thơng báo tập trung kinh tế ........................................................20
1.2.3 Cơ chế thông báo tập trung kinh tế của các quốc gia trên thế giới ...............26
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................31
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÔNG BÁO TẬP TRUNG
KINH TẾ Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN ...32
2.1 Ngưỡng thơng báo tập trung kinh tế ..............................................................32
2.1.1 Ngưỡng tổng tài sản .......................................................................................33
2.1.2 Ngưỡng tổng doanh thu hoặc doanh số .........................................................37
2.1.3 Ngưỡng giá trị giao dịch ................................................................................39
2.1.4 Ngưỡng thị phần kết hợp ................................................................................41
2.1.5 Các trường hợp tập trung kinh tế bên ngoài lãnh thổ Việt Nam ...................44
2.2 Thủ tục thông báo tập trung kinh tế ..............................................................46
2.2.1 Đối tượng thông báo tập trung kinh tế...........................................................46
2.2.2 Hồ sơ thông báo thông báo tập trung kinh tế ................................................47
2.2.3 Trách nhiệm của cơ quan cạnh tranh trong việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông
báo tập trung kinh tế .................................................................................................50
2.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thông báo tập trung kinh tế ......54


2.3.1 Hồn thiện về ngưỡng thơng báo tập trung kinh tế .......................................54
2.3.2 Hồn thiện về hồ sơ, tủ tục thơng báo tập trung kinh tế ................................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG II.......................................................................................64

KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với xu thế toàn cầu hóa và mở cửa thị trường, phạm vi hoạt động của các doanh
nghiệp ngày càng mở rộng trên phạm vi nhiều lãnh thổ, quốc gia khác nhau. Khi đó,
thực tiễn sẽ phát sinh nhiều hành vi phản cạnh tranh diễn ra bên ngồi lãnh thổ quốc
gia, nhưng có tác động tới môi trường cạnh tranh trong nước. Để đối phó với thực
trạng này, nhiều quốc gia đã mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Cạnh tranh trên
nguyên tắc “tác động ảnh hưởng của hành vi” để kiểm soát các hành vi phản cạnh
tranh xuyên biên giới và bảo vệ thị trường trong nước1.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đã và đang từng bước hoàn thiện
Pháp luật cạnh tranh phù hợp với xu hướng của thế giới và sự phát triển của nền kinh
tế nội địa, nhằm mục đích kiểm sốt tồn diện các hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường cạnh tranh và người tiêu dùng.
Nếu như sau 12 năm Luật Cạnh tranh năm 2004 chưa thể hiện được hết vai trò
và nhiệm vụ của mình2 thì rõ ràng Luật Cạnh tranh năm 2018 đã khắc phục được
những thiếu sót, những bất cập trong hoạt động quản lý cạnh tranh cũng như hành vi
cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam. Vấn đề thông báo tập
trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 là một minh chứng cho
thấy tư duy đổi mới của Nhà nước một cách kịp thời so với sự thay đổi của thực tiễn,
khắc phục được những hạn chế của quy định trước đó. Cụ thể, các tiêu chí xác định
ngưỡng thơng báo tập trung kinh tế được xem là bước tiến mạnh mẽ, thay vì chỉ xem
xét ở khía cạnh thị phần kết hợp của các doanh nghiệp để đánh giá mức độ tập trung

kinh tế, nay Luật Cạnh tranh 2018 bổ sung thêm ba tiêu chí mới song song với tiêu
chí thị phần kết hợp là tổng doanh thu, tổng tài sản và giá trị giao dịch3. Yêu cầu đặt
ra là khi các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế mà đạt các ngưỡng nhất định
thuộc một trong bốn tiêu chí nói trên thì sẽ phải thơng báo tập trung kinh tế. Với các
tiêu chí mang tính định lượng, định tính rõ ràng như vậy khơng những giúp cho các
chủ thể tham gia tập trung kinh tế dễ dàng xác định trường hợp của mình có thuộc
trường hợp phải thơng báo hay khơng, mà cịn giúp Cơ quan cạnh tranh đánh giá đúng
đắn giai đoạn đầu của quá trình kiểm sốt, góp phần loại bỏ nhanh chóng các vụ việc
Sở Công thường tỉnh Bắc Giang, “Những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018”, đăng trên trang thông tin
điện tử: truy cập ngày 20/02/2020.
2
Bộ Công thương (2017), Báo cáo tổng kết 12 năm thực thi Luật Cạnh tranh 2004.
3
Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018.
1


2

gây hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, đôi khi cũng chính những quy định mới này lại là
nguyên nhân gây ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp và cơ quan cạnh
tranh trong việc áp dụng và thực thi các quy định pháp luật trong thực tế. Do đó, việc
phân tích, nghiên cứu và ln rà sốt các quy định về thông báo tập trung kinh tế một
cách thận trọng là điều vô cùng cần thiết, bởi các lý do cụ thể sau:
Thứ nhất, một khi các thủ tục pháp lý được đưa vào áp dụng trong thực tiễn,
vấn đề chi phí phát sinh từ các thủ tục đó là điều tất yếu. Thủ tục thông báo tập trung
kinh tế cũng khơng ngoại lệ, nó khơng những gây tiêu tốn chi phí và cũng có thể đánh
mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia
trong việc chi cho các hoạt động quản lý, kiểm sốt. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy
đinh của pháp luật về thông báo tập trung kinh tế là điều cần thiết nhằm làm hạn chế

tối thiểu các chi phí, cân bằng hài hịa giữa lợi ích chung của xã hội và lợi ích kinh tế
do các hoạt động của doanh nghiệp mang lại là nhiệm vụ hàng đầu trong cơng tác
pháp luật, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách bền vững và hiệu quả.
Thứ hai, thông báo tập trung kinh tế được xem là thủ tục mang tính “chốt chặn
đầu tiên” trong q trình kiểm sốt tập trung kinh tế. Chính vì vậy mà việc xem xét,
đánh giá chính xác các vụ việc tập trung kinh tế là vô cùng quan trọng, bởi lẽ nếu bỏ
sót các vụ việc ở giai đoạn này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, khó có thể khắc phục
được ở các giai đoạn sau. Vì vậy, việc nghiên cứu một cơ chế thông báo tập trung
kinh tế phù hợp với nền kinh tế, chính trị, xu hướng hoạt động và phát triển của doanh
nghiệp nhằm loại bỏ, hạn chế cạnh tranh khơng lành mạnh, góp phần bảo vệ lợi ích
chung của tồn xã hội là điều cần thiết và cấp bách.
Thứ ba, hệ thống pháp luật luôn phụ thuộc vào sự vận động và phát triển của
nền kinh tế, do đó cần phải có cách nhìn nhận và đánh giá sự việc mang tầm chiến
lược, đón đầu xu thế. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý
để điều tra, xử lý toàn diện mọi hành vi vi phạm quy định về thông báo tập trung kinh
tế gây ảnh hưởng đến chính sách cạnh tranh và người tiêu dùng là điều cần thiết. Bên
cạnh đó, việc làm này khơng những bảo vệ được môi trường cạnh tranh công bằng,
lành mạnh trong thị trường nội địa mà còn tạo điều kiện thực thi các cam kết về cạnh
tranh trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương4.

Theo Nguyễn Quỳnh, “Luật Cạnh tranh 2018 khơng cấm một cách máy móc về tập trung kinh tế”,
truy cập
ngày 20/02/2020.
4


3

Bởi các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thông báo Tập trung kinh tế
theo Pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề thơng báo tập trung kinh tế ở Việt Nam mang tính mệnh lệnh hành chính,
bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo khi thực hiện tập trung
kinh tế khi đạt ngưỡng kiểm sốt. Để thực hiện thơng báo tập trung kinh tế nhanh
chóng và chính xác, khơng chỉ địi hỏi các doanh nghiệp mà cả cơ quan cạnh tranh
phải nắm vững kiến thức cả về kinh tế lẫn quy định pháp luật. Do đó, đã có nhiều bài
viết phân tích, “mổ xẻ” vấn đề này bằng những cơng trình nghiên cứu khoa học một
cách có hệ thống, làm sáng tỏ các quy định của pháp luật, giúp doanh nghiệp và cơ
quan nhà nước áp dụng trôi chảy hơn trong quá trình thực hiện.
 Luận văn, luận án, khóa luận
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu khoa học thuộc khn khổ của luận văn, luận
án tại Việt Nam khơng có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu về vấn đề thơng báo
tập trung kinh tế mà chỉ nghiên cứu về kiểm sốt tập trung kinh tế. Trong đó, thủ tục
thơng báo tập trung kinh tế chỉ được nêu một cách khái qt mà khơng đi sâu phân
tích từng vấn đề của thủ tục.
Nguyễn Thị Mai Loan (2006), đề tài “Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế”
tại trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Đây là cơng trình nghiên cứu về vấn đề
kiểm soát tập trung kinh tế ngay khi Luật Cạnh tranh năm 2004 ra đời. Dựa trên
những cơ sở lý luận từ những quy định của Luật Cạnh tranh và những quy định về
tập trung kinh tế ở các Luật khác, bài viết đã phân tích rõ bản chất, những tác động
của tập trung kinh tế đối với môi trường cạnh tranh, chỉ ra được những hạn chế của
pháp luật làm hạn chế đến quyền tự do kinh doanh của con người, đồng thời cũng đã
giải quyết được các vấn đề bất cập trong quy định của pháp luật, mang lại giá trị thực
tiễn cao.
Nguyễn Thị Huỳnh (2008), đề tài “Kiểm soát tập trung kinh tế theo Luật Cạnh
tranh Việt Nam”. Có thể nói bài viết này cũng là cơng trình nghiên cứu một cách có
khoa học, giải quyết được các vấn đề mang tính kịp thời trong giai đoạn hội nhập nền
kinh tế thế giới về cạnh tranh nói chung và tập trung kinh tế nói riêng. Vấn đề thông
báo tập trung kinh tế tác giả cũng đã đề cập đến yếu tố ngưỡng thị phần phải thơng
báo và hạn chế của nó một cách rõ ràng. Tuy nhiên, vì sự thay đổi trong cách tiếp cận

vấn đề của pháp luật và sự thay đổi của nền kinh tế mà bài nghiên cứu này chỉ còn
mang tính tham khảo.


4

Tác giả Huỳnh Văn Hiếu (2010) bàn về “Tập trung kinh tế với hình thức mua
lại doanh nghiệp theo pháp luật Cạnh Tranh Việt Nam”, trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh. Bài viết này chỉ tập trung nghiên cứu một hình thức của tập trung kinh tế
là hình thức mua lại doanh nghiệp, do đó chưa có cái nhìn khái quát toàn bộ nội dung
của pháp luật tập trung kinh tế và kiểm soát tập trung kinh tế5 cũng như thủ tục thông
báo tập trung kinh tế.
Gần đây nhất phải kể luận án tiến sĩ của Hà Ngọc Anh (2018), “Pháp luật kiểm
soát tập trung kinh tế ở Việt Nam”, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Luận án
này đã khái quát nội dung tập trung kinh tế và kiểm sốt tập trung kinh tế một cách
tồn diện mà lại sâu sắc. Bên cạnh đó, luận án cũng tập trung đi sâu vào phân tích
từng tác động của tập trung kinh tế, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, cơ chế quản
lý cạnh tranh bao gồm cơ quan thực hiện và thủ tục thông báo tập trung kinh tế. Trong
đó, vấn đề thơng báo tập trung kinh tế tác giả đã nêu rất rõ những hạn chế của pháp
luật và đưa ra những định hướng mà pháp luật cạnh tranh nên sửa đổi trong tương lai.
Những đề xuất, góp ý của tác giả về thơng báo tập trung kinh tế là một đóng góp to
lớn và quý báu cho dự thảo Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, khi Luât Cạnh tranh 2018 có
hiệu lực, những quy định mới về thơng báo tập trung kinh tế cũng có sự thay đổi nhất
định, do đó việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật là điều cần làm.
Bên cạnh các luận văn, luận án nêu trên cịn có các khóa luận cũng nghiên cứu
về tập trung kinh tế, các tiêu chí kiểm sốt tập trung kinh tế như Lê Khanh (2019),
Các tiêu chí kiểm sốt tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018, khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã phân tích rất kỹ lưỡng các quy
định của pháp luật về các tiêu chí kiểm sốt tập trung kinh tế, trong đó các tiêu chí
thơng báo tập trung kinh tế cũng được đề cập một cách rõ ràng. Tuy nhiên, với khuôn

khổ của khóa luận, tác giả chỉ nêu sơ lược về nội dung thông báo tập trung kinh tế
mà chưa nêu ra quan điểm, nhận định của mình về vấn đề này.
 Bài viết, sách báo
Bên cạnh những cơng trình nêu trên thì cịn có nhiều chun gia, các tổ chức,
cá nhân đóng góp ý kiến về vấn đề này trên các diễn đàn, báo, tạp chí theo định hướng
của Luật Cạnh tranh năm 2018. Điển hình như:

Đồng ý với ý kiến của Hà Ngọc Anh (2018), Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế, luận án tiến sĩ, trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
5


5

Bài viết của tác giả Hà Thị Thanh Bình (2019), “Thông báo tập trung kinh tế
trong pháp luật cạnh tranh”, Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, số 01
(122). Đây là một trong những bài viết đầu tiên nghiên cứu về vấn đề thông báo tập
trung kinh tế ngay khi Luật Cạnh tranh 2018 vừa mới ra đời. Bài viết này đã chỉ rõ
thông báo tập trung kinh tế có vai trị quan trọng như thế nào trong q trình kiểm
sốt tập trung kinh tế, đồng thời cũng nêu rõ tính hai mặt của vấn đề từ đó đưa ra các
kiến nghị có giá trị, mang ý nghĩa thực tiễn cao và là nền tảng để hồn thiện pháp
luật. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất dự báo để cho Chính Phủ có thể tham
khảo và đưa ra các quy định hướng dẫn Luật Cạnh tranh phù hợp với điều kiện nền
kinh tế Việt Nam và thơng lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, bài viết của tác giả Trần Linh Huân (2019), “Những điểm mới
trong các quy định của Luật cạnh tranh năm 2018 về kiểm soát tập trung kinh tế”,
Nhà nước và pháp luât, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, số 5 (373); hay Hồng
Minh Chiến (2019), “Kiểm sốt tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2018”,
Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số 03 (324) cũng chỉ phản ánh một phần của pháp
luật về tập trung kinh tế, chưa có bài viết nào phân tích sâu sắc về khía cạnh thơng

báo tập trung kinh tế.
Ngồi ra, bài viết của tác giả Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2012), “Thủ
tục thông báo tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2004 – khả năng
thực thi và định hướng hồn thiện”, Tạp chí khoa học Pháp lý số 2 (69), 2012 là bài
viết chuyên sâu, phân tích và làm sáng tỏ từng thành phần hồ sơ yêu cầu thông báo
tập trung kinh tế và đưa ra các nhận định, quan điểm mang tính định hướng nhằm
hồn thiện pháp luật về thủ tục tập trung kinh tế. Tuy nhiên, bài viết này chỉ gói gọn
trong thủ tục hồ sơ thơng báo mà khơng phân tích, lý giải vấn đề thơng báo bằng các
ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.
Các công trình nêu trên tuy chưa có những nghiên cứu chun sâu về thông báo
tập trung kinh tế nhưng lại rất thành công khi khai thác triệt để các quy định của việc
kiểm soát tập trung kinh tế. Đây sẽ là những cơng trình mang tính xây dựng nền tảng
để tác giả phát triển bài viết của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả lựa chọn đề tài thông báo tập trung kinh tế để nghiên cứu với mục đích
phân tích làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về mặt lý luận, nhận diện được
những vấn đề chưa phù hợp có thể có thể phát sinh trong thực tiễn. Từ đó đề xuất,


6

góp ý xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành một cách rõ ràng, có hệ thống, đảm
bảo tính phù hợp, hạn chế những bất cập trong tương lai gần.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận cốt lỗi về tập trung kinh tế và thông báo tập
trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Hai là, phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về thông báo tập trung kinh
tế, từ đó tìm ra các hạn chế từ các quy định đó nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật
cạnh tranh.

Ba là, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành
các quy định về thông báo tập trung kinh tế dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia
làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, góp phần nâng cao khả năng thực thi của
pháp luật cạnh tranh.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Với luận văn này, tác giả nghiên cứu phân tích và đánh giá các quy định của
pháp luật một cách toàn diện về vấn đề thông báo tập trung kinh tế bao gồm các quy
định về tập trung kinh tế trong các văn bản pháp luật có liên quan, đồng thời cũng
tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới, nhưng chủ yếu vẫn theo quy định
của Luật Cạnh tranh năm 2018 và Nghị định số 35/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày
24 tháng 03 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh. Bên cạnh
đó, trong khn khổ của đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả sẽ khơng phân tích chun sâu
vào quy định của kiểm soát tập trung kinh tế mà dừng lại ở thủ tục thông báo tập
trung kinh tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết được nghiên cứu dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về
pháp luật chống hạn chế cạnh tranh. Bên cạnh đó cịn được nghiên cứu dựa trên những
thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý, những quan điểm khoa học trong các
cơng trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành về cạnh tranh, bám sát tình hình thực tế và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở
Việt Nam.
Đồng thời, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như:
phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phân tích và tổng hợp, tổng hợp kinh nghiệm,
phương pháp luật học so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích quy
phạm pháp luật để đánh giá thực trạng và trên cơ sở đó nêu ra các giải pháp về áp


7

dụng thủ tục thông báo tập trung kinh tế. Luận văn sử dụng kết hợp giữa các phương

pháp trong từng nội dung của bài luận, cụ thể:
Chương 1: chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp
phân tích, phương pháp thống kê, ngồi ra phương pháp so sánh và tổng hợp cũng
được sử dụng nhằm làm rõ vai trị của thơng báo tập trung kinh tế và các tiêu chí xác
định ngưỡng thơng báo tập trung kinh tế.
Chương 2: chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm và
đánh giá các quy định pháp luật thực định của Việt Nam liên quan đến thủ tục thông
báo tập trung kinh tế và thực tiễn áp dụng, có liên hệ với kinh nghiệm ở một số nước.
Đồng thời, cũng sử dụng phương pháp hệ thống để đề xuất những nhu cầu, định
hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thông báo tập trung kinh tế ở Việt Nam.
6. Những điểm mới của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu chun sâu và tồn diện về thông báo tập
trung kinh tế theo pháp luật Việt Nam. Luận văn sẽ có những điểm mới sau:
Một là, luận văn nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, làm rõ vai trị của thơng
báo tập trung kinh tế. Theo đó, dựa vào đánh giá các cơ chế thơng báo tập trung kinh
tế của một số quốc gia trên thế giới làm kinh nghiệm cho Việt Nam.
Hai là, luận văn phân tích vấn đề với cách tiếp cận chuyên sâu, đi thẳng vào nội
dung của quy định thông báo tập trung kinh tế như các tiêu chí thơng báo, ngưỡng
thơng báo và cách xem xét, tính tốn ngưỡng thơng báo phù hợp với sự phát triển
kinh tế cũng như môi trường cạnh tranh tại Việt Nam.
Ba là, luận văn đưa ra được những mặt còn hạn chế của quy định về thơng báo
tập trung kinh tế. Từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục dựa trên cơ sở kinh
nghiệm của một số quốc gia và xu hướng phát triển kinh tế xã hội trên thế giới nhằm
mục đích hồn thiện pháp luật Việt Nam. Một trong những đề xuất mang tính chất
đột phá, mới mẽ đó là việc xem xét nền tảng mạng xã hội làm đối tượng đặc thù của
thông báo tập trung kinh tế.


8


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ THÔNG BÁO TẬP TRUNG
KINH TẾ
1.1.
Tập trung kinh tế
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tập trung kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm
Tập trung kinh tế (economic concentration) hay “sáp nhập” (Merger) là một
hiện tượng đã diễn ra trên thị trường và bị kiểm soát từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nga, 6… Pháp
luật của Pháp nhận dạng tập trung kinh tế (TTKT) theo dấu hiệu hành vi và mục đích
của các doanh nghiệp7. Cịn theo pháp luật Châu Âu (EU), tại Điều 3 Quy chế Kiểm
soát Sáp nhập số 4064/89/EEC8 và cả Điều 3 Quy chế Kiểm soát Sáp nhập số
139/2004/EC9 đều định nghĩa một vụ TTKT được xem là phát sinh khi có hai hoặc
nhiều doanh nghiệp sáp nhập hoặc có sự thay đổi quyền kiểm sốt đối với một doanh
nghiệp. Có thể thấy, mỗi quốc gia sẽ có cách nhìn nhận về khái niệm TTKT với những
biểu hiện khác nhau. Song, hành vi này dù có thể biểu hiện dưới bất cứ hình thức nào
nhưng chung quy lại chúng nhằm mục đích liên kết tài sản, nguồn lực, quyền và nghĩa
vụ của các doanh nghiệp lại với nhau hoặc nhằm nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp
khác.
Tại Việt Nam khái niệm TTKT không phải là nội dung hoàn toàn mới xuất hiện
trong hệ thống pháp luật, mà đã từ rất lâu thuật ngữ này đã được điều chỉnh bởi các
luật khác như Bộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp,…. Tuy nhiên, khái niệm TTKT
không được hiểu một cách rõ ràng là TTKT mà được đề cập với cách gọi, hình thức
khác10. Tại Luật Cạnh tranh (LCT) năm 2004, lần đầu tiên khái niệm TTKT được đề
Xuất phát từ lo ngại sự tập trung quyền lực của các Đại công ty hơn là dựa trên những căn cứ về kinh tế và
phúc lợi của người tiêu dung vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Hoa Kỳ. Tiêu biểu là câu chuyện về
Standard Oil Trust là công ty kinh doanh ngành dầu mỏ, được thành lập năm 1870, đến năm 1872 công ty này
đã mua lại 22 trong số 26 công ty đối thủ của mình. Từ đó, Standard Oil Trust gần như độc quyền kiểm soát
thị trường dầu mỏ trong 10 năm. Năm 1911 Standard Oil Trust bị Tòa án phán quyết buộc phải chia tách thành

các công ty nhỏ hơn (Antitrust Act). Sau đó, phong trào “chống Trust” này được phổ biến ở các nước đang
phát triển như Anh, Nga, Pháp, Đức,…
7
Pháp lệnh 86-1243 ngày 1/12/1986 của Pháp.
8
Quy chế Council Regulation (EEC) No 4064/89 of 21 December 1989 on the control of concentrations
between undertakings của Châu Âu.
9
Quy chế Council Regulation (EC) No 139/2004 of 20 Janaury 2004 on the control of concentrations between
undertakings của Châu Âu.
10
Ví dụ tại Điều 10 và Điều 27 Luật Công ty năm 1990 hay Điều 24 Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990
cũng đề cập đến vấn đề cho phép các công ty được quyền thực hiện thủ tục sáp nhập. Tương tự Điều 104, Điều
105 Bộ Luật Dân sự năm 1995 quy định về việc sáp nhập và hợp nhất pháp nhân, theo đó “các pháp nhân có
6


9

cập một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Có thể thấy LCT đã dành hẳn một chương riêng
với những điều luật điều chỉnh về vấn đề TTKT ở một gốc độ khác so với các văn
bản còn lại với việc đưa ra các đánh giá về tác động của các vụ việc TTKT đến cạnh
tranh cũng như cách thức kiểm sốt các hành vi này Chính bởi sự khác biệt về cách
tiếp cận giữa các quy định pháp luật và biểu hiện của hành vi này mà khái niệm TTKT
ln được quan tâm, bình luận ở nhiều góc độ khác nhau.
Thứ nhất, dưới góc độ khoa học kinh tế thì TTKT là hành vi nhằm tập trung hóa
tiềm lực sản xuất, quy mô kinh doanh và tăng cường thế lực tài chính trên thị trường.
Nó được coi là hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong đời sống kinh tế, là
kết quả của quá trình cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm cách liên kết
với nhau để nâng cao sức mạnh, cùng nhau phát triển và giữ vững vị thế của mình

trên thương trường11. Một mặt, hành vi TTKT này có thể xem là mang lại lợi ích cho
kinh tế trong việc hợp thức hóa sản xuất, khắc phục những yếu kém trong kinh doanh,
đầu tư sản xuất mới12. Mặt khác, TTKT được coi là một hình thức tiến tới độc quyền
hóa thơng qua q trình tăng trưởng ngoại sinh của doanh nghiệp. Hay nói một cách
khác TTKT là sự tăng thêm tư bản do hợp nhất nhiều tư bản lại hoặc một tư bản này
thu hút tư bản khác13 dẫn đến việc hình thành nên các doanh nghiệp lớn hoặc các tập
đoàn kinh tế làm thay đổi cấu trúc thị trường và sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh
với các doanh nghiệp khác, gây ra tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, xâm hại
đến quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp khác và quyền lợi của người tiêu
dùng.
Thứ hai, dưới góc độ khoa học pháp lý, TTKT được hiểu là hành vi của doanh
nghiệp được thực hiện dưới các hình thức theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cả
LCT 2004 và LCT 2018 đều không đưa ra định nghĩa như thế nào là TTKT mà chỉ
liệt kê các hình thức TTKT bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa
các doanh nghiệp và các hình thức TTKT khác nhưng chưa đưa ra dấu hiệu cụ thể
của hành vi khác này.
Thứ ba, dưới góc độ cấu trúc thị trường, TTKT được hiểu là quá trình mà số
lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các
thể hợp nhất với nhau thành một pháp nhân khác cùng loại” hay “Một pháp nhân có thể được sáp nhập vào
một pháp nhân khác cùng loại” theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo thoả thuận của
các pháp nhân đó.
11
Đại học luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Kinh tế, nhà xuất bản Công an nhân dân, tr 230.
12
Đây đươc xem là mặt tác động tích cực của tập trung kinh tế đối với môi trường cạnh tranh mà pháp luật
cạnh tranh của các nước trong đó có Việt Nam đề cập tới.
13
Viện ngôn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội và Nhân văn.



10

hành vi sáp nhập (theo nghĩa rộng) hoặc thông qua tăng trưởng nội sinh của doanh
nghiệp trên cơ sở mở rộng năng lực sản xuất14. Cách nhìn nhận này đã làm rõ nguyên
nhân và ảnh hưởng của TTKT đối với cấu trúc thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, quan
điểm này lại coi TTKT là kết quả của cả hai quá trình tăng trưởng nội và tăng trưởng
ngoại sinh của doanh nghiệp.
Ngồi ra, khái niệm TTKT cịn có thể được hiểu dưới khía cạnh là mức độ
TTKT. Mức độ TTKT này được đo lường bằng cách đưa ra một chỉ số được gọi là
chỉ số TTKT (Concentration Ratio). Để biết được chỉ số TTKT có tác động như thế
nào đế cạnh tranh, hệ thống pháp luật các nước trên thế giới áp dụng cách tính của
chỉ số Hirschmann-Herfindahl (HHI)15, chỉ số này biểu thị mức độ thị phần của doanh
nghiệp trong tổng thị phần của các doanh nghiệp khác trong thị trường liên quan. Chỉ
số HHI của một thị trường càng cao thì mức độ TTKT của thị trường đó càng lớn và
tiến dần đến mức độc quyền. Ngược lại chỉ số HHI càng nhỏ cho thấy một thị trường
cạnh tranh càng tiến đến ngưỡng hoàn hảo16. Tuy nhiên, trước đây PLCT Việt Nam
không xét đến chỉ số này. Khi LCT 2018 được ban hành, chỉ số HHI mới được ấn
định nhưng với cách tiếp cận gián tiếp thông qua cách tính chỉ số TTKT chứ khơng
đề cập đến tên gọi của nó. Như vậy, TTKT là cách thức tiến tới độc quyền thơng qua
q trình tăng trưởng ngoại sinh. Nó có thể dẫn đến việc hình thành nên các doanh
nghiệp có năng lực cạnh tranh tổng hợp hoặc nhóm doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế
làm thay đổi cấu trúc và tương quan cạnh tranh trên thị trường. Một doanh nghiệp có
thể có được vị trí thống lĩnh thị trường nhờ vào quá trình tăng trưởng nội sinh. Tuy
nhiên, quá trình này phải diễn ra trong thời gian dài và cũng đầy rủi ro. Trong khi
TTKT là con đường ngắn nhất để có được quyền lực thị trường. Sự xuất hiện đột ngột
của một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh vượt trội này có nguy cơ đe dọa sự tồn
tại của những đối thủ cạnh tranh khác và làm tổn hại đến cục diện cạnh tranh hiện tại
trên thị trường. Số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường giảm đi và mức độ
“hoàn hảo” của cạnh tranh cũng bị giảm sút.
1.1.1.2. Đặc điểm


Lê Viết Thái (2005), Chuyên đề về Hành vi tập trung kinh tế, đề tài nghiên cứu về “Thể chế cạnh tranh trong
điều kiện phát triển thị trường tại Việt Nam”, Viện nghiên cứu thương mại – Bộ Thương mại.
15
Công thức xác định chỉ số HHI là: Tổng bình phương mức thị phần = S12 + S22 + …S(n)2. Trong đó: S1,...S(n) là
mức thị phần tương ứng của doanh nghiệp thứ 1 đến doanh nghiệp thứ n.
16
Nguyễn Mai Dũng (2020), “Áp dụng chỉ số HHI trong pháp luật về tập trung kinh tế tại Hoa Kỳ, Liên minh
Châu Âu – Một số đề xuất cho pháp luật cạnh tranh Việt Nam”, Nhà nước và pháp luật, Viện Hàn lâm khoa
học xã hội Việt Nam, số 4 (384), tr.58.
14


11

Cho dù TTKT được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, thì nó vẫn có các
đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể của TTKT là các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
Các doanh nghiệp tham gia TTKT có thể là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng
hoặc khơng cùng thị trường liên quan17. Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện TTKT
các hành vi, các giao dịch hợp pháp như sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh để
chủ động liên kết các nguồn lực kinh tế sẵn có như vốn, kỹ thuật, lao động,... thành
một khối thống nhất có quy mơ lớn hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Đây được xem là
dấu hiệu để phân biệt TTKT với việc tích tụ tư bản bằng việc tăng trưởng nội sinh18.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia vào các hình thức
TTKT, mà mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có giới hạn pháp lý khác nhau, tùy vào đặc
thù của của loại hình doanh nghiệp đó19.
Thứ hai, TTKT là hành vi của doanh nghiệp luôn thể hiện dưới dạng hành động
được thể hiện dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật. TTKT có
thể dẫn đến việc xuất hiện một doanh nghiệp mới hoặc khơng nhưng sẽ có sự thay

đổi trong cơ cấu vốn hoặc tổ chức của một bên tham gia TTKT. Đây được xem là sự
tích tụ tư bản. Tuy nhiên, sự tích tụ này khơng phải do quá trình tăng trưởng nội sinh
mà là kết quả từ việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh,…của các doanh các
doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc quyền tự do lập hội được pháp luật công nhận và
bảo vệ.
Thứ ba, mục đích của việc TTKT là hình thành nên doanh nghiệp có quy mơ
lớn, có năng lực cạnh tranh tổng hợp hoặc liên kết thành nhóm doanh nghiệp, tập
đồn kinh tế, từ đó làm thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh hiện có
trên thị trường20. Bởi lẽ, sự lớn mạnh đột ngột của các doanh nghiệp này khơng phải
do tích tụ tư bản từ hoạt động kinh doanh, từ việc tăng trưởng nội sinh mà xuất phát

Với quy định của Luật Cạnh tranh 2004 thì hành vi tập trung kinh tế chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp đang
hoạt động trên cùng một thị trường liên quan, nghĩa là tập trung kinh tế theo chiều ngang. Tuy nhiên, khi Luật
Cạnh tranh 2018 ra đời đã khắc phục được hạn chế này và có quy định ràng buộc các doanh nghiệp thực hiện
tập trung kinh tế cả chiều ngang, chiều dọc lẫn hỗn hợp. Do đó, Luật Cạnh tranh 2018 được đánh giá là sự đổi
mới trong tư duy, tiến gần hơn với thông lệ quốc tế về tập trung kinh tế.
18
Nguyễn Thị Huỳnh (2008), Kiểm soát Tập trung kinh tế theo luật Cạnh tranh Việt Nam, luận văn thạc sĩ,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 10.
19
Chẳng hạn, loại hình doanh nghiệp tư nhân không được tham gia vào hoạt động hợp nhất, sáp nhập hay liên
doanh giữa các doanh nghiệp.
20
Xem: Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, nhà xuất bản
Tư pháp, 2006; Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 79, tháng 7/2006.
17


12


từ hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp dẫn đến
việc làm giảm hoặc cản trở các đối thủ cạnh tranh trên một thị trường21.
1.1.2. Hình thức và phân loại tập trung kinh tế
1.1.2.1. Hình thức tập trung kinh tế
Điều 29 LCT 2018 liệt kê các hình thức TTKT bao gồm: Sáp nhập doanh
nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh
nghiệp. Theo đó:
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác,
đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp
nhập.
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp
mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp
bị hợp nhất.
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua
tồn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi
phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng
nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình
thành một doanh nghiệp mới22.
Trên thực tế, có những vụ việc TTKT thoạt nhìn có vẻ như được thực hiện theo
hình thức mua lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xem xét và nhìn nhận một cách thấu
đáo thì các vụ việc TTKT đó khơng phải thuộc trường hợp mua lại doanh nghiệp đơn
thuần, mà có sự biến hóa. Chẳng hạn công ty này mua lại một ngành hàng của công
ty khác23 hoặc các công ty liên quan thực hiện chuyển vốn điều lệ với nhau24.

Hoàng Minh Chiến (2019), “Kiểm soát tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh năm 2018”, Dân chủ và pháp
luật, số 3 (324), tr.25-26.

22
Luật Doanh nghiệp Việt Nam có quy định về sáp nhập, hợp nhất, mua loại hoặc liên doanh giữa các doanh
nghiệp với cách hiểu gần như vậy.
23
Vụ việc công ty Mondelez International thơng qua cơng ty liên kết của mình mua lại ngành hàng bánh kẹo
của Công ty CP Kinh Đô. Xem: Cục quản lý cạnh tranh (2016), Báo cáo thường niên của Cục quản lý cạnh
tranh năm 2015, tr.16.
24
Bộ Công thương (2013), Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam 2012. Theo đó, vụ việc Cơng ty cổ phần Kinh
Đơ nắm giữ 51% cổ phần của Vinabico trước công ty Vinabico sáp nhập vào Công ty cổ phần Kinh Đô, tr.33.
21


13

Có thể thấy dù các doanh nghiệp thực hiện TTKT với hình thức nào thì cũng
khơng thể nào khẳng định được đó là hành vi TTKT, mà cần phải xem xét, phân tích
tác động của hành vi đó có gây hậu quả, làm thay đổi đáng kể cấu trúc thị trường hay
không.
1.1.2.2. Phân loại tập trung kinh tế
Dựa vào mức độ liên kết, các hành vi TTKT được chia thành TTKT chặt chẽ
(dạng tổ hợp) và TTKT không chặt chẽ (liên minh lý tài)25.
Dựa vào vị trí của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong các cấp độ
kinh doanh của ngành kinh tế – kỹ thuật, Có thể chia các giao dịch TTKT thành các
dạng như sau: TTKT theo chiều ngang, TTKT theo chiều dọc và TTKT theo dạng tổ
hợp.
(i)
Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại
hoặc liên doanh của các doanh nghiệp trong một thị trường liên quan (sản phẩm và
không gian)26, nghĩa là các doanh nghiệp cùng nằm ở một cấp độ trong chuỗi sản

xuất. Theo đó, TTKT theo chiều ngang được nhận xét là có khả năng gây tác hại đến
cạnh tranh trên thị trường nhất, do việc TTKT trực tiếp làm suy giảm số lượng đối
thủ cạnh tranh độc lập trên thị trường27. Việc TTKT theo hình thức này, các doanh
nghiệp thường cạnh tranh bằng việc tăng hoặc giảm giá sản phẩm nhưng lại khơng vì
mục tiêu lợi ích của người tiêu dùng.
(ii)
Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại hoặc
liên doanh giữa các doanh nghiệp có quan hệ người mua – người bán với nhau28, tham
gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường. Việc
liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất không làm tăng thị phần của
doanh nghiệp tham gia TTKT nhưng có thể ngăn chặn sự tham gia thị trường của các
doanh nghiệp khác. Ví dụ, TTKT giữa công ty sản xuất bánh kẹo và công ty phân
phối bánh kẹo. Nhìn chung, TTKT theo chiều dọc khơng có tác động lớn đến cạnh
tranh như chiều ngang, nhưng ở mức độ nào đó nó có thể khống chế các khâu còn lại
(đầu vào hoặc đầu ra của doanh nghiệp khác). Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các

Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật Cạnh tranh,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, tr.155.
26
Bộ Công thương (2009), Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo, tr.13.
27
Bùi Nguyễn Anh Tuấn, “Hướng tới kiểm soát Tập trung kinh tế hiệu quả tại Việt Nam”, Hội đồng cạnh tranh
Việt Nam. truy cập ngày
26/06/2020.
28
Bộ Công thương (2013), Tldđ (23), tr13.
25


14


doanh nghiệp TTKT theo chiều dọc đến cạnh tranh còn phụ thuộc rất nhiều vào sức
mạnh cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh khác29.
(iii)
Tập trung kinh tế theo đường chéo (conglomerate): là sự hợp nhất, sáp
nhập, mua lại, liên doanh của các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên một thị
trường sản phẩm đồng thời cũng khơng có mối quan hệ khách hàng với nhau30. Mục
tiêu của việc hợp nhất này thường là phân bổ rủi ro vào những thị trường khác nhau
hoặc từ những lý do chiến lược thị trường của những doanh nghiệp này31.Thực tiễn
cho thấy, hình thức tập trung kinh tế theo đường chéo có thể gây ra những tác động
tiêu cực đến môi trường cạnh tranh. Ví dụ, TTKT giữa cơng ty kinh doanh bất động
sản và cơng ty sản xuất ơ tơ, hình thức TTKT này được gọi là TTKT thuần túy giữa
hai doanh nghiệp khơng có mối quan hệ với nhau. Ngồi ra cịn một hình thức TTKT
hỗn hợp phổ biến nữa là TTKT đa dạng hóa sản phẩm, việc này có thể thấy sự kết
hợp giữa hai doanh nghiệp sản xuất bột giặt và sản xuất nước tẩy rửa, tuy sản xuất
sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần
giống nhau.
Về các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật32, tác giả
cho rằng đây là cách xây dựng pháp luật phổ biến của Việt Nam khi sử dụng phương
pháp liệt kê nhưng vẫn dự phòng một điều khoản mở cho phép bổ sung khi cần thiết
nhằm đón đầu những hình thức TTKT mới có thể xuất hiện trong các văn bản pháp
luật chuyên ngành hoặc trong thực tiễn kinh doanh. Từ đó nâng cao khả năng kiểm
sốt một cách toàn diện cũng như đảm bảo sự ổn định của hệ thống pháp luật trong
tương lai. Chẳng hạn, có thể hình dung ra rằng những hình thức đầu tư vào doanh
nghiệp khác, đến một mức độ nào đó, có thể coi là một hình thức khác của tập trung
kinh tế. Như vậy, về bản chất tất cả các hình thức tập trung kinh tế đều nhằm kiểm
sốt tồn bộ hoặc một phần hoạt động của doanh nghiệp khác33.
1.1.3. Sự cần thiết kiểm sốt tập trung kinh tế
Dưới góc độ kinh tế học, tập trung kinh tế là nhu cầu và hiện tượng thông thường
trong kinh tế thị trường. Tập trung kinh tế có thể là một cách thức giúp doanh nghiệp

Nguyễn Thị Mai Loan (2006), Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2006.
30
Cục quản lý cạnh tranh (2016), Tldđ (23), tr.13.
31
Nguyễn Ngọc Sơn (2010), Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh và vấn đề của Việt Nam,
Thông tin pháp luật dân sự. Link tham khảo: />32
Điểm đ Khoản 1, Điều 29 LCT 2018.
33
Nguyễn Như Phát (2007), “Các khía cạnh pháp lý về tập trung kinh tế và vai trò của cơ quan quản lý cạnh
tranh”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 4 (41), tr.14.
29



×