Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Vấn đề ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.99 KB, 107 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





BÙI THỊ MINH NHÃ






VẤN ĐỀ LY HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM
VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM,
SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC









HÀ NỘI - 2012







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




BÙI THỊ MINH NHÃ





VẤN ĐỀ LY HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM
VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM,
SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC




Người hướng dẫn khoa học: TS. Nông Quốc Bình


HÀ NỘI - 2012




MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các bảng



MỞ ĐẦU
1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ LY
HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
6
1.1.
Khái niệm
6
1.1.1.
Ly hôn
6
1.1.2.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài
9
1.1.3.
Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
11
1.2.
Nguồn luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
12
1.2.1.
Pháp luật trong nước
12
1.2.2.
Điều ước quốc tế
14
1.2.3.
Tập quán quốc tế

14
1.2.4.
Mối quan hệ giữa các loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ
ly hôn có yếu tố nước ngoài
15
1.3.
Phương pháp điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
19
1.4.
Các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố
nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
24
1.4.1.
Các nguyên tắc chung
24
1.4.2.
Các nguyên tắc chuyên biệt
29

Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LY HÔN GIỮA CÔNG DÂN
VIỆT NAM VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI, SO SÁNH VỚI
PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
33
2.1.
Khái quát quá trình hình thành và phát triển pháp luật về ly
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
33
2.1.1.
Pháp luật quốc gia
33

2.1.2.
Điều ước quốc tế
49
2.1.3.
Tập quán quốc tế
50
2.2.
Quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài, so sánh với pháp luật một số
nước trên thế giới
52
2.2.1.
Quy định về chọn luật áp dụng
52
2.2.2.
Quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ ly hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
56

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT ĐIỀU CHỈNH LY HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT
NAM VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI
73
3.1.
Tình hình giải quyết vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài tại tòa án Việt Nam
73
3.1.1.
Trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự
73

3.1.2.
Từ khi ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
77
3.2.
Kiến nghị việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ly hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài
78
3.2.1.
Hoàn cảnh quốc tế liên quan đến vấn đề ly hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài
78
3.2.2.
Thực trạng vấn đề ly hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài tại Việt Nam
79
3.3.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ly hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài
82
3.3.1.
Xây dựng một số chế định phù hợp với thực tế của đời sống
quốc tế trong lĩnh vực ly hôn
82
3.3.2.
Đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm quyền lợi của đương sự
86
3.3.3.
Tăng cường ký kết, tham gia và bảo đảm hiệu quả việc thực
hiện các Điều ước quốc tế về hôn nhân và gia đình, trong đó
có ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

88
3.3.4.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nâng cao
cơ sở vật chất
92

KẾT LUẬN
95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
97



Danh môc c¸c b¶ng

Sè hiÖu
b¶ng
Tªn b¶ng
Trang
2.1
Các Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam đã ký kết
50






























1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã
hội, quan hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và
gia đình cũng bị tác động mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Tòa án các cấp,

trong cả nước hàng năm số lượng các vụ án kiện về hôn nhân và gia đình mà
Tòa án phải thụ lý giải quyết khoảng trên 50.000 vụ việc, chủ yếu là ly hôn và
tranh chấp tài sản.
Ngày nay ly hôn đã được nhìn nhận đúng với bản chất tích cực và tiến
bộ của nó. Dưới góc độ pháp lý, ly hôn được ghi nhận là một chế định độc lập
của Luật Hôn nhân và gia đình, nó là cơ sở cho Tòa án và các bên đương sự
giải quyết vấn đề ly hôn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giải quyết con
người ra khỏi sự ràng buộc không cần thiết khi tình cảm vợ chồng không còn.
Thực tế cho thấy, một gia đình tốt thì xã hội mới tốt và ngược lại, xã hội tốt là
điều kiện thúc đẩy gia đình tiến bộ. Mặc dù vậy, khi gia đình lâm vào tình
trạng trầm trọng, không thể tồn tại một cách ổn định, hạnh phúc, quan hệ hôn
nhân trên thực tế đã tan vỡ, sự ly hôn là cần thiết. Nhà nước đặt ra chế độ hôn
nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hòa
thuận, bền vững ngay cả khi gia đình đó tan vỡ thì sự bình đẳng về quyền và
lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Đó là sự tiến bộ thể hiện quyền
tự do ly hôn của hai vợ chồng.
Từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, nhà nước đã tuyên
truyền và phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu biết trong việc bảo vệ
quyền lợi của mọi thành viên và xây dựng hạnh phúc gia đình Xã hội chủ
nghĩa. Các cấp, các ngành mà đặc biệt là ngành Toà án đã góp phần không
nghĩaào việc tổ chức và hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử
các vụ án ly hôn cho thấy, còn tồn tại một số vướng mắc như vấn đề xác định
2

căn cứ ly hôn, hậu quả pháp lý của ly hôn. Ở nước ta, những năm gần đây, do
việc mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu mọi mặt về kinh tế, văn hóa, chính trị,
xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm cho quan hệ hôn
nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày càng nhiều. Cùng
với việc gia tăng số lượng các quan hệ hôn nhân là việc ly hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài đã và đang ngày càng trở lên phổ biến trong

xã hội.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 được coi là văn bản pháp lý đầu
tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam ghi nhận các quy định điều chỉnh
quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên chỉ gói gọn trong Chương
IX với ba Điều (từ Điều 52 đến Điều 54), trong đó chỉ quy định một số
nguyên tắc giải quyết và đối tượng là công dân Việt Nam với người nước
ngoài. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dành Chương XI (từ Điều 100
đến Điều 106), ngoài ra còn được quy định rải rác tại Khoản 2 Điều 2, Điều 7,
Khoản 14 Điều 8 để quy định vấn đề nêu trên. Trên cơ sở các quy định này,
các văn bản pháp luật điều chỉnh ly hôn có yếu tố nước ngoài nói chung, ly
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài nói riêng lần lượt ra đời.
Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định
tương trợ tư pháp với các nước về lĩnh vực này.
Nhìn chung, những vấn đề pháp lý về ly hôn có yếu tố nước ngoài nói
chung, ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài nói riêng đóng
một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Nếu những
vấn đề pháp lý không phù hợp sẽ làm xã hội hỗn loạn và hậu quả là làm cho
xã hội suy yếu. Ngược lại, nếu phù hợp thì không những làm cho xã hội ổn
định mà còn làm cho xã hội vững mạnh, mối quan hệ giữa Việt Nam với các
quốc gia trên thế giới cũng được phát triển, khăng khít. Bởi vì như đã nêu
trên, ly hôn cũng có những điểm tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển
một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
3

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của đời sống xã hội,
nhất là một xã hội mở rộng, hội nhập quốc tế như hiện nay thì thực tiễn áp
dụng pháp luật giải quyết ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài vẫn cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
áp dụng nhằm đạt hiệu quả hơn. Vì vậy tác giả chọn đề tài "Vấn đề ly hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, so

sánh với pháp luật một số nước trên thế giới" để viết luận văn nhằm tìm
hiểu sâu hơn và mạnh dạn phân tích, đưa ra những ý kiến chủ quan, thể hiện
sự quan tâm của bản thân cũng như tính bức thiết của đề tài.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài đã được nhiều tác giả quan tâm,
nghiên cứu, tuy nhiên ly hôn giữa công dân Việt Nam với người ngoài mới
chỉ được lồng ghép trong nội dung nói trên mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là dựa trên cơ sở các quy
định của luật thực định để giải quyết việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài; giới thiệu một cách khái quát các quy định về ly hôn có
yếu tố nước ngoài, nghiên cứu quá trình phát triển các quy định về ly hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giải quyết xung đột pháp luật,
chọn luật áp dụng, kết hợp so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới.
Trên cơ sở đó, tìm hiểu những quy định còn bất cập, chưa cụ thể, để từ đó có
những nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề ly hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài.
Với mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề mang tính khái quát về ly hôn có yếu tố
nước ngoài nói chung và ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài nói riêng.
4

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về ly hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài. Với nội dung này, luận văn đi sâu
phân tích nội dung những quy định về ly hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, so
sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới để thấy rõ những điểm thành
công và hạn chế của pháp luật Việt nam trong vấn đề ly hôn.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về ly hôn giữa công dân Việt

Nam với người nước ngoài thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, cụ thể là
qua các vụ việc. Qua đó, đánh giá về những thành công và hạn chế của việc
áp dụng pháp luật về ly hôn để từ đó sẽ nêu lên một số những kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật về ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu bao gồm các vấn đề lý luận
và thực tiễn pháp lý về ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
theo pháp luật Việt Nam. Nghiên cứu các vấn đề lý luận để xác định tính khoa
học trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này tác giả chủ yếu đi sâu nghiên
cứu các vấn đề pháp lý có liên quan tới ly hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật của một số
quốc gia khác nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác - Lê Nin, kết hợp hiệu quả với các phương pháp khoa học truyền
thống khác như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, logic, lịch sử
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn nghiên cứu có hệ thống và toàn diện cả về lý luận và thực
tiễn ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, tìm ra những điểm
5

còn tồn tại trong quy định của pháp luật về ly hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm thực thi có
hiệu quả các quy định của pháp luật về vấn đề trên trong thời điểm hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quan hệ ly hôn có yếu tố
nước ngoài.

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về ly hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh ly
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.



6

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ LY HÔN
CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI

1.1. KHÁI NIỆM
1.1.1. Ly hôn
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong đó các bên chủ thể
gắn kết với nhau với mục đích tạo dựng một tế bào của xã hội là gia đình.
Khác với các quan hệ dân sự bình thường, mục đích của các chủ thể trong
quan hệ hôn nhân không nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hay tinh thần trong
một thời điểm nhất định mà nhằm xác lập mối quan hệ lâu dài.
Hôn nhân, một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp
đặt của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ.
Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển
của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung
với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Hôn nhân còn là sự kết hợp
của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp.
Một cuộc hôn nhân chân chính thường là kết quả của tình yêu. Hôn nhân cũng
chính là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội, khi đó lễ
cưới thường là sự kiện đánh dấu sự hình thành quan hệ hôn nhân về mặt hình
thức còn về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn theo quy định. Thông

thường, hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng nhằm gắn bó những
tình cảm đời sống gia đình, cùng nhau xây dựng tổ ấm hạnh phúc và cùng
nuôi dạy con cái.
Tuy nhiên, thực tế không phải mọi cuộc hôn nhân đều diễn ra tốt đẹp
như mục đích ban đầu của các chủ thể khi xác lập quan hệ hôn nhân. Vì nhiều
lý do khác nhau dẫn đến tình trạng đời sống chung không thể kéo dài, mục
7

đích của hôn nhân không đạt được. Một trong hai bên hoặc cả hai vợ chồng
nhận thấy không thể kéo dài mối quan hệ hôn nhân thì dựa trên cơ sở về mặt
thực tế, nhà nước cho phép công dân chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng việc
giải quyết cho ly hôn theo quy định pháp luật.
Hậu quả của ly hôn là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết. Vì
vậy dưới bất kỳ chế độ xã hội nào, Nhà nước cũng quan tâm đến việc giải
quyết ly hôn và hậu quả pháp lý của nó. Nhưng đối với những xã hội khác
nhau thì mục đích điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề hôn nhân và gia
đình nói chung cũng như việc ly hôn và giải quyết hậu quả của nó nói riêng là
hoàn toàn khác nhau.
Ly hôn mang bản chất xã hội và tính giai cấp sâu sắc, vì vậy ở mỗi
chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nước và bằng
quy định hôn nhân nói chung, ly hôn nói riêng phù hợp với lợi ích của giai
cấp mình. Các nước tư bản chủ nghĩa thường công nhận quan hệ hôn nhân là
quan hệ hợp đồng, khi một trong các bên vi phạm hợp đồng hoặc không muốn
tiếp tục thực hiện mối quan hệ trong hợp đồng đó sẽ dẫn tới ly hôn. Ngược
lại, một số quốc gia theo đạo giáo không công nhận việc ly hôn, do đó khi hai
bên vợ chồng đã xác lập quan hệ hôn nhân cũng đồng nghĩa với việc họ phải
chung sống với nhau suốt đời, vì vậy vấn đề ly hôn không được đặt ra.
Dưới chế độ phong kiến tại Việt Nam, vấn đề ly hôn cũng được đặt ra,
theo Luật Hồng Đức, trường hợp ly hôn có ba nhóm: Buộc phải ly hôn (các
Điều 317, 318, 323, 324, 334) do hôn nhân đã vi phạm các quy định cấm kết

hôn; Ly hôn do lỗi của người vợ (Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn
khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng)
như: không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng,
không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp; ly hôn do lỗi của người chồng: các
Điều 308/333 quy định người vợ có quyền trình quan xin ly hôn khi: chồng đã
bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (có quan xã làm chứng), trừ khi chồng có việc
phải đi xa hay nếu con rể lấy điều thị phi mắng nhiếc cha mẹ vợ.
8

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, dưới chế độ dân chủ, văn minh
vấn đề ly hôn ở nước ta hiện nay chẳng những thu hút giới nghiên cứu mà còn
là mối quan tâm thật sự của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và sự chú ý
đặc biệt của dư luận xã hội. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng và
được pháp luật công nhận, không vì bất kỳ lý do nào khác bắt buộc nam nữ
kết hôn cũng như bắt buộc họ phải sống chung với nhau khi tình yêu không
còn, mục đích hôn nhân không thể đạt được. Giải quyết ly hôn là tất yếu
khách quan đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, nhằm giải phóng cho
vợ chồng, con cái thoát khỏi những mâu thuẫn trầm trọng trong đời sống gia
đình, bảo đảm lợi ích của gia đình, lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Theo pháp luật Việt Nam, cơ sở để chấm dứt mối quan hệ vợ chồng
bằng việc ly hôn là bản án hoặc quyết định của Tòa án. Nhà nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lấy quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về hôn
nhân và gia đình làm nền tảng. Trên cơ sở đó, ly hôn được nhìn nhận là một
giải pháp cần thiết khi cuộc hôn nhân tan vỡ. Chúng ta thừa nhận ly hôn là
quyền tự do chân chính của vợ chồng, nhưng để công nhận một cuộc hôn
nhân hoàn toàn không còn tồn tại cả trên thực tế và mặt pháp lý, những cơ
quan có thẩm quyền phải áp dụng các quy định hiện hành để đưa ra phán
quyết hợp lý, hợp tình. Nhà nước can thiệp vào việc ly hôn không chỉ nhằm
bảo vệ lợi ích của các bên chủ thể tham gia quan hệ này mà còn nhằm mục
đích bảo vệ nhà nước và xã hội. Như vậy có thể nói, mặc dù ly hôn là quyền

tự do của các bên, nhưng không nằm ngoài các quy định của pháp luật. Việc
ly hôn chỉ có thể được tiến hành khi đáp ứng đầy đủ các căn cứ, điều kiện mà
pháp luật quy định.
Theo Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy
định như sau:
1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn
nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn.
9

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án
tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn [37].
Như vậy, pháp luật không quy định yếu tố lỗi trong ly hôn, tức là khi
xem xét quyết định cho ly hôn, Tòa án chỉ cần căn cứ vào bản chất của cuộc
hôn nhân mà không xem xét đến yếu tố lỗi của vợ hoặc chồng. Quy định này
hoàn toàn phù hợp với bản chất của hôn nhân, bởi hôn nhân không thể duy trì
được nếu không đạt được mục đích ban đầu của nó.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ly hôn được ghi nhận trong
các văn bản pháp luật cụ thể như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình.
Điều 42 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 quy định "Vợ, chồng hoặc cả hai
người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn", hoặc theo Điều 8 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì " Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân
do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng
hoặc cả hai vợ chồng" [37].
Như vậy, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật
theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng được công nhận
hoặc quyết định của Tòa án.
1.1.2. Ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài
Thực tế cho thấy, pháp luật điều chỉnh việc ly hôn đóng một vai trò
quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Ly hôn cũng có những

điểm tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của một xã hội văn minh. Để
xác định thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài dựa trên căn cứ xác định hôn
nhân có yếu tố nước ngoài. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 lần đầu tiên
đưa ra khái niệm về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, điều mà trước đây chưa
một văn bản pháp luật nào về hôn nhân quy định. Việc đưa ra khái niệm thế
nào là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài giúp thuận tiện hơn trong việc
áp dụng luật hôn nhân gia đình trên thực tế. Cụ thể tại Khoản 14 Điều 8 Luật
hôn nhân gia đình quy định:
10

14. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là
quan hệ hôn nhân và gia đình:
Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài [37].
Việc xác định dấu hiệu có yếu tố nước ngoài trong quan hệ ly hôn
theo Luật Hôn nhân và gia đình căn cứ vào chủ thể, sự kiện pháp lý, đối
tượng của quan hệ là tài sản và nơi cư trú của các bên đương sự.
Căn cứ yếu tố chủ thể: Một trong các bên chủ thể tham gia quan hệ ly
hôn là người nước ngoài. Người nước ngoài bao gồm người có quốc tịch nước
ngoài, người không quốc tịch và người có nhiều quốc tịch nhưng không có
quốc tịch Việt Nam. Yếu tố chủ thể này từng được quy định trong Nghị định
83/CP/1988 ngày 10/10/1988 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, quyền đăng
ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, và được quy định
chặt chẽ hơn tại Điều 9 Khoản 2 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày
10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
"người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là công dân nước ngoài và người

không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam" [19].
Căn cứ sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân xảy ra ở nước
ngoài (hay chính là căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước
ngoài) hoặc;
Căn cứ nơi có tài sản liên quan đến quan hệ ly hôn ở nước ngoài.
Trong trường hợp này, chủ thể chỉ có thể là công dân Việt Nam và nếu sự
kiện pháp lý làm cơ sở chấm dứt quan hệ hôn nhân xảy ra ở nước ngoài hoặc
11

tài sản liên quan đến việc ly hôn không nằm trên lãnh thổ Việt Nam thì quan
hệ đó là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
1.1.3. Ly hôn giữa công dân Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài
Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 thì "Người
có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam" [36]. Người có quốc tịch Việt
Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở
nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt
Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn
5 năm, kể từ ngày 01/7/2009, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
Người nước ngoài được hiểu bao gồm công dân nước ngoài và người
không quốc tịch.
Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là một trong
những nội dung cơ bản của quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Vấn đề này
đã được đề cập trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 tuy nhiên chưa có
quy định cụ thể, rõ ràng. Chỉ đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, tại
Điều 104 thì việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mới
được quy định chi tiết vấn đề lựa chọn luật áp dụng, cụ thể như sau:
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam
được giải quyết theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không
thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn
được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của
vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật
Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi
ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó [37].
12

Từ quy định nêu trên cho thấy, ly hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam là việc ly hôn giữa công dân Việt
Nam thường trú tại Việt Nam với người nước ngoài và giữa công dân Việt
Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn với người
nước ngoài.
Với quy định như trên, việc lựa chọn pháp luật để áp dụng khi có xung
đột pháp luật trong việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
đã được cụ thể hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc giải quyết
ly hôn.
1.2. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ LY HÔN CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI
1.2.1. Pháp luật trong nƣớc
Nguồn pháp luật trong nước là hình thức chứa đựng các nguyên tắc,
các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội nhất định trong đó có
quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Nguồn pháp luật trong nước có rất nhiều
hình thức khác nhau, tùy theo quy định trong hệ thống pháp luật mỗi nước.
Trên thế giới có hai hệ thống pháp luật lớn nhất Common law và Civil law
trong đó Common law sử dụng nguồn án lệ bên cạnh việc sử dụng nguồn
thành văn; Civil law sử dụng nguồn pháp luật thành văn.
Nguồn pháp luật Việt Nam là hệ thống pháp luật thành văn được hình
thành từ rất sớm như Luật Hồng Đức, trải qua những thăng trầm lịch sử cùng

với sự phát triển tất yếu của xã hội, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn tiếp tục
phát triển, hoàn thiện. Pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước
ngoài được quy định trong các loại văn bản sau:
Hiến pháp, là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, quy định
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam nói chung và của quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng, trong đó có quan hệ ly hôn
13

có yếu tố nước ngoài. Quyền về hôn nhân và gia đình là quyền cơ bản của
công dân được ghi nhận trong các Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi năm 2001. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản để các văn bản
pháp luật khác cụ thể hóa, đưa luật vào cuộc sống điều chỉnh các quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
nói riêng.
Bộ luật dân sự
Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 có hiệu lực
từ ngày 01/01/2006 quy định về quan hệ dân sự nói chung và quan hệ ly hôn
có yếu tố nước ngoài nói riêng được quy định trong phần thứ bảy. Nguyên tắc
được quy định trong phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được kết hợp với
quyền ly hôn nói chung được quy định trong Điều 42 được coi là những nguyên
tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Luật Hôn nhân và gia đình
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là văn bản luật điều chỉnh quan
hệ hôn nhân nói chung, quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Hiện
nay, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 là văn bản mới nhất dành
chương XI để quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài, trong đó có quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Ngoài các văn bản luật nói trên, việc điều chØnh quan hÖ ly h«n cã yÕu
tè n-íc ngoµi tại Việt Nam cần được kể đến các văn bản quy phạm pháp luật:

Luật quốc tịch Việt Nam 2001; Pháp lệnh lãnh sự 1990; Nghị định số 158/NĐ-CP
ngày 27/12/2005 của Chính phủ điều chỉnh về đăng ký và quản lý hộ tịch (viết
tắt Nghị định số 158/NĐ-CP ngày 27/12/2005); NghÞ ®Þnh sè 68 /2002/N§-CP
ngµy 10/7/2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài; Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng
14

thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày
16/4/2003 về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số
loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình…
1.2.2. Điều ƣớc quốc tế
Điều ước quốc tế là một trong các loại nguồn quan trọng nhất điều
chỉnh các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, là văn bản thỏa thuận giữa các
chủ thể của luật quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) nhằm điều chỉnh các vấn đề
về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế.
Việc xác định một Điều ước quốc tế là nguồn pháp luật điều chỉnh
quan hệ nào tùy thuộc vào đối tượng điều chỉnh của nó. Do đó, tất cả các Điều
ước quốc tế có quy phạm điều chỉnh về lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài
là nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ này.
Trong lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài, hầu như các quốc gia
thường tham gia ký kết các §iÒu -íc quèc tõ song phương với từng nước hữu
quan để giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Nội dung của các
Điều ước quốc tế về ly hôn có yếu tố nước ngoài thường không quy định cụ
thể việc điều chỉnh quan hệ này mà chủ yếu quy định nguyên tắc chọn pháp
luật áp dụng. Hay nói cách khác, các quy phạm được quy định trong các Điều
ước quốc tế về ly hôn thường là các quy phạm xung đột.
1.2.3. Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một

thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời
được sự thừa nhận của đông đảo các quốc gia. Trên thế giới, tập quán quốc tế
cũng là một loại nguồn không kém phần quan trọng so với Điều ước quốc tế.
Tập quán quốc tế chỉ có thể là nguồn của pháp luật khi được pháp luật trong
nước quy định áp dụng hoặc được các quốc gia liên quan quy định trong Điều
15

ước quốc tế hoặc do thỏa thuận của các bên chủ thể tham gia quan hệ Tư pháp
quốc tế.
Theo pháp luật Việt Nam, nguyên tắc áp dụng tập quán quốc tế không
được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình 2000 nhưng được quy
định tại khoản 4 Điều 759 Bộ luật dân sự:
Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập
quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng
không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam [40].
Quy định này cũng được áp dụng để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu
tố nước ngoài vì đây cũng là một loại quan hệ dân sự đặc biệt. Như vậy có thể
hiểu rằng, theo quy định của pháp luật Việt Nam, tập quán quốc tế sẽ được áp
dụng để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong trường hợp các
văn bản pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
không quy định và việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
1.2.4. Mối quan hệ giữa các loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan
hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài
Quan hệ giữa Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia và việc áp dụng
điều ước quốc tế (chấp nhận hay chuyển hóa - nội luật hóa, các quy phạm

điều ước quốc tế) thực chất phản ánh nội hàm của mối quan hệ giữa luật quốc
tế và luật quốc gia. Vấn đề này luôn là mối quan tâm hàng đầu của lý luận và
thực tiễn của khoa học pháp lý quốc tế cũng như pháp luật quốc gia từ trước
đến nay và đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức thiết đòi hỏi có sự luận giải vừa
16

mang tính khoa học, vừa mang tính chính trị pháp lý, vừa góp phần bảo vệ
chủ quyền quốc gia, nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan [2].
a) Nguồn luật trong nước
Nguồn pháp luật trong nước điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước
ngoài được coi là nguồn luật cơ bản và phổ biến, dựa trên những cơ sở:
- Pháp luật trong nước được hình thành trên cơ sở song cùng với sự
hình thành của nhà nước. Pháp luật được coi là công cụ để nhà nước điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội trong đó có quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài, do đó
sự hình thành và phát triển của nhà nước không thể không có pháp luật.
- Hiệu lực của quy phạm pháp luật được ghi nhận trong pháp luật
trong nước. Xét về mặt lý luận, hiệu lực của quy phạm pháp luật chỉ có giá trị
trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi ban hành. Tuy nhiên, do đặc điểm của yếu
tố nước ngoài trong quan hệ ly hôn mà các quy phạm pháp luật điều chỉnh
quan hệ ly hôn của nước này có thể được áp dụng ở nước khác. Trường hợp
nêu trên xảy ra khi tòa án của một nước áp dụng pháp luật của nước khác để
giải quyết quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài cụ thể.
- Chủ thể trong quan hệ ly hôn nói chung và quan hệ ly hôn có yếu tố
nước ngoài nói riêng là những con người cụ thể, vì vậy pháp luật điều chỉnh
quyền và nghĩa vụ của một người trong đó có quyền và nghĩa vụ trong quan
hệ ly hôn được dựa trên dấu hiệu quốc tịch hoặc dấu hiệu nơi cư trú. Vì vậy,
dù dựa trên dấu hiệu quốc tịch hay nơi cư trú thì hệ thống pháp luật được
chọn áp dụng vẫn được coi là hệ thống pháp luật của một quốc gia nhất định.
Vì vậy, có thể nhận định, pháp luật trong nước được coi là nguồn luật
cơ bản và phổ biến điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.

b) Nguồn luật quốc tế
 Đối với Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là các văn kiện pháp lý quốc tế do hai hay nhiều chủ
thể của pháp luật quốc tế thỏa thuận, ký kết nhằm quy định, thay đổi hay
17

chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ quốc tế. Điều ước
quốc tế là nguồn cơ bản của pháp luật quốc tế. Tên gọi của các thỏa thuận cụ
thể của Điều ước quốc tế rất khác nhau nhưng có hiệu lực pháp lí quốc tế như
nhau. Điều ước quốc tế thường được ký kết dưới hình thức văn bản, rất ít khi
thỏa thuận miệng. Căn cứ vào số bên tham gia, Điều ước quốc tế có thể chia
thành điều ước hai bên và điều ước nhiều bên, điều ước chung và điều ước
khu vực. Về tính chất có thể chia thành Điều ước quốc tế mở (các nước quan
tâm đều có thể tham gia) hoặc kín (chỉ có sự tham gia của các bên đã soạn
thảo và kí kết điều ước).
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ ràng về việc điều ước
quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có vị trí như thế nào trong hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật trong nước. Tuy nhiên, theo quy định
tại Điều 6 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005,
trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng
một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế, cụ thể:
Điều 6. Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của
điều ước quốc tế.
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm
không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định cùng một vấn đề.

Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc
tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận
sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng
trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ
18

quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước
quốc tế đó đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị
sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật để thực hiện điều ước quốc tế đó [41].
Do đó, các quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết
hoặc tham gia sẽ được thực thi kể cả trong trường hợp pháp luật Việt Nam
còn chưa quy định đầy đủ. Bên cạnh đó, năm 2001 Việt Nam cũng đã gia
nhập Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước. Điều 26 Công ước Viên
về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định nguyên tắc Pacta sunt servand
quy định "mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều
ước và phải được các bên thi hành với thiện ý" [50]. Nguyên tắc này đã
được chuyển hóa vào quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều
ước quốc tế năm 2005: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
tuân thủ điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên" [41, Khoản 6 Điều 3].
Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng đều thấy rõ
giá trị ưu thế của điều ước quốc tế, chẳng hạn:
+ Theo Khoản 2 Điều 759 Bộ luật Dân sự năm 2005 "trong trường
hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Bộ luật này, thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó" [40].
+ Theo Khoản 2 Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: "Trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này, thì áp dụng quy

định của điều ước quốc tế" [37].
Có thể thấy rõ công thức chung được quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam là nếu pháp luật trong nước (từ luật
trở xuống) có quy định khác hoặc trái với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
19

hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập, thì điều ước quốc tế có giá trị ưu tiên áp
dụng. Từ đó cho thấy, điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ký kết hoặc gia nhập có giá trị pháp lý ưu tiên hơn so với pháp luật
trong nước.
 Đối với tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là một trong những nguồn pháp luật bổ trợ trong
việc điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Nhiều tập quán quốc tế
ngày nay đã được thừa nhận và ghi vào các điều ước quốc tế.
Tập quán quốc tế không được coi là nguồn pháp luật bắt buộc áp dụng
đương nhiên trong việc điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Thông thường, tập quán quốc tế chỉ được áp dụng trong trường hợp không có
quy phạm ghi nhận trong pháp luật trong nước hoặc trong điều ước quốc tế có
liên quan không có quy định hoặc các bên của thể không có thỏa thuận.
Từ các nội dung nêu trên có thể đi đến kết luận, các nguồn pháp luật
điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài có quan hệ mật thiết và có tác
dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Pháp luật trong nước được áp dụng một cách
cơ bản và phổ biến; điều ước quốc tế là nguồn luật quan trọng và được ưu tiên
áp dụng hơn so với pháp luật trong nước; tập quán quốc tế là nguồn bổ trợ và
được áp dụng trong trường hợp pháp luật trong nước cũng như điều ước quốc
tế không có quy định áp dụng.
1.3. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ LY HÔN CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI
Trong quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài thường xảy ra hiện tượng
xung đột pháp luật. Xung đột pháp luật được hiểu là hiện tượng có hai hay

nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh một quan hệ cụ thể nào đó.
Cũng có quan điểm cho rằng xung đột pháp luật bao gồm cả xung đột về thẩm
quyền, nghĩa là hiện tượng về một vụ việc mà có hai hay nhiều cơ quan tư

×