1
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG NHƯ THÁI
VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM
VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM,
SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2012
Công trình được hoàn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Bắc
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2012.
Có thể tìm hiểu luận văn
tại Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung
tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT HÔN VÀ GIẢI
QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ
YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
5
1.1.
Khái niệm, nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật về kết
hôn có yếu tố nước ngoài
5
1.1.1.
Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài
5
1.1.2.
Nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật về kết hôn
10
1.2.
Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước
13
1.2.1.
Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài
13
1.2.2.
Các nguyên tắc chuyên biệt điều chỉnh quan hệ kết hôn có
yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
19
1.3.
Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn
giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài
24
1.3.1.
Phương pháp thực chất
24
1.3.2.
Phương pháp xung đột
25
1.4.
Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
26
1.4.1.
Pháp luật trong nước
26
1.4.2.
Điều ước quốc tế
27
1.4.3.
Tập quán quốc tế
28
1.4.4.
Mối quan hệ giữa các loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan
hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
29
Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN GIỮA
CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NGƢỜI NƢỚC NGOÀI SO
SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ
GIỚI
32
2.1.
Giải quyết vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người
nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam so sánh với
pháp luật một số nước trên thế giới
32
2.1.1.
Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn giữa công
dân Việt Nam và người nước ngoài so sánh với pháp luật một
số nước trên thế giới
32
2.1.2.
Giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn giữa công
dân Việt Nam và người nước ngoài
44
2.2.
Giải quyết vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người
nước ngoài trong các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam
ký kết với nước ngoài
58
2.2.1.
Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn trong các
hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với nước ngoài
59
2.2.2.
Giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn trong các
hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam ký kết với nước ngoài
61
Chương 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN
VIỆT NAM VỚI NGƢỜI NƢỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT
NAM TRONG LĨNH VỰC NÀY
63
3.1.
Tình hình chung về kết hôn giữa công dân Việt Nam và người
nước ngoài
63
3.1.1.
Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài
63
3.1.2.
Thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh về kết hôn giữa
công dân Việt Nam và người nước ngoài
74
3.2.
Một số kiến nghị
80
3.2.1.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý giải quyết xung đột pháp luật về kết
hôn có yếu tố nước ngoài
80
3.2.2.
Kiến nghị trong quản lý nhà nước về kết hôn giữa công dân
Việt Nam và người nước ngoài
83
KẾT LUẬN
89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
91
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài,
Đảng và Nhà nước ta đã đổi mới chính sách, pháp luật góp phần quan trọng vào
quá trình giao lưu dân sự quốc tế điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Cụ thể, để giải quyết vấn đề kết
hôn có yếu tố nước ngoài Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật: Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị định
số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật hôn nhân và gia đình 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định 68/NĐ-CP); Nghị định số
69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình 2000 về quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định 69/NĐ-CP); Bên
cạnh đó chúng ta còn ký kết rất nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các
nước để giải quyết vấn đề về kết hôn có yếu tố nước ngoài. Có thể nói đây là
một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, từ luật, các văn bản hướng dẫn và cả
các hiệp định tương trợ tư pháp. Các văn bản pháp luật này điều chỉnh toàn
diện vấn đề hôn nhân và gia đình từ kết hôn, ly hôn, quan hệ pháp lý giữa vợ
chồng, quan hệ cha mẹ và con, vấn đề nuôi con nuôi, giám hộ, xung đột pháp
luật và xung đột thẩm quyền. So với giai đoạn trước đó (giai đoạn trước năm
1986), pháp luật còn đơn giản, chưa có hệ thống, chưa điều chỉnh đầy đủ các
quan hệ một phần do trình độ lập pháp, một phần do hoàn cảnh lịch sử nước ta
khi đó mới đang dần củng cố quan hệ với các nước sau khi đất nước thoát khỏi
chiến tranh, các mối quan hệ quốc tế này cũng mới chỉ đặt ra với các nước
cùng chế độ xã hội chủ nghĩa, quan hệ với các nước tư bản hầu như chưa có.
2
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dành hẳn một chương
(chương XI) quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài,
trong đó xác định rõ nguyên tắc, cách giải quyết xung đột pháp luật và xung đột
về thẩm quyền, đáp ứng được yêu cầu thực tế trong việc giải quyết quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Mặc dù trong thời gian vừa qua, các qui
định pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài đã có những đóng góp nhất định
nhưng vẫn còn thiếu sót và bộc lộ một số nhược điểm, nhất là trong xu thế ngày
càng phát triển của quan hệ quốc tế. Ví dụ: điều luật quy định về việc kết hôn vi
phạm "thuần phong mỹ tục" hay vì mục đích "trục lợi" chưa rõ ràng cụ thể
dẫn đến khó áp dụng hoặc dễ bị lợi dụng khi áp dụng; chưa có điều luật quy
định về hôn nhân đồng giới, hiện nay nước ta không công nhận vấn đề hôn
nhân đồng giới nhưng một số nước trên thế giới đã công nhận và ban hành
luật hôn nhân đồng giới. Pháp luật Việt Nam cần có quy định cụ thể hơn để
dự liệu trường hợp có hôn nhân đồng giới có yếu tố nước ngoài xảy ra…
Nhận thức được tính cấp thiết trên, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu,
nghiên cứu đề tài "Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước
ngoài theo pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế
giới", từ việc nghiên cứu pháp luật một số nước trên Thế giới đưa ra một số
kiến nghị cho pháp luật Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ khá nhạy
cảm và phức tạp. Do đó, đề tài nghiên cứu nhằm mục đích sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề chung về kết hôn và giải quyết xung đột
pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật Việt
Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, từ đó so sánh với pháp luật một
số nước.
- Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết quan hệ kết
hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.
3
- Qua quá trình nghiên cứu đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.
3. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài là vấn đề tương đối rộng, vì vậy
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và
người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam trong đó tập trung giải quyết xung
đột pháp luật về kết hôn và so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới.
4. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả viết về đề tài kết hôn có yếu tố
nước ngoài. Có thể kể đến công trình nghiên cứu của TS. Nông Quốc Bình,
TS. Nguyễn Hồng Bắc với đề tài "Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế", Nxb Tư Pháp, Hà Nội
2006. TS. Trần Văn Chiến, Ths. Đinh Văn Quảng, Khoa xã hội học - Đại học
khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh (2005) với bài viết "Tìm
hiểu thực trạng phụ nữ kết hôn với người Đài Loan tại khu vực đồng bằng
sông Cửu Long". Nguyễn Bá Chiến với luận án tiến sĩ "Hoàn thiện hệ thống
quy phạm pháp luật xung đột của Việt Nam trong hội nhập quốc tế", luận án
tiến sĩ Nguyễn Hồng Bắc với đề tài "Pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có
yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới", TS. Nông Quốc Bình,
TS. Nguyễn Hồng Bắc với đề tài "Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài những vấn đề lý luận và thực tiễn", Tuy nhiên, các bài viết chủ
yếu tìm hiểu về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, trong đó có đề cập
đến vấn đề giải quyết xung đột pháp luật, hoặc chủ yếu bàn về quy phạm pháp
luật xung đột nói chung chứ chưa đi sâu nghiên cứu pháp luật một số nước cụ
thể trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam để từ đó đưa ra kiến nghị cho
pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong vấn đề kết hôn.
Đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Về lý luận, nó góp
phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hôn
4
nhân gia đình nói riêng phù hợp với thực tiễn và phù hợp với xu hướng chung
của thế giới. Về thực tiễn, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phát triển dựa
trên khuôn khổ pháp lý phù hợp góp phần thúc đẩy quan hệ giữa nước ta với
các nước trong khu vực và trên thế giới về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp lịch sử.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp thống kê.
Đặc biệt là phương pháp so sánh, phương pháp này được sử dụng
trong các nội dung của đề tài để làm rõ điểm tương đồng và khác biệt của
pháp luật Việt Nam so với pháp luật một số nước trong giải quyết xung đột
pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về kết hôn và giải quyết xung đột
pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Chương 2: Những qui định của pháp luật về kết hôn giữa công dân
Việt Nam và người nước ngoài so sánh với pháp luật một số nước.
Chương 3: Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong
lĩnh vực này.
5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾT HÔN VÀ GIẢI QUYẾT
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
1.1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
Theo qui định khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000,
kết hôn là "việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp
luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" [43].
Như vậy, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qui định việc kết
hôn phải đảm bảo hai yếu tố:
- Hai bên nam, nữ phải thể hiện ý chí muốn kết hôn với nhau để xác
lập quan hệ vợ chồng. Đảm bảo hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, không được
cưỡng ép kết hôn hoặc kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, cấm tảo hôn. Điều
đó có nghĩa kết hôn phải đảm bảo độ tuổi, đảm bảo sự phát triển tâm sinh lý
ổn định đồng thời đảm bảo sự tự nguyện đến với nhau của người nam và nữ.
Kết hôn để thiết lập quan hệ hôn nhân ổn định lâu dài, xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, hạnh phúc, bền vững không vì mục đích thỏa mãn nhu cầu vật
chất và nhu cầu tinh thần trong một thời điểm ngắn. Đảm bảo được yếu tố này
thì sẽ đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lý và là cơ sở xây dựng hạnh
phúc bền vững.
- Yếu tố thứ hai, phải được Nhà nước thừa nhận: Đây là yếu tố đảm
bảo sự tồn tại về mặt pháp lý của quan hệ hôn nhân, là cơ sở đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân. Tại Điều 64 Hiến
pháp 1992 (sửa đổi 2001) qui định: "Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình".
Nhà nước chỉ bảo hộ quan hệ hôn nhân hợp pháp, đó là quan hệ hôn nhân
tuân thủ các qui định pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
6
Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thuộc nhóm quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài đặc biệt. Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng được hình thành
trên nguyên tắc tự do ý chí, tự nguyện của hai bên nam, nữ thống nhất đến với
nhau, đăng ký kết hôn xác lập quan hệ hôn nhân bền vững, tạo nên tính đặc
biệt của quan hệ. Các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về
"yếu tố nước ngoài" trong quan hệ dân sự nói chung và trong quan hệ kết hôn
nói riêng. Để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự, các quốc gia
thường căn cứ vào ba dấu hiệu: i) Quan hệ đó có ít nhất một bên chủ thể là
người nước ngoài; ii) Đối tượng của quan hệ đó là tài sản hoặc quyền tài sản
và quyền nhân thân được thực thi ở nước ngoài; iii) Sự kiện pháp lý làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài.
Theo Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có
ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các
quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài [45].
Như vậy, yếu tố nước ngoài được xác định căn cứ vào các tiêu chí sau:
Thứ nhất, căn cứ vào chủ thể: có ít nhất một trong các bên tham gia
quan hệ dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam
định cư ở nước ngoài. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi
tắt là người nước ngoài). Theo khoản 2, 3 Điều 3 Nghị định 138/NĐ-CP:
Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm: người có
quốc tịch nước ngoài, người không quốc tịch; người Việt Nam định cư ở nước
ngoài là người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam đang làm ăn, cư
trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
7
Thứ hai, căn cứ vào các sự kiện pháp lý để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ theo pháp luật nước ngoài hoặc phát sinh ở nước ngoài.
Thứ ba, căn cứ đối tượng của quan hệ đó là tài sản ở nước ngoài.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại khoản 14
Điều 8 và khoản 4 Điều 100, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình (gồm quan hệ kết hôn):
- Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, tức là căn cứ vào yếu
tố chủ thể tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình khác quốc tịch;
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài, tức là căn cứ vào yếu tố sự kiện pháp lý và tài sản ở
nước ngoài.
- Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, căn cứ vào
yếu tố nơi cư trú;
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở
nước ngoài (khoản 4, điều 100), căn cứ vào yếu tố nơi cư trú.
Việc xác định "yếu tố nước ngoài" trong quan hệ hôn nhân và gia đình
theo Luật hôn nhân và gia đình căn cứ vào chủ thể, sự kiện pháp lý, đối tượng
của quan hệ là tài sản, và nơi cư trú của các bên đương sự.
Căn cứ yếu tố chủ thể: cũng giống như quy định của Bộ luật dân sự, các
chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài gồm: công
dân Việt Nam; người nước ngoài (gồm người có quốc tịch nước ngoài, người
không quốc tịch và nhiều quốc tịch); người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Căn cứ sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ
hôn nhân và gia đình theo pháp luật nước ngoài, tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngoài. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có
8
các loại sự kiện pháp lý: sự kiện làm phát sinh, sự kiện làm thay đổi, sự kiện
chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, sự kiện kết hôn chỉ là loại
sự kiện làm phát sinh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Căn cứ nơi cư trú của các bên đương sự, đây là một căn cứ mới quy
định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để xác định yếu tố nước
ngoài trong quan hệ kết hôn. Nơi cư trú của các bên đương sự trong quan hệ
kết hôn có yếu tố nước ngoài có hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài theo
quy định tại khoản 4 Điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì các
quy định tại chương XI của Luật này cũng được áp dụng đối với quan hệ kết
hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước
ngoài. Với quy định này, pháp luật được áp dụng theo nguyên tắc luật quốc
tịch của các bên đương sự. Việc áp dụng nguyên tắc này là hoàn toàn hợp lý,
thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta không có sự phân biệt đối xử
giữa công dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, đồng thời thể hiện
chính sách "mở cửa", "hội nhập" với các nước trong khu vực và thế giới.
Trường hợp thứ hai, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam theo quy
định tại khoản 14 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng là một
căn cứ xác định yếu tố nước ngoài của quan hệ kết hôn. Pháp luật áp dụng
để điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam là pháp luật Việt Nam, tức là áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú. Việc
áp dụng nguyên tắc này là hoàn toàn hợp lý vì người nước ngoài đang cư trú
tại Việt Nam, các cơ quan thẩm quyền Việt Nam áp dụng pháp luật Việt
Nam sẽ giải quyết vụ việc nhanh chóng, thuận lợi do không phải áp dụng
pháp luật nước ngoài.
Khác với pháp luật Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong quan hệ kết
hôn của pháp luật Trung Quốc quy định tại Điều 147, những nguyên tắc
chung về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gồm:
9
- Kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký
tại Trung Quốc;
- Kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký
tại nước ngoài;
- Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đăng ký tại Trung Quốc;
- Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đăng ký tại nước ngoài.
Như vậy, pháp luật Trung Quốc quy định kết hôn giữa người nước
ngoài với nhau đăng ký ở nước ngoài phù hợp với pháp luật nơi đăng ký kết
hôn thì cũng được công nhận tại Trung Quốc. Và những người nước ngoài
đăng ký kết hôn tại Trung Quốc phải tuân theo pháp luật Trung Quốc cả về
điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn, kể cả khi người nước ngoài đủ điều
kiện kết hôn theo pháp luật nước họ là công dân nhưng theo pháp luật Trung
Quốc chưa đủ điều kiện kết hôn cũng không được đăng ký kết hôn. Theo ý
kiến tác giả thì quy định của Trung Quốc phù hợp với quy định pháp luật của
Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật dân sự Pháp, quan hệ kết hôn có
yếu tố nước ngoài bao gồm các quan hệ sau:
- Kết hôn giữa công dân Pháp với nhau tại nước ngoài;
- Kết hôn giữa công dân Pháp với người nước ngoài tại nước nước
ngoài theo thủ tục của nước đó; và
- Kết hôn giữa công dân Pháp với người nước ngoài tại nước ngoài
do nhân viên ngoại giao hoặc nhân viên lãnh sự của Pháp thực hiện theo quy
định của pháp luật Pháp (áp dụng ở những nước quy định trong lệnh của
Tổng thống).
Pháp luật Pháp không có quy định cụ thể về việc người nước ngoài kết
hôn với nhau tại Pháp.
10
So với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc nêu
trên, pháp luật của Pháp có phạm vi điều chỉnh tương đối khác, pháp luật của
Pháp có sự phân biệt kết hôn giữa công dân Pháp với người nước ngoài tại
nước ngoài theo pháp luật Pháp và theo pháp luật của nước sở tại, đồng thời
lại không quy định cụ thể trường hợp hai người nước ngoài kết hôn với nhau
tại Pháp và theo quy định của pháp luật Pháp. Điều này sẽ gây khó khăn vì
Pháp là một nước có tiềm năng lớn về du lịch, việc người nước ngoài đến
Pháp và kết hôn tại Pháp sẽ rất phổ biến, nếu không có quy định điều chỉnh
đối với các trường hợp này thì hoặc sẽ không phù hợp với thông lệ chung
quốc tế hoặc sẽ hạn chế việc người nước ngoài đến Pháp và kết hôn tại Pháp.
Từ phân tích trên đưa ra khái niệm: Kết hôn có yếu tố nước ngoài là
quan hệ kết hôn phát sinh giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài hoặc
giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam hoặc giữa công dân
Việt Nam với nhau cư trú tại nước ngoài mà căn cứ để xác lập quan hệ đó
phát sinh ở nước ngoài.
1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật về kết hôn
Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là các quan hệ
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động… (các quan hệ
dân sự theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài nên các quan hệ Tư pháp quốc tế
thường liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật. Nếu giữa các quốc gia đã ký kết
các Điều ước quốc tế song phương và đa phương về tương trợ tư pháp thì các
quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài giữa các nước thành viên
sẽ được điều chỉnh bởi điều ước đó. Nếu chưa có Điều ước quốc tế song phương
hoặc quốc gia chưa tham gia Điều ước quốc tế đa phương về vấn đề này thì sẽ
xuất hiện trường hợp cùng một quan hệ Tư pháp quốc tế nhưng lại được điều
chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật. Khoa học Tư pháp quốc tế gọi hiện tượng
này là xung đột pháp luật (conflic of law). Ví dụ: Công dân Việt Nam kết hôn
với công dân Mỹ tại Pháp. Trong trường hợp này, quan hệ kết hôn có yếu tố
11
nước ngoài cùng lúc chịu sự điều chỉnh của ba hệ thống pháp luật khác nhau:
hệ thống pháp luật của Việt Nam và Mỹ (hệ thuộc luật nhân thân - lex personalis)
và hệ thống pháp luật của Pháp (hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn).
Như vậy, nói một cách khái quát thì "xung đột pháp luật là hiện tượng
có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh một quan hệ Tư
pháp quốc tế cụ thể nào đó" [37, tr. 67]. Một số đặc điểm cơ bản của xung đột
pháp luật rút ra từ định nghĩa trên như sau:
- Xung đột pháp luật là nền tảng, cốt lõi, xuyên suốt, là vấn đề xương
sống của Tư pháp quốc tế ở Việt Nam và các nước trên thế giới;
- Xung đột pháp luật chỉ phát sinh khi có hai hay nhiều hệ thống pháp
luật cùng điều chỉnh một vấn đề;
- Bản chất của xung đột pháp luật là việc xác định hệ thống pháp luật
được áp dụng (chọn luật áp dụng)
Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa ngày nay quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng nói chung và quan hệ hôn nhân nói riêng đã vượt ra ngoài phạm vi
không gian hiệu lực của pháp luật quốc gia, nó liên quan đến hai hay nhiều hệ
thống pháp luật của hai hay nhiều quốc gia khác nhau.
Xung đột pháp luật về kết hôn trước hết xuất phát từ bản chất xã hội
và tính giai cấp của pháp luật, chính vì thế, quan điểm về kết hôn của các
nước có chế độ xã hội, chính trị khác nhau là không giống nhau. Trong xã hội
có giai cấp, giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật tác
động vào các quan hệ hôn nhân và gia đình, làm cho các quan hệ này phát
sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật
là công cụ quản lý hữu hiệu của bất cứ Nhà nước nào để thực hiện chức năng
của mình. Ví dụ ở những nước Hồi giáo (Ả Rập…) hiện nay vẫn công nhận
chế độ đa thê, một người đàn ông có thể được lấy nhiều vợ (ở nước Ả Rập
một người đàn ông được lấy 4 vợ) vì đạo giáo cho phép nên pháp luật cũng
công nhận. Tuy nhiên quan điểm này lại là không tiến bộ và không công
12
bằng, không bình đẳng đối với các nước không theo đạo Hồi. Và trường hợp
người đàn ông Ả Rập kết hôn lần thứ hai với người phụ nữ ở nước không theo
đạo Hồi khi cuộc hôn nhân trước vẫn đang tồn tại thì hôn nhân của họ sẽ
không được công nhận và không đúng quy định pháp luật ở tại nước đó.
Về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn, việc kết hôn liên quan đến
công dân của quốc gia nào thì pháp luật quốc gia đó sẽ được áp dụng, vì quốc
gia là một thực thể độc lập, có chủ quyền và bình đẳng với nhau nên pháp luật
của quốc gia cũng phải bình đẳng với nhau trong việc điều chỉnh mối quan hệ
xã hội liên quan đến quốc gia đó. Thừa nhận chủ quyền quốc gia và bình đẳng
chủ quyền quốc gia thì phải thừa nhận sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp
luật của các quốc gia đó. Do đó, "một số quan hệ pháp luật mang tính chất
tuyệt đối về lãnh thổ (hình sự, hành chính, tố tụng) thì vấn đề xung đột pháp
luật cũng hầu như không được đặt ra" [37, tr. 69].
Tiếp đến là sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi một quốc
gia. Mỗi một xã hội, một chế độ có điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập
quán khác nhau thì pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn cũng có nội dung
khác nhau. Ở những nước có nền kinh tế phát triển mạnh, chính sách quan hệ
ngoại giao mở rộng thì đồng thời với việc phát triển các quan hệ hôn nhân có
yếu tố nước ngoài, những quy định pháp luật về chế độ hôn nhân và gia đình
nói chung, kết hôn nói riêng, về nguyên tắc cũng tiến bộ hơn ở những nước có
nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, khép kín. Sự thật là ở các nước phương Tây
việc đón nhận một thành viên mới trong gia đình là người ngoại quốc cũng
bình thường như đối với người trong nước, mọi người không quá thành kiến
về việc lấy chồng, lấy vợ người nước ngoài. Quan niệm này khác xa với quan
niệm người Việt Nam.
Ngoài ra, sự khác nhau về phong tục, tập quán, lối sống văn hóa cũng
có ảnh hưởng sâu sắc đến những quy định về kết hôn trong pháp luật các nước.
Như vậy, xung đột pháp luật nói chung và xung đột pháp luật về kết
hôn là hiện tượng đặc thù trong Tư pháp quốc tế. Chỉ có Tư pháp quốc tế mới
13
điều chỉnh quan hệ kết hôn vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ một quốc gia, thừa
nhận sự tham gia điều chỉnh một quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo
pháp luật của các nước.
Từ phân tích trên có thể định nghĩa xung đột pháp luật về kết hôn là
trường hợp có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Từ định nghĩa xung đột pháp luật về kết hôn nêu trên có thể thấy các
nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh xung đột pháp luật về kết hôn là: do pháp
luật về hôn nhân gia đình của các nước quy định khác nhau; và do đặc điểm
về nội dung của Tư pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình.
1.2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC
Theo lý luận Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, nguyên tắc của pháp
luật là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động của cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong xây dựng, thực tế pháp luật và bảo vệ các quyền, nghĩa vụ
phát sinh từ các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật cũng như hệ thống
các ngành luật cụ thể. Do vậy, "các nguyên tắc cơ bản về hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài nói chung, kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng là
những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ
hôn nhân và gia đình trong đó có kết hôn có yếu tố nước ngoài" [4, tr. 89-90].
Có thể phân chia các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài thành các nguyên tắc chung và các nguyên tắc chuyên biệt.
1.2.1. Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố
nƣớc ngoài
Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một trong các quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nên quan hệ này cũng chịu sự điều
chỉnh của các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài.
14
Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo các qui phạm pháp luật điều chỉnh
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Các nguyên tắc này được
qui định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000, và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài, ngoài các nguyên tắc qui định tại Điều 2, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 còn bao gồm các nguyên tắc:
* Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam phù hợp các qui định của pháp luật Việt Nam và Điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Nguyên tắc này được qui định tại khoản 1 Điều 100 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 như sau: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù
hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia" [43]. Điều đó có
nghĩa, các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam phải tuân theo
pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
về vấn đề liên quan.
Ví dụ: nam công dân Hungary kết hôn với nữ Công dân Việt Nam tại
Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam, Hiệp định tương trợ tư pháp
giữa Việt Nam và Hungary về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện theo qui định pháp
luật sẽ được tôn trọng và bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tùy theo
mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, các chủ thể có quyền sử dụng các biện
pháp bảo vệ mà pháp luật cho phép hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bảo vệ quyền lợi cho mình bằng các biện pháp hình sự hoặc hành
chính. Tuy nhiên, khi thực hiện các biện pháp bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia
15
đình có yếu tố nước ngoài phải bảo đảm các biện pháp đó phù hợp với pháp
luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết. Trong trường hợp
Điều ước quốc tế có quy định khác với pháp luật Việt Nam thì ưu tiên áp
dụng Điều ước quốc tế.
Nguyên tắc này cũng được quy định trong Bộ luật dân sự Pháp, tại
đoạn 1 Điều 170 (Luật ngày 21-6-1907) quy định:
Việc kết hôn ở nước ngoài giữa công dân Pháp với nhau
hoặc giữa công dân Pháp với người nước ngoài có giá trị nếu việc
kết hôn được thực hiện theo đúng thủ tục tại nước đó và với điều
kiện là trước đó việc kết hôn được công bố theo quy định tại Điều 63
Thiên "chứng thư hộ tịch" và công dân Pháp không vi phạm quy
định nêu tại các điều trong Chương I, Thiên này [39].
Nghĩa là việc kết hôn ở nước ngoài của công dân Pháp với nhau hoặc
công dân Pháp với người nước ngoài phải tuân theo pháp luật nước đó về mặt
thủ tục, bên cạnh đó công dân Pháp trong quan hệ kết hôn đó cũng phải tuân
theo quy định về thủ tục kết hôn của pháp luật Pháp thì hôn nhân mới được coi
là có giá trị tại Pháp. Trường hợp chỉ tuân theo pháp luật của nước nơi tiến hành
kết hôn hoặc chỉ tuân theo pháp luật của Pháp về điều kiện kết hôn mà vi phạm
pháp luật của nước kia thì hôn nhân đó cũng không được công nhận tại Pháp.
* Nguyên tắc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt
Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại,
pháp luật và tập quán quốc tế. Đồng thời không phân biệt đối xử với người
nước ngoài trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Nguyên
tắc này được qui định tại khoản 2, 3 Điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000. Theo nguyên tắc này, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt
Nam ở nước ngoài phù hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và tập
quán quốc tế thì sẽ được bảo hộ. Địa vị pháp lý của công dân Việt Nam cư
trú, sinh sống và làm ăn ở nước ngoài do pháp luật nước sở tại qui định, đồng
16
thời vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Do vậy, công dân Việt Nam ở nước ngoài
khi tham gia vào các quan hệ kết hôn sẽ được pháp luật Việt Nam bảo hộ theo
quan điểm của Nhà nước thể hiện tại Điều 75 Hiến pháp năm 1992, Điều 7
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 là:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính
sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam
định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê
hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Đồng thời, Nhà
nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc
tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam [46].
Khái niệm "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài" cũng được giải
thích tại Điều 3 của Luật Quốc tịch như sau: "Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài là công dân Việt Nam và người cố Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở
nước ngoài" [46]. Quy định này là thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước
ta luôn quan tâm đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bao gồm công
dân Việt Nam, người gốc Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở nước
ngoài, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích để họ giữ mối quan hệ gắn bó với
gia đình và quê hương. Việc bảo hộ này được thực hiện thông qua các cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài được
qui định tại khoản 2 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau:
"Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài…
có trách nhiệm thực hiện bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt
Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài" [43].
Bên cạnh việc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam
ở nước ngoài thì pháp luật Việt Nam cũng bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp
của người nước ngoài tại Việt Nam. Người nước ngoài tại Việt Nam được
hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp
17
luật có qui định khác. Theo nguyên tắc này, người nước ngoài sẽ được hưởng
các quyền nhân thân và quyền tài sản như công dân Việt Nam. Trừ một số
trường hợp, quyền lựa chọn nơi cư trú sẽ bị hạn chế, người nước ngoài không
được cư trú ở một số khu vực như khu vực biên giới,… Việc qui định này
xuất phát từ tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam để bảo
vệ nền kinh tế, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Quy định này là phù hợp
với quy định của pháp luật các nước trên thế giới.
* Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ kết hôn
có yếu tố nước ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam về hôn nhân và gia đình. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài điều chỉnh
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài được qui định trong các văn bản quy
phạm pháp luật trong nước. Điều này là hết sức cần thiết trong trường hợp
pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết chưa có qui định
điều chỉnh nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương
sự, đồng thời phát triển quan hệ giao lưu dân sự quốc tế. Nguyên tắc này được
quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau: "trong
trường hợp luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định
hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng" [43]. Theo đó,
pháp luật nước ngoài được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000, các văn bản pháp luật
khác của Việt Nam quy định;
- Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc tham gia viện dẫn.
Trong tất cả các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài nêu trên,
pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của
việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là những nguyên tắc được quy
18
định trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) và các văn bản pháp luật khác của
Việt Nam. Việc không áp dụng trong trường hợp này không phải pháp luật
nước ngoài mâu thuẫn với pháp luật Việt Nam mà vì hậu quả của nó sẽ không
tốt, không lành mạnh, ảnh hưởng đến nền tảng đạo đức, thuần phong, mỹ tục
của dân tộc ta. Đây là nguyên tắc không chỉ Việt Nam quy định mà được ghi
nhận trong pháp luật một số nước, tại khoản 1 Điều 4 Luật Tư pháp quốc tế
Ba Lan quy định: "Khi luật nước ngoài được áp dụng theo quy định của đạo
luật này lại quy định rằng luật Ba Lan được áp dụng với quan hệ đó thì sẽ áp
dụng luật Ba Lan". Điều 2 Sắc luật về Tư pháp quốc tế Hungari năm 1979
quy định: "Sắc luật này không được áp dụng đối với các vấn đề đã được điều
chỉnh bởi một hiệp ước quốc tế".
Như vậy, pháp luật các nước đều có chung quy định về việc áp dụng
pháp luật nước ngoài không trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật trong nước.
* Nguyên tắc áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam đối
với quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Nguyên tắc này được quy định tại
Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 theo đó, nếu chương XI không
có quy định điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì sẽ áp dụng
các quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Quy định này hoàn toàn
phù hợp với thực tế, pháp luật Việt Nam hiện chưa có các quy phạm xung đột để
điều chỉnh tất cả các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát
sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên đương sự cũng như lợi ích của Nhà nước [4, tr. 101].
Ngoài ra, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định
áp dụng Bộ luật dân sự điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình, có nghĩa Bộ
luật dân sự sẽ được áp dụng điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
nếu như Luật hôn nhân và gia đình không quy định. Như vậy, theo nguyên tắc
tương tự, nếu trong chương XI không có quy định về quan hệ hôn nhân và gia
19
đình nào đó thì sẽ áp dụng Phần thứ bảy của BLDS về quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài để giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài [56, tr. 77].
1.2.2. Các nguyên tắc chuyên biệt điều chỉnh quan hệ kết hôn có
yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam
* Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo
pháp luật của nước mà đương sự có quốc tịch hay còn gọi nguyên tắc luật
quốc tịch của đương sự (lex patriae).
Đây là nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong các quan hệ dân sự
quốc tế nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói
riêng. Theo nguyên tắc này, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phát sinh
giữa công dân nước nào thì áp dụng pháp luật của nước đó để điều chỉnh.
Nguyên tắc luật quốc tịch xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 01 năm 1851
do Pasquale Stanislac Mancini- nhà bác học, luật học đưa ra trong tác phẩm
"Tính dân tộc là cơ sở của luật quốc gia". Học thuyết của Mancini đã được
đưa vào BLDS Italia năm 1865, BLDS Đức năm 1896, các đạo luật về Tư
pháp quốc tế của Nhật Bản năm 1898, của Trung Quốc năm 1918, BLDS
Braxin 1916… Các công ước La Haye về Tư pháp quốc tế cũng thừa nhận
nguyên tắc này. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung, Luật Quốc
tịch năm 1998, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.v.v… đã sử dụng
nguyên tắc này. Nguyên tắc luật quốc tịch đã trở thành nguyên tắc quan trọng
được ghi nhận trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các
nước trong lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài [37, tr. 55].
Các Hiệp định tương trợ tư pháp, Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 quy định việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước
ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn.
Nghiên cứu pháp luật một số nước (Pháp, Đức, ) tác giả cũng thấy pháp luật
các nước quy định nguyên tắc này. Tại điều 13 Bộ dân luật Đức quy định:
20
"điều kiện kết hôn của các bên đương sự là theo pháp luật nước đương sự
mang quốc tịch". Tuy nhiên quy định này sẽ rất khó giải quyết đối với trường
hợp một trong các bên đương sự là người không quốc tịch hoặc người nhiều
quốc tịch. Đối với trường hợp không quốc tịch thì không giải quyết được, còn
trường hợp nhiều quốc tịch thì sẽ khó khăn trong việc chọn luật của nước
mang quốc tịch nào để áp dụng. Như vậy rất dễ dẫn đến xung đột pháp luật
khó giải quyết.
* Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo
luật nơi cư trú của các bên đương sự (lex domicilli).
Nguyên tắc nơi cư trú của đương sự được áp dụng rộng rãi ở các nước
trong hệ thống pháp luật án lệ (common law). Nguyên tắc này được quy định
tại khoản 1 Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:"Việc kết hôn
giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện
kết hôn" [43].
Cụ thể, khoản 2 Điều 10 Nghị định 68/2002NĐ-CP:
Trong trường hợp người nước ngoài kết hôn với nhau tại
Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì mỗi bên
phải tuân theo pháp luật nơi thường trú (đối với người không quốc
tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài ra, các bên còn phải tuân theo
Điều 9 và Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về điều
kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn [30].
Việc pháp luật Việt Nam quy định áp dụng nguyên tắc này là hoàn
toàn phù hợp với thực tế quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Tham gia
quan hệ này, không chỉ có công dân Việt Nam và người có quốc tịch nước
ngoài mà còn cả người không quốc tịch, người nhiều quốc tịch. Do đó, nếu áp
dụng nguyên tắc luật quốc tịch sẽ không giải quyết được trong trường hợp
này mà phải căn cứ vào nơi cư trú. Việc áp dụng nguyên tắc luật nơi
21
thường trú của đương sự làm đơn giản hóa quá trình dẫn chiếu của quy phạm
xung đột.
Ngoài pháp luật trong nước, một số Hiệp định tương trợ tư pháp Việt
Nam ký kết với một số nước như Liên bang Nga, Lào, Ucraina… cũng sử
dụng nguyên tắc nơi cư trú của đương sự để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài.
* Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo
luật của nước có Tòa án, cơ quan có thẩm quyền (lex fori) đối với các vấn đề
phát sinh.
Nguyên tắc này được áp dụng điều chỉnh vấn đề đăng ký kết hôn của
các bên đương sự quy định tại khoản 1, 2 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam; Cơ quan đại diện
ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện đăng ký
kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký nếu việc đăng ký không trái pháp luật nước sở tại.
Đối với công dân Pháp:
Việc kết hôn được thực hiện công khai trước viên chức hộ
tịch của xã nơi một trong hai vợ chồng thường trú hoặc cư trú vào
thời điểm thực hiện việc công bố theo quy định tại Điều 63 và trong
trường hợp được miễn công bố, thì vào thời điểm được miễn theo
quy định tại Điều 169 [39, Điều 165].
Nghĩa là việc kết hôn tiến hành tại nước Pháp được thực hiện trước
viên chức hộ tịch của xã nơi một trong hai vợ chồng thường trú hoặc cư trú
vào thời điểm thực hiện việc công bố. "Việc kết hôn ở nước ngoài giữa công
dân Pháp và "người nước ngoài" cũng có giá trị pháp lý nếu việc đăng ký kết
hôn do nhân viên ngoại giao hoặc nhân viên lãnh sự của Pháp thực hiện theo
quy định của của pháp luật Pháp" (đoạn 2 điều 170 Bộ luật dân sự Pháp). Đối