Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo quy định của hiệp định trips và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

PHẠM THÚY NGA
MSSV: 1453801015150

TRANH CHẤP NHÃN HIỆU
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU
THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2014 - 2018

Người hướng dẫn:
TS. PHAN NGỌC TÂM

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------

PHẠM THÚY NGA
MSSV: 1453801015150

TRANH CHẤP NHÃN HIỆU
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU
THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2014 - 2018

Người hướng dẫn:
TS. PHAN NGỌC TÂM

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết
tranh chấp nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Phan Ngọc Tâm. Tất cả các tài liệu và thông tin được sử dụng trong khóa
luận này đã được chú thích và trích dẫn đầy đủ.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả

Phạm Thúy Nga

năm 2018


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT


ADR

Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế

BLHS

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Hiệp định TRIPs

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ

Luật SHTT

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định

Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm

99/2013/NĐ-CP

2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp


Nghị định

Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 07 năm

71/2014/NĐ-CP

2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

Nghị định

Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm

22/2017/NĐ-CP

2017 của Chính phủ về hịa giải thương mại

Thơng tư

Thơng tư số 11/2015/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm

11/2015/TT-BKHCN

2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
99/2013/NĐ-CP

Thông tư


Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm

13/2015/TT-BTC

2015 của Bộ Tài chính quy định về kiểm tra, giám sát,
tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu có u cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
kiểm sốt hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ


Thông tư liên tịch

Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-

02/2008

VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP

ngày

03

tháng 04 năm 2008 của Toà án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp hướng
dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc
giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tồ
án nhân dân
Thơng tư liên tịch


Thơng tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT

05/2016/TTLT-

ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công

BKHCN-BKHĐT

nghệ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết và
hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp
xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp

WIPO

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU, TRANH CHẤP NHÃN HIỆU
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU ..................................................8
1.1. Khái quát về nhãn hiệu ......................................................................................8
1.1.1. Khái niệm và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu ......................................................8
1.1.2. Phân loại nhãn hiệu ......................................................................................12

1.1.3. Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu.......14
1.1.4. Chức năng, vai trò của nhãn hiệu .................................................................15
1.1.5. Phân biệt nhãn hiệu với một số khái niệm có liên quan ..............................17
1.2. Khái quát về tranh chấp nhãn hiệu ................................................................18
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp nhãn hiệu .......................................18
1.2.2. Phân loại tranh chấp nhãn hiệu ....................................................................20
1.2.3. Ảnh hưởng của tranh chấp nhãn hiệu đối với kinh tế - xã hội .....................22
1.3. Khái quát về giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ..............................................23
1.3.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ................................................23
1.3.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu .......................................24
1.3.3. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu .......................................29
Kết luận chương 1 ...................................................................................................30
CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU THEO HIỆP ĐỊNH
TRIPS VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM - KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM .............................31
2.1. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo Hiệp định TRIPs .............................31
2.1.1. Tổng quan về Hiệp định TRIPs....................................................................31
2.1.2. Nguyên tắc chung về giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo Hiệp định TRIPs
................................................................................................................................32


2.1.3. Yêu cầu về các biện pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo Hiệp định
TRIPs......................................................................................................................33
2.1.3.1. Yêu cầu về thủ tục và biện pháp chế tài dân sự và hành chính.................34
2.1.3.2. Yêu cầu về thủ tục và biện pháp chế tài hình sự .......................................36
2.1.3.3. Yêu cầu đặc biệt liên quan đến biện pháp kiểm soát biên giới .................36
2.2. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo quy định pháp luật Việt Nam.........37
2.2.1. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu thông qua cơ quan nhà nước ....................37
2.2.1.1. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu thơng qua cơ quan hành chính ..............37
2.2.1.2. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu thơng qua Tịa án ..................................42

2.2.2. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu không thông qua cơ quan nhà nước .........47
2.2.2.1. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng thương lượng ................................47
2.2.2.2. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng hòa giải .........................................48
2.2.2.3. Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng trọng tài thương mại .....................50
2.3. Thực tiễn tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở Việt
Nam...........................................................................................................................53
2.3.1. Thực tiễn tranh chấp nhãn hiệu ở Việt Nam ................................................53
2.3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở Việt Nam ...............................59
2.4. Giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở Việt Nam
...................................................................................................................................66
Kết luận chương 2 ...................................................................................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khơng cịn là vấn đề của một quốc
gia mà đã trở thành vấn đề mang tính tồn cầu. Việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ
trước hết là do nhu cầu của sự phát triển và giao lưu quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh
tồn cầu hố, khu vực hố về kinh tế, thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Khi
sự cạnh tranh giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên gay gắt
hơn, người tiêu dùng lại càng có nhiều sự lựa chọn đối với đa dạng các chủng loại
hàng hóa cùng với những loại hình dịch vụ thì nhãn hiệu - một trong những đối
tượng của quyền sở hữu công nghiệp ngày càng cho thấy chức năng quan trọng của
mình - là cơng cụ giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác
nhau. Tuy nhiên, một khi vai trò của nhãn hiệu ngày càng được coi trọng thì tình

trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sẽ diễn ra phổ biến và phức tạp hơn, kéo
theo đó là các tranh chấp về nhãn hiệu xảy ra nhiều hơn, đòi hỏi phải có một cơ chế
giải quyết hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói
riêng của Việt Nam đang từng bước được xây dựng hoàn thiện nhằm đáp ứng các
tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp
định TRIPs). Bởi lẽ việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tuy mở ra
cho Việt Nam nhiều cơ hội to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước, song chúng
ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề tuân thủ các cam kết
quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, đến nay, hệ thống pháp luật sở
hữu trí tuệ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các u cầu, địi hỏi của xã hội trên
thực tế vì cơ chế đảm bảo thực thi còn hạn chế và tồn tại một số bất cập. Các tranh
chấp nhãn hiệu xảy ra rất nhiều nhưng chủ yếu đều được giải quyết thơng qua cơ
quan hành chính (bằng biện pháp hành chính) mà khơng phải thơng qua con đường
tư pháp (Tịa án) hay thương lượng, hịa giải. Có thể thấy, các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp nhãn hiệu chưa phát huy một cách tối ưu nhất vai trò
của mình. Đồng thời, các bên trong tranh chấp vẫn chưa hiểu rõ các phương thức


2

giải quyết tranh chấp để lựa chọn một phương thức sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.
Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay là hoàn thiện cơ chế giải
quyết tranh chấp nhãn hiệu thông qua việc hồn thiện hệ thống pháp luật và có các
giải pháp cụ thể đảm bảo thực thi trong thực tiễn nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng
của chủ nhãn hiệu, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết
tranh chấp nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt
Nam” với mong muốn góp phần làm rõ hơn vấn đề này.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vấn đề tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
theo quy định của Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt Nam, tác giả đã tìm thấy một
số cơng trình nghiên cứu sau đây:
Tác giả Nguyễn Thúy Hằng với luận văn “Giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu
hàng hóa và kiểu dáng cơng nghiệp trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”
(năm 2001) tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh
chấp về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng cơng nghiệp theo phương thức Tịa án
hoặc trọng tài như khái quát chung về hành vi xâm phạm, thẩm quyền, thủ tục xét
xử và thi hành án/phán quyết của Tòa án/trọng tài theo điều ước quốc tế, pháp luật
các nước và Việt Nam; thực tiễn giải quyết tranh chấp ở các nước và ở Việt Nam.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp và nâng cao hiệu quả bảo hộ của Nhà nước trong lĩnh
vực quyền sở hữu cơng nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng cơng nghiệp
(kiến nghị trong lĩnh vực hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự).
Tác giả Phan Thị Liễu với luận văn “Giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ
bằng biện pháp dân sự” (năm 2006) đã nêu ra một số vấn đề lý luận chung về giải
quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự như khái niệm sở hữu trí tuệ,
tranh chấp sở hữu trí tuệ, cơ sở lý luận của việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ
bằng biện pháp dân sự trong mối tương quan với các biện pháp khác cũng như cơ sở
pháp lý của việc giải quyết tranh chấp này. Trên cơ sở đó, tác giả đề cập đến các
biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật hiện hành


3

(vấn đề xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp xử lý như
biện pháp dân sự, hành chính, hình sự). Từ đó, tác giả nêu ra thực trạng giải quyết
tranh chấp sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam, những nguyên nhân
làm hạn chế giải quyết tranh chấp bằng biện pháp này (thủ tục, thời hạn giải quyết,

công tác thi hành án...), đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
của việc giải quyết tranh chấp (hoàn thiện các quy định về việc xác định hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời...).
Tác giả Nguyễn Thị Thưởng với khóa luận “Giải quyết tranh chấp về nhãn
hiệu theo pháp luật Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện” (năm 2012), bên
cạnh việc nêu ra được lý luận chung về nhãn hiệu (định nghĩa, đặc điểm, phân loại,
pháp luật về nhãn hiệu) và tranh chấp nhãn hiệu (hành vi xâm phạm nhãn hiệu, định
nghĩa, phân loại và tác động của tranh chấp này đối với kinh tế xã hội), tác giả đã
đưa ra các quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp nhãn hiệu và liên
hệ với pháp luật quốc tế (Hiệp định TRIPs). Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến tình
hình xâm phạm nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở Việt Nam (giải
quyết tại cơ quan hành chính và Tịa án, đưa ra một số vụ tranh chấp cụ thể). Trên
cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra những vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp
nhãn hiệu ở nước ta (bất cập của hệ thống pháp luật, yếu kém trong công tác quản lý
và năng lực giải quyết tranh chấp...), từ đó tác giả đề ra một số kiến nghị hoàn thiện
cơ chế giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở Việt Nam ở tầm vĩ mô và vi mô.
Tác giả Bùi Thị Hải Như với các bài viết “Nhãn hiệu và tranh chấp nhãn
hiệu” (năm 2015), “Các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu” (năm 2016)
và luận án “Giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam” (năm
2017), từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp nhãn hiệu (khái
quát về nhãn hiệu, tranh chấp nhãn hiệu và các phương thức giải quyết tranh chấp –
giải quyết tranh chấp bằng cơ quan nhà nước và ngoài cơ quan nhà nước), tác giả đã
đưa ra thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở
Việt Nam. Từ đó, tác giả đánh giá các hạn chế chủ yếu của cơ chế giải quyết tranh
chấp nhãn hiệu ở nước ta, đề ra một số định hướng (xây dựng đủ các phương thức
giải quyết tranh chấp cần thiết, bảo đảm tính thống nhất các văn bản quy phạm pháp


4


luật...) và giải pháp hoàn thiện cơ chế này (sửa đổi một số quy định pháp luật, mở
rộng các loại nguồn luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, thống nhất các
phương thức giải quyết tranh chấp ngoài cơ quan nhà nước trong một đạo luật...).
Tác giả Đậu Thị Đức Sáu với luận văn “Các phương thức giải quyết tranh
chấp nhãn hiệu ngồi Tịa án” (năm 2016) tập trung nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ngồi Tịa án bao gồm
giải quyết tranh chấp bằng phương thức thay thế (thương lượng, hòa giải, trọng tài
thương mại) và giải quyết tranh chấp bằng phương thức hành chính (thơng qua Cơ
quan đăng ký sở hữu trí tuệ và Cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ). Ngồi ra, tác
giả cũng tham khảo phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở một số quốc gia
(Campuchia, Trung Quốc, Hoa Kỳ), đánh giá thực trạng pháp luật cũng như thực
tiễn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ngồi Tịa án ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số
giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ngồi Tịa án ở nước ta.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu tập trung vào vấn đề tranh chấp nhãn hiệu
và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt Nam nêu
trên, tác giả nhận thấy vẫn còn một số tài liệu, bài viết, cơng trình nghiên cứu có
liên quan. Chẳng hạn như luận văn “Một số vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa chỉ
dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của TRIPs, pháp luật liên minh
Châu Âu và Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Kim Cương
(năm 2006), luận văn “Thực trạng tranh chấp nhãn hiệu hàng hóa của các doanh
nghiệp Việt Nam tại nước ngồi và hướng giải quyết” của tác giả Đinh Ngọc Quỳnh
Như (năm 2003)...
Ngoài ra, hiện nay trên thế giới, vấn đề tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết
tranh chấp nhãn hiệu cũng là một trong những vấn đề phổ biến và nhận được khơng
ít sự quan tâm của nhiều quốc gia, vì thế có khá nhiều cơng trình nghiên cứu, bài
viết về vấn đề này. Chẳng hạn như các bài viết “The international protection of
trademarks after the TRIPs agreement” của tác giả Joanna Schmidt-Szalewski (năm
1998), “WTO Dispute Settlement and the TRIPS Agreement: Applying Intellectual
Property Standards in a Trade Law Framework” của tác giả Matthew Kennedy
(năm 2016)...



5

Tóm lại, tác giả nhận thấy đây là những nguồn tài liệu tham khảo có giá trị.
Tuy nhiên, có một số tài liệu, cơng trình đã được tiến hành nghiên cứu từ khá lâu
(năm 2001, 2006, 2012...), hơn nữa các cơng trình nghiên cứu chun sâu về vấn đề
này cịn khá ít.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, đề tài phân tích về mặt lý luận các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu
(khái niệm, điều kiện bảo hộ, phân loại, căn cứ xác lập quyền, vai trò của nhãn hiệu,
phân biệt nhãn hiệu với một số khái niệm có liên quan...), các vấn đề về tranh chấp
nhãn hiệu (khái niệm, đặc điểm, phân loại, ảnh hưởng của tranh chấp nhãn hiệu đối
với kinh tế - xã hội) và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu (nguyên tắc, các phương
thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu và ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp này).
Thứ hai, đề tài phân tích và đánh giá các quy định của Hiệp định TRIPs và
pháp luật Việt Nam về các vấn đề liên quan đến tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết
tranh chấp nhãn hiệu.
Thứ ba, đề tài tìm hiểu thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
ở nước ta nhằm chỉ ra những thành tựu đạt được, vướng mắc còn tồn tại của hệ
thống pháp luật và cơ chế giải quyết loại tranh chấp này. Từ đó, tác giả đưa ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Về đối tượng nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Thứ nhất, các vấn đề lý luận về nhãn hiệu, tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết
tranh chấp nhãn hiệu (tuy nhiên, tác giả không đề cập chuyên sâu về nhãn hiệu mà
chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến tranh chấp và giải quyết tranh
chấp nhãn hiệu).
Thứ hai, các quy định của Hiệp định TRIPs, pháp luật Việt Nam hiện hành và

tham khảo quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới liên quan đến vấn đề
giải quyết tranh chấp nhãn hiệu.


6

Thứ ba, quan điểm của các nhà nghiên cứu về nhãn hiệu, tranh chấp nhãn hiệu
và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu.
Thứ tư, thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của Hiệp
định TRIPs liên quan đến giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, các quy định pháp luật
Việt Nam hiện hành về nhãn hiệu, tranh chấp và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu
(Luật SHTT, Luật Trọng tài thương mại, Bộ luật Tố tụng dân sự...). Bên cạnh đó,
tác giả cũng tham khảo điều ước quốc tế, pháp luật một số quốc gia (Pháp, Trung
Quốc, Hoa Kỳ...) trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để tiến hành so sánh với pháp luật
Việt Nam, tiếp thu kinh nghiệm lập pháp, làm cơ sở hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin
như phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu như phương pháp logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
phương pháp thống kê, phân loại... để nghiên cứu các vấn đề lý luận về nhãn hiệu,
tranh chấp và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, đặc biệt là tổng hợp, phân loại và
phân tích, so sánh các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu để có cái nhìn
tổng thể về các phương thức, chỉ ra ưu và nhược điểm của mỗi phương thức; tổng
hợp, phân tích, so sánh các quy định của Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt Nam
hiện hành liên quan đến vấn đề này cũng như thực tiễn tranh chấp và giải quyết
tranh chấp nhãn hiệu ở nước ta. Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá một cách có
hệ thống, làm nổi bật vấn đề đang được tiến hành nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu một cách cơ bản cơ sở lý luận về nhãn
hiệu, tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, cung cấp các kiến
thức cần thiết về nhãn hiệu, phân biệt giữa nhãn hiệu và một số khái niệm có liên
quan. Đề tài cũng nghiên cứu các quy định của Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt
Nam về cơ chế giải quyết tranh chấp nhãn hiệu và thực tiễn các tranh chấp và giải
quyết loại tranh chấp này ở Việt Nam, từ đó cung cấp cái nhìn tổng thể về những


7

bất cập đang tồn tại, đồng thời đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của
pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Về mặt thực tiễn, những nội dung của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong quá trình nghiên cứu và học tập về vấn đề tranh chấp và giải quyết
tranh chấp nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs và pháp luật Việt Nam.
Một số bất cập và kiến nghị tác giả nêu ra có thể góp phần hồn thiện cơ chế giải
quyết tranh chấp nhãn hiệu ở nước ta trên thực tế, đặc biệt là giúp ích cho các chủ
sở hữu nhãn hiệu trong việc bảo vệ nhãn hiệu – một trong những tài sản trí tuệ của
mình và lựa chọn được phương thức giải quyết phù hợp nhất nếu có tranh chấp liên
quan đến nhãn hiệu xảy ra.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
được chia thành 02 chương:
Chương 1: Khái quát về nhãn hiệu, tranh chấp nhãn hiệu và giải quyết tranh
chấp nhãn hiệu.
Chương 2: Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu theo Hiệp định TRIPs và pháp luật
Việt Nam - Kiến nghị hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp nhãn hiệu ở Việt
Nam.



8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÃN HIỆU, TRANH CHẤP NHÃN HIỆU
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NHÃN HIỆU
1.1. Khái quát về nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Trong nền kinh tế thị trường, rất nhiều hàng hóa, dịch vụ cùng loại được sản
xuất và cung cấp bởi các thương nhân khác nhau với những quốc tịch khác nhau
trên phạm vi tồn cầu. Vì vậy, việc tạo ra sự khác biệt, giúp người tiêu dùng phân
biệt được các hàng hóa, dịch vụ đó có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Bởi thế, một
trong những đòi hỏi dành cho các chủ thể trong nền kinh tế đó là phải nỗ lực bền bỉ
trong việc tạo lập và phát triển nhãn hiệu - được nhìn nhận là một tài sản vơ hình rất
quan trọng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, bên cạnh các tài sản hữu hình. Vậy
nhãn hiệu là gì? Hiện nay, khi tiếp cận khái niệm nhãn hiệu, cách tiếp cận thơng
thường và phổ biến đó là thông qua chức năng phân biệt của nhãn hiệu.
Theo Hiệp định TRIPs1, nhãn hiệu được định nghĩa tại Điều 15.1 như sau:
Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân
biệt hàng hố hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc
dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hố.
Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số,
các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của
các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hố.
Trường hợp bản thân các dấu hiệu khơng có khả năng phân biệt hàng
hố hoặc dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả
năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thơng qua việc
sử dụng. Các Thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký
là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.2

1


Agreement on trade-related aspects of intellectual property rights (TRIPs).
(truy cập ngày 27/3/2018).
2
Article 15. “1. Any sign, or any combination of signs, capable of distinguishing the goods or services of one
undertaking from those of other undertakings, shall be capable of constituting a trademark. Such signs, in
particular words including personal names, letters, numerals, figurative elements and combinations of colours
as well as any combination of such signs, shall be eligible for registration as trademarks. Where signs are not
inherently capable of distinguishing the relevant goods or services, Members may make registrability depend


9

Theo Cẩm nang Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Handbook)3 của Tổ chức
Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì “một nhãn hiệu hàng hóa là bất kỳ dấu hiệu nào
có khả năng phân biệt hàng hóa của doanh nghiệp này với hàng hóa của các đối
thủ cạnh tranh”4.
Khái niệm nhãn hiệu trong điều ước quốc tế thường được quy định một cách
khái qt, mang tính nền tảng. Chính vì vậy, mỗi quốc gia sẽ có các quy định riêng,
cụ thể hơn về khái niệm này. Chẳng hạn, pháp luật Hoa Kỳ quy định tại mục 45
Đạo luật Lanham (15 U.S.C. § 1127)5 như sau:
Thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” bao gồm bất kỳ từ, tên, biểu tượng,
hoặc hình ảnh, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng mà:
(1) được sử dụng bởi một người, hoặc
(2) được một người có ý định sử dụng trong thương mại và tiến hành nộp
đơn đăng ký theo quy định của luật này,
Để xác định và phân biệt hàng hố của người đó, bao gồm cả sản phẩm
đặc chủng, với những sản phẩm được sản xuất hoặc bán bởi người khác
và để chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa, ngay cả khi khơng xác định được
nguồn gốc đó.6
Hoặc khái niệm nhãn hiệu theo Bộ luật Sở hữu trí tuệ Pháp7 tại Điều L711-1:


on distinctiveness acquired through use. Members may require, as a condition of registration, that signs be
visually perceptible”.
3
(truy cập ngày 27/3/2018).
4
WIPO (2004), WIPO Intellectual Property Handbook, pp.68.
“A trademark is any sign that individualizes the goods of a given enterprise and distinguishes them from the
goods of its competitors”.
5
The Lanham Act (the U.S. Trademark Act).
(truy cập ngày 27/3/2018).
6
§ 45 (15 U.S.C. § 1127).
“…
The term “trademark” includes any word, name, symbol, or device, or any combination thereof—
(1) used by a person, or
(2) which a person has a bona fide intention to use in commerce and applies to register on the principal
register established by this chapter,
to identify and distinguish his or her goods, including a unique product, from those manufactured or sold by
others and to indicate the source of the goods, even if that source is unknown”.
7
The French Intellectual property code.
(truy cập ngày
27/3/2018).


10

Nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu có khả năng

biểu thị bằng đồ họa nhằm phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một cá
nhân hoặc pháp nhân. Dấu hiệu có thể bao gồm:
a) Các dấu hiệu dưới mọi hình thức, như: từ ngữ, sự kết hợp của từ ngữ,
tên họ và tên địa lý, bút danh, chữ cái, chữ số, chữ viết tắt;
b) Các dấu hiệu có thể nghe được như: âm thanh, đoạn nhạc;
c) Dấu hiệu biểu tượng như: hình ảnh, nhãn, con dấu, đường viền, khắc
chạm nổi, hình ba chiều, logo, hình ảnh tổng hợp; hình dáng hoặc bao bì
sản phẩm, hoặc dùng để chỉ dịch vụ; sự sắp xếp, kết hợp hoặc sắc thái
của màu sắc.8
Luật Sở hữu trí tuệ Philippines - Đạo luật số 82939 quy định tại Điều 121.1 về
khái niệm nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu có nghĩa là bất kỳ dấu hiệu nào có thể
nhìn thấy mà có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp
và bao gồm cả cơng-ten-nơ hàng hóa được đóng dấu hay gắn dấu hiệu”10.
Luật Nhãn hiệu 2013 của Trung Quốc11 cũng có quy định về định nghĩa nhãn
hiệu tại Điều 8: “Bất kỳ dấu hiệu nào, bao gồm từ ngữ, đồ thị, chữ cái, chữ số, biểu
tượng ba chiều, sự kết hợp màu sắc, âm thanh hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của
chúng, có khả năng phân biệt hàng hoá của một cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức
khác với những chủ thể khác có thể được đăng ký làm nhãn hiệu”12.

8

Article L711-1.
“A trademark or service mark is a sign capable of graphic representation which serves to distinguish the
goods or services of a natural or legal person.
The following, in particular, may constitute such a sign:
a) Denominations in all forms, such as: words, combinations of words, surnames and geographical names,
pseudonyms, letters, numerals, abbreviations;
b) Audible signs such as: sounds, musical phrases;
c) Figurative signs such as: devices, labels, seals, selvedges, reliefs, holograms, logos, synthesized images;
shapes, particularly those of a product or its packaging, or those that identify a service; arrangements,

combinations or shades of color”.
9
Intellectual Property Code of the Philippines (Republic Act No. 8293).
(truy cập ngày 27/3/2018).
10
Section 121.
“121.1. “Mark” means any visible sign capable of distinguishing the goods (trademark) or services (service
mark) of an enterprise and shall include a stamped or marked container of goods”.
11
Trademark Law of the People’s Republic of China.
(truy cập ngày 27/3/2018).
12
Article 8. “Any signs, including words, graphs, letters, numbers, three-dimensional symbols, color
combinations, sound or any combination thereof, that are capable of distinguishing the goods of a natural


11

Còn theo pháp luật Việt Nam, trên cơ sở tiếp thu và tham khảo các quy định
của điều ước quốc tế cũng như pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, Luật
SHTT đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để
phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”13 và nhãn hiệu
được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện: (i) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng
chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố
đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc và (ii) có khả năng phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác14. Có
thể thấy, khái niệm nhãn hiệu theo Luật SHTT Việt Nam có nét tương đồng với
Hiệp định TRIPs và pháp luật một số quốc gia (nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng
phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau). Tuy nhiên, nếu so sánh với
Hiệp định TRIPs, pháp luật Việt Nam quy định điều kiện bảo hộ nhãn hiệu có phạm

vi hẹp hơn. Nếu theo Hiệp định thì tất cả dấu hiệu có khả năng phân biệt đều được
bảo hộ, còn theo pháp luật Việt Nam, dấu hiệu ở đây phải có khả năng nhận biết
được bằng thị giác. Pháp luật Việt Nam cũng chưa quy định khả năng được đăng ký
bảo hộ phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thơng qua sử dụng15.
Nhìn chung, khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật của các quốc gia hầu hết được
tiếp cận từ chức năng phân biệt của nhãn hiệu, tuy nhiên các dấu hiệu cụ thể được
bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu thì khơng hồn tồn giống nhau. Ví dụ, theo pháp
luật Việt Nam, dấu hiệu có thể được bảo hộ nhãn hiệu chỉ có thể là dấu hiệu “nhìn
thấy được”, cịn theo pháp luật của một số quốc gia khác (như Pháp, Trung Quốc),
âm thanh hay mùi vị có thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thậm chí những dấu
hiệu khơng sẵn có tính phân biệt cũng được đăng ký với điều kiện tính phân biệt đạt
được thơng qua sử dụng16.
Tóm lại, có thể hiểu nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của các tổ chức, cá nhân khác nhau, qua đó thơng tin cho người tiêu dùng nhận biết
person, legal person or other organization from those of others may be applied for registration as
trademarks”.
13
Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT.
14
Điều 72 Luật SHTT.
15
Nguyễn Xuân Quang (2001), Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.8.
16
Bùi Thị Hải Như (2015), “Nhãn hiệu và tranh chấp nhãn hiệu”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, (9/282),
tr.36.


12


được về sản phẩm. Về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, mỗi quốc gia sẽ có quy
định cụ thể riêng, nhưng nhìn chung, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng ba điều
kiện sau: (i) trước tiên phải là dấu hiệu; (ii) có khả năng phân biệt và (iii) không
thuộc các trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu.
1.1.2. Phân loại nhãn hiệu
Thông thường, việc phân loại nhãn hiệu dựa trên các căn cứ sau: các dấu hiệu
được bảo hộ; chức năng của nhãn hiệu; danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu.
Thứ nhất, căn cứ vào các dấu hiệu được bảo hộ, nhãn hiệu có thể chia thành ba
loại: (i) nhãn hiệu từ ngữ; (ii) nhãn hiệu hình ảnh và (iii) nhãn hiệu kết hợp. Trong
đó, nhãn hiệu từ ngữ là tập hợp các chữ cái, có thể là các con số, có khả năng phát
âm, có thể có nghĩa hoặc khơng cần có nghĩa. Nhãn hiệu hình ảnh là dấu hiệu bằng
hình ảnh, hình vẽ, loại nhãn hiệu này có sức lơi cuốn người tiêu dùng bằng thị giác.
Còn nhãn hiệu kết hợp là nhãn hiệu bao gồm cả từ ngữ và hình ảnh, đây là loại nhãn
hiệu phổ biến hiện nay vì có khả năng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng khá cao.
Thứ hai, căn cứ vào chức năng của nhãn hiệu, nhãn hiệu được chia thành ba
loại: (i) nhãn hiệu tập thể; (ii) nhãn hiệu liên kết và (iii) nhãn hiệu chứng nhận.
Nhãn hiệu tập thể là “nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các
thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân khơng phải là thành viên của tổ chức đó”17. Như vậy, nhãn hiệu tập
thể được cấp cho một tổ chức, hiệp hội nhưng bản thân tổ chức, hiệp hội đó lại
khơng sử dụng nhãn hiệu mà các thành viên của tổ chức, hiệp hội mới là chủ thể sử
dụng nhãn hiệu tập thể đó. Các thành viên chỉ được sử dụng nhãn hiệu tập thể khi
họ tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Nhãn hiệu liên kết là “các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc
tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có
liên quan với nhau”18. Nói cách khác, nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu tương tự nhau
sử dụng cho các sản phẩm tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau hoặc nhãn
hiệu trùng nhau sử dụng cho các sản phẩm dịch vụ tương tự nhau. Với loại nhãn
17
18


Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT.
Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT.


13

hiệu này, chủ sở hữu sẽ ngăn chặn được tình trạng các chủ thể khơng ngay thẳng
sản xuất hàng hóa có dấu hiệu tương tự (hàng nhái).
Nhãn hiệu chứng nhận là “nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để
chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng
hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an tồn hoặc các đặc
tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”19. Loại nhãn hiệu này chỉ có thể
được sử dụng đúng theo các tiêu chuẩn đã được xác định. Chủ thể nộp đơn đăng ký
bảo hộ phải có tư cách chứng nhận các sản phẩm liên quan, là người chịu trách
nhiệm về sản phẩm mang nhãn hiệu, đồng thời, không được gắn nhãn hiệu lên hàng
hóa, dịch vụ mà mình cung cấp. Mục đích của việc quy định như vậy là để chống lại
hành vi lừa dối người tiêu dùng.20
Thứ ba, căn cứ vào danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu, nhãn hiệu có thể được
chia thành hai loại sau: (i) nhãn hiệu nổi tiếng và (ii) nhãn hiệu thông thường.
Khơng có một định nghĩa chung về nhãn hiệu nổi tiếng trong các điều ước quốc tế,
do vậy mỗi quốc gia sẽ có cách nhìn nhận riêng của mình về nhãn hiệu nổi tiếng
cũng như tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu là
nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi bởi nhiều người trong những phạm vi
lãnh thổ nhất định hoặc được xem xét, thừa nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của
quốc gia nơi nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ hoặc sử dụng.21 Theo pháp luật Việt
Nam, nhãn hiệu nổi tiếng là “nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên
tồn lãnh thổ Việt Nam”22 và tiêu chí để đánh giá một nhãn hiệu được xem là nhãn
hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật SHTT. Tuy nhiên, pháp luật của một

số quốc gia như Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản... cịn có sự phân định giữa hai khái niệm
“nhãn hiệu nổi tiếng” và “nhãn hiệu rất nổi tiếng”. Chẳng hạn, theo pháp luật Pháp,
nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu là nhãn hiệu được công nhận bởi một tỉ lệ lớn công
19

Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT.
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ (Tái bản có bổ sung), NXB
Hồng Đức, tr.283-289.
21
Phan Ngọc Tâm (2011), Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – Nghiên cứu so sánh giữa pháp luật Liên minh châu
Âu và Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Lund Thụy Điển và Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh, tr.78.
22
Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT.
20



×