Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

(Tiểu luận) Đặc điểm văn hóa ăn mặc của người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.41 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT HÀN
NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN QUỐC

----***----

NGUYỄN THỊ TRÚC LY
ĐỖ THIỀU BẢO HẰNG
NGUYỄN LỆ TÂM ÁI HẰNG

TIỂU LUẬN
ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ĂN MẶC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MƠN CƠ SỞ VĂN HĨA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn đề tài
ThS. NGUYỄN ĐĂNG KHOA

TP. HỒ CHÍ MINH - 2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC…………………………………………………………………………………...2
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………. 4
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………………………………. 7
1.

Nguồn gốc và quan niệm về ăn mặc của người Việt Nam……………………….. .7
1.1.


Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn gốc ăn mặc………………………………. 7
1.1.1. Các sản phẩm của môi trường tự nhiên…………………………………..7
1.1.2. Môi trường tự nhiên……………………………………………………... 9

1.2.
2.

Đặc điểm văn hóa ăn mặc của người Việt Nam…………………………………..10
2.1.

2.2.

2.3.

3.

Quan niệm về ăn mặc………………………………………………………….9
Văn hóa ăn mặc của người Việt Nam ngày xưa……………………………...10
2.1.1.

Cách thức trang phục………………………………………………… 10

2.1.2.

Cách thức trang sức, trang điểm và tóc tai……………………………12

Văn hóa ăn mặc của người Việt Nam ngày nay……………………………...14
2.2.1.

Phong cách trang phục……………………………………………….. 14


2.2.2.

Phụ kiện, trang điểm và tóc tai………………………………………..14

Sự phân chia vùng miền trong phong cách ăn mặc…………………………..16
2.3.1.

Miền Bắc……………………………………………………………... 16

2.3.2.

Miền Trung…………………………………………………………... 17

2.3.3.

Miền Nam……………………………………………………………. 18

Nguồn gốc và sự biến đổi của các loại trang phục truyền thống……………….. 19
3.1.

Áo tứ thân…………………………………………………………………….19
3.1.1.

Nguồn gốc của áo tứ thân…………………………………………… 19

3.1.2.

Đặc điểm và sự biến đổi của áo tứ thân. Mối quan hệ giữa áo tứ thân và
áo ngũ thân…………………………………………………………… 20


3.2.

Áo dài………………………………………………………………………...22
3.2.1.

Nguồn gốc ra đời

22

3.2.2.

Quá trình biến đổi của áo dài……………………………………….... 23
2


3.3.

4.

Áo bà ba……………………………………………………………………... 26
3.3.1.

Nguồn gốc ra đời của áo bà ba………………………………………. 26

3.3.2.

Đặc điểm và sự biến đổi của áo bà ba……………………………….. 27

Những cơ hội và thách thức trong quá trình giao lưu - tiếp biến văn hóa ăn mặc

của người Việt Nam……………………………………………………………….. 28
4.1.

Những cơ hội…………………………………………………………………28

4.2.

Những thách thức…………………………………………………………….29

KẾT LUẬN………………………………………………………………………………... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………... 32

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trang phục là một trong ba yêu cầu thiết yếu của đời sống vật chất tinh thần. Sự xuất
hiện của trang phục đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nhận thức của nhân loại. Nó được
coi là sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hội lồi người. Ngày nay, đối với con người, ăn
mặc là thứ quan trọng chỉ sau cái ăn. Trang phục, với bản chất thực dụng, là một sản phẩm,
theo quan điểm thẩm mỹ, nó là một tác phẩm. Từ chức năng cơ bản trước nhất là bảo vệ con
người trước sự khắc nghiệt của tự nhiên, qua thời gian nó đã dần trở thành một nhu cầu
khơng thể thiếu trong mục đích thẩm mỹ và làm đẹp của con người.
Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng về phong cách ăn mặc, chính vì vậy, ăn
mặc cũng được xem là đại diện của một bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa ăn mặc sẽ phản
ánh văn hóa của một quốc gia và ngược lại, chính văn hóa của một quốc gia sẽ tạo nên
phong cách ăn mặc của quốc gia ấy. Trong mỗi thời kì lịch sử, trang phục lại có những biến
đổi, cách tân cho phù hợp với hồn cảnh lịch sử và đời sống sinh hoạt của con người.
Lịch sử Việt Nam trải qua hàng ngàn năm với nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, từ
1000 năm Bắc thuộc, kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống phát xít Nhật

đến kháng chiến chống đế quốc Mỹ... Điều đó dẫn đến nền văn hóa Việt Nam có sự giao
thoa mạnh mẽ từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó, văn hóa ăn mặc cũng
khơng là ngoại lệ. Bên cạnh chiều dài lịch sử hào hùng, Việt Nam bao gồm 54 đồng bào dân
tộc với lãnh thổ trải dài từ Bắc vào Nam, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại mang một nét văn
hóa độc đáo. Do đó, văn hóa ăn mặc của người Việt Nam rất phong phú, đa dạng qua từng
thời kỳ lịch sử từ trước đến nay.
Trang phục của người Việt là những đặc trưng giúp ta phân biệt được sự khác nhau
của người Việt và các dân tộc khác trên thế giới, phân biệt được một số yếu tố như giới tính,
nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mỹ... của từng vùng, từng địa phương khác nhau. Một cái nhìn
khái qt thơng qua những tiến triển thăng trầm của lịch sử Việt Nam sẽ giúp chúng ta
khẳng định được bản lĩnh vững vàng khó đạp đổ của phong cách người Việt. Chính vì ăn
mặc được xem là một phần của văn hóa nên đã có nhiều thế lực nhắm vào đây để đồng hóa
dân tộc ta. Đối với kẻ thù phương Bắc, đem chủ trương đồng hóa bắt nhân dân ta thay đổi
trang phục, đầu tóc,... thì nhân dân ta đã phản kháng rất quyết liệt. Đến thời cận đại, thế lực
4


phương Tây đến nước ta, các nhà nho yêu nước, ví dụ như Nguyễn Đình Chiểu vẫn giữ
ngun phong cách: mặc áo dài, đội khăn đóng, búi tóc, khơng dùng xà phòng... Nhưng đến
một thời kỳ khác, nhân dân ta lại có phong trào cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn... Sự thay đổi về
mặt hình thức này là một phong trào tiến bộ, cho nên đã bị thực dân Pháp chuyển những xu
hướng thẩm mỹ về trang phục không lành mạnh. Đến khi đế quốc Mỹ tiến vào miền Nam
nước ta, bọn chúng lại khuyến khích dân ta Mỹ hóa trang phục. Để đấu tranh với bọn giặt
mới, chống lại cái "mới" lố lăng, xa lạ, phô trương, cầu kỳ.., nhân dân các đơ thị miền Nam
lại tìm cách trở về với truyền thống. Trước sự cưỡng bức đồng hóa, nhân dân ta luôn luôn
phản kháng. Đây là dẫn chứng cho thấy ở người Việt khơng hề có sự sính ngoại mù quáng.
Mặc dù người Việt hay chạy theo số đơng, theo xu hướng, có thể sẵn sàng tiếp thu một cách
dễ dàng những thứ mới từ bên ngoài, tuy nhiên, đó là tiếp nhận một cách có ý thức và có
sáng tạo để tồn tại lâu dài hoặc chỉ với một thời gian nhất định. Đặc biệt, tất cả đều được
Việt hóa nhanh hoặc dần dần từng bước bởi trong mỗi con người Việt Nam vẫn luôn yêu

quê hương đất nước và luôn tự hào về những nét đẹp dân tộc. Chính vì thế, đến tận ngày
hơm nay, người Việt vẫn giữ gìn được những bản sắc văn hóa đẹp đẽ của dân tộc, thêm vào
đó là sự hỗn dung của nhiều văn hóa khác phù hợp với nhu cầu người Việt Nam.
Nếu đứng ở góc độ văn hóa tinh thần, trang phục cịn có ý nghĩa về quan điểm thẩm
mỹ, đạo đức con người… Vẻ bề ngồi khơng thể đánh giá hồn tồn một cá thể nào đó
nhưng nó có thể phản ánh một phần nào đó định hình cá nhân của một người. Con người có
thể dựa vào trang phục và phong cách ăn mặc để tự khẳng định chính bản thân mình. Như
vậy, trang phục là một hiện tượng vật chất hay văn hóa vật chất, "khơng phải trình độ văn
hóa của xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế một cách máy móc ", chúng ta cần
xác định rằng mặc dù xã hội ta cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng khơng nhất thiết
phải chờ đến lúc giàu có, sung túc, khi đó mới quan tâm đến vấn đề trang phục. Phong cách
ăn mặc, trong nhiều chuẩn mực nhất định, còn là phương tiện đắc lực cho các quan niệm tư
tưởng, ý đồ chính trị, khơng chỉ thuộc sở thích hay thị hiếu của cá nhân mà đây là cả một
vấn đề về văn hóa, nó đại diện cho một cá nhân nhưng cũng đại diện cho cả một cộng đồng.
Văn hóa, một vấn đề xã hội, có tác dụng góp phần xây dựng con người, góp phần thúc đẩy
sự tiến bộ của xã hội và ngược lại. Do đó, trang phục, là đối tượng của thị giác, là một trong
hai giác quan mà Karl Marx cho rằng dễ cảm nhận cái đẹp một cách tinh tế, phải là một biểu
5


hiện bên ngoài của một nội dung, bên trong mang đầy đủ những chuẩn mực thực tiễn, hài
hòa, thanh lịch và lành mạnh…
Nhằm mục đích nêu rõ hơn về những đặc điểm trong phong cách ăn mặc của người
Việt Nam và cũng như giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về sự đa dạng và những nét bản sắc
đẹp đẽ trong văn hóa dân tộc Việt. Đó cũng chính là những gì mà bài tiểu luận Đặc điểm
văn hóa ăn mặc của người Việt Nam sẽ nêu rõ dưới đây.

6



PHẦN NỘI DUNG

1.

Nguồn gốc và quan niệm về ăn mặc của người Việt Nam
1.1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn gốc ăn mặc
Bản chất ban đầu của trang phục là để che thân, giúp bảo vệ cơ thể con người,

giúp con người chống đỡ trước những biến đổi của thời tiết khi nóng, khi lạnh, khi gió rét
và ứng phó sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có những điều
kiện tự nhiên và khí hậu khơng giống nhau, vì vậy, tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa, trang
phục sẽ có cách hình thành khác nhau.
Nguồn gốc ăn mặc của Việt Nam qua từng thời đại chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố
chính, đó là các sản phẩm của môi trường tự nhiên và môi trường tự nhiên.
1.1.1. Các sản phẩm của môi trường tự nhiên
Nước ta thuộc nền văn hóa gốc nơng nghiệp, trồng lúa là hình thức sản xuất chính
từ xưa đến nay của nhân dân ta, thế nên đặc điểm đầu tiên trong văn hóa ăn mặc của
người Việt là tính chất nông nghiệp, điều này được thể hiện rõ qua các chất liệu may mặc.

Hình 1. Chất liệu may mặc của người Việt (Sợi gai bên trái, đay bên phải)
Là một trong những cái nôi của nền văn minh nông nghiệp, làm việc với môi
trường thiên nhiên, con người luôn tôn trọng và sống hịa hợp với thiên nhiên, cũng vì thế
người Việt luôn ưu tiên sử dụng những chất liệu may mặc có nguồn gốc từ thực vật, là
những sản phẩm của trồng trọt hay tận dụng những chất liệu có sẵn trong tự nhiên như
đay, sợi gai, bơng,...
7



Ngồi cái khắc nghiệt của đặc điểm khí hậu thì nó cịn mang đến cho ta một lợi
thế. Khi cùng với đất đai thì khí hậu ấm áp nơi đây rất thuận lợi cho ta trong việc trồng
dâu và nuôi tằm. Với điều kiện này, nghề nuôi tằm đã trở thành một trong hai nghề hình
thành từ rất sớm và rất phát triển. Vải làm từ tơ tằm hội tụ những yếu tố mỏng nhẹ, mềm
mại, thoáng mát và độ bền cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu ở Việt Nam.

Hình 2. Tơ tằm và nghề ni trồng tơ tằm
Không chỉ vậy, những trang phục làm từ lụa tơ tằm đều toát lên vẻ thanh lịch,
sang trọng và quý phái. Từ đó mà tơ tằm dần trở thành chất liệu được ưa chuộng sử dụng.
Và nước ta cũng xuất hiện nhiều làng nghề lụa nổi tiếng được làm từ chất liệu thiên nhiên
này. Nổi tiếng như làng nghề Vạn Phúc, làng nghề lụa Mã Châu,...

Hình 3. Làng nghề lụa Vạn Phúc
8


1.1.2. Môi trường tự nhiên
Con người là sản phẩm của mơi trường tự nhiên và là sản phẩm của hồn cảnh xã
hội. Cũng vì lý do đó, yếu tố tự nhiên là một điều kiện vơ cùng quan trọng, góp phần
khơng ít chi phối trực tiếp đến văn hóa sinh hoạt và đời sống vật chất của con người.
Giống với các nền văn hóa trên thế giới, mục đích chủ yếu của trang phục người
Việt là để che chắn và bảo vệ con người trước môi trường thiên nhiên. Nếu như những
vùng mang khí hậu ơn đới thường có trang phục với nhiều lớp vải dày, chủ yếu dùng chất
liệu lơng thú để giữ ấm thì Việt Nam với khí hậu nóng bức của vùng nhiệt đới gió mùa
ẩm, địa hình chủ yếu là núi cùng với đặc thù cơng việc là lao động trồng lúa nên chất liệu
trong may mặc thường mỏng, nhẹ, mát và chú trọng đến bền chắc thêm vào đó là sự dễ
thấm hút mồ hơi thích hợp cho người dân làm việc trong cái nắng gay gắt của khí hậu.
Kiểu dáng và hình thức quần áo cũng rất đơn giản, thoải mái, không quá cầu kỳ để dễ
dàng thực hiện các công việc chân tay cũng như phù hợp với điều kiện, đời sống sinh
hoạt và khí hậu lúc bấy giờ.

1.2.

Quan niệm về ăn mặc
Xã hội càng văn minh, con người càng hiện đại thì những nhu cầu thiết yếu của

cuộc sống ngày càng được nâng cao. Trang phục, đối với con người, không chỉ để đối
phó với sự khắc nghiệt với tự nhiên mà nó cịn mang ý nghĩa có tính xã hội. Người ta có
thể dựa vào cách thức trang phục để phân cao thấp, địa vị xã hội. Nó cịn có tầm quan
trọng trong nhu cầu làm đẹp và thẩm mỹ: “người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.
Từ “cơm no áo ấm” đến “ăn ngon mặc đẹp” được coi là một hành trình phấn đấu
đầy gian khổ của con người, trong đó cái đích hướng đến cuối cùng vẫn là cái đẹp. Nói
như vậy cũng có nghĩa là, ở các mức độ khác nhau, cách ăn mặc được coi là một trong
những tiêu chí đánh giá con người. Có lẽ vì thế mà ngày nay, thời trang được coi là một
trong những vấn đề được mọi người, đặc biệt thế hệ trẻ quan tâm. Chính điều đó đã tạo ra
những “cơn lốc” trong lĩnh vực thời trang, các bạn trẻ chạy theo xu hướng và ngày càng
đổi mới trong việc lực chọn trang phục cho bản thân họ trong cuộc sống. Cùng theo đó là
những quan niệm mới về cách ăn mặc như chú trọng đến khẳng định cá tính bản thân,...
Thật ra, nhu cầu đổi mới trong thời trang là một điều tất yếu và cần thiết, nó giúp
con người dễ dàng định vị và hịa nhập nhanh chóng với nền văn minh thế giới. Thế
9


nhưng, hịa nhập khơng có nghĩa là con người được qn những vấn đề về văn hóa, nó là
tiêu chí khẳng định sự hiện hữu của quốc gia trên bản đồ thế giới. Ơng cha ta thường nói
“ăn cho mình, mặc cho người” là vì vậy, việc mặc như thế nào cho đẹp khơng chỉ là sở
thích tuyệt đối của cá nhân mà phải phù hợp với hoàn cảnh, phong tục, thời điểm và vóc
dáng. Hay nói cách khác, đẹp trong phong cách ăn mặc là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu
tố hài hòa và hợp lý.

2.


Đặc điểm văn hóa ăn mặc của người Việt Nam
2.1.

Văn hóa ăn mặc của người Việt Nam ngày xưa

2.1.1.

Cách thức trang phục
Người Việt xưa chú trọng từ cách đi đứng, ăn nói đến trang phục một cách kỹ

lưỡng và tinh tế với quan niệm: “Ăn chắc, mặc bền”. Cái mặc không chỉ giúp con người
ứng phó được với mơi trường tự nhiên mà còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ : “ Người đẹp vì
lụa, lúa tốt vì phân”.
Do điều kiện tự nhiên, người Việt hay dùng các chất liệu may mặc có nguồn gốc
thực vật, thống, mỏng, nhẹ, thích hợp xứ nóng với các gam màu đen nâu, chàm. Ngược
lại khi khí hậu lạnh, người Việt biết sử dụng các loại vải giấy, chất len để đỡ lạnh hơn.
Xã hội phong kiến Việt Nam xưa có nhiều quy định khắt khe về cách ăn mặc.
Quần áo của người dân hầu hết đều khá giản dị và đơn giản về hình thức và kiểu dáng để
hợp với thân phận trong xã hội. Trong khi đó, trang phục của vua chúa, quan lại thường
là rất rườm rà với nhiều kiểu khác nhau, phù hợp mọi hoàn cảnh và lễ nghi.
Đối với phụ nữ, đồ mặc ở phía dưới của phụ nữ tiêu biểu và ổn định hơn cả là váy
đơn giản, quấn quanh thân hoặc may nối hai mép miếng vải thành hình ống. Sở dĩ trải
qua bao thời đại chiếc váy vẫn được ưa chuộng bởi người dân vì một phần nó là trang
phục truyền thống, phần khác vì mặc váy khơng chỉ thống mát, ứng phó hiệu quả với khí
hậu nóng bức mà cịn rất hữu hiệu với cơng việc đồng áng. Kết hợp với váy là những
chiếc yếm rất đơn giản, dễ cắt may, dễ mặc nhưng lại tạo ra vẻ thanh lịch, kín đáo, phơ
trương đường nét cơ thể người phụ nữ một cách tinh tế. Ngoài yếm, phụ nữ thời kỳ Đại
Việt thường mặc áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, đằng trước là hai vạt áo buông


10


thõng khơng có khuy, khi mặc buộc thắt vào nhau, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống
lưng.

Hình 4. Phụ nữ Việt Nam trong trang phục váy yếm
Đối với nam giới, trang phục phổ biến là khố, là một loại đồ mặc tối giản, chỉ gồm
một miếng vải dài quấn quanh bụng một hay nhiều vòng, luồn từ trước ra sau rồi buộc
thõng phần cuối ở phía trước hoặc phía sau và thường ở trần, ngoài việc mặc mát, phù
hợp với khí hậu nóng bức thì nó cịn giúp dễ dàng thao tác trong lao động chân tay hàng
ngày.

Hình 5. Quần khố trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
Nhìn chung cách ăn mặc của người Việt thời xưa khá đơn giản, gọn gàng và bình
dị, thiên về tính ứng dụng tiện lợi trong điều kiện thời tiết nóng, địa hình nhiều sông suối
và điều kiện lao động nông nghiệp lúa nước. Các loại quần áo đều thoáng, hở, ngắn tối đa
11


để mát và tiện lợi trong lao động. Ngoài ra, trong đời sống hàng ngày người dân cũng ít
đi giày dép mà thường đi chân đất.
2.1.2.

Cách thức trang sức, trang điểm và tóc tai

Với đặc điểm nắng lắm mưa nhiều ở nước ta, để ứng phó với khí hậu thì nét đặc
thù chung đó là đội nón rộng vành để tránh nóng và có mái dốc để nhanh thốt nước, che
mưa. Nón lá là lâu dần đã trở thành một trong những đặc trưng của văn hóa Việt Nam.
Hơn nữa, người Việt còn đội mũ, sử dụng áo tơi với mục đích che mưa, được làm bằng

cọ, một lồi cây mang tính đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa.
Các dịp lễ hội thường sử dụng các trong phục có màu sắc dương tính như đỏ, điều,
vàng, xanh. Nam thường mặc áo the, lụa gấm, chít khăn xếp, nữ thì mặc áo tứ thân, chít
khăn mỏ quạ, vấn tóc, đội nón quai thao rộng vành, chân đi giày hoặc hài, đeo hoa tai,
trang sức đeo là vòng kiềng vàng.
Về trang sức, ngay từ xa xưa các loại chuỗi hạt đã được người Việt tận dụng làm
đồ trang sức. Thời Đông Sơn loại trang sức phổ biến là các loại vòng như vòng chân,
vòng tay, vòng cổ làm bằng đá, đất sét nung hay đồng, nhất là các loại đá màu. Các loại
trang sức còn được làm từ các chất liệu khác nhau như xương, sừng động vật, thủy tinh,
vỏ nhuyễn thể,...

Hình 6. Các loại vịng trang sức thơ sơ thời xưa
Bởi vì thời xưa, khơng có máy móc cơng nghệ hiện đại như bây giờ, mọi đồ trang
sức đều được làm thủ cơng, thế nhưng ngược dịng về niên đại trước, xem qua lịch sử của
trang sức Việt Nam, có thể thấy tay nghề của các nghệ nhân thời xưa đã đạt đến một trình
độ nhất định. Xem qua các mẫu trang sức thời xưa ta có thể thấy được điều đó.

12


Hình 7. Một số loại trang sức của các nghệ nhân thời xưa
Về cách trang điểm, tóc tai, với tư duy thực tế, người việc đã nhận thức từ sớm
tầm quan trọng của kết hợp cái đẹp với thực tiễn cuộc sống. Ví dụ như phong tục xăm
mình với quan niệm sẽ dọa sợ đám cá sấu khi xuống nước; tục nhuộm răng đen vừa mục
đích làm đẹp vừa có tác dụng bảo vệ răng; tục sơn móng tay, móng chân bằng thảo mộc
để làm đẹp cũng như để trừ tà ma hay tục ăn trầu vừa để làm môi đỏ vừa trừ lam sơn
chướng khí… Người Việt cịn có quan niệm: “ Cái răng, cái tóc là góc con người” và mái
tóc đen nhánh và dài được coi là chuẩn mực cái đẹp lúc bấy giờ, làm nên nét dịu dàng và
nữ tính của phụ nữ Việt Nam. Với người phụ nữ thời xưa, những thứ son phấn được coi
là quá đỗi xa hoa, chỉ dành cho những nhà quyền quý, vì vậy, phụ nữ bình dân thường

làm đẹp bằng những nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên như cỏ cây, hoa trái. Tóm lại, phụ
nữ Việt Nam làm đẹp một cách khéo léo, tế nhị và kín đáo trong một xã hội mà "cái nết
đánh chết cái đẹp".

Hình 8. Tục nhuộm răng của người Việt

13


2.2.

Văn hóa ăn mặc của người Việt Nam ngày nay

2.2.1.

Phong cách trang phục

Trong sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới, văn hóa Việt Nam đã có
nhiều sự tiếp biến với sự ảnh hưởng từ văn hóa Kpop, văn hóa Âu Mỹ, văn hóa Trung
Hoa,...Trang phục ngày nay hướng đến sự thoải mái với sự xuất hiện của các loại trang
phục du nhập từ phương tây như áo thun, quần tây, quần jean,...Những chiếc nón quai
thao, guốc thay bằng đi giày vải hay dép cao su đen…Giờ đây mọi người khơng cịn q
khắt khe trong phong cách ăn mặc nữa, mà thay vào đó hướng đến sự tự do theo những
phong cách mà chính mình u thích, vì vậy, phong cách ăn mặc ngày nay của nước ta
ngày càng đa dạng và phong phú.

Hình 9. Phong cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay
Đối với thế hệ trẻ, những đối tượng nhạy bén với thời trang, họ nhanh chóng thích
nghi với nhiều xu hướng, phong cách và trường phái khác nhau. Một số bạn trẻ đã tiếp
thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hịa, phù hợp với vóc dáng, độ tuổi, hồn

cảnh giao tiếp. Sự tiếp biến này giúp các bạn trẻ có phong cách thời trang thanh lịch, nhã
nhặn nhưng vẫn hiện đại, trẻ trung và tạo ra hình mẫu thời trang lý tưởng. Đó là phong
cách thời trang được mọi người tán đồng và ưa chuộng.
2.2.2.

Phụ kiện, trang điểm và tóc tai

Những loại phụ kiện, trang sức ngày nay rất đa dạng, có phần nhỏ và nhẹ hơn,
giúp dễ dàng cho mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với trang phục và phong
14


cách ăn mặc của từng người. Các đồ trang sức nhờ có các thiết bị cơng nghệ hiện đại đã
được gia công tỉ mỉ và tinh tế hơn làm từ nhiều chất liệu như bạc, vàng, đá quý,...

Hình 10. Phụ kiện trang sức phổ biến hiện nay
Về trang điểm, không còn sự đơn giản như ngày trước, người Việt ngày nay chú
trọng vẻ bề ngoài hơn mỗi khi xuất hiện. Tiêu chuẩn về vẻ đẹp dần thay đổi, các phong
tục nhuộm răng, ăn trầu ngày càng ít, thay vào đó hàm răng trắng được coi là cái đẹp của
con người. Cũng giống như trang phục, cách trang điểm ngày nay cũng chịu ảnh hưởng
nhiều từ văn hóa ngoại quốc với nhiều phong cách trang điểm đậm và sắc sảo hơn từ hơi
hướng phương Tây đến đậm nét Á Đông. Nhưng chung quy người Việt vẫn yêu thích sự
nhẹ nhàng, tinh tế và hài hòa thế nên họ ưa chuộng cách trang điểm tự nhiên mà vẫn tôn
lên nét đẹp vốn có của phụ nữ Việt. Các phong tục sơn móng chân tay vẫn giữ nhưng
chủ yếu mục đích về thẩm mỹ.

15


Hình 11. Phong cách trang điểm nhẹ nhàng (trái) và phương Tây (phải)


Hình 12. Những mẫu tóc được ưa chuộng hiện nay
Đến thời điểm hiện tại, kiểu tóc và phong cách ăn mặc của người Việt chịu ảnh
hưởng khá nhiều từ các luồng văn hóa Âu Mỹ hay Hàn Quốc,…Với xu hướng hội nhập,
người Việt bắt đầu để tóc ngắn hơn, cách vấn tóc được thay bằng cặp tóc, buộc khăn trên
đầu. Kiểu tóc thì ngày càng đa dạng với nhiều sắc màu hơn thay vì màu đen nhánh như
trước.
2.3.

Sự phân chia vùng miền trong phong cách ăn mặc
Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam với 3 vùng miền với tiến trình lịch sử phát

triển khác nhau vì vậy mà đặc điểm văn hóa cũng có những nét khác nhau và phong cách
ăn mặc không ngoại lệ.
2.3.1. Miền Bắc
Ngày xưa, phụ nữ miền Bắc ăn mặc rất kín đáo. Nếu áo thường là áo dài vạt, nếu
có xẻ tà thì cũng khơng để hở làn da phía bên trong. Màu vải thường rất nhã nhặn, chất
vải kín đáo mà không kém đi phần mềm mại. Khi ra đường hay tiếp khách, người phụ nữ
thường phải mặc áo dài tay thể hiện sự lịch thiệp, tinh tế. Nếu có mặc váy thì thường dài
đến gót chân. Nhưng phụ nữ miền Bắc ngày nay lại khác. Vì có điều kiện sống tốt hơn
nên họ có điều kiện được thể hiện gu thẩm mỹ của mình với nhiều “cung bậc” và màu sắc
phong phú. Người phụ nữ miền Bắc ngày nay mặc những bộ đồ để lột tả được vẻ đẹp của
16


chính mình. Quần áo thường chú ý vào tơn lên các đường cong của cơ thể. Trang phục
thường lấy các gam màu sặc sỡ để gây ấn tượng bên cạnh các màu trầm như trước đó.
Cho đến nay, phụ nữ miền Bắc khơng cịn mặc áo dài, nón lá như ngày xưa nữa nhưng
vẫn ln có một nét rất riêng ở họ, dù cách ăn mặc có thay đổi thế nào họ vẫn giữ được
sự tinh tế và nhạy cảm riêng từ cách chọn màu sắc cho đến trang phục sao cho phù hợp

và nền nã xứng với vóc dáng của mình.
Dù ở trong nhà hay đi ra bên ngồi, đầu tóc người phụ nữ bao giờ cũng phải gọn
gàng, khơng được để tóc xõa tự nhiên. Phụ nữ đất Bắc thường buộc tóc về phía bên thành
cuộn dài, bọc bên ngoài bằng một cái khăn hẹp dài rồi quấn quanh đầu từ phía trước ra
phía sau. Đầu mối cịn thừa thì giắt vào phía dưới vành khăn, để xõa sang bên một túm
tóc nhỏ gọi là đi gà.

Hình 13. Cách làm tóc của phụ nữ miền Bắc
2.3.2. Miền Trung
Theo nguồn gốc ra đời, áo dài được xếp vào trang phục truyền thống của miền
Trung. Sự thướt tha, duyên dáng và quý phái là điều khiến cho áo dài trở thành quốc phục
của đất Việt. Nhắc đến khúc ruột miền Trung, khơng thể khơng nhắc đến tà áo dài tím của
xứ Huế mộng mơ.
Áo dài gồm 2 phần chính là phần áo và phần quần. Phần áo với hình dáng truyền
thống gồm hai tà áo dài qua gối 20cm, tay áo dài đến cổ tay và cổ áo đứng. Phần tà áo là
17


nơi thể hiện nghệ thuật của những nhà thiết kế, với hình ảnh long phụng, hoa sen hay họa
tiết được in hoặc thêu lên một cách tinh xảo. Phần ống quần dài chạm đất, thường cùng
chất liệu với vải áo.
Tư tưởng nho giáo vẫn còn ăn sâu vào nếp nghĩ của phụ nữ ngày xưa, sự kín đáo,
thanh lịch và quý phái luôn được người phụ nữ đề cao. Những chiếc áo dài thời bấy giờ
được thiết kế thanh lịch, theo kiểu truyền thống, cổ cao, chất liệu lụa, gấm sang trọng,
quý phái, màu sắc chủ yếu màu trắng hoặc những màu trầm. Giúp tơn lên nét đẹp dịu
dàng, kín đáo và quý phái của người phụ nữ á Đông.
Ở miền Trung , phụ nữ thường khơng vấn tóc bằng khăn như phụ nữ miền Bắc, mà
cuốn tóc trần, tạo thành búi để trông gọn gàng, dễ dàng hơn trong cơng việc hàng ngày,
đặc biệt trong cái nóng khắc nghiệt của thời tiết. Bên cạnh đó, ta cịn thấy hình ảnh những
người phụ nữ miền Trung trong tà áo dài, đội nói lá với mái tóc dài thướt tha tạo nên một

vẻ đẹp duyên dáng, đặc trưng của đất nước ta.

Hình 14. Cách búi tóc của phụ nữ Việt
2.3.3. Miền Nam
Nhắc đến miền Tây sông nước với những con người hiền hậu chất phác,ta lại nghĩ
ngay đến áo bà ba gắn liền với hình ảnh cơ giao liên anh hùng thời chống giặc cứu nước,
hay những bác nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời chăm lo ruộng đồng và cùng
18


những nàng thiếu nữ lái đò với điệu hò quê hương lênh đênh trên sơng nước.

Hình 15. Áo Bà Ba Cổ Điển
Áo bà ba tay dài, vạt áo cách gối 20cm, có thể có túi hai bên vạt, mặc với quần,
kèm thêm nón lá, khăn rằn là đậm chất miền Tây. Ngày xưa, với tầng lớp quý tộc, áo bà
ba thường có nhiều màu sặc sỡ, hồng, xanh dành cho các tiểu thư hoặc vàng, trắng dành
cho các quý bà. Đối với tầng lớp nông dân, dân thường áo bà ba thường màu đen hoặc
nâu, thích hợp với các hoạt động hằng ngày.
Miền Nam cũng giống như ở miền Trung, phụ nữ thường khơng vấn tóc bằng khăn
như phụ nữ miền Bắc, mà cuốn tóc trần, tạo thành búi. Đáng chú ý, dù ở Bắc hay Nam,
khi rẽ ngôi cho tóc, phụ nữ ln phải để ngồi ở chính giữa trán, biểu hiện cho sự đoan
trang, ngay thẳng của người phụ nữ.

3.

Nguồn gốc và sự biến đổi của các loại trang phục truyền thống
3.1.

Áo tứ thân
3.1.1. Nguồn gốc của áo tứ thân

Về nguồn gốc, cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được chính xác nguồn gốc của

chiếc áo tứ thân. Một số di sản khảo cổ tìm thấy hình ảnh của chiếc áo dài tứ thân với hai
tà áo thướt tha bay trong gió trên các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ từ cách đây vài
nghìn năm. Hình ảnh chiếc áo tứ thân cũng được xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa của hai
Bà Trưng. Theo truyền thuyết, người xưa kể rằng Hai Bà Trưng đã mặc áo hai tà đeo giáp
19


vàng, che lọng vàng cưỡi voi đánh trận. Để thể hiện thái độ tơn kính, người dân đã mặc
áo tứ thân thay vì áo 2 tà. Tuy nhiên, theo một cách lý giải khác thì áo tứ thân được ra đời
do kỹ thuật dệt may cịn thơ sơ, ghép những vải khổ nhỏ lại với nhau tạo thành áo tứ thân.

Hình 16. Hai Bà Trưng trong chiếc áo tứ thân

3.1.2. Đặc điểm và sự biến đổi của áo tứ thân. Mối quan hệ giữa áo tứ thân và áo ngũ
thân
*Đặc điểm và sự biến đổi của áo tứ thân
Áo giao lãnh (kiểu sơ khai của áo dài Việt Nam) trước kia khi mặc thường để hai
thân trước giao nhau chứ không buộc lại, tuy nhiên để thuận tiện cho công việc đồng áng,
buôn bán... chiếc áo giao lãnh dần biến thành chiếc áo tứ thân.
Với đặc thù công việc là làm nông, áo tứ thân ra đời giúp người dân có thể thoải
mái làm các cơng việc tay chân nặng nhọc. Áo bên ngồi rộng, dài bng xuống đầu gối,
tay áo dài, cổ tay rộng, xẻ hai bên hông với 2 tà và được buộc lại phía trước tạo sự uyển
chuyển, mềm mại, bên trong là yếm lót. Áo được mặc chung với váy rộng, có độ xịe
tương đối và kết hợp với thắt lưng màu. Đặc biệt, các phần của áo tứ thân đều làm bằng
vải lụa với một đất nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì chất liệu vải này là phù
hợp nhất. Những chiếc áo tứ thân thường có màu sắc tự nhiên, do được người phụ nữ khi
đó sử dụng lá bàng, củ nâu giã nhỏ hay bùn dẻo dưới ao để làm màu nhuộm. Xuất hiện


20



×