Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Biện pháp giúp hs lớp 1 hứng thú học toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.25 KB, 8 trang )

BÁO CÁO BIỆN PHÁP
GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC GIẢNG DẠY
I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng:
1. Tên biện pháp:
M
" ột số biện pháp giúp học sinh lớp 1 hứng thú học tốt mơn Tốn"
.
2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục (Dạy học mơn Tốn lớp 1)
II. Nội dung của biện pháp
Đặt vấn đề
Mục tiêu của chương trình Tốn ở Tiểu học là góp phần hình thành và phát
triển phẩm chất và năng lực toán học, cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ
năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm,
áp dụng toán học vào đời sống thực tế.
Trong chương trình Tốn ở Tiểu học thì mơn tốn ở lớp 1 giữ vai trị hết sức
quan trọng, bởi toán lớp 1 cung cấp cho các em những kiến thức đầu tiên, là cơ sở
cho việc phát triển kỹ năng tính tốn và tư duy, qua đó giúp học sinh phát triển
những phẩm chất, năng lực cần thiết để học tốt mơn Tốn, các mơn học và hoạt
động giáo dục khác.
Để phát triển năng lực môn Tốn cho học sinh, ngồi yếu tố di truyền, địi
hỏi người học cần đam mê và hứng thú trong học tập. M.Gorki từng nói: Thiên tài
nảy nở từ tình u đối với cơng việc. Vì vậy, hứng thú chính là động lực đem lại
thành công trên con đường học tập và rèn luyện của học sinh.
Muốn dạy học toán đạt hiệu quả, trước hết phải làm cho trẻ có hứng thú, u
thích mơn học và các hoạt động để việc chiếm lĩnh tri thức diễn ra một cách tự
nhiên, đồng thời giúp trẻ phát triển tư duy, phẩm chất và năng lực rõ ràng.
1. Thực trạng việc dạy và học mơn Tốn lớp 1 ở trường Tiểu học …..
a) Thuận lợi
- Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 được xây dựng theo hướng mở để
giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực.
- Nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, có đủ các điều kiện về cơ sở vật


chất, trang thiết bị dạy học. Mỗi lớp học đều có tivi 65 ink kết nối mạng Internet.
- Giáo viên được giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, được lựa
chọn bộ sách giáo khoa phù hợp với địa phương, nhà trường và học sinh,…tạo điều
kiện cho giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo, linh hoạt trong việc đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực,
phẩm chất cho học sinh.
- Giáo viên đảm bảo đủ tỷ lệ để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, 100% đội ngũ
giáo viên dạy lớp 1 đều đạt chuẩn về trình độ chun mơn, được tập huấn, bồi


2
dưỡng về chương trình, sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu dạy lớp 1 theo chương
trình giáo dục phổ thơng 2018.
- Học sinh khi vào lớp 1 đều đã hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non.
Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình.
b) Khó khăn
- Sĩ số học sinh tương đối đơng (42 em/ lớp). Khả năng nhận thức của các
em không đồng đều.
- Kiến thức mơn Tốn khơ khan, trừu tượng, chỉ là các con số, phép tính; các
tiết dạy chủ yếu thường theo quy trình,…nên chưa làm học sinh yêu thích.
- Tâm sinh lý của trẻ từ Mầm non lên Tiểu học có một số đặc điểm gây khó
khăn cho việc học tập nói chung và học tốn nói riêng như: Trẻ quen với việc chơi
là chủ yếu, khả năng tập trung chú ý cịn hạn chế, thiếu tính bền vững, dễ bị phân
tán; tri giác khơng ổn định; trí tưởng tượng của các em vẫn còn đơn giản và dễ thay
đổi, các em ghi nhớ máy móc là chủ yếu; ngơn ngữ nói và viết chưa phát triển nên
việc diễn đạt ý nghĩ, hiểu và nhắc lại yêu cầu cịn gặp nhiều khó khăn,...
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong 2 năm học qua, việc đến
trường của trẻ bị gián đoạn nên các em còn bỡ ngỡ trong các hoạt động học tập.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, để thực hiện hiệu quả mục tiêu của
chương trình Tốn 1 và giúp học sinh u thích học mơn Tốn, phát triển phẩm

chất, năng lực thơng qua việc học Tốn, trong năm học vừa qua, tơi đã mạnh dạn
áp dụng M
" ột số biện pháp giúp học sinh lớp 1 hứng thú học tốt mơn Tốn"và đã
mang lại nhiều kết quả khả quan, xin được chia sẻ trong Hội thi.
2. Nội dung các biện pháp
Biện pháp 1. Thầy cô thay đổi để học sinh cảm nhận thực sự “Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”.
a) Thay đổi về phong thái
Xuất phát từ tâm lý trẻ rất thích cái đẹp, đặc biệt là thích học các cơ giáo trẻ
xinh đẹp, dịu dàng, thân thiện và cô giáo luôn là hình mẫu lý tưởng của trẻ vì vậy
tơi ln tâm niệm mình phải là người truyền cảm hứng để giúp các em bộc lộ, phát
huy hết khả năng, sở trường, thế mạnh của mình.
Bản thân tơi vì tuổi đời khơng cịn trẻ nên tơi ln tích cực làm mới mình
từng ngày để tạo sự thu hút với các em. Tôi luôn chú ý đến từng chi tiết nhỏ như
trang phục đến trường phải đẹp, lịch sự, đúng quy định; tác phong chuẩn mực; lời
nói, cử chỉ dịu dàng, thân thiện; đối xử công bằng với học sinh và luôn lắng nghe,
quan tâm đến cảm xúc của các em.
b) Tạo khơng khí lớp học thân thiện, học sinh được tơn trọng
- Tăng cường sự tương tác giữa thày và trò : Trong mỗi giờ
học, tôi luôn gần gũi và quan tâm đến từng đối tượng học sinh, luôn nhẹ nhàng,
thân thiện và tươi cười với các em; luôn tôn trọng, động viên, khích lệ khi các em


3
có tiến bộ dù là nhỏ nhất. Mỗi giờ ra chơi, tơi trị chuyện và tham gia các hoạt
động cùng các em để các em khơng cịn khoảng cách, coi cô giáo như người mẹ
thứ hai, như người bạn để mạnh dạn trò chuyện, chia sẻ những ý nghĩ, mong muốn
của mình,...
- Tạo sự hài hước trong tiết học: Nghiêm túc trong giờ
học là một điều cần thiết nhưng quá nghiêm túc sẽ khiến học sinh

cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên khó
khăn hơn. Do đó, tơi ln chú trọng tạo khơng khí thoải mái, vui
nhộn trong giờ học bằng sự hài hước, dí dỏm. Tơi đã lồng
ghép vào nội dung bài giảng những mẩu chuyện nhỏ, những câu
nói vui để tiết học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và không gây áp
lực cho các em.
Với biện pháp này, những giờ dạy của tôi luôn cuốn hút học
sinh, tăng sự kết nối thân thiện, cởi mở và thắt chặt tình cảm cơ
trò. (Hình ảnh minh hoạ)
Biện pháp 2. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm trong môn học.
Trong mỗi tiết học, tôi đã tổ chức q trình dạy học thơng qua một chuỗi các
hoạt động học tập tích cực, độc lập, sáng tạo, hướng đến mục tiêu hình thành và
phát triển năng lực tốn học cho học sinh. Q trình đó được tổ chức theo chu
trình: Trải nghiệm - Phân tích, khám phá, rút ra bài học - Thực hành, luyện tập Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu ghi nhớ bằng lời nói, hình ảnh thì
sau 3 giờ chỉ cịn khoảng 30-60% nhưng nếu trẻ được tự phát hiện thì thơng tin sẽ
được ghi nhớ tới 99%. Thông qua các hoạt động học sinh được tự thực hiện, tự trải
nghiệm, tự phát hiện giúp các em nắm kiến thức, kỹ năng nhanh hơn, ghi nhớ lâu
và bền vững hơn. Chính vì vậy, khi dạy học tốn, tơi thường xun tổ chức cho
học sinh được trải nghiệm trong lớp học, ngoài lớp học để khám phá kiến thức, vận
dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Ví dụ: Khi dạy bài 3: “Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau”, sau hoạt động khám
phá tôi cho học sinh trải nghiệm để so sánh số học sinh nam và nữ trong lớp bằng
cách gọi một số học sinh nam và nữ lên nắm tay nhau, cứ 1 bạn nam nắm tay 1 bạn
nữ, nếu còn bạn nam chưa được ghép cặp thì số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ và
ngược lại,…
(Hình ảnh minh họa)
Hoặc sau khi học xong bài 14: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật,… tơi
cho học sinh sử dụng các hình khối đó tạo ra những ngơi nhà hay cơng viên và
trang trí sản phẩm theo sở thích của mình từ đó các em thấy yêu thiên nhiên và quý

trọng cuộc sống hơn. (Hình ảnh minh họa)
Ngồi ra, tơi cịn phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức cho các em trải
nghiệm ở nhà sau mỗi bài học hoặc chủ đề thông qua các hoạt động học tập, vui
chơi. Ví dụ: Sau khi học bài 7: “Hình vng, hình trịn, hình tam giác, hình chữ
nhật”, tơi u cầu học sinh về nhà tìm các đồ vật trong nhà hoặc xung quanh em có


4
các hình đã học. Trong bài 27: “Thực hành ước lượng và đo độ dài”, tôi cho các
em đo các đồ vật bằng gang tay, sải tay hoặc dùng thước đo cm để đo rồi nhờ bố
mẹ quay video gửi lên trang zalo nhóm lớp. (Hình ảnh)
Qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh rất hào hứng, hứng thú học tập, đặc
biệt tư duy toán học của các em tiến bộ rõ rệt, bên cạnh đó cịn làm tăng tình cảm
đoàn kết, khả năng giao tiếp khi làm việc tập thể, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn.
Biện pháp 3: Sử dụng dồ dùng trực quan phong phú và những hình ảnh
sinh động để gây hứng thú trong giờ học Toán.
a) Đồ dùng trực quan
Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 1 là từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng. Chính vì vậy, sử dụng đồ dùng dạy học, các phương tiện trực quan là
rất quan trọng để hình thành kiến thức và khả năng ghi nhớ cho học sinh.
Ngoài sách giáo khoa có kênh hình rất đẹp, màu sắc phong
phú gây hứng thú cho học sinh thì tơi đã hướng dẫn các em sử
dụng hiệu quả bộ đồ dùng học toán. Khi thực hiện, học sinh phải
huy động mọi giác quan (tay, mắt, tai, ...) và đặc biệt là được hoạt
động, trải nghiệm để nhận biết, tìm tòi, củng cố kiến thức một
cách nhẹ nhàng, tự tin và hứng thú.
Bên cạnh đó, tơi còn làm nhiều đồ dùng dạy học theo từng
nội dung bài như ngôi nhà, những chú thỏ, bông hoa, ngôi sao,…
bằng chất liệu giấy cứng và sử dụng được lâu năm để dạy học đạt
hiệu quả cao. (hình ảnh)

b) Hình ảnh sinh động
Để gây hứng thú, tạo sự tò mò cho học sinh, tơi đã chuyển
nội dung các bài tốn đơn điệu, tẻ nhạt thành các câu chuyện,
hình ảnh sinh động, giúp học sinh cảm thấy bài toán trở nên mới
mẻ và thú vị hơn.
Ví dụ: Trong phần Khám phá bài 3: “Nhiều hơn, ít hơn, bằng
nhau”
“Trong cuộc thi hát của họ nhà ếch, ban tổ chức đã chuẩn bị
cho mỗi chú ếch tham gia cuộc thi 1 chiếc lá sen để ngồi biểu
diễn. Các em hãy giúp ban tổ chức kiểm tra xem có đủ lá sen cho
mỗi chú ếch ngồi khơng? Có chú ếch nào chưa có lá sen để ngồi
khơng?”…(video )
“Các bạn thỏ rất ngoan và học giỏi nên được cô thưởng cho
mỗi bạn một củ cà rốt. Bây giờ các em hãy giúp cô kiểm tra xem
mỗi chú thỏ có được nhận một củ cà rốt khơng? Có củ cà rốt nào
cịn thừa khơng nhé?”….(video )


5
Với cách làm trên, khơng khí những tiết học trở nên vui vẻ,
sôi nổi, học sinh hào hứng, tiếp thu nhanh nội dung bài giảng hơn.
Ngoài ra, khi thực hiện dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thơng
2018, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học nói chung và dạy học
tốn nói riêng vơ cùng hiệu quả. Tôi đã tận dụng triệt để các tư liệu trên hành trang
số, trang web (moet.gov.vn) của Bộ GD&ĐT để sử dụng các hình ảnh, video, bài
giảng điện tử,… giúp học sinh hứng thú trong học tập, tăng khả năng quan sát,
phỏng đốn, tìm tịi và từng bước phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh. Bằng
những thao tác cơng nghệ thơng tin tơi tạo ra các hình ảnh sinh động làm cho học
sinh thích thú, tập trung chú ý trong giờ học.
Đặc biệt, trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường do tình hình dịch

bệnh Covid-19, tơi đã sử dụng các bài giảng điện tử trên trang Web của Bộ
GD&ĐT để tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh rất hiệu quả. (ảnh minh họa)
Biện pháp 4: Giúp học sinh hứng thú học tốn thơng qua các trị chơi.
Các trị chơi học tập có nội dung lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức sẽ
giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một
cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập; kích thích
trí tưởng tượng, trí nhớ và khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt.
Từ đó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, suy luận logic, xử lí tình huống
thơng minh.
Sử dụng trị chơi học tập đúng nội dung và mục đích sẽ góp phần phát triển
năng lực cho học sinh, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái,
dễ chịu, học sinh hứng thú, tích cực học tập, tiếp thu kiến thức của bài học một
cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Vì vậy, tơi đã tổ chức nhiều trị chơi học tập vào các
hoạt động trong tiết học giúp học sinh“Học mà chơi”,“chơi mà học”.
Có 3 nhóm trị chơi tơi thường sử dụng để tổ chức cho học sinh:
* Nhóm trị chơi Khởi động (kiểm tra bài cũ)
Để tạo tâm thế cho tiết học mới, tôi không hỏi các em những câu hỏi khơ
khan, cứng nhắc mà thay vào đó là các trò chơi với những tên gọi ngộ nghĩnh như:
Trò chơi Giải cứu rừng xanh, ơ cửa bí mật, Ngộ khơng thật, Ngộ khơng giả,...
Ví dụ: Trị chơi: “Giải cứu rừng xanh”. (Video minh họa)
Trò chơi này nhằm thay đổi việc kiểm tra bài cũ bằng hình thức sinh động,
hấp dẫn hơn để thu hút học sinh tham gia bài học một cách sơi nổi, hào hứng. Qua
đó phát triển những phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm và các năng lực
chung, năng lực đặc thù (tính tốn).
* Nhóm trò chơi bài tập (thay thế cách làm bài tập)
Ở một số bài luyện tập, để tạo khơng khí thoải mái và phát triển phẩm chất,
năng lực cho học sinh, tôi đã thay đổi cách làm bài tập bằng những trị chơi thú vị
như: Ếch xanh đi học; Lì xì ngày Tết; Tìm chuồng cho thỏ,… ( Video minh họa)



6
Các trò chơi này giúp học sinh phát huy khả năng tính tốn và phán đốn
nhanh, đồng thời phát huy tinh thần đồng đội trong khi chơi.
* Nhóm trị chơi củng cố.
Đây là một hình thức củng cố kiến thức sau khi hồn thành bài học. Mục
tiêu của trị chơi là giúp học sinh tóm tắt tồn bộ kiến thức đã học trong bài, qua đó
các em biết vận dụng vào thực tế cuộc sống. Dạng trò chơi này được áp dụng trên
tất cả các bài học trong mơn Tốn (bài mới, bài luyện tập, bài ơn tập,…). Các trị
chơi tơi thường sử dụng là: Ơ cửa bí mật, Quả bóng niềm vui, Hái táo,…
Ví dụ, Trị chơi: Hái táo
Các trò chơi này nhằm củng cố nội dung bài học nhưng đồng thời cũng tạo
khơng khí thoải mái, thư giãn sau một tiết học, tạo sự bất ngờ để lấy lại tinh thần
học tập và giúp các em ghi nhớ những nội dung chính của bài.
Ví dụ: Bài 29: “Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số” ( Video)
Biện pháp 5: Đổi mới cách đánh giá giúp học sinh hào hứng khi học toán
Đổi mới đánh giá học sinh có vai trị rất quan trọng trong việc dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh. Tơi đã vận dụng linh hoạt các hình thức
đánh giá để học sinh không bị áp lực học tập. Ở mỗi tiết học tôi thường xuyên
đánh giá kết quả của các em bằng nhiều hình thức như cơ đánh giá, bạn đánh giá,
học sinh tự đánh giá,…để vừa khích lệ, động viên vừa tư vấn nhẹ nhàng, ghi nhận
sự tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất.
Tôi hướng dẫn học sinh khi đánh giá bạn cần chỉ ra những ưu điểm, nhược
điểm và tư vấn cho bạn: “Bạn làm đúng rồi, nếu như bạn viết chữ số đúng quy
định thì bài của bạn đẹp hơn bài của mình đấy.”, hay “Bạn tính nhẩm rất nhanh
và chính xác nhưng bạn cần viết phép tính cẩn thận hơn nhé!”, “Bạn rất thơng
minh nhưng cần bình tĩnh hơn khi làm bài nhé!”,…
Ngoài ra, khi tổ chức hoạt động cho học sinh trải nghiệm tại nhà, tôi thường
Phối hợp với phụ huynh để đánh giá việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng
lực của học sinh.
Hàng tuần, hàng tháng, tôi đều viết thư khen những học sinh tiêu biểu hoặc

có ý thức tự giác, tiến bộ, mạnh dạn, tự tin trong học tập nhằm khích lệ, động viên
học sinh. (Chụp ảnh thư khen)
* Tính mới, tính sáng tạo của các biện pháp
Khi vận dụng các biện pháp trên vào dạy học, tơi nhận thấy có một số tính
mới, tính sáng tạo sau:
- Bản thân người giáo viên phải thay đổi tích cực cả về phong thái và chun
mơn nghiệp vụ để tạo ấn tượng, sự thu hút, tin tưởng và gần gũi với học sinh.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh được trải nghiệm trong môn học giúp học
sinh phát huy năng lực thông qua các hoạt động, tự phát hiện tìm ra kiến thức, từ
đó làm tăng khả năng ghi nhớ nhanh và ghi nhớ lâu cho học sinh.


7
- Giáo viên ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào dạy học mang lại
hiệu quả cao, gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
- Đổi mới cách đánh giá học sinh, ghi nhận sự tiến bộ của học sinh, tạo được
sự khích lệ, động viên học sinh.
III. Hiệu quả đạt được
Với việc vận dụng những biện pháp trên vào giảng dạy mơn tốn cho học
sinh tại lớp 1B trong năm học 2021-2022, tôi đã thu được kết quả như sau:
Học sinh rất hào hứng, hứng thú khi học mơn Tốn, tích cực hoạt động và
mạnh dạn, tự tin chia sẻ trong giờ học.
Nhiều học sinh đã bộc lộ năng lực mơn tốn tốt như khả năng quan sát, tư
duy, phán đốn, phân tích, so sánh, tính toán, … Kết quả học tập tiến bộ nhiều so
với năm học trước.
Bảng tổng hợp kết quả mơn Tốn cuối năm học lớp 1B
Hoàn thành tốt
Số

Tỉ lệ
lượng

Hoàn thành
Số
Tỉ lệ
lượng

Chưa hoàn thành
Số
Tỉ lệ
lượng

Năm học

Tổng
số HS

2020-2021

29

16

55,1 %

12

41,4 %


1

3,5%

2021-2022

42

29

69 %

13

31 %

0

0%

Các em tích cực tham gia các sân chơi trên mạng Internet và nhiều em đã đạt
giải các cấp.
Bảng tổng hợp số học sinh tham gia các sân chơi của lớp 1B

Năm học

Tổng
số HS

Giải tốn bằng

tiếng Việt và
tiếng Anh
Số
Tỉ lệ
lượng

Trạng ngun
Tồn tài

Đấu trường toán
học

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

2020-2021

29

5

17 %


4

14 %

0

0%

2021-2022

42

12

29 %

10

24 %

20

48%

Phụ huynh học sinh rất phấn khởi trước sự tiến bộ của con em mình và n
tâm, tin tưởng vào các thầy cơ giáo cũng như các hoạt động giáo dục của nhà
trường. Thường xuyên phối hợp với cô giáo và nhà trường trong các hoạt động
giáo dục học sinh.
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
1. Điều kiện áp dụng



8
Để thực hiện hiệu quả các biện pháp trên cần một số điều kiện sau:
- Đối với giáo viên: Cần phải tích cực tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh; linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực,
sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học để tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh.
- Đối với Nhà trường: Cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại tại lớp học để giáo viên ứng dụng công
nghệ thông tin thuận lợi.
- Đối với học sinh: Có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
- Đối với phụ huynh: Thường xuyên phối hợp, trao đổi với giáo viên để nắm
được tình hình học tập của con em mình và tích cực tham gia các hoạt động giáo
dục của nhà trường.
2. Khả năng áp dụng
Các biện pháp trên không những áp dụng hiệu quả trong dạy học mơn Tốn
lớp 1 nói riêng mà cịn có thể vận dụng vào dạy các mơn học và các hoạt động giáo
dục trong các trường Tiểu học nói chung.
Trên đây là M
" ột số biện pháp giúp học sinh lớp 1 hứng thú học tốt môn Tốn"
mà bản thân tơi đã thực hiện và mang lại hiệu quả cho học sinh tại lớp 1B trường
Tiểu học ... trong năm học 2021-2022. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ ban
giám khảo để các biện pháp của tơi đạt được hiệu quả cao hơn và có thể ứng dụng
rộng rãi trong các trường Tiểu học.
V. Cam kết
Cuối cùng, tơi xin kính chúc ban giám khảo ln mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành đạt. Chúc hội thi thành công tốt đẹp!.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

, ngày …..tháng …..năm 2022
GIÁO VIÊN



×