Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Sáng kiến 2223: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng thiết kế bài trình chiếu cho học sinh lớp 5”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.63 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao kỹ
năng thiết kế bài trình chiếu cho học sinh lớp 5”.
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục môn Tin học ở Tiểu học.
II. Nội dung sáng kiến
Công nghệ thông tin (CNTT) có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội,
CNTT được ứng dụng ở mọi nơi, mọi lĩnh vực trong xã hội nhất là chúng ta
chuyển sang cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc chiếm lĩnh được CNTT là rất
cần thiết với mọi lứa tuổi. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên ngành
giáo dục đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học, tạo
nền móng cơ sở ban đầu cho các cấp tiếp theo và vận dụng vào các môn học khác.
Môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số
kiến thức ban đầu về CNTT: hiểu biết cơ bản về máy tính, rèn kĩ năng sử dụng
các phần mềm máy tính..., hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực
cần thiết như: Góp phần hình thành và phát triển tư duy, bước đầu hình thành
năng lực tổ chức và xử lý thông tin, bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT
trong học tập...
Tin học lớp 5 gồm có 5 chủ đề: Khám phá máy tính, soạn thảo văn bản,
thiết kế bài trình chiếu, thế giới Logo của em, tập đọc nhạc.
“Thiết kế bài trình chiếu” là một trong những chủ đề phổ biến, có tính ứng
dụng vào đời sống cao, đây là chủ đề học sinh đã được đưa vào chương trình học
từ lớp 3. Học xong chương trình Tin học lớp 5, học sinh đã sử dụng phần mềm
PowerPoint thực hiện thiết kế bài trình chiếu tổng hợp. PowerPoint ngoài việc hệ
thống lại các kiến thức đã học cho các em ở chủ đề Soạn thảo văn bản, phần mềm
này còn giúp các em hứng thú hơn trong học tập, khơng cịn rụt rè, nâng cao tính
chun nghiệp, tính thẩm mĩ, tạo ra các sản phẩm tin học của riêng các em, góp
phần nâng cao chất lượng học tập. Ngồi ra, nếu chịu khó tìm tịi học hỏi qua các


sách/mạng internet/giáo viên giúp đỡ, các em học sinh lớp 5 cịn có thể tạo ra
nhiều trị chơi có ích thơng qua phần mềm này.
Với nhận thức trên, tôi đã nghiên cứu các giải pháp cũ thường làm để phát
huy những ưu điểm và tìm ra một số giải pháp mới khắc phục những nhược điểm
cũ nhằm nâng cao kỹ năng thực hành thiết kế bài trình chiếu cho học sinh lớp 5 ở
trường tiểu học ..., Hoa Lư, Ninh Bình.
1. Giải pháp cũ thường làm.
1.1. Gắn lí thuyết với thực hành, hướng dẫn các em tự đọc sách thực hành.
Tùy vào khối lượng lí thuyết của mỗi bài học mà tôi thường phân bố thời
gian dạy thực hành ở mỗi bài khác nhau. Thông thường, học sinh thực hành ngay
sau khi tiếp cận lí thuyết. Đối với chương trình sách giáo khoa mới trong gần 3
năm trở lại đây thì có rất nhiều ưu điểm: ở mỗi yêu cầu của hoạt động khám phá,


2

sách có minh hoạ cụ thể các bước thực hiện bằng hình ảnh. Tơi hướng dẫn các
em tự đọc sách thực hành.
1.2. Tổ chức hoạt động nhóm trong thực hành, quan tâm sát sao đến
việc thực hành của học sinh.
Tôi thường tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm, thường 3 học
sinh/nhóm. Các nhóm có các thành viên cố định trong thời gian dài. Năng lực trong
nhóm học sinh đa dạng: Có học sinh khá, giỏi hỗ trợ học sinh thực hành chậm.
Về nội dung của bài trình chiếu: Ở mỗi bài thực hành, tôi hệ thống các câu hỏi
gợi ý riêng để giúp học sinh chia công việc trong nhóm và thiết kế bài trình chiếu sao
cho hợp lý.
Ví dụ: Hoạt động thực hành 2 bài 1: Tạo bài trình chiếu với chủ đề quê
hương em. Với lứa tuổi các em, để viết được đoạn văn về 1 chủ đề mất nhiều thời
gian. Ở bài thực hành trên, tôi đặt thêm các câu hỏi như 1 bước lập dàn ý tóm tắt
về nội dung cho học sinh. Các nhóm tự phân chia cơng việc ở phiếu hướng dẫn

(như bảng trên), sau đó các thành viên tự hồn thành các Slide của mình được
phân cơng.

Bảng: Phiếu hướng dẫn học sinh thiết kế theo nhóm

Về hình thức bài trình chiếu: Tơi có chiếu các bài mẫu để HS tham khảo, ln
ln quan sát giúp đỡ các em hoạt động nhóm sát từng tiến trình: chọn giao diện, bố
cục; giúp học sinh định hướng chèn thêm: âm thanh, hình ảnh, video…cần thiết cho
nội dung.
1.3. Tổ chức cho học sinh thuyết trình bài làm của nhóm cuối buổi thực hành.
Sau khi hồn thành bài trình chiếu, tơi tổ chức cho học sinh thuyết trình bài làm
của mình. Nếu tiết học cịn nhiều thời gian, tơi cho 2-3 nhóm trình bày bài.
Khi thực hiện các giải pháp trên, tơi nhận thấy có những ưu, nhược điểm:
a. Ưu điểm:
Ở giải pháp 1, học sinh sẽ rất hứng thú với việc đọc xong các bước hướng
dẫn là có thể thao tác được. Và thuận lợi hơn, như ở trường tơi các em lớp 5 cịn
được học 2 tiết Tin học liền nhau: Thứ 2 - lớp 5A học Môn Tin học: Bài 2: Mở


3

rộng hiệu ứng chuyển động (Tiết 1 lý thuyết, Tiết 2 thực hành), học sinh sẽ nhanh
nhớ kiến thức trong tiết học và vận dụng vào thực hành máy.
Từ phương pháp thảo luận nhóm học sinh phát huy được tính tích cực, tự
giác, khả năng hợp tác của bản thân. HS được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ
trợ lẫn nhau khi thực hành.
Khi được thuyết trình, các em sẽ nâng cao tính tự giác, mạnh dạn, luyện cho
các em kĩ năng trình bày trước đám đơng.
b. Nhược điểm:
Các em chưa có nhiều kỹ năng sử dụng phần mềm, thực hành một cách máy

móc, chưa ghi nhớ các nút lệnh bằng Tiếng Anh: Entrance Effect, Add Animation,
….
Số lượng học sinh đông, đối tượng học sinh của các lớp đa dạng: có học sinh
giỏi, khá, trung bình yếu: mỗi em đều có thời gian được thực hành nhưng khơng q
nhiều, nhiều phụ huynh quan niệm tin học là môn học phụ nên đa số học sinh ít thực
hành khi về nhà nên các em rất nhanh quên nội dung kiến thức cũ, một số đối tượng
có học lực trung bình yếu cịn chưa thực hành được.
Hơn nữa vì thời gian thực hành ít nên các em chưa thể trình bày hết ý
tưởng của nhóm mình. Một số điểm hạn chế ở bài trình chiếu của các nhóm
thường như sau:
* Về nội dung: Có nhóm thì làm nội dung q dài, lan man khơng trọng
tâm. Có nhóm thì lại q sơ sài, không chỉn chu. Hầu như nội dung đều không
hay, chỉ mang tính chất trả lời các câu hỏi gợi ý.
* Về hình thức (Cách thức trình bày)
Lỗi thứ 1: Lỗi phông chữ trên trang chiếu: Học sinh biết cách chọn phơng
chữ khác để trang trí tuy nhiên lại khơng tương thích với bảng mã gõ chữ Tiếng
Việt nên phơng chữ bị lỗi, hay là sử dụng quá nhiều kiểu font chữ trong cùng 1
slide gây rối mắt. Học sinh thường chèn quá nhiều chữ, bị sai quy tắc gõ dấu (, .)

Hình ảnh: Phơng chữ của Slide bị lỗi

Lỗi thứ 2: Lỗi về tính thẫm mĩ: trình bày trang, bố cục, màu sắc, cỡ chữ.
Là học sinh tiểu học, các em rất ít quan tâm tới vấn đề trình bày trang chiếu:
PowerPoint ln có sẵn các bố cục cho chúng ta lựa chọn tùy vào nội dung mà
mình muốn trình bày, và trong SGK cũng có một bài hướng dẫn chọn bố cục.
Tuy nhiên, học sinh thường rất ít khi để tâm và luôn chọn một bố cục mặc định.
Lỗi sử dụng màu sắc: Đây là một trong những lỗi thường xuyên gặp nhất
khi thiết kế slide PowerPoint. Các em sử dụng quá nhiều màu sắc trong hay màu
nền quá đậm làm rối mắt, khơng nhìn rõ nội dung.



4

Hình ảnh: Màu nền của Slide chưa phù hợp (bị chói mắt)

Việc chèn hình ảnh: Tuỳ vào mục đích đặt ảnh, các em thường điều chỉnh
ảnh kích thước to nhỏ hơn với ảnh đã tải xuống nên ảnh thường bị mờ, kéo giãn
sai tỉ lệ.
Lỗi thứ 3: Học sinh sử dụng quá nhiều hiệu ứng: Hiệu ứng PowerPoint được
thiết kế để tạo các chuyển động mượt mà giữa các đối tượng và giữa các slide.
Học sinh rất hiếu kì, các hiệu ứng trong phần mềm trình chiếu lại rất nhiều và hấp
dẫn, mỗi khi chọn xong một hiệu ứng, học sinh lại hay tò mò chọn sang hiệu ứng
khác xem nó chuyển động như thế nào, cứ thế lặp lại nhiều lần và thứ tự chọn
hiệu ứng không đúng.
* Về việc thuyết trình bài trình chiếu: Do khơng được rèn luyện thường xuyên,
chưa được chuẩn bị kĩ nên học sinh cịn rụt rè, chưa tự tin. Đơi khi lời nói và các
bước trình chiếu cịn chưa khớp.
2. Giải pháp mới cải tiến.
Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm cũ nhằm nâng
cao kỹ năng thiết kế bài trình chiếu cho học sinh lớp 5, tơi đã thực hiện một số
giải pháp sau:
2.1. Giải pháp 1: Giúp học sinh nắm vững và ghi nhớ được kiến thức.
Với đặc điểm lứa tuổi học sinh Tiểu học: Trẻ nhớ rất nhanh nhưng qn cũng rất
nhanh. Các em cịn khơng được thực hành nhiều với máy tính nên bị quên cách làm.
- Việc các em thao tác được khi nghiên cứu ở sách giáo khoa là điều rất tốt.
Tuy nhiên: Các câu lệnh đều bằng Tiếng Anh, đặc biệt trong phần mềm Powerpoint
mỗi yêu cầu thường gồm nhiều lệnh ví dụ: Inset, Design, View, Animations - Add
Animation…. Vì vậy, để ghi nhớ lệnh, tôi hướng dẫn các em liên tưởng đến các từ
vựng Tiếng Anh đã học.
Ví dụ: Hiệu ứng Exit: Exit trong tiếng Anh có nghĩa là thốt, trong

PowerPoint, để chọn hiệu ứng cho đối tượng trình chiếu xong rồi biến mất, các
em sẽ nghĩ ngay tới các hiệu ứng trong mục Exit.
Hay là Inset: Tiếng Anh nghĩa là chèn, vậy phần nào mà các em muốn chèn
thêm đối tượng thì chọn dải lệnh Insert…
Giúp học sinh nhớ các nút lệnh bằng cách chú ý đến hình minh hoạ (biểu
tượng) của nút lệnh đó. Ví dụ: Trong dải lệnh Insert có nút lệnh Picture, Shapes,
Hình minh hoạ ở phía trên cho thấy có những hình
như : hình chữ nhật, thoi, hình trịn…Vậy Insert -> Shapes nghĩa là: Chèn các
hình mẫu.
Tăng cường kiểm tra bài cũ, gọi học sinh lên máy giáo viên thực hành, khi
thực hành phải nhắc lại thẻ lệnh, nút lệnh bằng Tiếng Anh cho lớp nhận xét.


5

Ví dụ: Học sinh lên nhắc lại các bước để chèn đoạn video vào bài trình chiếu
- Học sinh làm máy đồng thời nói to cách làm: Em nháy vào thẻ Insert - chọn
Movie rồi chọn Movie from File….
- Đối với học sinh không tự thao tác được theo giáo viên hướng dẫn mẫu
cũng như thực hành theo các bước hướng dẫn trong sách. Sau khi thao tác mẫu
cho các em quan sát một lần, tôi tới từng máy giảng lại từ từ, vừa yêu cầu học sinh
đọc từng bước ở sách giáo khoa vừa cho các em thao tác. Khi đã thao tác được, tôi
yêu cầu các em thực hiện lại nhiều lần. Nếu tiết học có nhiều học sinh chưa tự thao
tác được, tơi cịn cử các em thực hiện tốt hướng dẫn cùng tôi và tôi là người kiểm
tra lại các em làm được những gì.
- Tăng cường cho học sinh thực hành, phát động phong trào “nhóm bạn
cùng tiến”. Đối với mỗi yêu cầu thực hành, tơi u cầu trưởng nhóm phân việc cụ
thể cho từng đối tượng trong nhóm, bạn nào cũng phải thực hành được và đáp
ứng được yêu cầu của bài học, bạn nào học tốt hơn sẽ hướng dẫn bạn trong nhóm
thực hành. Tơi thường xun biểu dương, khen thưởng cho nhóm, cho học sinh học

tốt, biết giúp đỡ bạn trong nhóm cùng thực hành; cả những học sinh có tiến bộ để
học sinh có thêm nhiều động lực, năng lượng thể hiện.
Tơi tìm hiểu có những bạn ở nhà có máy tính thì tăng cường giao việc ở nhà để
học sinh thường xuyên được thực hành, ghi nhớ lệnh, học sinh có vấn đề chưa làm
được tơi ln ln sẵn sàng giúp đỡ học sinh thông qua Zalo liên lạc của phụ huynh.
2.2. Giải pháp 2: Giúp học sinh sử dụng phần mềm PowerPoint trình
bày bài trình chiếu của mình sáng tạo, thẩm mĩ, chuyên nghiệp hơn.
a. Về nội dung.
Khi thiết kế bài trình chiếu, phần nội dung trang chiếu là một phần rất quan
trọng; người xem rất kén chọn về phần văn bản mà họ thấy trong các slide của một
bài trình chiếu. Học sinh phải biết cách tóm tắt và sắp xếp thơng tin cho bài trình
chiếu: Xác định một thông điệp cốt lõi để tập trung vào thiết kế. Tôi luôn luôn nhắc
lại các nguyên tắc thiết kế nội dung trang chiếu khi định hướng, sát sao xem bài sửa
chữa cho các nhóm thực hành:
- Nên xây dựng dàn ý của bài trình chiếu.
- Cần lựa chọn nội dung văn bản, hình ảnh và các đối tượng
một cách thích hợp.
- Nội dung của mỗi trang chiếu chỉ nên tập trung vào một ý
chính, càng ngắn gọn càng tốt. Khơng nên có q nhiều mục liệt
kê trên một trang chiếu (tối đa là 6).
* Chuẩn bị các nội dung bài thực hành ở nhà.
Để chuẩn bị cho tiết học sau, tiết học trước tôi sẽ giao cho
học sinh 1 chủ đề của bài thực hành nhóm hơm sau: u cầu lập
dàn ý, viết tóm tắt phần nội dung (theo hệ thống các câu hỏi gợi
ý) và kết hợp với GVCN đơn đốc hồn thành. Tơi cịn hướng dẫn
học sinh có thể sử dụng các nguồn thơng tin từ Internet, sách,
báo để viết bài tóm tắt. Như thế, tiết học sau học sinh hoạt động
nhóm và lựa chọn nội dung hay để đưa vào bài trình chiếu.



6

* Trên lớp, nhóm tập phác thảo cấu trúc nội dung cho bài trình chiếu cụ thể
hơn: Tơi gửi về máy của học sinh (phát) cho từng nhóm phiếu học tập theo chủ
đề nội dung bài thực hành hơm đó để học sinh phác thảo nháp (chọn lọc bài đã
làm ở nhà).
Ví dụ: Hoạt động thực hành số 1 Bài 4: Em soạn bài trình chiếu về
tỉnh/thành phố mà em yêu thích với nội dung gồm 5 trang. Phiếu học tập của
nhóm như sau:
Học sinh sẽ viết nhanh hoặc đánh dấu nhanh các đoạn văn chọn lọc (từ nội
dung đã tóm tắt ở nhà) vào cột “Nội dung”, cách trình bày kiểu chữ, phơng… vào
cột “Cách trình bày+thành viên phụ trách” thật cụ thể để sẵn thực hiện các Slide.

Bảng: Phiếu học tập (Phác thảo cấu trúc, nội dung cho các Slide)

b. Về hình thức bài trình chiếu.
Tính thẩm mĩ là tố chất vốn có trong mỗi con người, quyết định bài trình
chiếu có đẹp hay khơng, bắt mắt, lơi cuốn người xem hay không. Tuy nhiên, là học
sinh tiểu học, các em rất ít quan tâm tới vấn đề này, vì vậy tơi hướng dẫn và định
hướng cho các em biết trình bày, biết nhấn nhá, chọn lựa và phân bố sao cho hợp
lí, vừa thu hút người xem, vừa truyền tải được vấn đề các em muốn nhấn mạnh.
* Sử dụng các Template, Background có sẵn:
Microsoft đã cài đặt sẵn cho Powerpoint những background có sẵn cho slide
và đều được thiết kế một cách rất chuyên nghiệp để học sinh có thể lựa chọn.
Ngồi ra, tơi hướng dẫn học sinh lựa chọn thêm template bên ngoài. Học sinh có
thể truy cập trang web: để tìm kiếm Template có sẵn.
Một số nhóm đã sử dụng Template có sẵn trình bày rất hiệu quả, đẹp mắt.
(Hình ảnh trong phụ lục ảnh)
* Bố cục: Học sinh thường rất ít khi để tâm và luôn chọn một bố cục mặc
định mỗi khi thêm 1 trang. Vì vậy, tơi giải thích thêm và hướng dẫn cho học sinh

chọn những bố cục phù hợp với nội dung : Nhấn Home - chọn Layout; sắp xếp bố
cục thiết kế hợp lý.


7
Hình: Các kiểu bố cục trong PowerPoint

* Sử dụng các đối tượng minh hoạ: tranh, ảnh, biểu đồ, video…
Yêu cầu học sinh cần làm rõ chủ đề của slide: có chèn hình, tranh ảnh hay
âm thanh gì khơng,… để người xem có thể hiểu rõ hơn về vấn đề muốn truyền
tải; nội dung và các đối tượng chèn thêm phải thật ăn nhập.
Ví dụ: Trang trình chiếu cần chèn bao nhiêu hình, tranh ảnh, kích thước mỗi
đối tượng và khoảng cách giữa các đối tượng là như thế nào, nếu có chèn âm
thanh thì vị trí đặt biểu tượng của nó nên đặt ở đâu,…Các nhóm làm nháp sắp
xếp vị trí đặt các đối tượng trên ở cột cách trình bày ở bảng 2.
- Tôi thấy học sinh khi làm PowerPoint đều cố gắng kiếm nhiều hình ảnh để
chèn, tuy nhiên, có nhiều hình ảnh bị vỡ nét và mờ. Tôi đã nhấn mạnh với học sinh
khi tải ảnh minh họa: Phải chọn hình to ở những trang web hình ảnh miễn phí
chất lượng cao để có thể dễ dàng chỉnh kích thước.Thứ hai: là phải chờ load full
size hình xong mới tải về. Dặn dò các em chú ý nhấn giữ nút Shift khi zoom hình
đã chèn vào Slide.
- Để phát huy được khả năng sử dụng các phần mềm học tập, tơi khuyến
khích học sinh ngồi việc tải ảnh, video sẵn có trên mạng để chèn vào bài trình
chiếu học sinh cịn có thể sử dụng hình ảnh mình tự vẽ bằng phần mềm Paint, tạo
video của nhóm bằng phần mềm Windows Movie Maker 2.6 (học sinh được học
ở các chủ đề trước). Tôi thấy các em không hề ngại việc mà lại rất thích thú với
những gì mình sáng tạo nên.
Ví dụ: Ở bài thực hành chủ đề: địa danh du lịch nổi tiếng ở quê hương em: 1 số
nhóm học sinh đã sưu tập các bức ảnh rất đẹp về Tràng An và tạo video ảnh để chèn
vào Slide.

* Màu sắc: Màu sắc chữ và màu nền cần hài hịa, khơng chói lóa và phải thu
hút người xem, nên tôi hướng dẫn các em một số màu phối bắt mắt, hài hòa giữa
màu nền và màu chữ, giữa màu chữ của chủ đề với màu chữ nội dung bên dưới,…
Các em cũng có thể tham khảo trang web: />xem cách phối màu thật phù hợp của các nhóm màu.
(Ví dụ nhóm màu phối đẹp trang Web đã gợi ý)
* Cỡ chữ: mỗi slide trình chiếu ln có phần chủ đề và phần nội dung, học
sinh cần biết cách làm to, rõ chủ đề, phân bố cỡ chữ hợp lí nhằm phù hợp với
diện tích trình chiếu, người xem ngồi xa nhất vẫn thấy nội dung.
* Phông chữ: Font chữ không đồng bộ ở các slide: Đối với PowerPoint, mỗi
lần khởi động phần mềm để thực hành, có nhiều phơng chữ mặc định, đơi khi làm
thay đổi chính tả, nên tơi thường u cầu các em chỉnh về phông chữ chuẩn
Times New Roman trước khi gõ, hoặc bôi đen và chỉnh sau khi gõ. Tuy nhiên,
nếu bài soạn gồm 2 - 3 slide thì khơng có gì khó nhọc, nhưng gồm khoảng 5 slide
trở lên thì sẽ dễ gây mất thời gian cho các em. Học sinh thay đổi phông chữ đồng
loạt về Font: Times New Roman bằng cách:
+ Bước 1: Quan sát xem phông chữ hiện tại là gì:


8

+ Bước 2: Trong thẻ Home → chọn mũi tên bên phải nút Replace → chọn Replace font.

+ Bước 3: chọn phông chữ hiện tại trong hộp Replace và phông chữ cần thay thế trong hộp With:

+ Bước 4: Nhấn Replace sau đó nhấn Close.

- Hướng dẫn học sinh chọn những phông chữ phổ biến hay được sử dụng
trong PowerPoint là: Times New Roman, Arial, Tahoma, Veranda, Myriad Pro…
* Về hiệu ứng trên trang chiếu: Tơi giải thích cho học sinh: cần hiểu các nội
dung quan trọng cần được nhấn mạnh, từ đó quyết định hiệu ứng phù hợp với loại

đối tượng đó, tránh sử dụng quá nhiều và sắp xếp thứ tự xuất hiện khơng hợp lý.
Tóm lại, để nâng cao tính thẩm mĩ cho bài trình chiếu thì tôi phải giúp học
sinh hiểu rõ các vẫn đề trên; tham khảo giữa các thành viên trong nhóm để đưa ra
cách trình bày và nội dung đầy đủ hợp lý, toát lên được ý tưởng của các em.
c. Về kĩ năng thuyết trình bài trình chiếu.
Muốn thuyết trình đạt hiệu quả cao thì các em phải chuẩn bị thật kĩ bài trình
chiếu của mình. Học sinh phải nắm rõ mình sẽ nói gì, thao tác trình chiếu và
thuyết trình phải đồng nhất với nhau; tránh nói một đường, nội dung một nẻo.
Tôi thường dành nhiều thời gian rảnh để cho nhiều bạn có cơ hội thuyết trình,
càng trình bày nhiều tôi càng chỉ ra những lỗi sai cho các em khắc phục. Tận dụng
các giờ lên lớp khi có cơ hội phát biểu, tơi điều chỉnh giọng nói, âm lượng, biểu
cảm khi trình bày cho các em nhằm nâng cao các kĩ năng nói, thao tác, ứng xử với
lỗi sai và tính chuyên nghiệp. Một số em sẽ nhận thấy ưu điểm riêng của mình
trong đó, sẽ thích thú hơn.
2.3. Giải pháp 3: Tạo các “dự án” nhỏ theo chủ đề hàng tháng.
- Lên kế hoạch: Tôi thông báo nội dung và tiến độ thực hiện dự án cho các
nhóm (với toàn thể học sinh khối 5). Các giai đoạn của dự án sẽ triển khai kết
hợp thực hành trên lớp, làm việc ở nhà, sinh hoạt câu lạc bộ Tin học. Mỗi tháng
hoàn thành 1 “dự án”:
Tháng 11: Thiết kế bài trình chiếu chủ đề về trường lớp, thầy cơ kính u.
Tháng 12: Thiết kế bài trình chiếu về anh bộ đội cụ Hồ - phối hợp với Tổng
phụ trách Đội cho HS thể hiện khả năng trình bày tại buổi lễ kỉ niệm ngày 22/12.


9

Tháng 1: Chủ đề quê hương, đất nước, du lịch địa phương - Các em hãy làm
các hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi cùng đưa các vị khách du lịch đến quê hương
Ninh Bình, ... chúng ta nhé!
Tháng 2: Chủ đề: Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khỏe chính mình và cộng đồng.

Tháng 3: Tháng 3 u thương đong đầy cho những người phụ nữ xung quanh ta…
Tháng 4,5: Câu chuyện của chúng mình.
- Hỗ trợ kiến thức:
+ Ở tiết học, tôi giảng bài mới và cho HS cả lớp thực hiện để các em vẫn
đảm bảo kiến thức trong chương trình. Sau đó, các nhóm vận dụng kiến thức vừa
học để áp dụng cho dự án của nhóm mình. Phối kết hợp với GVCN trao đổi với
phụ huynh về các “dự án” học tập để phụ huynh tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ
học sinh thiết kế bài trình chiếu, thực hành máy ở nhà.
+ Trong q trình thực hiện dự án, tơi hướng dẫn thêm một số kĩ năng khác:
tạo Triger, Action button…để các em điều chỉnh sản phẩm của mình.
+ Góp ý từng giai đoạn dự án của các nhóm để hồn thiện, hay hơn về nội dung,
kĩ thuật.
- Đặt ra yêu cầu thực hiện cho các nhóm:
+ Tơi đặt ra các u cầu và thực hiện theo dõi, đơn đốc các nhóm:
+ Thực hiện đúng kế hoạch đề ra: Phải có bảng phân cơng cơng việc nhóm
và theo dõi, đánh giá việc thực hiện q trình thực hiện cơng việc đó.
Ví dụ minh họa: Dự án thuộc chủ đề “Câu chuyện của chúng mình”
+ GĐ1,2 - Viết kịch bản, phác thảo cấu trúc nội dung cho các Slide (như giải
pháp cải tiến 2 đã triển khai với học sinh)
+ GĐ3 - Tìm kiếm hình ảnh, tạo ảnh, làm hiệu ứng chuyển động… cho nhân vật.
+ GĐ4 - Ghi âm, chèn âm thanh lời thoại của nhân vật.
+ GĐ5 - Chèn video và hoàn thiện.
+ Kết thúc: Trình bày sản phẩm. Tơi tổ chức 1 buổi gần cuối tháng để sinh hoạt
tập thể câu lạc bộ cho học sinh thể hiện. Mỗi buổi có 5 nhóm được thuyết trình sản
phẩm, tơi động viên khích lệ các em bằng các phần thưởng, giấy chứng nhận thú vị:
Giấy chứng nhận “Những nhà thiết kế đa tài”, “Các diễn giả tương lai”,…
* Bản thân tôi khi thực hiện, tơi nhận thấy tính mới, tính sáng tạo của
giải pháp như sau:
- Khơi gợi sự hứng thú, tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức của các em:
Học sinh thường xuyên được thực hành cả trên lớp và về nhà.

- Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm, phát huy vai trò trách nhiệm, giúp đỡ lẫn
nhau trong học học tập: Các chủ đề thực hành đều được làm việc theo hình thức
nhóm: khi có vấn đề chưa hiểu rõ, các thành viên chủ động tư vấn hỗ trợ, đưa
nhóm cùng tiến bộ.
- Nhận được sự góp ý, quan tâm của phụ huynh với việc học của con: Có
những chủ đề thực hành ở nhà: du lịch địa phương, phụ nữ Việt Nam…, phụ
huynh rất nhiệt tình cùng con em mình xây dựng ý tưởng, nội dung văn hóa địa
phương, tìm kiếm hình ảnh đặc sắc…


10

- Qua giải pháp tạo các “dự án” học sinh được rèn luyện kĩ năng thiết kế bài
trình chiếu, kĩ năng thuyết trình; hơn nữa cịn được tun truyền, giáo dục về
truyền thống của Đảng, Đoàn, đội, của dân tộc, bồi dưỡng tình u q hương đất
nước, bảo vệ mơi trường… cho học sinh.
- Nâng cao được tính thẩm mĩ, kỹ năng thiết kế, được phát huy sự sáng tạo:
Khi các em nắm vững kiến thức; biết được những điểm còn hạn chế, biết được
những lỗi sai mà các em thường gặp phải khi thiết kế bài trình chiếu các em càng
say mê khắc phục, hứng thú tạo ra sản phẩm. Có rất nhiều em đã thiết kế những
trị chơi: Thỏ kiếm ăn, Vườn hoa xuân sắc…, đồ dùng học tập mơn Khoa học…
đặc sắc, lí thú: (Phụ lục ảnh).
III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
1. Hiệu quả kinh tế: Sáng kiến khơng có giá trị về mặt kinh tế
2. Hiệu quả xã hội:
2.1. Đối với học sinh:
Qua một năm vận dụng các biện pháp trong dạy thực hành Thiết kế bài trình
chiếu lớp 5, tơi nhận thấy đã mang lại những kết quả tốt đẹp, các em khơng những
nắm chắc kiến thức mà cịn thấy các em hứng thú hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có
chất lượng thực sự.

Trước khi thực hiện giải pháp, tơi đã khảo sát khối lớp 5 thông qua giờ dạy
dạy thực hành. Khi tổng hợp kết quả thu được:

Lớp

Tổng
số

Hình thức bài trình chiếu
Học sinh khơng
Trình bày
Kĩ năng thuyết
vững kiến thức Nội dung chưa đầy
đủ, chưa hay
thiếu thẩm mĩ
trình kém
Số
Tỉ lệ %
lượng

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ
%


Số
lượng

Tỉ lệ
%

5A

40

15

37.5

20

50.0

20

50.0

25

62.5

5B

38


18

47.4

23

60.5

23

60.5

29

76.3

Kết quả thu được sau một thời gian áp dụng giải pháp:

Lớp

Tổng
số

Học sinh khơng
vững kiến thức

Hình thức bài trình chiếu
Nội dung chưa đầy
đủ, chưa hay


Trình bày thiếu
thẩm mĩ

Kĩ năng thuyết
trình kém

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

%

lượng

%


Số
lượng

5A

40

6

15.0

7

17.5

5

12.5

10

25.0

5B

38

8


21.1

9

23.7

8

21.1

12

31.5

2.2. Đối với giáo viên:
+ Giáo viên được nâng cao năng lực bản thân về phương pháp dạy học cũng
như chuyên ngành thiết kế bài trình chiếu PowerPoint.
+ Tiếp xúc càng nhiều với học sinh sẽ giúp cho giáo viên càng có nhiều kinh


11

nghiệm trong dạy học và giúp đỡ các em. Nắm vững tình hình các đối tượng học
sinh, phân loại học sinh, phát hiện lỗ hổng cũng như điểm mạnh của các em.
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
1. Điều kiện áp dụng:
- Cơ sở vật chất: Phòng tin học, có máy chiếu, máy tính được kết nối mạng
Internet, phần mềm PowerPoint, phần mềm Quản lý phòng máy; học sinh ở nhà có
máy tính.
- Giáo viên: nhiệt tình, u nghề, tận tụy; chủ động học hỏi nâng cao kiến

thức về thiết kế Powerpoint.
- Học sinh: Có đầy đủ sách giáo khoa; tích cực, chủ động học tập, chuẩn bị
bài trước khi đến lớp.
2. Khả năng áp dụng:
Qua thực tế áp dụng, tơi có thể khẳng định: Sáng kiến có khả năng áp dụng
hiệu quả ở lớp 5 các trường tiểu học trên địa bàn huyện, tỉnh.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật ./.

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ CƠ SỞ

..., ngày 24 tháng 3 năm 2023
Người nộp đơn

Hoàng Thị Nụ



×