Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TIỂU LUẬN TÊN ĐỀ TÀI DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.81 KB, 29 trang )

BÀI TẬP LỚN
TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC Ở TIẾU HỌC
Mã học phần: PR4243

TÊN ĐỀ TÀI
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MƠN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

LỚP:

ĐHGDTH20-L4-VL

Họ và tên

LƯU QUỐC CƯỜNG

MSSV

5720

GVHD

Th.S LÊ THỊ MỸ TRÀ

ĐỒNG THÁP, 08/2023


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Đồng Tháp, ngày ……tháng …..năm 2023
Giảng viên chấm 1
(ký và ghi rõ họ tên)


MỞ ĐẦU
1. Tổng quan môn Tự Nhiên và Xã Hội
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng
dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học cung
cấp cơ sở quan trọng cho việc học tập các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở lớp
4, lớp 5 và các mơn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn
học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ
hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã
hội. Chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở
học sinh tình u con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức
khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản;
tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng lực khoa
học.
Tự nhiên và xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ

bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối
quan hệ trong đời sống thực tế của con người. Trong chương trình Tiểu học,
cùng với Tốn, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em học sinh
những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách
toàn diện của con người.
Mục tiêu của mơn học là góp phần giúp HS hình thành và phát triển tình yêu
con người, thiên nhiên; tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh
thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản;
tinh thần trách nhiệm với mơi trường sống. Góp phần giúp HS hình thành và
phát triển năng lực nhận thức về tự nhiên và xã hội; năng lực tìm tịi và khám
phá các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng thường
gặp trong tự nhiên và xã hội; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử
phù hợp với tự nhiên và xã hội.
2. Lý do chọn đề tài
Ở cấp Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển
các phẩm chất chung của học sinh như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung
1


thực và trách nhiệm cho học sinh, trong đó chú trọng đến phát triển tới năng
lực vận dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn cuộc sống. Môn Tự Nhiên và
Xã hội bản thân đã là mơn học tích hợp (các kiến thức về con người, thế giới
tự nhiên xã hội), do vậy việc nghiên cứu vận dụng quan điểm tích hợp trong
dạy học Tự Nhiên và Xã Hội sẽ giúp thực hiện tốt hơn ý tưởng tích hợp của
chương trình mơn Tự Nhiên và Xã Hội, đồng thời cũng thực hiện tích hợp với
cả một số nội dung các môn học khác như: Đạo đức, Âm nhạc, Tiếng Việt, Mỹ
thuật hoặc tăng cường tích hợp một số vấn đề về kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ
môi trường.
Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, yêu cầu của chương trình SGK và đổi mới
đánh giá theo năng lực. Giáo dục Tiểu học đang tạo ra những chuyển biến định

hướng có giá trị. Cùng với 5 mơn học khác, Tự nhiên - Xã hội là một mơn học
có nhiều sự đổi mới. Nó là tích hợp của 2 mơn học cũ Sức khoẻ và Tự nhiên xã
hội. Môn Tự nhiên - Xã hội ở bậc Tiểu học được chia thành 2 giai đoạn. Giai
đoạn 1 từ lớp 1 đến lớp 3, giai đoạn 2 từ lớp 4 đến lớp 5 - nó có một vai trị cực
kì quan trọng đó là: Tìm hiểu khám phá thế giới Tự nhiên - Xã hội xung quanh
chúng ta và cách chăm sóc sức khoẻ cho mình, cho cộng đồng. Chính vì vậy, tự
nhiên và xã hội là môn học quan trọng trong Nhà trường.
Việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đang là một đòi
hỏi cấp bách cần giải quyết. Qua học tập học phần “Tích hợp trong dạy học ở
Tiểu học” cùng sự hướng dẫn tận tâm của giảng viên, tơi chọn đề tài: “Dạy học
tích hợp trong môn tự nhiên và xã hội” là nội dung nghiên cứu kết thúc học
phần, cũng như học hỏi ứng dụng vào công tác giảng dạy tại trường Tiểu học.

2


NỘI DUNG
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
1.1 Dạy học tích hợp là gì?
Khái niệm: “Dạy học tích hợp là định hướng dạy học, trong đó giáo viên tổ
chức cho học sinh huy động mọi nguồn lực và tổng hợp những kiến thức, kỹ
năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà có liên quan với vấn đề cần giải
quyết, để giải quyết vấn đề mang tính phức hợp trong nhiệm vụ học tập và trong
cuộc sống có hiệu quả. Thơng qua đó, học sinh hình thành những kiến thức, kỹ
năng mới và nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa các kiến thức trong những lĩnh
vực khác nhau, từ đó học sinh phát triển năng lực và phẩm chất cần thiết”.
Ví dụ: Mơn Tốn ở tiểu học thơng qua việc dạy về tỉ số các em sẽ Giải quyết
được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán liên quan đến: tìm hai số khi
biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó; tính tỉ số phần trăm của hai số; tìm
giá trị phần trăm của một số cho trước. Bên cạnh đó, GV có thể tích hợp với các

mơn học khác như: gắn với việc phân tích mối tương quan giữa các lực lượng
trong một trận đánh lịch sử, nhận biết được tỉ lệ bản đồ (Lịch sử - Địa lí); dạy về
tỉ lệ, tỉ số, tỉ số phần trăm có thể liên kết với kiến thức về tỉ lệ các chất trong
khơng khí, so sánh tốc độ, kích thước của một số lồi vật hoặc kết hợp với
những kiến thức xã hội như tỉ lệ tăng dân số, tỉ lệ giống cây trồng của một địa
phương nào đó( Khoa học, Tự nhiên và xã hội).
1.2. Các hình thức tích hợp trong mơn khoa học
1.2.1. Tích hợp nội mơn.
Khái niệm: Tích hợp nội mơn thể hiện việc hệ thống hóa iến thức, trong đó
các kiến thức hoặc các yếu tố riêng lẻ được liên kết lại với nhau và được hệ
thống theo những cách khác nhau để tạo thành từng khối, qua đó làm rõ tư tưởng
chủ đạo hay quy luật mà môn học phản ánh và cuối cùng dẫn đến sự phát triển
của cấu trúc nội dung bên trong của mơn học.
Tích hợp nội mơn được thực hiện thông qua loại bỏ những nội dung trùng lặp
và khai thác sự hỗ trợ giữa các phân môn, giữa các phần trong mơn học. Trong
mơn học, tích hợp tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí trong một tiết học
hay một bài tập nhiều kiến thức, kỹ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường
hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Tích hợp nội mơn có thể
thực hiện hai hình thức:
1.2.1.1. Tích hợp nội môn theo chiều ngang
3


Tích hợp chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kỹ năng trong môn học
theo nguyên tắc đồng quy: tích hợp các kiến thức, kỹ năng thuộc mạch/phân
mơn này với kiến thức, kỹ năng thuộc mạch/phân mơn khác.
Ví dụ:
Mơn TN&XH, lớp 1- Bộ sách Chân trời sáng tạo.
Chủ đề 4: “Thực vật và động vật”
Bài 14: Thực vật sống ở đâu?

Bài 15: Động vật sống ở đâu?
Bài 16: Bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
Bài 17: Thực hành tìm hiểu mơi trường sống của thực vật và động vật.
1.2.1.2. Tích hợp nội mơn theo chiều dọc

Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một kiến thức, kỹ năng mới với những
kiến thức, kỹ năng trước đó theo ngun tắc đồng tâm (cịn gọi là đồng trục hay
đường tròn xoắn ốc). Cụ thể là kiến thức, kỹ năng của kiến thức lớp trên, bậc
học trên bao hàm kiến thức, kỹ năng của lớp dưới, cấp học dưới.
Ví dụ:
Nội dung về “ Thực vật” học sinh được học từ lớp 1 đến lớp 5 môn Khoa
học
Lớp
1
2

3

4
5

Kiến thức tích hợp nội mơn theo chiều dọc
Kể được tên và nêu lợi ích của một số cây rau, cây hoa, cây gỗ.
Nêu được tên các bộ phận chính của những cây nói trên.
Tìm hiểu một số thực vật sống trên cạn, một số thực vật sống dưới
nước.
Nêu được tên, ích lợi của một số thực vật sống trên cạn, dưới nước.
Nêu được đặc điểm chung của thực vật
Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật
Nêu được chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của

thực vật và ích lợi của các bộ phận đó đối với đời sống con người.
Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật
Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường
Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
Kể tên một số lồi hoa thụ phấn nhờ cơn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.

1.2.2. Tích hợp đa mơn
4


Tích hợp đa mơn là các mơn học có những liên kết có chủ đích giữa các mơn
và trong từng môn bởi các chủ đề hay các vấn đề chung. Khi học hay nghiên cứu
một vấn đề nào đó, học sinh tiếp cận từ nhiều bộ môn khác nhau, thậm chí một
vấn đề được dạy ở nhiều mơn cùng một lúc. Điều đó, học sinh tiến hành giải
quyết vấn đề dựa trên kiến thức tổng hợp mà đã tiếp thu được ở nhiều môn học
khác nhau, tạo ra những kết nối giữa các mơn học.
Tích hợp đa mơn được thực hiện theo cách tổ chức các “chuẩn” nhiều môn
xoay quanh một bài/chủ đề/đề tài/dự án, tạo điều kiện cho HS vận dụng tổng
hợp kiến thức của các mơn học có liên quan.
Ví dụ:
Dạy bài 41: “Năng lượng mặt trời”, mơn Khoa học lớp 5, giáo viên có thể
tích hợp kiến thức từ:
- Âm nhạc: Bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời”. –Sáng tác: Tân Huyền
- Khoa học lớp 4: Bài 50-51: “Nóng, lạnh và nhiệt độ”
- Khoa học lớp 4: Bài 54: “ Nhiệt cần cho sự sống”
- Tự nhiên và xã hội lớp 3: Bài 58: “Mặt trời”
- Mỹ thuật: Vẽ tranh đề tài nắng, mưa.
1.2.3. Tích hợp liên mơn
Tích hợp liên mơn, các mơn học được liên hợp với nhau và giữa chúng có

những chủ đề, vấn đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng chung. Ngoài ra,
các khái niệm hoặc các kỹ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ
không phải trong từng môn học riêng biệt, học sinh huy động kiến thức của
nhiều mơn học để giải quyết vấn đề đặt ra.
Ví dụ:
Nội dung: “ Động vật ” .
- Môn khoa học lớp 5. Bài 55: “Sự sinh sản của động vật”.
- Tự nhiên xã hội lớp 2 (Bộ sách chân trời sáng tạo).Bài 15: Động vật sống ở
đâu?.
- Tự nhiên xã hội lớp 3: Bài 49: Động vật, Bài 50: Côn trùng, Bài 51: Tôm,
cua, Bài 52: Cá, Bài 53: Chim, Bài 54 - 55: Thú.
- Khoa học lớp 4: Bài 62: Động vật cần gì để sống?, Bài 63: Động vật ăn gì
để sống?, Bài 64: Trao đổi chất ở động vật.
- Khoa học lớp 5: Bài 55: Sự sinh sản của động vật, Bài 56: Sự sinh sản của
côn trùng, Bài 57: Sự sinh sản của ếch, Bài 58: Sự sinh sản và nuôi con của
5


chim, Bài 59: Sự sinh sản của thú, Bài 60: Sự ni và dạy con của một số lồi
thú.
- Tiếng việt lớp 1.( Bộ chân trời sáng tạo): Tập đọc Bài 4: Mong ước của
ngựa con.
- Tiếng việt lớp 2.( Bộ chân trời sáng tạo). Tập đọc Bài: Chuyện vàng anh.
- Tập làm văn lớp 2. Tả con vật mà em u thích.
- Đạo đức lớp 3. Bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Thủ công lớp 3: Gấp con ếch.
- Mỹ thuật lớp 1: Bài 7: Con vật em yêu. (Chân trời sáng tạo).
- Mỹ thuật lớp 2: Bài: Những con vật dưới đại dương. Bài: Con mèo tinh
nghịch. Bài: Chú chim nhỏ. Bài: Tắc kè hoa. Bài: Chú chim nhỏ trong rừng.
(Chân trời sáng tạo).

- Mỹ thuật lớp 3: Tạo hình con vật.
- Mỹ thuật lớp 4: Bài 3: Vẽ tranh đề tài các con vật quen thuộc. Bài 8: Tập
nặn tạo dáng nặn con vật quen thuộc.
- Mỹ thuật lớp 5: Bài 5: Tập nặn tạo dáng nặn con vật quen thuộc.
- Âm nhạc lớp 4: Cò lả_Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ. Chim sáo_Dân ca khơ –
me. Chú voi con ở Bản Đôn_ Nhạc sĩ: Phạm Tuyên.
- Âm nhạc lớp 5: Con chim hay hót_ Nhạc: Phan Huỳnh Điểu, Lời: Theo
Đồng dao.
1.2.4. Tích hợp xun mơn
Khái niệm: Tích hợp xun mơn có điểm khác duy nhất so với tích hợp liên
mơn là ở chỗ chung bắt đầu bằng ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của học
sinh. Cách tiếp cận này không bắt đầu bằng môn học hay bằng những khái niệm
hoặc kỹ năng chung. Điều quan tâm nhất của cách này là phù hợp với nhu cầu
và nhận thức của học sinh. Theo cách này, các thành phần kiến thức chủ đạo của
hai hay nhiều môn học được tổ chức xoay quanh bối cảnh gắn với thực tế cuộc
sống, gắn với nhu cầu của học sinh, qua đó giúp học sinh phát triển kỹ năng cần
thiết cho cuộc sống, và cũng từ đó xây dựng thành các môn học mới khác với
môn học truyền thống.
Ví dụ: Giáo viên tìm hiểu kiến thức có liên quan về bảo vệ động vật
Dự án “Môi trường” môn Khoa học lớp 5.
Bài 62: Mơi trường
Bài 64: Vai trị của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người
6


Bài 65: Tác động của con người đến môi trường rừng
Bài 66: Tác động của con người đến môi trường đất
Bài 67: Tác động của con người đến môi trường khơng khí và nước
Bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Môn TN&XH lớp 2. Bài 16: Bảo vệ môi trường sống của thực vật và động

vật. (Chân trời sáng tạo)
Đạo Đức lớp 4: Bài 14: Bảo vệ môi trường.
Mĩ thuật bài 27: Vẽ tranh: Đề tài môi trường
Dạy dự án: “Vai trò, tác động của con người đối với môi trường và việc
làm bảo vệ môi trường” Môn Khoa học lớp 5, 5 tiết.
Gồm các mảng nghiên cứu/kiến thức của dự án như sau:
- Môi trường và vai trị của mơi trường tự nhiên đối với đời sống con người.
- Tác động của con người đến môi trường rừng, đất, khơng khí và nước.
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường sống của thực vật
và động vật.
- Vẽ tranh tuyên truyền về đề tài bảo vệ mơi trường.
DỰ ÁN: “Vai trị, tác động của con người đối với môi
trường và việc làm bảo vệ mơi trường”

Mơi trường và vai trị
của mơi trường tự
nhiên đối với đời
sống con người

Tìm hiểu kiến thức và vai
trị của mơi trường

Tìm hiểu tác động
của con người
Tác động của
con người đến
mơi trường rừng,
đất, khơng khí
và nước.


Vai trị, tác động của con người
đối với môi trường và việc làm
bảo vệ môi trường

Một số biện pháp
bảo vệ môi
trường. Bảo vệ
môi trường sống
của thực vật và
động vật.

Nghiên cứu, tìm hiểu
các biện pháp

Vẽ tranh tuyên
truyền về đề tài
1.3 .Sự cần thiết của dạy học tích hợp của mơn Tự nhiên và xã hội.
bảo vệ mơi
Ngày nay, vấn đề tích hợp đãtrường.
trở nên cấp thiết. Thực tiễn cho thấy,

nhiều
nước trên thế giới đã xây dựng chương
trình một số mơn học ở bậc tiểu học theo
Vẽ tranh về môi
trường

7



hướng tích hợp. Vì mơn học ở cấp I khơng tương ứng hồn tồn với từng lĩnh
vực văn hố, khoa học riêng biệt, mà được xây dựng dưới dạng tích hợp những
tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặt khác, khi xây dựng nội dung
chương trình, cần phải chú đến mối liên hệ giữa các mơn học.
Trong chương trình giáo dục Tiểu học môn TNXH cùng với các môn học
khác có vai trị quan trọng trong việc phát triển tồn diện cho học sinh. Mơn học
TNXH là mơn học về môi trường tự nhiên và xã hội gẫn gũi, bao quanh học
sinh, vì vậy có rất nhiểu nguồn cung cấp kiến thức cho các em. Do đó khơng chỉ
có giáo viên cung cấp trí thức cho các em lĩnh vực này, các em có thể thu nhận
kiến thức từ nhiều nguồn khác. Mơn TNXH là mơn học tích hợp kiến thức của
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong đó kiến thức khoa học tự nhiên
nhiều hơn so với kiên thức khoa học xã hội. Vì vậy mơn TNXH là mơn học có
tầm quan trọng trong sự đổi mới giáo dục đó là việc coi trọng thực hành và vận
dụng kiến thức, quan tâm đến năng lực tự học, tự khám phá kiến thức của học
sinh. Ðối tượng học tập các mơn học này chính là các sự vật, hiện tượng trong
TN – XH, gần gũi, cụ thể và quen thuộc với HS. Các em đã được tiếp xúc với
chúng từ trước khi tới trường, trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, địa
phương, từ những người xung quanh và từ các phương tiện thông tin đại chúng
nên các em có những hiểu biết nhất định về thiên nhiên, con người và xã hội.
Các nguồn thông tin về thiên nhiên, con người và xã hội gần gũi, bao quanh học
sinh ngày càng nhiều và càng dễ tiếp cận. Vì vậy, bằng những phương pháp dạy
học tích cực, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có khả năng tự phát
hiện kiến thức và áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
PHẦN 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
2.1. Kế hoạch bài dạy 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
Bài 49: Động vật – Thời gian: 1 tiết
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng
- Nêu được một số điểm giống và khác nhau của một số con vật.

- HS hiểu và nắm vững được các đặc điểm bên ngoài của một số con vật.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.
8


- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II. NỘI DUNG:
1.Nội dung bài dạy
- Kể được điểm giống và khác nhau của con vật.
- Ghi được tên các bộ phận của con vật.
- Các ích lợi và tác hại của động vật đối với con người.
2.Nội dung tích hợp:
- Âm nhac: Bài: “Gà gáy” Dân ca Cống Khao- Lời mới: Huy Trân. ( Kết nối
tri thức với cuộc sống, lớp 1)
- Tiếng Việt: Chủ đề 6 - Bài 3: Tập đọc: Chúa tể rừng xanh. ( Kết nối tri thức
với cuộc sống, lớp 1)
- TN – XH lớp 2: Bài 17: Động vật sống ở đâu? ( Kết nối tri thức với cuộc
sống, lớp 2).
- Mỹ thuật lớp 3: Tạo hình con vật.
- Kỹ thuật lớp 3: Gấp con ếch.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
- Hình ảnh và thơng tin minh họa.
- Sưu tầm các ảnh động vật.
- Phiếu học tập.
- Phiếu đánh giá.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (Khởi động): Bài: “Gà gáy” Dân ca Cống Khao- Lời mới: Huy
Trân. ( Kết nối tri thức với cuộc sống, lớp 1).
a. Mục tiêu: Học sinh biết được tên của con vật.
b. Cách tiến hành: GV triển khai theo trình tự sau:

- Tổ chức cho học sinh hát bài hát “Gà gáy”.
- Câu hỏi thảo luận cả lớp:
+ Trong bài hát hát về con vật nào?
+ Con vật có nhiệm vụ gì vào buổi sáng?
+ …..
- Nhận xét câu trả lời của học sinh
c. Kết luận: Biết được lợi ích của động vật.
Hoạt động 2: (Chính) Kể được điểm giống và khác nhau của con vật.
9


a. Mục tiêu: Nêu được một số điểm giống và khác nhau của một số con vật.
b. Cách tiến hành: GV thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Tên một số động vật: GV thực hiện theo trình tự sau:
- Yêu cầu 1 vài HS nêu tên động vật quan sát được trong Sgk.
- Thời gian: 2 phút
- Kết luận: Trong thiên nhiên có rất nhiều lồi động vật.
Bước 2: Tìm hiểu điểm giống và khác nhau của một số con vật.: GV thực
hiện theo trình tự sau:
- Yêu cầu HS Quan sát tranh các động vật trên màn chiếu kết hợp với SGK
trả lời câu hỏi, xếp các loài động vật trên:
- Phân nhóm: chia 5 nhóm (6 HS/nhóm)
- Nhiệm vụ: Phát phiếu học tập bằng giấy A3 và hướng dẫn HS điền thông tin. “Hs quan sát tranh
trong SGK”.

Động vật Động vật có Ăn thực Ăn thịt Sống dưới
Sống
Bay trên
có kích
kích thước,

vật
nước
trên cạn bầu trời
thước, hình hình dạng
dạng to
nhỏ bé.
lớn.
………..
………
………
……… ………
……… ………
………..
……….
……….
………. ……….
………. ……….
………..
……….
……….
………. ……….
………. ……….
- Thời gian: 6 phút
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS - GV nhận xét và bổ sung thêm các thông tin cho các phiếu học tập.
- TN – XH lớp 2: Bài 17: Động vật sống ở đâu? ( Kết nối tri thức với cuộc
sống, lớp 2).
- Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều lồi động vật, chúng có hình dạng, độ
lớn khác nhau. Động vật sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, ở sa mạc.
Hoạt động 3: (Chính) Xác định 3 bộ phận chính của động vật: đầu, mình và

cơ quan di chuyển.
a. Mục tiêu: HS hiểu và nắm vững được các đặc điểm bên ngoài của một số
con vật.
b. Cách tiến hành:
GV thực hiện theo trình tự sau:
10


Bước 1: GV thực hiện theo trình tự sau:
- Phân nhóm: cặp đơi.
- Nhiệm vụ: Hs quan sát con vật trong SGK và trao đổi với bạn về các bộ
phận của động vật. Trả lời theo câu hỏi sau:
- Mỗi con vật thường có mấy bộ phận? Nêu tên các bộ phận đó?
- Động vật di chuyển bằng cách nào?
- Thời gian: 5 phút.
- Tổ chức cho một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu 1 HS đọc bài “Chúa tể rừng xanh” và rút ra ý nghĩa.
- Kết luận: Cơ thể động vật thường gồm 3 bộ phận: đầu, mình và cơ quan di
chuyển. Chân, cách, vây, đuôi gọi chung là cơ quan di chuyển.
- Nhận xét – tuyên dương nhóm có kết quả thảo luận tốt nhất.
Bước 2: Thử làm hoạ sĩ.
- Cá nhân các em làm vào phiếu học tập cô chuẩn bị:
- Nhiệm vụ: Vẽ, tô màu và ghi chú tên các bộ phận của cơ thể con vật mà bạn
thích.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm - Nhận xét – tuyên
dương nhóm có sản phẩm đẹp nhất.
- Kết luận: Đa số các con vật đều có 3 bộ phận.
Hoạt động 4: (Chính) Tìm hiểu Các ích lợi và tác hại của động vật đối với
con người.
a. Mục tiêu: Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con

người.
b. Cách tiến hành: GV thực hiện theo trình tự sau:
- Phân nhóm: Chia lớp làm 6 nhóm. Mỗi nhóm 6 - 8HS
- Nhiệm vụ: Các lồi động vật có lợi ích và tác hại gì đối với con người? Để
bảo vệ các lồi động vật ta cần làm gì?
- Thời gian: 5 – 7 phút.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét – tuyên dương nhóm có kết quả thảo luận tốt nhất.
c. Kết luận: Trong môi trường tự nhiên động vât rất đa dạng và phong phú,
có rất nhiều lồi động vật có ích cho cuộc sống con người bên cạnh đó cũng có
những lồi động vật gây tác hại cho con người. Từ đó giáo dục hs ý thức bảo vệ
các con vật, loài vật trong tự nhiên.
11


Hoạt động 5:( Củng cố) Chơi trò chơi “Đố bạn con gì?”
a. Mục tiêu: Hs vừa vui chơi vừa nêu được tên các con vật
b. Cách tiến hành: GV thực hiện theo trình tự sau:
- Gv chia lớp làm 5 nhóm. Gv yêu cầu hs chuẩn bị mỗi nhóm 1 cái bảng. Gv
đọc câu đố. Các em sẽ ghi tên đáp án vào bảng con và giơ lên. Nhóm nào ghi
đáp án nhanh và đúng nhất sẽ có 1 phần quà.
- Hs bắt đầu chơi trò chơi. Gv quan sát và nhận xét.
- Gv khen ngợi tinh thần tham gia của các em.
- Kết luận: Có rất nhiều lồi động vật hác nhau. Mỗi lồi sẽ có một đặc điểm
riêng để chúng ta có thể nhận ra chúng.
V. NHẬN XÉT-ĐÁNH GIÁ: GV thực hiện theo trình tự sau:
- Phát phiếu đánh giá và hướng dẫn HS hoàn thành phiếu đánh giá và thu hồi phiếu đánh giá để
tổng hợp nhận xét chung cho từng HS.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Họ và tên:…………………………………………………………………
1. Em hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu x vào cột phù hợp:
Ý KIẾN CỦA EM
Đúng
Không rõ Chưa đúng
TT
ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC
1
Trong tự nhiên có rất nhiều
lồi động vật, chúng có
hình dạng, độ lớn khác
nhau
2
Cơ thể động vật thường
gồm 3 bộ phận
3
Trong môi trường tự nhiên
động vât rất đa dạng và
phong phú.
2. Em hãy viết theo yêu cầu sau:
Liệt kê các biện pháp bảo vệ các loài động vật: …………………...................
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Các cơ quan di chuyển của động vật: …………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
12



…………………………………………………….
3. Hãy đánh dấu x vào ơ thích hợp
Thái độ tham gia hoạt động học tập

Tích cực

Mức độ
Bình
thường

Khơng
tham gia

Tham gia hoạt động nhóm
Tham gia đóng góp xây dựng bài
Nhận xét chung kết quả học tập của giáo viên
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...........
..............................................................................
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực trong giờ học
- Dặn dò chuẩn bị bài cho buổi học sau: Chuẩn bị bài: Côn trùng.
2.2. Kế hoạch bài dạy 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
Bài 40: Thực vật– Thời gian: 1 tiết
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được tên, hình dạng và độ lớn của một số loài cây.
- Nêu được điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Xác định được các bộ phận thường có của cây.
- Vẽ và tơ màu một số cây.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây.

II. Nội dung:
1. Nội dung kiến thức bài học
- Tên và sự đa dạng của các loại cây về hình dạng và độ lớn.
- Điểm giống và khác nhau của một số lồi cây.
- Các bộ phận thường có của cây.
- Vẽ và tô màu một số cây quan sát được.
2. Nội dung tích hợp với các mơn/bài học khác và kinh nghiệm sống của
HS.
- Bài hát: “ Vườn cây của ba ’’ _ Sáng tác: Phan Nhân
- Tự nhiên - Xã hội lớp 2 - Sách kết nối tri thức với cuộc sống : Bài 16: Thực
vật sống ở đâu ?
- Tiếng việt lớp 1 - Sách kết nối tri thức với cuộc sống : Bài 5 Cây liễu dẻo
dai: _ Mơ tả hình dạng, độ lớn của cây quan sát được.
13


- Mỹ thuật lớp 1: “ Khu vườn của em”: _ Vẽ và tô màu một số cây
III. Công tác chuẩn bị:
- Hình ảnh một số lồi cây
- Bài hát “Vườn cây của ba”
- Phiếu học tập
- Phiếu đánh giá
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: (Khởi động) Bài hát “Vườn cây của ba” _ Sáng tác: nhạc sỹ
Phan Nhân.
a. Mục tiêu: HS biết tên và đặc điểm một số lồi cây có trong bài hát.
b. Cách tiến hành: GV triển khai theo trình tự sau:
- Mở bài hát “Vườn cây của ba”. Yêu cầu HS lắng nghe.
- Câu hỏi thảo luận cả lớp:
+ Trong bài hát vừa nghe, Má trồng các loại cây gì? Và các loại cây đó như

thế nào?
+ Cịn Ba trồng các loại cây gì? Và chúng như thế nào?
+ Em hãy cho một ví dụ để biết tại sao chúng lại dễ sợ.
+ Vườn của Ba thì dễ sợ, nhưng các loại quả đó ăn vào thì thế nào?
- Thời gian: 5 phút
- Nhận xét câu trả lời của HS.
c. Kết luận: Mỗi loài cây có tên, đặc điểm riêng.
2. Hoạt động 2: (Chính) Tìm hiểu tên và sự đa dạng của các lồi cây
a. Mục tiêu: HS nêu được tên, mơ tả hình dạng, độ lớn của một số loài cây.
b. Cách tiến hành:GV thực hiện theo trình tự sau:
 Bước 1: Tên một số lồi cây: GV thực hiện theo trình tự sau:
- Yêu cầu 1 vài HS nêu tên cây mà em đã từng biết.
- Tổ chức trò chơi “Đố là cây gì?”. Giáo viên đọc câu đố, HS nào đốn đúng
sẽ được tặng 1 cành hoa/viên kẹo.
CÂU ĐỐ VUI VỀ CÂY

Câu
1

Câu đố
Thân em thẳng, dáng vươn cao
Lá tròn hứng nắng vẫy chào hè sang
Hoa hồng, hoa trắng dịu dàng
Ngát hương thơm giữa ao làng là em

Đáp án
Cây sen

14



Cây cao bóng cả
Lá xanh li ti
Chùm hoa đỏ lửa
Rung rinh gọi hè
Cây gì thân nhẵn, lá xanh
Có buồng quả chín, ngọt lành thơm ngon ?
Nhiều cành nhiều lá xum xuê
Rễ mọc từ ngọn đề huề xuống thân
Có chú Cuội nhỏ đến gần
Chọn đây là chốn gửi thân nương nhờ
Thân trịn nhiều đốt
Phơ phất lá dài
Róc hết vỏ ngồi
Bé ăn, ngọt lắm
Thân tôi mềm, thấp bé
Mùa về nặng trĩu bông
Chăm tôi, người chẳng quản công
Tôi nuôi người sống, đền công ơn người

2

3

4

5

6


Cây phượng vĩ

Cây chuối

Cây đa

Cây mía

Cây lúa

- Thời gian: 3 phút
- Kết luận: Trong thiên nhiên có rất nhiều loài cây.
 Bước 2: Sự đa dạng của cây về hình dạng, độ lớn.
- Phân nhóm: chia 4 nhóm (6 - 8HS/nhóm)
- Nhiệm vụ: Phát phiếu học tập bằng giấy A3 và hướng dẫn HS điền thơng tin.
Tên cây

Hình dạng

Đa

Cao, cành
lá xum xuê
..



Độ lớn
To


Nhỏ

x

x

Nơi sống1
Trên cạn
Dưới nước
x

- Thời gian: 5 phút
- Tổ chức cho các nhóm dán phiếu học tập theo bố trí của GV
- HS - GV nhận xét và bổ sung thêm các thông tin cho các phiếu học tập.
Tun dương nhóm viết nhiều cây và thơng tin chính xác.
- Yêu cầu 1 HS đọc bài “ Cây liễu dẻo dai” và rút ra ý nghĩa
1

Tích hợp bài 16: Thực vật sống ở đâu?

15


c. Kết

luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây. Mỗi loại cây có tên, hình
dạng, độ lớn riêng. Chúng tạo nên sự đa dạng, phong phú.
3. Hoạt động 3: (Chính) Điểm giống và khác nhau của một số lồi cây
a. Mục tiêu: HS nêu được điểm giống và khác nhau của một số loài cây
b. Cách tiến hành: GV thực hiện theo trình tự sau:

- Phân nhóm: Chia lớp làm 6 nhóm. Mỗi nhóm 4 – 6 HS
- Nhiệm vụ: Phát phiếu học tập bằng giấy A3 và hướng dẫn HS điền thơng tin
Tên cây

Hình
dạng

Các bộ phận

Cây sống

Rễ Thân Lá Hoa Quả Dưới Trên
nước cạn

Công dụng

Lấy Lấy Lấy Làm
gỗ hoa Quả cảnh
(lấy
thân)

Cây khế
Cây khơ-nia
Cây vạn tuế
Cây lúa
Cây hoa
hồng
Cây hoa
súng
Giống nhau:…………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………..
Khác nhau:……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
- Thời gian: 5 – 8 phút
- Tổ chức cho các nhóm dán phiếu học tập theo bố trí của GV
- GV nhận xét và bổ sung thêm các thơng tin cho các phiếu học tập. Tun
dương nhóm viết thơng tin chính xác.
c. Kết luận: Điểm giống và khác nhau của một số lồi cây:
- Giống nhau: Cây có cành, lá.
- Khác nhau: có cây thân gỗ to, có cây thân bé, có cây có hoa, có cây chỉ có
lá, có cây thân bé, thân mềm, …
4. Hoạt động 4: (Chính) Các bộ phận thường có của cây
a. Mục tiêu: HS xác định được các bộ phận thường có của cây.
16


b. Cách

tiến hành: GV thực hiện theo trình tự sau:
- Phân nhóm: Chia lớp làm 6 nhóm. Mỗi nhóm 4 - 6 HS
- Nhiệm vụ: Quan sát cây trong SGK.
+ Cây có những bộ phận nào? Hãy xác định từng bộ phận của cây.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét – tuyên dương nhóm có kết quả thảo luận tốt nhất
c. Kết luận: Mỗi cây thường có các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa và quả.
5. Hoạt động 5: (Củng cố) “Một số cây mà em yêu thích”2
a. Mục tiêu: HS biết vẽ và tô màu một số cây mà mình u thích.
b. Cách tiến hành: GV thực hiện theo trình tự sau:
- Phân nhóm: Chia lớp làm 6 nhóm. Mỗi nhóm 4 - 6 HS

- Nhiệm vụ: Mỗi nhóm vẽ và tơ màu một số cây quan sát được.
- Thời gian: 5-7 phút.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm.
- u cầu các nhóm lên tự giới thiệu về bức tranh của mình. Chỉ ra các bộ
phận của cây, nêu lý do vì sao em thích cây đó.
- Nhận xét – tun dương nhóm có sản phẩm đẹp nhất
- Yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ trong bài
c. Kết luận: Cây xanh rất cần cho đời sống con người. Vì vậy, mỗi người
chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cây xanh để làm cho môi trường
xanh, sạch, đẹp.
V. Nhận xét - đánh giá: GV thực hiện theo trình tự sau:
- Phát phiếu đánh giá và hướng dẫn HS hoàn thành phiếu đánh giá và thu hồi
phiếu đánh giá để tổng hợp nhận xét chung cho từng HS.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Họ và tên:……………………………………………Lớp (nếu cần)
………………
1. Em hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu x vào cột phù hợp:
Ý KIẾN CỦA EM
Đúng
Không rõ
Chưa
TT
ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC
đúng
1
Trong tự nhiên có rất nhiều loại
cây. Mỗi loại cây có tên, hình
2

Tích hợp: Mỹ thuật lớp 1: Vẽ và tô màu một số cây.


17


dạng, độ lớn riêng. Chúng tạo nên
sự đa dạng, phong phú.
2
Điểm giống và khác nhau của một
số loài cây:
- Giống nhau: Cây có cành, lá.
- Khác nhau: có cây thân gỗ to,
có cây thân bé, có cây có hoa, có
cây chỉ có lá, có cây thân bé, thân
mềm, …
3
Mỗi cây thường có các bộ phận:
rễ, thân, lá, hoa và quả.
4
Cây xanh rất cần cho đời sống
con người. Vì vậy, mỗi người
chúng ta phải có trách nhiệm giữ
gìn và bảo vệ cây xanh để làm
cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
2. Em hãy viết theo yêu cầu của từng đề mục:
- Liệt kê một số việc em có thể làm để giữ gìn và bảo vệ cây xanh: ……………..
……………………………………………………………………………………
…………………………………….
- Khi gặp bạn dẫm đạp cây non, em cần làm gì? ………………………………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………

3. Hãy đánh dấu x vào ơ thích hợp
Mức độ
Bình
Khơng
Thái độ tham gia hoạt động học tập
Tích cực
thường
tham gia
Tham gia hoạt động nhóm
Tham gia đóng góp xây dựng bài
Nhận xét chung kết quả học tập của giáo viên
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………........
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực trong giờ học
- Dặn dò chuẩn bị bài cho buổi học sau: Mỗi em tìm hiểu và trả lời các câu
hỏi
+ Kể tên một số cây thân gỗ, một số cây thân thảo mà bạn biết.
18



×