Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Làm rõ vai trò của nguyễn ái quốc trong việc sáng lập ra đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.16 KB, 10 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là tấm gương chói
lọi về tinh thần cách mạng, chí khí kiên cường bất khuất, toàn tâm toàn ý phục
vụĐảng, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, tận tụy hy sinh suốt đời phấn
đấu vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng nhân
loại, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội cộng sản.
Kinh nghiệm thực tế và lịch sử cho thấy muốn cách mạng thành công thì
điều kiện khơng thể thiếu là phải có một chính đảng vững mạnh lãnh đạo. Hiểu
được sự bức thiết phải thành lập một chính đảng để phục vụ việc giải phóng dân
tộc. Nguyễn ái Quốc và các đồng chí của mình đã chuẩn bị rất chu đáo về tư
tưởng chính trị và tổ chức và đến ngày 3-2-1930, đánh dấu một bước ngoặt quan
trọng trong sự nghiệp chống thực dân Pháp của nhân dân ta đó là việc thành lập
Đảng cộng sản Việt Nam, mở ra một trang sử mới đầy vẻ vang của dân tộc Việt
Nam.
Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò to lớn nhất đối với sự ra đời của Đảng
Cộng Sản Việt Nam, Người là cha đẻ của Đảng ta, là tượng trưng của sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa ý tưởng độc lập, tự do với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa;
giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với quốc tế vô sản. Người đã tiếp thụ phát
huy tốt đẹp nhất truyền thống của dân tộc Việt Nam và kết hợp những truyền
thống ấy với tư tưởng cách mạng triệt để của thời đại ngày nay, tư tưởng chủ
nghãi Mác - Lênin. Người đã sáng lập Đảng ta và rèn luyện Đảng ta thành một
đảng cách mạng chân chính của giai cấp cơng nhân. Người ln chăm lo rèn
luyện cán bộ, đảng viên và không ngừng "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau".
Để việc thành lập Đảng có thể diễn ra thuận lợi, Nguyễn Ái Quốc đã có
sự chuẩn bị kỹ càng về tư tưởng, chính trị và tổ chức. Để làm rõ vai trò to lớn
này của Nguyễn Ái Quốc, tôi chọn đề tài “ Làm rõ vai trò của Nguyễn Ái
Quốc trong việc sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam”

1



B. NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung về Nguyễn Ái Quốc và hoàn cảnh lịch sử đất nước cuối
thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
1. Giới thiệu chung về Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung,
quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu
nước, lớn lên trên quê hương có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm. Lớn
lên giữa nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào đã ni
chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.
Nguyễn ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một địa phương mà nhân dân đã
bao đời phấn đấu gian khổ chống những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên
và có truyền thống đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm. Nghệ Tĩnh là một
trong những lá cờđầu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược. Hưởng
ứng phong trào Văn - thân, một số sĩ phu yêu nước ở Nghệ - An, như Trần Tấn
(Thanh Chương), Đặng Như Mai (NamĐàn) v.v.. đã tập hợp nghĩa quân và tiến
hành khởi nghĩa. Phong trào Cần Vương do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát
động. Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu ở Trung Bộ; phong trào Đông
Kinh - nghĩa thục, cuộc khởi nghĩa chiến tranh du kích của nơng dân do cụ
Hồng Hoa Thám lãnh đạo ở Bắc bộ; phong trào chống thuế của nơng dân ở
trung bộđã cóảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn ái Quốc , nhất là trong thời gian
người học ở trường Quốc học - Huế (1905-1910). Do đó Người sớm đã có ý
định đánh đuổi thực dân Pháp, năm 15 tuổi, Người đã tham gia cơng tác bí mật,
làm liên lạc cho một nhà số nhà nho yêu nước lúc bấy giờ.
2. Hoàn cảnh lịch sử đất nước cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các hiệp ước
Harmand (1883), Patenotre (1884), đầu hàng thực dân Pháp, song phong trào
đấu tranh chống thực dân Pháp vẫn diễn ra. Phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Tiêu biểu nhất
cho thời kỳ này là phong trào Cần Vương (1885-1896), cuộc khởi nghĩa Yên

Thế (Bắc Giang), cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy,…Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa
này đều bị thực dân Pháp dập tắt trong biển máu. Thất bại của các phong trào
trên đã chứng tỏ gaii cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều
kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc
Việt Nam.
Sang đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu
tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Về mặt
2


phương pháp, tầng lớp sĩ phu lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ
XX có sự phân hóa thành 2 xu hướng. Một bộ phận chủ trương đánh đuổi thực
dân Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chủ quyền quốc gia bằng biện
pháp bạo động. Một bộ phận khác lại coi cải cách là giải pháp để tiến tới khôi
phục độc lập.
Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu, ông chủ trương dựa vào sự
giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc,
thiết lập một nhà nước theo mơ hình qn chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội
Duy Tân( 1904), tổ chức phong trào Đơng Du( 1906-1908). Rồi sau đó về
Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang Phục Hội( 1912) với ý định tập hợp lực
lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo đơng chống Pháp, giải phóng dân tộc,
nhưng rồi cũng không thành công.
Đại biểu xu hướng cải cách là Phan Chu Trinh, với chủ trương vận động cải
cách văn hóa, xã hội, động viên lịng u nước trong nhân dân, đả kích bọn
phong kiến vua quan thối nát, thực hiện chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang
dân quyền, phản đối đấu tranh vũ trang,…Hoạt động cách mạng của Phan Chu
Trinh đã góp phần thức tỉnh lịng u nước của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên
về phương pháp, “Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải
lương,...điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủi lịng thương.”
Ngồi ra trong thời kỳ này ở Việt Nam cịn có nhiều phong trào đấu tranh nổ ra,

theo đó các tổ chức đảng phái cũng bắt đầu ra đời. Các đảng phái chính trị tư
sản và tiểu tư sản đã góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp , đặc
biệt là Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng. Trong nội bộ
Tân Việt cách mạng Đảng thì khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vơ sản
đã thắng thế, cịn Việt Nam quốc dân Đảng là một đảng chính trị theo xu hướng
dân chủ tư sản. Về sau cuộc khởi nghĩa của Việt Nam quốc dân Đảng đã bị thực
dân Pháp dập tắt, còn số đảng viên tiên tiến còn lại trong Tân Việt tích cực
chuẩn bị để tiến tới thành lập một chính đảng theo chủ nghĩa Mac-Lenin.
II. Vai trị của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam
1. Quá trình tìm đường cứu nước
Cuối năm 1911, lấy tên là Ba, Nguyễn ái Quốc làm phụ bếp dưới tàu buôn
Đôđốc La-tút-sơ Tơ-rê-vi-lơ thuộc hãng vận tải hợp nhất của Pháp. Từđó
Người đi, đi rất nhiều, trước hết là sang Pháp. Với lòng yêu nước nồng nàn và
căm thù bọn thực dân sâu sắc. Người kiên trì chịu đựng mọi thử thách hòa

3


mình với giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động đủ các màu da, để tìm lấy
con đường cách mạng đúng đắn.
Người tìm hiểu cuộc cách mạng Mỹ năm 1776, cuộc cách mạng Pháp năm
1789, phong trào giải phóng của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân.
Người thấy rằng cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp nêu cao khẩu hiệu tự do,
bình đẳng nhưng khơng đemlại tự do, bình đẳng cho quần chúng lao động,
"tiếng là cộng hịa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục cơng nơng, ngịai
thì nóáp bức thuộc địa". "Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm
nay nhưng cơng nơng vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính đến cách mạng lần thứ
hai". Còn Pháp "cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay cơng nơng Pháp hẳn cịn phải
mưu cách mệnh lần nữa mới hịng thốt khỏi vịng áp bức".

Những kết luận trên đây được chính thức rút ra sau khi Nguyễn Tất Thành trở
thành người cộng sản. Nhưng trong q trình tìm tịi con đường cứu nước,
Người đã sớm nhận thức được tính chất phản động của giai cấp tư sản và thấy
rõ các cuộc cách mạng trên là các cuộc cách mạng khơng triệt để vì nó khơng
đem lại tự do, bình đẳng thực sự cho nhân dân lao động.
2. Sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị
a/ Thời kỳ ở Pháp (1919-1923) : Người xác định kẻ thù chính của nhân dân ta
Từ khi trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã xúc tiến mạnh mẽ việc
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào giải phóng dân tộc và phong trào
vơ sản ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Năm 1921 Người cùng với một số nhà yêu nước của các nước thuộc địa khác
như: Angiêri, Tuynidi, Marốc ... thành lập " Hội liên hiệp thuộc địa" để tuyên
truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. Năm 1922 : Ra báo “ Le Paria”
( Người cùng khổ ) vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế
quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng.Nguyễn Ái
Quốc là người phụ trách chính của tờ báo.
Nǎm 1925, được sự giúp đỡ của những người cộng sản Pháp, tác phẩm Bản án
chế độ thực dân Pháp của đồng chí Nguyễn ái Quốc viết bằng tiếng Pháp được xuất
bản lần đầu tiên ở Pari. Tư tưởng, quan điểm cơ bản của Người về chiến lược và
sách lược cách mạng thuộc địa đã bước đầu thể hiện trong tác phẩm.
Bản án chế độ thực dân Pháp tố cáo trước nhân dân Pháp và thế giới những tội
ác của bọn thực dân không chỉ ở Việt Nam, Angiêri mà ở khắp các thuộc địa. Bằng
biểu tượng "con đỉa hai vòi", Nguyễn Ái Quốc đã làm cho người đọc thấy rằng:

4


chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân
dân lao động bị áp bức, bị bóc lột ở các nước chính quốc và các dân tộc thuộc địa.
Bản án chế độ thực dân Pháp đã góp phần vào việc thiết lập sự liên minh giữa cách

mạng vơ sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa, phải
thực hiện sự liên minh chật chẽ với nhau để chống kẻ thù chung, vì "chỉ có sự hợp
tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối
cùng".
b/ Thời kỳ ở Liên Xô (1923-1924) : Người tham gia hoạt động quốc tế và học tập
kinh nghiệm từ Cách mạng Tháng Mười Nga.
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật từ Pari sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc
tế Nông dân lần thứ nhất ( 10-1923 ), và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V ( 71924 ) ... Ở Liên Xơ, Nguyễn Ái Quốc tích cực nghiên cứu các vấn đề về dân tộc
và thuộc địa. Người đã có các tham luận quan trọng tại các đại hội quốc tế, viết
nhiều bài cho các báo " Sự Thật" - cơ quan ngơn luận của Đảng Cộng Sản Liên Xơ,
tạp chí " Thư tín Quốc tế" của Quốc tế Cộng Sản.
Nguyễn Ái Quốc tiếp tục phát triển và hoàn thiện thêm tư tưởng về cách mạng
giải phóng dân tộc, thơng qua hoạt động thực tiễn và nghiên cứu sách báo mácxít.
Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng
chính quốc, về vai trị của giai cấp nơng dân trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Đây là bước chuẩn bị quan trọng về chính trị, tư tưởng cho sự thành lập Đảng
Cộng Sản ở Việt Nam.
c/ Thời kỳ ở Trung Quốc (1924-1927) : Hình thành quan niệm lý luận cách mạng
cơ bản
Tháng 11 năm 1924, với tư cách là uỷ viên Bộ phương Đông của Quốc tế cộng
sản, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam, Nguyễn Ái Quốc đã từ Liên Xô đến
Quảng Châu (Trung Quốc) để hoạt động, xây dựng phong trào và đào tạo cán bộ
cách mạng cho một số nước ở Đơng Nam Á. Tại đây, đồng chí đã cùng với các nhà
lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia,
Malaixia, v.v..sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á - Đông.
Tháng 6 năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Chương trình và Điều lệ của Hội nêu rõ mục đích là : làm cách mạng dân tộc và
cách mạng thế giới. Sau khi cách mạng thành công, Hội chủ trương thành lập
Chính phủ nhân dân, mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, tiến lên xây dựng xã hội


5


cộng sản chủ nghĩa, thực hiện đoàn kết với giai cấp vô sản các nước, với phong
trào cách mạng thế giới.
Từ năm 1925 đến năm 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã mở các lớp
huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. Hội đã xây dựng được nhiều
cơ sở ở các trung tâm kinh tế, chính trị trong nước. Năm 1928, Hội thực hiện chủ
trương “ vơ sản hóa ”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện
lạp trường, quan điểm giai cấp công nhân, để truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin và lý
luận giải phóng dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt
Nam.
Đầu nǎm 1927, cuốn “ Đường cách mệnh “ gồm những bài giảng của Người
trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu, được Bộ tuyên truyền của Hội liên
hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á - Đông xuất bản. Trong tác phẩm quan trọng này,
đồng chí Nguyễn ái Quốc nêu ra những tư tưởng cơ bản về chiến lược và sách lược
của cách mang Việt Nam.
Đường cách mệnh chỉ rõ đối tượng đấu tranh của cách mạng Việt Nam là tư bản
đế quốc chủ nghĩa, phong kiến địa chủ; đồng thời, chỉ rõ động lực và lực lượng
cách mạng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng là việc chung của cả dân
chúng chứ không phải việc của một hai người, do đó phải đồn kết tồn dân.
Nhưng cái cốt của nó là cơng – nơng và phải luôn ghi nhớ rằng công – nông là
người chủ cách mệnh, công – nông là gốc của cách mệnh.
Nguyễn Ái Quốc khẳng định : Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng
lãnh đạo, Đảng có vững, cách mạng mới thành cơng cũng như người cầm lái có
vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.
Về phương pháp cách mạng, Người nhấn mạnh đến việc giác ngộ và tổ chức
quần chúng cách mạng, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết
đồng tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình, làm cho cách mạng biết cách

làm, phải có “ mưu chước ‘’, có như thế mới đảm bảo thành công cho cuộc khởi
nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân.
Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh
chính trị, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đường cách mệnh có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng
Việt Nam. Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và tác phẩm Đường cách

6


mệnh đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, lý luận chính trị và tổ chức cho việc thành
lập Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam.
3. Sự chuẩn bị về tổ chức
Năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng với
một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên Hiệp
Thuộc địa nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân. Hội quyết định xuất bản tờ báo Người cùng khổ,
do Bác làm chủ nhiệm kế bút.
Cuối năm 1921, tại đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp họp ở Macxay,
Người đã trình bày dự thảo nghị quyết về vấn đề “ chủ nghĩa cộng sản và thuộc
địa” và ý kiến nghị thành lập Ban Nghiên Cứu thuộc địa trực thuộc ủy ban Trung
ương Đảng Cộng sản Pháp. Kiến nghị đó được Đại hội chấp nhận . Năm 1922, Ban
nghiên cứu thuộc địa được cư làm trưởng tiểu ban nghiên cứu về vấn đề Đông
Dương
Tháng 6-1925, Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, hạt nhân là
Cộng sản đoàn. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần báo báo Thanh niên. Đây là
một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng
sản Việt Nam. Năm 1926, các tổ chức cơ sở trong nước của Hội Việt Nam cách
mạng thanh nhiên được xây dựng ở nhiều trung tâm kinh tế chính trị quan trọng. Số
hội viên tăng nhanh, năm 1928 mới có 300 thì năm sau đã lên tới 1700 hội viên.

Cho đến trước Đại hội đại biểu lần thứ nhất (5-1929), Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên đã có tổ chức cơ sởở hầu khắp cả nước. Ngồi ra, cịn tổ chức một
sốđồn thể quần chúng như cơng hội, nơng hội, hội học sinh, hội phụ nữ…
Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có chủ trương "vơ sản hóa" đưa
hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân
để tự rèn luyện, đồng thời để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Phong trào "vơ sản
hóa" đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành Đảng cộng sản
Việt Nam.
Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc
biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh
mẽ. Trước tình hình đó, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khơng cịn đủ sức để
lãnh đạo nữa. Cần phải thành lập một Đảng Cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai

7


cấp công nhân, giai cấp nông dân cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác
đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành lấy độc lập và tự do.
Cuối tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên ở Bắc Kì, trong đó có Ngơ Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh đã họp ở số 5D phố
Hàm Long (Hà Nội) để lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ởvn gồm có 7 người, tích
cực chuẩn bị tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (51929) khi kiến nghị của mình đưa ra về việc thành lập Đảng Cộng sản khơng được
chấp nhận, đồn đại biểu Bắc Kì bèn rút khỏi hội nghị về nước, rồi ra lời kêu gọi
công nhân, nông dân, các tầng lớp nhân dân cách mạng nước ta ủng hộ chủ trương
thành lập Đảng Cộng sản.
Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội quyết
định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ của

đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
Đông Dương cộng sản Đảng ra đời đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của quần chúng
nên được nhiệt liệt hưởng ứng, uy tín và tổ chức của đảng phát triển rất nhanh, nhất
là Bắc kì và Bắc Trung kì.
Tiếp đó, các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở
Trung Quốc vàở Nam kì cũng quyết định lập An Nam cộng sản Đảng (7-1929).
Sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng (6-1929) và An Nam cộng sản đảng (81929) đã tác động mạnh mẽđến sự phân hóa của Tân Việt cách mạng đảng. Các
đảng viên tiên tiến của đảng Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên cũng tách ra đề thàh lập Đơng Dương cộng sản liên đồn (91929).
Thế là chỉ trong vịng khơng đầy 4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9-1929) đã có 3 tổ
chức Đảng Cộng sản ở Việt Nam lần lượt tuyên bố thành lập.
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng
Việt Nam. Các tổ chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sởđảng trong
nhiều địa phương, và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công
nhân và nông dân. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ với phong trào với
phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng

8


đất, phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương, tạo thành một làn
sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.
Nhưng trong một nước có ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, cơng kích lẫn
nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, gây nên một trở ngại lớn cho phong trào
cách mạng. Tình hình đó nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu
cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng Cộng sản
thống nhất trong cả nước.
Trước tình hình đó, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc có đủ quyền quyết định mọi vấn đề của phong trào cách mạng ở Đông
Dương đã thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng

Cộng sản duy nhất.
4. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng và soạn
thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Từ ngày 3 đến 7-2-1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu
Long (Hương Cảng). Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì hội nghị.
Tham gia hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng, 2 đại biểu An Nam
cộng sản đảng.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, hội nghịđã hồn tồn nhất trí tán thành thống
nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên làĐảng cộng sản
Việt Nam; thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của
Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Nhân dịp thành lập Đảng, Người cũng đã ra Lời
kêu gọi Hội nghị tháng2-1930 của đại biểu các tổ chức cộng sản ởĐông Dương để
hợp nhất Đảng có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
Những văn kiện của Cương lĩnh đầu tiên đó của Đảng đã vạch rõ cách mạng Việt
Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền (sau này gọi là cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn
cách mạng đó kế tiếp nhau, khơng có bức tường nào ngăn cách. Cương lĩnh viết:
"Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổđịa cách mạng đểđi tới xã hội
cộng sản".

9


C. KẾT LUẬN
Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 lấy tên là Đảng Cộng sản Đông
Dương) ra đời năm 1930 là một sản phẩm của cách mạng nước ta, là kết quả của
một quá trình chuẩn bị lâu dài và gian khổ của Nguyễn ái Quốc . Sau 10 năm chuẩn
bịđầy đủ về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, Đảng Mác xít Lênin nít Việt
Nam đã ra đời trong điều kiện hồn tồn chín muồi, bước vào lãnh đạo cao trào

cách mạng trong cả nước, đó chính là nhờ có phương pháp tốt và cơng phu chuẩn
bị chu đáo của Nguyễn ái Quốc . Chính Người và những người cộng sản Việt Nam
đầu tiên đã biết khéo léo kết hợp việc tuyên truyền nguyên lý chủ nghĩa Mác Lênin với cơng tác cổ động chính trị hàng ngày nhằm đưa quần chúng hành động
theo phương hướng vàđường lối của chủ nghĩa mác - xít. Người đã biết thơng qua
đội ngũ những người trí thức cộng sản làm cầu nối đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào
công nhân, nơng dân và trí thức, nhằm "vơ sản hóa" họ vàđã kết hợp phát triển tổ
chức quần chúng yêu nước rộng rãi thành những tổ chức làm hạt nhân cho Đảng
sau này.

10



×