Tam kỳ, tháng 01 năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
TỔ LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài:
Phân tích và làm rõ vai trò, mối quan hệ giữa
dân tộc và Hồ Chí Minh qua luận điểm:" Dân tộc ta,
nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ
Chủ tịch, Người Anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính
người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non
sông đất nước ta"(Trích điếu văn Hồ Chủ tịch-1969)
Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ Đào Văn Thanh
Sinh viên : Nguyễn Thị Minh Quyền
Lớp : ĐHGDTH-K08
Tư tưởng Hồ Chí Minh
I.Mở đầu:
Hồ Chí Minh là một nhà lí luận - thực tiễn, Người xây dựng lý luận,
vạch cương lĩnh, đường lối, chủ trương cách mạng và trực tiếp tổ chức
lãnh đạo thực tiễn. Từ thực tiễn, Người tổng kết, bổ sung để hoàn chỉnh và
phát triển lý luận. Chân lí là cụ thể, cách mạng là sáng tạo; sự sáng tạo
cách mạng của Hồ Chí Minh trước hết là sự sáng tạo về tư duy lý luận, về
chiến lược và đường lối cách mạng. Điều đó giữ vai trò quyết định hàng
đầu đến thắng lợi cách mạng. Từ lý luận và thực tiễn cuộc đời cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy trong bất cứ lĩnh vực nào
cũng nêu cao tấm gương đạo đức của Người. Hồ Chí Minh là người cộng
sản đầu tiên của Việt Nam; người sáng lập, giáo dục, rèn luyện và là lãnh
tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản thân Hồ Chí Minh Là người tìm
kiếm, lựa chọn con đường, vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn cho dân
tộc và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam theo mục tiêu độc lập gắn
liền với chủ nghĩa xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh
chúng ta cần phải nghiên cứu về đạo đức của Người. Đạo đức Hồ Chí
Minh tỏa sáng - sống mãi với non sông đất nước ta, như lời điếu văn truy
điệu do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã đọc tại Lễ tang Bác Hồ ( tháng 9 -
năm 1969): " Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra
Hồ Chủ tịch, Người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm
rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta". Qua lời điếu
văn này có thể nhận thấy được mối quan hệ của Bác với dân tộc ta đó là
mối quan hệ ruột thịt; Bác hết lòng yêu nước thương dân, thương yêu con
người và niềm tin đối với con người hết sức bao la, sâu sắc, tất cả vì con
người. Đó là một nhân sinh quan, một triết lí sống rất nhân văn, là đạo đức
cách mạng của người cộng sản.
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
II. Nội dung:
1. Dân tộc ta, nhân dân ta, đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch.
Giữa thế kỷ XIX (1858), Việt Nam từ nước phong kiến độc lập tự
chủ đã bị chủ nghĩa tư bản Pháp xâm lược, trở thành một nước nửa thuộc
địa nửa phong kiến. Dưới ách thống tri của thực dân Pháp, nhân dân Việt
Nam không có tự do, đã không ngừng nổi lên chống lại chúng. Lớp lớp sĩ
phu và đồng bào yêu nước đã liên tục đứng lên đấu tranh giành độc lập.
Song các phong trào kháng chiến đều bị dìm trong máu lửa. Sau thất bại
phong trào Cần Vương, Văn Thân và những cuộc vận động cứu nước đầu
thế kỷ XX, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối. Cả dân
tộc chìm đứm trong đêm dài nô lệ, tưởng chừng như không thể ra được.
Sứ mệnh lịch sử đặt ra cho cả dân tộc, cho mỗi người yêu nước Việt Nam
lúc bấy giờ là phải tìm ra con đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách
thống trị của thực dân Pháp và tay sai. Trong điều kiện đó, Bác Hồ ( Hồ
Chí Minh) của chúng ta xuất hiện và từ đó tư tưởng của Người đã đáp
ứng được yêu cầu của xã hội bấy giờ.
Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh
nước mất, nhà tan. Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, từ
thưở nhỏ, Hồ Chí Minh đã hấp thụ truyền thống chống ngoại xâm của dân
tộc, nền văn hiến của nước nhà và những tinh hoa văn hóa phương Đông.
Người lại được hưởng nền giáo huấn ''yêu nước, thương nòi'' của gia đình,
truyền thống đấu tranh bất khuất của đất Lam Hồng.
Đây cũng là thời kỳ bọn thực dân Pháp khai thác mạnh mẽ thuộc
địa Đông Dương và ra sức đàn áp phong trào yêu nước để cũng cố địa vị
thống trị của chúng. Sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ đã
cho Nguyễn Tất Thành thấy muốn cứu nước phải tìm một con đường
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
mới.Tư tưởng này cũng xuất phát từ truyền thống yêu nước, cần cù lao
động, anh dũng, sáng tạo trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn
kết, truyền thống văn hóa nhân ái của dân tộc Việt Nam. Những truyền
thống tốt đẹp đó đã hun đúc qua hàng nghìn năm đấu tranh kiên cường và
bất khuất, tự lực, tự cường, thông minh, sáng tạo trong chiến tranh chống
ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, bảo tồn, phát triển nề văn hiến của đất
nước, chống mọi âm mưu thôn tính, đồng hóa của các thế lực xâm lược.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: " Dân ta có một lòng nồng nàng yêu
nước, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".
Chủ nghĩa dân tộc chân chính, chủ nghĩa yêu nước là dòng chảy xuyên
suốt lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính sức mạnh truyền thống đó đã thúc
dục Nguyễn Tất Thành - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Đó
cũng chính là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong
suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng.
Qua đó, ta có thể khẳng định chính đất nước, quê hương và gia đình
đã hình thành nên ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành một nhân cách
giàu lòng yêu nước, nhân ái, thương người, sớm có hòa bảo cứu nước và
thấu hiểu được sức mạnh của ý chí độc lập, tự cường dân tộc.
Mặt khác, Người luôn coi nhân dân là chủ thể của lịch sử, cả đất
nước của mọi quyền lực.Thương dân, yêu dân, kính trọng dân, trên cơ sở
nhận thức rõ vai trò làm chủ của nhân dân và niềm tin sâu xa vào sức
mạnh vô cùng to lớn của nhân dân xuất phát từ cơ sở quán triệt nguyên lý
cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân thực hiện. Cách mạng
là sự nghiệp của quần chúng. Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của mình nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong ột mặt
trận thống nhất rộng rãi chống kẻ thù chug và xây dựng đất nước.Chính
4
Tư tưởng Hồ Chí Minh
điều đó mà người viết nên tác phẩm " Đường kết mệnh", " Cách mệnh là
việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người". Nguyên
tắc nhất quán trong tư tưởng đai đoàn kết của Hồ Chí Minh là: Lấy liên
minh công - nông lầm nền tảng do Đảng lãnh đạo, vừa đoàn kết, vừa dấu
tranh, lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi của nhân dân lao động
làm nền tảng, trên cơ sở kết hợp hài hòa các lợi ích giữa cá nhân và tập
thể, bộ phận và toàn cục, giai cấp và dân tộc, quốc gia, quốc tế. Người
luôn coi trọng quyền làm chủ của nhân dân dù trong các cuộc kháng chiến
hay lúc đất nước giành được chính quyền, giành độc lập.
Là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , chủ tịch
Hồ Chí Minh suốt đời quan tâm đến vấn đề xây dựng Nhà nước sao cho
Nhà nước ta thật sự là của dân, do dân, vì dân.Nhân dân là chủ thể của lịch
sử, làm nên lịch sử; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; mọi quyền
hành, mọi lợi ích đều ở nơi dân, thuộc về nhân dân. Nhà nước ta là nhà
nước của khối đại đoàn kết toàn dân, mà nòng cốt là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân, và đội ngũ trí thức, mang bản chất
giai cấp công nhân, có tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc. Chính nhân
dân là những con người làm nên lịch sử và bảo vệ và xây dựng đất nước.
Nhân dân ta làm nên lịch sử là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Hồ Chí
Minh và của Đảng.
Xuất phát từ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, xuất phát
từ kinh nghiệm của thế giới và từ thực tiễn đất nước ta, Hồ Chí Minh đã
có những quan điểm sáng tạo về dân : Dân là quý nhất, là quan trọng hơn
hết. Người nói: " Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế
giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân".
Các Mác khái quát: " Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con
người vĩ đại của nó, và nếu nó không tìm ra những người như thế…, nó sẽ
nặn ra họ". Đúng vậy, Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là
5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn là sản
phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ.
2. Hồ chủ tịch là anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã
làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.
Tháng 6 - 1911, Hồ Chí Minh đã lên đường đến Pháp. Tiếp đó,
Người đã đến nhiều nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh
và các nước dế quốc như Anh , Mỹ để nghiên cứu và tìm giải đáp cho mục
tiêu đặt ra lúc ra đi. Cuộc hành trình vạn dặm ấy đã giúp người tìm ra cội
nguồn của những khổ đau của nhân loại là ở các nước chính quốc. Nhờ
vào nhận thức rút ra từ thực tiễn gần 10 năm lăn lộn tìm đường cứu nước
khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa của Lênin. Hồ Chí Minh khẳng định co đường cứu nước của
mình : giải phóng dân tộc bằng còn đường cách mạng vô sản, gắn việc giải
phóng dân tộc với giai phóng giai cấp vô sản.
Tháng 12 - 1920, Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp
ở Tua, Hồ Chí Minh đã biểu quyết gia nhập Quốc tế Cộng sản. Người trở
thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.Từ khi trở thành
người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ của Đảng Cộng
sản Pháp và của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đả truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng của mình về nước, chuẩn bị cho việc thành lập
một Đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam.
Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, do việc truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin của Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng Việt Nam có những
chuyển biến mạnh mẽ. Bên cạnh những Đảng theo xu hướng tư tưởng tư
sản, đã xuất hiện nhiều tổ chức yêu nước theo tư tưởng cộng sản. Người
cho lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Từ sau đại hội lần thứ nhất
của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (5-1929), ba tổ chức cộng sản ở
Việt Nam ra đời:Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), An Nam Cộng
6
Tư tưởng Hồ Chí Minh
sản Đảng (mùa thu năm 1929) và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn(1-
1930).Trước tình hình trong một nước có ba tổ chức cộng sản cùng hoạt
động, Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng từ
ngày 3-2-1930 đến ngày 7-2-1930 tại Cửu Long (Trung Quốc).
Hồ Chí Minh khởi thảo chánh cương vắn tắc của Đảng, sách lược
vắn tắc của Đảng, chương trình tóm tắc của Đảng, Điều lệ vắn tắc của
Đảng Cộng sản Việt Nam và lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Người
xác định giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Cách mạng có
hai nhiệm vụ chính : chống đế quốc và chống phong kiến. Năm 1941,
Người kêu gọi mọi người đoàn kết đánh đổ đế quốc và bọn Vệt gian. Cũng
trong thời gian nay Người đã thành lập Mặt Trận Việt Minh nhằm đoàn
kết mọi lực lượng yêu nước.
Bằng những chính sách cụ thể, hợp lòng dân, Việt Minh đã quy tụ
toàn dân dưới ngọn cờ của Đảng do Hồ Chí Minh lãnh đạo, đưa cách
mạng tháng tám năm 1945 thắng lợi. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thay mặt quôc dân tộc đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng
trường Ba Đình (Hà Nội), tuyên bố nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời- nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Thắng lợi của cách mạng tháng tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự
chủ , tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và là thắng lợi vĩ đaị đầu tiên
của tư tưởng Hồ Chí Minh ở một nước thuộc địa , nửa phong kiến.
Cách mạng Tháng Tám thành công , nước Việt Nam bước vào kỷ
nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh được toàn dân bầu
làm chủ tịch nước Việt Nam mới.
Đường lối kháng chiến đúng đắn của Hồ Chí Minh và của Đảng đã
dẫn dắt nhân dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa
cầu , lập lại hòa bình ở Đông Dương.
7
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hòa bình được lập lại, nhưng đất nước tam thời bị chia cắt thành hai
miền. Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng ta đã sớm xác định rõ kẻ thù
chính của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là đế quốc Mỹ, và
vạch ra đường lối cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: miền
Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ; miền Bắc
đã được hoàn toàn giải phóng, từng bước tiến dần lên chủ nghĩa xã hội .
Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa, nửa phong kiến, được một
Đảng Cộng sản lảnh đạo đã cùng một lúc tiến hành hai nhiệm vụ chiến
lược và quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa .
Trong điều kiện ấy, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng phát triển và thấm
sâu vào thực tiển cách mạng Việt Nam.
Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với lịch sử
quang vinh của Đảng Cộng sản Việt Nam, với lịch sử đấu tranh và thắng
lợi của cách mạng Việt Nam trong gần một thế kỷ qua. Chủ tịch là vị anh
hùng lỗi lạc nhất trong lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.
Người sinh ra trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, với lòng yêu nước
thương dân sâu sắc, Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, Người đã
đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, khám phá con đường giải phóng cho dân
tộc Việt Nam, đó là con đường kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với
chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.Từ đó mở ra bước ngoặt vĩ đại
trong lịch sử cách mạng Vệt Nam.
Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành đội
tiên phong vững vàng, sáng suốt của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động Việt Nam. Trong 60 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo
cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Người đã xây đắp nên khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc làm nền
tảng sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù vượt qua khó khăn thử thách. Trước
8
Tư tưởng Hồ Chí Minh
kia và mai sau Người mãi mãi là ngọn cờ tập hợp, vẫy gọi đối với mọi
người Việt Nam yêu nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ và tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
Người là người cha thân yêu của lực lượng vũ trang nhân dân Việt
Nam, đã sáng lập và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam. Người đã
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu
tiên ở Đông Nam Á. Người là chiến sĩ thiên tài đã cùng với Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ, mở ra thời kì sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân cũ và làm thất bại một bước chủ nghĩa thực dân mới, góp
phần tác động sâu sa đến tiến trình lịch sử thế giới . Những cống hiến to
lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc đã
góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa và ngày nay vẫn còn ý nghĩa thực tiễn đối với cuộc đấu tranh vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa của thời đại đã
sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính
Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta và nhân dân ta.Công lao to lớn và sự
nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa Người lên địa vị Người
anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại trong lịch sử Việt Nam và được các
dân tộc đang đấu tranh giải phóng trên toàn thế giới hâm mộ.
Bác ra đi để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng hết sức vẻ
vang và qua cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng cao thượng
và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ của mình. Người còn để lại
cho chúng ta một di sản cực kỳ quý báu. Đó là tấm gương sáng ngời về
phẩm chất đạo đức của cách mạng, tượng trưng cho những giá trị cao đẹp
nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam. Đảng ta là đạo đức, là văn
minh thì Người là đỉnh cao của đạo đức và văn minh.
9
Tư tưởng Hồ Chí Minh
III.Kết luận:
Hồ Chí Minh là một vị anh hùng của dân tộc vĩ đại, người thầy thiên
tài của cách mạng Việt Nam, một nhà Mácxit - Lênin lỗi lạc, nhà hoạt
động xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một chiến sĩ
kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đã
làm sống lại giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp cứu nước
của Người đã xóa bỏ tất cả những tủi nhục nô lệ trên đầu dân tộc ta gần
một thế kỷ. Người đã tìm ra giải pháp đúng đắn đấu tranh giải phóng con
người : " Làm cách nào để giải phóng các dân tộc thuộc địa", Người đã
xác định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù lớn nhất của các dân tộc bị áp bức, và
để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, cần phải thực hiện " đại đoàn kết", " đại
hòa hợp". Giống như Bác từng nói : " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công , đại thành công". Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy đã
mất nhưng ngày nay Người vẫn là ngôi sao sáng trên bầu trời của cách
mạng xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, đang chỉ
đường cho chúng ta bằng ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.Vì thế mỗi
người chúng ta, là thế hệ trẻ cho tương lai cần phải học tập tấm gương đạo
đức và tư tưởng Hồ Chí Minh bằng cách : Nâng cao năng lự tư duy, bồi
dưỡng phẩm chất cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị. Trên cơ sở
những kiến thức đã học cần phải vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng và rèn
luyện bản thân; để đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách
mạng theo con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Có như
vậy, dân mới giàu, nước mới mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
10