Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Quản trị rủi ro phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm của một xí nghiệp phát hiện một lô sản phẩm mới xuất xưởng của tổ sản xuất không đạt yêu cầu là giám đốc sản xuất bạn xử lí ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.54 KB, 18 trang )

Môn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại

Mục lục
Lời nói đầu………………………………………………………...………..1
PHẦN I, NHẬN DẠNG RỦI RO………………………………….….…...2
1.1

Mối

hiểm

hoạ

……………………………………………...

……….2
1.2 Mối nguy hiểm …………………………………………..….…..…3
1.3 Nguy cơ rủi ro ……………………………………………………..3
PHẦN 2: PHÂN TÍCH RỦI RO…………………………………………..4
2.1 Phân tích mối hiểm hoạ …………………………………………...4
2.2 Phân tích nguyên nhân rủi ro……………………………………..5
2.2.1 Nguyên nhân chủ quan…………………………………….…..5
2.2.2 Nguyên nhân khách quan……………………………………...6
2.2.3 Kết hợp của cả hai nguyên nhân trên …………………………7
2.3 Phân tích những tổn thất…………………...……………………..8
2.3.1 Những tổn thất đã xảy ra ……………………………………...8
2.3.2 Đo lường rủi ro ………………………………………...….….8
2.4 Đánh giá các rủi ro …………………………...………….…….….8
PHẦN 3, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC………………………….………….9


3.1 Kiểm soát rủi ro ………………………………………….………..9
3.2 Tài trợ rủi ro ………………………………………………….….10
PHẦN 4: LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
GIÁO DỤC (EECo1)……………………………………………………...11
4.1 Giới thiệu công ty…………………………………………………
11
4.2 Thực trạng quản trị rủi ro tại công ty…………………………..12
Kết luận……………………………………………………………………15


Mơn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại

Lời nói đầu
Trong cuộc sống của chúng ta, luôn luôn tồn tại những cơ hội, thách thức và cũng
không thiếu những rủi ro. Rủi ro trong kinh doanh là những yếu tố bên ngồi chủ thể
kinh doanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, nó có
thể tàn phá các thành quả đang có, điều này bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn
về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình. Tuy nhiên, đơi khi rủi
ro của người này lại chính là cơ hội cho người khác. Hiểu rõ về bản chất của rủi ro, các
nhà quản trị doanh nghiệp có thể coi nó là một phần tất yếu không thể bỏ qua và cũng
không thể tránh khỏi của hoạt động quản trị kinh doanh. Chính bởi lẽ đó, việc đưa ra
những hoạt động nhằm hạn chế, loại bỏ các rủi ro hoặc khắc phục những hậu quả mà rủi
ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh và tạo điều kiện cho việc sử dụng tối ưu các
nguồn lực của doanh nghiệp, giảm thiếu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, của, tài
sản, v.v…là một quá trình minh chứng cho mọi nỗ lực của doanh nghiệp. Và những hoạt
động như thế người ta gọi nó là Quản trị rủi ro.
Với tình huống cụ thể: “Phịng kiểm tra chất lượng sản phẩm của một xí nghiệp phát
hiện một lô sản phẩm mới xuất xưởng của tổ sản xuất không đạt yêu cầu. Là giám đốc

sản xuất, bạn xử lý như thế nào trong tình huống này?”
Chúng em sẽ tiến hành áp dụng những hoạt động trong quản trị rủi ro để có thể nhận
dạng, phân tích, đánh giá và đưa ra những biện pháp để khắc phục cũng như kiểm soát
và tài trợ rủi ro cho tình huống này. Hy vọng, phần nào giúp cho các doanh nghiệp có
thể hiểu được nguyên nhân và từ đó đưa ra những hành động để né tránh, phòng ngừa
hoặc giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất hoặc như kỳ vọng của các nhà quản trị
doanh nghiệp.
Mong nhận được những phê bình, nhận xét và đánh giá của thầy, cô và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trường Đại học Thương Mại


Môn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại

PHẦN I, NHẬN DẠNG RỦI RO
Quản trị rủi ro giúp chủ thể kinh doanh giảm thiểu phần nào thiệt hại mà rủi ro đó
gây ra cho doanh nghiệp của mình. Và một trong những việc đầu tiên và quan trọng là
công tác nhận dạng rủi ro bao gồm: Mối hiểm hoạ, Mối nguy hiểm, Nguy cơ rủi ro.Vậy
trước hết ta cần hiểu nhận dạng rủi ro là gì?
Nhận dạng rủi ro là q trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro
có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghĩa là xác định một
danh sách các rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu bao gồm cả các rủi ro về sự cố
cũng như các rủi ro gắn với quá trình ra quyết định.
Tình huống rủi ro xảy ra ở đây là tại một xí nghiệp kinh doanh và có sản xuất trực
tiếp hàng hóa. Với một xí nghiệp có sản xuất thì việc chế tạo, sản xuất ra hàng hoá được
thực hiện dưới nhiều quy trình và các bước khác nhau nên chắc chắn trong hoạt động
sản xuất để cho ra sản phẩm rất dễ gặp phải những yếu tố bất ngờ về máy móc, nguyên

vật liệu, người lao động tác động v.v…tác động lên. Mà các nhà quản trị cụ thể là các
nhà quản trị sản xuất cũng phần nào lường trước, ước lượng và tiên đốn trước những
khả năng có thể xảy đến. Đang hoạt động sản xuất hàng hoá bình thường, phịng kiểm
tra chất lượng lại phát hiện ra một lô hàng mới xuất xưởng của tổ sản xuất khơng đạt
u cầu. Chính tình huống bất ngờ này đã kéo nhà quản trị sản xuất vào cuộc để giải
quyết vấn đề. Trước khi có thể tìm ra ngun nhân gây ra tình trạng khơng đạt u cầu
của lơ hàng, nhà quản trị sản xuất sẽ tiến hành nhận dạng rủi ro với những nội dung sau:

1.1 Mối hiểm họa
Có thể có nhiều mối hiểm họa bên trong doanh nghiệp hay cụ thể là xí nghiệp sản
xuất này như:
+ Thiết bị, máy móc, dây truyền sản xuất của doanh nghiệp đã lỗi thời, cũ, hỏng,
không đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm.
+ Không tiến hành kiểm tra, bảo quản và bảo dưỡng thường xuyên máy móc, trang
thiết bị phục vụ sản xuất.
+ Máy gặp sự cố, bị sứt mẻ, hỏng hoặc phát sinh yếu tố bất thường hi hữu.
+ Máy móc hoen gỉ, con chíp, phần mềm bị lỗi kỹ thuật nên xử lý sai thông tin, sai
quy trình hoạt động.
+ Khơng có quy trình kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn.
+ Sai xót trong khâu kiểm tra chất lượng dịch vụ.
+ Nguyên liệu đầu vào không đảm bảo chất lượng.
+ Trình độ nhân viên thấp kém. Thiếu hiểu biết về sản phẩm và chất lượng sản
phẩm. Quản đốc của tổ sản xuất có trình độ thấp.


Môn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại

+ Nội bộ trong cơng ty có mâu thuẫn.

+ Do doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính.
Trên đây là các hiểm họa có thể là ngun nhân chính dẫn tới rủi ro cho doanh
nghiệp. Các hiểm họa này luôn luôn tồn tại bên trong mỗi doanh nghiệp.

1.2 Mối nguy hiểm:
+ Thời tiết bất lợi: mưa bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài…. Đây là yếu tố mà
doanh nghiệp khơng thể kiểm soát được.
+ Những sự cố bất thường xảy ra: mất điện, mất nước, chập cháy, hỏa hoạn…
Những sự cố này ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sản xuất của danh nghiệp.
+ Nhà cung ứng gặp khó khăn trong khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào không thể
cung ứng đủ cho doanh nghiệp.
+ Dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp đã cũ chưa bắt kịp với xu thế đổi mới nên
có thể dẫn đến tinh trạng sản phẩm sản xuất ra bị kém chất lượng.
+ Đối thủ cạnh tranh khơng lành mạnh : tìm cách gài gián điệp vào để cố tình phá
hoại dây chuyền sản xuất gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
+ Do nhu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường tăng cao, nhưng doanh nghiệp
lại chưa nắm bắt được cụ thể , chính xác nên có thể dẫn tới những thiếu sót về cải tiến
sản phẩm dẫn tới tình trạng sản phẩm bị lỗi thời.

1.3 Nguy cơ rủi ro
+ Sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu nên sẽ bị sa thải khỏi thị trường do bị lỗi kỹ
thuật, kém chất lượng do vậy doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại về tài sản trong đó có sự thiệt
hại về chi phí sản xuất, chi phí cơ hội cho sản phẩm và đặc biệt là chi phí khắc phục lỗi
kỹ thuật cũng như chi phí sản xuất lại lơ hàng đó
+ Doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng, bị giảm lợi nhuận, kết quả doanh thu bị giảm
sút, sức cạnh tranh trên thị trường yếu
+ Đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng tình thế bất lợi này của doanh nghiệp để tăng khả
năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường
+ Sản xuất có thể bị ngưng trị hoặc chậm tiến độ do vậy sẽ dẫn đến nguy cơ khơng
có đủ sản phẩm để giao hàng đúng hẹn, không thực hiện kịp hợp đồng cho các nhà phân

phối. và nếu số lượng hàng lỗi mà lớn và mức dự trữ không bù để thực hiện hợp đồng
thì doanh nghiệp phải chịu tổn thất rất lớn vì có thể sẽ phải chịu khoản đền bù hợp đồng
+ Doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
+ Hình ảnh, uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường sẽ bị ảnh hưởng rất
lớn
+ Có sự đổ lỗi trách nhiệm cho nhau giữa những người lao động làm cho nội bộ
doanh nghiệp bị mất trật tự, doanh nghiệp khó kiểm sốt nhân sự cũng như cơng việc
trong quá trình sản xuất


Môn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại

+ Nội bộ doanh nghiệp khơng đồn kết có nguy cơ gây bất bình do xử lý bồi thường
khơng cơng bằng giữa cá nhân và phịng ban, nguy cơ bất bình sẽ rất lớn.vì thơng
thường số tiền bồi thường so với tiền lương của người bị bồi thường là rất cao. Đối với
doanh nghiệp sản xuất, thì nguy cơ này thường được biểu hiện bằng đình cơng tập thể
của người lao động gây ảnh hưởng đến tồn doanh nghiệp.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH RỦI RO
Khi đã nhận dạng được những mối hiểm họa, mối nguy hiểm và các nguy cơ có
thể xảy đến với rủi ro do lô hàng không đạt tiêu chuẩn sau khi sản xuất bắt nguồn từ xí
nghiệp. Ta sẽ tiến hành phân tích, nghiên cứu những vấn đề đó, xác định xem nguyên
nhân gây ra những rủi ro là do đâu, phân tích những tổn thất đã, đang, sẽ gặp phải. Và từ
đó có thể xác định được tần suất rủi ro và biên độ rủi ro, cuối cùng phân nhóm rủi ro để
có thể tìm cách kiểm sốt và khắc phục sự cố này.

2.1 Phân tích hiểm họa
+ Thiết bị, máy móc, dây truyền sản xuất của doanh nghiệp đã lỗi thời, cũ, hỏng. Do

các thiết bị đã hết thời hạn sử dụng, dây truyền lỗi thời nhưng vẫn chưa được thay mới
nên tốc độ chậm chạp, thường xuyên trục trặc, hỏng hóc. Hoặc dù chưa khấu hao hết
nhưng không được bảo dưỡng, bảo quản đúng cách. Do vậy tốc độ làm việc không đảm
bảo chất lượng sản phẩm làm ra.
+ Trình độ nhân viên thấp kém. Thiếu hiểu biết về sản phẩm và chất lượng sản
phẩm. Quản đốc của tổ sản xuất có trình độ thấp.
+ Do nhân viên còn lơ là, chưa ý thức được tầm quan trọng của chất lượng thành
phẩm tạo ra. Bỏ quên công đoạn sản xuất, cắt đoạn dây chuyền, vượt tốc độ máy móc
hay khơng nắm rõ quy trình, tiêu chuẩn nên đã tự ý làm sai lệch.
+ Giám đốc quản lý quy trình vơ trách nhiệm, khơng phổ biến cụ thể q trình, tiêu
trí sản phẩm tới nhân viên hoặc chính quản đốc cũng khơng lắm rõ về sản phẩm nên có
những hướng dẫn, điều chỉnh sai lệch. Q trình giám sát lỏng lẻo cũng dẫn tới kết quả
không tốt.
+ Khơng có quy trình kiểm tra chất lượng, xác định trách nhiệm cụ thể các cá nhân
tham gia quy trình sản xuất kinh doanh về đảm bảo chất lượng. Phân công công việc
một cách chung chung, đại khái dẫn tới công nhân không gắn trách nhiệm của bản thân
vào quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
+ Khơng tiến hành kiểm tra thường xuyên máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất.
Không kiểm tra định kỳ hoặc thời gian kiểm tra định kỳ quá lâu dẫn đến máy móc
khơng đáp ứng được nhu cầu về chất lượng dịch vụ.


Môn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại

+ Sai xót trong khâu kiểm tra chất lượng dịch vụ: Mặc dù sản phẩm làm ra đảm bảo
đúng tiêu chuẩn quy định nhưng do không nắm rõ những thay đổi về tiêu chuẩn mới nên
người kiểm tra chất lượng đánh giá dựa trên những tiêu chẩn cũ.
+ Nguyên liệu đầu vào khơng đảm bảo chất lượng: Do q trình vận chuyển, lưu

kho, dự trữ hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào của bộ phận thu mua không thực hiện tốt
như: Bốc dỡ không cẩn thận, để hàng nơi ẩm ướt, nấm mốc, chuột, gián cắn, vận chuyển
cồng kềnh, mạnh tay, không loại bỏ những nguyên vật liệu hư hỏng mà đưa ngay vào
dây chuyền sản xuất nên vật liệu thành phẩm khơng đạt u cầu.
+ Do doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính: Có thể do lạm phát, khủng hoảng kinh
tế hay giá thành nguyên vật liệu đầu vào tăng… Bộ phận thu mua khơng đủ chi phí nên
phải nhập nguyên vật liệu loại 2 không đảm bảo chất lượng hoặc hoạt động kinh doanh
của công ty không tốt nên tìm đến nguồn cung nguyên vật liệu rẻ hơn, chất lượng kém
hơn.
+ Nội bộ trong cơng ty có mâu thuẫn, các tổ sản xuất cố tình làm hại nhau, làm gián
đoạn một khâu nào đó hoặc chuyển hàng kém chất lượng vào lơ hàng đã hồn thành, và
làm xuất hiện sản phẩm lỗi.
Trên đây là các hiểm họa có thể là nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro cho doanh
nghiệp. Các hiểm họa này luôn luôn tồn tại bên trong mỗi doanh nghiệp.

2.2 Phân tích nguyên nhân rủi ro
2.2.1 Nguyên nhân chủ quan:
Là các nguyên nhân liên quan đến sự yếu kém của doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh, đó là các yếu tố về kỹ thuật, máy móc, nguyên nhân từ phía bên trong
doanh nghiệp, về người lao động, các nhà quản trị, tài chính, kinh nghiệm quản lý v.v…
- Lơ sản phẩm của tổ sản xuất đó khơng đạt yêu cầu có thể do một số nguyên nhân
khách quan sau:
+ Trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật cũ hỏng, lỗi thời, dây truyền sản
xuất chưa khoa học trong quá trình sản xuất. Đây là yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng sản phẩm, là nhân tố chính làm cho sản phẩm bị lỗi hỏng, không đảm
bảo yêu cầu và các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra trước đó.
+ Máy gặp sự cố, bị sứt mẻ, hỏng hoặc phát sinh yếu tố bất thường hi hữu làm cho
quá trình vận hành máy không đúng tiêu chuẩn.
+ Khả năng bảo quản hàng hố kém, bảo quản máy móc chưa được tốt dẫn đến tình
trạng gặp lỗi, gặp trục trặc mà khơng phát hiện kịp thời để sửa chữa.

+ Máy móc hoen gỉ, con chíp, phần mềm bị lỗi kỹ thuật nên xử lý sai thơng tin, sai
quy trình hoạt động.
+ Hạn sử dụng của máy móc đã đến thời kỳ đổi máy khác hoặc phải bảo dưỡng, bảo
trì, sửa chữa, nâng cấp, quá tải.


Môn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại

+ Do phân xưởng sản xuất còn chưa chú trọng nhiều đến kiểm soát từng khâu cho ra
sản phẩm.
+ Yếu tố con người cũng có tác động rất lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm. Con người ở đây có thể là do quản đốc, shift leader, line leader của tổ sản xuất có
trình độ chun mơn cịn hạn chế. Bên cạnh đó thao tác làm việc trực tiếp của cơng nhân
sản xuất còn chưa đúng thao tác, kỹ thuật làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản
phẩm. Khả năng, trình độ, kinh nghiệm và nhận thức của người điều khiển máy chưa
tốt.
+ Trách nhiệm của người trực tiếp giám sát sản xuất cịn chưa cao.
+ Ngun nhân cũng có thể do khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm (QC) bị sai sót
trong q trình làm việc.
+ Ngun vật liệu đầu vào khơng đảm bảo chất lượng do q trình vận chuyển, lưu
kho, bảo quản… chưa đúng quy trình kỹ thuật.
+ Có thể do khó khăn về mặt tài chính nên xí nghiệp khơng đủ chi phí để nhập đúng
và đủ nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, cải tiến máy móc, dây chuyền sản
xuất.
2.2.2 Nguyên nhân khách quan:
Là những nguyên nhân do tác động của môi trường vĩ mơ, các yếu tố bên ngồi mà
doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt hay chi phối tác động được. Chính bởi vậy, lơ hàng
sản phẩm mới này có thể khơng đảm bảo yêu cầu và thoả mãn tiêu chuẩn chất lượng vì:

+ Do điều kiện tự nhiên: khơng khí, khí hậu và độ ẩm trong khu vực sản xuất biến
đổi tạo nên sự ẩm thấp làm máy móc bị hỏng, bị chập điện nguồn, con chíp và phần
mềm hoạt động không theo nguyên tắc gây ra hiện tượng xử lý hoạt động vận hành máy
móc khơng chuẩn xác.
+ Những yếu tố bất khả kháng: thiên tai, bão lũ, động đất, lũ lụt, sụt lún đất làm cho
máy móc bị ảnh hưởng. Hoặc có thể làm cho máy móc khơng vận hành được như bình
thường, hàng hóa ngun vật liệu đầu vào không kịp chuyển đến đúng yêu cầu. Bụi bay
vào máy móc, thiết bị, vào hàng hố, hoặc vơ tình bắn các vật bất thường, vật lạ vào
máy, vào nguyên liệu đợi đến sản xuất gây ra hiện tượng nguyên liệu đầu vào không
đảm bảo tiêu chuẩn quy định trước và trong sản xuất.
+ Những sự cố bất thường không nằm trong kế hoạch và mong muốn của xí nghiệp
bất ngờ xảy ra: mất điện, mất nước, cháy, chập nổ cầu trì, cầu giao, nhà đổ, sập mái, đứt
dây có thể tác động đến quá trình sản xuất, vận hành của máy móc làm máy móc khơng
thực hiện đúng chức năng gây ra lỗi trên sản phẩm.
+ Những quy định mới của pháp luật về cách sản xuất, quy trình sản xuất, các quy
định về nhóm hàng hố, tiêu chuẩn cho phép ra đời hàng hoá đã thay đổi khiến cho sản
phẩm đó đang đạt chuẩn tự nhiên có thể bị rơi vào tình trạng lỗi và khơng đạt tiêu chuẩn
như quy định nữa.


Môn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại

+ Yếu tố hi hữu, bất thường: có vật lạ lọt vào máy, rơi vào khu vực để nguyên liêu
hoặc rơi vào khi đang diễn ra hoạt động sản xuất, đóng gói v.v...làm cho hàng hóa bị
thiếu xót hoặc bị biến dạng, lỏng, chập chờn và không đúng như thiết kế như méo, móp,
lõm...
+ Khoa học cơng nghệ thơng tin phát triển nên yêu cầu về hàng hoá cao hơn, phức
tạp hơn, khắt khe hơn và địi hỏi hồn thiện chất lượng sản phẩm hơn dẫn đến việc hàng

hóa của doanh nghiệp rơi vào tình trạng lỗi thời, lạc hậu so với hiện tại.
+ Công nghệ sản xuất, dây truyền sản xuất có nhiều tiến bộ, cải tiến mới trong khâu
chế tạo, thiết kế, sản xuất mà phân xưởng sản xuất chưa kịp nắm bắt, thay đổi cách vận
hành, quy trình sản xuất gây ra hậu quả là sản phẩm không đúng tiêu chuẩn.
+ Nguyên liệu, hàng hoá cung ứng cho đầu vào không đảm bảo chất lượng, sai tiêu
chuẩn, sao quy cách, lỗi hỏng, méo, biến dạng hoặc thiếu hụt ngay từ đầu nên sau khi
trải qua quá trình sản xuất gặp sự cố là điều dễ hiểu.
+ Các nhà cung cứng hàng hố, đối tác gặp khó khăn trong kinh doanh tác động đến
chính hàng hố của họ nên khơng thể cung cấp hàng hố cho xí nghiệp đúng hạn, đúng
giờ, đúng thời điểm, hay chất lượng tương ứng thích hợp mà hai bên đã thỏa thuận, ký
kết hợp đồng đặt hàng từ trước nên làm cho doanh nghiệp không chủ động được trong
quá trình thay đổi nguồn hàng, nhà cung ứng dẫn đến việc sản xuất ra hàng lỗi.
+ Đối thủ cạnh tranh có những ảnh hưởng tác động dẫn đến sự cạnh tranh không
lành mạnh, làm tổn hại đến doanh nghiệp như : tuồn hàng kém phẩm chất, chất lượng
vào doanh nghiệp một cách bí mật, đưa ra những chiêu thức kinh doanh nhằm mục đích
phá hoại doanh nghiệp như làm máy móc vận hành khơng hiệu quả, hoặc sai quy trình.
2.2.3 Kết hợp của cả hai nguyên nhân trên:
Đây có thể được hiểu là những nguyên nhân có sự kết hợp của hai nhân tố chủ quan
và khách quan đã phân tích ở trên. Những nguyên nhân này chỉ xuất hiện khi hai yếu tố
chủ quan và khách quan có quan hệ mật thiết và gây ra rủi ro. Một số nguyên nhân có
thể gặp phải :
+ Máy móc hoạt động tốt nhưng người điều khiển quên khơng thực hiện một thao
tác nào đó trong quy trình sản xuất gây ra hậu quả làm hàng hóa khơng đủ nguyên liệu,
thành phần hoặc bị lỏng, trục trặc, chất lượng giảm sút.
+ Mưa gió, máy móc khơng được che chắn làm nước bắn vào nguyên liệu sản xuất
hoặc máy sản xuất hoặc có thể làm nước tràn (ngập) qua máy.
+ Vệ sinh khu vực máy móc, thiết bị sản xuất không kĩ gây ra bụi bẩn, bám cặn hoặc
làm ẩm các dây vi mạch điện tử, phần mềm của máy móc để tiến hành sản xuất gây lỗi
trên hệ thống và làm hàng hóa bị ảnh hưởng gây ra việc lỗi và không đạt tiêu chuẩn như
đã quy định và như thiết kế.

+ Yêu cầu về nâng cao, chuẩn hóa chất lượng dây truyền, cơng nghệ, sản phẩm
nhưng người quản lý hoặc nhân viên làm việc trực tiếp với máy không thực hiện theo


Môn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại

yêu cầu, quy định mới mà công ty hay cấp trên đã phổ biến. Họ cứ thực hiện sản xuất
chế tạo, chế biến, thiết kế như tiêu chuẩn cũ nên hàng hóa không đúng tiêu chuẩn và
thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng gây ra hậu quả phòng tiêu chuẩn đánh giá
khơng đạt tiêu chuẩn.

2.3 Phân tích những tổn thất
2.3.1 Những tổn thất đã xảy ra:
+ Nhóm I. Sản xuất bị ngưng trệ do khơng tiêu thụ được hàng hóa. Việc khơng tiêu
thụ được hàng hóa làm cho hàng hóa tồn đọng trong kho dự trữ quá nhiều, khiến việc
xản suất của Xí Nghiệp bị ngưng trệ.
+ Nhóm II. Mất khách hàng, giảm doanh thu, thị phần. Đối thủ cạnh tranh lợi dụng
tình hình của xí nghiệp chiếm lĩnh thị phần. Các đối thủ cạnh tranh của xí nghiệp nhân
cơ hội này họ có thể giảm giá sản phẩm đang bán hoặc tung ra thị trường sản phẩm mới
để thu hút khách hàng của doanh nghiệp, làm cho xí nghiệp bị mất khách hàng, giảm
doanh thu, giảm thị phần. Nguy cơ bị phá sản. Do xí nghiệp khơng bán được hàng hóa
nên bị mất khách hang, giảm doanh thu, lợi nhuận, thị phần có thể dẫn tới bờ vực phá
sản.
+ Nhóm III. Sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu nên bị sa thải, loại bỏ ra khỏi thị
trường. Có thể là do sản phẩm bị lỗi mốt, bị sai hỏng, chất lượng kém, giá cả quá cao so
với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh.
+ Nhóm IV. Nội bộ xí nghiệp mâu thuẫn. Do tình hình kinh doanh của xí nghiệp
khơng được khả quan, có thể khiến cho khơng khí làm việc trong xí nghiệp trở nên căng

thẳng, có thể xảy ra mâu thuẫn giữa nội bộ xí nghiệp.
2.3.2 Đo lường rủi ro:

Tần suất RR
Cao

Thấp

Cao

I

II

Thấp

III

IV

Biên độ RR

2.4 Đánh giá các rủi ro:
- Nhóm I: Đây là rủi ro có tần số xuất hiện nhiều, mức độ ảnh hưởng cao, nghiêm
trọng đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp.
- Nhóm II: Tần số xuất hiện thấp, biên độ ảnh hưởng lớn. Tuy rủi ro ít xảy ra nhưng
khi đã xảy ra thì sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


Mơn Quản trị Rủi ro


Trường Đại học Thương Mại

- Nhóm III: Tần suất xuất hiện rủi ro nhiều nhưng biên độ rủi ro thấp. Rủi ro này có
thể thường xuyên xuất hiện nhưng khơng có ảnh hưởng nhiều tới doanh nghiệp.
- Nhóm IV: Tần suất xuất hiện rủi ro thấp, mức độ rủi ro không cao. Rủi ro này
hiếm khi xuất hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ
ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh là thấp.

PHẦN 3, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
3.1 Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro trong sản xuất là kiểm sốt khả năng có thể xảy ra tổn hại và kiểm
soát tổn thất do tổn hại gây ra. Tổn thất có thể là tổn thương đến cơ thể, thiệt hại cho sức
khỏe con người, thiệt hại về tài sản, mơi trường…Như vậy, kiểm sốt rủi ro là một trong
những nội dung chính của hoạt động bảo hộ lao động, và kiểm soát rủi ro vừa là nguyên
nhân vừa là mục tiêu của hoạt động.
* Đối với nguyên nhân bên trong doanh nghiệp:
+ Huấn luyện đào tạo cho người sử dụng lao động và người lao động để: Người sử
dụng lao động nhận thức đẩy đủ, từ đó sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy các hoạt động phòng
tránh rủi ro được hiệu quả trong toàn bộ quá trinh sản xuất; Người chun gia đánh giá
phải có trình độ phân tích, kỹ năng tổ chức để đánh giá một cách chính xác các nguy cơ
rủi ro từ đó đưa ra những giải pháp khả thi phù hợp với điều kiện thực tế; Người lao
động nhận thức được từng hành vi hoạt động của mình, đồng thời dần hình thành kỹ
năng phòng tránh rủi cho bản thân và người xung quanh.
+ Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm: Để đảm bảo cung cấp ra những
sản phẩm đạt chất lượng tốt và sự ổn định trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp phải có quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ trong từng khâu của quá
trình sản xuất, tìm ra nhưng nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm kém chất lượng từ đó
đưa ra những giải phấp sử lý điều chỉnh. Quy trình này phải quy định việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm đầu vào, đầu ra, chất lượng khâu thực hiện, quy định trách nhiệm của

từng khâu trong quá trình sản xuất. Dựa vào quy trình kiểm tra chất lượng này doanh
nghiệp có thể kiểm soát được rủi ro về chất lượng sản phẩm, ngăn chặn kịp thời và truy
cứu nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm có
chất lượng tốt nhất cho khách hang.
+ Xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp một cách đồng bộ phù hợp với điều
kiện thực tế để hạn chế tới mức thấp nhất có thể đối với các nguy cơ rủi ro về trang thiết
bị phục vụ sản xuất gây ra. Đặc biệt, cần tập trung vào các đối tượng là các máy, thiết bị
tham gia vào sản xuất sản phẩm. Chú trọng công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc, trang
thiết bị thường xun đảm bảo trang thiết bị ln trong tình trạng hoạt động tốt nhằm
kiểm soát rủi ro về chất lượng sản phẩm do máy móc và trang thiết bị gây ra.


Môn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại

+ Nếu có sai sót trong khâu kiểm tra chất lượng, sửa đổi kết quả cho đúng và rút
kinh nghiệm.
+ Quản trị khâu vận chuyển, lưu trữ, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào sát sao hơn, sửa
chữa, nâng cấp hệ thống kho bãi, sản xuất để đảm bảo chất lượng nguyên liệu tốt nhất
và có biện pháp thúc đẩy q trình sản xuất thường xuyên, liên tục để tiết kiệm chi phí
lưu kho và chi phí hao mịn hàng hố.
+ Cắt giảm các khâu, các hoạt động kinh doanh không hiệu quả, đi vay tài chính…để
tập trung ngân sách vào việc đảm bảo chất lương nguyên liệu đầu vào, dây chuyền sản
xuất và thành phẩm làm ra đúng tiêu chuẩn.
+ Trực tiếp đứng ra hoặc chỉ đạo người có đủ năng lực đứng ra hoà giải mâu thuẫn
nội bộ doanh nghiệp, xử lý nghiêm minh hành vi phá hoại tài sản của tổ chức với những
nhân viên cố ý tư lợi riêng.
* Đối với nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp:
+ Tổ chức tốt việc dự trữ kho hàng hoá, liên kết tốt với các nhà cung ứng để có

được nguyên liệu đầu vào trong trường hợp khẩn cấp.
+ Nếu do thời tiết, bất thường thì phải loại bỏ lơ hàng đó và tập trung sản xuất lại.
+ Vì sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ nên việc chất lượng sản
phẩm khắt khe hơn là đương nhiên. Nhà quản trị phải nắm, tìm hiểu nghiên cứu thị
trường và xu hướng tiêu dùng để từ đó đưa ra những cải tiến về công nghệ và sản phẩm
kịp thời.
+ Tài trợ nhà cung ứng để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh cung ứng nguồn hàng cho
doanh nghiệp tốt nhất hoặc tìm nhà cung ứng mới.
+ Phân tích nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có hành vi khơng lành mạnh. Cảnh cáo,
yêu cầu bồi thường tổn thất hoặc kiện đối thủ cạnh tranh.
+ Với một số nguyên nhân là sự hi hữu hay bất ngờ, bất thường thì nên có giải pháp
phòng tránh trước như: các thiết bị hỗ trợ khi mất điện như máy nổ, máy phát điện, mất
nước thì cần có các bể dự trữ nước với khối lượng lớn, vệ sinh khu vực để nguyên liệu
và máy móc sạch sẽ. Tốt nhất là kiểm tra kỹ trước khi vận hành máy hoặc cho nguyên
liệu vào quá trình sản xuất.

3.2 Tài trợ rủi ro
- Lập quỹ dự phòng cho những trường hợp cần thiết.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
+ Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
+ Quỹ dự phịng tài chính.
+ Quỹ Bảo lãnh tín dụng (BLTD) cho doanh nghiệp.
- Các khoản dự phòng còn lại khi trích lập được xem là chi phí hợp lý. Trong các
khoản dự phịng đã trích lập nêu trên, Quỹ dự phịng tài chính được trích lập vào lợi
nhuận sau thuế.


Môn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại


- Xin nguồn tài trợ từ các tổ chức tài trợ kinh doanh.
+ Ngồi các cơ chế hỗ trợ tài chính trên, trong giai đoạn cấp bách, doanh nghiệp có
thể tìm kiếm nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hay Quỹ rủi ro. Đến nay có gần
30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn rót vào nội địa
khoảng 4 tỷ USD, trong đó có một số cơng ty quản lý quỹ đầu tư tập chung chính vào
thị trường Việt Nam như Vina Capital, Mekong Capital, Dragon Capital. Khi nhận được
sự tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hay Quỹ rủi ro, doanh nghiệp còn nhận được sự
hỗ trợ xây dựng bộ máy quản lý chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để có thể huy động vốn
thơng qua hình thức này điều kiện đầu tiên và quan trọng đối với doanh nghiệp khởi sự
là phải chứng tỏ được khắc phục và không tái phạm rủi ro, sản phẩm của mình có hiệu
quả, tiềm năng về thị trường sản phẩm, triển vọng tăng trưởng tương lai rất cao.
- Để giúp doanh nghiệp liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, các hội, hiệp hội, câu lạc
bộ doanh nghiệp... đóng vai trị hết sức quan trọng. Khi tham gia vào các hội, hiệp hội,
doanh nghiệp có thể nhận được sự hỗ trợ để nắm bắt kịp thời chính sách, pháp luật,
được tư vấn, trợ giúp về pháp lý. Thông qua hội, hiệp hội, doanh nghiệp có thể liên kết,
hợp tác với nhau để có thể đủ điều kiện sử dụng các công cụ phái sinh như: forwards,
future, options và swaps trong phòng ngừa rủi ro.
- Doanh nghiệp kinh doanh có thể phịng ngừa bằng cách liên kết tham gia các hợp
đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau.

PHẦN 4: LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC (EECo1)
4.1 Giới thiệu công ty:
1. Sư hình thành và Phát triển:
- Cơng ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1 (tên viết tắt tiếng Anh là EECo1) được thành
lập trên cở sở chuyển đổi (CPH) DNNN. Công ty Thiết bị Giáo dục I thành Công ty CP
Thiết bị Giáo dục 1 theo Quyết định số 2690/QĐ-BGDĐT ngày 25/5/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo. Tiền thân của Công ty Thiết bị giáo dục 1 trước đây và
Công ty CP TBGD 1 hiện nay là hợp nhất của nhiều tổ chức, cơng ty, xí nghiệp quản lý,

nghiên cứu đào tạo sản xuất thiết bị - dụng cụ giáo dục…. của Bộ Giáo dục và Đào tạo
từ những năm 1962 cho tới nay.
- Sau khi cổ phần hố, Cơng ty CP Thiết bị Giáo dục 1 có vốn điều lệ là
23.500.000.000 đồng, trong đó:
+ Vốn Ngân sách Nhà nước là : 11.985.000.000 đồng,(51%)
+ Vốn do cổ đơng đóng góp là : 11.515.000.000 đồng.(49%)
- Cơng ty CP Thiết bị Giáo dục 1 được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất,
cung ứng đồ dùng dạy học, thiết bị nhà trường phục vụ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục


Môn Quản trị Rủi ro

Trường Đại học Thương Mại

đào tạo. Cơng ty CP Thiết bị Giáo dục 1 có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế
độc lập, có con dấu riêng và tài khoản riêng hoạt động theo luật Doanh nghiệp.
- Được chuyển đổi từ Công ty Thiết bị Giáo dục I với hơn 45 năm hoạt động, sản
xuất trong lĩnh vực thiết bị giáo dục, hiện nay Công ty CP Thiết bị Giáo dục 1 là một
công ty cung cấp thiết bị giáo dục hàng đầu ở Việt Nam với đội ngũ nhân viên có chất
lượng, quy mô hoạt động kinh doanh lớn, là đại lý cho nhiều hãng thiết bị thí nghiệm,
thiết bị khoa học kỹ thuật và các hãng máy tính lớn có tên tuổi, Công ty luôn được
khách hàng trong cả nước tin cậy.
- Cơng ty CP Thiết bị Giáo dục 1 có nhiều hoạt động sâu và rộng trong nhiều lĩnh
vực phục vụ phát triển ngành giáo dục và đào tạo. Công ty CP Thiết bị Giáo dục 1
không những chỉ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ thương mại mà còn đầu tư lớn vào việc
ứng dụng chuyển giao công nghệ vào sản xuất phát và lắp ráp thiết bị thí nghiệm; phát
triển phần mềm ứng dụng góp phần tạo nên một nền móng cho cơng nghiệp thiết bị giáo
dục đặc thù Việt Nam. Công ty CP Thiết bị Giáo dục 1 đã xây dựng được cho mình một
hệ thống các Trung tâm, Phòng ban và Xưởng sản xuất với đội ngũ cán bộ, cơng nhân
viên giàu kinh nghiệm, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm đáp ứng kịp thời và đầy

đủ các nhu cầu dạng của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ. Từ năm 2000 đến nay,
Công ty CP Thiết bị Giáo dục 1 đã cung cấp sử thiết bị dạy học theo chương trình dạy
học lớp 1 - lớp 6, lớp 2 - lớp 7, lớp 3 – lớp 8, lớp 4 – lớp 9, lớp 5 – lớp 10, lớp 11 và lớp
12 cho các Sở GD & ĐT và tập huấn sử dụng hàng ngàn giáo viên chủ chốt của các
trường THCS, THPT trong cả nước.
2. Sản phẩm chính:


Môn Quản trị Rủi ro
Mại

1.
2.
3.
4.
5.

Bàn học sinh Tiểu học, Mẫu giáo
Bàn, ghế học sinh THCS
Bàn, ghế học sinh THPT và Đại học
Bàn GV, văn phòng, bục giảng
Ghế GV, học sinh, văn phòng

Trường Đại học Thương

6. Tủ sắt, tủ văn phòng
7. Thư viện tiểu học
8. Thư viện THCS, THPT và Đại học
9. Giường ký túc xá sinh viên
10. Bảng chống lóa



Môn: Quản trị Rủi ro

Bài thảo luận

4.2 Thực trạng quản trị rủi ro tại công ty:
- Trong quý II năm 2009, công ty Cổ phần thiết bị giáo dục I có nhận được nhiều
đơn đặt hàng từ các trường học. Do gần vào năm học nên công việc rất gấp rút. Công
nhân luôn phải làm việc thêm giờ, làm cả ngày nghỉ để kịp giao sản phẩm cho các đơn
vị đặt hàng.
- Ngày 25/07/2009, Phòng kiểm tra chất lượng của công ty đã tiến hành kiểm tra một
lô hàng Bảng di động lên xuống mang mã số BA- 103 có khung bằng nhơm chun
dụng, tấm lót được phủ sơn tĩnh điện, bảng có hai tấm có thể chuyển động lên xuống.
- Trong q trình kiểm tra, các nhân viên phịng kiểm tra chất lượng của cơng ty
nhận thấy có 84 tấm bảng của lô hàng chuẩn bị giao cho khách hàng này có vấn đề về
chất lượng sản phẩm. Khi kiểm tra kỹ thì thấy ở góc trái của các tấm bảng đều có những
vết xước dài trên mặt bảng giống nhau. Việc này được báo cáo lên trưởng phòng kiểm
tra chất lượng và cùng xem xét vấn đề, nguyên nhân dẫn đến các tấm bảng bị xước.
- Sau khi trưởng phòng kiểm tra chất lượng biết đến sự việc, ông tiến hành gọi điện
ngay cho trưởng phòng sản xuất thơng báo tình hình và u cầu phịng sản xuất tiến
hành xác định nguyên nhân gây ra sự cố không đạt tiêu chuẩn này. Trưởng phịng sản
xuất thơng báo cho các nhân viên và cùng một số nhân viên tiến hành kiểm tra lại toàn
bộ sản phẩm. Khi kiểm tra và phát hiện mã hàng BA- 103 có 84 chiếc bảng cuối cùng bị
lỗi cịn trước đó các sản phẩm khác đều khơng gặp sự cố nào. Từ đó, trưởng phòng sản
xuất đã điều tra kỹ khu vực sản xuất và tìm ra nguyên nhân:
+ Chiếc máy ép bảng đã làm việc quá công suất do thời gian này công ty có nhiều
đơn đặt hàng, máy ln hoạt động với cơng suất cao 24/24h nên bị nóng và bị cong vênh
lưỡi ép bề mặt.
+ Máy móc làm việc với cơng suất cao, trong thời gian dài lại ko được bảo dưỡng

nên bị lỗi hệ thống sơn phủ. Trên thanh chổi sơn của máy có vướng một sợi dây sắt, đây
là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khi chổi sơn quét lên bề mặt bảng đã gây ra hiện
tưởng kéo một vệt xước dài trên góc trái của bảng.
+ Hơn nữa công nhân của công ty trong thời gian này luôn phải làm việc với cường
độ cao, phải làm thêm giờ nên tinh thần và sức khỏe bị ảnh hưởng gây mất tập trung vào
cơng việc. Xảy ra tình trạng cịn thiếu trách nhiệm trong khâu giám sát hoạt động của
máy sản xuất và khâu kiểm tra lại sản phẩm lần cuối.
+ Mặt khác, có nhiều khách hàng đặt hàng với số lượng lớn nên công ty cố gắng làm
nhanh để kịp giao hàng cho khách dẫn tới việc cẩu thả là khó tránh khỏi.
+ Tổ trưởng tổ sản xuất lơ là, vô trách nhiệm với công việc giám sát của mình nên đã
khơng thấy sai xót trong q trình sản xuất hàng để khắc phục kịp thời.
- Sau quá trình kiểm tra lại tồn bộ ngun nhân, trưởng phịng sản xuất đã xác định
những tổn thất mà công ty gặp phải khi xảy ra sự cố về lỗi sản phẩm:


Môn: Quản trị Rủi ro

Bài thảo luận

+ Để xảy ra sự việc này đã làm ảnh hưởng rất lớn tới cơng ty. Đó là cơng ty phải tiến
hành cho sửa chữa, bảo dưỡng máy móc. tiến hành làm lại số sản phẩm bị lỗi nên tốn
chi phí.
+ Chi phí sửa chữa máy móc, chi phí ngun vật liệu làm lại.
+ Hơn nữa sẽ ảnh hưởng tới tiến độ công việc và thời hạn giao hàng đã thỏa thuận
trong hợp đồng. Nếu lô hàng được giao cho khách hàng mà công ty không phát hiện ra
lỗi sẽ ảnh hưởng tới uy tín của cơng ty: sẽ bị mất khách hàng và doanh thu, thị phần
cũng sẽ giảm xuống và nguy cơ nguy cơ mất đi thương hiệu.
+ Khi đó tình hình sản xuất của công ty sẽ bị ngưng trệ do các khách hàng khác biết
được thơng tin này có khả năng hủy hợp đồng là rất lớn, đôi khi sẽ làm cho cơng ty mất
uy tín, mất khách hàng, mất thị phần trên thị trường.

- Để tránh được những rủi ro có thể xảy đến với cơng ty thì trước hết biện pháp để
khắc phục sự cố lỗi sản phẩm này, công ty đã tiến hành:
+ Làm lại ngay số sản phẩm bị hỏng đó để đảm bảo thời gian giao hàng cho khách
hàng.
+ Bên cạnh việc công nhân làm thêm giờ thì cơng ty có chế độ đãi ngộ hợp lý để họ
hăng say và tích cực hơn nữa trong cơng việc.
+ Máy móc, trang thiết bị cần ln được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên.
+ Tổ trưởng tổ sản xuất phải ln giám sát, kiểm tra q trình làm việc của công
nhân để kịp thời chỉnh sửa những sai sót.
+ Đồng thời, để ưu tiên cho tiến độ sản xuất lại hàng giao cho khách hàng đúng thời
hạn nên tạm thời cơng ty đưa ra hình thức khiển trách người giám sát sản xuất trực tiếp
lô hàng, để làm xong, hòan thiện sản phẩm giao cho khách hàng rồi sẽ đưa ra biện pháp
giải quyết thích hợp.
+ Sau đó tiến hành đánh giá và quy kết trách nhiệm, thưởng phạt cơng minh với từng
nhân viên có liên quan để cảnh cáo và khuyến khích tinh thần làm việc của họ tốt hơn.
 Việc kiểm tra phát hiện ra sự cố lỗi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của bộ phận
kiểm tra chất lượng đã góp phần giúp cho bộ phận sản xuất tìm ra được lỗi nghiêm trọng
của mình trong q trình sản xuất hàng hóa. Đồng thời, trưởng phịng sản xuất đã nhanh
chóng xác định ra ngun nhân của sự cố này nên đã kịp thời khắc phục được sự cố tuy
làm tổn thất cho công ty một phần chi phí sai hỏng khơng hề nhỏ nhưng hàng hóa đạt
tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng vẫn được giao cho khách hàng đúng thời hạn và số
lượng như đã cam kết. Không làm cho công ty mất đi uy tín với khách hàng và cũng
khơng mất đi thị phần vốn có trên thị trường.
 Nên có thể nói, công ty cổ phần thiết bị Giáo dục đã thành cơng trong việc đánh
giá, tìm ra ngun nhân và kiểm sốt những rủi ro mà cơng ty đang gặp phải. Và đó là
một trong những điều quan trọng giúp cơng ty thành công hơn nữa trong mọi lĩnh vực


Môn: Quản trị Rủi ro


Bài thảo luận

kinh doanh sản xuất của mình, khẳng định vị trí và thương hiệu đi đầu, ln giữ được uy
tín trong lịng tin của khách hành về những sản phẩm mà công ty cung ứng và bán ra thị
trường.

KẾT LUẬN
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh bn bán và sản xuất là điều khó tránh khỏi nếu
khơng muốn nói là khơng thể tránh với các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.
Những rủi ro có thể là do nguyên nhân bên trong doanh nghiệp, điều này có thể kiểm
sốt trong phạm vi nào đó khả năng của chính doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, với những
nhóm rủi ro có ngun nhân từ bên ngồi doanh nghiệp, mang tính vĩ mơ hoặc bất ngờ
hi hữu thì thực sự nó đã vượt quá khả năng mà một doanh nghiệp kiểm sốt được. Gặp
những tình huống như thế, các doanh nghiệp chỉ cịn cách là tìm các giải pháp để giảm
thiểu và hạn chế tối đa tổn thất mà thơi. Với một xí nghiệp sản xuất, việc cho ra những
hàng hoá đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng là điều quan trọng hàng đầu tuy nhiên đôi khi
gặp phải rủi ro bất ngờ là điều dễ biết trước. Chính bởi vậy, là các nhà quản trị sản xuất
thì cần phải có nhận thức đúng đắn về những mối hiểm hoạ, mối nguy hiểm và các nguy
cơ có thể xảy ra với những hoạt động tác nghiệp mà mình quản lý, phụ trách. Từ đó, xác
định được những phương hướng, biện pháp để mong nhằm né tránh những rủi ro đó
càng nhiều càng tốt. Bớt được những rủi ro không mong muốn là giảm thiểu được đáng
kể những khoản chi phí khơng cần thiết, từ đó doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng
mọi mặt từ nguyên vật liệu, hàng hoá, quy trình hoạt động, cơng nghệ, kỹ thuật, dây
chuyền cho đến việc cải thiện, đào tạo kỹ năng và kinh nghiệm cho người lao động. Có
như vậy, doanh nghiệp mới thực hiện được sứ mệnh mục tiêu của mình và làm thoả mãn
hài lòng nhu cầu của khách hàng trong hiện tại và tương lai.
Trên đây là những phân tích, đánh giá của chúng em về việc áp dụng quản trị rủi ro
trong xử lý tình huống sản phẩm lỗi hỏng. Đứng trên cương vị là một nhà quản trị sản
xuất đưa ra hoạt động nhằm quản trị những rủi ro các doanh nghiệp kinh doanh trên thị
trường có thể gặp phải, chúng em thấy mình cịn nhiều hạn chế và sai xót. Mong thầy,

cơ và các bạn nhận xét và góp ý thêm để chúng em có thể hồn thiện bài thảo luận của
mình tốt hơn nữa!


Môn: Quản trị Rủi ro

Bài thảo luận



×