Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và lân đến năng suất chất lượng của cải bẹ đông dư tại gia lâm hà nội 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.91 KB, 52 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của nước ta cây rau chiếm một tỉ
trọng lớn. Đây là loại cây rễ trồng, thời gian canh tác ngắn, chi phí sản xuất thấp
nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó cây rau ăn lá chiếm trên 70% về
diện tích và trên 80% về sản lượng.
Cải bẹ (Brassica juncea L.) thuộc họ thập tự, là loại cây có hàm lượng
dinh dưỡng cao và giá trị sử dụng lớn, có hai dạng: dạng sử dụng hạt để lấy dầu
và dạng dùng làm rau. Với giá trị kinh tế và sử dụng cao, rau cải bẹ là loại rau
được ưa chuộng trong nước ta. Trong những năm gần đây Viện Nghiên cứu rau
quả đã có nhiều dự án thu thập và bảo tồn nguồn gen một số giống rau địa
phương, trong đó có cây rau cải bẹ Đông Dư nhằm bảo tồn, phục tráng, cải tiến
kỹ thuật sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng của cây trồng.
Thực tế sản xuất cho thấy, trong các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm
sóc cây trồng, bón phân là một biện pháp kỹ thuật quan trọng có ảnh hưởng rất
lớn đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng các loại rau nói chung và cây rau
cải bẹ nói riêng . Phạm Minh Tâm (2001)[15], cho thấy năng suất cải bẹ xanh
tăng dần khi tăng lượng N bón và cao nhất ở mức bón 150kg N/ha đạt 40 tấn/ha.
Cải bẹ Đông Dư là giống đặc sản của vùng Đông Dư-Gia Lâm, người dân sản
xuất cải bẹ chủ yếu dựa theo theo kinh nghiệm truyền thống như nhìn trạng thái
của cây để bón phân, tưới nước...Kết quả điều tra năm 2010 của Viện Nghiên
cứu Rau quả về thực trạng sản xuất cây rau cải bẹ Đông Dư tại xã Đông Dư-Gia
Lâm, cho thấy trong q trình sản xuất, nơng dân thường bón phân chưa hợp lý,
cịn thiên về bón đạm làm mất cân đối về dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây, cây dễ bị nhiễm các loại sâu bệnh hại dẫn đến năng suất còn hạn


1


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

chế, chất lượng sản phẩm chưa cao. Đặc biệt việc bón quá nhiều đạm hoặc bón
quá gần ngày thu hoạch, lạm dụng thuốc BVTV chính là nguyên nhân khiến dư
lượng thuốc trừ sâu và dư lượng nitrat tích lũy trong cây cải bẹ vượt quá mức
cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Ở nước ta hiện đã có
nhiều tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng
của cây rau cải bẹ như: Phạm Minh Tâm (2001), Ngô Thị Hạnh (2010)... Tuy
nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành trên cây rau cải bẹ Đông Dư.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, nhằm góp phần nâng cao năng suất và chất
lượng đồng thời đảm bảo vệ sinh ATTP cho cải bẹ Đông Dư ở địa phương
chúng tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và lân đến
năng suất chất lượng của cải bẹ Đơng Dư tại Gia Lâm - Hà Nội.”
1.2.

Mục đích và u cầu

1.2.1. Mục đích
Xác định liều lượng bón đạm và lân thích hợp cho giống cải bẹ Đơng
Dư trồng tại Gia Lâm nhằm đạt năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn
về dư lượng NO3- trong sản phẩm.
1.2.2. Yêu cầu
+ Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của giống cải bẹ Đơng Dư
ở các mức bón đạm và lân khác nhau.
+ Đánh giá khả năng cho năng suất và chât lượng của giống cải bẹ Đông

Dư ở các mức bón đạm và lân khác nhau.
+ Xác đinh được mức bón đạm và lân tối ưu cho sản xuất rau cải bẹ Đơng
Dư an tồn và hiệu quả.

2


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
+ Kết quả của đề tài góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật bón phân, bổ
sung tài liệu cho cơng tác nghiên cứu và giảng dạy về cây cải bẹ.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm tăng năng suất cho giống
cải bẹ Đông Dư thông qua biện pháp kỹ thuật bón phân, đồng thời đảm bảo an
toàn về dư lượng NO3- trong sản phẩm.

3


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Vai trò của phân đạm, lân và thực trạng tồn dư NO 3- trong rau xanh tại
Việt Nam
2.1.1. Vai trò của phân đạm với cây rau
Theo Nguyễn Như Hà (2006) [10], đạm là yếu tố dinh dưỡng cơ bản,
thành phần chính của protein, đạm là thành phần quan trọng của các hợp chất
hữu cơ có ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau
như diệp lục, các acid nucleic, các men và bazo đạm…Mặt khác, đạm còn là yếu
tố cơ bản của q trình quang hợp và đồng hóa cacbon. Đạm làm cho cây nhanh
chóng bén rễ, hồi xanh sau trồng, đẩy nhanh quá trình hình thành thân lá, thúc
đẩy quá trình quang hợp, sinh trưởng, phát triển của cây, kéo dài thời gian sinh
trưởng cần thiết và tuổi thọ của lá.
Đạm có vai trị quyết định trong việc hình thành các bộ phận sử dụng của
cây rau, quy định năng suất, chất lượng rau. Thừa hoặc thiếu đạm đều ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây rau.
Thiếu đạm cây còi cọc, thân lá nhỏ bé, cây rau kéo dài thời kỳ ra nụ, ra
hoa, ra quả. Thiếu đạmlá chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt, các gân
chính của lá bị mất màu, cuối cùng thân khơ héo rồi chết. Vì vậy, thiếu đạm làm
giảm làm giảm năng suất và chất lượng cây nghiêm trọng.
Thừa đạm làm kéo dài thời gian sinh trưởng thân lá, rau chậm chín sinh
lý, làm chậm thời gian thu hoạch, làm cho thân lá quá non, mềm, tế bào chứa
nhiều nước làm giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận. Thừa đạm
còn làm cho dư lượng nitrat tồn dư cao trong các bộ phận của cây rau và gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe người và vật sử dụng rau đó.

4


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52


Nhu cầu đạm của các loại rau đều rất cao. Đối với loại rau ăn lá như cải bắp,
cải xanh, cải bẹ… Đạm là yếu tố dinh dưỡng quyết định nhất tới năng suất và
chất lượng. Vì vậy với những loại rau này, đạm được dùng với lượng cao hơn so
với các loại rau khác. Đối với các loại rau ăn củ, quả thì đạm chỉ quan trọng và
có tác dụng tốt ở giai đoạn sinh trưởng thân lá, còn khi chuyển sang giai đoạn
sinh trưởng sinh thực thì nhu cầu đạm thấp và việc cung cấp thừa nito ở giai
đoạn này có thể gây tác hại làm rụng hoa, quả non…làm giảm năng suất đồng
thời có thể làm tăng hàm lượng NO3- trong sản phẩm.
Theo P Kundlo (1975) nhu cầu bón đạm của các loại rau được phân thành 4
nhóm sau:
+ Rất cao (200-400kg N/ha): Súp lơ, cải bắp đỏ, cải bắp sớm.
+ Cao (150-180hg N/ha): Cải thìa, bí đỏ, cà rốt muộn, cải bắp.
+ Trung bình (80-100kg N/ha): Cải bao, dưa chuột, su hào, đậu rau, cà rốt
sớm, cải bẹ xanh.
+ Thấp (40-80kg N/ha): Đậu trắng, đậu Hà Lan, hành ta.
Theo Nguyễn Như Hà (2006) [10] dạng phân đạm thích hợp với rau là
phân nitrat do làm rau phát triển nhanh, sớm cho thu hoạch nhưng dễ bị rửa trơi,
phân đạm sunphat amon thích hợp cho các loại rau có nhu cầu lưu huỳnh cao.
Tuy nhiên đạm Ure được dùng phổ biến trong trồng rau do khả năng sử dụng đa
dạng của nó.
2.1.2. Vai trị của phân lân với cây rau
Lân có vai trị quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong
thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của
cây. Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prơtêin, tham gia vào q trình
tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn
sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu

5



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây
ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với
các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống
một số loại sâu bệnh hại v.v… Ở một số loại đất trên nước ta, lân trở thành yếu
tố hạn chế đối với năng suất cây trồng. Thiếu lân không những làm cho năng
suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hiệu quả của phân đạm. Hiệu suất của phân
lân khá cao. Bón quá nhiều phân lân trong nhiều trường hợp có thể làm cho cây bị
thiếu một số nguyên tố vi lượng. Vì vậy, cần bón thêm phân vi lượng, nhất là Zn.
2.1.3. Thực trạng tồn dư NO3- trong rau xanh tại Việt Nam
Hàm lượng NO3- là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ an
toàn của sản phẩm rau xanh.
Theo Đặng Thu An (1998) [1], khi khảo sát chất lượng rau ở các chợ nội
thành Hà Nội cho thấy 30 trong 35 loại rau phổ biến có tồn dư NO 3- vượt trên
500mg/kg. Các loại rau như cải xanh, cải Đông Dư, rau đay, rau dền, củ cải…
khơng có mẫu nào có tồn dư NO3- dưới 500mg/kg. Theo tác giả, rau bán trên thị
trường có thể phân chia thành 3 nhóm chính:
+ Nhóm 1: Nhóm có tồn dư NO 3- rất cao (>1200mg/kg tươi) gồm cải
xanh, cải cúc, cải Đông Dư, rau dền, rau đay, cải trắng
+ Nhóm 2: Nhóm có tồn dư NO 3- cao (từ 600-1200mg/kg tươi) gồm bắp
cải, cải củ, mồng tơi, các loại rau gia vị, xà lách, su hào.
+ Nhóm 3: Những loại rau có tồn dư NO 3- <600 mg/kg tươi gồm hành,
rau nuống, cải xoong, bí đỏ, đậu các loại.
Kết quả phân tích các mẫu rau phổ biến ở các tỉnh phía nam của Bùi
Cách Tuyến và Cs (1998) [17] cho thấy:
+ Nhóm rau ăn lá: cải bắp, cải thảo có tồn dư NO 3- vượt quá tiêu chuẩn

quy định, chiếm tỉ lệ lớn nhất (58-61%).

6


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

+ Nhóm rau ăn quả: có khoảng 52% mẫu cà chua, 47% mẫu đậu Coove
và 34% mẫu đậu hà lan đem phân tích có tồn dư NO3- vượt q mức cho phép.
Kết quả nghiên cứu tồn dư NO3- trong rau trồng tại các huyện ngoại thành
Hà Nội của Vũ Thị Đào (1999) [8] cho thấy: hàm lượng NO3- ở rau ăn lá họ thập
tự cao nhất, vượt ngưỡng cho phép 2 lần, chỉ trừ có mướp quả có hàm lượng
NO3- dưới ngưỡng quy định; đối với rau ăn củ , tồn dư NO3- cũng khá cao, vượt
ngưỡng quy định từ 2 lần (khoai tây, củ đậu) đến 5 lần (su hào); trong 7 loại rau
gia vị có ớt cay có hàm lượng NO3- dưới ngưỡng quy định.
2.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau cải bẹ
2.2.1. Yêu cầu điều kiện nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Cây có thể sinh trưởng trong một khoảng nhiệt độ khá rộng
vì vậy các loại cây trồng khác nhau tồn tại những điểm tối thấp và tối cao khác
nhau. Trong giới hạn nhiệt độ sinh trưởng của cây, cây trồng sinh trưởng và phát
bình thường. Cải bẹ là loại cây có khả năng chịu lạnh, nhiệt độ thích hợp từ 15220C. Khi nhiệt độ tăng quá cao khả năng sinh trưởng của cây giảm dần, cây sẽ
ra hoa và kết quả sớm. Bên cạnh đó nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới hàm lượng
NO3- trong rau. Nhiệt độ quá cao gây trở ngại cho quá trình khử nitrat ở rễ
nên hàm lượng nitrat trong rau sẽ cao (Phan Thị Thu Hằng (2008)[14]).
2.2.2. Yêu cầu về ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với thực vật, Các loại cây trồng
khác nhau yêu cầu điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có loại cây ưa sáng, cần có

ánh sáng trực tiếp tác động vào. Có loại ưa bóng, chúng sống ở dưới tán của các
cây ưa sáng và chỉ cần ánh sáng tán xạ là đủ. Ánh sáng làm cho nhiều quá trình
phát sinh hình thái xuất hiện: Tạo lơng ở biểu bì, hình thành antoxyan ở tế bào

7


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

dưới biểu bì, hình thành diệp lục ở lá…Khi cây trồng sinh trưởng trong điều
kiện thiếu ánh sáng, cây thường mọc vống, yếu và cho năng suất thấp..
Ánh sáng cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng tới sự tích lũy nitrat
trong rau xanh. Theo Phan Thị Thu Hằng (2008)[14] cho biết: Trong giai đoạn
cuối chuẩn bị thu hoạch, nếu gặp thời tiết lạnh, trời âm u thì khả năng tích luỹ
NO3- rất lớn. Cây trồng trong điều kiện bình thường có dư lượng NO 3- thấp
hơn cây trồng trong nhà kính từ 2 - 12 lần, nhất là các cây rau ăn lá, với
cùng một lượng phân đạm cải bắp trồng trong nhà kính có hàm lượng NO 3- cao
hơn so với khi trồng ngoài đồng (Venter và cs, 2007).
Thời gian chiếu sáng trong ngày dài thì hàm lượng nitrat trong cây sẽ giảm,
nếu giảm mức chiếu sáng 20% thì hàm lượng nitrat trong quả dưa chuột tăng lên
2,5 lần (Cantlife, 1972).
Cây rau cải bẹ là cây ưa sáng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời kỳ
sinh trưởng cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp. Mặt khác để hạn chế sự tích
lũy nitrat trong cây cần trồng cây tại những nơi có đủ ánh sáng.
2.2.3. Yêu cầu về ẩm độ
Nước rất cần cho sự trương nước ở pha phân chia và lớn lên của TB, các
q trình sinh lí và trao đổi chất của cây rau. Là yếu tố tác động lên cơ chế đóng
mở gen. Nước là yếu tố bắt buộc của mọi quá trình sống. Thiếu nước sẽ ức chế

sinh trưởng – phát triển của cây mạnh mẽ. Nước ảnh hưởng đến sự ra hoa, thụ
phấn, thụ tinh, sự đậu của hoa quả…Đặc biệt với các loại rau ăn lá nhu cầu nước
của cây cao hơn so với các loại cây ăn hoa và ăn quả do có chỉ số diện tích lá
cao. Độ ẩm đất thích hợp cho cây cải bẹ là từ 75-85%, ẩm độ khơng khí khoảng
80-90%. Đất q ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì bộ
rễ hoạt động trong điều kiện yếm khí.

8


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

2.2.4. Yêu cầu về đất
Cải bẹ ưa đất thịt nhẹ, cát pha, tốt nhất là đất phù sa bồi, có độ pH= 5,66,0. Đất trồng có ảnh hưởng lớn tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây. Đất
tơi xốp, thống khí , có độ ẩm thích hợp cho q trình oxy hóa, cây rau sẽ dễ hấp
thu dinh dưỡng hơn (Phan Thị Thu Hằng (2008)[14]).
2.2.5. Yêu cầu về dinh dưỡng
Để tăng năng suất cho cây, bón lót phân chuồng cho rau cải bẹ là một yêu
cầu quan trọng. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại đất trồng mà tiến hành
bón phân chuồng cho rau cải bẹ với lượng khác nhau. Thơng thường lượng phân
chuồng bón cho 1ha rau cải bẹ từ 10-20 tấn.
Trong điều kiện đất đai cụ thể thì tỷ lệ các nguyên tố NPK trong phân bón
cho cải bẹ là khác nhau. Cải bẹ là cây địi hỏi bón nhiều phân, trừ lân. Cây sẽ
sinh trưởng và phát triển kém nếu N không được cung cấp đầy đủ. Ngược lại
nếu dư N có thể gây ra hiện tượng thối nhũn ở bên trong.
Nếu thiếu K có thể gây nên hiện tượng bạc mép lá và giảm phẩm chất của
cây. Nhưng khi bón thừa K làm cây không hút được đầy đủ các chất dinh dưỡng
khác như magie, natri v.v.. Cây rau cải bẹ có yêu cầu cao đối với S và rất nhậy

cảm với sự thiếu hụt Mg và B.
2.3. Kết quả nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của liều lượng bón đạm
đến năng suất, chất lượng và khả năng tồn dư NO3 trong rau xanh
Ở Việt Nam do chạy theo năng suất và lợi nhuận, người sản xuất đã lạm
dụng phân đạm quá nhiều. Trong khi sử dụng phân đạm theo chiều hướng gia
tăng thì việc sử dụng phân lân và phân kali rất ít, phối hợp theo tỷ lệ khơng
hợp lý điều đó đã làm cho hàm lượng nitrat trong cây rau thương phẩm rất cao.
Kết quả điều tra ở 3 huyện Thanh Trì, Gia Lâm và Đơng Anh của thành phố Hà
Nội năm 2000, Đinh Văn Hùng và cs (2005) [18] cho biết: nông dân sử dụng

9


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

lượng đạm lớn và mất cân đối với phân lân và kali; đặc biệt đối với cây rau đậu,
lượng phân đạm sử dụng phổ biến ở mức 500 kg N/ha với xu hào, bắp cải là
550 kg N/ha, cà chua là 640 kg N/ha.
Đặng Thu Hoà (2002) [19] khi khảo sát tình hình sử dụng phân bón cho
rau ở một số vùng chuyên canh rau của Hà nội cũng cho kết quả tương tự,
lượng phân đạm nông dân sử dụng thường gấp từ 2-3 lần so với qui trình sản
xuất rau an tồn, trong khi đó phân lân và kali sử dụng rất ít thậm chí khơng sử
dụng.
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định sử dụng lượng lớn phân đạm và
không hợp lý là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng nitrat cao trong sản phẩm.
Theo Tạ Thu Cúc (1996) [6] khi bón phân đạm vào đã làm tăng tồn dư NO3 trong cà chua từ 370 mg/kg lên 485 mg/kg và hành tây từ 72,8 mg/kg lên
87,4mg/kg.
Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón đối với sự tích luỹ

nitrat trong rau cải bẹ xanh trên nền đất xám tại thành phố Hồ Chí Minh,
Phạm Minh Tâm (2001) [15] cho thấy năng suất cải bẹ xanh tăng dần khi tăng
lượng đạm bón, cao nhất ở mức bón 150 kg N/ha, tuy vậy thì hàm lượng NO3 trong rau khi thu hoạch quan hệ chặt với lượng đạm bón, từ 31,7 mg NO3 -/kg
rau tươi ở mức 0 kg N/ha lên 524,9 mg NO3-/kg rau tươi ở mức 180 kg N/ha.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Thu Hoà (2002) [19] trên đất phù sa Sông
Hồng cũng cho kết quả tương tự, tăng lượng đạm bón làm tăng sự tích luỹ
nitrat trong rau, với rau muống tăng mức đạm bón từ 120 kg N/ha lên 180 kg N/
ha thì hàm lượng NO3- trong rau tăng lên thêm 250 mg/kg rau tươi.
Ngồi việc sử dụng một lượng lớn phân đạm thì thời gian kết thúc bón
đạm trước thu hoạch cũng là một hiện tượng rất phổ biến ở tất cả các vùng
trồng rau trong cả nước. Nông dân thường thu hoạch rau chỉ sau khi bón đạm 3

10


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

- 7 ngày (Tạ Thu Cúc, 1996 [6]),(Trần Vũ Hải, 1998 [13]), (Đặng Thu Hòa,
2002 [19]), (Phạm Minh Tâm, 2001 [15]). Người sản xuất hầu như không
quan tâm đến tồn dư nitrat trong rau mà thời gian thu hoạch do thị trường
quyết định, đặc biệt vào mùa khan hiếm rau. Nhiều kết quả nghiên cứu đã
chứng minh rằng, tồn dư NO3- trong rau liên quan chặt chẽ tới sự cung cấp đạm
và quá trình quang hợp trước lúc thu hoạch. Nếu có đủ thời gian và điều kiện để
cây quang hợp mạnh tạo ra glucid và hô hấp tạo ra acetoacid thì hàm lượng NO 3trong cây khơng đến mức gây độc. Do đó thời gian bón đạm trước khi thu
hoạch quyết định đến tồn dư nitrat trong rau. Tuy vậy khả năng hấp thụ N
và tích luỹ NO3- nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào từng loại rau. Hầu hết
các loại rau có hàm lượng NO 3- đạt cao nhất sau khi bón thúc đạm lần cuối từ
3 - 10 ngày.

Nghiên cứu về vấn đề này, Nguyễn Văn Hiền và cs (1994) [20] đã kết
luận: Hàm lượng nitrat ở cải bắp đạt cao nhất vào ngày thứ 7 kể từ khi bón thúc
lần cuối ở tất cả các liều lượng đạm khác nhau và chỉ thu hoạch sau 14 ngày
thì hàm lượng nitrat trong cải bắp mới giảm hẳn dưới ngưỡng an toàn.
Theo Lê Văn Tán và cs (1998) [37] tồn dư nitrat trong rau thương phẩm
còn phụ thuộc vào khả năng tích luỹ của từng loại rau. Tồn dư nitrat trong rau ăn
lá và rau ăn quả cao nhất trong khoảng thời gian từ 10 - 15 ngày từ lúc bón lần
cuối đến khi thu hoạch, đối với rau ăn củ là khoảng 20 ngày. Thời gian bón
thúc sau cùng càng xa ngày thu hoạch thì lượng nitrat trong rau càng giảm.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bón thúc đạm lần cuối đối với
một số loại rau trồng phổ biến tại Tỉnh Lâm Đồng, tác giả Bùi Cách Tuyến
(1998) [17] cho biết:
+ Đối với xà lách: tồn dư nitrat đạt cao nhất khoảng 21 ngày khi ngừng
bón (1569 mg NO3-/kg rau tươi) sau đó giảm dần theo thời gian và đến 25
ngày thì giảm hẳn dưới ngưỡng cho phép (426 mg NO3-/kg rau tươi)

11


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

+ Đối với đậu Hà lan, đậu côve: tồn dư nitrat đạt cao nhất vào thời điểm 7
ngày sau bón thúc lần cuối và được giảm dần ở các ngày sau đó, nhưng nếu bón
đạm ở mức cao (>300 kg N/ha) thì sau 10 ngày tồn dư nitrat mới giảm tới mức
cho phép.
+ Đối với cà rốt: tồn dư nitrat được tích luỹ cao nhất ở thời điểm 20
ngày sau khi ngừng bón N và sẽ giảm dần ở các ngày tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Xuân (1998) [13] cũng cho thấy hàm lượng

nitrat trong cải bắp thực sự giảm sau 16 - 20 ngày bón N lần cuối, nếu 17
hồ phân đạm vào nước tưới thì thời gian bón thúc lần cuối rút ngắn hơn từ 2 - 4 ngày.
Phạm Minh Tâm (2001) [15] khi nghiên cứu trên rau cải xanh tại thành
phố Hồ Chí Minh cũng cho kết quả: với mức bón 90 kg N/ha thì hàm lượng
nitrat trong cải bẹ xanh đạt cực đại ở 16 ngày sau bón thúc đạm lần cuối và
giảm mạnh ở các ngày tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm chậu vại trên nền đất phù sa Sơng
Hồng tại Hà Nội, Đặng Thu Hoà (2001) [19] cho biết: Đối với rau muống ở mức
bón 120 - 210 kg N/ha thì hàm lượng nitrat trong rau muống đạt cao nhất trong
khoảng 7 - 10 ngày sau bón thúc đạm lần cuối giảm dần ở những ngày tiếp theo,
với xà lách và dưa chuột hàm lượng nitrat đạt cao nhất ở ngày thứ 3 - 5.
Bón dạng đạm khác nhau (NH 4+ hoặc NO3-) cũng có ảnh hưởng khác
nhau đến sự tích luỹ nitrat trong cây.
Các tác giả Chuphan và cs (1967) [26], Venter và cs (2007) [27] cho
rằng bón phân đạm dạng NO 3- làm tích luỹ NO3- trong rau cao hơn dạng đạm
NH4+ và sử dụng phân bón CaCN 2 (canxixianamit) thì hàm lượng NO 3- trong
rau đạt thấp nhất.
Theo Phạm Minh Tâm (2001) [15] cùng với mức đạm bón là 90N/ha,
với cải bẹ xanh khi bón dạng đạm NH 4NO3 và urê sự tích luỹ đạm trong rau
cao hơn so với khi bón phân NPK và (NH4)2SO4.

12


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

2.4. Kết quả nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của liều lượng bón lân
đến năng suất và chất lượng rau xanh

Trong cây tỷ lệ P biến động từ 0,1 – 0,4% chất khơ, trong đó P ở dạng hữu
cơ là chính. Lân hữu cơ đa dạng đóng vai trị quan trọng trong quá trình trao
đổi chất, hút chất dinh dưỡng. Dạng hợp chất cao năng chứa lân quan trọng nhất,
phổ biến nhất là ATP và ADP cần cho quá trình quang hợp, khử NO 3- trong
cây, tổng hợp prơtêin và các hợp chất quan trọng khác.
Vai trò của lân đối với sự tích luỹ NO 3- trong cây cũng đã được rất nhiều
nghiên cứu khẳng định. Khi sử dụng phân lân ở các mức khác nhau đối với bắp
cải và cà chua trên nền bón đạm tại Đơng Anh (Hà Nội), Bùi Quang Xuân và cs
(1996) [17] cho thấy: Với cải bắp, cùng với mức bón đạm nếu khơng bón lân
hàm lượng N – NO3- trong rau khi thu hoạch là 982 mg/kg tươi. Nếu bón 60
P2O5/ha thì hàm lượng N-NO3- trong rau giảm xuống 540 mg/kg, và ở mức bón
120 P2O5/ha thì hàm lượng N- NO3- trong rau khi thu hoạch với rau cải bắp là
480 mg/kg tươi.
Như vậy bón phân lân có tác dụng tăng cường chuyển hố đạm khống
thành đạm prơtit làm giảm sự tích luỹ NO3- trong rau.
Tuy vậy tại các vùng trồng rau hiện nay lượng phân lân sử dụng rất
ít thường chỉ đạt khoảng 50% so với qui trình sản xuất rau an toàn, như cà chua
21 - 40 kg P2O5/ha trong khi qui trình rau an tồn là 85 kg P 2O5/ha, đậu côve là
30 - 40 kg P2O5/ha so với qui trình là 60 kg P 2O5/ha (Đặng Thu Hồ,
2003[19]). Như vậy sử dụng phân lân ít trong khi đó phân đạm sử dụng với
mức cao nên dẫn đến sự tích luỹ nitrat cao trong sản phẩm.
2.5. Các nghiên cứu nước ngồi về ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và
lân đến năng suất và chất lượng rau xanh
2.5.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng bón đạm
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức bón đạm khác nhau tới năng suât,
sự tích lũy nitrat và chất lượng của cây rau cải bó sơi tại Iranian, Hemmat
Ahmadil và cs (2010) [28] cho thấy: khi bón đạm cho cây ở các mức 0, 50, 100,

13



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

150, 200 Kg N/ha thì mức bón 200kg N/ha cho năng suất cao nhất 2299,3g/m 2
nhưng sự tích lũy hàm lượng nitrat lại vượt quá mức cho phép (5353,3mg/kg rau
tươi), cơng thức bón 150 kg N/ha cho năng suất 2066g/m 2 và hàm lượng nitrat
tích lũy trong cây là 2183,3mg/kg rau tươi, đảm bảo năng suất và dư lượng nitrat
ở ngưỡng an tồn.
Vai trị của phân đạm với năng suất, chất lượng và tích lũy hàm lượng
nitrat đã được nhiều nghiên cứu khẳng định. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của
phân đạm tới sinh trưởng, năng suất và sự tích lũy nitrat trên cây cải lông
S.Leylan và cs (2002) [29] cho thấy: Khi tăng mức bón đạm (0-100-200-300kg
N/ha) thì cây cũng cho năng suất tăng dần. Trong đó mức bón 300 kg N/ha cho
năng suất cao nhất 8793,3g/m2, hàm lượng nitrat tồn dư 636,6mg/kg rau tươi.
Cơng thức khơng bón đạm cho năng suất thấp nhất 5583,3g/m 2, hàm lượng tích
lũy NO3- là 205,6mg/kg rau tươi. Qua đây có thể thấy được mối liên quan chặt
chẽ giữa hàm lượng NO3- trong cây khi thu hoạch và lượng đạm bón cho cây
trong quá trình trồng và chăm sóc.
2.5.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng bón lân đến năng suất và
chất lượng rau xanh trên thế giới
Theo Hakoomat Ali và cs (2006) [30], khi nghiên cứu về ảnh hưởng của
phân lân đến khả năng sinh trưởng và năng suất của cây đậu mỏ tại Pakistan cho
thấy: Với cây đậu mỏ khi bón lân cho cây ở các mức khác nhau cây cho năng
suất khác nhau. Khi tăng mức bón lân từ 0 – 90kg/ha cây cho năng suất tăng dần
từ 4481,1 – 7188,83 kg/ha. Khi bón ở mức 120kg P/ha thì năng suất giảm 10,16
kg/ha so với mức 90kg P/ha.
Khi nghiên cứu về vấn đề này trên cây đậu bắp Muhammad Amijad và cs
(2001) [31] cho biết: khi tăng mức bón lân từ 0 – 33 – 66kg/ha thì năng suất hạt

tăng dần từ 1756,3 – 2131,2 – 2477,4 kg/ha.

14


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

S.S.Roy, M.S.I. Khan and K.K.Pall (2011) [32], nghiên cứu hiệu quả sử dụng
đạm và lân đến năng suất cây ớt cho kết quả: khi tăng mức lân bón cho cây từ 030-60kg/ha thì năng suất tăng dần 6,27-7,03-7,18 tấn/ha. Tuy nhiên khi bón kết
hợp 120kg N+90kg P cây cho năng suất thấp hơn khi bón 120kg N+30kg P là
0,3 tấn/ha.
Như vậy bón lân có tác dụng làm tăng năng suất cho cây. Tuy nhiên khi vượt
quá một ngưỡng giới hạn thì năng suất cây trồng khơng tăng thậm chí có thể
giảm.

15


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống cải bẹ Đơng Dư.

3.1.1. Vật liệu thí nghiệm
- Phân đạm ure (46% nito nguyên chất)
- Phân lân super (17% lân nguyên chất)
3.1.2.. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại khu thí nghiệm đồng ruộng – Bộ môn Rau
& cây gia vị– Viện nghiên cứu rau quả Việt Nam.
3.1.3.. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 30/1/2011 đến ngày 30/6/2011.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và lân đến sinh trưởng,
phát triển, sâu bệnh hại, khả năng cho năng suất, chất lượng và dư lượng NO3của giống cải bẹ Đông Dư trồng trong vụ xuân hè 2011 trên đất Gia Lâm, Hà
Nội.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố với 3 lần nhắc lại được bố trí theo khối ngẫu
nhiên đầy đủ (RCB).

16


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Các cơng thức thí nghiệm: thí nghiệm gồm 20 cơng thức như sau (ĐVT: kg/ha)
Cơng thức

Lượng phân bón
Cơng thức

Lượng phân bón
(kg/ha)
(kg/ha)
CT1
0N+0P
CT11
60N+60P
CT2
0N+45P
CT12
60N+90P
CT3
0N+60P
CT13
80N+0P
CT4
0N+90P
CT14
80N+45P
CT5
40N+0P
CT15
80N+60P
CT6
40N+45P
CT16
80N+90P
CT7
40N+60P
CT17

100N+0P
CT8
40N+90P
CT18
100N+45P
CT9
60N+0P
CT19
100N+60P
CT10
60N+45P
CT20
100N+90P
- Các cơng thức thí nghiệm được bố trí trên nền phân bón chung như sau:

20 tấn PC+ 60 K2O/ha. Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc giữa các cơng
thức là như nhau.
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
NL1
CT19
CT15
CT9
CT2
CT4
CT20
CT14
CT3
CT6
CT8
CT16

CT12
CT11
CT17
CT10
CT5
CT18
CT7
CT1
CT13

NL2
CT11
CT18
CT6
CT20
CT13
CT19
CT5
CT9
CT15
CT3
CT7
CT17
CT12
CT2
CT14
CT1
CT10
CT8
CT4

CT16

- Diện tích ô thí nghiệm: 500m2

17

NL3
CT17
CT16
CT2
CT7
CT14
CT15
CT11
CT4
CT19
CT18
CT5
CT9
CT13
CT12
CT10
CT8
CT1
CT6
CT20
CT3


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

3.3.2. Biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc
+ Các biện pháp kỹ thuật áp dụng theo quy trình sản xuất rau cải bẹ an
toàn của Bộ NN&PTNT – Tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, tập 1,
Hà Nội – 2001.
+ Khoảng cách trồng: 50x60cm
+ Lên luống: Lên luống cao 20-25cm, rộng: 1-1,2m, trồng: 2 hàng/luống
+ Phương pháp bón phân đạm, lân và kali:
Thời gian bón
phân sau trồng
(ngày)

Cách bón

10

Lượng phân cần bón (% tổng lượng phân)
N

P

K

Tưới

20

30


20

20

Tưới

30

35

30

30

Tưới

30

35

30

40

Tưới

20

-


20

3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm
3.3.4.1. Thời gian qua các thời kỳ sinh trưởng của cây rau cải bẹ
+ Thời gian từ trồng tới khi 50% số cây có 10-12 lá thật.
+ Thời gian từ trồng tới khi 50% số cây bắt đầu cuốn búp.
+ Thời gian từ trồng tới khi thu hoạch, ngày.
3.3.4.2. Động thái sinh trưởng
- Theo dõi 10 ngày/1 lần, mỗi công thức theo dõi 15 cây/3 lần nhắc lại.
+ Động thái ra lá: đếm số lá thật.

18


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây.
+ Động thái tăng trưởng chiều dài, chiều rộng lá: đo chiều dài và chiều
rộng lá ở các thời điểm điều tra, mỗi cây theo dõi 3 lá đầu tiên sát gốc.
3.3.4.3. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất
+ Số lá cho thu hoạch (lá)
+ Khối lượng toàn cây (g)
+ Năng suất cá thể (g).
Năng suất thực thu, tấn/ha (năng suất thực tế thu được/ô và quy ra hecta).
Năng suất lý thuyết = năng suất cá thể x mật độ trồng.
3.3.3.5. Tình hình sâu bệnh hại
- Đối tượng gây hại:

+ Sâu hại: bọ nhảy (Phyllotreta striolata)
+ Bệnh hại: thối nhũn vi khuần (Erwinia carotovora).
Xác định số cây bị hại và mức độ bị hại:
+ Tỷ lệ cây bệnh (%) = (a/b)*100
Với a: số lượng cá thể bị bệnh, b tổng số cá thể điều tra.
+ Mức độ bị hại: Theo dõi mức độ bệnh hại được đánh giá theo cấp. Phân
theo 5 cấp, cấp 1 ít bị hại (<10% lá bị hại), cấp 2 hại nhẹ (20% lá bị bệnh), cấp 3
hại trung bình (30% lá bị bệnh), cấp 4 hại nặng (50% lá bị bệnh), cấp 5 hại rất
nặng (>60% lá bị bệnh).
3.3.4.6. Chất lượng phân tích hóa sinh
+ Hàm lượng chất khô, % (theo phương pháp sấy khô ở nhiệt độ ban đầu
750C sau tăng lên 1050C và cân 3 lần khối lượng không đổi).

19


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Khả - Lớp RHQMC – K52

+ Hàm lượng đường tổng số, % (dùng acid chuẩn đường không khử thành
đường khử và định lượng đường khử theo phương pháp Ixekutz).
+ Hàm lượng vitamin C, mg/100g (bằng phương pháp Iod).
- Chỉ tiêu về độ an toàn: Hàm lượng NO 3- , mg/kg (theo phương pháp điện
cực chọn lọc trên máy PH 2001-Crison, Tây Ba Nha).
Mẫu phân tích được lấy ở 3 cây ngẫu nhiên của mỗi lần nhắc lại của từng
công thức vào thời điểm thu hoạch.
3.3.4.7. Hạch tốn kinh tế
- Chi phí chung: Là chi phí bao gồm tồn bộ các khoản chi phí giống nhau
của các cơng thức thí nghiệm.

- Chi phí mua phân bón.
- Tổng chi phí = Chi phí chung + chi phí mua phân bón.
3.3.4.8. Hiệu suất bón phân
- Hiệu suất bón N = Lượng năng suất tăng thêm/lượng đạm bón tăng thêm.
- Hiệu suất bón P = Lượng năng suất tăng thêm/lượng P bón tăng thêm
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được tính tốn và xử lý trên bảng tính ANOVA và phần mềm
thống kê nơng nghiệp IRRISTAT 4.0

20



×