Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

“Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp 2 khi hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 19 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
LÝ LỊCH

Họ và tên tác giả : …..
Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị công tác

: Trường Tiểu học ….

Tên Biện pháp: “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp 2 khi
hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20”.


PHẦN THỨ HAI
I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP:
1. Vai trị của phương pháp thảo luận nhóm.
Mơn tốn tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng
hóa, khái qt hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập , phát triển khả
năng suy luận và biết cách diễn đạt đúng bằng lời, suy luận đơn giản, góp phần rèn
luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo. Toán học với
tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận
thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Mơn tốn là
“chìa khóa” mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác.
Để phát huy năng lực của học sinh trong việc học tập mơn Tốn thì giáo
viên cần phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để học sinh
tự chiếm lĩnh kiến thức. Một trong các phương pháp dạy học tích cực đó là Phương
pháp thảo luận nhóm.
Phương pháp thảo luận nhóm là trong quá trình dạy học giáo viên tổ chức


cho học sinh thành những nhóm nhỏ để học sinh cùng nhau thực hiện một nhiệm
vụ nhất định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa
làm việc cá nhân, làm việc trong nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau.
Đây là một trong những phương pháp dạy học tối ưu phát triển năng lực học
sinh, giúp học sinh tự trải nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức, nâng cao chất lượng
dạy học. Phương pháp này cịn giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất
của học sinh trong trường Tiểu học.
Trong chương trình Toán lớp 2, kiến thức về số học chiếm phần lớn nội
dung chương trình mơn Tốn. Trong đó việc hình thành bảng trừ (có nhớ) trong
phạm vi 20 là nền móng để học sinh học tiếp được các kiến thức phần trừ (có nhớ)


trong phạm vi 100 và vận dụng vào giải toán lớp 2 cũng như học Toán ở các lớp
trên.
2. Thực trạng việc dạy và học hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20:
* Về giáo viên:
- Một số giáo viên chưa mạnh dạn và còn lúng túng khi sử dụng phương
pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm. Ở phần hình thành
kiến thức mới có khi giáo viên chỉ nêu các bài tốn sau đó cho học sinh nêu phép
tính và kết quả của phép tính (giáo viên khơng quan tâm đến việc để tìm được kết
quả như vậy thì học sinh đã làm thế nào?)
- Một số giáo viên chưa đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để tìm ra
phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
- Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên lo học sinh cịn nhỏ, khơng hiểu
bài nên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải mà học sinh khơng
được trải nghiệm, khám phá kiến thức, hình thức tổ chức dạy học cịn đơn điệu.
* Về học sinh:
Năm học này, tơi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2C1, khi học
sinh học về các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 tơi nhận thấy:
- Học sinh tính tốn cịn nhầm lẫn giữa các phép tính trong cùng một bảng

trừ (có nhớ) ví dụ: 11 – 4 cịn nhầm với 11 – 5.
- Nhầm lẫn giữa các phép tính của bảng trừ này với bảng trừ kia.
Ví dụ: 11 – 5 còn nhầm với 12 – 5.
- Một số học sinh cịn phải xịe ngón tay ra tính.
- Học sinh chỉ học vẹt thuộc bảng trừ xong lại quên ngay.
- Có những học sinh muốn tìm ra kết quả của phép tính thì phải đọc lại các
phép tính từ đầu bảng trừ.
- Học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn nên sự tương tác giữa học sinh với
học sinh, giữa học sinh với giáo viên còn hạn chế.


Vậy làm thế nào giúp học sinh nắm vững bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi
20? Từ đó học sinh có thể vận dụng các phép trừ trong bảng một cách thành thạo,
áp dụng vào việc giải các dạng toán có liên quan. Để khắc phục thực trạng trên tơi
đã sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm vào hoạt động khám phá kiến thức của
một số bài dạy dạng hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 để giúp học
sinh được trải nghiệm, tự tìm tịi, khám phá kiến thức bằng chính năng lực của
mình, đó chính là biện pháp mà tôi chọn và nghiên cứu: “ Sử dụng phương pháp
thảo luận nhóm cho học sinh lớp 2 khi hình thành bảng trừ (có nhớ) trong
phạm vi 20”.
II. MỤC ĐÍCH:
- Tạo cho tất cả học sinh đều có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, tìm
kết quả các phép tính trừ bằng các cách khác nhau theo năng lực của mình.
- Giúp học sinh nắm chắc kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiểu và nhớ lâu
kiến thức.
- Giúp hình thành, phát triển năng lực tổ chức, năng lực hợp tác, năng lực
giao tiếp, năng lực tự giải quyết vấn đề của học sinh.
- Giúp học sinh hình thành phẩm chất chăm học, chăm làm; tự tin, trách
nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.
- Nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh, giúp giáo viên sử dụng linh hoạt, đạt hiệu quả phương pháp thảo luận
nhóm để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thơng mới 2018 khi giáo viên
đang tiếp cận với chương trình thay sách giáo khoa lớp 2 năm học 2021-2022.
III. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN BIỆN PHÁP:
Để thực hiện tốt Phương pháp thảo luận nhóm trong hoạt động hình thành
kiến thức mới của các dạng bài về hình thành bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 tôi
đã tiến hành như sau:
1. Chọn nội dung phù hợp để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:


- Giáo viên cần phải biết lựa chọn một nội dung phù hợp, nội dung này cần
phải huy động nhiều ý kiến để giải quyết thì sẽ chọn dạy học theo nhóm cịn một
số nội dung đơn giản mà tổ chức học sinh học tập theo nhóm sẽ lãng phí thời gian
và đạt hiệu quả khơng cao.
Ví dụ: Trong bài: 12 trừ đi một số: 12 – 8
Giáo viên sẽ chọn nội dung 12 – 8 = ? để học sinh thảo luận nhóm tìm ra kết
quả bằng các cách khác nhau.
Đến khi giáo viên cho học sinh hình thành bảng: 12 trừ đi một số thì giáo
viên sẽ sử dụng linh hoạt các phương pháp khác (hỏi đáp, trò chơi…) mà khơng
cần sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nữa.
2.Thực hiện đúng quy trình khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:
2.1. Chia nhóm
Để tạo hứng thú và sự tò mò cho học sinh ngay từ đầu, mỗi tiết học tơi đã sử
dụng kĩ thuật chia nhóm để tạo ra các cách chia nhóm khác nhau.
Chẳng hạn như:
+ Nhóm gọi số: giáo viên muốn lớp tạo thành bao nhiêu nhóm thì cho học
sinh đếm từ 1 cho đến số nhóm cần chia. Những em nào có số giống nhau thì xếp
vào 1 nhóm.
Ví dụ: Lớp tơi có 40 em, tơi muốn chia thành 10 nhóm, mỗi nhóm có 4 em

thì tơi sẽ u cầu học sinh đếm từ 1 đến 10 cho tới hết lớp. Những em nào là số 1
thì vào 1 nhóm, những em nào là số 2 thì vào 1 nhóm,…..


Lớp học được chia theo nhóm 4
+ Nhóm theo biểu tượng: Giáo viên chuẩn bị các biểu tượng có số lượng
bằng nhau và phát ngẫu nhiên cho học sinh. Những học sinh có cùng biểu tượng thì
được xếp vào 1 nhóm.
+ Nhóm cố định: do giáo viên chọn những em ngồi gần nhau để thành lập
một nhóm đơi. Hoặc bàn trên ghép với bạn dưới để được nhóm 4.

Lớp học được chia theo nhóm 2.


2.2. Giao nhiệm vụ cho các nhóm
Giáo viên giao nhiệm vụ cần ngắn gọn, rõ ràng để học sinh nắm được nhiệm
vụ của mình.
Ví dụ khi dạy Bài: 12 trừ đi một số: 12 - 8 ( SGK Toán 2 - trang 52)
+ Giáo viên đưa ra bài tốn: Cơ có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi cơ cịn
lại bao nhiêu que tính ?
+ Giáo viên hỏi: Để biết cơ có cịn lại bao nhiêu que tính, em làm thế nào ?
( Dự kiến: Em làm phép tính trừ: 12 - 8 )
Để học sinh tìm ra được kết quả của phép tính 12 – 8, tơi đã giao nhiệm vụ
cho các nhóm:
“Bằng cách của mình, các nhóm hãy đi tìm kết quả của phép tính 12 – 8”.
2.3. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
+ Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm: (Các em làm nhóm trưởng sẽ
được luân phiên nhau, không cố định ở một em trong nhóm để tạo cơ hội cho tất cả
các em mạnh dạn, tự tin thể hiện mình.)
+ Hoạt động cá nhân trong nhóm: Khuyến khích mỗi thành viên trong nhóm

đều phải tích cực làm việc.
VD: Mỗi cá nhân trong nhóm sẽ tự mình tìm ra kết quả của phép tính 12-8
bằng cách của mình.


Hoạt động cá nhân trong nhóm
+ Học sinh chia sẻ trong nhóm:
Học sinh chia sẻ cách làm của mình với các bạn trong nhóm.

Học sinh chia sẻ cách làm của mình với các bạn trong nhóm.


Lưu ý: Khi học sinh hoạt động nhóm, giáo viên cần quan sát bao quát, đi tới
các nhóm để hướng dẫn, hỗ trợ học sinh nếu cần. Nếu nhóm học sinh thảo luận
không đi vào trọng tâm hoặc tranh luận thiếu hợp tác thì giáo viên cũng cần có mặt
để định hướng, điều chỉnh hoạt động của nhóm.

Giáo viên giúp đỡ học sinh khi học sinh còn lúng túng
Giáo viên có thể cử thành viên trong các nhóm đã hồn thành tốt đi giúp đỡ,
hỗ trợ các nhóm khác cịn lúng túng.

Giúp đỡ nhóm bạn


+ Thống nhất kết quả chung của nhóm: Sau khi các cá nhân trong nhóm được chia
sẻ ý kiến riêng của mình, nhóm trưởng cho cả nhóm cùng thống nhất chung một ý
kiến làm ý kiến của nhóm và thư kí ghi kết quả vào phiếu học tập
+ Phân cơng bạn trong nhóm đại diện lên chia sẻ kết quả trước lớp.
2.4. Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Các nhóm sẽ hồn thiện kết quả của nhóm và cử đại diện nhóm chia sẻ kết

quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

Đại diện nhóm chia sẻ kết quả của nhóm trước lớp.
Ví dụ: Để tìm ra kết quả phép tính 12- 8 các nhóm có thể đưa ra rất nhiều ý
kiến khác nhau:
Trường hợp 1: Học sinh nêu được tất cả các cách làm để tìm kết quả của phép
tính 12 – 8.
+ Có nhóm chia sẻ:
12 - 8 = 4 thao tác đếm bằng que tính để tìm ra kết quả:
+ Có nhóm thì chia sẻ: Trước tiên em lấy 1 chục que tính và 2 que tính rời là 12
que tính sau đó em tháo bó 1 chục que tính ra rồi bớt 8 que tính cịn lại 4 que tính.
Vậy 12 – 8 = 4.


+ Có nhóm lại thực hiện theo cách sau: Trước tiên em lấy 1 chục que tính và 2 que
tính rời là 12 que tính. Em bớt 2 que tính trước rồi em tháo bó 1 chục que tính ra
bớt tiếp 6 que tính nữa thì cịn lại 4 que tính. Vậy 12 – 8 = 4.
+ Có nhóm thì vận dụng kiến thức đã học:
- Dựa vào các phép cộng đã học:
12 – 8 = 4 HS giải thích cách làm: Em dựa vào phép cộng: 8 + 4 = 12 (hoặc
dựa vào phép cộng 4 + 8 = 12), mà lấy tổng trừ đi số hạng này được số hạng kia.
Vậy 12 - 8 = 4
+ Có nhóm làm theo cách sau:
Tách số trừ: Học sinh tách số trừ 8 gồm 2 và 6, em lấy 12 trừ đi 2 bằng 10 rồi trừ
tiếp 6 bằng 4. Vậy 12 – 8 = 4.
+ Có nhóm làm theo cách sau:
Tách số bị trừ: Học sinh tách 12 gồm 10 và 2, em lấy 10 trừ đi 8 bằng 2 rồi cộng
với 2 được 4. Vậy 12 – 8 = 4.
Trường hợp 2: Học sinh nêu được một số cách làm trên để tìm kết quả của phép
tính 12 – 8.

* Ở bước này các nhóm học sinh chia sẻ được nhiều cách làm khác nhau, các
nhóm khác đều được nhận xét cách làm của nhóm bạn. Sau mỗi ý kiến của các
nhóm học sinh đều được tương tác và nhóm bạn sẽ phải giải thích cách làm của
nhóm mình.
2.5. Giáo viên nhận xét đánh giá và chốt lại kiến thức cần lĩnh hội
+ Trường hợp 1: Nếu học sinh đã đưa ra được tất cả các cách làm để tìm kết
quả của phép trừ thì giáo viên chỉ cần chốt kiến thức và định hướng cho học sinh
lựa chọn cách làm thích hợp nhất.


+ Trường hợp 2: Học sinh nêu được một số cách làm trên để tìm kết quả của
phép tính 12 – 8.
Ví dụ: Nếu học sinh chỉ biết dùng que tính hoặc dựa vào các phép cộng đã học
thì giáo viên nên đưa ra các câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện ra các cách làm
khác.
Chẳng hạn: Giáo viên đưa ra câu hỏi: Để tìm kết quả của phép tính 12 – 8, em
cịn có những cách tính nào khác ?
- Nếu học sinh trả lời đúng thì giáo viên chốt, động viên, khích lệ học sinh sau
đó hướng dẫn lại cách tính cho học sinh cả lớp cùng nắm được cách làm đó.
- Nếu học sinh trong lớp mà khơng tìm ra được cách tách số thì giáo viên gợi ý
tiếp cho học sinh bằng các câu hỏi như:
* Cách tách số trừ:
+ Số 12 cần bớt đi mấy để được số tròn chục ?
( bớt đi 2)
+ 8 bằng 2 cộng với số nào ?
( 8 = 2 + 6)
+ Để tính 12 – 8 , em lấy 12 trừ đi số nào trước ?
( trừ đi 2, được 10 )
+ Sau đó em lấy 10 trừ tiếp số nào ?
( 10 trừ 6 bằng 4 )

+ Vậy để tính 12 – 8, em đã làm thế nào ?
( 12 trừ đi 2 được 10, lấy 10 trừ tiếp 6 bằng 4.)


* Cách tách số bị trừ:
+ 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
( 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị, 12 = 10 + 2 )
+ Ta thấy 12 – 8 = 10 + 2 - 8.
Làm thế nào để tính kết quả của 10 + 2 – 8 một cách nhanh nhất ?
( em lấy 10 trừ 8 bằng 2, 2 cộng 2 bằng 4 )
+ Vậy để tính 12 – 8, em làm thế nào ?
( em lấy 10 trừ 8 bằng 2, 2 cộng 2 bằng 4 )
+ Em có nhận xét gì về các cách tính trên ? ( HS trả lời )
*Giáo viên chốt lại kiến thức cần lĩnh hội:
+ Giáo viên hỏi: Có những cách nào để tính kết quả của phép tính 12 – 8 ?
Học sinh sẽ trả lời được:
Cách thứ nhất: Sử dụng đồ dùng học tập.
Cách thứ hai: Vận dụng mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Cách thứ ba: Dùng cách tách số.
+ Giáo viên nói : Các em vừa tìm được rất nhiều cách để tìm kết quả các phép
tính có dạng 12 trừ đi một số, các em có thể chọn 1 cách mà em thấy thuận tiện
nhất để tính.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng tính nốt các phép trừ cịn lại để hồn
thiện bảng trừ: 12 trừ đi một số.
12 – 3 =

12 – 7 =

12 – 4 =


12 – 8 =


12 – 5 =

12 – 9 =

12 – 6 =
- Gọi học sinh nêu kết quả và chia sẻ cách làm.
Ví dụ: Giáo viên hỏi: Em tìm ra kết quả của phép tính 12 – 6 bằng cách nào ?
( HS nêu cách làm của mình )
- Sau khi học sinh đã hoàn thành kết quả của các phép trừ trên, giáo viên giới thiệu:
Đây là bảng trừ: 12 trừ đi một số.
* Qua việc sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm, học sinh đã phát huy được
vai trị của các thành viên trong nhóm tìm ra nhiều cách khác nhau để tính kết quả
của phép trừ. Như vậy đã phát huy được năng lực của học sinh trong việc hình
thành kiến thức mới.
Với cách sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm như trên, tơi có thể vận dụng
vào các bài dạng bài hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 và các bài tốn
có liên quan trong chương trình Tốn lớp 2. Cụ thể:
Bài: 11 trừ đi một số: 11 – 5; Bài: 31 – 5; Bài: 51 – 15; Bài: 12 trừ đi một số:
12 – 8; Bài: 32 – 8; Bài: 52 – 28; Bài: 13 trừ đi một số: 13 – 5; Bài: 33 – 5; Bài: 53
– 15; Bài: 14 trừ đi một số: 14 – 8; Bài: 34 – 8; Bài: 54 – 18; Bài: 15, 16, 17, 18 trừ
đi một số; Bài: 55 – 8; 56 – 7; 37 -8; 68 – 9; Bài: 65 – 38; 46 – 17; 57 – 28; 78 –
29; Bài: 100 trừ đi một số.
IV. KẾT QUẢ:
Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2C1, trường tiểu
học Như Quỳnh.
- Lớp có sĩ số 40 em, trong đó có 17 học sinh nữ.



- Hầu hết các em đều ngoan, ý thức học tập tốt. Tuy nhiên vẫn cịn một số
em chưa có ý thức tự giác trong học tập, còn nhút nhát trong giao tiếp, khả năng tự
học và giải quyết vấn đề cịn hạn chế.
- Trình độ nhận thức của các em trong lớp chưa đồng đều.
* Khi chưa áp dụng biện pháp “ Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm
cho học sinh lớp 2 khi hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20” tôi khảo
sát chất lượng học sinh với đề bài như sau:
ĐỀ KHẢO SÁT
Bài 1: Tính nhẩm:
11 – 5 =

11 – 8 =

11 – 7 =

11 – 4 =

11 – 2 =

11 – 3 =

Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a) 31 – 6

b) 51 – 9

c) 71 – 38

d) 81 - 24


Kết quả khảo sát như sau:
Hoàn thành tốt
Số lượng
Tỉ lệ %
14

35

Hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ %
21

53

Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ %
5

12

* Khi áp dụng biện pháp “Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm cho học
sinh lớp 2 khi hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20” với các bảng trừ
cịn lại, tơi khảo sát chất lượng học sinh với đề bài như sau:
ĐỀ KHẢO SÁT


Bài 1: Tính nhẩm:

13 – 7 =

15 – 4 =

17 – 8 =

11 – 6 =

14 – 9 =

12 – 5 =

Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a) 45 – 7

b) 64 – 5

c) 96 – 28

d) 71 – 46

Kết quả khảo sát như sau:
Hoàn thành tốt
Số lượng
Tỉ lệ %
25
63

Hoàn thành
Số lượng

Tỉ lệ %
15
37

Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ %
0
0

Từ kết quả trên thấy rằng đầu năm học học sinh tính tốn cịn nhầm lẫn, cịn
chậm, một số em chưa tích cực trong học tập, còn nhút nhát trong giao tiếp, khả
năng tự học và giải quyết vấn đề còn hạn chế chưa nắm chắc cách tính trừ, chưa
tìm ra cách làm hiệu quả nhất nên kết quả chưa cao. Nhưng khi sử dụng biện pháp
“Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp 2 khi hình thành
bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20” học sinh có tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các em
đều có kỹ năng lập bảng trừ một cách nhanh chóng, chính xác, nắm vững cách tìm
ra kết quả của các phép trừ mà khơng cần sử dụng đồ dùng. Không những thế sự
tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên cũng được cải thiện
đáng kể. Cho đến hết học kì 1, học sinh lớp tơi đều tính nhẩm đúng, nhanh và vận
dụng vào việc giải các bài toán liên quan. Chỉ có một vài em thực hiện đúng nhưng
cịn nhầm ở các dạng toán liên quan do các em tiếp thu chậm và nhanh quên. Tôi
sẽ tiếp tục theo dõi và giúp đỡ các em để các em tiến bộ hơn về kĩ năng tính tốn.
* Tính khả thi của biện pháp:


- Ngồi sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm để phát huy năng lực của học
sinh trong những dạng bài hình thành bảng cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20,
các phép cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 cịn có thể sử dụng khi hình thành
bảng nhân, bảng chia cho học sinh. Phương pháp thảo luận nhóm này còn được áp

dụng trong các hoạt động khác của tiết học.
- Với biện pháp “Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm cho học sinh lớp
2 khi hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20”, tơi đã sử dụng vào dạy
trong tiết thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và được ban giám hiệu và đồng
nghiệp đánh giá cao, đồng thời tổ chức thành chuyên đề để áp dụng cho các khối
lớp khác.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sau khi thực hiện biện pháp “Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm cho học
sinh lớp 2 khi hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20”, tôi đã rút ra được
bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên phải nắm chắc quy trình thảo luận nhóm.
- Giáo viên biết sử dụng cách tổ chức dạy học theo nhóm.
- Giáo viên cần chọn nội dung phù hợp để sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm.
- Biết cách bao quát lớp, hỗ trợ học sinh kịp thời.
- Giáo viên cần khích lệ, động viên kịp thời, tạo khơng khí lớp học cởi mở,
thân thiện.
VI. KẾT LUẬN:
Qua việc áp dụng biện pháp “Sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm cho
học sinh lớp 2 khi hình thành bảng trừ (có nhớ) trong phạm vi 20”, chất lượng
học sinh lớp tơi nói riêng và chất lượng của học sinh khối 2 toàn trường được nâng
lên rõ rệt. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi cùng nhau thảo luận,
chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp dạy học hay nhằm phát huy tính tích cực


của học sinh để chất lượng dạy học mơn Tốn ngày càng được nâng cao đáp ứng
với chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trên đây là biện pháp tôi đã vận dụng về nội dung Hình thành bảng trừ (có
nhớ) trong phạm vi 20 bằng Phương pháp thảo luận nhóm.
Trong q trình giảng dạy của bản thân tơi cũng như quá trình nghiên cứu và

áp dụng biện pháp, chắc chắn khơng tránh khỏi sự khiếm khuyết. Tơi rất mong sự
đóng góp ý kiến của Hội thi và bạn bè đồng nghiệp để tơi giảng dạy được tốt hơn, góp
phần đưa sự nghiệp giáo dục đi lên. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tôi xin cam đoan đây là biện pháp của tôi, không sao chép nội dung của
người khác.

Như Quỳnh, ngày 12 tháng 4 năm 2021
Người viết

Dương Thanh Xuân


MỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨ NHẤT …………………………………………………..
PHẦN THỨ HAI……………………………………………………..
I. Lí do chọn biện pháp……………………………………………….
II. Mục đích…………………………………………………………..
III. Nội dung………………………………………………………….
IV. Kết quả……………………………………………………………
V. Bài học kinh nghiệm………………………………………………
VI. Kết luận…………………………………………………………..



×