Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận cao học phân tích đầu vào và bối cảnh có ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học dân lập lê quý đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.83 KB, 16 trang )

1

MỞ ĐẦU
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam
lần thứ XII đã khẳng định: "Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất
lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế…
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực,
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao… đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước, chú trọng cơng nghiệp hố, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng
thơn gắn với xây dựng nông thôn mới…". Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã
hội, ngành giáo dục đặt ra cho hệ thống giáo dục nói chung và bậc THCS nói
riêng, việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết
đặt ra cho những nhà quản lý cũng như mỗi người giáo viên. Chất lượng
giảng dạy và giáo dục của nhà trường, phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên.
Chúng ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề này,
một trong nhưng giải pháp quan trọng là chúng ta cần phải nâng cao chất
lượng giáo dục. Đặc biệt phải chú trọng đến chất lượng giáo dục phổ thơng
trong đó có bậc THCS, bởi lẽ, trường THCS là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo
dục quốc dân, là nền tảng của trường phổ thông. Trên tinh thần của Nghị
quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước
trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...Chính vì vậy việc
nâng cao chất lượng đào tạo cũng như đối với các cơ sở đào tạo là một nhu
cầu bức thiết của xã hội, có tác động mạnh mẽ đến chất lượng nguồn lực cho
phát triển. Trong xu hướng đó hệ thống trường dân lập đã có đóng góp rất lớn
vào sự phát triển của giáo dục của thành phố Hà Nội cũng như đáp ứng nhu



2

cầu học tập của các tầng lớp con em nhân dân. Trong bối cảnh số học sinh ở
thành phố tăng cao theo từng năm, dù các địa phương tích cực xây thêm
trường mới, hệ thống trường công lập cũng không đáp ứng đủ số chỗ học cho
tất cả học sinh độ tuổi đến trường.
Việc xuất hiện của các trường dân lập đã "gánh" bớt áp lực về chỗ học
cho các trường cơng. Các trường dân lập cịn đáp ứng được một số nhu cầu
đặc thù mà trường công lập không thể hoặc khó thực hiện như: nhận học sinh
nội trú, giảm sĩ số học sinh/lớp, thí điểm áp dụng một số chương trình giảng
dạy tiên tiến trên thế giới...
Tuy nhiên, những hạn chế, tồn tại của hệ thống trường dân lập hiện nay
chính là chất lượng giáo dục của các trường không đồng đều; chất lượng cơ
sở giáo dục như: cơ sở vật chất, trường lớp chưa đồng bộ, một số trường
khơng có sân chơi hoặc sân chơi rất hẹp nên khó có thể tổ chức các hoạt động
tập thể; cơ sở thực hành, thí nghiệm và những hoạt động đổi mới dạy học ở
một số trường vẫn chưa đạt yêu cầu theo chủ trương cải tiến của ngành giáo
dục. Những vấn đề tồn tại đó có quan hệ trực tiếp đến nhiều yếu tố từ người
học cho đến điều kiện kinh tế, xã hội, chính sách của nhà nước cũng như
những chủ trương của ngành giáo dục. Chính vì vậy nên tơi đã chọn vấn đề
“Phân tích đầu vào và bối cảnh có ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở giáo
dục tại trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn” để làm đề tài tiểu luận cho
môn học của mình.


3

NỘI DUNG
1. Một số khái niệm liên quan
1.1. Trường tiểu học:

Là một cơ sở giáo dục của cấp tiểu học, là cấp học nền tảng của hệ
thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học có các lớp từ lớp 1 đến lớp 5 và có
tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Trong thực tế cịn có trường phổ thơng
có nhiều cấp học: Trường phổ thông cơ sở là trường ghép giữa tiểu học và
trung học cơ sở, có từ lớp 1 đến lớp 9; Trường trung học cấp I, II, III là
trường ghép giữa tiểu học và trung học, có từ lớp 1 đến lớp 12. Việc thống kê
các trường có nhiều cấp học có quy định riêng.
Loại hình trường gồm có trường cơng lập, trường dân lập và trường tư
thục:
- Trường công lập là trường do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng,
bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
- Trường dân lập là trường do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
- Trường tư thục là trường do các cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
1.2. Chất lượng cơ sở giáo dục
- Chất lượng giáo dục trường tiểu học là sự đáp ứng mục tiêu của
trường tiểu học, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục,
phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
- Tự đánh giá là quá trình trường tiểu học dựa trên các tiêu chuẩn đánh
giá do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tự xem xét, đánh giá thực trạng chất
lượng các hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan khác của


4

nhà trường để điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu
chuẩn đánh giá trường tiểu học.
- Đánh giá ngồi là q trình khảo sát, đánh giá của cơ quan quản lý
nhà nước đối với trường tiểu học để xác định mức đạt được tiêu chuẩn đánh

giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học là các yêu cầu đối với trường tiểu
học nhằm đảm bảo chất lượng các hoạt động. Mỗi tiêu chuẩn ứng với một
lĩnh vực hoạt động của trường tiểu học; trong mỗi tiêu chuẩn có các tiêu chí.
Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học có 4 mức (từ Mức 1 đến Mức 4) với yêu
cầu tăng dần. Trong đó, mức sau bao gồm tất cả các yêu cầu của mức trước và
bổ sung các yêu cầu nâng cao.
- Tiêu chí đánh giá trường tiểu học là yêu cầu đối với trường tiểu học
trong một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chí có các chỉ báo.
- Chỉ báo đánh giá trường tiểu học là yêu cầu đối với trường tiểu học
trong một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí.
Tóm lại, một cơ sở giáo dục được công nhận một cơ sở giáo dục hay
một cơ sở đào tạo của nhà trường đáp ứng các chuẩn mực qui định thông qua
hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đào tạo
Thứ nhất, Chương trình đào tạo: Yếu tố này có thể được coi là “bản
thiết kế” để triển khai quá trình đào tạo đạt chất lượng. Chương trình đào tạo
đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục và học sinh có khả năng tiếp thu
được thì khi đó mới có được chất lượng đào tạo tốt.
Thứ hai, Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: trong đó quan trọng nhất
là đội ngũ giáo viên phải có trình độ cao, có kinh nghiệm giỏi, tâm huyết với
nghề. Họ khơng chỉ đóng vai trị truyền tải kiến thức, mà cịn có vai trị hướng


5

dẫn phương pháp học, cũng như hoàn thiện các kỹ năng cần thiết khác học
sinh của trường.
Thứ ba, Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học như sách giáo khoa, tài liệu,
cơ sở dữ liệu, phịng học, phịng thí nghiệm, xưởng thực hành ... Đây có thể

coi là cơng cụ quan trọng vừa để giáo viên triển khai hiệu quả chương trình
đào tạo, vừa để học sinh có thể học, tự học, thực hành và sáng tạo tốt.
Thứ tư, sự đầu tư, quan tâm mạnh mẽ của Nhà nước, của doanh nghiệp
và của phụ huynh để nâng cao khả năng đầu tư tài chính cho cơng tác đào tạo
và tạo mơi trường đào tạo thuận lợi. Có thể nói nếu khả năng đầu tư tài chính
thấp thì khó có thể có được chất lượng đào tạo cao được, yếu tố thứ tư bày
cũng bao gồm cả sự công khai chất lượng đào tạo của nhà trường để xã hội
biết, giám sát và hỗ trợ.
Thứ năm, năng lực và nỗ lực của người học: Nếu bốn yếu tố trên được
coi là vế thứ nhất thì năng lực và nỗ lực của học sinh chính là vế thứ hai của
q trình đào tạo có chất lượng cao. Học sinh khơng chỉ cần có năng lực để
tiếp thu kiến thức mà họ cịn cần phải chăm chỉ học tập, có trách nhiệm với
bản thân, gia đình và xã hội, tự hồn thiện bản thân thông qua các kỹ năng
cần thiết.
3. Những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cơ sở giáo dục
3.1. Bối cảnh xã hội
Thành công của những trường dân lập thời kỳ đầu ở Hà Nội đã khiến
trường dân lập nở rộ. Những trường dân lập đi sau như Lomonoxop, Trường tiểu
học Đoàn Thị Điểm, tiểu học Lê Quý Đôn... đều đã gây dựng được danh tiếng.
Đầu tư dạy học ngoại ngữ, các lớp tiếng Anh, lớp song ngữ Anh - Pháp,
đi kèm là phương pháp dạy học, là hàng loạt các hoạt động giáo dục kỹ năng
sống, trải nghiệm... cách làm ấy khiến những trường thế hệ thứ 2 nhanh chóng
thu hút phụ huynh.


6

Thành cơng nhất với mơ hình này là Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm.
Trong một thời gian dài, nhiều phụ huynh muốn cho con vào trường này phải
đầu tư "luyện thi" còn căng thẳng hơn thi đại học để trải qua kỳ kiểm tra đầu

vào lớp 1.
Hàng trăm trường dân lập tiếp tục ra đời sau năm 2000. Có những
trường tách ra từ đơn vị trực thuộc trường ĐH, có trường do doanh nghiệp
thành lập.
Đó khơng cịn là mơ hình trường do một hoặc một nhóm nhà giáo lập
như thế hệ trường dân lập đầu tiên mà là mơ hình trường dân lập có hàng chục
thành viên sáng lập. Đây cũng là thời kỳ trường dân lập ở Hà Nội có diễn biến
phức tạp nhất. Có thời kỳ Hà Nội có trên 100 trường dân lập các cấp, nhưng
đến hơn một nửa phải đi thuê chỗ dạy học.
Tình trạng trường đăng ký địa chỉ một nơi nhưng dạy học lại ở 2-3 địa
điểm khác là không hiếm. Trường di động, nhảy dù khắp nơi. Giáo viên, cơ
sở thiết bị dạy học của nhiều trường đều đi mượn mỗi khi có đoàn kiểm tra.
Thời kỳ này, ngay cả những trường từng có danh tiếng cũng khó duy trì
chất lượng vì phải cạnh tranh, phải chạy theo lợi nhuận. Trường Lomonoxop
phát triển thành hệ thống đa cấp từ tiểu học đến THPT nhưng chất lượng dạy
học bị lung lay.
Một thời gian dài hiệu trưởng mất quyền kiểm soát bởi hội đồng quản
trị q đơng người ngồi ngành giáo dục. Trường Đồn Thị Điểm rơi vào áp
lực do nhu cầu lựa chọn của phụ huynh quá lớn dẫn tới sĩ số nở ra, chất lượng
đi xuống.
"Cú ngã" của các trường thuộc hàng thương hiệu xảy ra với cả những
trường như Lương Thế Vinh, Marie Curie, khi các trường này có cơ ngơi mới,
mở rộng quy mơ, tăng học phí...


7

Tuy nhiên trường dân lập Lê Q Đơn đã có bước đi riêng
để trở thành Trường Trung học cơ sờ và Trung học phổ thông
Lê Quý Đôn Hà Nội là trường tư thục, được thành lập ngày 13

tháng 2 nảm 2018 theo Quyết định số 815./QĐ_UBND Thành
phố Hà Nội. Trên cơ sở trường THCS Lê Quý Đôn Hà Nội, thành
lập tháng 5 năm 2009, tại địa điểm Lô 1.AII Khu Đơ thị mới Mỹ
Đình Ị phường cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Với mục
tiêu đào tạo liên thông từ bậc THCS đến THPT theo mơ hình
giáo dục chất lượng cao tăng cường tiếng Anh: định hướng hội
nhập quốc tế. Trường có cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo đáp
ứng đầy đủ theo quy định của pháp luật và Bộ Giáo dục và
Đào tao. Chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2018-2025 và
tầm nhìn 2030, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu và các
giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. Là
cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng Quản trị
trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể
cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây
dựng, triển khai, thực hiện chiến lược phát triển của trường
THCS và THPT Lê Quý Đôn nhằm nâng cao chất lượng, uy tín
của cơ sở giáo dục.
3.2. Chất lượng đầu vào của trường
Với mục tiêu đào tạo liên thơng từ bậc THCS đến THPT
theo mơ hình giáo dục chất lượng cao tăng cường tiếng Anh.
Trường THCS và THPT Lê Q Đơn đã thu hút học sinh có trình
độ tương đối cao, nhờ vào hệ thống thi tuyển đầu vào và liên
cấp nên trường ln ln có được đa số học sinh đồng đều về


8

lực học. Đây chính là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới đầu ra
của trường, tới chất lượng giáo dục của nhà trường.
Cuộc sống hiện đại đã làm cho hai phạm trù kinh tế và

giáo dục hoà quyện vào nhau. Khơng có sự tiến bộ nào trong
kinh tế sản xuất và tiến bộ xã hội lại khơng có sự tham gia
của yếu tố giáo dục; đến lượt mình, mỗi bước phát triển của
giáo dục đều có sự đóng góp của sự đấu tư cả về vật chất và
nhân lực cho giáo dục. Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển giáo dục. Phối hợp hài hoà giữa kinh tế
và giáo dục sẽ tạo nên sự phát triển liên tục và bền vững. Hiểu
rõ mối quan hệ biện chứng này nên nhà trường đã có những chiến lược cụ thể
để tiếp cận những đối tượng tiềm năng nhằm nâng cao chất lượng đầu vào của
trường như:
- Thu nhập hộ gia đình ổn định. Xác suất nhập học vào trường Lê Quý
Đôn chịu ảnh hưởng của cả thu nhập và tiêu dùng hiện tại cũng như những chỉ
báo điều kiện kinh tế mang tính ổn định, có thể giúp các gia đình có thêm khả
năng đầu tư lâu dài cho con em mình.
- Trình độ văn hóa của cha mẹ học sinh. Mối quan hệ giữa trình độ văn
hóa của cha mẹ học sinh và hiệu quả học tập của học sinh là một chỉ báo quan
trọng đối với chất lượng giáo dục vì học sinh có cha mẹ là người có trình độ
văn hóa cao hơn có xu hướng có tỷ lệ hồn thành bậc học cao hơn ở bậc tiểu
học và đặc biệt là đối với bậc trung học.
3.3. Trình độ, kinh nghiệm và kiến thức chun mơn của giáo viên.
Đã có bằng chứng cho thấy học sinh tiểu học các trường có giáo viên
chủ nhiệm và giáo viên có trình độ bồi dưỡng tại chỗ cao hơn sẽ có khả năng
hồn thành bậc học cao hơn. Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm cũng tỷ lệ
thuận với số lần giáo viên báo cáo lớp mình dạy được dự giờ – một tác động


9

quan trọng đối với kết quả học tập của học sinh. Ngồi ra, kinh nghiệm của
giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm hơn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Kiến thức chuyên môn của giáo viên là một trong những yếu tố gây tác
động lớn nhất đối với điểm thi của học sinh: đây là phát hiện giúp khẳng định
giáo viên dạy học hiệu quả trước hết phải là người có hiểu biết về chun
mơn của mình. Liên quan tới kiến thức chuyên môn, chứng nhận giáo viên
“giỏi” cũng rất tương quan với kết quả học tập.
Hội đổng quản trị và Ban giám hiệu Trường THCS&THPT Lê Quý
Đôn luôn luôn xác định: Đội ngũ giáo viên là yếu tố then chốt, quyết định
trực tiếp đến sự thành công của các mục tiêu mà nhà trường đã đề ra. Chính vì
vậy, nhà trường luôn quan tâm đến việc chọn lựa và bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên chuyên nghiệp, giàu tâm huyết, giỏi chuyên môn. Đội ngũ giáo viên của
nhà trường được phân ra làm ba tổ chuyên môn: Tổ Ngoại ngũ: tổ Khoa học
Tự nhiên, tổ Khoa học Xã hội. Mỗi tổ chun mơn có những đặc điểm khác
nhau, nhưng cùng hướng về những mục tiêu tuyển sinh chung của nhà trường.
Cụ thể như: Vượt qua nhiều khó khăn từ buổi đầu thành lập trường
THCS&THPT Lê Quý Đôn: Tổ Ngoại ngữ gồm có 11 thành viên., trong đó
có 3 giáo viên ngưởi nước ngồi. Tất cả đều hãng say, nhiệt tình trong cơng
tác: tạo thành một tập thể đồn kết, vững mạnh, nhiều năm liền đạt tổ lao
động tiên tiển và tổ lao động xuất sắc.
Gánh vác sứ mệnh quan trọng tại ngơi trường có mơ hình tăng trưởng
tiếng Anh, tổ Ngoại ngữ liên tục cập nhật: đổi mới các phương pháp giảng
dạy, lấy học sinh làm trung tâm; tăng niềm vui thích, hứng thú của các con
học sinh đối với mòn học. Trong suốt 5 nãm qua: tổ đã đạt được những thành
tích đáng nể.
Giáo viên Tổ Ngoại ngữ khơng chi chú trọng về cơng tác chun mơn
mà cịn tham gia năng nổ các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Nhiều


10

năm liền cố gắng xây dựng nhiều sân chơi bổ ích nhận được sự yêu mến của

các con học sinh như Halloween: English FestivaỊ christmas...
Cùng với chủ chương đổi mới của Nhà trường và sự hỗ trợ, cố vấn về
chuyên mơn của Phó Hiệu trưởng người nước ngồi - trong năm học mới
2019-2020: tổ Ngoại ngữ hứa hẹn sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt
được và gặt hái thêm nhiều thành cơng mới. đó chính là những nhân tố quyết
định để nhà trường thu hút được đối tượng học sinh có định hướng phát triển
về ngoại ngữ để tạo tiền đề cho mục tiêu du học nước ngoài ở những năm tiếp
theo.
Tổ Khoa học Xã hội trường THCS&THPT Lê Quý Đòn gồm 11 giáo
viện giảng dạy các bộ môn: Ngữ vàn, Lịch sử, Giáo dục công dân. Âm nhạc:
Mĩ thuật. Tất cả các giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn Đặc biệt., với mong
muốn gẳn bó cùng nhà trường; đội ngũ giáo viên trong tổ đặt mục tiêu phấn
đẩu khơng ngừng để hỗn thiện bản thân theo phương châm: Nhàn ái - Tầm
huyết - Trách nhiệm - Tự chủ - Tự tin - Năng động - Sáng tạo - Hiệu quả.
Trong tổ có nhiều thầy cơ giáo có kinh nghiệm đửng lớp lâu năm. có
kiến thức chuyên môn vững vàng: là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo:
Nhiều giáo viên tuổi đời còn trẻ: năng động, nhiệt huyết., có phương pháp
hoạt động sáng tạo được học trò yêu mến.
Trong những nảm học gần đây, chất lượng dạy và học các môn học do
tổ đảm nhiệm được nâng cao rõ rệt: tỷ lệ học sinh khá giỏi luôn đạt và vượt
chỉ tiêu nhà trường giao: số lượng học sinh giỏi cấp Quận tăng lên đáng kể,
điểm trung bình thi vào lóp 10 đạt Top 5 trường có điểm cao nhất trong tồn
quận. Đó cũng là chính là lý do ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà
trường và là cơ sở để phụ huynh và học sinh đặt niềm tin để theo học tại
trường.
3.4. Quản lý trường học.


11


Có được các yếu tố đầu vào phù hợp – bao gồm cả giáo viên – chưa
chắc đã đảm bảo dẫn tới thành công. Mặc dù Việt Nam đang từng bước nâng
cao chất lượng công tác quản lý như tăng số lượng trường học lập kế hoạch
phát triển trường nhưng hệ thống giáo dục Việt Nam vẫn còn yếu về năng lực
lãnh đạo và cơ chế chịu tự trách nhiệm. Điểm thi của học sinh thường cao hơn
ở những những trường có hiệu trưởng thường xuyên dự giờ giáo viên hơn.
Cũng có bằng chứng cho thấy sự tham gia của cộng đồng có thể giúp cải thiện
kết quả học tập của học sinh. Khi cha mẹ tích cực tham gia (ví dụ như quan
tâm và đóng góp) vào cơng việc của nhà trường, con em họ sẽ có thể học tốt
hơn và trường học có thể được hưởng lợi nhiều hơn nhờ nhận được sự hỗ trợ
và nguồn lực bên ngoài. Sự tham gia của cha mẹ học sinh cũng có thể đóng
vai trị như một cơ chế tự chịu trách nhiệm và là một cách để cộng đồng thúc
đẩy sự thay đổi. Tác động tích cực có được nhờ hiệu trưởng và cộng đồng cho
thấy cần phải tăng cường giám sát và tính tự chịu trách nhiệm của giáo viên
trong lớp học (thông qua hiệu trưởng và cha mẹ học sinh) và tăng tính tự chịu
trách nhiệm của hiệu trưởng trước cộng đồng (tần suất hiệu trưởng gặp gỡ báo
cáo với cha mẹ học sinh cũng tỷ lệ thuận với kết quả học tập của học sinh).
Sự hạn chế tương tác giữa hiệu trưởng và giáo viên theo kiểu truyền thống và
vai trò yếu kém và năng lực hạn chế của hội cha mẹ học sinh ở các trường cho
thấy nhu cầu cấp thiết cần phải nâng cao chất lượng quản lý trường học thông
qua sự tham gia nhiều hơn của hiệu trưởng và cộng đồng.
4. Những kết quả đạt được
Nằm trong Hệ thống Trường Liên cấp Lê Quý Đơn, trường THCS &
THPT Lê Q Đơn có bề dày 10 năm phát triển và theo đuổi sứ mệnh “Giúp
mỗi học sinh trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình”.
Hệ thống Giáo dục Lê Q Đơn (Mầm non - Tiểu học - THCS - THPT)
đã có 15 năm hoạt động. Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn sau hơn 10


12


năm thành lập đã khẳng định được chất lượng giáo dục vượt trội khi liên tục
đứng trong tốp 3, tốp 4 quận Nam Từ Liêm (theo kết quả kỳ thi vào lớp 10).
Với phương châm “GIÚP CON TIẾN BỘ MỖI NGÀY”, trường THCS
& THPT Lê Quý Đôn thực hiện dạy và học theo định hướng phát triển năng
lực cá nhân trên cơ sở chương trình giáo dục của Bộ giáo dục và chương trình
nhà trường thơng qua đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, năng lực chuyên
môn, tâm huyết với nghề và giàu lòng nhân ái.
Đồng thời, nhà trường chú trọng tăng cường giáo dục cho học sinh về
phẩm chất và kỹ năng. Tất cả các môn học, hoạt động ngoại khóa, sự kiện đều
hướng đến hồn thiện nhân cách cho học sinh với những giá trị cốt lõi của học
sinh Lê Quý Đôn (Doners) là Yêu thương, Trung thực, Kiên trì, Trách nhiệm,
Hợp tác, Sáng tạo.
4. Những vấn đề đặt ra và kiến nghị để nâng cao chất lượng cơ sở
giáo dục ngồi cơng lập.
Yếu tố hạn chế hiệu quả giáo dục trong quản lý trường học có một yếu
tố quan trọng đó chính là học phí. Tính trung bình, học phí chiếm khoảng
20% chi tiêu cho giáo dục. Học phí là yếu tố hạn chế khả năng tuyển sinh của
các nhóm gia đình nghèo và gặp hồn cảnh khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực tới
chính sách phổ cập giáo dục ở các nhóm nghèo trong xã hội. Điều đó địi hỏi
cần nhanh chóng tập trung hỗ trợ giúp trẻ em tới trường thông qua các khoản
học bổng hay các hình thức hỗ trợ tài chính và tương tự.
Những vấn đề đặt ra: Có ba điểm quan trọng cần quan tâm liên quan
tới những thách thức hiện nay của giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, sự chênh lệch tồn tại dai dẳng là một vấn đề có nhiều ngun
nhân khác nhau và khơng thể được giải quyết nếu chỉ giải quyết một nguyên
nhân (như tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học chưa phổ cập) hay một yếu tố (như
chi phí đi học hay chất lượng trường học).



13

Thứ hai, khoảng cách lớn trong học tập hiện đang tồn tại trong hệ thống
trường tiểu học của Việt Nam có ảnh hưởng tới vấn đề số lượng và chất lượng
trong giáo dục. Do đó, thách thức đặt ra khơng chỉ là vấn đề tiếp cận cơ hội
học tập mà cịn là đem lại sự bình đẳng về cơ hội học tập ngay ở những năm
đầu tiên đi học để đảm bảo rằng người nghèo trong xã hội được chuẩn bị sẵn
sàng để đối mặt với những thách thức ở các bậc học cao hơn. Chuẩn bị sẵn
sàng hơn không chỉ khiến cho việc học tập có ý nghĩa hơn mà cịn giúp trẻ em
theo học và hồn thành bậc học.
Thứ ba, có nhiều “điểm xuất phát” (tiềm năng) liên quan tới chính sách
để giải quyết những vấn đề này (trong khi tiếp tục hỗ trợ nâng cao kết quả học
tập trung bình). Theo kết quả của nghiên cứu này, trường học và chính sách
có vai trị quan trọng. Dù số liệu tiêu biểu về kết quả học tập vẫn cịn hạn chế,
bằng chứng thu được ln khẳng định rằng những đặc điểm nhất định của
trường học và giáo viên có quan hệ mật thiết với kết quả học tập của học sinh.
Hay nói cách khác, hồn cảnh gia đình của một học sinh không phải là yếu tố
duy nhất ảnh hưởng tới kết quả thi hay đi học của học sinh đó ở trường. Đóng
góp cho giáo dục của cha mẹ học sinh và cộng đồng
Một số khuyến nghị:
Để các trường dân lập, tư thục ngày càng khẳng định được vị trí, vai trị
trong nền giáo dục Việt Nam, Nhà nước cần tiếp tục tạo lập khuôn khổ pháp
lý nhằm tạo ra những tiền đề cần thiết cho một nền giáo dục phổ thơng có
chất lượng. Trong thời gian tới, việc cải cách thể chế cho giáo dục phổ thông
tư thục cần tập trung giải quyết một số vấn đề trọng tâm sau:
Một là, cần xây dựng bộ tiêu chí với những chỉ tiêu cụ thể về đất đai,
cở sở vật chất, thuế, tín dụng, đào tạo, cán bộ… để đưa được chủ trương xã
hội hóa giáo dục đi vào cuộc sống. Tạo lập cơ chế để khuyến khích các cơ sở
giáo dục phổ thông tư thục và cơ sở giáo dục phổ thơng có vốn đầu tư nước



14

ngoài phát triển những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thay đổi
chương trình học phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Hai là, xây dựng môi trường pháp lý bình đẳng, cơng bằng giữa các
trường cơng lập và trường tư thục. Hệ thống pháp luật cần đồng bộ, cụ thể để
các chủ thể tham gia vào hoạt động giáo dục hiểu rõ mình được làm gì, khơng
được làm gì, nếu vi phạm các quy định sẽ bị các chế tài pháp luật xử lý như
thế nào. Tạo lập cơ chế để các trường tư thục, các doanh nghiệp, liên kết được
với nhau trong các khâu của quá trình đào tạo để đáp ứng được nhu cầu học
tập của mọi người.
Ba là, Nhà nước cần ban hành các văn bản dưới luật để cụ thể hóa,
quán triệt quyền tài sản ở các tư thục, trao quyền tự chủ nhiều hơn nữa cho
các trường tư thục. Tạo lập khung khổ pháp lý để khuyến khích tư nhân đầu
tư vào lĩnh vực giáo dục. Mở rộng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các
tư thục. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần nâng cao vai trị của mình trên các
phương diện sau: Thiết lập cơ chế để giám sát sự phát triển của cơ sở giáo dục
phổ thông; Xây dựng môi trường pháp lý để bảo đảm trách nhiệm xã hội của
các cơ sở giáo dục phổ thông; Bảo đảm sự công bằng trong giáo dục phổ
thông, gắn chất lượng giáo dục phổ thông với đầu tư ngân sách; Tăng cường
sự tham gia của cộng đồng xã hội vào giám sát và đánh giá chất lượng giáo
dục.


15

KẾT LUẬN
Trong xu thế xã hội hóa giáo dục hiện nay, vấn đề đầu tư cho
giáo dục là đầu tư phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội

cao. Đầu tư vào giáo dục đem lại hiệu quả kinh tế cho cả xã hội và
cá nhân. Vì vậy, các chính phủ và gia đình và mỗi thành viên trong
xã hội rất quan tâm đến giáo dục, đầu tư cho giáo dục.
Huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư cho giáo dục (ngân
sách Nhà nước, gia đình, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và
cả vay vốn để phát triển giáo dục) trong đó nguồn vốn ngân sách
giữ vai trị chủ đạo. Nhờ có đầu tư cho phát triển của các cơ sở
giáo dục ngồi cơng lập trong những năm qua giáo dục đã đạt
được các thành tựu nhất định. Giáo dục đã có sự tăng trưởng cả về
quy mơ và chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra như:
làm thế nào để nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục dân lập, tư
thục; những nhân tố nào tác động đến chất lượng giáo dục nói
chung, chất lượng cơ sở giáo dục nói riêng.
Đây là vấn đề cần có sự hỗ trợ về chính sách của nhà nước,
sự phối hợp của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, sự tâm huyết và
năng động của các nhà đầu tư cho giáo dục, nó khơng chỉ tạo ra
mơi trường lành mạnh, thơng thống trong chuyện mở trường,
quản trị trường, mà cịn là cơ sở thực tiễn sống động cho những
thay đổi trong hành lang pháp lý, giữa một chủ trương thúc đẩy xã
hội hóa giáo dục. Ở cấp độ nhà trường đòi hỏi chúng ta phải sử
dụng các nguồn tài lực, nhân lực, vật lực như thế nào để vừa nâng
cao được chất lượng của cơ sở giáo dục, vừa phù hợp với quan
điểm đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước.


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD & ĐT, 2010. Chương trình hành động của Bộ Giáo dục và
Đào tạo giai đoạn 2011-2016 thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP.

2. Bộ GD & ĐT, 2012. Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày
23/11/2012 Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng gíao dục cơ sở giáo dục phổ thông,
cơ sở giáodục thường xuyên.
3. Bùi Nguyên Hùng và Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004. Quản lý chất
lượng. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM
4. Lê Thị Nam Phương, 2012. Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non
ngồi cơng lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sỹ, Trường
Đại học Đà Nẵng.
5. Trần Thị Thanh Xuân, 2014. Hoạch định chiến lược phát triển trường
phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring giai đoạn 2012-2017. Luận văn Thạc
sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.



×