Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận cao học quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng yếu quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo xong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.95 KB, 27 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC LĨNH VỰC TRỌNG YẾU
Đề tài :
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................4
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO...............................................4
1.1. Tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo............4
1.2. Vai trị tất yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
...................................................................................................................6
1.3. Nội dung, nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo............................................................................................................7
Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY................................9
2.1. Một vài nét khái quát về tỉnh Bắc Ninh..........................................9
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo ở tỉnh Bắc Ninh..............................................................................10
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC,
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH BẮC NINH...................................................18
3.1. Nâng cao nhận thức, công tác tôn giáo và Quản lý Nhà nước đối với
tôn giáo....................................................................................................18
3.2. Tăng cường công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc các tơn
giáo và xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở..........................................19
3.3. Tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Quản lý Nhà


nước về tôn giáo......................................................................................22
KẾT LUẬN....................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................25


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nước ta với đặc điểm là một nước có nhiều dân tộc sinh sống, chính vì
đặc điểm này, vấn đề tơn giáo cũng trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn. Hơn
nữa, vấn đề tơn giáo lại mang tính quốc tế. Bởi vậy mà đòi hỏi Đảng và Nhà
nước phải thực hiện vấn đề một cách khéo léo.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vấn đề tôn giáo.
Người đã coi đồn kết tơn giáo là một trong những vấn đề quan trọng nằm
trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Người đã từng nói: "Tồn thể đồng bào
ta, khơng chia Lương giáo, đồn kết chặt chẽ, quyết lịng kháng chiến để giữ
gìn non sơng, Tổ quốc, và cũng để giữ gìn tín ngưỡng tự do"1
Trong thời đại ngày nay, việc chủ nghĩa đế quốc đang đẩy nhanh, đẩy
mạnh "Diễn biến hịa bình" thì việc quan tâm, giải quyết vấn đề tôn giáo trở
nên vô cùng cần thiết. Để đánh đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu,
trước đây, trong âm mưu của mình, chủ nghĩa đế quốc đã sử dụng rất hiệu quả
vũ khí tơn giáo để chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa rồi tiến đến làm sụp đổ
cả hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đơng Âu. Chính vì vậy, để giữ vững chủ nghĩa
xã hội, chúng ta không được lơ là mất cảnh giác đối với thủ đoạn này của chủ
nghĩa đế quốc.
Ở Việt Nam cũng vậy, là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng,
tơn giáo đang có xu hướng phát triển mạnh, đến nay, Nhà nước ta đã công nhận
tư cách pháp nhân cho 13 tôn giáo, với 33 tổ chức Giáo hội. Trong đó, các tơn
giáo bản địa (nội sinh) và các tôn giáo được du nhập từ nước ngồi vào (ngoại
sinh) đều được tạo điều kiện bình đẳng hoạt động theo pháp luật. Tình hình đó
như là sự phản ánh về quá trình đất nước đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển

khá mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống vật chất
cũng như tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, vì thế tơn giáo càng
được khẳng định rõ hơn, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Tuy
1

Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

1


nhiên, bên cạnh những sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo, lễ hội lành mạnh, tn
thủ pháp luật, thì vẫn cịn có hiện tượng một số người lợi dụng tín ngưỡng,
tơn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, mê hoặc nhân dân, cao hơn, phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc... Trước tình hình đó, cơng tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động tôn giáo càng cần phải được tăng cường, khơng chỉ
trên bình diện vĩ mơ mà cịn ở các khu vực, trong đó có tỉnh Bắc Ninh.
Trong những năm qua tình hình tơn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh ổn định, sinh hoạt tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tơn giáo diễn ra
bình thường đúng với chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước.
Đại bộ phận chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tơn giáo trong tỉnh an tâm,
phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, về những thành tựu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, xây dựng gia đình văn hố ở khu dân
“sống tốt đời, đẹp đạo”, tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị
của địa phương. Tuy nhiên, tình hình tơn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng
nổi lên một số vấn đề có tính phức tạp. Đó là, hoạt động mê tín, dị đoan diễn
ra khá phổ biến; một số cơ sở thờ tự của tôn giáo chưa tuân thủ các quy định
của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Di sản và của các quy định của tỉnh.
Khi xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, tổ chức tôn giáo vẫn thiếu hồ sơ xin
phép; triển khai khi chưa được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
Tình hình khiếu kiện địi lại đất đai, cơ sở cũ của giáo hội còn tiềm ẩn dấu

hiệu phức tạp; hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép và các đạo lạ trên địa
bàn tỉnh vẫn xảy ra. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nên em đã chọn vấn
đề “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh hiện nay”, để làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học Quản lý Nhà nước
trong các lĩnh vực trọng yếu của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Tiểu luận từ việc khái quát những nhận thức chung về tôn giáo, về quản
lý nhà nước đối với tơn giáo và phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà
2


nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian
qua, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với tôn giáo.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo ở Bắc Ninh trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước về tơn giáo ở Bắc Ninh trong tình hình mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian, là địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Về thời gian là từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo sửa đổi và bổ
sung (năm 2013), đến nay.
4 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:

Tiểu luận được triển khai dựa trên quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn
giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Tiểu luận cũng xuất phát
từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh thời
gian qua.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Triển khai tiểu luận này, sử dụng những nguyên tắc phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử
dụng các phương pháp của các khoa học cụ thể, như tổng hợp và phân tích,
khái qt hố, thống kê, so sánh, lịch sử và lôgic, xã hội học, tôn giáo học.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
gồm 3 chương, 8 tiết.
3


NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG TƠN GIÁO
1.1. Tơn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
1.1.1. Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo, theo tiếng Latinh (Religare) có nghĩa là sự nối liền với cái tột
cùng, như sự gắn bó với Chúa, với Thượng đế; hoặc được hiểu là sự phản ánh
mối quan hệ giữa con người với thần thánh; giữa thế giới vơ hình với thế giới
hữu hình; giữa cái thiêng liêng với cái trần tục.
Theo quan điểm mác-xít, tơn giáo khơng chỉ là một hình thái ý thức xã
hội mà còn là một thực thể xã hội. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội,
tôn giáo phản ánh hư ảo tồn tại xã hội, có kết cấu gồm: Tâm lý, tình cảm,
niềm tin và hệ tư tưởng tơn giáo. Cịn với tính cách là một thực thể, hay một
hiện tượng xã hội, tôn giáo thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, được quy định

bởi hạ tầng cơ sở xã hội. Cụ thể hơn, tôn giáo ra đời từ 3 nguồn gốc: Kinh tế xã hội, nhận thức và tâm lý. Là một hiện tượng xã hội, kết cấu của tôn giáo
bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần, mà thông thường là các yếu tố: ý thức
(giáo lý), nghi lễ, luật lệ và tổ chức.
1.1.2. Khái niệm “Quản lý nhà nước”
Khái niệm “quản lý nhà nước” được hiểu ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội của Nhà nước,
sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người do tất cả các cơ quan Nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tư
pháp) tiến hành để thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội.
Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang quyền
lực Nhà nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp
luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, UBND các cấp).

4


Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính quốc
gia đã nêu: Quản lý Nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên lĩnh vực lập
pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của
Nhà nước; là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử
dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người2.
Vậy, chủ thể Quản lý Nhà nước là các cá nhân hay tổ chức mang quyền
lực Nhà nước tác động tới đối tượng quản lý. Còn đối tượng Quản lý Nhà
nước là tồn bộ cơng dân Việt Nam và những người khơng phải là công dân
Việt Nam đang sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam cùng toàn bộ các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo
Nghĩa rộng: Đó là q trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp) của các cơ quan Nhà nước theo qui định của pháp luật để

tác động, điều chỉnh, các quá trình tơn giáo và hành vi hoạt động tơn giáo của
tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ
thể quản lý.
Nghĩa hẹp: Đó là q trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện
pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và UBND
các cấp) để điều chỉnh các q trình tơn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn
giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo đúng qui định của pháp luật.
Theo đó, Quản lý Nhà nước đối với tơn giáo ở cả 2 nghĩa rộng, hẹp,
đều tập trung, trước hết và chủ yếu là quản lý các “hoạt động tôn giáo”. Cụ
thể hơn, đó là các hoạt động tơn giáo liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động đó là gì ? Về việc này, tại khoản 5,
điều 3 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã nêu: “Hoạt động tôn giáo là việc
truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tơn giáo”3.
2
3

Học viện Hành chính Quốc gia (1996), Giáo trình quản lý Nhà nước ngạch Cao - Trung, Hà Nội.
Uỷ ban TVQH (2004), Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, Hà Nội

5


Từ đó chúng ta thấy, chủ thể Quản lý Nhà nước về tôn giáo nếu theo
nghĩa rộng của khái niệm, thì đó là các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống lập
pháp, hành pháp và tư pháp; còn theo nghĩa hẹp, nó chỉ gồm các cơ quan nhà
nước thuộc hệ thống hành pháp các cấp.
Còn khách thể Quản lý Nhà nước đối với tơn giáo, đó là hoạt động tơn
giáo của các tổ chức tơn giáo, của tín đồ, chức sắc, nhà tu hành. Là cơng dân
Việt Nam, tín đồ, chức sắc tôn giáo, nhà tu hành vừa mang những đặc điểm
chung của người Việt Nam, nhưng đồng thời cũng có những nét đặc trưng

riêng của người có đạo.
1.2. Vai trò tất yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn
giáo.
Thứ nhất, hoạt động tơn giáo có liên quan đến tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, do đó, với chức năng quản lý xã hội của mình, để đảm bảo
cho xã hội ổn định, phát triển bình thường, tất yếu Nhà nước phải tăng cường
quản lý các hoạt động tôn giáo.
Thứ hai, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo diễn ra trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đời sống tơn giáo, vậy để đường lối,
chính sách, pháp luật được hiện thực hố, để đồng bào có và khơng có tơn
giáo đồn kết trong khối đại đồn kết tồn dân tộc, tạo động lực cho sự thành
cơng của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố, Nhà nước phải tăng cường
quản lý các hoạt động tôn giáo.
Thứ ba, các thế lực thù địch ln tìm mọi cách lợi dụng tôn giáo hống
phá cách mạng, vậy để đập tan âm mưu đó và để đồng bào lương - giáo tích
cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tất yếu Nhà nước phải tăng cường
quản lý các hoạt động tôn giáo.
Thứ tư, Việt Nam mở cửa, hội nhập để phát triển, theo đó, các thế lực
thù địch cũng thông qua con đường hợp tác, liên doanh, du lịch... thâm nhập
vào những vùng nhạy cảm về tôn giáo, mua chuộc một số chức sắc, tín đồ tơn

6


giáo, vậy để hội nhập quốc tế có nhiều thành công, Nhà nước phải tăng cường
quản lý các hoạt động tôn giáo.
Như vậy, Quản lý Nhà nước đối với tôn giáo là tất yếu, khơng chỉ ở
nước ta mà cịn đối với các nước khác. Tuy nhiên, về mục đích, nội dung cụ
thể của Quản lý Nhà nước về tôn giáo cũng khác nhau qua mỗi giai đoạn.
Vậy, chủ thể quản lý cần nắm vững quan điểm lịch sử cụ thể để cơng tác này

có hiệu quả, hiệu lực cao nhất.
1.3. Nội dung, nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Một là, về việc thành lập và gia nhập các tổ chức tôn giáo.
Để bảo đảm an ninh trật tự, và bảo đảm sự bình đẳng giữa người theo
đạo và người không theo đạo, Nhà nước có những quy định cấm khơng cho
nhập tu đối với những người trốn tránh pháp luật và các nghĩa vụ công dân.
Việc quy định như vậy đảm bảo cho việc nhập tu được thực hiện minh bạch,
trong sáng, tránh khơng cho những trường hợp nhập cư với mục đính hay
động cơ nhằm trốn tránh không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay
thực hiện một số nghĩa vụ công dân, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Hai là, về việc tiến hành các nghi lễ tôn giáo và hoạt động tôn giáo khác.
Nội dung này được Nhà nước khá chú trọng bởi mỗi năm ở khắp trong
và ngoài nước diễn ra rất nhiều những nghi lễ cũng như hoạt động tôn giáo.
Cụ thể Nhà nước hướng dẫn các chức sắc tôn giáo nắm vững và thực hiện
đúng các quy định của Nhà nước về hoạt động đối ngoại của các tôn giáo, về
việc cử các chức sắc hoặc các đồn tơn giáo ra nước ngồi, hay đón các đồn
tơn giáo nước ngồi vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nhà nước cho phép các tổ chức tôn giáo được in, xuất
bản các loại sách kinh, các ấn phẩm tôn giáo, các ấn phẩm tôn giáo, đồ dung
việc đạo. Quy định này giúp các tơn giáo có thể truyền bá một cách đầy đủ về
tổ chức tơn giáo của mình, đồng thời giúp cơng dân dể dàng tiếp cận, tìm hiểu
và gia nhập các tơn giáo theo nguyện vọng của mình.
7


Ba là, về việc đào tạo, bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo
Nhà nước tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức tôn giáo đào tạo chức
sắc, nhà tu hành trong nước tại các cơ sở đào tạo đã được Nhà nước cho phép.

Ngồi ra, các tơn giáo có thể cử các chức sắc, nhà tu hành đi đào tạo ở nước
ngồi nếu thực sự có nhu cầu. Nhà nước còn cho phép các giảng viên được
giảng dạy ở các trường đào tạo trong nước.
Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo phải đưa các môn học về lịch sử Việt
Nam hay pháp luật Việt Nam vào chính khóa của các trường đào tạo những
người chun hoạt động tôn giáo. Với quy định này, Nhà nước đã đưa đường
lối, chủ trương cũng như tơn chỉ mục đích hoạt động của đất nước đến từng tổ
chức tôn giáo, giúp nang cao vai trò, vị thế của đất nước đối với những giáo
dân, mặt khác trực tiếp tuyên truyền chính sách, hay các quy định của pháp
luật nhằm giúp các giáo dân ở các tổ chức tôn giáo thực hiện đúng đường lối
– chủ trương của Đảng và nhà nước đã đề ra.
1.3.2. Nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với tôn giáo.
Một là, nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và tự do
khơng tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì
lý do tín ngưỡng, tơn giáo.
Hai là, cơng dân có tín ngưỡng, tơn giáo hoặc khơng có tín ngưỡng, tơn
giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền cơng dân và có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
Ba là, các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật của nhà n ước
Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Bốn là, mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, mọi
hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để chống lại nhà nước Việt Nam, ngăn
cản tín đồ thực hiện nghĩa vụ cơng dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân,
làm tổn hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị
đoan đều bị xử lý theo pháp luật.

8


Chương 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY
2.1. Một vài nét khái quát về tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông
Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh tiếp giáp với
vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Thành phố Bắc Ninh nằm cách
trung tâm Hà Nội 30km về phía đơng bắc. phía tây và tây nam giáp thủ đơ Hà
Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đơng và đơng namgiáp tỉnh Hải
Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này
thuộc vùng Thủ đơ. Ngồi ra, Bắc Ninh cịn nằm trên 2 hành lang kinh tế Cơn
Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng
Sơn - Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh.
Tổng diện tích là 839,7 Km vng , Tồn tỉnh có tổng cộng 1 thành
phố, 1 thị xã, 6 huyện với 126 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 23
phường, 6 thị trấn và 97 xã, Các huyện bao gồm: Gia Bình, Lương Tài, Quế
Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Yên Phong.
Năm 2011, dân số Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1289
người/km², vẫn là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước.
Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là
665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780
người, chiếm 25,26% tổng dân số cịn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456
người, tức chiếm 9,8%.
Về kinh tế - Xã hội.

Năm 2015, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt

15.050 tỷ đồng, bằng 107,5% dự toán, bằng 118,7% so với năm 2014. Trong
đó, thu nội địa ước đạt 10.035 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt
4.540 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện là 13.394 tỷ
đồng, bằng 146% so với dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện

9


trên 3.784 tỷ đồng. Việc đầu tư từ vốn ngân sách tỉnh đã góp phần lớn trong
việc xây mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, hỗ trợ đầu tư xây dựng
hạ tầng nông thôn và các dự án trọng điểm.
Tất cả những đặc điểm về tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội… này tạo nên
những ưu thế ,cũng như gây ra những khó khăn nhất định đối với sự quản lý
nhà nước về Tôn giáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, và các cơ quan chuyên môn
về Tôn giáo trên địa bàn tỉnh hiện nay.
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo ở tỉnh Bắc Ninh
2.2.1. Những ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
Về vấn đề quản lý các hoạt động tuyên truyền, thành lập các tổ chức
hoạt động tôn giáo.
Thời gian qua các đối tượng truyền đạo Tin lành đã và đang lén lút về
truyền đạo; hoạt động tôn giáo trái phép vẫn diễn ra có phần phức tạp hơn.
Việc truyền đạo Tin lành trái phép đã gây chia rẽ, mất đồn kết trong dịng họ,
gia đình, làng xóm láng giềng,... do đạo không thờ cúng tổ tiên, trái với truyền
thống văn hoá dân tộc, gây mất ổn định trật tự xã hội, an ninh ở địa phương.
Trước tình hình đó, Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với các cơ quan chức
năng, với các đồn thể nhân dân, nắm bắt tình hình và có biện pháp giải quyết
tích cực. Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo; chỉ đạo các cơ sở có
điểm nhóm truyền đạo Tin lành trái phép thống kê, rà soát, phân loại các đối
tượng truyền đạo, học đạo và theo đạo để có biện pháp giải quyết phù hợp.
Qua công tác tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh với các đối tượng truyền
đạo trái phép, cùng với công tác tuyên truyền vận động các đối tượng theo đạo
và học đạo; nhìn chung các đối tượng đã nhận thức được việc mình làm là chưa
đúng với pháp luật, trái với văn hoá truyền thống địa phương. Họ đã tự nguyện

nộp các tài liệu tuyên truyền, lập lại bàn thờ tổ tiên và cam kết không tái phạm,
thực hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
10


Theo đó, phạm vi truyền đạo trái phép cũng như ảnh hưởng của đạo Tin
lành được khống chế, không lan rộng. Hoạt động truyền đạo của các điểm
nhóm Tin lành tại các địa phương như các điểm nhóm ở xã Đại Bái, Gia Bình;
Trần Xá - Yên Trung huyện Yên Phong; xã Quảng Phú, Lương Tài; xã Xuân
Lâm, xã Hà Mãn, thơn Nghi Khúc xã An Bình, Thuận Thành; xã Nam Sơn,
phường Vũ Ninh, Trung tâm phục hồi chức năng Khu I Thị Cầu, TP.Bắc Ninh,
đến nay cơ bản đã được giải quyết, không thấy xuất hiện truyền đạo trở lại.
Về vấn đề quản lý đối với việc phong chức, phong phẩm và hoạt động
thuyên chuyển của các chức sắc
Theo quy định, việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy
cử là công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo và Nhà nước không can thiệp, mà
chỉ đề ra các điều kiện để tổ chức tôn giáo lựa chọn quyết định. Trường hợp
chức sắc, nhà tu hành bị tổ chức tơn giáo cách chức, bãi nhiệm thì cần thơng
báo với chính quyền địa phương. Về thun chuyển nơi hoạt động tôn giáo
của chức sắc, nhà tu hành, tổ chức tơn giáo có trách nhiệm thơng báo với
UBND cấp huyện nơi đi và đăng ký với UBND cấp huyện nơi đến.
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tiếp nhận, bổ nhiệm,
phong chức, phong phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thực hiện theo
đúng tinh thần của Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo. Cụ thể, năm 2008, Ban Trị
sự Phật giáo tỉnh đã đồng ý tiếp nhận 04 nhà sư thuyên chuyển về hành đạo
tại Bắc Ninh. Toà Giám mục Bắc Ninh đã tổ chức lễ truyền chức linh mục
cho 08 tu sỹ thuộc giáo phận Bắc Ninh, trong đó tỉnh Bắc Ninh có 03 tu sỹ;
thuyên chuyển 02 linh mục về làm mục vụ tại xứ Lai Tê và Phó xứ Tử Nê, xã
Tân Lãng, huyện Lương Tài.
Năm 2019, Ban trị sự Phật giáo tỉnh đã bổ nhiệm 09 trường hợp tăng

ni, tiếp nhận 2 tỷ khưu ni xin về hành đạo tại Bắc Ninh; bổ nhiệm Đại đức
Thích Thanh Tn, Phó Chánh thư ký Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Trưởng ban
đại diện Phật giáo huyện Lương Tài, trụ trì chùa Bồ Sơn về kiêm nhiệm trụ trì
chùa Ném Thượng, TP.Bắc Ninh; thuyên chuyển sư cơ Thích Đàm Vượng,
11


chùa Chọi, TP.Bắc Ninh về tu học tại chùa Tiên, xã Nga An, huyện Nga Sơn,
tỉnh Thanh Hoá. Thuyên chuyển hoạt động tôn giáo của 09 Linh mục trong
giáo phận Bắc Ninh; làm lễ truyền chức linh mục cho 08 tu sỹ.
Năm 2010, Tỉnh hội Phật giáo Bắc Ninh đã bổ nhiệm trụ trì cho 09
trường hợp tăng ni xin thuyên chuyển giữa các chùa trong tỉnh và từ nơi khác
về hành đạo tại Bắc Ninh.
Bên cạnh những kết quả trên, việc thun chuyển, đón sư về trụ trì ở
một số địa phương vẫn có tình trạng khơng tn thủ, hoặc bỏ qua các quy
định của pháp luật, tự ý đón sư về trụ trì khơng có sự chấp thuận của Ban Trị
sự Phật giáo tỉnh, Ban đại diện Phật giáo các huyện, gây bức xúc, dị nghị
trong nhân dân.
Năm 2009, tỉnh Bắc Ninh có 231 sư trụ trì hợp pháp, 62 vị chưa đủ thủ
tục; năm 2010, có 242 sư trụ trì hợp pháp, 80 vị chưa hợp pháp… Trong khi
đó, việc phát hiện, uốn nắn, ngăn chặn việc làm đó của chính quyền cơ sở
chưa sâu sát, thiếu cương quyết và việc hướng dẫn cho đối tượng thuyên
chuyển cũng chưa kịp thời, còn nhiều hạn chế.
Về quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc
Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ đã Cho phép Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổ
chức 03 trường hạ tại 03 điểm Chùa Đại Thành, Chùa Dâu, Chùa Tiên và
chuyển trường Trung cấp Phật học về chùa Đại Thành - trụ sở Tỉnh hội Phật
giáo Bắc Ninh. Đến nay, Trường Trung cấp Phật học Bắc Ninh đã mở được
02 khóa đào tạo, khóa I đã tốt nghiệp 36 vị, khóa II có 27 vị đang theo học; đã
có 07 vị tăng ni tốt nghiệp khóa IV Học viện Phật giáo.

Theo đề nghị của Tỉnh hội Phật giáo và Toà giám mục Bắc ninh, năm
2019 UBND tỉnh đã chấp thuận và tạo điều kiện cho 09 chức sắc Phật giáo
theo học tại Học viện Phật giáo và 03 chủng sinh theo học tại Đại Chủng viện.
Ban Tôn giáo phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức hội nghị
chuyên đề “công tác hành chính trong Phật giáo” cho tất cả tăng ni trên địa
bàn tỉnh và cho lãnh đạo, chuyên viên làm công tác QLNN về tôn giáo ở cấp
12


huyện. Tại hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu những nội dung cơ bản
của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh
và các văn bản quy phạm pháp luật, qui định về hoạt động tơn giáo, thể thức
hành chính của một số loại văn bản có liên quan. Từ đó đã tạo ra sự thống
nhất nhận thức trong chức sắc, tín đồ tôn giáo và hạn chế những vướng mắc,
tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của cơng dân, đồng thời
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về các hoạt
động tôn giáo.
Ban tôn giáo chấp thuận cho Giáo phận Bắc Ninh tổ chức tập huấn
giáo lý viên và huynh trưởng của các xứ, họ đạo trong giáo phận tại Tòa
giám mục Bắc Ninh, với trên 400 học viên ghi danh tham dự trong 5 khóa.
Hạn chế
Cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh trong những năm qua cũng không tránh khỏi những hạn chế, tồn tại
nhất định và cần được khắc phục kịp thời. Sau đây là một số hạn chế:
- Về mặt nhận thức còn nhiều hạn chế bất cập:
Mặc dù có nhiều cố gắng trong cơng tác tun truyền chủ trương chính
sách đối với tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta, nhưng hiện nay trên địa bàn
tỉnh vẫn cịn một số tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể, và một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và thống nhất
về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo.

Trên thực tế ở một số nơi có một bộ phận cán bộ đảng viên vẫn có tư
tưởng bảo thủ hẹp hòi, cứng nhắc và còn mang nặng định kiến, mặc cảm với
tín đồ, chức sắc các tơn giáo. Bên cạnh đó, có nơi vẫn cịn tồn tại tình trạng lơ
là, buông lỏng quản lý, mất cảnh giác tạo sơ hở và bị lợi dụng. Chính những
ngun nhân nói trên đã dẫn đến việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong các tơn
giáo cịn nhiều lúng túng, bị động, thiếu tính nhất quán, để vụ việc kéo dài
làm cho vấn đề trở nên phức tạp thêm, tạo cơ hội cho các phần tử cực đoan lợi

13


dụng lôi kéo quần chúng, dẫn đến làm mất ổn định tình hình chính trị, trật tự
xã hội ở địa phương.
- Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo của một số
ngành và một số địa phương cịn nhiều sơ hở, bng lỏng và hạn chế:
Hạn chế này dẫn đến việc xử lý các vấn đề có liên quan đến tơn giáo
cịn thụ động, lúng túng, kém hiệu quả, có nhiều vụ việc do làm chưa chưa
thấu đáo, kém tính thuyết phục, gây ra tâm lý phản cảm nên quần chúng tín
đồ chưa đồng tình ủng hộ. Trong quản lý các hoạt động tôn giáo vẫn cịn tình
trạng chưa có sự phân cơng trách nhiệm hợp lý giữa các cấp, các ngành, các
đoàn thể trong hệ thống chính trị, do đó dẫn đến nhiều khi giải quyết vụ việc
cịn bng lỏng hoặc chồng chéo giữa các cơ quan.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo vừa thiếu về số lượng lại vừa
yếu về chuyên môn nghiệp vụ:
Trong những năm gần đây, mặc dù Bắc Ninh đã quan tâm đến công tác
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, nhưng nhìn chung
vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Điều đó được thể qua đội
ngũ cán bộ đang làm công tác tôn giáo. Hiện nay số lượng cán bộ làm công
tác quản lý nhà nước về tôn giáo của tỉnh là 173 cán bộ, cụ thể: Phịng Tơn
giáo thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có 02 cán bộ; Phịng Tơn giáo các huyện và

thành phố Lạng Sơn có 32 cán bộ (trong đó chỉ có 22 đồng chí có trình độ Đại
học) và 139 cán bộ chuyên trách ở các xã, thị trấn. Trong số trên khơng có cán
bộ nào được đào tạo chun ngành về tơn giáo, chỉ có một số đồng chí được
tập huấn qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về tôn giáo và công tác tôn giáo.
Điều bất cập hiện nay là ở đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác
tôn giáo ở các xã, phường, thị trấn. Đây là những người trực tiếp làm công tác
tôn giáo vận ở cơ sở nhưng họ chưa được đào tạo qua nghiệp vụ công tác tôn
giáo, đặc biệt ở những xã vùng sâu vùng xa đội ngũ cán bộ này nhiều người
có trình độ học vấn thấp, chỉ học hết lớp 7/10, điều đó cũng hạn chế đến kết
quả cơng tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn.
14


2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh trong
những năm qua còn tồn tại một số hạn chế như đã trình bày ở phần trên,
những hạn chế đó do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, sự bất cập, hạn chế trong nhận thức về tôn giáo và chính sách
tơn giáo.
Bắc Ninh có 3 tơn giáo chính, đó là Phật giáo, Cơng giáo và Tin lành.
Trong những năm qua, tín đồ các tơn giáo ln hành đạo theo phương châm
“kính Chúa, yêu nước”, “sống tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành tốt mọi chủ trương
đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, có nhiều đóng góp
cho sự phát triển chung của tỉnh nhà.
Các tơn giáo đã có q trình tồn tại và phát triển khá lâu ở Bắc Ninh,
tuy nhiên đến nay vẫn còn một số cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân
không hiểu biết về hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn. Hiện nay đường
hướng hoạt động của các tôn giáo là tích cực gây thanh thế, phát triển tín đồ,
vì vậy nhiều hoạt động truyền đạo trái phép đã diễn ra trên địa bàn.
Ngồi ra, cơng tác tun truyền phổ biến quan điểm đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo trong đội ngũ cán
bộ đảng viên chưa sâu rộng. Một bộ phận cán bộ đảng viên cịn chưa nắm rõ
chủ trương chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước, chưa hiểu rõ những
qui định cụ thể về đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo ở nước ta hiện
nay, nhất là Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tơn giáo. Chính vì vậy mà công tác quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không thể đạt hiệu quả cao được.
Hai là, sự phối hợp của các cơ quan làm công tác tôn giáo, quản lý
nhà nước về hoạt động tôn giáo cịn thiếu chặt chẽ, đồng bộ.
Việc phân cơng, phân cấp trách nhiệm cho các cơ quan làm công tác
tôn giáo cịn thiếu rõ ràng cụ thể, cịn có sự chồng chéo hoặc buông lỏng quản
lý; Các ngành quản lý nhiều khi chưa hiểu biết sâu sắc về chính sách tôn
giáo, chưa gắn công tác tôn giáo với nhiệm vụ của đơn vị mình.
15


Cơng tác sơ kết, tổng kết q trình thực tiễn thực hiện các Chỉ thị, Nghị
quyết của Trung ương, của tỉnh về tôn giáo để rút kinh nghiệm ở cấp cơ sở
cịn chưa được coi trọng. Cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thật sự coi
trọng công tác xây dựng, củng cố tổ chức làm công tác vận động quần chúng
tín đồ các tơn giáo. Trong khi đó chất lượng của các tổ chức này ở vùng tôn
giáo tập trung cịn nhiều yếu kém, chưa có phương thức hoạt động phù hợp.
Ba là, hệ thống pháp luật về tơn giáo của Nhà nước cịn thiếu, việc cụ
thể hóa các chính sách của Nhà nước ở địa phương cịn gặp nhiều khó khăn.
Trong một thời gian dài ở nước ta cơng tác nghiên cứu khoa học về vấn
đề tín ngưỡng, tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức. Trong thời kỳ đổi
mới, đặc biệt là sau khi có Nghị quyết số 24 ngày 16/10/1990 của Bộ chính trị
Về tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới được ban hành thì cơng
tác nghiên cứu đã được đẩy mạnh hơn.
Tuy nhiên hiện nay hệ thống pháp luật về tôn giáo đang trong quá trình
soạn thảo, hình thành nên chưa bao quát hết được một số nội dung hoạt động

của tơn giáo. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tơn giáo và Nghị định hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh có nhiều điểm mới, song thời gian triển khai chưa nhiều nên ở
một số địa phương còn lúng túng trong tổ chức thực hiện [7, tr.17].
Việc cụ thể hóa chính sách về tơn giáo của Nhà nước trên địa bàn cịn
gặp nhiều khó khăn, như: Trình độ dân trí của quần chúng tín đồ người dân
tộc thiểu số cịn hạn chế; cơng tác tun truyền chưa phong phú và phù hợp
với trình độ và tâm lý của tín đồ là người dân tộc, do đó cũng ảnh hưởng đến
việc tiếp thu các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước nói
chung và chính sách về tơn giáo nói riêng.
Bốn là, đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo cịn thiếu về số lượng và
yếu về năng lực.
Trong những năm qua mặc dù đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ở
tỉnh đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác
quản lý về hoạt động tôn giáo hiện nay trên địa bàn.
16


Tình trạng tồn tại hiện nay là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo cịn yếu về năng lực, trình độ, hầu hết cán bộ chuyển
công tác từ các ngành khác đến, chưa qua đào tạo cơ bản về tôn giáo và công
tác tơn giáo. Thậm chí có người chậm đổi mới tư duy, ít hiểu biết về tơn giáo
nên có nhiều lúng túng trong thực thi nhiệm vụ.
Trong khi đó đội ngũ chức sắc các tôn giáo được đào tạo bài bản, kỹ
lưỡng, có trình độ học vấn và thần học cao, do đó cán bộ làm cơng tác tơn
giáo của ta ngại tiếp xúc với chức sắc các tôn giáo, điều đó làm hạn chế rất
nhiều đến cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo.
Hiện nay các huyện và thành phố trong tỉnh đã có phịng Dân tộc-Tơn
giáo, tuy nhiên cấp xã, phường, thị trấn là những nơi trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc
với tín đồ, chức sắc các tơn giáo thì đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo đều
theo chế độ kiêm nhiệm, vì vậy công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn

giáo cũng gặp một số khó khăn.

17


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO Ở TỈNH BẮC NINH.
3.1. Nâng cao nhận thức, công tác tôn giáo và Quản lý Nhà nước
đối với tôn giáo
Quan điểm của Đảng ta hiện nay cần phải được quán triệt sâu rộng
trong mỗi cán bộ, đảng viên làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức rằng, tôn
giáo là nhu cầu của nhân dân do đó khơng thể thiếu và phải được đáp ứng.
Khơng nên cho rằng, tín đồ đến cơ sở thờ tự sinh hoạt tôn giáo, nghe giảng
những điều về Chúa, về Phật là mê tín, lạc hậu, lãng phí thời gian, mà coi đây
là nhu cầu của mỗi tín đồ trong đời sống tâm linh. Các tơn giáo đều có quyền
bình đẳng trước pháp luật, nên không được cùng một việc tương tự mà giải
quyết đối xử với tơn giáo này thì dễ dàng, với tơn giáo khác thì khó khăn.
Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân
nên chúng ta phải tạo điều kiện để cho hàng ngũ chức sắc và tín đồ thực hiện
nghi lễ tơn giáo một cách bình thường mà khơng nên đặt vấn đề là lãng phí
thời gian. Đã là nhu cầu tất sẽ ngày một tăng nhất là khi đời sống ngày một
khấm khá. Nên việc sửa chữa, xây mới, mở rộng khuôn viên cơ sở thờ tự của
các tôn giáo để đáp ứng nhu cầu cho tín đồ là khách quan và vấn đề là, nhu
cầu đó phải chính đáng, giải quyết đúng pháp luật. Tơn giáo cịn tồn tại lâu
dài, điều đó là đúng, song theo đó, nếu cứ để mặc cho các tơn giáo hoạt động,
bng lỏng quản lý, thì lại là sai lầm. Tư tưởng như vậy vài năm gần đây đã
thấy xuất hiện ở một số cán bộ, đảng viên. Tơn giáo cùng tồn tại trong q
trình xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta là một cách nhìn biện chứng,

khách quan, vấn đề ở đây là phải quan tâm, phát huy mặt tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực của tôn giáo để đồng bào tôn giáo đóng góp nhiều nhất cho quê

18



×