Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận cao học, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của huyện xê băng phay xong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.71 KB, 26 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC LĨNH VỰC TRỌNG YẾU
Đề tài :
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA
HUYỆN XÊ BĂNG PHAY TỈNH KHĂM MUỘN, NƯỚC
CHDCND LÀO HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................3
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.......3
1.1. Một số khái niệm liên quan......................................................................3
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo...............................5
1.3. Tính chất, đặc điểm và nguyên tắc quản lí Nhà nước về giáo dục và đào
tạo

.................................................................................................................8

1.4. Vai trò của giáo dục và đào tạo và ý nghĩa của quản lí Nhà nước về giáo
dục trong giai đoạn hiện nay...........................................................................11
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA HUYỆN XÊ BĂNG PHAY
TỈNH KHĂM MUỘN, NƯỚC CHDCND LÀO HIỆN NAY13
2.1. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo
của huyện Xê Băng Phay tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào...........13
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo của huyện
Xê Băng Phay tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào..............................15
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA HUYỆN


XÊ BĂNG PHAY TỈNH KHĂM MUỘN NƯỚC CHDCND
LÀO HIỆN NAY.......................................................................18
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo
trong giai đoạn hiện nay...............................................................................18
3.2. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của
huyện Xê Băng Phay tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND Lào trong giai
đoạn hiện nay................................................................................................20
KẾT LUẬN....................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................24


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem đến những thay đổi sâu sắc và
nhanh chóng đối với cả nhân loại; nó tác động trực tiếp đến quan niệm, lối
sống và tư duy của con người; đồng thời, chi phối các mối quan hệ kinh tế,
chính trị – xã hội của mỗi quốc gia. Cuộc cách mạng này tác động mạnh mẽ
đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt
khơng thể thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao, mà nguồn nhân lực lại là
đối tượng trực tiếp của giáo dục đào tạo (GDĐT). Chính vì vậy GDĐT có vai
trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Đối
với nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào (CHDCND) Lào, một đất nước đang
phát triển trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, để giáo dục thực
sự là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định, vai trị của Nhà nước trong
quản lý giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo ở (CHDCND) Lào có bước
phát triển mới, chúng ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học, trình độ dân trí được nâng lên, góp phần tích cực đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên nền giáo dục nước ta cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn yếu kém

nhất là chất lượng và khâu quản lý giáo dục và đào tạo, việc đào tạo nguồn nhân
lực của hệ thống giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu của đổi mới kinh tế xã hội, hội
nhập kinh tế quốc tế và nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Để giải quyết vấn đề
này, văn kiện hội nghị lần thứ chín ban chấp hành Trung ương Đảng khố IX đã
đưa ra giải pháp then chốt đó là “đổi mới và nâng cao năng lực quản lý Nhà
nước trong giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh đổi mới nội dung chương trình và
phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại cùng với đổi mới cơ chế quản lý”1
Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên cùng với sự tâm huyết
của bản thân về GDĐT nước nhà hiện nay, bản thân quyết định chọn đề tài
1

Văn kiện Đại hội Đảng khóa IX nước CHDCND Lào 3/2011


tiểu luận “Quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của huyện Xê Băng
Phay tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND Lào hiện nay” làm hướng nghiên
cứu cho môn học quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Từ việc phân tích làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục và đào tạo tiểu luận
đánh giá thực trạng và tìm ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo huyn Xê Băng Phay, ỏp ng
yờu cu nhim v của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Lào nói chung
v huyn Xê Băng Phay núi riờng.
3. i tng v phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
ở huyện Xê Băng Phay tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cấp huyện
+ Không gian khảo sát: Huyện Xê Băng Phay tỉnh Khăm Muộn

+ Thời gian chủ yếu từ năm 2015 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận:
Tiểu luận thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về
giáo dục và đào tạo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Thống
kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, dự báo; đồng thời tham khảo, kế thừa những
kết quả khoa học của các cơng trình nghiên cứu đi trước để giải quyết các
nhiệm vụ của đề tài.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo;
tiểu luận gồm 3 chương 08 tiết


NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
1.1. Một số khái niệm liên quan
-

Quản lý là một khái niệm được xem xét ở hai góc độ :

+ Theo góc độ chính trị xã hội,quản lý được hiểu là sự kết hợp giữa tri
thức với lãnh đạo, vận hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lý phù
hợp. Cơ chế đúng hợp ý thì xã hội phát triển, ngược lại cơ chế sai thì xã hội
phát triển chậm hoặc rối ren.
+ Theo góc độ hành động quản lý được hiểu là chỉ huy, điều khiển,

điều hành.
Theo C.Mác, quản lý, quản lý xã hội là chức năng được sinh ra từ tình
chất xã hội hố lao động. Người viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp
hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng
đều cần một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện
những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất
khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu
vĩ cầm điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”2.
+ Từ cơ sở lý luận trên, ta thấy quản lý là sự tác động có ý thức của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các
quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung
và phù hợp với quy luật khách quan.
-

Quản lý nhà nước:

+ Quản lý nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước là sự
quản lý của nhà nước đối với xã hội và cơng dân

2

C.Mác - Ăngghen tồn tập, Nxb CTQG - Sự thật, Hà Nội, 1993.


+ Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực hiện quyền
lực nhà nước, là tổng thể và thể chế về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà
nước có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước,do các cơ
quan nhà nước (lập pháp,hiến pháp, tư pháp ) có tư cách pháp nhân công pháp
(công quyền )tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong việc tổ

chức và điều khiển các quan hệ xã hội và hành vi của công dân.
-

Phân biệt khái niệm “quản lý nhà nước ” và “nhà nước quản lý ”

+ “Quản lý nhà nước” là dạng quản lý xã hội thực thi quyền lực nhà
nước, dạng quản lý này được thể hiện trong các cơ quan hành chính nhà nước.
+ “Nhà nước quản lý” là nói đến các chủ thể quản lý, đó là hệ thống tổ
chức của các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan hành chính nhà
nước.
-

Giáo dục và đào tạo

+ Giáo dục là một q trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế
hoạch nhằm truyền lại và lĩnh hội những tri thức được tích luỹ của lồi người.
Đào tạo là một q trình đặc thù của giáo dục, nó hướng về giáo dục
chuyên nghiệp.Đó là sự phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo...đòi hỏi ở một cá nhân để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định
-

Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo: từ khái niệm quản lý nhà

nước, giáo dục, đào tạo ta có thể rút ra khái niệm quản lý nhà nước về giáo
dục đào tạo như sau :
+ Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo chính là việc nhà nước thực hiện
quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào
tạo trong phạm vi toàn xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nước.
Hay: Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự quản lý của các cơ
quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ

sở đói với hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội


nhằm nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và
hoàn thiện nhân cách cho nhân dân.
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
1.2.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước về giáo dục và
đào tạo
* Quan điểm :
+ Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã
hội, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khác cho nên Đảng và nhà nước ta rất
chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo. Những năm qua quan điểm của Đảng
và nhà nước CHDCND Lào chủ yếu tập trung ở nghị quyết trung ương hai
khoá VIII (nghị quyết chuyên đề về giáo dục và đào tạo); kết luận của hội
nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX; nghị quyết Hội
nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào
khoá IX; văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,X; luật giáo dục sửa
đổi thông qua ngay 14 tháng 6 năm 2005.
Qua các văn kiện này thể hiện một số quan điểm chỉ đạo phát triển giáo
dục và đào tạo như sau:
- Giáo dục và đào tạo nhằm vào xây dựng con người có đầy đủ phẩm

chất để xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và đào tạo ,nhất là

chính sách cơng bằng xã hội.
-

Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, cùng với khoa học và


công nghệ, giáo dục và đào tạo là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng
kinh tế và phát triển xã hội.
-

Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và

của toàn dân;mọi người, mọi cấp chăm lo cho giáo dục và đào tạo.
-

Giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội,

với khoa học, cơng nghệ và củng cố quốc phịng an ninh.
- Giữ vững vai trị nịng cốt của các trường cơng lập song song với đa

dạng hố các loại hình giáo dục-đào tạo.


-

Chăm lo cho giáo dục và đào tạo là chăm lo cho con người và xã hội

phát triển với các yêu cầu và tiêu chí được xác lập.
-

Phát triển giáo dục và đào tạo phải theo nguyên lí :học đi đôi với

hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn,
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
* Mục tiêu :
Theo luật giáo dục 2005 thì mục tiêu giáo dục là đào tạo con người

phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp,
trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và
bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2.2. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về
giáo dục và đào tạo
Theo luật giáo dục năm 2005, nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
và đào tạo gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạnh, kế hoạch,

chính sách phát triển giáo dục.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo

dục;ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động
của các cơ sở giáo dục.
3. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà

giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất
bản, in và phát hành sách giáo khoa,giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng
chứng chỉ.
4. Tổ chức quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định

chất lượng giáo dục.
5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
6. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.


7. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục.

8. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp

giáo dục.
9. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công

nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
10. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục.
11. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều cơng lao

đối với sự nghiệp giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải

quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo tại điều
99 của luật giáo dục 2005 cho thấy nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với
sự phát triển giáo dục và đào tạo của quốc gia. Sự quản lý của nhà nước có
thể khái quát thành một số nội dung sau:
Nhà nước quản lý giáo dục và đào tạo thông qua ban hành và thực thi
hệ thống văn bản pháp luật gơm có:
Luật giáo dục và các văn bản dưới luật cụ thể hoá luật giáo dục.
Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục: bậc học, thời gian đào tạo,tuổi
chuẩn vào lớp đầu, điều kiện học lực,văn bằng tốt nghiệp...
Mạng lưới các trường, danh mục ngành nghề đào tạo, mục tiêu, chương
trình, thời gian đào tạo.
Tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh.
Tiêu chuẩn hoá các chức danh của bộ may giảng dạy,đồng thời định
mức trang thiết bị và cơ sở vật chất của các trường.
Xét duyệt, cho phép phát hành sách giáo khoa và các ấn phẩm GDĐT
-


Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch,chương trình phát triển

giáo dục như cải cách giáo dục;xố mù chữ; phổ cập tiểu học; sắp xếp lại
mạng lưới các trường; giáo dục miền núi...


-

Đầu tư cho giáo dục và đào tạo.Ngân sách quốc gia là nguồn cung

cấp tài chính chủ yếu để phát triển giáo dục và đào tạo. Nhà nước tìm cách
tăng tỷ trọng chi cho giáo dục và đào tạo trong tổng ngân sách.Đồng thời nhà
nước huy động các nguồn đầu tư khác:đầu tư trong dân,viện trợ quốc tế,vay
vốn nước ngoài để phát triển giáo dục - đào tạo.
-

Phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong đào tạo. Đào

tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng, nâng cao chất
lượng các trường sư phạm đồng thời chuẩn hoá và bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo.
-

Thực hiện kiểm tra kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động

giáo dục, thanh tra giáo dục, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện kỉ cương, pháp
luật trong giáo dục và đào tạo đồng thời ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm
pháp luật chính sách nhằm bảo vệ lợi ích người đi học và cơ sở giáo dục đào
tạo.
-


Xây dựng bộ máy quản lý giáo dục từ bộ giáo dục đến các cơ quan

nhà quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo ở địa phương (tỉnh, thành phố, quận
huyện).
-

Phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương trong lĩnh vực giáo

dục và đào tạo đồng thời nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý sao cho giáo dục
ngày càng có chất lượng hiệu quả.
-

Như vậy nhà nước đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển giáo

dục và đào tạo.Muốn cho giáo dục - đào tạo hoạt động có hiệu quả thì yếu tố
đầu tiên then chốt đó là quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
1.3.

Tính chất, đặc điểm và nguyên tắc quản lí Nhà nước về giáo

dục và đào tạo
1.3.1 Tính chất của quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo là quản lí Nhà nước về một
lĩnh vực cụ thể cho nên nó có tính chất chung của quản lí Nhà nước và quản lí
hành chính Nhà nước, cụ thể như sau:


-


Tính lệ thuộc vào chính tri: quản lí Nhà nước về giáo dục, phục tùng

và phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng và
Nhà nước.
-

Tính xã hội: giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và của tồn xã hội.

Trong quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo cần phải coi trọng tính xã hội
và dân chủ hố giáo dục.
-

Tính pháp quyền: quản lí Nhà nước là quản lí bằng pháp luật vì vậy

quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo cũng phải tuân thủ những qui định
chung của pháp luật.
-

Tính chun mơn, nghiệp vụ: cán bộ -cơng chức hoạt động trong

lĩnh vực giáo dục và đào tạo cần được đào tạo có trình độ tương ứng với u
cầu về tiêu chuẩn các ngạch chức danh đã dược qui định.
-

Tính hiệu lực, hiệu quả, lấy hiệu quả của hoạt động chuyên môn

nghiệp vụ để đánh giá cán bộ công chức ngành giáo dục và đào tạo.
1.3.2.

-


Đặc điểm của quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo

Đặc điểm kết hợp quản lí hành chính và quản lí chun mơn trong

các hoạt động quản lí giáo dục và đào tạo : quản lí Nhà nước về giáo dục và
đào tạo ở cơ sở thực chất là triển khai các hoạt động hành chính Nhà nước
trong q trình chỉ đạo các hoạt động giáo dục ở cơ sở. Đặc điểm hành chínhgiáo dục là đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động quản lí Nhà nước về
giáo dục và đào tạo. Chỉ trên cơ sở biết kết hợp quản lí hành chính và quản lí
chun mơn thì mới có thể chỉ đạo tốt hoạt động giáo dục và đào tạo.
-

Đặc điểm về tính quyền lực Nhà nước trong hoạt động quản lí.Đây

là hoạt động nổi bật của quản lí Nhà nước và quản lí hành chính ở mọi lĩnh
vực nói chung, đó là tính quyền lực trong hoạt động quản lí: tư cách pháp
nhân trong quản lí, cơng cụ và phương pháp quản lí và quan hệ thứ bậc trong
quản lí.
-

Đặc điểm kết hợp Nhà nước- xã hội trong quá trình triển khai quản

lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Dân chủ hố và xã hội hố cơng tác giáo


dục là một tư tưởng có tính chiến lược và nó có vai trị rất to lớn trong sự phát
triển giáo dục nói chung và quản lí giáo dục nói riêng.
1.3.3. Nguyên tắc của quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo
Nguyên tắc của quản lí giáo dục là những lao động cơ bản, những yêu
cầu, những tiêu chuẩn chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các cơ

quan quản lí giáo dục.Hệ thống các nguyên tắc trong quản lí giáo dục và đào
tạo được cụ thể hoá tại sơ đồ 2 phần phụ lục, trên đây chỉ giới thiệu hai
nguyên tắc cơ bản của quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
-

Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ.Mọi

cơ sở giáo dục thực hiện chức năng, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo theo sự chỉ
đạo ngành dọc nhưng các cơ sở giáo dục đều đóng trên một địa bàn lãnh thổ
nhất định vì vậy cũng phải tuân thủ sự quản lí hành chính của địa phương
theo qui định phân cấp của Nhà nước.
Mọi hoạt động quản lí khơng thể tách rời sự chỉ đạo theo ngành dọc và
theo lãnh thổ và chúng được coi là một ngun tắc quan trọng trong quản lí
Nhà nước nói chung và quản lí Nhà nước về giáo dục - đào tạo nói riêng.
-

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lí Nhà nước về

giáo dục và đào tạo.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động chính trị xã hội
ở nước ta, đồng thời cũng là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy Nhà nước. Quản lí Nhà nước về giáo dục - đào tạo cũng
tuân thủ theo nguyên tắc này.
Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ ở đây là phát huy quyền
chủ động của cơ sở dựa trên hành lang pháp lí được qui định bởi luật giáo
dục và những văn bản pháp lí trong hoạt động quản lí giáo dục đồng thời
nâng cao tinh thần cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo và phát huy dân chủ
của tập thể theo qui chế dân chủ của cơ sở do chính phủ của bộ giáo dục và
đào tạo ban hành.



Nguyên tắc tập trung dân chủ yêu cầu Nhà nước thống nhất quản lí hệ
thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung...Qui chế thi cử
và hệ thống văn bằng (theo điều 13, luật giáo dục). Bên cạnh đó phân cấp rõ
ràng về quản lí giáo dục cho địa phương và tạo điều kiện để cơ sở phát huy
chủ động và sáng tạo.
1.4. Vai trò của giáo dục và đào tạo và ý nghĩa của quản lí Nhà
nước về giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã hội, nó
góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của con người và sự phát triển của
xã hội.
-

Tổ chức UNESCO đã đề cập đến những yếu tố cốt lõi liên quan đến

chất lượng cuộc sống của con người trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trị
của giáo dục và đào tạo. Theo quan điểm này việc nâng cao phẩm chất con
người chủ yếu thông qua giáo dục - đào tạo, làm cho cá nhân có thể phát triển
tối đa tiềm năng của mình.
Giáo dục đào tạo nâng cao phẩm chất cho tong cá nhân, đồng thời làm
cho xã hội phát triển. Giáo dục và đào tạo là nguồn lực hàng đầu cho phát
triển kinh tế, vì lẽ giáo dục - đào tạo đem lại kiến thức khoa học, trình độ
chun mơn, kĩ năng, kĩ xảo, đạo đức, tư cách, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật
lao động, óc tìm tịi, sáng tạo...cho con người. Song muốn đạt được các yếu tố
trên địi hỏi phải có nền giáo dục phát triển, mà muốn cho giáo dục phát triển
thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Việt Nam là đất nước có truyền thống giáo dục từ Cách mạng tháng 8
đến nay, truyền thống đó ngày càng được vun đắp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
có tầm nhìn rất xa đối với giáo dục - đào tạo, coi đây là lĩnh vực quan trọng
cho sự phát triển. Người cho rằng “Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” hay

“ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Ngày nay khoa học và cơng nghệ có những bước tiến xa so với nền
khoa học công nghệ truyền thống. Muốn nắm bắt được công nghệ mới, con


người phải có trình độ học vấn do giáo dục - đào tạo cung cấp, từ đó con
người sẽ trở thành động lực thúc đẩy cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.
Như vậy giáo dục và đào tạo có vai trị rất lớn và có ảnh hưởng đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho nên Nhà nước thống nhất quản lí về giáo
dục và đào tạo. Vì thơng qua quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo, việc
thực hiện các chủ trương chính sách quốc gia nâng cao hiệu quả đầu tư cho
giáo dục, chú ý thực hiện các mục giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục
mới được triển khai, thực hiện có hiệu quả.
Quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo có thể được coi là khâu then
chốt của then chốt nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi của mọi hoạt động giáo
dục và đào tạo, tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách con người.


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO CỦA HUYỆN XÊ BĂNG PHAY TỈNH KHĂM MUỘN,
NƯỚC CHDCND LÀO HIỆN NAY
2.1. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với giáo dục và
đào tạo của huyện Xê Băng Phay tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào
2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Huyện Xª Băng Phay l mt huyn thuc vi Tnh Khăm muộn cách
tỉnh 45 cây số, nằm trong miền Trung Lào, nằm trong phía Nam của tỉnh, phía
Bắc giáp Huyện Thµ khach và huyện Ma Ha Xay, phía Đơng giáp huyện Xay
Vua Thong, phớa tõy giỏp Huyện Mong Bốc và Sông Mê Kông phớa Nam giỏp

Tnh Sa Vn na Khết và Huyện Xay Bua Ly, Tổng diện tích : 971 km, miền
núi 5% đồng bằng 95% trong đó: Diện tích đất nơng nghiệp là 18.380 ha.
Tồn Huyện có 45 bản có 5.079 hộ, dân số 28.883 người, nữ 14.399 người,
chia thành 7 cụm bản.
Là một Huyện đồng bằng có đất đai phong phú, có đường quốc lộ 13A
là địa bản cận kê, vi Tnh Khăm Muộn, v khu nụng nghp, kinh t phát
triển khá, nhân dân các bộ tộc có truyền thống cách mạng u nước, hiếu học
có tinh thần đồn kết, cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm và tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong nông nghiệp đã biết khai thác và bố trí hợp lý cơ cấu trên cơ sở
lợi thế của 2 vùng: Rừng đồi, đồng bằng. thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển chăn nuôi, trồng cây, ứng dụng rộng
rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật,quan tâm đầu tư phương tiện đánh bắt, mở
rộng diện tích ni trồng Thực hiện phương châm tăng giá trị thu nhập trên
một đơn vị diện tích, xây dựng mơ hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, thúc


đẩy việc nhân rộng mơ hình, từng bước tạo sự đồng đều, tồn diện trong phát
triển kinh tế.
Cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp tuỳ cịn nhỏ lẻ song đã phát triển
khá trong những năm gần đây, bình quân tăng 12% chiếm 49,90 % của GDP
Thương mại – dịch vụ từng bước có sự phát triển khá; doanh số bán lẻ
hàng năm đạt 15,10tỷ kịp, tăng hàng năm từ 8-8,5%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 8%, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp chiếm tỷ trọng cao 40% thương mại – dịch vụ 3,7% chiếm 8,27 của GDP.
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương đối thuận li, trong
nhng nm qua huyn Xê Băng Phay, ó tn dụng những lợi thế sẵn,cây
thuốc lá, cây cao su, có của mình trong phát triển kinh tế xã hội, mặc dù
gặp khơng ít khó khăn về nguồn thu ngân sách nhà nước do xuất phát là

huyện thuần nông, song huyện đã tích cực phát huy nguồn lực,sẵn,cao su,
thuốc lá có, tiết kiệm tối đa để xây dựng cơ cấu hạ tầng. Đến nay hầu hết
các tuyến đường đã có tới mọi Làng và có Điện hưởng 89,77%, huyện có
trường học, trụ sở làm việc khá tốt, có bệnh viện trạm y tế, hệ thống bưu
chính viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, điện thoại,có dịch vụ bưu điện.
Dân số tồn huyện 28.883 người, nữ 14.399 người.Mật độ dân số toàn
huyện 0,86 người/km2, tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên hàng năm 2% năm.
Tồn huyện hiện có 5 trạm y tế Cụm bản, trong đó có 01 bệnh viện có 10
giường, trong những năm qua đã làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, chữa
khám bệnh cho nhân dân.
Hiện nay huyện Xê Băng Phay cú 74 trng: mm non 6 trng, tiểu
học 43 trường, trung học cơ sở và trung học phổ thông 8 trường, với tổng số
195 lớp học, 361 giáo viên, nữ 156 và 6.589 học sinh, nữ 3.121 học sinh. Sự
nghiệp giáo dục và đào tạo trong những năm qua phát triển khá, cơng tác xã
hội hố giáo dục ngày càng được mở rộng, tỷ lệ học sinh đổ tốt nghiệp, lên
lớp hàng năm đạt từ 95-100%.
Thể thao có bước phát triển mới, nhất là phong trào rèn luyện sức khoẻ
cộng đồng diễn ra sôi nổi, thường xuyên, nề nếp, thu hút đông đảo đối tượng


tham gia. Phịng trào xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư phát động và
hưởng ứng mạnh mẽ, phát triển tồn diện như:
- Các hoạt động văn hố đã được đổi mới, vừa khơi dậy truyền thống
văn hoá của dân tộc vừa phát triển nền văn hoá tiên tiến. Thơng qua các
phong trào, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước đã đến với
dân. Đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của người
Lào. Các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hố, được giữ gìn, phát huy, cơng
tác quản lý di tích, lễ hội, hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng được chỉ đạo quản
lý khá tốt góp phần tích cực trong xây dựng đời sống tinh thần và hưởng thụ
văn hoá của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo của
huyện Xê Băng Phay tỉnh Khăm Muộn nước CHDCND Lào
2.2.1. Thành tựu
Trong những năm qua huyện Xê Băng Phay đã gặt hái được nhiều
thành tựu trong lĩnh vực giỏo dc v o to. Hin nay huyn Xê Băng Phay
có 74 trường: mầm non 6 trường, tiểu học 43 trường, trung học cơ sở và trung
học phổ thông 8 trường, với tổng số 195 lớp học, 361 giáo viên, nữ 156 và
6.589 học sinh, nữ 3.121 học sinh.Sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong những
năm qua phát triển khá, cơng tác xã hội hố giáo dục ngày càng được mở
rộng, tỷ lệ học sinh đổ tốt nghiệp, lên lớp hàng năm đạt từ 95-100%.
*Có được những thành tựu trên là do một số nguyên nhân chủ yếu
sau:
Đảng và nhà nước luôn coi trọng công tác giáo dục và đào tạo, coi đây
là quốc sách hàng đầu. Đảng ta cũng có những nghị quyết chuyên đề về giáo
dục và đào tạo, nhà nước ta đã từng bước thể chế hoá thành các văn bản pháp
lý về giáo dục và đào tạo và đào tạo và đặc biệt đã ban hành luật giáo dục
1998 và luật giáo dục 2005(sửa đổi), từ đó đi vào quản lý có hiệu quả.
Nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng,luôn cao hơn
các lĩnh vực khác và đang có xu hướng đa dạng hố các nguồn đầu tư, từ đó


tạo điều kiện cho cơ sở vật chất được cải thiện, số trường lớp ở các cấp học,
bậc học không ngừng tăng.
Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục từng bước được cải
thiện cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt đội ngũ giáo viên, giảng viên
tăng liên tục tao điều kiện cho công tác quản lý và giảng dạy hoạt động có
hiệu quả.
Hệ thống quản lý giáo dục ở trung ương và địa phương không ngừng
cải thiện và từng bước hoạt động có hiệu quả. Công tác quản lý giáo dục cũng
được chú trong.

2.2.2. Một số yếu kém cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu nền giáo dục nước ta còn co một số yếu
kém sau.
- Yếu kém lớn nhất là nhìn vào tổng thể giáo dục về cả quy mô và chất
lượng đào tạo, giáo dục nước ta chưa đáp ứng được đòi hỏi lớn và ngày càng
cao về nhân lực của các mục tiêu kinh tế -xã hội,xây dựng và bảo vệ tổ
quốc,thực hiện cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước,tiến tới xây dựng xã
hội công bằng, dân chủ và văn minh. Cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung,quy
mơ giáo dục chuyên nghiệp, nhất là đào tạo công nhân kỹ thuật cịn q
nhỏ,phương thức đào tạo cịn có những lạc hậu điều này dẫn đến làm mất cân
đối về cơ cấu trình độ trong đội ngũ lao động ở nhiều ngành sản xuất, không
đáp ứng được yêu cầu thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.
Những biểu hiện tiêu cực thiếu kỷ cương trong giáo dục - đào tạo vẫn
có chiều hướng gia tăng.Vấn đề cơng bằng trong giáo dục và đào tạo chưa
được thực hiện tốt. Con em gia đình nghèo cịn gặp nhiều khó khăn khi học
lên cao. Động cơ học tập của một bộ phận sinh viên,học sinh trung học chưa
tốt, đặc biệt có những biểu hiện suy thoái về đạo đức,mờ nhạt về lý tưởng, đội
ngũ giáo viên nhìn chung thiếu và khơng đồng bộ về cơ cấu. Phương pháp
giảng dạy còn cổ điển và lạc hậu, quản lý giáo dục còn yếu kém, chưa tạo ra
những hiệu lực cao trong điều hành cả ở vĩ mô và vi mô.


Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thiếu thốn và xuống cấp nghiêm trọng
(trường, lớp, thư viện và phòng thí nghiệm, trang thiết bị dạy học) cho học
sinh, sinh viên thực tập cịn kém chất lượng gây lãng phí cho ngân sách
giáo dục.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chậm đổi mới và hoạt động kém hiệu
quả gây khó khăn cho cơng tác quản lý giáo dục. Việc phối kết hợp giữa các
cơ quan quản lý còn hạn chế.
*Nguyên nhân của những yếu kém trên.

Nền giáo dục nước ta bị ảnh hưởng tiêu cực bài cơ chế thị trường, việc
thi hành kỷ cương kỷ luật và pháp chế ngành cịn chưa nghiêm. Bệnh chạy
theo thành tích, chủ nghĩa hình thức cịn nặng nề, dẫn đến đánh giá sai lệch
kết quả thực của giáo dục.
Công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn yếu kém, bất cập
và chậm đổi mới. Nặng về kinh nghiêm, thiếu cơ sở lý luận và khoa học.
Sự lãnh đạo của đạo của tổ chức đảng và chính quyền địa phương nhiều
lúc, nhiều nơi còn chưa sát sao và thiếu thường xuyên liên tục. Bên canh đó
có những nước lại can thiệp sâu lấn sân vào hoạt động chuyên môn của hoạt
động giáo dục và đào tạo gây cản trở công tác phát triển giáo dục.
Sự suy thoái về lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo viên,
giảng viên cũng gây khơng ít khó khăn cho sự phát triển giáo dục vá đào tạo.
Như vậy cùng với những thành tựu thì nền giáo dục nước ta cịn khơng
ít hạn chế cần khắc phục. Một trong nhũng nguyên nhân quan trong dẫn tới
những hạn chế đó là do sự quản lý của nhà nước về giáo dục đào tạo chưa
hiệu quả. Do vậy việc đưa ra nhũng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về giáo dục và đào tạo là yếu khách quan.


Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA HUYỆN XÊ BĂNG PHAY TỈNH
KHĂM MUỘN NƯỚC CHDCND LÀO HIỆN NAY
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay
Muốn có một nền giáo dục tốt thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải
pháp để phát triển giáo dục - đào tạo. Ở phần này, tác giả đưa ra một số
giải pháp chung để phát triển giáo dục - đào tạo nói chung đồng thời để phù
hợp với nội dung môn học và hướng nghiên cứu của đề tài,tác giả đưa ra
những giải pháp riêng để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về giáo
dục - đào tạo.

3.1.1.Một số giải pháp chung để phát triển giáo dục - đào tạo
-

Nâng cao chất lượng giáo dục -đào tạo toàn diện,đổi mới nội dung,

phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục,
đồng thời thực hiện “ chuẩn hoá,hiện đại xã hội hoá” giáo dục chuyển dần mơ
hình giáo dục hiện nay sang mơ hình giáo dục - mơ hình xã hội học tập với hệ
thống học tập suốt đời,đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành
học,xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình
thức học tập mới, linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu thường xuyên học tập,tạo
ra nhiều khả năng và cơ hội khác nhau cho người học,bảo đảm sự công bằng
xã hội trong giáo dục.
-

Chăm lo phát triển giáo dục mầm non mở rộng hệ thống nhà trẻ và

trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư,đặc biệt là ở nông thơn và những
vùng cịn khó khăn về kinh tế -xã hội.Chú trọng phát triển giáo dục phổ
thơng,khắc phục tình trạng quá tải thực hiện nghiêm túc chương trình giáo
dục và sách giáo khoa phổ thơng bảo tồn tính khoa học cơ bản phù hợp với
tâm lý lứa tuổi và điều kiện cụ thể của Lào.
1



×