Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc từ điển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỷ xviii - đầu thế kỷ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI





HOÀNG LÊ ANH LY





TÍN HIỆU THẨM MỸ CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐIỂN CỐ
TRONG KHÚC NGÂM NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII –
ĐẦU THẾ KỶ XIX

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01



LUẬN VĂN THẠC SỸ




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.
ĐỖ VIỆT HÙNG













HÀ NỘI, năm 2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI




HOÀNG LÊ ANH LY




TÍN HIỆU THẨM MỸ CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐIỂN CỐ
TRONG KHÚC NGÂM NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII –
ĐẦU THẾ KỶ XIX




LUẬN VĂN THẠC SỸ









HÀ NỘI, năm 2011
LỜI TRI ÂN

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn ban chủ nhiệm khoa
ngữ văn ñã tổ chức cho chúng tôi ñược thực hiện luận văn tốt
nghiệp cuối khoá.
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô giáo trong
khoa ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ñã nhiệt tình
giảng dạy và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá
trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Đặc biệt Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến

PGS.TS.
Đỗ Việt Hùng - người ñã trực tiếp hướng dẫn tôi, chỉ bảo tận
tình và giúp ñỡ tôi hoàn thành tốt luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc ñến bạn bè và
những người thân, ñã giúp ñỡ ñộng viên trong thời gian học tập
và thực hiện luận văn.


1
Mục lục
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT 10
1.1. Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ 10
1.2. Mối quan hệ giữa tín hiệu – tín hiệu ngôn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ 11
1.3. Nguồn gốc ñể xây dựng tín hiệu thẩm mĩ 15
1.3.1 Nguồn gốc từ hiện thực khách quan 15
1.3.2. Nguồn gốc từ truyền thống văn hóa dân tộc 17
1.4. Các phương thức ñể xây dựng tín hiệu thẩm mĩ 18
1.4.1 Phương thức ẩn dụ 18
1.4.2 Phương thức hoán dụ 19
1.5. Điển cố và ñiển cố trong văn học trung ñại 20
1.6. Nguồn gốc ñiển cố trong văn học Việt Nam trung ñại 23
1.6.1. Điển cố từ Kinh, Sử, Tử, Tập 23
1.6.2. Điển cố từ thơ ca 26
1.6.3. Điển cố từ văn học cổ Việt Nam 27
1.6.4. Điển cố từ văn học dân gian 28
1.7. Tính chất của ñiển cố. 28
1.7.1. Tính khái quát 28
1.7.2. Tính hình tượng 30
1.7.3. Tính liên tưởng 31
1.7.4. Tính cô ñọng hàm súc 31
1.7.5. Tính ña dạng linh ñộng 32
1.8. Nhận dạng ñiển cố. 32
1.8.1. Phương thức hình thành 32
1.8.2. Hình thức thể hiện của ñiển cố 33
1.9. Điển cố - một tính hiệu thẩm mĩ trong văn học trung ñại 35
1.10. Tiểu kết
39

CHƯƠNG 2: ĐIỂN CỐ TRONG KHÚC NGÂM NỬA CUỐI THẾ KỈ
XVIII- ĐẦU THẾ KỈ XIX 41
2.1 Sự hình thành và ñặc ñiểm của thể loại khúc ngâm nửa cuối thế kỉ XVIII
– ñầu thế kỉ XIX 41
2.1.1. Sự hình thành thể loại khúc ngâm 41
2.1.2. Đặc ñiểm của thể loại khúc ngâm 43
2.2. Điển cố trong một số khúc ngâm 45
2.2.1. Nguồn gốc ñiển cố trong khúc ngâm 45
2.2.2. Đặc tính ñiển cố trong khúc ngâm 51
2.2.2.1. Điển cố âm thuần Việt 51
2.2.2.2. Điển cố âm Hán Việt 56
2.2.2.3. Điển cố âm bán Việt hóa 59
2.2.3. Phương thức sử dụng ñiển cố trong khúc ngâm 62

2
2.2.4. Phương thức giải mã ñiển cố trong khúc ngâm 67
2.3. Tiểu kết 68
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA ĐIỂN CỐ TRONG KHÚC NGÂM
NỬA CUỐI THẾ KỈ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 70
3.1. Điển cố và biểu hiện giá trị thẩm mĩ với nội dung khúc ngâm 70
3.1.1. Điển cố thể hiện quan hệ ñạo ñức, tình cảm trong Chinh phụ ngâm 70
3.1.2. Điển cố thể hiện chí làm trai, tư tưởng lập thân, công danh trong Chinh phụ ngâm
84
3.1.3. Điển cố góp phần xây dựng hình tượng người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc
92
3.1.4. Điển cố góp phần khắc họa hình tượng bọn vua chúa phong kiến trong Cung
oán ngâm khúc 105
3.1.5. Điển cố góp phần thể hiện lập trường, tư tưởng của tác giả 108
3.2. Điển cố và biểu hiện giá trị thẩm mĩ với hình thức nghệ thuật khúc ngâm
114

3.2.1. Điển cố tạo cho khúc ngâm một ñặc trưng chung trong biểu ñạt ñó là ý tại
ngôn ngoại 114
3.2.2. Dụng ñiển tạo nên tính trang nhã tinh tế trong ñiễn ñạt 117
3.2.3. Dụng ñiển tạo nên vẻ ñẹp gợi hình, gợi cảm cho các khúc ngâm 121
3.3. Tiểu kết 123
KẾT LUẬN 124
PHẦN PHỤ LỤC 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO 143













3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn ñề tài
1.1 Tín hiệu thẩm mĩ là phương tiện quan trọng nhất của hoạt ñộng sáng tạo
nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng: “Phương tiện sơ cấp của văn học là tín
hiệu thẩm mĩ…rồi cái tín hiệu thẩm mĩ ñó còn ñược thể hiện bằng các tín hiệu
thẩm mĩ ngôn ngữ thông thường” (Đỗ Hữu Châu). Ngôn ngữ chính là một hệ
thống trung gian chuyển hoá các tín hiệu thẩm mĩ của văn hoá chung vào văn học
nghệ thuật. Văn học sử dụng tín hiệu thẩm mĩ dưới hình thức âm thanh ngôn ngữ,

tức là chuyển hoá các tín hiệu thẩm mĩ vào hệ thống từ ngữ, cú pháp của văn bản
nghệ thuật. Tín hiệu thẩm mĩ có nhiều nguồn gốc khác nhau. Nhưng có thể khái
quát thành hai nguồn gốc chính ñó là nguồn gốc từ hiện thực khách quan, từ các
mẫu gốc của một nền văn hoá, nó gắn liền với sự nhận thức về bản chất của ñối
tượng trong những ñiều kiện lịch sử văn hóa, xã hội nhất ñịnh. Chúng chính là
những tín hiệu thẩm mĩ nguyên cấp. Trong quá trình phát triển của các ngành nghệ
thuật, do sự giao lưu, tiếp xúc văn hoá, các tín hiệu thẩm mĩ của một nền văn hoá,
văn học này có thể gia nhập vào một nền văn hoá, văn học khác gọi ñó là những
tín hiệu thẩm mĩ thứ cấp.
Trong văn học Việt Nam trung ñại các tín hiệu thẩm mĩ thứ cấp ñược sử dụng
rất nhiều ñặc biệt là các ñiển tích, ñiển cố. Chính vì vậy muốn tìm hiểu giá trị thẩm
mĩ của một tác phẩm văn học trung ñại ta phải nghiên cứu hệ thống tín hiệu thẩm
mĩ hay nói cách khác ta phải giải mã ñược các tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ
ñiển tích ñiển cố.
Hiểu và vận dụng ñược ñiển tích, ñiển cố tức là tránh ñược bệnh rậm lời vô ích
và tránh ñược cả những ý thô lỗ không tiện nói trước mặt ñối tượng mà vẫn ñạt tới
hiệu quả “ít lời nhiều ý”, “lời ñã hết, ý vẫn còn”. Riêng với trường hợp Việt Nam,
vì lịch sử văn hóa Trung Quốc với lịch sử văn hóa Việt Nam có mối liên hệ ñặc
biệt do hoàn cảnh cùng dùng chung ngôn ngữ văn tự trong hàng nghìn năm nên
việc hiểu rõ và vận dụng ñúng «ñiển» lại càng ñược coi là quan trọng hàng ñầu.

4
1.2. Khúc ngâm là một thể loại trữ tình ñặc sắc của văn học Việt Nam trung
ñại. Có thể nói việc sáng tạo ra thể khúc ngâm có ý nghĩa ñáng kể về mặt phát
triển thể loại thơ trữ tình, ñồng thời nó cũng ñánh dấu cho sự phát triển vượt bậc
về quan niệm tự tình của thơ trữ tình trung ñại, ñến khúc ngâm còn người cá nhân
trong văn học trung ñại ñã thực sự xuất hiện. Nó bày tỏ thế giới nội tâm, phổ biến
qua những tác phẩm thơ trường thiên, bày tỏ tình cảm suy tư, giải bày xúc cảm,
thể hiện sự tin tưởng, mối hoài nghi và ước vọng mà thời ñại trước chưa từng có.
Việc xuất hiện hàng loạt các khúc ngâm như: Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ

ngâm khúc, Tự tình khúc, Ai tư vãn…là một sự kiện quan trọng trong ñời sống văn
học của dân tộc ta lúc bấy giờ. Người ta chú ý ñến các tác phẩm này không chỉ vì
tính uyên bác và nghệ thuật ñiêu luyện của nó mà vì các khúc ngâm thể hiện một
khuynh hướng mới trong văn học mang ñậm dấu ấn thời ñại.
Nhu cầu phản ánh hiện thực và thể hiện những lớp sóng nội tâm ngưng ñọng
trong suốt các khúc ngâm ñòi hỏi một thứ ngôn ngữ truyền thống, khách quan,
sinh ñộng, sâu sắc, giàu biểu cảm, giàu tính hình tượng và hàm súc mới thích hợp.
Vì vậy sự lựa chọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng làm cho nội
dung cảm xúc, thái ñộ ñánh giá, sự ñồng cảm hoặc phê phán của chủ thể trở nên
nổi bật hơn. Lời thơ phải chọn lọc ñể ñạt tính cô ñọng. Một câu thơ tập trung tình
cảm cao ñộ vào một từ xem ñó là tiêu ñiểm ñể nhìn thấu vào tâm hồn chủ thể. Có
lẽ vì lí do trên việc vận dụng các tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ ñiển cố ñược
sử dụng rất phổ biến trong các khúc ngâm. Có thể nói nhờ thể hiện bằng ñiển tích,
ñiển cố thế giới tâm hồn trong thơ có thể diễn ñạt bằng lối nói cô ñọng, hàm súc,
chính xác. Vì vậy việc chiếm lĩnh ngôn ngữ mang tính chất ñặc thù này có ý nghĩa
ñặc biệt góp phần lí giải cái hay cái ñẹp trong các khúc ngâm.
Dụng ñiển là một ñặc trưng ñộc ñáo của thi pháp văn học trung ñại. Vì vậy
ñiển cố ñồng thời là một yếu tố làm nên sức sống và sự cuốn hút cho văn học
trung ñại nói chung và khúc ngâm nói riêng. Tuy ñiển cố và ñiển cố văn học là vấn
ñề không mới, nhưng có một thực tế là việc nghiên cứu và giảng dạy các tác phẩm

5
văn học trung ñại trong nhà truờng vẫn gặp rất nhiều khó khăn ở phần ñiển tích,
ñiển cố. Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu việc sử dụng ñiển cố trong
các khúc ngâm một các toàn diện và hệ thống. Việc dụng ñiển trong các khúc
ngâm như thế nào? Và nó có gì khác việc dụng ñiển trong các thể loại văn học
trung ñại khác? Vì những lý do trên chúng tôi chọn ñề tài: “Tín hiệu thẩm mỹ có
nguồn gốc từ ñiển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa ñầu thế kỉ XIX”.
Tìm hiểu việc dụng ñiển trong khúc ngâm là tìm hiểu một vẻ ñẹp nghệ thuật ñã
góp phần làm nên sức hấp cho di sản văn học này của dân tộc, và như thế sẽ giúp

ích cho bản thân sau này trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy văn học trung
ñại. Nghiên cứu vấn ñề này hứa hẹn sẽ ñem lại những bất ngờ lí thú về hiệu quả
của ñiển cố trong việc làm nên sức sống trường tồn của những khúc ngâm giai
ñoạn văn học nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa ñầu thế kỉ XIX .
2. Lịch sử vấn ñề
Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương có rất nhiều hướng ñi,
song những năm gần ñây, nhiều vấn ñề của văn học ñang ñược soi rọi dưới cái
nhìn của ngôn ngữ học hiện ñại trong ñó vấn ñề lí thuyết về tín hiệu tỏ ra rất có ưu
thế. Ở nước ta, vấn ñề tín hiệu và tín hiệu thẩm mĩ ñã ñược các tác giả như Bùi
Minh Toán, Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đào Thản,
Phan Ngọc, Đái Xuân Ninh… quan tâm nghiên cứu nhiều. Nhiều luận văn triển
khai theo hướng nghiên cứu này ñã khẳng ñịnh ñược ý nghĩa thực tiễn của hướng
nghiên cứu văn học từ góc ñộ ngôn ngữ, ñồng thời ñã có những ñóng góp bổ sung
quan trọng vào lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ. Tuy nhiên việc nghiên cứu tín hiệu thẩm
mĩ trong tác các phẩm văn chương từ góc ñộ ngôn ngữ học còn chưa nhiều ñặc
biệt là các tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ ñiển tích, ñiển cố trong các tác phẩm
văn học trung ñại.
Do quan niệm thẩm mỹ ở thời trung ñại, ñiển cố văn học không có gì xa lạ nên
việc tiếp thu ñiển cố trong một tác phẩm văn học không có gì khó khăn. Điển cố
ñược tiếp thu bình thường như những ngôn ngữ khác, giống như chúng ta hiểu một
từ quốc âm mà không cần chú thích.

6
Từ khi chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trên văn ñàn, ñiển cố
trong các tác phẩm văn học trung ñại ngày càng trở nên bí ẩn và khó hiểu ñối với
ñộc giả hiện ñại. Vì vậy, khi phiên dịch các tác phẩm văn học trung ñại ra chữ
Quốc ngữ các học giả thường chú ý chú thích các ñiển cố.
Từ giai ñoạn cuối những năm 1940 trở ñi do khối lượng ñiển cố ñược chú giải
trong văn học ngày càng nhiều. Để giúp người ñọc thuận tiện tìm hiểu nghĩa của
các ñiển cố thì các nhà nghiên cứu bắt ñầu biên soạn các loại sách từ ñiển ñiển cố.

Chẳng hạn: Điển cố văn học, Đinh Gia khánh (chủ biên) Nhà xuất bản khoa học
xã hội, 2007; Điển tích văn học trong nhà trường, Đinh Thái Hương,Nhà Xuất bản
giáo dục, 2008; Từ ñiển truyện Kiều, Đào Duy Anh, nhà xuất bản khoa học xã hội,
1974; Điển tích trong truyện Kiều, Trần Phương Hồ, nhà xuất bản Đồng Nai,
1997; Từ ñiển Thành ngữ ñiển cố Trung Quốc, Lê Huy Tiêu biên dịch, nhà xuất
bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993
Trong các từ ñiển này, ñiển cố ñược chú giải khá tỉ mĩ từ xuất xứ, nội dung, sự
xuất hiện của nó trong từng tác phẩm văn học cụ thể, và ñược sắp xếp theo trật tự
a, b, c ñể dễ tra cứu. Tuy nhiên, những cuốn từ ñiển ñã có thường chỉ mới tập hợp
lượng ñiển cố trong một số tác phẩm quen thuộc. Thực tế vẫn còn một khối lượng
ñiển cố không nhỏ chưa ñược ñưa vào Từ Điển.
Cho ñến nay việc nghiên cứu ñiển cố thường chỉ ñược giới hạn trong việc chú
giải, làm từ ñiển, còn việc nghiên cứu ñiển cố với tư cách là một tín hiệu thẩm mĩ
của văn chương thì chưa có công trình nào ñề cập tới ñặc biệt là ñiển cố trong các
khúc ngâm nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa ñầu thế kỉ XIX thì chỉ có một vài công
trình rất khiêm tốn so với di sản ñồ sộ của nền văn học quá khứ của dân tộc mà
ñiển cố ñóng một vai trò rất quan trọng trong sáng tác và tiếp nhận văn học trung
ñại nói chung và khúc ngâm nói riêng.
Đoàn Ánh Loan trong công trình Điển cố và nghệ thuật sử dụng ñiển cố ñã ñưa ra
một số ñịnh nghĩa về ñiển cố của các nhà nghiên cứu ñồng thời khảo sát một cách tương
ñối hệ thống lịch sử, chức năng, quan niệm triết học, thẩm mỹ Phương Đông và một số
ñặc ñiểm của ñiển cố trong văn học nói chung. Trên cơ sở ñó nhận xét và lí giải nghệ

7
thuật sử dụng ñiển cố trong văn học cổ Việt Nam cụ thể là trong truyện thơ và khúc
ngâm giai ñoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa ñầu thế kỉ XIX. Cuốn sách ñã nêu lên tổng
quát về ñiển cố trong văn học Phương Đông nhất là trong văn học Việt Nam và Trung
Hoa thời cổ trung ñại trên cơ sở phân tích nguồn gốc, quá trình phát triển, suy tàn và
những ñặc trưng của ñiển cố trong văn học. Tác giả cũng ñã khảo sát ñiển cố ở hai thể
loại ñặc thù của trong văn học trung ñại Việt Nam là truyện thơ và khúc ngâm, như

Truyện Kiều, Hoa Tiên, Sở kính tân trang (truyện thơ), Chinh phụ ngâm khúc, Tự tình
khúc, Cung oán ngâm khúc (ngâm khúc).
Đoàn Quang Lưu, Mở rộng ñiển tích trong chinh phụ ngâm, lại chủ yếu giới
thiệu, giải nghĩa các ñiển tích, ñiển cố trong Chinh phụ ngâm. Mở rộng giải thích
về lịch sử, văn học, ñịa lý, thiên văn của các ñiển tích mà nhiều sách cũ ñã diễn
giải nhưng chưa có. Chẳng hạn như các ñiển tích, ñiển cố lấy từ Kinh Thi, Kinh
Xuân Thu và thơ Đường ñều ñược truy tìm tận gốc và có một số ñiển tích dịch ra
nguyên bài Hán ra Việt, các ñiển tích liên quan ñến vật lí, thiên văn ñịa lý ñều
ñược tìm trong các từ ñiển, nhất là: The world book Ercyclopedia.
Ngoài hai công trình trên còn có một số bài viết bàn về nghệ thuật dụng ñiển
trong các khúc ngâm, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức nêu vấn ñề ñể bàn luận.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên ñã khảo sát một cách hệ thống về
nguồn gốc, tính chất, ñặc trưng, ý nghĩa và ñưa ra nghệ thuật sử dụng ñiển trong
một số khúc ngâm nhưng các tác giả chưa nghiên cứu ñiển cố ở khía cạnh là một
tín hiệu thẩm mĩ văn chương ñồng thời xác lập vai trò của ñiển cố như khai mở
một thế giới nghệ thuật, truy tìm tới những giá trị chân, thiện, mĩ của các tác phẩm
khúc ngâm.
Thực hiện ñề tại này, chúng tôi sẽ kế thừa những kết quả của các công trình
nghiên cứu nói trên.
.
3. Mục ñích nghiên cứu

Dựa trên những cơ sở lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ, chúng tôi mong muốn thể
nghiệm phương pháp nghiên cứu văn học dưới cái nhìn của tín hiệu học nói chung,

8
ngôn ngữ học nói riêng ñể thấy ñược vai trò to lớn của các tín hiệu thẩm mĩ có nguồn
gốc từ ñiển cố trong việc thể hiện giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của các
khúc ngâm, ñồng thời khẳng ñịnh tính chất bác học của thể loại và sự khéo léo, uyên
thâm của các tác giả khi vận dụng ñiển cố trong tác phẩm.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để ñạt ñược mục tiêu trên luận văn ñặt ra nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Xây dựng cơ sở lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ
- Tiến hành khảo sát và thống kê các tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ ñiển cố
- Sau khi ñã có một nền tảng lí luận về tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương cùng
với số liệu ñầy ñủ về ñiển cố trong các khúc ngâm chúng tôi sẽ ñi vào giải mã các
tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ ñiển cố ñể tìm ra chức năng và giá trị nghệ thuật
của ñiển cố trong khúc ngâm.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tất cả những ñiển cố trong khúc
ngâm với những thể hiện ña dạng của nó từ tổng thể ñến cụ thể.
Lí thuyết về ñiển cố và toàn bộ hệ thống ñiển cố trong hai khúc ngâm chính:
Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc. Một số khúc ngâm khác như: Tự
tình khúc, Ai tư vãn, Thu dạ lữ hoài ngâm…ñược sử dụng ñể so sánh và ñối chiếu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện ñề tài này chúng tôi ñã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu
chính sau:
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích: bao gồm phương pháp phân tích ngữ nghĩa và phân tích
ngữ cảnh.

9
Bên cạnh ñó có luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê phân loại, ñối
chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của ñề tài
- Thực hiện ñề tài này chúng tôi mong muốn ñóng góp nhất ñịnh ñối với sự
phát triển của chuyên ngành Việt ngữ học trong lĩnh vực nghiên cứu tín hiệu thẩm
mỹ văn chương vốn còn chưa ñược nghiên cứu nhiều ở nước ta. Đồng thời luận
văn cũng hệ thống ñược những vấn ñề lí thuyết cơ bản, thiết lập ñược cái nhìn
tổng quan về số lượng, nguồn gốc, ñặc tính, phương thức sử dụng và giải mã ñiển

cố trong các khúc ngâm nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa ñầu thế kỉ XIX.
- Trong luận văn chúng tôi cũng khảo sát và phân tích một cách cụ thể ñể thấy
ñược mối quan hệ thẩm mỹ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật của ñiển cố
trong các ngâm khúc góp phần vào việc tìm một con ñường khép mở thế giới tâm
hồn và quan niệm thẩm mỹ của người xưa ñược thể hiện trong các khúc ngâm. Từ
ñó giúp cho tác giả luận văn có những nhận thức cơ bản về ñiển cố văn học và
khúc ngâm ñể phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy sau này.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở ñầu, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc
gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ ñiển cố trong khúc ngâm
nửa cuối thế kỉ XVIII - ñầu thế kỉ XIX
Chương 3: Giá trị thẩm mĩ của ñiển cố trong khúc ngâm nửa cuối thế kỉ
XVIII - ñầu thế kỉ XIX





10





Chương I : CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ
Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ (THTM) từ khi ra ñời cho ñến nay vẫn chưa
có một ñịnh nghĩa trọn vẹn, thống nhất. GS. TS. Bùi Minh Toán cho rằng THTM

là một loại tín hiệu có hai mặt cái biểu ñạt và cái ñược biểu ñạt. Cái biểu ñạt là
hình thức vật chất mà con người cảm nhận ñược bằng giác quan. Còn cái ñược
biểu ñạt là ý nghĩa thẩm mỹ. Ý nghĩa thẫm mĩ thì khác nội dung thông tin thông
thường. Ý nghĩa thẩm mỹ liên quan ñến việc biểu hiện cái ñẹp, có thể ñẹp về
hình thức, về phẩm chất, về nội dung, nó bao hàm cả cái tốt.
Để xác ñịnh thế nào là một THTM tác giả Đỗ Hữu Châu ñã chủ trương căn
cứ vào sự tương ứng của THTM với các “vật qui chiếu” thuộc thế giới hiện
thực, là cái tác giả lựa chọn từ thế giới hiện thực ñể xây dựng nên, sáng tạo ra.
Đỗ Việt Hùng cũng cho rằng “Tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật (theo nghĩa hẹp)
ñược xây dựng trên cơ sở tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên” [14; tr.62]. Ngôn ngữ
nghệ thuật lấy ngôn ngữ tự nhiên làm chất liệu biểu hiện. Do ñó nếu coi ngôn
ngữ tự nhiên là hệ thống tín hiệu nguyên cấp (hệ thống tín hiệu thứ nhất) thì
ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống tín hiệu thứ cấp (hệ thống tín hiệu thứ hai). Cái
biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm cả hình thức ngữ âm và ý
nghĩa sự vật logíc của ngôn ngữ tự nhiên. Cái ñược biểu hiện là lớp ý nghĩa hình
tượng. Như vậy tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật là một tín hiệu phức hợp. Đây
chính là trường hợp mà “hệ thống thứ nhất sẽ ñược dùng làm bình diện thể hiện
hoặc làm cái biểu ñạt cho hệ thống thứ hai” .
Mai Thị Kiều Phượng xác ñịnh “Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mỹ là những
phương tiện nghệ thuật ñược sử dụng vào mục ñích thẩm mỹ” [38;Tr.72].
Phương tiện nghệ thuật này là những ñơn vị ngôn ngữ hai mặt ñược tổ chức có

11

tính chất cấu trúc hệ thống, có chức năng kích thích tạo nên hệ thống ý nghĩa
thẩm mĩ, nhận thức thẩm mĩ về hiện thực từ những xung ñộng của tín hiệu ngôn
ngữ. Đơn vị ngôn ngữ hai mặt này bao gồm: Hình thức cái biểu ñạt là các yếu tố
vật chất có tính thẩm mĩ mang trên mình các chức năng xã hội và bản chất xã hội
ñứng trong tác phẩm văn học, kích thích vào giác quan và bộ não của người ñọc,
người nghiên cứu; nội dung cái ñược biểu ñạt là ý nghĩa thẩm mĩ mở rộng thuộc

một hệ thống cấu trúc nhiều tầng mang ñậm tính cấu trúc, tính hình tượng, tính
cá thể hoá, tính cụ thể hoá. Chúng làm cho người ta thông qua ñó tri giác ñược,
suy diễn ñược, lí giải ñược, biết về và biết tới cái gì khác, các ý nghĩa mới khác,
các thông tin bổ sung mới khác, ñó là các tín hiệu thẩm mĩ mở rộng ở ngoài
phạm vi hơn và ý nghĩa thẩm mĩ chìm sâu hơn ñối với nội dung tinh thần cơ bản
do tín hiệu ngôn ngữ mang lại.
Tuy chưa có một ñịnh nghĩa hoàn chỉnh nào về tín hiệu thẩm mĩ nhưng
nhìn chung các tác giả ñều thống nhất ở chỗ coi tín hiệu thẩm mĩ là yếu tố thuộc
phương tiện biểu hiện của nghệ thuật, chúng phải có ý nghĩa thẩm mĩ, việc sử
dụng chúng phải nhằm mục ñích thẩm mĩ và có khả năng kích thích mạnh mẽ tới
thế giới tinh thần của chúng ta. Nói ñến “phương tiện” của nghệ thuật phải tính
ñến hai mặt, mặt thể chất và mặt tinh thần. Mặt thể chất có thể dễ dàng nhận biết
qua các chất liệu ñược sử dụng trong các ngành nghệ thuật (như ñường nét, màu
sắc trong hội hoạ, âm thanh trong âm nhạc, ngôn ngữ trong văn học…). Còn mặt
tinh thần thì phức tạp hơn nó bao hàm nhiều lớp ý nghĩa, nhiều tầng khái quát
hoá, trìu tượng mang tính thẩm mĩ. Tín hiệu thẩm mĩ ñược coi là chìa khoá ñể ñi
vào khám phá chiều sâu của tác phẩm nghệ thuật và cái làm nên giá trị nghệ
thuật lại nằm ở sức khái quát của những nội dung hình tượng “ñồ sộ hơn rất
nhiều so với ý nghĩa của bản thân thực tế cuộc sống” (Trương Thị Nhàn).
1.2. Mối quan hệ giữa tín hiệu – tín hiệu ngôn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ
Đã có nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về tín hiệu nhưng ñể hiểu khái niệm tín
hiệu một cách giản tiện nhất chúng tôi lấy khái niệm về tín hiệu của tác giả Bùi
Minh Toán “tín hiệu là một yếu tố vật chất kích thích vào giác quan cuả con

12

người làm cho người ta tri giác ñược và thông qua ñó biết ñược một ñiều gì khác
ngoài vật ñó” [34; tr.68]. Điều kiện cần cho một sự vật trở thành một tín hiệu: 1)
Phải là một dạng vật chất (con người nhận ñược bằng các giác quan); 2) Phải gợi
ra một cái gì khác không phải là chính nó, nghĩa là tín hiệu dùng ñể biểu ñạt một

cái gì khác. Hai mặt như vậy của tín hiệu ñược gọi là cái biểu ñạt và cái ñược
biểu ñạt. Cái biểu ñạt luôn là yếu tố vật chất cái ñược biểu ñạt có thể là thuộc
phạm trù tinh thần. 3) Phải ñược thừa nhận lĩnh hội bởi một chủ thể; 4) Phải nằm
trong một hệ thống nhất ñịnh.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu ñặc biệt. Nó là hệ thống tín hiệu “sơ cấp
ñược xây dựng bởi những thể chất tinh thần và vật chất”. Đó là những âm thanh
do bộ máy cấu âm của con người làm ra. Theo F. De Sausure “Tín hiệu ngôn
ngữ kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái
niệm với hình ảnh âm thanh” [30, tr138]. Nó là một thực thể tâm lí có hai mặt
cái biểu hiện và cái ñược biểu hiện, trong ñó khái niệm ñược gọi là cái biểu hiện,
còn hình ảnh âm thanh ñược gọi là cái ñược biểu hiện, hai mặt ñó gắn bó mật
thiết trong một ý niệm không thể có mặt này mà không có mặt kia. Chúng ta có
thể hiểu tín hiệu ngôn ngữ một cách giản lược như khái niệm của Mai Thị Kiều
Phượng: “Tín hiệu ngôn ngữ là một yếu tố vật chất (là thể chất tinh thần và vật
chất, ñó là những âm thanh do bộ máy phát âm của con người tạo ra và văn tự,
chữ viết cũng là một yếu tố vật chất kí hiêụ cho hệ thống âm thanh ñó ) kích
thích vào giác quan của con người (giác quan thính giác ñể cảm nhận âm thanh,
giác quan thị giác ñể cảm nhận chữ viết…), mang bản chất xã hội. Chúng làm
cho ta tri giác ñược, suy diễn ñược, và lí giải ñược một nội dung tinh thần, thông
qua ñó biết và biết tới một cái gì khác ở ngoài yếu tố vật chất là âm thanh hoặc
chữ viết ñó, nhằm thực hiện ña chức năng xã hội” [38; tr.39]. Tín hiệu ngôn ngữ
mang hai ñặc trưng cơ bản ñó là tính võ ñoán và tính hình tuyến. Tính võ ñoán là
tính chất không có lí do giữa cái biểu hiện và cái ñược biểu hiện hay nói cách
khác trong thực tế cái biểu hiện và cái ñược biểu hiện không có mối liên quan
nào với nhau. Tính hình tuyến là sự kế tiếp nhau lần lượt theo thứ tự thời gian

13

chứ không xuất hiện ñồng thời. “Vốn là vật nghe ñược cái biểu hiện của tín hiệu
ngôn ngữ diễn ra trong thời gian và có những ñặc ñiểm vốn là của thời gian”,

“nó có bề rộng: bề rộng ñó chỉ có thể trên một chiều mà thôi: ñó là ñường chỉ
một tuyến” [30, tr144].
Khi nói về ñặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ, tác giả Đỗ Hữu Châu ñã chỉ ra
ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu nhân tạo, xã hội, có chức năng giao tiếp và so sánh
nó với các tín hiệu khác ñể thấy ñược ưu thế vựợt trội của tín hiệu ngôn ngữ.
Trước hết ngay trong các chức năng xã hội của mình, ngôn ngữ là một hệ thống
ña chức năng, trong ñó nổi bật là chức năng làm công cụ giao tiếp và tư duy.
Hai chức năng này thực hiện không tách rời nhau mà gắn chặt với nhau. Ngoài
ra ngôn ngữ còn thực hiện chức năng khá quan trọng, nó ñược coi là một thứ
công cụ ñể tổ chức xã hội, duy trì quan hệ giữa người với người nói như Charles
William Morris: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu xã hội mà nhờ nó các thành
viên trong cộng ñồng xã hội ñáp ứng lẫn nhau” [8, tr.209]. Để lưu trữ kinh
nghiệm mọi mặt cũng là chức năng không thể xem thường của ngôn ngữ. Và
cũng lưu ý ở chức năng thi pháp – chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ, chức năng
làm cho ngôn ngữ là phương tiện thứ nhất của văn học nghệ thuật. Như vậy tín
ña chức năng giúp phân biệt rõ ràng tín hiệu ngôn ngữ với các hệ thống tín hiệu
giao tiếp khác và làm cho ngôn ngữ ñóng vai trò là hệ thống cơ sở ñối với các hệ
thống tín hiệu khác nhau của con người.
Tín hiệu thẩm mĩ ñược xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ. Nếu như tín
hiệu ngôn ngữ là một dạng vật chất, chúng ta có thể cảm nhận bằng thính giác
hay thị giác và bản thân nó luôn có hai mặt cái biểu ñạt (âm thanh, chữ viết) và
cái ñược biểu ñạt (nội dung, ý thức, tư tưởng, tính cảm của con người). Thì khi
chuyển thành tín hiệu thẩm mĩ cái biểu ñạt của tín hiệu thẩm mĩ chính là tổng thể
hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ, còn cái ñược biểu ñạt của tín hiệu ngôn ngữ của
tín hiệu thẩm mĩ là ý nghĩa thẩm mĩ.



14




Cái Cái ñược
biểu biểu
ñạt ñạt

Tín hiệu ngôn ngữ

Cái biểu ñạt Cái ñược biểu ñạt
Ý nghĩa thẩm mĩ
Cái Cái ñược
biểu biểu
ñạt ñạt

Tín hiệu thẩm mĩ
Từ sơ ñồ trên ta có thể thấy ñược mối quan hệ giữa tín hiệu thẩm mĩ và tín
hiệu ngôn ngữ trong văn học nghệ thụât. Các yếu tố hiện thực muốn trở thành tín
hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học phải thông qua con ñường biểu ñạt ngôn
ngữ. Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ có cấu trúc ñặc biệt cho phép một hình thức
ngôn từ có thể phản ánh, biểu ñạt ñược một sự vật, hiện tượng nào ñó của hiện
thực khách quan cũng như từng hiện tượng thuộc thế giới tinh thần của con
người. Ngôn ngữ ñược sử dụng trong tác phẩm văn học vừa là chính nó vừa là
cái biểu ñạt cho tín hiệu thẩm mĩ, mang ý nghĩa thẩm mĩ. Tín hiệu thẩm mĩ trong
ngôn ngữ văn học là kiểu tín hiệu ñặc biệt, ñược tổ chức lại từ tín hiệu thẩm mĩ
nguyên cấp (sự vật, hình ảnh, hoạt ñộng…) và tín hiệu ngôn ngữ là tín hiệu bậc
hai xét trong mối quan hệ với tín hiệu nguyên cấp. Lotman cho rằng: “Nghệ
thuật ngôn từ dù cũng dựa vào ngôn ngữ tự nhiên nhưng với ñiều kiện là ñể cải
biến nó thành thứ ngôn ngữ của mình, ngôn ngữ thứ sinh” nghĩa là ngôn ngữ
nghệ thuật mang những phẩm chất thẩm mĩ, vượt lên ngôn ngữ thông thường.


15

Như vậy giữa tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ ñều có tổ chức hai mặt cái
biểu ñạt và cái ñược biểu ñạt nhưng chúng có những khác biệt. Về chức năng tín
hiệu ngôn ngữ truyền tải thông tin về nhận thức, ñáp ứng nhu cầu tư duy nhận thức
thông thường của con người còn tín hiệu thẩm mĩ ñáp ứng nhu cầu thẩm mĩ, cảm
xúc, tư tưởng, tình cảm…Tín hiệu ngôn ngữ có mối qui ước võ ñoán giữa cái biểu
hiện và cái ñược biểu hiện còn ở tín hiệu thẩm mĩ mối quan hệ giữa hình thức biểu
ñạt và ý nghĩa thẩm mĩ ở tín hiệu thẩm mĩ là mối quan hệ có lí do, có một cơ sở nhất
ñịnh ñể từ ñó người sáng tạo xây dựng nên tín hiệu thẩm mĩ, ñồng thời người ñọc căn
cứ vào ñó ñể lĩnh hội ý nghĩa thẩm mĩ. Nhờ tính có lí do ñó mà ta có thể lí giải ñược
và rút ra các ý nghĩa thẩm mĩ. Cuối cùng tín hiệu ngôn ngữ là một dạng vật thể, có
hình thức biểu hiện vật chất trong khi ñó tín hiệu thẩm mĩ trong văn chương thực ra là
một loại tín hiệu phi vật thể mặc dù nó cũng ñược xây dựng bằng chất liệu ngôn ngữ.
Bởi vì các tín hiệu ngôn ngữ mặc dù ñược xây dựng trong văn bản nhưng ñối với
ñộc giả tiếp nhận nó chỉ tồn tại trong sự tưởng tượng, sự liên tưởng chứ không thể
nào tiếp xúc bằng giác quan ñược.
1.3. Nguồn gốc ñể xây dựng tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu thẩm mĩ là phương tiện quan trọng nhất của hoạt ñộng sáng tạo
nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. “Phương tiện sơ cấp của văn học
(primaire) là các tín hiệu thẩm mĩ …rồi cái tín hiệu thẩm mĩ ñó mới ñược thể
hiện bằng các tín hiệu thẩm mĩ thông thường” (Đỗ Hữu Châu, Những luận ñiểm
về cách tiếp cận ngôn ngữ các sự kiện văn học, Ngôn ngữ, số 2/1990, tr.9). Đây
chính là một luận ñiểm quan trọng cho thấy nguồn gốc ngoài ngôn ngữ của các
tín hiệu thẩm mĩ.
1.3.1 Nguồn gốc từ hiện thực khách quan
Tín hiệu thẩm mĩ bắt nguồn từ hiện thực khách quan, nó ñược xây dựng từ
nhhững sự vật, những hiện tượng trong thế giới thực – chúng chính là các tín
hiệu thẩm mĩ nguyên cấp. Nhà văn khi tiếp xúc với thế giới hiện thực phát hiện
ra ở các ñối tượng nào ñó những nét phù hợp với ý nghĩa thẩm mĩ mà mình ñịnh

biểu hiện, từ ñó xây dựng thành tín hiệu thẩm mĩ. “Trong quá trình tiếp xúc với

16

thế giới, thoạt tiên con người tìm cách ñọc ñược những thông tin ñó từ những
biểu hiện cảm tính của ñối tượng, sau ñó con người sử dụng những biểu tượng
cảm tính ñó ñể truyền ñạt những thông tin tương ứng” [14; tr62] Các ñối tượng
khác trong hiện thực như ñồ vật, các vật thể tự nhiên, kể cả ñồ ăn thức uống của
con người ñều ñược coi là tín hiệu thẩm mĩ. Kể cả các nhân vật trong các tác
phẩm văn chương ñều có nguồn gốc từ hiện thực cuộc sống thậm chí ñó là
những câu chuyện từ cơ sở thực tế của cuộc ñời. Trong ñoạn trích “Nước non
ngàn dặm” của Tố Hữu:
“Con thuyền rời bến sang Hiên
Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung
Chập chùng thác Lửa, thác Chuông
Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà
Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên ñời”
Nghĩa cơ bản của tín hiệu ngôn ngữ “thuyền” (phương tiện giao thông nhỏ
trên mặt nước, hoạt ñộng bằng sức người, sức gió) ñã biến ñổi nội dung khái
niệm do cách kết hợp ñộc ñáo giữa “chiếc thuyền” (chỉ sự vật cụ thể) với “trên
ñời” (chỉ khái niệm trừu tượng) ñã biến ñổi tín hiệu ngôn ngữ có nguồn gốc từ
hiện thực thành tín hiệu thẩm mĩ “thuyền”. Và dựa vào sự rung cảm thẩm mĩ của
người ñọc mà có thể giải mã ñược tín hiệu thẩm mĩ “thuyền” (chuyến ñi bằng
thuyền trên con ñường công tác trở ra Bắc); (chỉ người chèo thuyền là chính tác
giả hay chính là nhân vật trong tác phẩm); (con ñường cách mạng); (sự vượt qua
những khó khăn gian khổ); (tinh thần thần lạc quan cách mạng)…
Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ là các ñối tượng trong hiện thực
khách quan, kể cả những ñối tượng ñược coi là tầm thường, xấu xa, thô tục. Ý
nghĩa thẩm mĩ luôn luôn vươn tới cái chân, thiện, mĩ nhưng nguồn gốc ñể xây

dựng tín hiệu thẩm mĩ không nhất thiết là ñối tượng cao ñẹp mà có thể là những
ñối tượng tầm thường thậm chí xấu xa.

Nên có thể trong tác phẩm có những
nhân vật tiêu cực, xấu xa ñó vẫn là những tín hiệu thẩm mĩ và thông qua ñó nhà

17

văn thể hiện những mối quan hệ thích hợp với một ý tưởng thẩm mĩ nhất ñịnh.
Cũng có thể có nhiều trường hợp cùng một ñối tượng trong thực tế khách quan
nhưng lại ñược xây dựng thành tín hiệu thẩm mĩ ñể thể hiện các ý nghĩa thẩm mĩ
khác nhau.
1.3.2. Nguồn gốc từ truyền thống văn hóa dân tộc
Để xây dựng các tín hiệu thẩm mĩ các tác giả còn dựa vào truyền thống văn
hóa dân tộc. Huy Cận ñến thăm chùa Tây Phương nhiều lần và thấy trong chùa có
nhiều pho tượng chùa La Hán. Ông viết bài “Các vị la hán chùa Tây Phương”.
Mỗi vị La Hán là một tín hiệu thẩm mĩ, ñại diện cho một tầng lớp trong xã hội.
Hoàng Cầm cũng ñã dựa vào những nét truyền thống của dân tộc như: tranh Đông
Hồ, con sông quê, nếp sống quê…ñể sáng tác “Bên kia sông Đuống”.
Nhiều nhà văn nhà thơ, dựa vào thành ngữ, tục ngữ, ca dao ñể xây dựng tín
hiệu thẩm mĩ. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao là những sản phẩm văn hóa lâu ñời của
dân tộc, chúng phù hợp cho việc thể hiện ý nghĩa thẩm mĩ và là nguồn vô tận cho
việc xây dựng tín hiệu thẩm mĩ.
Trong quá trình phát triển của các ngành nghệ thuật, do sự giao lưu tiếp xúc
văn hóa, các tín hiệu thẩm mĩ của một nền văn hoá, văn học này có thể gia nhập
vào một nền văn hoá, văn học khác, có thể gọi ñây là các tín hiệu thẩm mĩ thứ cấp
phái sinh. Các ñiển tích ñiển cố trong văn học trung ñại phần nhiều là những tín
hiệu như vậy. Để tạo tính trang nhã uyên bác cho tác phẩm thay vì sử dụng các tín
hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ hiện thực khách quan thì ñiển cố là các sự tích nhân
vật trong văn học hoặc trong cuộc sống quá khứ mang nhưng nét tiêu biểu cho một

nội dung ý nghĩa nào ñó ñược vận dụng lại một cách ngắn gọn, hàm súc và mang
một ý nghĩa mới. Những ñiển cố này có thể ñược truyền bá từ ñời này sang ñời
khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác.
Chẳng hạn như những ñiển cố: Chương Đài, Đào Tiềm, Bá Nha – Tử Kì, Vương
Duy… là những ñiển cố ñược tiếp nhận từ nền văn hóa Trung Quốc.
Trong bài “Loan hậu cảm tác”, Nguyễn Trãi viết:
“Tử Mỹ cô trung Đường nhật nguyệt

18

Bá Nhân chan lệ Tấn sơn hà”
(Nghĩa là: Đỗ Tử Mỹ giữ lòng cô trung ñối với ngày tháng nhà Đường; Bá
Nhân ứa nước mắt hai hàng khóc nhìn non sông nhà Tấn)
Trong hai câu thơ này, Nguyễn Trãi ñã sử dụng hai ñiển “Tự Mỹ và “Bá
Nhân” với ý nghĩa thẩm mĩ thể hiện tấm lòng tôi trung của Nguyễn Trãi làm cho
câu thơ cân ñối hài hòa ñồng thời ñồng thời diễn tả ñược sự cô ñọng hàm súc và
nét trang nhã cho câu thơ.
Như vậy hai cơ sở quan trọng ñể xây dựng tín hiệu thẩm mĩ là các ñối
tượng trong hiện thực và các sản phẩm văn hóa, văn chương nghệ thuật trong
truyền thống văn hóa. Nhưng dù có nguồn gốc nào khi thực hiện chức năng thẩm
mĩ trong một tác phẩm văn học, các tín hiệu ñều ñược cấu tạo lại, tổ chức lại trong
mối quan hệ với nhân tố giao tiếp ñặc biệt như một hoạt ñộng sáng tạo.
1.4. Các phương thức ñể xây dựng tín hiệu thẩm mĩ
1.4.1 Phương thức ẩn dụ
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa (lấy tên gọi của ñối tượng này làm tên gọi
cho ñối tượng khác) dựa trên mối quan hệ tương ñồng, tức là giống nhau về một nét
nào ñó giữa hai ñối tượng. Như vậy xét về mặt hình thức ở phương thức ẩn dụ là sự
phát hiện ra mối quan hệ tương ñồng giữa các ñối tượng, các sự vật (tri nhận thế
giới bên ngoài). Về mặt ngôn ngữ: Khi phát hiện ra sự tương ñồng chuyển tên gọi từ
ñối tượng, sự vật này sang ñối tượng sự vật khác. Về mặt thẩm mĩ thì ở phương

thức ẩn dụ có sự chuyển nghĩa thông thường sang nghĩa thẩm mĩ.
Trong ngôn ngữ hàng ngày, phương thức ẩn dụ ñược sử dụng thường xuyên
khi ta chuyển nghĩa cho từ ngữ, nếu sự chuyển nghĩa ñó ñã ổn ñịnh thì ñược gọi là
ẩn dụ từ vựng hoặc gọi là ẩn dụ trong ngôn ngữ. Vì phổ biến, không mang gì mới lạ
nên nó không có giá trị nghệ thuật mà chỉ có giá trị nhận thức (giá trị biểu hiện, giá
trị tên gọi). Ví dụ “cổ” là từ chỉ cơ thể người hoặc ñộng vật có thể dùng ñể chỉ “cổ
chai” là dựa trên sự giống nhau về ví trí giữa các ñối tượng.
Về bản chất, ẩn dụ tu từ vẫn dựa vào quan hệ tương ñồng nhưng là những
phát hiện mới mẻ có thể là ñầu tiên thuộc về một người, do ñó có sức hấp dẫn và

19

có giá trị nghệ thuật. Đây là sự sáng tạo riêng ñặc biệt trong văn chương nghệ
thuật. Khi ñó nó trở thành tín hiệu thẩm mĩ.
Trong thơ ca thì phép ẩn dụ ñược các nhà văn biến hoá một cách tài tình và
linh hoạt. Chẳng hạn những hiện tượng về sắc ñẹp, dung nhan, nụ cười của con
người trong thơ mới ñược ẩn dụ hoá thành những vật thể khác nhau như:
Nụ cười có thể ẩn dụ hoá như là một thực thể, vì vậy có màu sắc:
Nụ cười ñen láy sau tay áo
(Lưu Trọng Lư)
Còn giác quan của con người thì ñược xem như một nhiên liệu dễ bén lửa:
Trong men cháy, giác quan vừa bén lửa
(Vũ Hoàng Chương)
1.4.2 Phương thức hoán dụ
Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa (lấy tên gọi của ñối tượng này gọi
cho ñối tượng khác) dựa trên mối quan hệ kế cận, tức là thường xuyên ñi ñôi gần
gũi với nhau. Ví dụ: miệng, chân, tay vốn là các bộ phận chỉ cơ thể nguời có thể
dùng ñể chỉ người: Nhà có năm miệng ăn, anh ta có chân trong ñội tuyển bóng
ñá, chị ta la một tay súng giỏi…Như vậy, về mặt hình thức hoán dụ xuất phát từ
nhận thức nhận ra mối quan hệ tương cận thường ñi ñôi với nhau. Về mặt ngôn

ngữ là quá trình chuyển tên gọi giữa các sự vật nhưng thường ñi ñôi với nhau. Về
mặt thẩm mĩ chuyển từ ý nghĩa ngôn ngữ sang ý nghĩa thẩm mĩ.
Hoán dụ từ vựng ổn ñịnh, phổ biến mọi người dùng, không có tính mới
mẻ, không có sức hấp dẫn, không có giá trị nghệ thuật. Hoán dụ tu từ có bản chất
khác hoán dụ từ vựng nhưng lại mới mẻ, có thể là lần ñầu tiên do ñó có sức hấp
dẫn và có giá trị nghệ thuật.
Cũng giống như phương thức ẩn dụ ngoài các tín hiệu thẩm mĩ ñơn, các tín
hiệu thẩm mĩ phức cũng ñược xây dựng theo phương thức hoán dụ. Chẳng hạn như
hai câu thơ sau: “Thưở trời ñất nổi cơn gió bụi. Khách má hồng nhiều nỗi truân
chuyên” (Chinh phụ ngâm). Thì “khách má hồng” là hoán dụ chỉ người con gái, ñó là

20

tín hiệu thẩm mĩ ñơn. Hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của
Nam Cao ñại diện cho tầng lớp nhân dân bị tha hóa. Đó là tín hiệu thẩm mĩ phức.
Hoán dụ hay ẩn dụ không phải chỉ là thủ pháp chuyển nghĩa các tín hiệu thẩm
mĩ ở cấp ñộ từ vựng mà có thể chi phối ñược toàn bộ cấu trúc văn bản. Các hoán
dụ và ẩn dụ chỉ có sự tương tác ngữ nghĩa với một ñơn vị của văn bản là các ẩn dụ,
hoán dụ bộ phận. Các ẩn dụ, hoán dụ toàn văn bản qui ñịnh mối quan hệ mật thiết
giữa toàn bộ hình thức và ngữ nghĩa của văn bản. Toàn bộ các tín hiệu của ngôn
ngữ ñều ñược cấu tạo lại trong sự ảnh hưởng của những thủ pháp này. Việc giải
mã các tín hiệu trong trường hợp ñó, bắt buộc phải dựa trên ñặc ñiểm trường nghĩa
của hệ thống tín hiệu.
1.5. Điển cố và ñiển cố trong văn học trung ñại
Trong lĩnh vực giao lưu văn hoá, sự tiếp nhận những gì tốt ñẹp và có lợi cho
dân tộc ñược xem là ñiều tự nhiên và nên làm. Thời trung ñại, văn thơ ta ít nhiều ảnh
hưởng của Trung Quốc. Song có nhiều nhà thơ, nhà văn ñã khẳng ñịnh tinh thần ñộc
lập và khả năng sáng tạo của mình trong quan niệm sáng tác, phê bình văn thơ. Họ
thường bỏ ñi những gì xa lạ, không phù hợp với nếp sống của dân tộc, giữ lại những
gì ñẹp ñẽ, ñúng ñắn, phù hợp và có lợi. Tuy nhiên, do ñặc ñiểm lịch sử, do quan niệm

sáng tác, do tính chất miêu tả hiện thực, lời văn, lời thơ vừa phải hàm chứa ý tưởng
linh hoạt ñể tránh câu nệ, vừa có âm hưởng và trang trọng ñể tránh dung tục tầm
thường, nên việc sử dụng chữ Hán và ñiển cố chiếm tỷ lệ cao.
Điển cố là một trong những thủ pháp nghệ thuật ñặc thù ñược sử dụng phổ
biến trong văn học Việt Nam trung ñại. Do ảnh hưởng của triết học và mĩ học
Phương Đông chủ yếu là của Trung Hoa, ñiển cố là một biện pháp tu từ ñộc ñáo
biểu hiện tư tưởng, tình cảm và quan ñiểm thẩm mĩ của tác giả. Có thể nói, trong
văn học cổ việc dụng ñiển là một chuẩn mực bắt buộc ñối với những nhà nho hay
nói cách khác nó là thước ño ñánh giá tài năng của tác giả và giá trị của tác phẩm,
“bất dụng ñiển, phí văn chương” (không dùng ñiển không phải là văn chương).
Ở Trung Hoa có thời kì người ta thấy thước ño dung lượng ñiển cố ñược sử
dụng trong tác phẩm ñể ñánh giá khả năng sáng tác. Có khi người ta lấy việc am

21

tường ñiển cố làm nội dung ñể thi thố kiến thức. Ở Việt Nam vào thời vua Lê
Thánh Tông, sách Lịch triều hiến chương loại chí, mục Nguyễn Bá Chí chép:
“Ông thường thấy vua làm văn ít dẫn ñiển cố trong kinh sử bèn giâng sớ can, vua
xuống chỉ yên ủi”. Điều này chứng tỏ việc vận dụng ñiển cố là một ñặc trưng thi
pháp quan trọng không thể thiếu trong văn học Việt Nam trung ñại.
Điển cố xuất hiện hầu hết ở các thể loại văn học như tản văn, biền văn và
vận văn. Mặt khác ñiển cố nói chung và lối sử dụng ñiển cố trong văn học Việt
Nam ñặc biệt là thể loại thơ và khúc ngâm so với Trung Hoa còn thể hiện nhiều
nét ñặc thù ñộc ñáo.
Điển cố có một ví trí nhất ñịnh trong ñời sống văn học. Về mặt nào ñó ñiển
cố có yếu tố tích cực tạo sức mạnh, hiệu quả cho câu văn, câu thơ: “phép dùng
ñiển cố thường tạo cho câu văn, câu thơ tính hàm súc, cô ñọng gây hứng thú cho
người ñọc vốn sành văn thơ cổ, tránh ñược việc nói thẳng những ñiều thô tục, sỗ
sàng khiến cho câu thơ văn giữ ñược vẻ trang nhã thanh cao” [22; tr.6]
.

Các tác
giả văn học trung ñại Trung Quốc xem trọng việc sử dụng ñiển cố ñã hình thành
hẳn học phái sáng tác theo quan niệm “không có từ nào là không có xuất xứ”, còn
các tác giả Việt Nam dù không coi trọng việc dùng ñiển ñến ñộ hình thành các
phái như Trung Quốc nhưng cũng ñã vận dụng ñiển cố trong văn chương như một
lẻ tự nhiên.
Điển cố có vai trò nhất ñịnh trong văn chương thời trung ñại như vậy nên
việc tìm hiểu ñiển cố và việc sử dụng ñiển cố là việc cần thiết ñặt ra.
Vậy ñiển cố - ñiển tích là gì?
Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm ñịnh nghĩa: “Điển"
nghĩa ñen là việc cũ, là một chữ hoặc một câu có ám chỉ ñến một việc cũ, một tích
xưa khiến cho người ñọc sách phải nhớ ñến việc ấy, sự tích ấy mới hiểu ñược ý
nghĩa và cái lí thú của câu văn.
Từ nguyên bản cũ và bản Quốc ngữ từ ñiển giải thích ñiển cố là “những sự
việc cũ làm ñiển chế mẫu mực”. Từ nguyên bản mới lại giải thích ñiển cố “trong thơ
văn dẫn dụng các chuyện cũ thời cổ ñại hay những từ ngữ có xuất xứ từ trước”.

×