Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

những rào cản trong tư duy sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.48 KB, 3 trang )

NHỮNG RÀO CẢN TRONG TƯ DUY SÁNG TẠO



Những rào cản trong tư duy sáng tạo
Tại sao khi còn bé chúng ta thường rất sáng tạo. Mà khi chúng ta lớn,
khả năng sáng tạo của ta lại giảm sút. Làm thế nào để ta xóa bỏ
những rào cản trong tư duy sáng tạo? Từ đó giúp ta tăng khả năng
sáng tạo của chính mình !!?
• Trẻ con sáng tạo hơn người lớn! Tại sao?
Hãy thử nhìn cách chơi của trẻ con. Bọn trẻ có thể gọi cục gạch là ngôi
nhà, cao ốc, siêu thị, điện thoại, ô tô hay xe lửa…rồi biến chúng thành
phương tiện để chơi đùa vui vẻ cùng nhau. Thậm chí, ở những vùng nông
thôn, một chiếc mo cau cũng có thể thành xe kéo, hộp thuốc lá bỏ đi được
xếp thành “tiền”, hộp bánh qui thêm tiếng “uỳnh uỳnh” là thành chiếc tàu
“chạy xé nước”…Hẳn nhiên không người lớn nào có thể “cười chê” bọn
trẻ. Đơn giản, chỉ vì…”chúng là trẻ con, biết gì đâu!
“Không biết” nên thích cái gì thì tưởng tượng cái mình đang có là cái đó.
Thích máy bay thì gọi cục gạch là máy bay, thích xe lửa thì gọi là xe lửa.
Chẳng sợ ai chê cười, khi mà bạn bè mình cũng chỉ biết vậy thôi.
Trong khi với người lớn chúng ta, cục gạch là cục gạch, xe lửa là xe lửa,
chẳng có “ăn nhập” gì nhau. Vậy nên, nếu ai đó bảo bạn tưởng tượng cục
gạch là xe lửa, hoặc là “thần kinh” người ấy “có vấn đề”, hoặc là bạn “có
vấn đề” trong suy nghĩ của người ấy. “Bạn có đồng ý với lí giải này?” Nếu
câu trả lời của bạn là “có” thì có vẻ như trong thực tế, bạn vẫn chưa được
đánh giá cao về khả năng sáng tạo. Bởi vì bạn vẫn chưa thoát khỏi lối mòn
trong suy nghĩ khi mặc định “cục gạch chỉ là cục gạch”. Hơn nữa, kiến
thức, kinh nghiệm bạn có hoàn toàn đủ để giúp bạn phân biệt “cục gạch”
và “xe lửa”. Nhưng quan trọng hơn, chính lí do “sợ người khác nghĩ mình
có vấn đề” đã “hạ gục” ý tưởng sáng tạo của bạn. Đơn giản, người ta kêu
bạn tưởng tượng chứ có phải bắt bạn khẳng định cục gạch là xe lửa đâu.


Nói cách khác, trẻ con sáng tạo hơn người lớn (ít nhất là trong lĩnh vực…
chơi bời) là vì chúng không vướng phải những rào cản, giúp chúng tạo ra
những “đột phá” trong suy nghĩ và hành động.
• Những rào cản trong tư duy sáng tạo
Qua “tự thú” của các teen tham gia chương trình, ThS Tô Nhi A (Trường
Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM) đã phân tích và chỉ ra những rào
cản làm “tắc nghẽn” tư duy sáng tạo của các bạn. Đó là:
1) Tâm lí sợ sai, sẽ bị người khác cười chê, đánh giá, từ đó, dẫn đến xu
hướng ngại đổi mới.
2) Quá tự tin vào hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân mà không ngờ rằng,
trong rất nhiều trường hợp, chính những kinh nghiệm, hiểu biết ấy đã tạo
thành sức ì tâm lí, khiến chúng ta không thể “nghĩ mới, làm khác”.
3) Tư duy tích cực, luôn “ám thị” bản thân, “eo ôi, mình không thể làm
được đâu”, “mình sao có đủ khả năng”, “mình không thời gian…”
4) Nhận thức sai lầm về sáng tạo. Sáng tạo tức là tạo ra cái mới, cái khác
biệt. Nhưng không phải cái khác biệt, cái mới nào cũng được chấp nhận.
Những trò “quậy tưng” được xem là một sáng tạo trong cách xây dựng
hình ảnh bản thân của Bà Tưng — Lê Thị Huyền Anh. Nhưng nó lại bị chỉ
trích rất nhiều đơn giản là những sáng tạo ấy đã vượt qua khỏi giới hạn
cho phép và không mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng. Bản thân cô gái
này sau một giai đoạn gây “đình đám” trên mạng cũng đang phải đối mặt
với rất nhiều rắc rối ngoài đời cũng bởi những “chiêu trò” sáng tạo của
mình. Trong khi đó, việc xem sáng tạo là biểu hiện của sự gàn dở, chẳng
giống ai, thích chơi nổi rồi tìm cách “dìm” nó cũng là một suy nghĩ làm hạn
chế sáng tạo.
• Bạn có thể làm khác cơ mà!
Nhiều bạn cho rằng, chúng ta không sáng tạo vì không có ý tưởng. Nhưng
một hoạt động trong chương trình đã chứng minh ngược lại. 7 bạn teen
được mời mô tả một mảnh giấy trắng. Bạn biết không, chỉ trong vòng chưa
đầy 5 phút, đã có gần 100 kiểu mô tả về tờ giấy khác nhau. Rõ ràng, chúng

ta không thiếu ý tưởng. Cái chúng ta thiếu chính là phương tiện để biến ý
tưởng sáng tạo thành hiện thực mà thôi. Theo ThS Tô Nhi A, để thay đổi
điều đó, trước tiên, bạn cần tạo ra bầu không khí tích cực, kích thích “đầu
óc” suy nghĩ (hay còn gọi là “câu não”, Brainstorming); sau đó, quản lí ý
tưởng theo sơ đồ tư duy (MindMap), cuối cùng là dùng phương pháp “6
chiếc nón tư duy” (ảnh) để cân nhắc những lựa chọn của mình trước khi
quyết định.

×