Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

tư tưởng khoan dung từ tư tưởng của phật giáo đến tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.55 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC

Khoa học Xã hội, Số 13 (6/2018) tr. 15 - 24
TƯ TƯỞNG KHOAN DŨNG.
SỐ
TỪ TƯ TƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN TƯ TƯỞNG HỊ CHÍ MINH
,
Lê Đức Thọ
Trường Cao đăng nghệ Đà Nẵng
Tóm tắt: Trên cơ sở vạch rõ nội hầm khái niệm khoan dung, bài viết bước đầu phân tích những biểu
hiên của tư tưởng khoan dụng Phật giáo được thể hiên thông qua các phẩm hạnh: “Vị tha”, “Từ bị”, “Bác ái”,
“Làng trắc dn” va đặc biệt là sự khoan hòa giữa đạo Phật với các tơn giáo khác. Qua đó, chỉ ra sự ảnh hưởng
của tư tưởng khoan dụng của Phât giáo đối với sự ra đời tư tường Hồ Chỉ Minh. Đông thời, làm rõ ÿ nghĩa của
tư tưởng khoan dung Phảt giáo đổi với mỗi cả nhân, gia đình và xã hội trong tiễn trình hội nhập và phát triển
hiện nay.
Từ khỏa: Tư tưởng Hồ Chi Minh, Phát giáo; tư tưởng khoan dung.

1. Dat van dé
Một trong những tr tưởng chủ đạo của Phật giáo là dạy con người hướng thiện, không

làm điều xấu và có trí tuệ xây dựng cuộc sống tốt đẹp, yên vui, hạnh phúc và Ấm no. Đưa con
người đến cõi niết bàn, cực lạc và thoát khỏi khổ đau. Cũng giống như một số tôn giáo khác,
Phật giáo không sử dụng thuật ngữ khoan dung nhưng thông qua giáo lý thì tư tưởng khoan

dung được thể hiện một cách đầy đủ qua phẩm hạnh: “Vj tha”, “Tir bi”, “Bac ái” và “Lòng
trắc ấn”. Phật giáo với tư tưởng khoan dung của mình đã chung sống hịa hợp với các tôn giáo
khác và trở thành một trong những tôn giáo có số lượng các tín đồ đơng đáo, chiếm được lòng

tin của đại bộ phận các tầng lớp nhân đân. Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời trên cơ sở kế thừa
những biểu hiện tích cực của Phật giáo, đặc biệt là những phẩm hạnh thể hiện tính khoan
dung của đạo Phật. Tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh mang nhiều đấu ấn đậm nét của đạo


Phật. Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng

của giáo lý đạo Phật. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập
đã ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, gia đình và xã hội thì việc tăng cường giáo đục phẩm

chất đạo đức, trong đó có “tư tưởng khoan đung” là rất cần thiết.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khải niệm khoan dung

Tư tưởng khoan dung xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư tưởng triết học. Dù rằng, trong
giai đoạn đầu tiên đó, thuật ngữ khoan dung chưa được sử dụng thường xuyên, nhưng tỉnh

thần của nó có ảnh hưởng lớn đến giai đoạn sau. Ở phương Tây, thuật ngữ “khoan dung” có
Ngày nhận bài: 11/8/2017. Ngày nhận đăng: 16/01/2018

Liên lạc: Lê Đức Thọ, e-mail:
15


nguồn gốc từ tiếng Latinh - tolerare va tolerantia VOi nghĩa là tha thứ, ủng hộ, dung nạp.

Thuật ngữ này gắn liền với đời sống tôn giáo khi xuất hiện vào thế kỷ XVI trong những xung
đột tôn giáo giữa người Cơng giáo và Tin lành. Trong tiếng Anh, có chữ toleration (sự khoan
dung, sự tha thứ), dùng gần nghĩa với benevolance (khoan dung, thiện nguyện). Ở phương

Đông, thuật ngữ khoan dung xuất hiện lần đầu trong Kinh Thư. Trong đó, khoan dung được
quan niệm là một đức tính của người quân tử bên cạnh tin, mân, huệ; “khoan” được hiểu là sự
tha thứ, rộng lượng, khoan hồng, “đung” là bao dung.
Mặc dù được đề cập và bàn luận từ lâu, song với tư cách là một thuật ngữ khoa học,
khoan dung mới chỉ được nhắc tới ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX và được hiểu

như một phạm trù đạo đức, một chuẩn mực nhân văn của con người. Trong Hán Việt từ điển
giản yếu, học giả Đào Duy Anh cho rằng: Khoan dung là sự rộng rãi dung được nhiều, độ
lượng rộng, khoan dung là lòng rộng bao dung [1]. Còn Bửu Kế trong Từ điển Hán

Việt từ

nguyên quan niệm: Khoan dung là che chở, đùm bọc, bao dung kẻ khác [5]; Hoàng Phê trong
Từ điển Tiếng Việt. Khoan dung là rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm [9]; trong 7ừ điển
Bách khoa Việt Nam: Khoan dung là thái độ ứng xử rộng lượng của người trên đối với kẻ
dưới quyền [4].
Như vậy, khoan dung có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Cách hiểu phô biến nhất là chỉ
sự tha thứ của người trên đối với kẻ dưới, song nghĩa rộng nhất chúng ta có thể hiểu: Khoan
dung chỉ thái độ chấp nhận khác biệt có phê phán trong mức độ đối thoại để cùng phát triển,
không phân biệt cao thấp, sang hén, van minh hay không văn mỉnh. Việc sử dụng thuật ngữ

khoan dung chưa có sự thống nhất về nội hàm nên dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau. Có
khi khoan dung được hiểu là thái độ, cách ứng xử có liên quan đến tơn giáo, thường chỉ tình
u thương, bao dung, độ lượng giữa con người với con người.
Khác với Phật giáo, Nho giáo coi khoan dung là một phẩm tính của người quân tử và

nội hảm thiên về thái độ ứng xử của bề trên đối với kẻ dưới, của người có quyền đối với
người khơng có quyền. Song thực tế, khoan dung còn được dé cập ở nhiều lĩnh vực khác.
Ngày nay, khoan dung bao hàm ý nghĩa là một sự đối thoại ngay cả với những người có tín

ngưỡng, có niềm tin trái ngược nhau.
Trước những đổi thay của xu thế tồn cầu hóa hiện nay, khi các nước ngày càng gắn
bó, phụ thuộc lẫn nhau, bên cạnh sự đụng độ về kinh tế và về chính trị, sự đụng độ về văn
hố, văn minh đã và đang xảy ra thì khoan dung là một thuật ngữ thường xuyên được nhắc

đến trong quan hệ giữa các khu vực và các dân tộc. Để vạch rõ nội hàm của khái niệm khoan

dung, tìm ra một khn mẫu cho thế giới hiện đại của thế kỳ XIX, UNESCO trong bản Tuyên
ngôn những nguyên lý về khoan dụng đã xác định bỗn khía cạnh chủ yếu của tư tưởng khoan

dung có tác động tích cực đến việc xây dựng xã hội hịa bình. Theo đó, khoan dung là sự tôn

trọng và đánh giá cao sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa thế giới, các hình thức biểu hiện
và cách thức tồn tại của con người; khoan đung không chỉ thuộc về phạm trù đạo đức mà còn

là nền tảng của đân chủ và nhân quyền. Như vậy, khoan dung không chỉ thừa nhận các quyền

tự do cơ bản của con người mà còn đảm bảo cho nền hịa bình của thế giới, thúc đẩy tiến bộ
xã hội.
16


Tổ chức UNESCO đã đề ra thập niên văn hóa hịa bình (2001 - 2010) như hình thức
chung sống văn minh nhất của thời đại ngày nay, văn hóa của hiện tại và tương lai, trong
đó, khoan dung là điều kiện tiên quyết và đã phát động Năm

quốc tế về khoan dụng (The

United Nations Years for Tolerance) ti nam 1995 mở đầu cho tiến trình hướng đến mục đích

trên. Sự khoan dung không chỉ là việc nắm lấy những nguyên tắc sống cơ bản, mà còn là điều

kiện cho hòa bình, cho phát triển kinh tế và sự tiến bộ của xã hội. Mục đích của Lởi kêu

gọi khoan dụng do Tổng Giám đốc UNESCO,

ông Federico Mayor, nêu ra trước hết là làm


cho sự khoan dưng ăn sâu không những trong tâm trí của mọi người như một thái độ ứng xử,

ma ca trong những cách bố trí của sự vận hành xã hội và chính trị chỉ phối, tạo đựng những
méi quan hệ giữa con người với con người.

Khoan dung là sự tôn trọng, chấp nhận và dé cao sự đa đạng, là sự hòa hợp trong sự
khác biệt. Trên tỉnh thần đó, Phật giáo với tư tưởng khoan dung đã bù đắp cho những mảnh
đời đau khổ, bất hạnh của con người. Các cơ sở thờ tự là nơi nương tựa của những người già
neo đơn không người thân, trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi. Từ những việc làm thiết thực mà Phật

giáo ngày càng cần thiết đối với con người hiện đại trước những thách thức ngày càng nhiều
và phức tạp.
2.2. Từ trưởng khoan dung trong triết học Phật giáo
Khoan dung là một trong những tư tưởng cốt lõi của Phật giáo. Nó được biểu hiện qua
nhiều phương điện như: yêu thương con người, tôn trọng phẩm hạnh ở mỗi người và khoan
hịa với các tơn giáo khác. Lòng yêu thương con người được thể hiện thơng qua giáo lý, giáo

luật của Phật giáo, trong đó biểu hiện rõ nhất ở tính “Vị tha”, “Từ bi”, “Bác ái”, “Lòng trắc
an” va sự khoan hòa với các tôn giáo khác.
Vị tha: Vị tha được hiểu một cách đơn giản là vì người khác, biết yêu thương, nhường
nhịn, san sẻ với người khác, vốn là hình thức ứng xử “thương người như thể thương thân” hay
“14 lành đùm lá rách” trong lối sống của người Việt, nhưng cũng là yêu cầu cơ bản của giáo lý
đạo Phật. Một trong những con đường tu tập hoàn thiện bản thân đó là thực hiện lịng vị tha.

Thật vậy, vị tha là pháp hạnh vô cùng cần thiết mà hàng đệ tử Phật cần rèn luyện để
tạo dựng cuộc hòa hợp, an vui, giải thốt mình và giải thốt mọi người. Nói cách khác, lịng vị
tha được xây dựng trên nền tảng từ bi và vô ngã, nghĩa là xuất phát từ tỉnh u thương con
người biết đặt mình vào hồn cảnh của người khác để cảm nhận và chia sẻ cảm thơng trước


nỗi buồn hay những khó khăn của mọi người, trước hồn cảnh đó, nếu chúng ta có thể giúp
được họ vượt qua khó khăn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, thì hãy sẵn lịng mở rộng vịng tay

để giúp dù có hy sinh lợi ích của bản thân mình đẻ đổi lại hạnh phúc, niềm vui cho mọi người.
Người có lịng vị tha họ ln suy nghĩ cho người khác, tha thứ những lỗi lầm của họ. Chính
phẩm chất tốt đẹp này là sợi dây gắn kết mọi người lại với nhau tạo nên một đoàn thể. Vị tha

không chỉ đơn giản thẻ hiện qua cách thức hay hành vi ứng xử mà còn thể hiện trong lời nói.
Chẳng hạn như những lời chúc thân tình trong ngày đầu năm mới cũng thể hiện lòng vị tha, ở

đó người ta đành cho nhau những ước muốn chân thành, có thể là tiền tài, danh vọng, sức khỏe.
Tuy nhiên, để tha thứ cho một người nào đó có tâm hại mình là một điều khơng dễ
17


chút nào nhưng với phật tính vị tha chúng ta sẽ làm được tất cả. Nếu người nào không thể tha
thứ cho người mắc lỗi mà cứ nuôi dưỡng sự hận thù thì tâm xấu này sẽ ảnh hưởng đến bản

thân người đó. Nó khiến cho bản thân ln căng thẳng, khó chịu, bắt an và tất nhiên nó sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe, công việc của bạn. Như vậy, chúng ta nên suy nghĩ một cách đơn giản

hơn, một cách mà chính tơi thường làm và tơi thường nghĩ khi gặp vấn để như thể là: trong
cuộc đời này, người nào cũng từng mắc sai lầm, khơng ai hồn hảo. Họ nói điều ác, hành
động khơng tốt, chắc có lẽ vì họ khơng biết hay vơ ý. Nếu biết hậu quả nghiêm trọng chắc họ

không dám làm. Nghĩ như vậy bạn sẽ dễ bỏ qua những sai lầm của người khác hơn. Nhờ có

phật tính vị tha mà chúng ta có thể sống tốt hơn, có lỗi ứng xử văn hóa hơn, giúp cuộc sống
chúng ta có ý nghĩa hơn. Nếu khơng có vị tha sẽ khơng có phật pháp và đạo Phật. Nếu khơng
có vị tha cơn người khó trở nên hồn thiện chính mình và xã hội khó mà hịa hợp.


Từ bị: Từ là làm cho vui, Bi là cứu khổ điệt khổ. Nói một cách khái quát từ bị là tạo ra

niềm vui, niềm hạnh phúc, đồng thời điệt trừ những ác tính, khổ đau cho tất cả mọi loài chúng
sinh, làm cho cuộc sống khoan hịa hơn. Vì thế, trong cuộc sống, nếu một cá nhân nào gap
khó khăn hay chuyện khơng may xảy ra thì mọi người ra fay giúp đỡ để họ vượt qua khó
khăn, thốt khỏi vịng khổ ải, khơng có thái độ thờ ơ hay làm ngơ trước sự đau khổ của người

khác. Nếu không làm như vậy sẽ đánh mắt tinh thần cứu thế của đạo Phật. Có thể nói, Bi là
nhân và Từ là quả của Bi. Bởi vậy, tư tưởng “đồng thể đại bï” có ý nghĩa rất nhân văn. Do đó,

thấy người khác chết đuối như chính mình bị chết đuối, thấy người khác đói như chính mình
bị đói, thây người khác khổ như chính mình bị khổ. Vì thế, chúng ta cần mở rộng tâm lịng
với tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo, bé lớn, đẳng cấp và tôn giáo, “Thương
người như thẻ thương thâiân” niềm hạnh phúc của người khác cũng là niềm vui của mình. Làm

được như thé, moi người sẽ cảm thấy lịng mình nhẹ nhàng, thanh thản, vui mừng, nhưng làm
xong một việc tốt đó thì chúng ta nên qn nó đi khơng nên lưu giữ trong tâm thức bởi khi
chúng ta lưu giữ lại trong tâm thức thì chúng ta cảm thấy mình đã hồn hảo, đã tốt rồi và sẽ
không làm tốt ở những việc sau.
Phật giáo chỉ rõ, tính sân giận, ốn hờn của con người là một nguyên nhân lớn gây ra

khổ đau cho chính họ. Sự ốn giận có thể đánh mắt hạnh phúc giữa những người thân như vợ

chồng, anh em, họ hàng, bạn bè... Sự chém giết, khủng bố và chiến tranh giữa các phe phái,

các nước vì màu da, tơn giáo... tất cả đều do sân hận mà ra, nó tồn tại trong tiềm thức ở trong

mỗi con người, có dịp là nó bùng nỗ. Vì thế, từ thời xa xưa đến bây giờ, giết chóc, chiến tranh
ln ln xảy ra khơng ở nơi này thì ở nơi khác, khơng sao dứt được cảnh khổ; Phật giáo có


phương cách dùng lịng từ bi để xóa đi, diệt đi lịng sân hận ốn hờn, đó là phương thuốc điệt
khổ. Vì thé, chúng ta cần “quán Từ Bi”, tức là quan sát khắp vạn lồi chúng sinh để tìm mọi

cách đem đến cho họ niềm vui, đồng thời giúp họ diệt trừ nghiệp chướng và dẫn họ đến con

đường giác ngộ. Nếu ai còn chấp nhất mà không quên được sự sân hận của mình thì khơng
phải là tín đồ của Phật giáo.
Bác ái: Phật giáo quan niệm rằng, Bác ái là yêu thương tất cả mọi người, không phân

biệt người thiện hay người ác. Trong tư tưởng Phật giáo, tình yêu thương con người được
chảy đều cho tất cả mọi người không phân biệt và đối xử đối tượng này hay đối tượng khác.
18


Nó được thể hiện qua việc làm của Đức Phật như: nộp mình cho con hỗ đói ăn thịt vì nó sắp
ăn thịt con của nó dù biết nó là một lồi mãnh thú hung hãn nó sẽ ăn thịt Ngài. Và một lần
người nhìn thấy một số người trong đạo Bàlamơn đói thì Đức Phật đã nướng mình làm thức
ăn, giúp họ qua cơn đói khát. Điều này chứng tỏ rằng, khi chúng ta yêu thương mọi người tức
có lịng bác ái thì đem lại hạnh phúc cho mọi người và chính bản thân chúng ta, từ đó tránh

được những hận thù, mâu thuẫn. Lòng bác ái là sợi dây gắn kết mọi người lại gần nhau, yêu
thương nhau hơn, tránh phân biệt giữa người này với người kia, giữa tôn giáo này với tôn giáo

khác gây chia rẽ bè phái, đấu tranh và sát hại lẫn nhau. Nhờ có tỉnh thần bác ái mà Phật giáo
chung sống một cách hịa hợp được với các tơn giáo khác.

Lịng trắc ẩn: Là một phẩm chất đáng quý của con người, được hình thành qua quá
trình giáo duc va thé hiện nếp sống của cá nhân trong phạm trù đạo đức. Theo đạo Phật quan


niệm thì lịng trắc ân là sự cảm thông sâu sắc đối với mọi người, sẵn sàng đặt mình vào vị trí
của người khác, lả tạm thời quên mình để biểu người khác và học cách yêu thương họ. Lịng
trắc ẩn khơng chỉ thể hiện ở những việc làm lớn lao mà còn được thể hiện qua những việc làm
đơn giản hằng ngày như giúp đỡ một người ăn xin, goi xe cứu thương cho người gặp nạn...
Những việc làm này tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, vì thế chúng ta khơng
nên do đự trước một việc làm tốt, có ý nghĩa. Khi gặp những người có hồn cảnh khó khăn,
bất hạnh, chúng ta tìm hiểu ngun nhân, hồn cảnh của họ để giúp đỡ, nếu ngồi khả năng
thì có thể kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, của cộng đồng. Nhờ có lịng trắc Ẩn
chúng ta sẽ phần nào hiểu hơn về những khó khăn, nỗi khổ đau và bất hạnh cũng như những

tuyệt vọng của người khác, từ đó có sự cảm thơng, chia sẻ để cùng nhau vươn tới cuộc sống
an vui, hạnh phúc.
Sự khoan hịa giữa đạo Phật với các tơn giáo khác: Phật giáo là một tơn giáo lớn và có
số lượng tín đồ đơng, song với tư tưởng khoan dung của mình đạo Phật luôn tôn trọng các tôn
giáo khác, không xem tơn giáo mình là trên hết. Xem giáo lý, giáo luật và tư tưởng của các

tôn giáo khác điều là hữu ích, đều đáng trân trọng. Khơng có sự kỳ thị, phân biệt mà ln

dung hịa với các tơn giáo bản địa. Khi du nhập vào Việt Nam thì tư tưởng khoan dung của
đạo Phật còn được thể hiện qua tỉnh thần “Tam giáo đồng nguyên” với Nho giáo và Đạo giáo.
Sự khoan dung của Phật giáo còn được thể hiện ở chỗ, cổng chùa luôn là nơi mà ai có đau

khé, có bức xúc đều được tiếp đón, khơng kế thành phần xuất thân, không phân biệt nguồn
gốc tôn giáo.

Tư tưởng khoan đung của Phật giáo không chỉ được thể hiện ở lòng vị tha, từ bi, bác ái

và lòng trắc ẩn mà còn được thể hiện ở sự khoan hịa với các tơn giáo khác. Khoan dung của
Phật giáo chính là u thương tất cả mọi người khơng phân biệt xuất thân, thành phần xã hội,


chấp nhận cùng tần tại và phát triển bên cạnh các tôn giáo khác. Việt Nam là một quốc gia có
đa tơn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng trong lịch sử chưa từng xảy ra chiến tranh tơn giáo.

Có được điều đó là nhờ truyền thống khoan dưng của người Việt và đặc điểm đan xen, hịa
đồng, khoan dung của tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Khoan dung sẽ tạo ra sự ơn định, hịa
bình, một mơi trường sống an tồn cho nhân loại. Đồng thời, khoan dung giúp cho mỗi cá

nhân, gia đình và xã hội ngày càng có sự gắn kết, phát triển, hoàn thiện. Con người sống tốt
hơn, yêu thương và chung tay xây dựng một thế giới hòa bình, phén vinh và hạnh phúc.
19


2.3. Ảnh hướng tư tưởng khoan dung Phật giáo trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
Là con người của dân tộc Việt Nam, được tổ quốc Việt Nam sinh ra và ni dưỡng,

Hồ Chí Minh đã trở thành mẫu mực của sự khoan dung trong thời đại mới. Các lực lượng tiến
bộ trên thế giới giành những tình cảm trân trọng cho Nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh - nhà văn

hóa của tình thần khoan dung. Tư tưởng khoan dưng của Người đặt trên nền tảng của chủ
nghĩa yêu nước, khát khao lý tưởng độc lập, tự do và phát triển của dân tộc. Người phân biệt

rõ giá trị cần được tiếp thu, hoặc cần được đối xử một cách cởi mở, với những thế lực xuyên
tạc các giá trị ấy. Người cũng chỉ rõ rằng những giá trị sâu lắng, lâu bền, phổ biến, mang tầm

nhìn nhân loại cẳn phải được hiện thực hóa bằng những tiêu chí cụ thể, phù hợp với từng giai
đoạn lịch sử của dân tộc.
Mục đích của tu hành là “kết tỉnh bằng từ bị, trí tuệ, dũng mãnh, hướng dẫn chúng
sinh đạt tới mục đích giác ngộ và giải thốt, chuyển cõi sa bà này thành cõi Tịnh độ và cuộc

đời cơ cực này thành nếp sống cực lạc” [7]. Từ triết lý đó, từ lời giáo huấn của gia đình, trước

nỗi đau của đân tộc dưới ách đô hộ của chế độ thực đân phong kiến, người thanh niên Nguyễn
Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

Trải qua nhiều năm bơn ba thế giới, Người đã tìm ra con đường đúng đắn lãnh đạo
nhân đân đấu tranh, giải phóng dân tộc, bước lên đài vinh quang, là con đường cách mạng vô
sản. Người khẳng định: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành” [6]. Ngày 5/1/1946, tại chùa Bà Đá, Người đã nói: “Trước Phật đải tơn

nghiêm, trước quốc din đồng bảo có mặt tại đây, tôi xin thể hy sinh đem thân phấn đấu để giữ
vững nền độc lập cho Tổ quốc. Hy sinh, nếu cần đến hy sinh cả tính mạng, tơi cũng không
từ”, Giáo lý đạo Phật khẳng định: “Nhân thị tối thắng” - con người cao hơn tất cả; với Hồ Chí
Minh: “Trong bầu trời khơng có gì tốt đẹp vẽ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân” [7],
việc gì có lợi cho nhân đân phải hết sức làm, việc gì có hại cho đân phải hết sức tránh. Triết lý
đó đã giúp Người vượt qua “tự ngã”, khơng chỉ là tình thương cho dân tộc mà trải rộng tình
thương cho tồn nhân loại. Khi trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Người

ln nghĩ cách sao để ít đỗ máu hy sinh nhất, kẻ cá ta và địch. Người đã vận động mọi thể lực

chính trị, qn sự trên thế giới hãy vì hịa bình, hợp tác đây lùi chiến tranh; khơng muốn

những người lính, người dân vơ tội phải chết vì mục đích ích kỷ, phi nghĩa. Người khẳng
định, một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không
ngon, ngủ không yên; điều này giống với “Hạnh vô ngã” của đạo Phật, không nghĩ đến bản
thân mình, ln qn mình vì mọi người. Cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã hy sinh vì độc

lập của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống khoan dung, nhân


nghĩa, hòa hiếu của dân tộc Việt Nam, từ sự tiếp thu tỉnh hoa của các nền văn hóa trên thế

giới. Tĩnh thần này biểu hiện rõ nét thông qua ứng xử của Người đối với các tôn giáo, với các

tầng lớp nhân dân ta, kể cả những người lầm đường lạc lối, những người đối lập, hay đứng

trong hàng ngũ kẻ thù xâm lược. Đây cũng là nét đặc trưng trong truyền thống văn hóa Việt
20


Nam, văn hóa phương Đơng, lại được bổ sung kết hợp với những gì tỉnh hoa của văn hóa

phương Tây, tạo nên một thứ văn hóa dường như chưa hề có từ cỗ chí kim.
Khoan dung Hỗ Chí Minh biểu hiện ở lòng yêu thương sâu sắc đối với con người, ở cái
nhìn rộng lượng đối với những giá trị khác biệt, ở sự tôn trọng niềm tin của người khác, khơng

áp đặt ý kiến của mình lên người khác, rất xa lạ với mọi thái độ kỳ thị, cuồng tín, giáo điều.
Khoan dung Hồ Chí Minh biểu hiện ở niềm tin của Người vào phần tốt đẹp, phần thiện trong
mỗi con người, đù nhất thời họ có lầm lạc, nhỏ nhen, thấp kém... Người đã truyền cho chúng ta
một cách nhìn lạc quan về con người: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lịng, Ta phải

biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mắt dần đi,
đó là thái độ của người cách mạng” [6]. Người tin rằng, với sức câm hóa của giáo dục, những
con người nhất thời lầm lạc vẫn có thể cải tạo, vươn lên, trở thành có ích cho xã hội, như Người
quan niệm: “Hiền đữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo đục mà nên”.
Tư tưởng khoan dung Hỗ Chí Minh dựa trên ngun tắc cơng lý, chính nghĩa, tự do,
bình đẳng, khơng chấp nhận thỏa hiệp vơ ngun tắc với tội ác và bất công xã hội, với tất cả

những gì chà đạp lên “quyền sống, quyền tự đo và quyền hạnh phúc” của mỗi con người và
mỗi dân tộc. Khi chủ nghĩa thực dân đã dùng bạo lực của kẻ mạnh đi xâm lược, đàn áp kẻ yếu

thì khơng có cách nào khác là phải dùng bạo lực cách mạng để giành và giữ lấy chủ quyền,
độc lập dân tộc.
Bác quý trọng nhân cách con người, dù đó là ai, tẦng lớp nảo. Bác tơn trọng từ các
hiền tài, chí sĩ, các nhà khoa học, cho tới người lao công quét rác, những chị phục vụ, những
anh nấu bếp. Đối với Bác, từ Chủ tịch nước tới người lao động bình thường, nếu hồn thành
tốt nhiệm vụ, đều được coi trọng, đều được vẻ vang như nhau.

Giáo sư Trần Văn Giàu từng khẳng định: “Tầm cỡ của một hiển triết chung quy là ở
mức quan tâm đến con người, con người thật đang phải sống trên quả đất này và chắc cịn

sống lân dài đến vơ tận thời gian, lẫy đó làm trung tâm của mọi suy tư và chủ đích của mọi
hành động. Cụ Hồ thuộc loại hiền triết đó; vì đó mà Cụ lớn” [10].
Trong Di chúc, Bác viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Lịng khoan dung
nhân ái của Hồ Chí Minh luôn dành hết mực cho mọi kiếp người. Người cam thấy rất đau khổ
khi nhìn thấy những thanh niên Mỹ chết một cách vơ ích ở Việt Nam. Hiểm có một lãnh tụ

nao trong chiến tranh mà lại thấy được máu nào cũng là máu, người nào cũng là người, đều
quý như nhau. Ngay đối với kẻ xâm lược đã gây nên bao đau thương cho dân tộc minh, gay ra

bao tội ác đối với nhân đân, nhưng khi bị bắt, Người vẫn căn đặn cán bộ, chiến sĩ ta phải đối
xử với họ một cách khoan hồng, phải làm cho thế giới thấy rằng, dân tộc Việt Nam là một đân
tộc văn minh, tiến bộ, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước.
2.4. Ý nghĩa của tư trởng khoan dụng trong công cuộc đổi mới hiện nay

Đối với cd nhân: Người có lịng khoan dung sẽ cảm thấy hạnh phúc, có lối ứng xử

thơng minh, hịa nhập với xã hội tạo thêm mối quan hệ giúp cho việc ngoại giao dé dàng và
khả năng thành công trong cơng việc là rất cao. Người có lịng khoan dung luôn vui vẻ, không
hận thù và luôn nghĩ cho lợi ích của tập thể hơn lợi ích của bản thân. Người có lịng khoan
21



dung luôn được mọi người coi trọng và khẳng định giá trị bản thân của họ. Khoan dung giúp

cho thân thể con người khỏe mạnh, dễ đàng làm nên việc lớn và đưa con người trở về với bản
chất của chính mình, khoan dung làm cho con người ta có nhiêu niêm vui, hạn chế những hận

sống.
thù, thân thiện với nhau hơn mà bớt đi sự cô đơn và tẻ nhạt trong cuộc

Đi với gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình ơn định và phát triển thì xã
hội mới ổn định và phát triển. Khoan dung giúp cho mọi người sống với nhau một cách hịa

thuận, khơng hơn thua,
thế mới là một gia đình
khác biệt về tính cách,
hội để sửa chữa những

ganh ghét lẫn nhau. Khơng vì lợi ích nhỏ mà bỏ đi tình thân, có như
văn minh, hạnh phúc. Các thành viên trong gia đình biệt chấp nhận sự
thói quen của các thành viên khác, bỏ qua những lỗi lầm và cho họ cơ
sai lầm mà họ phạm phải. Tha thứ những lỗi lầm nhưng đồng thời phải

góp ý, phân tích đúng sai, để các thành viên trong gia đình hồn thiện bản thân. Đứng trên lập

trường giáo đục thì hạn chế cảnh chồng đánh vợ, cha đánh con và cả sự thù hẳn lẫn nhau.

Thay vào đó bằng sự tha thứ, lịng khoan dung và cả những lời dạy bảo hệt sức ân cần của
người chồng dành cho vợ, của các bậc phụ huynh dành.cho con cái, và ngược lại con cái cũng


phải biết kính trọng, biết nghe lời và phải hiếu thảo, giúp đời sống gia đình trở nên tốt đẹp,
gắn bó và yêu thương lẫn nhau, “một con ngựa đau cá tàu bỏ cổ”, vì thế khoan dung là nền
tảng của một gia đình hạnh phúc.
Đối với xã hội: Khoan dung là sợi dây gắn kết mọi người lại với nhau từ đó thấu hiểu
tâm tư, tình cảm và hồn cảnh củanhau dé cing sẽ chia, giúp đỡ và cùng tiến bộ. Ngày nay, tư

tưởng khoan dung của Phật giáo được mọi người vân dụng làm cơ sở để đối xử với nhau.
Điều đó được thể hiện thơng qua các chương trình như: “Trái tìm nhân ai”, “Chap cánh ước
mơ”, “Lục lạc vàng”, “Chuyến xe nhân ái'', “Vượt lên chính mình”... Điều đó chứng minh
được con người ln u thương lẫn nhau. Khơng những thế, khoan dung cịn là cầu nối giúp
cho việc giao lưu văn hóa thuận lợi giữa các quốc gia trong khu vực, hợp tác giữa các nước

trên thế giới dựa trên ngun tắc: hợp tác, hịa bình, hữu nghị giữa các quốc gia. Giải quyết
các xung đột bằng biện pháp hịa bình, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác cùng phát
triển. Khoan dung còn là điều kiện, là phương tiện và cũng là nền tảng để các doanh nghiệp,
các quốc gia có thể chấp nhận sự khác biệt để gần nhau hơn, hợp tác và phát triển bền vững.

Một lần nữa, giá trị khoan dung đang giúp đất nước phát huy mọi nguồn lực để đưa Việt Nam

“sánh vai cùng cường quốc năm châu”, phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc trước mọi xâm
lược. Nơi đâu có lịng u thương con người, lịng nhân ái, lịng nhân đạo, lịng từ bị,... thì

nơi đó có khoan đung. Nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến con người và xã hội. Thúc đây
sự đi lên, đi đến cái tốt đẹp, cái hoàn thiện nhất.
Phương châm Việt Nam muốn là bạn với tắt cả các nước trong cơng đồng thê giới,

phẩn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển đã thể hiện rõ tư tưởng của Việt Nam trong xu

hướng chung của thời đại. Đề thực hiện được phương châm này, Việt Nam không những biết


lắng nghe, chấp nhận sự khác biệt với mình để hịa nhập, mà cịn nhận thức rõ đó là cách tốt
nhất để bảo vệ nền văn hóa của chính mình. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thýX, Đảng 1a chủ trương thực hiện một “chính sách đổi ngoại rộng mở, đa phương hố, đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở
2


rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [2]. Điều này

thể hiện rõ sự kế thừa tinh thần khoan dung trong văn hóa Việt Nam. Đại hội XII của Đảng

tiếp tục khẳng định: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc

cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa dang hóa, đa phương hóa trong quan

hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” [3].

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng chỉ rõ: “Phát huy
mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân đân để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; lấy mục tiêu xây dựng một đất nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất, tồn vẹn

lãnh thổ, “đân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn
trọng những điểm khác biệt khơng trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; dé cao tinh
thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người
Việt Nam ở

trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà


nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [3].
3. Kết luận
Tư tưởng khoan dung của Phật giáo là một tư tưởng có ý nghĩa sâu sắc đối với các tín

đồ và các tầng lớp khác trong xã hội, Bác Hồ đã khéo léo khi kế thừa và phát triển sáng tạo tư
tưởng khoan dung của Phật giáo kết hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam trong quá
trình sáng tạo tư tưởng của mình. Nhờ có khoan dung mà con người sống tốt hơn, biết đồn
kết, u thương mọi người cho dù đó khơng phải là người thân của mình. Đặc biệt, trong xã
hội tồn cầu hóa hiện nay, khoan dụng tơn giáo nói chung, khoan dung Phật giáo và trong tư

tưởng Hồ Chí Minh nói riêng được xem như một nguyên tắc để cùng hội nhập trong thế giới
đa tôn giáo hiện nay.

Bài viết đã hệ thống một số nội dung cơ bản về tư tưởng khoan dung trong triết học
Phật giáo và sự ảnh hướng của nó trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, chỉ ra ý nghĩa quan

trọng của tư tưởng khoan dung trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Bài viết góp phần nghiên
cứu tương đối có hệ thống từ góc độ triết học văn hóa về tư tưởng khoan dung trong triết học
Phật giáo và tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu có thé dùng làm tài liệu tham khảo
cho những ai quan tâm nghiên cứu về triết học Phật giáo và triết học Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[t]

[2]
[3]
[4j

Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển giản yếu, Nxb Trường Thị, Sài Gòn.


Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Từ điển
Bách khoa Việt Nam, Nxb Tù điễn Bách khoa, Hà Nội.
23


[5]
[6]
[7]
[8]

Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, Nxb Thuận Hố, Thừa Thiên Huế.
Hồ Chí Minh (2002), Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1960), Phát huy tình thần cầu học câu tiến, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
Thích Đức Nghiệp (1995), Hồ Chủ tịch, một biểu trưng nhân bản Việt Nam, trong Đạo
Phật Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

{Ø] _ Hồng Phê (Chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển
;
;
học, Hà Nội - Đà Nẵng.
[10]

Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (1995), Chu tich H6 Chi Minh - dân


tộc, nhà văn hóa lớn (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

TOLERANCE - FROM BUDDHIST THOUGHT
TO THE THOUGHT OF HO CHI MINH
Le Duc Tho
Da Nang Vocational Training College
Abstract: On the basis of defining the concept of tolerance, the article initially analyzes the expressions
of Buddhist tolerance through virtues of "Seiflessness",

"Pity",

"Chariy”,

"Compassion" and especially the

harmony between Buddhism and other religions. Thereby, it points out the influences of Buddhist tolerance on
the birth of Ho Chi Minh thought and clarifies the meaning of Buddhist tolerance for individual, family and
society in the present process of integration and development.
Keywords: Ho Chi Minh thought, Buddhism, tolerance thought.

24



×