Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.26 KB, 180 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***


NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI





TƢ TƢỞNG KHOAN DUNG
VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ



LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC










HÀ NỘI - 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG MAI



TƢ TƢỞNG KHOAN DUNG
VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ


Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. Phạm Văn Đức
2. PGS, TS. Đỗ Thị Hòa Hới





HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 14
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
6. Cái mới của luận án 15
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 15
8. Kết cấu của luận án 16
NỘI DUNG 17
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ CỦA TƢ TƢỞNG
KHOAN DUNG 17
1.1. Khái niệm “khoan dung” 17
1.2. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng khoan dung ở phương Tây từ cổ
đại đến cận đại 31
1.3. Tư tưởng khoan dung ở phương Đông cổ đại 48
Kết luận chƣơng 1 68
CHƢƠNG 2: SỰ TÍCH HỢP CÁC GIÁ TRỊ ĐÔNG - TÂY CỦA TƢ
TƢỞNG KHOAN DUNG TRONG NHẬN THỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG Ở MAHATMA GANDHI VÀ HỒ CHÍ
MINH 70
2.1. Khoan dung trong hoạt động thực tiễn của Mahatma Gandhi (1869 -
1948) 73
2.1.1. Nguồn gốc và nội dung chính của tư tưởng khoan dung trong nhận
thức của Mahatma Gandhi 74
2.1.2. Biểu hiện khoan dung trong hoạt động thực tiễn của Mahatma
Gandhi 81
2.2. Khoan dung với tư cách là cơ sở của sự nghiệp giải phóng con người và

bảo vệ đất nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh 92
2.2.1. Nguồn gốc và nội dung tư tưởng khoan dung trong quan niệm của
Hồ Chí Minh 92
2.2.2. Sự vận dụng tư tưởng khoan dung vào hoạt động thực tiễn của Hồ
Chí Minh 98
Kết luận chƣơng 2 108
CHƢƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA TƢ TƢỞNG KHOAN DUNG TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 110
3.1. Khoan dung và vấn đề “chung sống hòa bình” trong thế giới toàn
cầu hoá 110
3.1.1. Tính cấp thiết của việc thực hiện tư tưởng khoan dung trong thế
giới hiện đại 110
3.1.2. Một số nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện khoan dung trong
bối cảnh hiện nay 118
3.2. Một số vấn đề của khoan dung ở Việt Nam hiện nay 130
3.2.1. Những lý do của việc cần thiết thực hiện tư tưởng khoan dung ở
Việt Nam (hay những bài học rút ra từ lịch sử) 130
3.2.2. Những yêu cầu và ý nghĩa của việc thực hiện tư tưởng khoan dung
trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 140
Kết luận chƣơng 3 151
KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161





1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế kỷ XX, các mâu thuẫn giữa các quốc gia, các dân tộc và
các chế độ chính trị khác nhau chủ yếu được giải quyết bằng hình thức đối
đầu. Do vậy, nhiều cuộc chiến tranh, đấu tranh đã diễn ra ở nhiều khu vực.
Hai cuộc chiến tranh thế giới đã gây ra quá nhiều thiệt hại đối với toàn nhân
loại. Lần đầu tiên, một bên tham chiến đã sử dụng bom nguyên tử để quyết
giành phần thắng nhưng hậu quả để lại cho con người thì vô cùng nặng nề
không phải chỉ ở một thế hệ. Đồng thời, các dân tộc, các quốc gia bị chủ
nghĩa thực dân cả cũ và mới thống trị đã kiên cường đấu tranh để tự giải
phóng mình. Nhiều cuộc cách mạng thành công đã làm thay đổi vận mệnh
của các dân tộc. Tuy nhiên, lịch sử cũng ghi nhận rằng, đôi khi một cuộc
chiến tranh tàn khốc nào đó kết thúc thì một cơn lốc bạo lực mới lại xuất
hiện. Điều này xảy ra là do sự kích động và trỗi dậy của những tư tưởng cực
đoan. Nhiều cuộc khủng bố xảy ra ở nhiều quốc gia, những sự căng thẳng
về vấn đề dân tộc, về khuynh hướng bảo thủ trong tôn giáo, về sự phát triển
của những trào lưu bài ngoại và về vấn đề phân biệt chủng tộc, v.v. cũng
đang âm thầm tái diễn.
Chính những hậu quả đó đã giúp loài người rút ra những bài học
trong vấn đề chiến tranh và hòa bình để đến cuối thế kỷ XX, xu hướng đối
thoại đang dần phổ biến hơn, góp phần thay thế cho xu hướng đối đầu trong
việc giải quyết các vấn đề quan trọng. Việc xây dựng nền hòa bình bền
vững đã và vẫn là mong ước của nhân loại. Nền hòa bình đó không chỉ ở
chỗ không còn tiếng súng, mà còn là ở sự tự do tư tưởng, tự do sống trong
hạnh phúc, tự do phát triển các tiềm năng và đoàn kết trong một liên minh
2
rộng lớn, một liên minh đủ sức chống lại bạo hành, chiến tranh và các loại
hiểm họa bất trắc khác.
Bên cạnh đó, sự phát sinh những mâu thuẫn và xung đột về văn hoá

là do xu hướng áp đặt văn hoá, lấn át văn hoá từ phía các nước có ưu thế về
kinh tế, kỹ thuật và công nghệ. Tự cho mình là có nền văn minh “tiên tiến”
hơn, các “đế quốc văn hoá” muốn “khai sáng” cho các nước chậm phát triển
và thực hiện ý đồ “xâm lược” văn hoá để chi phối các dân tộc này. Đồng
thời, trên thế giới, xu hướng đấu tranh chống lại sự áp đặt “đồng hóa” văn
hoá cũng xuất hiện. Các dân tộc, các quốc gia muốn khẳng định bản sắc văn
hoá, phục hồi các giá trị văn hoá của mình để hoà nhập mà không hòa tan
trong sự đa dạng với các nền văn hoá của các dân tộc khác.
Chính vì vậy, vấn đề văn hóa giao tiếp đã và đang được đặt ra. Đây
là hình thức văn hóa cần được xây dựng về nguyên tắc trên tinh thần và giá
trị nhân văn. Nó phải thể hiện được sự tôn trọng trong nhân phẩm, trong giá
trị nhân cách của con người. Sự giao tiếp này chỉ có thể thực hiện được khi
mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia hay mỗi tổ chức có được cách nhìn
nhận, biết và hiểu đối tượng giao tiếp với mình.
Đây cũng chính là bài học về mặt văn hóa mà các thế kỷ trước, nhất
là thế kỷ XX, đã để lại cho chúng ta. Văn hóa hòa bình cần được xây dựng
nhằm tạo môi trường tinh thần vững chắc để cho con người có thể phát triển
nhiều mặt tiến tới phát triển toàn diện.
Với những bài học lớn của thế kỷ trước, bước sang thế kỷ XXI, con
người đang mong muốn và hướng đến việc xây dựng “thế kỷ của đối thoại”.
Song, việc dựa vào đâu để có thể từng bước thực hiện mong muốn đó? Đó
là câu hỏi không dễ trả lời. Tuy nhiên, từ những năm cuối của thế kỷ XX,
khoan dung được nhắc lại nhiều và nó đang được phát triển để trở thành nền
tảng có thể thỏa mãn mong muốn đó. Thực sự thì khoan dung đang trở
3
thành một trong những dự án toàn cầu có ý nghĩa xã hội nhân văn quan
trọng. Điều đó được minh chứng từ các công trình khoa học được các nhà
khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Như vậy, khoan dung đã là yêu
cầu với tư cách một vấn đề triết học hiện thời. Là một phẩm hạnh, một đức
tính đạo đức - chính trị và văn hóa, sự khoan dung ghi nhận tính nhiều vẻ

của giá trị con người, tính “tương đối” về văn hoá để tự đặt mình trong
khuôn khổ chống lại mọi hình thức kỳ thị, phân biệt chủng tộc hoặc tôn
giáo hay văn hóa.
Những bài học lớn này cũng được rút ra từ chính lịch sử của đất
nước Việt Nam. Dù hơn 1000 năm chịu sự thống trị của chế độ phong kiến
phương Bắc, 100 năm dưới ách thống trị của thực dân và đế quốc, dân tộc
Việt vẫn thể hiện được là dân tộc nhân văn. Kẻ thù dù có vô cùng tàn ác với
nhân dân nhưng khi chúng bại trận thì chuyện tắm máu hay giết người hàng
loạt để trả thù đã không xảy ra. Không những vậy, những kẻ xâm lược bại
trận còn được cấp lương thực để trở về quê hương. Đến bây giờ, Việt Nam
vẫn sẵn sàng làm bạn với những kẻ thù trước đây của mình trên tinh thần
hợp tác để cùng phát triển.
Bên cạnh đó, tính thống nhất trong đa dạng được tổ chức UNESCO,
cơ quan tư vấn về khoa học, văn hóa và giáo dục của Liên hợp quốc, tổ
chức quốc tế lớn nhất gồm gần 200 nước trên thế giới, luôn ủng hộ thể hiện
giá trị mà nó mang lại. Đó là làm cho thế giới sinh động hơn và là động lực
của sự tiến bộ. UNESCO cũng không phủ nhận rằng, sự khác biệt giữa các
nền văn hoá, giữa các cá nhân có thể dẫn đến sự tranh cãi, bất đồng, thậm
chí là xung đột. Vì vậy, nhân loại phải đoàn kết, phản đối đồng hoá và
chống lại nạn thiếu khoan dung cả trong tinh thần lẫn cách sống từ mỗi cá
nhân cho đến toàn thể nhân loại. Và, nếu không có khoan dung thì cũng
không thể có hoà bình, còn nếu không có hoà bình thì cũng chẳng có phát
4
triển mà cũng chẳng có dân chủ [dẫn theo: 143]. Do vậy, thuật ngữ khoan
dung được coi như “từ then chốt” trong văn hoá thế giới ngày nay và ngày
càng được sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, những năm gần đây, thái độ thiếu khoan dung lại đang
dần nổi lên. Thái độ ấy là một trong những thách thức lớn nhất mà cộng
đồng thế giới phải đương đầu từ cuối thế kỷ XX đến nay. Thái độ ấy thể
hiện ở việc bác bỏ, không chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, các dân

tộc và giữa các nền văn hoá, v.v Một khi toàn cầu hóa, tiếp xúc văn hóa đã
trở thành một xu thế chung và được thể chế hoá thì thái độ thiếu khoan
dung sẽ làm xói mòn các nguyên tắc dân chủ và là mối đe doạ đối với hoà
bình thế giới. Vì vậy, khoan dung không chỉ là một phạm trù đạo đức mà nó
còn là vấn đề chính trị, xã hội và văn hoá.
Hơn thế, khoan dung không chỉ có ý nghĩa trong việc định hướng tư
tưởng, định hướng giá trị đạo đức mà ngày nay, nó đòi hỏi phải được thực
hiện nhiều hơn nữa trong thực tiễn. Tuy nhiên, hiểu đúng và đầy đủ về nội
dung, ý nghĩa của tư tưởng khoan dung không phải là việc đơn giản, cho
nên cần phải có sự suy ngẫm về tiến trình lâu dài và sự phát triển các nội
dung chính yếu của tư tưởng đó.
Hơn nữa, ngày nay, việc nghiên cứu tiến trình phát triển và biểu
hiện của tư tưởng khoan dung có ý nghĩa quan trọng cả về mặt triết học
cũng như về mặt chính trị - xã hội. Việc nghiên cứu này cũng phù hợp với
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước ta về xây
dựng một nước Việt Nam dân chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển nhằm
mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người.
Vì những lý do trên, tác giả chọn “Tƣ tƣởng khoan dung và ý
nghĩa hiện thời của nó” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học
của mình.
5
2. Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng khoan dung đã được tìm hiểu theo các mức độ, phạm vi,
mục đích khác nhau và được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như văn
hoá học, tâm lý học, tôn giáo học, v.v Tuy nhiên, có thể nói hiện nay,
những tài liệu nghiên cứu từ góc độ triết học về tư tưởng này còn rất ít ỏi và
thiếu hệ thống.
Vấn đề khoan dung tuy xuất hiện đã lâu; song, ngày nay, lại cũng có
thể nói, đó là vấn đề khá mới mẻ, vì các sách chuyên khảo, các bài nghiên
cứu trên các tạp chí khoa học ở trong nước cũng như ở nước ngoài trước

những năm 90 của thế kỷ XX về khoan dung có rất ít. Đáng chú ý nhất là
năm 1993, với tập “Sự khoan dung ngày nay - Những sự phân tích triết
học” trong tài liệu chuẩn bị nội dung cho Đại hội Triết học thế giới lần thứ
XIX ở Mátxcơva, những bài nghiên cứu về vấn đề khoan dung mới bắt đầu
được trình bày và được tập hợp lại. Tiếp đó, các công trình nghiên cứu về tư
tưởng khoan dung ở Việt Nam dần dần xuất hiện tản mát trên các tạp chí
nghiên cứu, chẳng hạn như bài viết của Ngô Phương Bá (1995) hay của Đỗ
Huy (1994). Nhưng kể từ sau khi UNESCO phát động “Năm quốc tế về
khoan dung” (1995), các bài nghiên cứu về tư tưởng khoan dung mới xuất
hiện ngày một nhiều hơn.
Về nguồn gốc tư tưởng khoan dung, bài “Khoan dung: sức mạnh và
sự mềm dẻo của hiện đại” (La tolérance: Force et fragilité de la modernité,
1993) [176] của Yves Charles Zarka tập trung vào yêu cầu cấp bách của
thời hiện đại về khoan dung. Tác giả khẳng định: “Khái niệm về sự khoan
dung là một sản phẩm của tư duy hiện đại”, mặc dù nó được manh nha hình
thành vào các thế kỷ XVI và XVII. Trong khi đó, bài “Sự khoan dung và ý
nghĩa toàn cầu của nó” (La tolérance française et sa signification universelle,
1993) [172] của Marcel Conche lại nêu ra một căn cứ lịch sử sớm hơn và
6
tác giả khẳng định rằng, “khoan dung xuất phát từ xã hội cổ đại” và “tư
tưởng khoan dung tuyệt đối là của Hy Lạp cổ đại”. Đáng chú ý là, trong bài
viết, tác giả chủ yếu tìm hiểu nội dung tư tưởng khoan dung từ góc độ lịch
sử triết học với một số trích dẫn đáng lưu ý, đưa ra một số nội dung tư
tưởng cụ thể ở từng nhà triết học Hy Lạp cổ đại.
Trong bài “Khoan dung, hoà giải và triết học” (Toleration,
reconciliation and philosophy, 1993) [153] Renato Cristi khẳng định, sự
hiểu biết vấn đề khoan dung ở thời hiện đại có nguồn gốc xuất phát từ nội
dung tư tưởng triết học Pháp và triết học Anh ở thời kỳ triết học Khai sáng.
Song, đó mới chỉ là cách đặt vấn đề mà chưa có sự tìm hiểu sâu để đi đến sự
phát triển mới tới quan điểm hiện đại cần có về khoan dung.

Ở Việt Nam, trong bài viết “Tư tưởng khoan dung trong triết học
Khai sáng Pháp” (2007) [144] của Lương Mỹ Vân khẳng định, khoan dung
là một trong những nội dung tư tưởng nổi bật của triết học Khai sáng Pháp.
Ở đấy, nó được hiểu như là sự chấp nhận đối với những người vô thần và đa
thần, là tư tưởng về tôn giáo tự nhiên và khoan dung về văn hoá. Điều đó
cũng có nghĩa rằng, phạm vi tác động của khoan dung còn được nhận diện
trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặc dù chỉ ra được nội dung chính của
khoan dung trong giai đoạn triết học Khai sáng, nhưng bài viết mới đưa ra
biểu hiện ở lát cắt cụ thể mà chưa phân tích được tác động từ bối cảnh lịch
sử đến nội dung tư tưởng khoan dung là như thế nào. Hơn nữa, sự phát triển
của bất kỳ tư tưởng lớn nào cũng cần chỉ ra nội dung chủ yếu, bản chất như
“sợi chỉ đỏ” xuyên suốt và có ý nghĩa để giúp cho tư tưởng khoan dung
được định dạng và tồn tại với các nội hàm căn bản. Song, hạn chế của bài
viết là chưa lý giải vì sao đến thời kỳ đó lần đầu tiên, triết học Khai sáng lại
chú ý bàn luận nhiều về tư tưởng này.
7
Để đánh giá tình hình nghiên cứu của vấn đề khoan dung từ góc độ
triết học, việc phân chia theo các nhánh vấn đề là cần thiết. Các nhánh vấn
đề được tìm hiểu là tôn giáo, đạo đức và văn hoá.
a) Tư tưởng khoan dung trong lĩnh vực tôn giáo
Đây là vấn đề được khai thác nhiều khi tìm hiểu tư tưởng khoan
dung. Vì, thực tế, mỗi người, các nhóm người hay một cộng đồng người
nhất định đều có những tín ngưỡng, niềm tin khác nhau. Nhiều khi, chúng
có sự xung khắc nhau mà nếu không được giải quyết hợp lý rất dễ dẫn đến
những mâu thuẫn và xung đột trong lịch sử.
Khai thác từ vấn đề này, bài “Tôn giáo và khoan dung: trường hợp
của Việt Nam” (1997) [53] của Đỗ Quang Hưng xuất phát từ góc độ tôn
giáo học để giải đáp cho sự tồn tại của tư tưởng khoan dung trong lĩnh vực
này. Bài viết tập trung khai thác thực trạng tồn tại nhiều loại hình tôn giáo
khác nhau ở Việt Nam, cũng như hiện tượng tam giáo đồng nguyên. Đồng

thời, bài viết cũng lý giải sự khoan dung trong đời sống tín ngưỡng, tôn
giáo của Việt Nam như là nhu cầu tất yếu và làm thành đặc điểm tâm linh
tồn tại trong tâm hồn người Việt. Mặc dù nội dung của bài viết chưa tiếp
cận trực diện nhưng đó là những gợi mở quan trọng để chúng tôi tiếp tục
tìm hiểu vấn đề này.
Các bài viết “Tinh thần khoan dung và sự hoà giải trong tư duy của
người Ấn Độ” (2006) [104] của Hajine Nakamura, “Vài suy ngẫm về khoan
dung trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Việt Nam” (2007) [135],
“Khoan dung trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Việt Nam” (2008)
[136] và “Khoan dung Phật giáo cho lợi ích chung của đất nước trong bối
cảnh toàn cầu” (Buddhist tolerance for the common good of the Nation in
Global Age, 2008) [168] của Hoàng Thị Thơ đi sâu phân tích cơ sở và biểu
hiện của khoan dung trong Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói
8
riêng. Dù rằng, các bài viết này mới chỉ tập trung phân tích theo tư tưởng
của Thích Ca Mâu Ni và mới chỉ khảo sát trong trường hợp cụ thể của vua
Asoka (Ấn Độ) nhưng đã nêu được phần nào biểu hiện của nội dung tư
tưởng khoan dung theo tư tưởng của Phật giáo. Đối với tác giả Hajine
Nakamura, việc thực hành tinh thần khoan dung vào thực tiễn không chỉ
dừng lại ở vua Asoka mà đã đi xa hơn, đến vua Akbar và nêu lên rằng,
những yếu tố khoan dung cơ bản vẫn được giữ vững trong chính sách tôn
giáo tại Ấn Độ về sau. Còn đối với Hoàng Thị Thơ, từ nội dung các bài viết
có thể suy ra, khái niệm khoan dung được xem như đồng nghĩa với vị tha
trong quan niệm Phật giáo, vì nó đều có nghĩa là làm lợi cho chúng sinh, lấy
chúng sinh đau khổ làm đối tượng để phụng sự. Tác giả phân tích biểu hiện
của khoan dung trong Phật giáo tại Việt Nam qua việc phân tích hình ảnh
kết cấu ngôi chùa và hình thức bàn thờ tại gia của người Việt đã khẳng định
được rằng, khoan dung không chỉ giới hạn trong phạm vi phẩm chất đạo
đức của con người cá nhân, con người Việt Nam mà đang mở rộng thành
phẩm chất văn hoá của dân tộc Việt, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Liên quan đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, phần lớn các bài viết
đều có điểm xuất phát là hiện tượng “tam giáo đồng nguyên”, hiện tượng tín
ngưỡng phổ biến trong các thời kỳ của lịch sử Việt Nam. Các bài viết theo
chủ đề đó có thể kể đến là: bài viết của Lê Tâm Đắc và Tạ Quốc Khánh
“Tính hỗn dung của người Việt thể hiện qua đối tượng thờ trong các ngôi
chùa ở Hà Nội” (2003) [22], “Khoan dung tôn giáo - Một triết lý nhân sinh
của người Việt” (2007) [41] của Đỗ Lan Hiền, “Tính khoan dung của tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam” (2008) [75] và “Từ ngày quốc tế khoan dung
suy nghĩ về tính khoan dung của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam” (2008)
[76] của Nguyễn Đức Lữ, v.v Đây là những bài viết chỉ ra nhiều dẫn chứng
cụ thể trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo chứng minh cho tinh thần khoan
9
dung tôn giáo vốn có của người Việt, song, đó chưa phải là sự khái quát
“rộng lớn” các mặt về bản chất thực sự của tinh thần khoan dung Việt Nam.
b) Tư tưởng khoan dung trong lĩnh vực văn hoá
Các bài nghiên cứu như “Khoan dung và một sự tiến triển có khả
năng của sự phát triển xã hội” (Tolerance and possible course of social
development, 1993) [164] của Michio Morishima, “Khoan dung và hận thù”
(Tolerance and hatred, 1993) [170] của Alexander N. Yakovlev, “Khoan
dung: Một số suy nghĩ từ một viễn cảnh không thuộc phương Tây”
(Tolerance: Some reflections from a non-western perpective, 1993) [160]
của Daya Krishna hay “Sự khoan dung và những nền văn hoá” (La
tolérance et les cultures, 1993) [173] của Souleyman Bachir Diagne đã đề
cập đến việc từ sự cần thiết phải mở rộng sự tìm hiểu tư tưởng này ở các
vùng, miền khác nhau đến sự cần thiết xây dựng cách nhìn khoan dung,
nhấn mạnh việc đối thoại của sự khác nhau giữa các nền văn hoá trong bối
cảnh toàn cầu đang có sự thay đổi lớn, con người cần có cách ứng xử thông
minh và tốt đẹp hơn. Song, nội dung các bài viết chủ yếu tập trung vào vấn
đề khoan dung hiện đại, chưa chú ý đến lịch sử, tiến trình vận động và phát
triển của nó đã diễn ra trong lịch sử như thế nào. Tuy nhiên, tất cả các kết

quả nghiên cứu trên đều góp phần quan trọng thúc đẩy việc tìm hiểu, nghiên
cứu vấn đề, đồng thời, mở thêm hướng đi mới cho các công trình nghiên
cứu sau.
Trong sách “Bàn về khoan dung trong văn hoá” (1997) [146],
Huỳnh Khái Vinh và Nguyễn Thanh Tuấn đã thể hiện sự dày công sưu tầm
và trình bày để làm rõ vấn đề thông qua toàn bộ dòng chảy lịch sử văn hoá
nhân loại. Tuy nhiên, tác phẩm này đã trình bày một chiều theo trình tự thời
gian với từng trường phái, với từng đại biểu cụ thể, chưa phản ánh được yếu
tố tác động qua lại giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội của khoan dung. Vì
10
một tư tưởng không thể chỉ phát triển tuần tự theo thời gian được, đồng
thời, mỗi tư tưởng đều có sự giống nhau và khác nhau ở mỗi giai đoạn,
cũng như việc cùng một trường phái nhưng ở những giai đoạn khác nhau,
tinh thần, ý nghĩa của tư tưởng đó vẫn có sự giống nhau.
Riêng về vấn đề khoan dung văn hoá ở Việt Nam, “Bao dung là một
lối sống văn hoá” (1994) [50] của Đỗ Huy là một trong những bài nghiên
cứu thuộc diện sớm nhất trong hệ thống nghiên cứu về tư tưởng khoan dung
ở Việt Nam. Vì vậy, nội dung của nó chủ yếu giới thiệu và nêu ra những
biểu hiện sơ lược mà chưa có sự lý giải hay đưa ra khái niệm với nội hàm
cụ thể về khoan dung.
Với ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam, việc tiếp biến tinh thần
khoan dung trong lịch sử tư tưởng Việt Nam là có. Trong bài “Tư tưởng
khoan dung của Khổng Tử và sự thể hiện của nó ở Nguyễn Trãi” (2011)
[145], tác giả Trần Nguyên Việt đã thể hiện được sự tiếp biến đó trên cơ sở
đưa ra một số lời dạy của Khổng Tử đối với học trò. Tác giả khẳng định
rằng, nếu nội dung căn bản của tư tưởng khoan dung ở Khổng Tử là trung
thứ thì đến Nguyễn Trãi, đạo lý nhân nghĩa đóng vai trò chủ đạo.
Đối với tinh thần khoan dung Việt Nam, mặc dù đã có một số công
trình thể hiện sự quan tâm và nghiên cứu, song, khoan dung mới chỉ được
nghiên cứu dưới góc độ văn hoá, tâm lý như “Nội sinh và ngoại sinh trong

giao lưu văn hoá ngày nay” (1998) [60] của Vũ Khiêu, “Văn hoá vì phát
triển” (2005) [106] của Phạm Xuân Nam hay Tạ Ngọc Liễn với “Tư tưởng
khoan dung Việt Nam trong truyền thống văn hoá Á Đông” (2006) [71], v.v
Ngoài ra, cần kể đến một số bài viết về tinh thần khoan dung Việt
Nam như “Những yếu tố nào trong văn hoá Văn Lang Việt Nam đã cứu
nước này khỏi bị đồng hoá sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc” (1996) [32]
của Trần Văn Giàu, “Tính khoan dung của văn hoá truyền thống dân tộc và
11
sự kế thừa, phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh” (2008) [47] của Đỗ Thị
Hoà Hới. Các bài viết trên đã phần nào lý giải những cơ sở hiện thực, nền
tảng của tinh thần khoan dung Việt Nam như vị trí địa lý, khí hậu, nguồn
gốc văn hoá bản địa của Việt Nam.
Ngoài ra, khi đề cập đến sự phát triển, sự vận dụng tư tưởng khoan
dung ở Việt Nam, các bài viết chủ yếu tập trung trong tư tưởng khoan dung
Hồ Chí Minh về văn hoá, về tôn giáo. Song, đó mới là những biểu hiện cụ
thể trong từng lĩnh vực, mà chưa có sự khái quát về đặc điểm tư tưởng
khoan dung hay “khoan dung” ở Hồ Chí Minh đã thể hiện bước chuyển của
tư tưởng này trong dòng chảy lớn của tư tưởng dân tộc đã diễn ra như thế
nào. Điều này được thể hiện trong một số công trình nghiên cứu như “Tư
tưởng bao dung hòa hợp của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (1993) [4] của Ngô
Phương Bá, “Văn hoá khoan dung Hồ Chí Minh với nhiệm vụ xây dựng văn
hoá và con người Việt Nam hiện nay” (2003) [132] của Song Thành, “Hồ
Chí Minh về sự khoan dung tôn giáo” (2003) [43] và “Khoan dung - Một
giá trị đạo đức trong nhân cách văn hoá Hồ Chí Minh” (2005) [44] của Hồ
Trọng Hoài. Bài “Kế thừa và phát huy tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh
trong xây dựng đồng thuận xã hội và đại đoàn kết dân tộc” (2010) [54],
Nguyễn Tấn Hưng đã liệt kê 5 đặc điểm của khoan dung Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên, tác giả chưa chỉ rõ được điều kiện để khái quát nên cũng chưa thể
khẳng định được đâu là văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh.
Có thể hiểu, tinh thần khoan dung của Hồ Chí Minh không chỉ thể

hiện trong những lĩnh vực cụ thể mà rộng hơn, nó thể hiện sự sâu sắc cả
trong suy nghĩ và hành động của Người. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng,
không chỉ trong tư tưởng mà còn trong hoạt động thực tiễn, tư tưởng khoan
dung của dân tộc được Hồ Chí Minh thể hiện rất điển hình. Tuy nhiên, vấn
đề đó chưa được tìm hiểu nhiều, nhất là mặt thứ hai, Hồ Chí Minh vận dụng
12
tinh thần khoan dung đó trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để
bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trước sự chống phá của kẻ thù để bảo tồn và
phát triển dân tộc. Vấn đề được đặt ra là chúng ta cần phát huy tinh thần đó
của Hồ Chí Minh như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá với nhiều cơ hội
và thách thức như hiện nay.
c) Tư tưởng khoan dung trong lĩnh vực đạo đức
Trong bài “Khoan dung” (Tolerance, 1993) [155] của mình, Michael
Dummett cho rằng, khoan dung thuộc phạm trù đạo đức của con người, là
một đức tính không chỉ của cá nhân, của các nhà lãnh đạo chính trị mà còn
của Nhà nước. Trong bài viết này, mục đích chính của tác giả nhằm đưa ra
cách thức giải quyết các vấn đề quốc tế không dựa trên sự phân biệt về văn
hoá, tín ngưỡng, chủng tộc, v.v. mà bằng khoan dung.
Ở bài trả lời phỏng vấn của Phạm Xuân Nam, “Khoan dung phải là
tên gọi mới của hoà bình” (1995) [105], với tư cách là thành viên của tổ
chức UNESCO Việt Nam, những câu trả lời của ông thể hiện tinh thần
khoan dung hiện đại của UNESCO và có lẽ cũng là câu trả lời chính thức,
lời đồng thuận của Việt Nam đối với “Thập kỷ phát triển văn hoá hoà bình”
mà UNESCO phát động.
Trong vấn đề đối thoại của thế kỷ XXI, bài “Đối thoại giữa các
nền văn minh theo tinh thần khoan dung - nhân tố quyết định sự sống còn
và thịnh vượng của nhân loại” (2011) [48], tác giả Đỗ Minh Hợp khẳng
định vai trò quan trọng của tư tưởng khoan dung trong thế giới hiện đại,
rằng “đối thoại dựa trên tinh thần khoan dung trở thành hình thức giao
tiếp phổ biến giữa người với người, giữa các cộng đồng người, trở thành

nhân tố đảm bảo sự sống còn và thịnh vượng của cả cộng đồng nhân loại”
[50, tr. 40].
13
Nhìn chung, các công trình trên đều chưa tiếp cận từ góc độ triết
học, từ góc độ là một phạm trù tư tưởng để nhận diện cụ thể con đường phát
triển của tư tưởng khoan dung; để vạch ra xem khoan dung đã có sự phát
triển và mở rộng nội hàm ra sao, điều kiện lịch sử cụ thể đã tác động như
thế nào đến sự tiến triển của nó, v.v. mà mới chỉ đề cập được vấn đề là
khoan dung được hiểu như thế nào từ những lát cắt cụ thể. Tức là, việc
nghiên cứu mới chỉ dừng lại từ góc độ ở các phạm vi cụ thể như là phạm trù
đạo đức, là phạm trù văn hóa, là phạm trù tâm lý xã hội hay là phạm trù tâm
lý cá nhân.
Bên cạnh đó, từ sau thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các công trình
nghiên cứu về tư tưởng khoan dung chủ yếu chỉ dựa trên những quan niệm
cơ bản thế nào là khoan dung theo nghĩa hiện đại, nhất là theo quan niệm
của UNESCO. Hiện nay, về cơ bản, tư tưởng khoan dung cần được hiểu
theo quan niệm đó, nhưng trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, như ở Việt
Nam, khoan dung cần được chỉ dẫn để hiểu chính xác hơn chẳng hạn như
mục đích cụ thể của khoan dung là gì? Có cần phải xác định các nguyên tắc
khoan dung không? Quan trọng nhất là các công trình đều chưa trả lời được
câu hỏi tại sao ngày nay vấn đề khoan dung lại trở nên tất yếu phổ quát, nói
cách khác là tại sao nên hiểu khoan dung với tư cách là vấn đề triết học?
Qua những tìm hiểu trên đây, chúng tôi thấy rằng, các công trình
nghiên cứu chưa làm rõ được tính quy định tất yếu của thực tiễn lịch sử,
tính vượt trước của tư tưởng khoan dung ở những giai đoạn lịch sử nhất
định và chưa đưa ra sự khái quát thống nhất về đặc trưng nổi bật của tư
tưởng khoan dung. Đồng thời, sợi dây liên kết từ tư tưởng khoan dung đến
hành động cũng chưa được làm nổi rõ. Người đọc mới chỉ nhận ra được
từng mặt hàm nghĩa cụ thể của tư tưởng khoan dung.
14

Đây chính là những điểm chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung trong việc
nghiên cứu tư tưởng khoan dung, từ đó, góp phần phát huy những giá trị và
vai trò tích cực của tư tưởng này trong giai đoạn hiện nay. Những điểm mà
các công trình nghiên cứu trước còn bỏ ngỏ, nhất là việc tiếp cận một cách
hệ thống từ góc độ triết học duy vật lịch sử để tìm hiểu tiến trình hình thành
và phát triển nội dung tư tưởng khoan dung trong sự tương thích với điều
kiện lịch sử và chỉ ra ý nghĩa hiện thời của nó, là những điểm chúng tôi sẽ
cố gắng bổ khuyết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là trình bày một cách tương đối có hệ thống và
khái quát nội dung chính của tư tưởng khoan dung từ góc độ triết học; làm rõ
ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng khoan dung vào thực tiễn; đồng thời, nêu
lên ý nghĩa của nó đối với Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Để thực hiện mục đích đó, luận án có nhiệm vụ là:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm khoan dung, từ đó, hệ thống hóa và khái
quát hóa một số nội dung chính của tư tưởng khoan dung trong triết học
phương Tây và triết học phương Đông.
Thứ hai, làm rõ nội dung và vai trò của khoan dung trong thực tiễn
đầu thế kỷ XX thông qua tư tưởng và hành động của hai đại biểu là
Mahatma Gandhi và Hồ Chí Minh.
Thứ ba, phân tích tính tất yếu và phổ quát của tư tưởng khoan dung
ở thời hiện đại, từ đó nêu lên yêu cầu và những thuận lợi, khó khăn của việc
thực hiện nó trong điều kiện mới của Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
15
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện
luận án là phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp nghiên cứu lịch
sử triết học, phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp so sánh, phương

pháp khái quát hoá, phương pháp phân tích và tổng hợp, đồng thời dựa vào
các phương pháp liên ngành triết học văn hóa, triết học tôn giáo trên tinh
thần lý luận kết hợp với thực tiễn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tư tưởng của một số nhà triết học, nhà hoạt
động cách mạng tiêu biểu trong tiến trình lịch sử của nhân loại.
Phạm vi nghiên cứu: tư tưởng khoan dung của một số nhà triết học,
nhà cách mạng, một số trường phái triết học lớn trong lịch sử.
Nghiên cứu tư tưởng khoan dung của các nhà triết học tiêu biểu
trong giai đoạn lịch sử cổ - cận đại, từ đó làm rõ ý nghĩa của tư tưởng khoan
dung đối với đời sống xã hội.
Đến giai đoạn hiện đại, nhiều cuộc cách mạng đã diễn ra nhằm giải
phóng con người thì tư tưởng khoan dung được vận dụng triệt để có sự kết
hợp các giá trị của cả phương Đông và phương Tây. Đây là khoảng thời
gian thể hiện rõ nhất ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng khoan dung, đồng thời,
tư tưởng khoan dung thể hiện tính kế thừa trong sự phát triển của mình,
cũng như việc tư tưởng đó không thoát ly khỏi tồn tại xã hội nhưng phản
ánh chính xác và sâu sắc tồn tại xã hội. Để làm rõ điều đó, tác giả tập
trung nghiên cứu hai nhà cách mạng tiêu biểu là Mahatma Gandhi và Hồ
Chí Minh.
6. Cái mới của luận án
- Luận án trình bày được sự vận động và sự tiến triển của tư tưởng
khoan dung từ góc độ triết học.
16
- Luận án chứng minh được rằng, tư tưởng khoan dung không chỉ là
tư tưởng thuần túy mà nó còn được xây dựng thành cơ sở để giải quyết các
vấn đề hiện đại.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần nghiên cứu tương đối có hệ thống từ góc độ triết
học đối với tư tưởng khoan dung; từ đó, chỉ ra giá trị, ý nghĩa của nó đối với

xã hội hiện đại.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác
giảng dạy, nghiên cứu lịch sử triết học và góp phần vào việc tạo dựng lý
luận trong việc giáo dục và đào tạo, nhằm hướng đến việc biết cách tiếp cận
và tiếp thu cái mới, biết cách hướng đến đối thoại.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của
tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.












17
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ CỦA TƢ TƢỞNG
KHOAN DUNG
1.1. Khái niệm “khoan dung”
Có nhiều cách giải nghĩa khác nhau về cùng một tư tưởng là minh
chứng chứng tỏ rằng, tư tưởng đó sâu sắc, có nội hàm phong phú, được chú
ý nhiều và có ảnh hưởng nhất định đến suy nghĩ và hành động của con

người. Đồng thời, tư tưởng đó cũng được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác
nhau để giải nghĩa nó nhằm phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, dù
cắt nghĩa ở góc độ nào thì tư tưởng đó vẫn phải được bảo đảm một số điểm
đặc trưng nhất, cơ bản nhất, đồng thời, nó cũng có tính ổn định tương đối,
luôn chi phối và tác động đến suy nghĩ của các nhà khoa học. Do vậy, đối
với tư tưởng khoan dung, việc đạt đến sự thống nhất để có được định nghĩa
như các khái niệm thông dụng là không thể; song, vẫn cần khẳng định và đi
đến sự thống nhất nhất định nào đó về đặc điểm nổi bật và phổ biến của tư
tưởng này. Bên cạnh đó, sự nhận thức và luận giải về tư tưởng khoan dung
cũng có sự chi phối nhất định đến việc xây dựng đường lối, các chính sách
đối ngoại và đối nội trong quan hệ giữa các dân tộc. Do vậy, khoan dung có
vai trò quan trọng đặc biệt trong thời đại ngày nay.
Xét về mặt thuật ngữ, khoan dung có trong nhiều ngôn ngữ và có sự
khác nhau nhất định khi sử dụng. Trong tiếng Việt, khái niệm này đã có từ
lâu, nhưng chỉ mới được sử dụng một cách phổ biến từ những năm 90 của thế
kỷ XX. Do đó, việc sử dụng một thuật ngữ với nội hàm chưa được xác định
thống nhất trong điều kiện mới đã gây ra những khó khăn nhất định. Khoan
dung, trong tiếng Anh, là tolerance, tolerant, tolerate và toleration; trong
18
tiếng Pháp là tolérance, tolérant, tolérer và đều bắt nguồn từ tiếng Latinh
là tolerare và tolerantia. Theo các từ điển dịch sang tiếng Việt, những từ đó
đều được dịch là khoan dung, mặc dù ở những loại từ khác nhau.
Riêng trong tiếng Nga, khoan dung có hai từ đều được sử dụng
giống nhau. Терпимость có nghĩa là khoan dung và là từ thuần Nga, từ thứ
hai có gốc xuất phát từ tiếng Latinh là Толерантность cũng được giải
nghĩa là khoan dung.
Qua đó, có thể thấy rằng, dịch từ nguyên bản tiếng Latinh, tiếng
Anh, tiếng Pháp hay tiếng Nga sang tiếng Việt, tolerance, khi xem xét về
mặt thuật ngữ, được dịch là khoan dung. Tuy nhiên, trong Hán ngữ, hai từ
gần nghĩa và được sử dụng giống như tolerance là khoan dung và bao dung.

Chính vì vậy, khi thuật ngữ này được dịch sang tiếng Việt thông qua Hán
ngữ, tolerance được biểu đạt bằng nhiều từ khác nhau, như bao dung, độ
lượng, khoan dung.
Trong Hán Việt từ điển giản yếu [1], học giả Đào Duy Anh giải
thích bao dung là người có đại độ, tức là độ lượng rộng lớn; khoan dung là
sự rộng rãi dung được nhiều, độ lượng rộng, khoan dung là lòng rộng bao
dung. Như vậy, ở đây, hai thuật ngữ này chỉ đối tượng khác nhau.
Theo Phan Văn Các trong Từ điển từ Hán Việt [8], bao dung không
phải là một danh từ, mà là tính từ với nghĩa có độ lượng lớn, rộng lượng,
cũng tức là bao bọc, rộng rãi. Trong khi đó, khoan dung là một động từ
được giải thích là rộng rãi bao dung, rộng lòng tha thứ. Ví dụ như khoan
dung cho kẻ biết hối lỗi. Khoan là một trong những đức tính của người
quân tử (khoan, tín, mẫn, huệ) mà đạo Khổng quy định, do đó, khoan
dung được sử dụng như đức tính của người quân tử, của kẻ mạnh. Từ đó
có thể hiểu rằng, bao dung có nghĩa rộng hơn khoan dung và cũng không
chỉ đối với kẻ yếu.
19
Học giả Bửu Kế trong Từ điển Hán Việt từ nguyên [59] lại có cách giải
thích theo hướng tách từ và giải nghĩa từng từ một. Trong đó, bao tức là trùm
lên còn dung nghĩa là tha thứ. Như vậy, bao dung có nghĩa là đại độ, có lòng
tha thứ, bao bọc kẻ khác. Còn khoan là rộng rãi, dung lại là rộng lượng. Khoan
dung ở đây được giải thích là che chở, đùm bọc, bao dung kẻ khác.
Trong Từ điển tiếng Việt [117], nhà nghiên cứu ngôn ngữ học
Hoàng Phê cho rằng, bao dung thuộc loại tính từ với nghĩa là có độ lượng,
rộng lượng với mọi người, còn động từ khoan dung lại có nghĩa là rộng
lượng tha thứ cho người có lỗi lầm.
Gần đây nhất, trong Từ điển bách khoa Việt Nam [46], thuật ngữ
khoan dung cũng được giải nghĩa là thái độ ứng xử rộng lượng của người
trên đối với kẻ dưới quyền. Tuy nhiên, cách giải nghĩa đó không thực sự
khớp với luận chứng từ góc độ lịch sử được nêu lên trong phần giải thích

của tác phẩm. Những từ gần đồng nghĩa với khoan dung được xác định là
khoan hòa, khoan nhân, khoan hồng, độ lượng. Còn thuật ngữ bao dung
không được đề cập và không được giải thích.
Với những cách giải thích khác nhau như đã nêu, có thể nhận định
rằng, bao dung, khoan dung được dùng phổ biến với nghĩa chỉ sự tha thứ
của người “trên” đối với người “dưới”, đồng thời có thể thay thế cho nhau
khi sử dụng với nghĩa là sự gia ân, sự tha thứ đối với những người mắc lỗi
lầm. Song, khoan dung không nên được hiểu như vậy. Theo nghĩa rộng
nhất, khoan dung chỉ thái độ chấp nhận khác biệt có phê phán trong mức độ
đối thoại để cùng phát triển, không phân biệt cao - thấp, sang - hèn, văn
minh hay không văn minh. Chẳng hạn, về mặt văn hoá, chúng ta thừa nhận
với nhau rằng, không có nền văn hoá cao hay thấp, nhưng việc sử dụng cụm
từ “khoan dung trong văn hoá” lại khá phổ biến. Khi đó, không nên hiểu
khoan dung theo nghĩa là sự tha thứ.
20
Theo chúng tôi, thuật ngữ tolerance nên được dịch là khoan dung.
Vì như vậy chúng ta sẽ tránh được việc hiểu khoan dung là tha thứ, tránh
được sự phân biệt cao thấp, đồng thời thể hiện được tinh thần cầu tiến trong
xã hội hiện đại.
Từ việc thống nhất về thuật ngữ, nội dung của khoan dung cần được
xác định. Khoan dung từ gốc tiếng Latinh có nghĩa là phẩm chất đặc trưng
cho thái độ đối với những người khác cũng như đối với cá nhân có phẩm
giá bình đẳng với mình và thể hiện ở việc tự giác đè nén cảm giác tức giận
sinh ra từ tất cả những gì thể hiện cái khác mình ở người khác từ ngoại
hình, lối nói, thị hiếu, lối sống đến niềm tin, v.v Khoan dung đòi hỏi tâm
thế hướng vào sự hiểu biết và đối thoại với người khác, thừa nhận và tôn
trọng quyền có sự khác biệt ở người khác.
Thuật ngữ tolerantia trong tiếng Latinh còn có hàm nghĩa khác là
chịu đựng, nhẫn nhục, kiên tâm một cách thụ động, là tự nguyện đón nhận
những đau khổ, thường được liên tưởng với thái độ đối với các hiện tượng

thuộc các thuật ngữ như “đau khổ”, “cái ác”, v.v Trải qua một quá trình biến
đổi lâu dài về nội dung, đến nay khái niệm khoan dung đã được định hình.
Người ta hiểu căn bản khoan dung tức là lập trường cho phép, thừa nhận và
tôn trọng sự khác biệt; là quy tắc đạo đức tất yếu dẫn tới việc tìm kiếm những
khả năng giải quyết xung đột và mâu thuẫn thông qua việc thừa nhận quyền
của người khác, hay của những người nào có quan điểm, tín ngưỡng, hình
thức ứng xử khác với chúng ta. Khoan dung còn thường được hiểu là thái độ
đại lượng đối với những khuyết tật của người khác, là năng lực chịu đựng
(kiềm chế, trải qua, dung hòa một cái gì đó), chấp nhận (thừa nhận) sự tồn tại
của ai đó. Khoan dung có thể được xem là đặc trưng tâm lý hay đặc trưng
tâm lý xã hội của cá nhân và của các nhóm xã hội, thể hiện trong sự tương
tác của họ với những cá nhân hay các nhóm xã hội khác, như là một trong
21
những giá trị quan trọng nhất của con người xã hội hiện đại; khoan dung còn
như là sự định hướng vào tính độc lập, tính tự trị và tính không cho phép gán
ép tư tưởng của chủ thể này đối với chủ thể khác; như là sự siêu việt hóa các
thiên kiến tôn giáo, chủng tộc đang trói buộc tự do của con người; như là hệ
quả của sự tôn trọng và thừa nhận sự không toàn vẹn mang tính nguyên tắc ở
bất kỳ sinh vật và sự tồn tại riêng biệt nào, v.v
Hiện nay, có thể coi các phương diện lý luận được nghiên cứu tích
cực nhất của vấn đề khoan dung là mối quan hệ giữa các khái niệm khoan
dung và không khoan dung (hay phản khoan dung); là mối liên hệ qua lại
giữa khoan dung và các phạm trù triết học khác như chân lý, tự do, lựa chọn
đạo đức, v.v.; là việc nghiên cứu ý thức khoan dung, các hình thức và loại
hình của nó. Các nhà xã hội học tiếp cận nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc
trưng dân số xã hội, trước hết là mặt trình độ học vấn, đến mức độ khoan
dung; các nhà tâm lý học tiếp cận tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
hình thành mức độ khoan dung trong quá trình xã hội hóa. Nhiều nhà tâm lý
học coi mức độ khoan dung thấp nhất là một trong các nguyên nhân thường
gặp trong nhân cách làm cho con người bộc lộ tính hiếu chiến và bạo lực.

Do vậy, việc phát triển tố chất khoan dung là phương tiện quan trọng và hữu
hiệu để làm giảm bớt tính bạo lực, tính hiếu chiến, chuyển biến nó thành
các hình thức có tính chất xây dựng hơn và ngăn chặn bạo lực, đặc biệt là
ngăn chặn nguyên nhân mâu thuẫn giữa các tộc người, các dân tộc, giữa các
tôn giáo và giữa các nền văn hóa.
Phụ thuộc vào điểm xuất phát, vào những nguyên tắc, quan điểm
khác nhau mà có những lý giải khác nhau về một tư tưởng hay một vấn đề
nào đó. Đối với tư tưởng khoan dung cũng như vậy. Đến nay, người ta
thường thấy có bốn phương thức hiểu về nó. Mỗi phương thức có những

×