Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài tiểu luận lớp bd knv xd và triển khai dự án chế phẩm bvtv anisaf sh và vixura

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.01 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ...................................................................................3
III. XÂY DỰNG DỰ ÁN “ỨNG DỤNG DÒNG CHỀ PHẨM VI SINH XỬ
LÝ PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VIXURA TRONG SẢN XUẤT CHÈ
THEO TIỂU CHUẨN VIETGAP TẠI THÁI NGUYÊN”..............................5
1. Căn cứ để xây dựng Dự án.................................................................................5
1.1. Cơ sở thực tiễn........................................................................................5
1.2. Tính tiên tiến và thích hợp của cơng nghệ được chuyển giao.................5
1.3. Căn cứ pháp lý về việc xây dựng và triển khai dự án.............................7
2. Mục tiêu, nội dung, quy mô dự án......................................................................9
2.1. Mục tiêu...................................................................................................9
2.2. Nội dung, quy mô, địa điểm thực hiện dự án............................................10
2.2.1. Quy mô và địa điểm thực hiện của dự án........................................10
2.2.2. Nội dung thực hiện dự án..................................................................10
2.2.2.1. Khảo sát, lựa chọn, triển khai thực hiện...................................10
2.2.2.2. Đào tạo tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.....................11
2.2.2.3. Xây dựng mơ hình ứng dụng chế phẩm Anisaf SH và Vixura
trong sản xuất chè theo quy trình VietGAP...........................................11
2.2.2.4. Đánh giá chất lượng chè và hiệu quả tác động của chế phẩm. .11
2.2.2.5. Chứng nhận VietGAP cho 2 mơ hình triển khai thực hiện dự án 11
2.2.2.6. Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, tuyên truyền khuyến cáo.............12
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá.............................................................................12
2.3.1. Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè....12
2.3.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH và
chế phẩm vi sinh xử lý phế thải đồng ruộng Vixura.................................12
2.4. Dự kiến tiến độ thực hiện......................................................................13
3. Các nhu cầu và điều kiện để thực hiện dự án...................................................14
3.1. Cơ sở vật chất và điều kiện của các hộ tham gia mơ hình........................14
3.2. Về khoa học cơng nghệ.............................................................................15
3.3. Về nhân lực................................................................................................15


3.4. Giải pháp về chính sách.............................................................................15
3.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.................................................16


2

3.6. Nhu cầu kinh phí........................................................................................16
4. Hiệu quả dự án..................................................................................................16
4.1. Sản phẩm của dự án...................................................................................16
4.2. Hiệu quả của dự án....................................................................................17
4.2.1. Hiệu quả kinh tế xã hội trực tiếp của dự án....................................17
4.2.2. Hiệu quả khi mở rộng khả năng ứng dụng của dự án.....................18
4.2.3. Hiệu quả môi trường của dự án.......................................................18
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.........................................................................19
1. Kết luận.............................................................................................................19
2. Kiến nghị...........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên, mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho người nơng dân, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của
người nông dân. Tỉnh Thái Nguyên hiện có 21.127 ha, diện tích chè đang cho thu
hoạch là 17.376 ha. Trong những năm qua, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp để
nâng cao năng suất, chất lượng chè, trong đó có việc áp dụng quy trình thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) vào sản xuất. Tuy nhiên diện tích chè được
chứng nhận sản xuất an tồn theo quy trình VietGAP cịn rất ít, diện tích chè được
chứng nhận VietGAP trên toàn tỉnh mới được 640 ha chiếm 3,0% tổng diện tích
chè. Một trong những nguyên nhân đó là do nhận thức của người dân trồng chè về
sản xuất an tồn cịn hạn chế; trong canh tác chè cịn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ

thực vật có nguồn gốc hóa học và các loại phân bón hóa học; tồn dư thuốc bảo vệ
thực vật độc hại trên đất, nước và sản phẩm chè, mất vệ sinh an tồn thực phẩm.
Bên cạnh đó việc canh tác chè theo phương thức truyền thống hiện nay làm phá
vỡ hệ cân bằng sinh thái đồng ruộng, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đất, giảm độ
phì nhiêu của đất, hàm lượng mùn thấp, ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp phụ
dinh dưỡng và cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây chè. Canh tác chè chưa mang
tính bền vững. Năng suất và chất lượng chè chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu
và thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt trong sản xuất chè an tồn, chất lượng
theo quy trình VietGAP.
Thực trạng hiện nay có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng
như sinh học đang được sử dụng trong sản xuất chè để phòng trừ các đối tượng
sâu bệnh. Tuy có hiệu lực cao nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng và hệ
sinh thái. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học lâu dài gây nên hiện tượng
kháng thuốc của sâu bệnh, gây tồn dư thuốc trong môi trường và trong sản
phẩm, độc hại cho người sản xuất, người tiêu dùng sản phẩm chè, tiêu diệt các
lồi thiên địch và ơ nhiễm mơi trường sinh thái.
Việc sử dụng và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè hiện
đang diễn ra phổ biến tại nhiều vùng sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên


2

đặc biệt là tại các vùng sản xuất chè trọng điểm của tỉnh như huyện Đại Từ, thành
phố Phổ Yên...
Vì vậy, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc
và các loại chế phẩm xử lý phế thải đồng ruộng vào sản xuất chè an tồn là cần
thiết. Góp phần hạn chế tác hại của các đối tượng sâu bệnh hại, hạn chế việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại, cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất,
giúp tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ
môi trường. Đặc biệt việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc

thảo mộc và các loại chế phẩm xử lý phế thải đồng ruộng vào sản xuất chè tại các
vùng sản xuất chè trọng điểm của tỉnh là cấp thiết và phù hợp với định hướng
sản xuất nơng nghiệp an tồn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
của tỉnh Thái Ngun trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tơi xin đề xuất “Xây
dựng và triển khai dự án Khuyến nơng: "
Ứng dụng dịng chế phẩm bảo vệ
thực vật Anisaf SH và chế phẩm vi sinh xử lý phế thải đồng ruộng Vixura
trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại Thái Nguyên".
Qua lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Khuyến nông
viên của trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn I, tôi đã
được các thầy, cơ giáo tận tình giảng dạy giúp tôi nhận được những kiến thức
quý báu. Tuy nhiên trong một thời gian ngắn, bản thân không tránh khỏi những
thiếu xót và nhận thức cũng chưa được đầy đủ. Qua bài viết tiểu luận này tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cơ để bài tiểu luận của tơi được
hồn thiện hơn cũng như bản thân tôi được học hỏi thêm những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


3

II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
Trong sản xuất chè hiện nay tại tỉnh Thái Nguyên còn gặp rất nhiều vấn
đề đáng lo ngại, đặc biệt là tại các vùng sản xuất chè trọng điểm của tỉnh. Trong
đó có huyện Đại Từ và thành phố Phổ Yên. Đây là các vùng chè trọng điểm của
tỉnh Thái Nguyên có các điều kiện tự nhiên như đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết khí
hậu phù hợp cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây chè như: điều kiện kinh
tế- xã hội đang được đầu tư phát triển, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo
hướng tích cực; nguồn lao động trong nơng nghiệp dồi dào, có truyền thống và
kinh nghiệm trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè.

Tuy nhiên hiện nay tình hình sản xuất và sử dụng các loại chế phẩm sinh
học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè đang gặp nhiều vấn đề khó
khăn. Cụ thể:
* Về tình hình sản xuất và thực trạng sử dụng các loại chế phẩm sinh học
và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè tại thành phố Phổ Yên:
- Về tình hình sản xuất chè: Diện tích chè hiện có của thành phố là 1.690
ha (trong đó chè giống mới chiếm khoảng 90%, chè trung du trồng bằng hạt còn
lại khoảng 10%). Năng suất chè bình quân đạt 113 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi
đạt 19.000 tấn. Cơ cấu giống chè của huyện bao gồm có chè trung du, chè
LDP1, TRI777, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, PT95... Trong những năm gần đây,
thành phố Phổ Yên còn trú trọng mở rộng diện tích chè sản xuất theo hướng an
tồn vệ sinh thực phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng chè, quan tâm xây dựng
thương hiệu tập thể chè Phổ Yên.
- Thực trạng sử dụng các loại chế phẩm sinh học và thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất chè: Đối với người dân địa phương, việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trong canh tác chè là cần thiết. Tuy nhiên tình trạng lạm dụng thuốc hóa
học đã gây ra những tác động tiêu cực như cân bằng sinh học bị phá vỡ, sâu
bệnh trên chè ngày càng tăng, mức độ phá hại ngày càng lớn, ảnh hưởng xấu tới
chất lượng sản phẩm chè và môi trường sống. Phun thuốc bảo vệ thực vật cho
cây chè phổ biến theo định kỳ, số lần phun từ 10-12 lần trong năm, cao hơn


4

nhiều so với một số vùng sản xuất chè khác. Phần lớn vẫn sử dụng các loại
thuốc có nguồn gốc hóa học lâu phân hủy, các loại thuốc bảo vệ thực vật nguồn
gốc sinh học và thảo mộc ít được sử dụng. Các loại chế phẩm vi sinh xử lý các
loại phụ phẩm hữu cơ chưa được quan tâm sử dụng.
* Về tình hình sản xuất và thực trạng sử dụng các loại chế phẩm sinh học
và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè tại huyện Đại Từ:

- Về tình hình sản xuất chè: Đại Từ là huyện có diện tích chè lớn của tỉnh
Thái Ngun. Huyện có 30/30 xã, thị trấn có diện tích trồng chè. Diện tích năm
2021 là 6.600 ha (chiếm 33,9 % tổng diện tích chè của Tỉnh) năng suất chè bình
qn đạt 113 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 75.000 tấn; diện tích chè giống
mới chiếm 79 % tổng diện tích, bao gồm các giống chè LDP1, Keo am tích,
Phúc vân tiên, Kim tuyên, Bát tiên… Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu
và phát triển chè viện khoa học kỹ thuật Nơng lâm nghiệp miền núi phía bắc:
Chất lượng ngun liệu chè Đại Từ có đặc điểm khác biệt chất lượng nguyên
liệu các vùng chè khác. Đây là lợi thế của vùng nguyên liệu chè Đại Từ và là
đặc trưng chất lượng của chè xanh tại Đại Từ.
- Thực trạng sử dụng các loại chế phẩm sinh học và thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất chè:
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là một trong những khâu quan trọng trong
sản xuất chè của người dân địa phương. Phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè vẫn
áp dụng phun theo định kỳ là chính, số lần phun 07-10 lần trong năm, nhiều hơn
so với các vùng sản xuất chè khác; loại thuốc nhìn chung đúng chủng loại do Bộ
Nơng nghiệp và PTNT quy định nhưng các loại thuốc có nguồn gốc hóa học vẫn
được người dân sử dụng rộng rãi; liều lượng dung dịch phun 300-350 lít/ha/lần ít so với yêu cầu. Một số làng nghề chè truyền thống và cơ sở sản xuất chè có
tiếng như ở La Bằng, Hùng Sơn, Phú Cường ... trong những năm gần đây đã chú
ý sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học và thảo mộc trong sản xuất
chè chất lượng cao, tuy nhiên mức độ chưa phổ biến.


5

* Nhìn chung cây chè được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây trồng chủ
lực của tỉnh, vì vậy tỉnh luôn ưu tiên các nguồn lực để phát triển. Với chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Khuyến nông là cơ quan chun mơn có
nhiệm vụ quan trọng trong chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về nơng
nghiệp. Vì vậy, trước thực trạng lạm dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày

càng có xu hướng gia tăng, để góp nâng cao năng suất, chất lượng chè, nâng cao
nhận thức của người dân về sản phẩm chè an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm và
bảo vệ mơi trường thì việc xây dựng dự án khuyến nơng về ứng dụng các dòng
chế phẩm bảo vệ thực vật an tồn có nguồn gốc thảo mộc và chế phẩm vi sinh
xử lý thân cành lá chè làm tăng hàm lượng mùn trong đất trong sản xuất chè ở
cả 02 huyện Đại Từ và thành phố Phổ Yên là cần thiết và phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương.
III. XÂY DỰNG DỰ ÁN “ỨNG DỤNG DÒNG CHỀ PHẨM VI
SINH XỬ LÝ PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG VIXURA TRONG SẢN XUẤT
CHÈ THEO TIỂU CHUẨN VIETGAP TẠI THÁI NGUYÊN”
1. Căn cứ để xây dựng Dự án
1.1. Cơ sở thực tiễn
Thực tế sản xuất chè hiện nay trên địa bàn tỉnh còn có tồn tại, hạn chế
như trình độ lao động nơng nghiệp chưa cao, việc lạm dụng quá nhiều thuốc
bảo vệ thực vật hóa học độc hại diễn ra phổ biến, môi trường sản xuất bị ô
nhiễm, cây chè chưa phát huy được tối đa tiềm năng năng suất, chất lượng
chè bị ảnh hưởng, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Việc ứng dụng
các dòng chế phẩm bảo vệ thực vật an tồn có nguồn gốc thảo mộc và chế
phẩm vi sinh xử lý thân cành lá chè làm tăng hàm lượng mùn trong đất trong
sản xuất chè ở cả 02 huyện Đại Từ và thành phố Phổ Yên nói riêng và cả tỉnh
nói chung cịn rất nhiều hạn chế.
1.2. Tính tiên tiến và thích hợp của cơng nghệ được chuyển giao


6

- Dòng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH và chế phẩm xử lý phế thải
đồng ruộng Vixura là kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đào tạo và Tư
vấn Khoa học Công nghệ (ITC) và Viện Công Nghệ Sinh học.
- Công nghệ áp dụng đưa vào dự án rất phù hợp với định hướng sản xuất

nông nghiệp an tồn của Bộ Nơng nghiệp và PTNT và của tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn hiện nay. Phù hợp với xu hướng phát triển nơng nghiệp an tồn
và bền vững trong khu vực và trên thế giới.
- Việc sử dụng đồng bộ dòng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf - SH và chế
phẩm xử lý phế thải đồng ruộng Vixura trong sản xuất chè khắc phục tình trạng tồn
dư thuốc bảo vệ thực vật độc hại trong sản phẩm và mơi trường; phịng trừ hiệu quả
các đối tượng sâu bệnh hại; cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng khả
năng hấp phụ và cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây chè; tăng khả năng sử dụng
các chất dinh dưỡng của cây chè; làm tăng năng suất và chất lượng chè; tạo nên
một nền sản xuất chè an tồn, bền vững và bảo vệ mơi trường sinh thái.
- Thực trạng hiện nay có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng
như sinh học đang được sử dụng trong sản xuất chè để phòng trừ các đối tượng
sâu bệnh. Tuy có hiệu lực cao nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng và hệ
sinh thái. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học lâu dài gây nên hiện tượng
kháng thuốc của sâu bệnh, gây tồn dư thuốc trong môi trường và trong sản
phẩm, độc hại cho người sản xuất, người tiêu dùng sản phẩm chè, tiêu diệt các
lồi thiên địch và ơ nhiễm mơi trường sinh thái. Cịn chế phẩm bảo vệ thực vật
Anisaf - SH được chiết xuất từ các loài thảo mộc khơng những có hiệu lực cao
trong phịng trừ các đối tượng sâu hại chính trên chè mà khơng gây tồn dư
thuốc, an tồn cho người sử dụng, khơng ảnh hưởng đến các loài thiên địch cũng
như hệ vi sinh vật có lợi trong đất. Cùng với chế phẩm Vixura xử lý thân cành lá
chè sau khi đốn và các phế thải nông nghiệp hữu cơ trên nương chè giúp cải tạo
thành phần và kết cấu đất; tăng khả năng hấp phụ dinh dưỡng, cung cấp dinh
dưỡng của đất cho cây chè và bảo vệ môi trường sinh thái. Sử dụng 02 dòng chế


7

phẩm Anisaf - SH và Vixura trong sản xuất chè an tồn theo quy trình VietGAP
thể hiện tính ưu việt và hiệu quả cao.

1.3. Căn cứ pháp lý về việc xây dựng và triển khai dự án
* Các văn bản có liên quan đến việc triển khai dự án:
- Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về
khuyến nông;
- Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT- BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài
chính qui định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước
thực hiện hoạt động khuyến nông;
- Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/6/2020 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thơn ban hành Quy chế quản lý chương trình,
dự án khuyến nông trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên;
- Căn cứ Quyết định số 116 /QĐ-KN-TCHC ngày 06/7/2020 của Trung
tâm Khuyến nông Quốc gia về việc ban hành hướng dẫn quản lý hoạt động
khuyến nông Trung ương;
- Căn cứ Thông tư 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2020 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử
dụng cấm sử dụng tại Việt Nam;
- Căn cứ Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Cơng nghệ về việc Ban hành
quy trình thực hành sản xt nơng nghiệp tốt cho chè búp tươi an tồn;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, số 3241/11 RR, ngày
25/11/2011 của Cục Bảo vệ Thực vật cho thuốc bảo vệt thực vật Anisaf - SH 01
2SL của Viện Nghiên cứu đào tạo và tư vấn khoa học cơng nghệ (ITC);
- Quy trình kỹ thuật áp dụng đồng bộ dòng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf
SH và chế phẩm xử lý phế thải đồng ruộng Vixura do Viện Nghiên cứu Đào tạo và
Tư vấn Khoa học Công nghệ (ITC) và Viện Công Nghệ Sinh học xây dựng.


8

* Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ ứng dụng trong dự án:

Phần lớn các loại đất trồng chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay là
đất chua nhẹ, độ ẩm không cao, đất chai cứng, kết cấu đất xấu, hàm lượng mùn
thấp và đặc biệt mật độ các vi sinh vật hữu ích rất thấp ảnh hưởng lớn đến khả
năng hấp phụ dinh dưỡng và cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây trồng. Thêm
vào đó các đối tượng sâu bệnh hại chè phát sinh gây hại mạnh, việc lạm dụng sử
dụng thuốc Bảo vệ thực vật hóa học gây hiện tượng kháng thuốc, giảm hiệu quả
phòng trừ, làm giảm năng suất, chất lượng chè, mất vệ sinh an tồn thực phẩm
và gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Vì vậy Dự án đã lựa chọn ứng dụng
dòng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH và chế phẩm xử lý phế thải đồng
ruộng Vixura của Viện Nghiên cứu Đào tạo và Tư vấn Khoa học Công nghệ
(ITC) và Viện Công Nghệ Sinh học trong canh tác chè tại Thái Nguyên.
Anisaf SH có thành phần là Polyphenol được chiết xuất từ các cây Bồ kết
(Gleditschia anstralis), Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis), Đơn buốt (Bidens
pilosa), Cúc liên chi dại (Parthenium hystherophorus) không gây độc hại cho
cây trồng, vật ni, đảm bảo vệ sinh an tồn nơng sản và bảo vệ môi trường sinh
thái. Đây là sản phẩm đã được đăng ký sử dụng trong phòng trừ các loại sâu trên
chè và một số loại rau (bắp cải, dưa chuột...). Đối với cây chè, thuốc có tác dụng
phịng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ ở liều lượng sử dụng là 50
ml/8 lít nước (lượng nước thuốc phun là 500-600 lít/ha/lần phun).
Hiệu lực của thuốc Anisaf - SH đối với một số đối tượng sâu chính hại
chè cụ thể: Rầy xanh giảm TB từ 71,5% đến 85,5%, Bọ cánh tơ giảm TB từ 60%
đến 80%, Nhện đỏ giảm TB từ 50% đến 66,7%, Bọ xít muỗi giảm TB từ 60%
đến 62,2%. Thuốc không ảnh hưởng đến các loài thiên địch.
Ngoài ra việc sử dụng thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật Anisaf SH còn hỗ trợ
quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây trồng và cải tạo chất lượng đất. Anisaf SH
là chế phẩm có tác dụng thúc đẩy khả năng điều hịa, chuyển hố dinh dưỡng
của cây trồng, giúp cây hấp thu và sử dụng hợp lý nguồn dinh dưỡng được cung
cấp. Đây là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu lượng phân bón phải sử dụng vừa



9

đảm bảo cho cây phát triển tốt vừa giảm thiểu được việc sử dụng phân bón hóa
học. Bên cạnh đó nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển và khả năng hoạt động
của hệ vi sinh vật sẵn có trong đất (hệ vi sinh vật bản địa), thúc đẩy vai trò của
chúng trong việc tái tạo dinh dưỡng, phục hồi độ phì nhiêu của đất, chống thối
hóa bạc màu đất, góp phần quan trọng trong việc xây dựng được tính bền vững
cho chất lượng đất trồng và qua đó đảm bảo được tính bền vững cho cây trồng.
Chế phẩm vi sinh xử lý phế thải đồng ruộng Vixura có tác dụng phân hủy
phế thải đồng ruộng (rơm rạ, cây phân xanh, thân cành chè sau khi đốn....) thành
mùn để từ đó ủ thành phân bón hữu cơ vi sinh. So với các loại phân bón vi sinh
nói chung, đây là các loại phân bón vi sinh được đánh giá cao với ưu điểm vượt
trội về tính chuyên biệt, phù hợp với đất và cây chè.
Chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH đã được ứng dụng thành công trong
việc phòng trừ sâu hại trên các đối tượng cây trồng khác nhau, đã được ghi nhận
ở nhiều địa phương như: Trên cây vải thiều Bắc Giang; Cây Cà phê, Chè, Hồ
tiêu ở Tây Nguyên theo chương trình Tây Nguyên 3; Phịng trừ hiệu quả các đối
tượng sâu hại chính trên cây chè ở Công ty chè Mỹ Lâm - Tuyên Quang ... Hiện
nay, chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH đang được Viện nghiên cứu đào tạo và
tư vấn chuyển giao khoa học công nghệ (ITC) thử nghiệm trong sản xuất các
loại nấm đặc biệt là nấm Linh Chi cho kết quả rất khả quan.
2. Mục tiêu, nội dung, quy mô dự án
2.1. Mục tiêu
* Mục tiêu tổng quát:
Sử dụng chế phẩm Anisaf SH và chế phẩm vi sinh xử lý phế thải đồng
ruộng Vixura trong sản xuất chè an toàn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm chè góp phần cải thiện mơi trường sinh thái.
* Mục tiêu cụ thể:



10

- Chuyển giao được quy trình áp dụng đồng bộ dòng chế phẩm bảo vệ
thực vật Anisaf SH và chế phẩm xử lý phế thải đồng ruộng Vixura cho địa
phương và người nông dân.
- Giảm thiểu tối đa việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật có nguồn
gốc hóa học gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản
xuất và người tiêu dùng, tăng từ 10-15 % năng suất chè.
- Xây dựng giải pháp ứng dụng đồng bộ chế phẩm bảo vệ thực vật sinh
học và chế phẩm vi sinh cho sản xuất 10 ha chè an tồn theo quy trình thực hành
sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP), tạo ra 120 - 130 tấn chè búp tươi an toàn
của 2 huyện Đại Từ và thành phố Phổ Yên.
- Chứng nhận VietGAP cho 10 ha chè sản xuất chè an toàn ứng dụng chế
phẩm bảo vệ thực vật Anisaf - SH và chế phẩm vi sinh Vixura.
* Mục tiêu nhân rộng:
Nhân rộng mơ hình ứng dụng dòng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH
và chế phẩm xử lý phế thải đồng ruộng Vixura trên địa bàn 02 huyện Đại Từ và
thành phố Phổ Yên với quy mô từ 30 - 50 ha.
2.2. Nội dung, quy mô, địa điểm thực hiện dự án
2.2.1. Quy mô và địa điểm thực hiện của dự án

- Quy mô: Tổng diện tích là 10 ha chè.
- Tổng số hộ tham gia: 80 hộ.
- Địa điểm: Tại 02 huyện Đại Từ và thành phố Phổ Yên.
2.2.2. Nội dung thực hiện dự án
2.2.2.1. Khảo sát, lựa chọn, triển khai thực hiện
Dự án dự kiến triển khai 02 mơ hình, mỗi mơ hình quy mô 05 ha với tổng
số hộ 80 hộ ứng dụng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf - SH và chế phẩm
Vixura trong sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP thuộc 02 huyện Đại
Từ và thành phố Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.



11

2.2.2.2. Đào tạo tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật
- Nội dung tập huấn: Quy trình kỹ thuật ứng dụng đồng bộ chế phẩm bảo
vệ thực vật Anisaf SH, chế phẩm vi sinh xử lý phế thải đồng ruộng Vixura và
một số chế phẩm vi sinh đa chức năng trong canh tác chè theo hướng an tồn;
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho chè búp tươi an
toàn cho các hộ tham gia và một số hộ xung quanh vùng dự án.
- Số lượng tập huấn: Tổ chức 02 lớp tập huấn cho các hộ tham gia dự án
(mỗi mơ hình ở mỗi huyện 01 lớp, số lượng 40 người/lớp, thời gian tập huấn là
01 ngày/lớp). Giảng viên là những người có trình độ chun mơn của Viện
Nghiên cứu Đào tạo và Tư vấn Khoa học Công nghệ (ITC), Viện Công Nghệ
Sinh học và Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2.3. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm Anisaf SH và Vixura
trong sản xuất chè theo quy trình VietGAP
- Đánh giá và lựa chọn các hộ tham gia mơ hình.
- Tổ chức kiểm tra theo dõi và chỉ đạo mơ hình.
- Hỗ trợ chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH và chế phẩm vi sinh xử lý
phế thải đồng ruộng Vixura cho các hộ tham gia dự án.
- Hướng dẫn các hộ tham gia mơ hình ứng dụng thành cơng chế phẩm
Anisaf SH và Vixura trong sản xuất chè an toàn.
2.2.2.4. Đánh giá chất lượng chè và hiệu quả tác động của chế phẩm
Đánh giá chất lượng chè và hiệu quả tác động của chế phẩm thông qua các
chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng sản phẩm chè; hiệu quả phịng trừ các
loại sâu bệnh hại chính và kết quả kiểm định mẫu đất, nước và sản phẩm chè.
2.2.2.5. Chứng nhận VietGAP cho 2 mơ hình triển khai
thực hiện dự án
- Tổ chức triển khai tư vấn chứng nhận VietGAP cho các hộ tham gia mơ hình.



12

- Phối hợp với Đơn vị tổ chức chứng nhận tiến hành lấy mẫu, đánh giá và
cấp giấy chứng nhận VietGAP.
2.2.2.6. Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, tuyên truyền khuyến cáo
- Tổ chức 01 cuộc Hội thảo tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm.
- Tuyên truyền và khuyến cáo nhân diện rộng mơ hình sử dụng dịng chế
phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH và chế phẩm vi sinh xử lý phế thải đồng ruộng
Vixura trong vùng dự án và các vùng lân cận.
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá
2.3.1. Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè
* Chỉ tiêu về sinh trưởng: Tiến hành đo đếm định kỳ về một số chỉ tiêu như:
- Chiều cao cây (cm);
- Chiều rộng tán (cm);
- Mật độ búp (búp/m2);
- Khối lượng búp (g/búp).
* Chỉ tiêu về năng suất:
- Năng suất lý thuyết (kg/ha): NSLT = P.m.S (Trong đó: P: khối lượng
búp (g); m: mật độ búp (búp/m2); S: diện tích tán (m2).
- Năng suất thực thu (kg/ha): là lượng búp thu hái được thực tế trên 01 ha.
* Chỉ tiêu về chất lượng:
- Đánh giá chất lượng nguyên liệu búp tươi như xác định tỷ lệ búp mù
(%), xác định thành phần cơ giới búp...
- Đánh giá chất lượng chè thành phẩm thông qua phương pháp cảm quan,
thử nếm...
2.3.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH
và chế phẩm vi sinh xử lý phế thải đồng ruộng Vixura



13

- Đánh giá hiệu quả phòng trừ một số đối tượng sâu hại trên cây chè như:
rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi... theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01
- 118 : 2012/BNNPTNT.
- Căn cứ vào kết quả kiểm định mẫu đất, nước, và sản phẩm chè khi đánh
giá chứng nhận VietGAP để đánh giá hiệu quả của các chế phẩm ứng dụng đối
với đất trồng chè so với đối chứng (như giảm sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và
phân bón hóa học, tăng độ mầu của đât...), mức độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
trong đất, nước và trong sản phẩm chè.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án.
2.4. Dự kiến tiến độ thực hiện
TT Nội dung công việc

1

Khảo sát địa bàn, xây
dựng chi tiết kế hoạch
triển khai dự án

2

Điều tra, khảo sát chọn
hộ

3

Hội nghị triển khai


- Triển khai hoạt động tư
vấn
chứng
nhận
VietGAP

Thời gian

01/2021

Dự kiến kết quả
Xác định được địa
điểm và các hộ
tham gia dự án

Cơ quan, cá nhân
thực hiện
Đơn vị thực hiện
dự án

02 Chọn các hộ đủ
Đơn vị thực hiện
3/20 điều kiện tham gia
dự án
21 dự án
3/2021

Đào tạo cho các
3 - 4/2021 hộ tham gia dự án
thực hiện được

- Tập huấn kỹ thuật và
theo đúng quy
đào tạo cho đội ngũ cán
trình
bộ địa phương và các hộ
nông dân tham gia dự án

Đơn vị thực hiện
dự án
- Đơn vị thực hiện
dự án
- Chi cục bảo vệ
thực vật tỉnh
- Viện Nghiên cứu
Đào tạo và Tư vấn
Khoa học Công nghệ
(ITC) và Viện Công
Nghệ Sinh học - Các
hộ nông dân

Hỗ trợ chế phẩm Anisaf 3 - 9/2021 Chế
phẩm - Đơn vị thực hiện
SH
Anisaf SH và chế
dự án
phẩm Vixura.


14


- Các hộ nông dân

Đánh giá, giám sát
chứng nhận VietGAP
và cấp giấy chứng nhận
VietGAP

7

- Hỗ trợ chế phẩm
Vixura
- Xử lý phế thải đồng
ruộng, thân cành chè
đốn

Đánh giá hiệu quả của
dự án

Thanh quyết tốn

9/202110/2021

11/202101/2022

Sản xuất chè theo
quy trình thực
hành sản xuất
nơng nghiệp tốt
(VietGAP)
sử

dụng chế phẩm
Anisaf SH để
phòng trừ sâu
bệnh hại.

- Đơn vị thực hiện
dự án
- Tổ chức chứng
nhận
- Cán bộ kỹ thuật
phụ trách dự án
- Các hộ nông dân

- Đơn vị thực hiện
Sử dụng chế phẩm
dự án
xử lý phế thải
- Cán bộ kỹ thuật
đồng
ruộng
phụ trách dự án
Vixura
- Các hộ nông dân

02/20225/2022

Đánh giá được
hiệu quả việc sử
dụng các dòng chế
Đơn vị thực hiện

phẩm, năng suất,
dự án
chất lượng chè và
hiệu quả kinh tế
của dự án

6/2022

Chứng từ đảm bảo Đơn vị thực hiện
theo quy định
dự án

3. Các nhu cầu và điều kiện để thực hiện dự án
3.1. Cơ sở vật chất và điều kiện của các hộ tham gia mơ hình
Ban chủ nhiệm dự án đã tiến hành điều tra, khảo sát và thảo luận với các
cán bộ địa phương và hộ nông dân trực tiếp thực hiện dự án và xây dựng phương
án, các tiêu chí lựa chọn hộ gia đình tham gia dự án như sau:
+ Tự nguyện tham gia tiếp nhận mơ hình;
+ Có các cơ sở vật chất liên quan (đất đai, vật tư, nguyên, nhiên liệu...),
lao động phục vụ việc triển khai thực hiện mơ hình;
+ Có khả năng về vốn đối ứng đầy đủ theo yêu cầu của dự án;


15

+ Có cam kết thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung mà ban chủ
nhiệm dự án cũng như cấp trên giao cho (theo đúng thuyết minh được duyệt);
+ Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, quy định của ban chủ nhiệm dự án;
+ Sau khi dự án kết thúc, tuyên truyền vận động và phổ biến kinh nghiệm
cho người dân các vùng xung quanh để mở rộng mô hình.

3.2. Về khoa học cơng nghệ
- Quy trình áp dụng: Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt
(VietGAP) cho chè búp tươi (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phê duyệt theo Quyết định số 1121 năm 2008). Quy trình áp dụng đồng bộ dịng
chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH và chế phẩm xử lý phế thải đồng ruộng
Vixura trong sản xuất chè an toàn, chất lượng và bền vững của Viện Nghiên cứu
Đào tạo và Tư vấn Khoa học Công nghệ (ITC) và Viện Công Nghệ Sinh học.
- Về vật tư hỗ trợ: Sử dụng dòng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH và chế
phẩm xử lý phế thải đồng ruộng Vixura do Viện Nghiên cứu Đào tạo và Tư vấn
Khoa học Công nghệ (ITC) và Viện Công Nghệ Sinh học nghiên cứu phát triển.
3.3. Về nhân lực
- Thành lập Ban chủ nhiệm dự án để trực tiếp tổ chức thực hiện dự án. Ban
chủ nhiệm dự án gồm: Chủ nhiệm dự án, thư ký dự án, kế toán dự án và ủy viên
dự án. Ký hợp đồng thuê cán bộ kỹ thuật để trực tiếp chỉ đạo thực hiện dự án.
- Ban chủ nhiệm dự án chọn các hộ có đủ điều kiện tham gia dự án.
- Sau khi dự án được phê duyệt ban quản lý dự án phát triển chè xây dựng và
thông qua kế hoạch cụ thể triển khai dự án, cơng khai các chính sách hỗ trợ, ký hợp
đồng cam kết với từng chủ hộ và tập huấn hướng dẫn các hộ tham gia mơ hình về
kỹ thuật để dự án thực hiện đảm bảo được mục tiêu và nội dung đã xây dựng.
3.4. Giải pháp về chính sách
- Hỗ trợ vật tư thực hiện mơ hình: Các hộ nông dân tham gia dự án được
hỗ trợ 40% chế phẩm Anisaf SH và chế phẩm Vixura theo định mức kỹ thuật.


16

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức tập huấn kỹ thuật,
kinh phí quản lý dự án, kinh phí chứng nhận VietGAP, hội thảo, cơng kỹ thuật
và nghiệm thu.
- Nông dân phải đối ứng 60% chế phẩm Anisaf SH và chế phẩm Vixura;

100% vật tư khác, 100% cơng lao động, đất đai và các chi phí khác.
3.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tỉnh Thái Nguyên là cửa ngõ giao thương giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh
phía Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra các hộ nông
dân chủ yếu sản xuất mặt hàng chè xanh chất lượng cao, thị trường chè Thái
Nguyên có tiềm năng rất lớn ngồi chè đen xuất khẩu cịn 80% lượng chè xanh
tiêu thụ trong nước và 20 % chè xanh xuất khẩu. Việc sản xuất ra các sản phẩm
chè an toàn, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hứa hẹn sẽ mang lại
lợi nhuận kinh tế cao cho người nơng dân.
3.6. Nhu cầu kinh phí
Tổng kinh phí: 234.198.000 đồng.
Trong đó:
- Kinh phí nhà nước hỗ trợ:

183.896.000 đồng.

- Vốn đối ứng của dân:

50.302.000 đồng.

4. Hiệu quả dự án
4.1. Sản phẩm của dự án
TT Tên sản phẩm

ĐVT

1

Mơ hình sản xuất chè
sử dụng dòng chế

phẩm bảo vệ thực vật
Anisaf SH và chế
phẩm xử lý phế thải
đồng ruộng Vixura

2

Giấy
chứng
VietGAP

nhận

Mơ hình
sản xuất
chè an
tồn,
chất
lượng
Giấy
chứng
nhận

Số lượng Kết quả đạt được
- Có năng suất cao và chất
lượng cao, đảm bảo vệ sinh an
02
tồn thực phẩm.
(05ha/mơ - Là mơ hình điểm để mọi
hình) người đến tham quan, học tập.

- Có thu nhập, đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
- Tổ chức chứng nhận
02
VietGAP chứng nhận sản xuất
chè an tồn theo quy trình


17

3

4

5

6

7

Sản lượng chè búp
tươi

Tấn

Quy trình kỹ thuật
ứng dụng đồng bộ
dịng chế phẩm bảo
vệ thực vật Anisaf SH Quy trình
và chế phẩm xử lý

phế thải đồng ruộng
Vixura.
Lớp đào tạo, tập huấn
sử dụng dòng chế
phẩm BVTV Anisaf
Lớp đào
SH và chế phẩm xử lý
tạo
phế thải đồng ruộng
Vixura trong sản xuất
chè an toàn
Tổ chức hội thảo chia
sẻ kinh nghiệm và đề Hội thảo
xuất khuyến cáo
Báo cáo khoa học

Báo cao

VietGAP.
Sản phẩm chè búp tươi có chất
lượng cao, an toàn, sản xuất ra
120-130
sản phẩm chè xanh chất lượng
cao.

01

Quy trình kỹ thuật ứng dụng
đồng bộ dịng chế phẩm bảo
vệ thực vật Anisaf SH và chế

phẩm xử lý phế thải đồng
ruộng Vixura được áp dụng
rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

02

Đào tạo được 02 lớp với 80
người tham gia biết sử dụng
dòng chế phẩm bảo vệ thực
vật Anisaf SH và chế phẩm
xử lý phế thải đồng ruộng
Vixura.

01

01

Hội thảo khuyến cáo nhân
rộng mơ hình ra các địa
phương khác.
Đánh giá kết quả sản xuất, đề
xuất biện pháp duy trì, mở rộng
mơ hình, giúp cho người dân và
địa phương có căn cứ để ứng
dụng công nghệ mới.

4.2. Hiệu quả của dự án
4.2.1. Hiệu quả kinh tế xã hội trực tiếp của dự án
Ứng dụng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH và chế phẩm vi sinh xử lý
phế thải đồng ruộng Vixura trong sản xuất chè an tồn có tác dụng hạn chế tác

hại của các đối tượng sâu bệnh hại chè, giảm số lần phun thuốc, xử lý được
lượng thân cành lá chè đốn hàng năm thành phân bón hưu cơ vi sinh, cải tạo
chất lượng đất, nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây chè, nâng cao
hiệu quả sử dụng phân bón từ đó giảm chi phí đầu tư ban đầu, làm tăng năng
suất, chất lượng chè và tăng hiệu quả sản xuất. Với 10 ha chè mơ hình ứng dụng
chế phẩm bảo về thực vật và chế phẩm vi sinh xử lý phế thải đồng ruộng sẽ cho
sản phẩm thu hoạch khoảng 120-130 tấn chè búp tươi an tồn/năm. Nếu tính giá


18

ngun liệu chế biến chè xanh an tồn (20.000đ/kg) thì tổng giá trị thu được
khoảng 2,4 đến 2,6 tỷ đồng.
4.2.2. Hiệu quả khi mở rộng khả năng ứng dụng của dự án
Dự án "Ứng dụng dòng chế phẩm bảo vệ thực vật Anisaf SH và chế phẩm
vi sinh xử lý phế thải đồng ruộng Vixura trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP tại Thái Nguyên" là dự án ứng dụng khoa học cơng nghệ có tính khả
thi cao và phù hợp với xu hướng sản xuất chè trong thời gian tới. Dự án sẽ là mơ
hình mẫu. Trên cơ sở mơ hình này khi áp dụng ra sản xuất đại trà sẽ góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng chè, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ
môi trường sinh thái. Người nông dân sản xuất chè trên địa bàn tỉnh nói chung và
các huyện tham gia dự án nói riêng có thêm cơ hội tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật
mới, tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc
đẩy phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên, tạo công ăn việc làm cho lao động
nông thôn tại địa phương.
4.2.3. Hiệu quả môi trường của dự án
Dự án ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất chè tạo nên nền
nơng nghiệp an tồn bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng chế
phẩm bảo vệ thực vật được chiết xuất từ các loài thảo mộc có tác dụng hạn chế
tác hại của các đối tượng sâu hại chè, bảo vệ, hỗ trợ cây chè, cải tạo đất từ đó dần

dần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc
hóa học độc hại, lâu phân hủy trong mơi trường tự nhiên, khắc phục tình trạng dư
thừa thuốc bảo vệ thực vật độc hại trong môi trường và trong sản phẩm.
Ngồi ra thành cơng của dự án sẽ tạo ra một cảnh quan môi trường Xanh Sạch - Đẹp cho một vùng nơng thơn, góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp và nông thôn.



×