Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống dưa chuột vụ đông trong nhà có mái che năm 2022 tại xuân mai, chương mỹ, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.14 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA/VIỆN: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & PTNT
===&&&===

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NƠNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ
GIỐNG DƯA CHUỘT VỤ ĐƠNG TRONG NHÀ CĨ MÁI CHE
NĂM 2022 TẠI XUÂN MAI, CHƯƠNG MỸ, HÀ NỘI.

NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 7620110

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Bùi Thị Cúc

Sinh viên thực hiện:

Đinh Quang Thắng

Mã Sinh viên:

1953081123

Lớp:

K64 – KHCT

Hà Nội, tháng 05 năm 2023



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp,
gắn liền với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất,
đồng thời đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên. Được sự đồng
ý của Viện Quản lý đất đai & Phát triển nông thôn và giáo viên hướng dẫn, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một
số giống dưa chuột vụ đơng trong nhà có mái che năm 2022 tại Xn Mai,
Chương Mỹ, Hà Nội”.
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tơi xin bày tỏ lịng biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: ThS. Bùi Thị Cúc đã tận
tình hướng dẫn tơi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Khuyến nông
– Khoa học cây trồng, Viện Quản lý đất đai & Phát triển nông thôn đã trang bị
cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại
trường và nhiệt tình giúp đỡ tơi thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ
năng của bản thân cịn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài khóa luận này
khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ
bảo, bổ sung thêm của thầy cơ và các bạn để bài khóa luận được hồn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 05 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Đinh Quang Thắng

i


MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi
PHẦN 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3
1.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học cây dưa chuột .................... 3
1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại .................................................................................................. 3
1.1.3. Đặc điểm thực vật học của dưa chuột ..................................................... 4
1.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây dưa chuột ....................................................... 7
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DƯA CHUỘT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .... 9
1.2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới ............................................. 9
1.2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam .............................................. 9
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DƯA CHUỘT TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM ..................................................................................................... 10
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về dưa chuột trên thế giới .................................. 10
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về dưa chuột ở Việt Nam................................... 12
PHẦN 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 15
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 15
2.1.1. Giống: .................................................................................................... 15
2.1.2. Phân bón: ............................................................................................... 15
2.1.3. Vật tư nông nghiệp khác: ...................................................................... 15
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 15
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 15
2.3.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp ......................................................................... 15
2.3.2. Phương bố trí thí nghiệm ...................................................................... 16
2.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm........................................ 16
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 18
ii



2.3.5. Phương pháp tổng hợp và số liệu phân tích thống kê ........................... 19
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 20
3.1. ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT KHÍ, HẬU KHU CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 20
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG DƯA CHUỘT THAM
GIA THÍ NGHIỆM ......................................................................................... 21
3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
CÁC GIỐNG DƯA CHUỘT THAM GIA THÍ NGHIỆM ............................ 25
3.3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống dưa chuột tham gia nghiên cứu ...... 25
3.3.2. Một số đặc trưng sinh trưởng của các giống dưa chuột thí nghiệm...... 28
3.3.3 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống dưa chuột thí nghiệm...... 29
3.3.4. Động thái ra lá thân chính của các giống dưa chuột thí nghiệm ........... 31
3.4. NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT .......... 33
3.5. MỨC ĐỘ NHIỄM SÂU BỆNH HẠI CỦA CÁC GIỐNG DƯA CHUỘT
THÍ NGHIỆM ................................................................................................. 38
3.6. CHẤT LƯỢNG QUẢ CÁC GIỐNG DƯA CHUỘT THAM GIA THÍ
NGHIỆM......................................................................................................41
3.7. LỰA CHỌN GIỐNG DƯA CHUỘT PHÙ HỢP VỚI ĐẶC ĐIỂM
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 41
PHẦN 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................. 43
4.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 43
4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 45

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

ĐC

Đối chứng

2

QCVN

3

CT

4

OTN

Ơ thí nghiệm

5

TGST


Thời gian sinh trưởng

6

NSLT

Năng suất lý thuyết

7

NSTT

Năng suất thực thu

8

NSCT

Năng suất cá thể

Quy chuẩn Việt Nam
Công thức

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của dưa chuột trên thế giới ............ 9
(2017 -2021) ...................................................................................................... 9
Bảng 3.1. Giống dưa chuột sử dụng tham gia nghiên cứu .............................. 15

Bảng 3.2. Lượng phân bón cho 1 ha dưa chuột .............................................. 17
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại của dưa chuột .................................... 19
Bảng 4.1. Điều kiện thời tiết khu vực nghiên cứu trong ................................. 20
thời gian thí nghiệm ........................................................................................ 20
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái của các giống dưa chuột .................................. 22
tham gia thí nghiệm ......................................................................................... 22
Bảng 4.3. Thời gian sinh trưởng của các giống dưa chuột ............................. 25
tham gia nghiên cứu ........................................................................................ 25
Bảng 4.4. Đặc trưng sinh trưởng của các giống dưa chuột thí nghiệm .......... 28
Bảng 4.5. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống ............................. 30
dưa chuột thí nghiệm ....................................................................................... 30
Bảng 4.6. Động thái ra lá thân chính của các giống dưa chuột thí nghiệm .... 32
Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ............................... 35
dưa chuột thí nghiệm ....................................................................................... 35
Bảng 4.8. Năng suất của các giống dưa chuột thí nghiệm .............................. 37
Bảng 4.9. Mức độ nhiễm sâu hại của các giống dưa chuột thí nghiệm .......... 39
Bảng 4.10. Mức độ nhiễm bệnh hại của các giống dưa chuột thí nghiệm ...... 40
Bảng 4.11. Chất lượng quả các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm..........41
Bảng 4.12. So sách đặc điểm của hai giống lựa chọn với giống đối chứng ... 42

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Đặc điểm hình thái của các giống dưa chuột .................................. 22
Hình 4.2. Quả các giống dưa chuột thí nghiệm .............................................. 24
Hình 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống .............................. 30
dưa chuột thí nghiệm ....................................................................................... 30
Hình 4.4. Động thái ra lá thân chính của các giống dưa chuột thí nghiệm..... 32
Hình 4.5. Năng suất của các giống dưa chuột thí nghiệm .............................. 37


vi


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Dưa chuột (tên khoa học Cucumis sativus) (miền Nam gọi là dưa leo) là

một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loại rau ăn
quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở
thành thực phẩm của nhiều nước. Dưa chuột là một thức ăn rất thơng dụng và
cịn là một vị thuốc có giá trị. Một số chỉ tiêu về thành phần hoá học của một
số giống dưa chuột đang trồng phổ biển ở vùng Đông bằng sông Hồng như
sau: chất khô 4-7%, đường tổng số: 1,75- 2,19% ; vitaminC: 5-6,25mg% (Tạ
Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2000). Trước đây dưa chuột
được dùng như loại quả tươi để giải khát là chủ yếu. Khi thị trường trong
nước và thế giới được mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong
phú thì việc đa dạng hố cách sử dụng là tất yếu. Ngày nay dưa chuột được sử
dụng rộng rãi trong bữa ăn thường nhật dưới dạng quả tươi, sào, trộn salat, cắt
lát, muối chua, đóng hộp, v.v... Dưa chuột còn là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng. Vì vậy giống dưa chuột cũng phải đa dạng và phong phú để phù hợp
với những yêu cầu khác nhau như giống chuyên dùng cho chế biến, giống
dùng để ăn tươi...
Hiện nay với khoa học kĩ thuật phát triển người dân có thể trồng dưa
chuột nhiều vụ trong năm nhờ trồng trong nhà có mái che (nhà lưới, nhà kính,
nhà màng...) có thể tránh được các tác nhân như gây ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây như mưa, bão, giá rét, sương muối,
côn trùng, sâu bệnh hại gây bệnh... Một yếu tố quan trọng cấu thành năng suất

dưa chuột đó là giống ưa chuột, ở nước ta có rất nhiều giống dưa chuột như
giống lai, nhập nội, giống bản địa...Tuy nhiên chất lượng và năng suất các
giống dưa chuột thấp và khơng ổn định. Vì vậy đánh giá các đặc tính sinh
trưởng, phát triển cây dưa chuột hiện nay là cấp thiết, mang tính khoa học và
thực tiễn.

1


Thị trấn Xuân Mai nói riêng và huyện Chương Mỹ nói chung có diện
tích trồng rau khá lớn, diện tích dưa chuột được trồng nhều. Do vậy việc chọn
tạo các giống dưa chuột phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và cho chất
lượng, năng suất cao là vô cùng cần thiết. Nhằm phát triển các giống dưa
chuột và xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu trên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống dưa
chuột vụ đơng trong nhà có mái che năm 2022 tại Xn Mai, Chương Mỹ,
Hà Nội ”.
1.2. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm hình thái, sinh trưởng, phát triển năng suất và chất
lượng các giống dưa chuột thí nghiệm.
- Lựa chọn giống có khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất
cao, trong điều kiện vụ đông.
1.2.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi: Vụ đông 2022 tại vườn thực nghiệm trường Đại học Lâm
nghiệp.
- Giới hạn nghiên cứu:
+ Giống: 3 giống dưa chuột nếp Tân Lạc (ĐC), VIC19, nếp Hàn Quốc.
- Điều kiện nghiên cứu: Trong nhà có mái che.


2


PHẦN 2 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm thực vật học cây dưa chuột
2.1.1. Nguồn gốc
Dưa chuột là loại rau truyền thống. Nhiều tài liệu cho biết dưa chuột có
nguồn gốc ở miền tây Ấn Độ. Cũng có ý kiến cho rằng dưa chuột cịn có
nguồn gốc ở Nam Á và được trồng trọt khoảng 3000 năm nay. Dưa chuột
được đưa đến một số vùng phía Tây châu Á, Bắc Phi và Nam Âu. Dưa chuột
được giới thiệu ở Trung Quốc rất sớm có thể 100 năm hoặc hơn trước cơng
ngun.
Trong giai đoạn Roma dưa chuột có giá trị và phát triển phương pháp
trồng dưới mái che. Charlemagne đã trồng dưa chuột, và thế kỷ 13 dưa chuột
được đưa đến nước Anh. Columbus đã gieo và trồng những cây dưa chuột ở
Haiti trong chuyến du lịch đường biển lần thứ 2 của ông. Người Tây Ban Nha
đã phát hiện ra cây dưa chuột của địa phương trong thời gian bọn thực dân
thống trị lâu dài ở thế kỷ 16.
Vì khí hậu ở nước Anh rất khắc nghiệt (xứ sở của xương mù) và sự
mẫn cảm của dưa chuột với nhiệt độ, người Anh đã sáng tạo ra phương pháp
trồng dưa chuột không hạt trong nhà kính.
Ở Trung Đơng phổ biến là dạng quả niềm và nhân. Người Liên Xơ
thích dạng q ngắn, mập, sù sì. Người Pháp thích dạng quả mập và hình
dạng không theo quy luật nào (Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2000).
Ở nước ta, dưa chuột được trồng từ rất lâu, có thể trồng được ở nhiều
vùng trên cả nước nhưng chủ yếu được trồng nhiều ở đồng bằng và vùng núi
phía bắc.
2.1.2. Phân loại
Dưa chuột thuộc chi Cucumis, lồi C. sativus L. Đã có nhiều tác giả
tiến hành phân loại dưa chuột, trong đó Teachenko (1967) đã phân loại


3


Cucumis sativus L. thành 3 thứ: dưa chuột thường, dưa chuột lưỡng tính và
dưa chuột hoang dại,...
Theo I. B. Libner Nonneck (1989) thì Cucumis sativus L chỉ là một
dạng hình của dưa chuột, là cây rau thương mại quan trọng. Những cây khác
cũng được gọi là dưa chuột như : C. flexiosus và C. melo (dưa chuột rắn) ; dưa
chuột Tây Ấn Độ (Gherkin) : C. anguria L.; dưa chuột tròn C. prophetarum ;
dưa chuột trắng Trung Quốc Vard. conomon hoặc dưa chuột sao : Siryos
angulatus (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà, 2000).
Theo Raymond A.T. George (1989) dưa chuột có nhiều dạng hình, hình
dạng và kích cỡ quả phong phú. Lồi trồng trọt có thể chia thành 4 nhóm
chính:
- Dưa chuột sản xuất ngồi đồng với đặc điểm nổi bật là gai trắng hoặc
đen.
- Dưa chuột trồng trong nhà kính hoặc như giống dưa chuột Anh.
Những dụng hình này q dài, khơng có gai, có thể sản xuất quả đơn tính.
- Giống Sik Kim nguồn gốc ở Ấn Độ, quả có mẫu hơi đỏ hoặc vàng da
cam.
- Dưa chuột quả nhỏ dùng để dầm dấm, muối chua.
Dưa chuột còn được phân loại theo cách sử dụng : cắt lát, hoặc muối
chua (ăn tươi hoặc chế biến). Theo Mark J. Basett (1986) thì dưa chuột dùng
để muối chua tỷ lệ chiếu đài/đường kính (L/D) phải nhỏ hơn dựa chuột dùng
để thái lát. L/D của dưa chuột muối chua từ 2,8-3,2. Tỷ lệ này thay đổi theo
mật độ trồng. Dưa chuột dùng để muối chua phải thắng tròn, hình khối (Tạ
Thu Cúc và cộng sự, 2000).
2.1.3. Đặc điểm thực vật học của dưa chuột
a) Rễ

Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm ướt nên rễ cây dưa chuột
nhìn chung yếu hơn rễ của các cây bí ngô, dưa hấu và dưa thơm. Hệ rễ ưa ẩm,
không chịu khô hạn, cũng không chịu ngập úng.
4


Hệ rễ của dưa chuột có thể ăn sâu dưới tầng đất 1m, rễ nhánh và rễ phụ
phát triển theo điều kiện đất đai. Hệ rễ về phân bố ở tầng đất từ 0-30cm,
nhưng hầu hết rễ tập trung ở tầng đất 15-20 cm. Sau mọc 5-6 ngày rễ phụ phát
triển, thời kỳ cây con rễ sinh trưởng yếu. Khả năng sinh trưởng mạnh, yếu
phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm đất và thời gian bảo quản hạt giống.
Thời kỳ cây con khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận kém, nếu cây bị
hạn hoặc úng, nồng độ chất dinh dưỡng cao, hệ rễ sẽ bị khô đen và bị thối. Rễ
phát triển kém sẽ ảnh hưởng đến bộ phận trên mặt đất, thân bé nhỏ sinh
trưởng kém (Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2000).
b) Thân
Thân cây dưa chuột thuộc loại leo bò, thân mảnh, nhỏ, chiều cao thân
phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Căn
cứ vào chiều cao cây có thể phân chia thành 3 nhóm:
Loại lùn chiều cao cây từ 0,6-1m.
Loại trung bình chiều cao cây. >1-1,5m.
Loại cao chiều cao cây >1,5 đến 2-3m, có loại tới 4-5m.
Trên thân có cạnh, có lơng cứng và ngắn, đường kính thân là một chỉ
tiêu quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính thân q
nhỏ hoặc q lớn đều khơng có lợi. Đối với những giống trung bình và giống
muộn đường kính đạt gần lcm là cây sinh trưởng tốt.
Trên thân chính có khả năng phân cành cấp 1 và cành cấp 2, quả ra chủ
yếu trên thần chính. Trong kỹ thuật tỉa cành lưu giữ thân chính và 1-2 cành
cấp 1, tuỳ theo điều kiện cụ thể (Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2000).
c) Lá

Lá dưa chuột gồm có lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua
trục thân. Lá mầm có hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự
đốn tình hình sinh trưởng của cây. Người trồng dưa thường quan tâm tới độ
lớn, sự cân đối và thời gian duy trì lá mầm trên cây dài hay ngắn.

5


Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 2 lá mầm là chất lượng giống,
khối lượng hạt giống to hay nhỏ, chất dinh dưỡng trong đất, độ ẩm đất và
nhiệt độ, nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho lá bị co rút lại.
Lá thật có 5 cánh, chia thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt; có dạng lá trịn
trên lá có lơng cứng, ngắn. Mẫu sắc lá thay đổi theo giống xanh vàng hoặc
xanh thẫm (Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2000).
d) Hoa
Hoa dưa chuột có màu vàng đường kính từ 2-3cm. Tính đực cái của hoa
dưa chuột biểu hiện rất phong phú. Đó là dạng cây có hoa đơn tính cùng gốc
(monoecious), hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Dạng hình khác là trên
cây chỉ có hoa cái (gynoecious), hoặc đơi khi xuất hiện dạng hình đơn tính
khác gốc (dioecious), đó là trên cây tất cả là hoa đực hoặc tất cả là hoa cái.
Trong quá trình phát triển, dưa chuột cịn sản sinh ra dạng hình hoa cái
và hoa lưỡng tính cùng gốc (gynomonoecious). Dạng hình cơ bản vẫn là trên
cây có hoa cái hoặc cây có tập tính ra hoa cái nhưng mang thêm một số hoa
lưỡng tính.
Tuy vậy hoa của dưa chuột chủ yếu là hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực
hoa cái trên cùng một cây, nhưng hoa cái chiếm ưu thế. Thực tế trên đồng
ruộng hiếm thấy có một quần thể dưa chuột trên cây chỉ có hoa cái. Vì vậy
dạng hình đơn tính cùng gốc (gynoccious) nên hiểu là trên cây hoa cái chiếm
ưu thế nhưng cũng có một số hoa đực. Hoa đực mọc thành chùm ở nách lá,
hoa mọc những vị trí cao hơn hóa đực, hoa cái có cuống ngắn và mập hơn hoa

đực.
Hoa dưa chuột thụ phấn nhờ còn trùng (ong mật) trừ những hoa là hoa
lưỡng tính. Dưa chuột khơng thể giao phấn với dưa thơm (C. Melo).
Sự xuất hiện của hoa cái sớm hay muốn phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ
chiếu sáng, chất dinh dưỡng và nồng độ CO2. Nhiệt độ 16 -18

oC,

thời gian

chiếu sáng 10-11 giờ/ngày, nồng độ CO2 thích hợp, dinh dưỡng đầy đủ thì
hoa cái xuất hiện sớm và nhiều. Nếu nhiệt độ cao thời gian chiếu sáng dài
(>14 giờ/ngày) hoa cái ra muộn và ở vị trí cao (Tạ Thu Cúc và cộng sự,
2000).
6


e) Quả
Quả dưa chuột thường thn dài, quả có 3 múi, hạt dính vào giá nỗn.
Hình dạng, độ dài, khối lượng, màu sắc quả sai khác rất lớn, sự sai khác đó
phụ thuộc chủ yếu do giống.
Màu sắc quả của hầu hết các giống dưa chuột là màu xanh, xanh vàng,
khi chín vỏ quả thường nhẵn hoặc có gai. Màu xanh khi chín thương phẩm
thường phù hợp với thị hiếu của nhiều người tiêu dùng. Sau thu hái quả
chuyển màu vàng nhanh là nhược điểm lớn của giống.
Trong sản xuất dưa chuột thường xuất hiện những hiện tượng quả dị
hình, quả phát triển khơng cân đối,... đó là do sự biến đổi quá mạnh trong thời
kỳ phôi thai. Sự thay đổi khơng bình thường trong thời kỳ hình thành hạt sẽ
sản sinh ra quả dị hình.
Đường kính quả là chi tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng và giá trị

sử dụng (Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2000).
2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây dưa chuột
Dưa chuột là loài cây ưa nhiệt độ ấm áp và những vùng nhiệt đới mát
mẻ, điều kiện sinh thái để cây dưa chuột sinh trưởng, phát triển...
a) Nhiệt độ
Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt, hạt có thể nảy mầm ở nhiệt độ từ
12 – 13 °C, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là từ 25 – 30 °C.
Nhiệt độ cao hơn sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của cây va nếu nhiệt độ từ
35 – 45 °C kéo dài thì cây sẽ chết. Tổng tích ơn từ lúc mọc đến lúc ra hoa là
900 °C, đến khi kết thúc thu quả là 1650 °C (Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2000).
b) Ánh sáng
Là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 10-12 giờ/ngày,
hoa cái ra sớm, ở vị trí thấp. Phản ứng của dưa chuột đối với ánh sáng còn
phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng. Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ
cao (>30°C) sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn. Ánh
sáng thiếu và yếu cây sinh trường phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc

7


hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng. Năng suất quả thấp, chất lượng giảm,
hương vị kém (Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2000).
c) Nước và độ ẩm
Cây dưa chuột có nguồn gốc ở nơi ẩm ướt ven rừng, do đất đai ở nơi
nguyên sản màu mỡ nên bộ rễ kém phát triển hơn các cây khác (như bí ngô, dưa
bở, dưa hấu). Dưa chuột là cây kém chịu hạn và chịu úng. Hai yếu tố ngoại cảnh:
lượng mưa và độ ẩm cùng với nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến những cây trong họ bầu bí nhiễm bệnh ở lá và thân cành.
Tuy vậy cũng không thể xem nhẹ việc tưới nước cho dưa chuột, bởi vì
hàm lượng nước trong thân lá tới 93,1%, hàm lượng nước trong quả còn cao

hơn ở thân lá - 96,8%. Đất khô hạn, hạt mọc chậm, thân lá sinh trưởng kém.
Đặc biệt thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị đắng, cây bị
nhiễm bệnh virus.
Khi hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Thời
kỳ thân lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu yêu cầu độ ẩm đất 70-80%,
thời kỳ ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao > 80-90% (Tạ Thu Cúc
và cộng sự, 2000).
d) Đất trồng và dinh dưỡng
Cây dưa chuột ưa thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, đất tơi xốp,
độ pH từ 5.5-6,8 và tốt nhất từ 6-6,5. Dưa chuột gieo trồng trên đất thịt nhẹ,
đất cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng quá tốt. Đất trong các cây
trong họ bầu bí phải luân canh triệt để, tốt nhất nên luân canh với cây trồng
nước (cây lúa nước).
Cây dưa chuột yêu cầu độ phì trong đất rất cao. Dinh dưỡng khống
khơng đủ ảnh hưởng khơng tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bón
phân chuồng với phân khóang một cách hợp lý sẽ làm tăng hàm lượng đường
trong quả. Ở thời kỳ đầu sinh trường cây cần đạm và lân, cuối thời kỳ sinh
trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm sẽ làm tăng thu hoạch
một cách rõ rệt. Cây dưa chuột lấy chất dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so
với cây rau khác (cà chua, cải bắp).
8


Trong 3 yếu tố NPK, dưa chuột sử dụng cao nhất là kali, thứ đến là
đạm và ít nhất là lân. Trạm nghiên cứu rau Ucraina cho biết nếu bón 60kg N,
60kg K2O và 60kg P2O5, thì dưa chuột sử dụng 92% N, 33% P2O5, và 100%
K2O (Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2000).
2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới và việt nam
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới
Dưa chuột là loại rau quả rất được ưa chuộng trên giới và hình thức sử

dụng ngày càng đa dạng. Vì thế diện tích, năng suất, sản lượng dưa chuột
ngày càng tăng cao, theo số liệu thống kê của FAO, diện tích, năng suất, sản
lượng dưa chuột trên thế giới vài năm gần đây được tổng hợp tại bảng 1.1:
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của dưa chuột trên thế giới
(2017 -2021)
Năm
2017
2018
2019
2020
2021

Diện tích
(ha)
2,111,021
2,121,568
2,163,997
2,155,175
2,172,193

Năng suất
Sản lượng
(tấn/ha)
(tấn)
38,9464
82,216,630
40,0411
84,949,869
40,7960
88,282,434

42,1101
90,754,612
43,0573
93,528,796
(Nguồn: faostat.fao.org, 2023)

Qua bảng 2.1 cho thấy từ năm 2017 – 2019 diện tích, năng suất và sản
lượng dưa chuột trên thế giới đều tăng. Giai đoạn từ năm 2019 – 2020 diện
tích trồng đã giảm từ 2,163,997 - 2,155,175 ha, tuy nhiên năng suất và sản
lượng dưa chuột vẫn tăng. Điều này có thể giải thích do nhiều yếu tố như chất
lượng giống dưa chuột, các yếu tố điều kiện tự nhiên thuận lợi, kỹ thuật canh
tác, máy móc canh tác ngày càng hiện đại. Đến năm 2021diện tích, năng suất,
sản lượng của dưa chuột trên thế giới tiếp tục tăng trưởng, sản lượng dưa
chuột từ 2017 - 2021 là 82,216,630 - 93,528,796 tấn (tăng 11,312,166 tấn).
2.2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, dưa chuột đã trở thành một loại rau thông dụng
và rất được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân. Dưa chuột
9


với hương vị thơm ngon, giàu vitamin và khoáng chất ngồi việc có thể ăn
sống, ngâm chua, đóng hộp, sản phẩm làm đẹp thì dưa chuột cịn là mặt hàng
xuất khẩu mang lại giá trị cao. Vì vậy trong những năm gần đây, Việt Nam
đẩy mạnh tăng diện tích trồng nhằm tăng năng suất và sản lượng dưa chuột.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018), năm 2017 diện tích trồng dưa
chuột cả nước đạt 41.570 ha; năng suất dưa chuột trung bình của nước ta đạt
212,8 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với trung bình tồn thế giới (422 tạ/ha). Đồng
bằng sông Hồng (miền Bắc) và Đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam) là 2
vùng có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất cả nước. Đồng bằng sông Hồng
đạt năng suất bình qn 240,5 tạ/ha trên diện tích hàng năm là 4.608 ha. Đồng

bằng sông Cửu Long đạt năng suất bình qn 217,1 tạ/ha trên diện tích hàng
năm là 12.884 ha.
2.3. Tình hình nghiên cứu về dưa chuột trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về dưa chuột trên thế giới
Công tác nghiên cứu về cây dưa chuột đã được nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới quan tâm. Đặc biệt là công tác chọn tạo giống đã thu hút được sự
tham gia của một số lượng khá lớn các nhà khoa học. Bởi vì giống là tiền đề
cho hiệu quả kinh tế cao ở một vùng sinh thái nhất định. Chọn giống là tạo ra
sự tiến hố có định hướng làm thay đổi các vật liệu có sẵn trong tự nhiên theo ý
muốn của con người, hình thành nên kiểu di truyền mới đạt hiệu quả cao hơn.
Tại trang trại Thực nghiệm của Khoa Khoa học Rau quả, Đại học
Trồng trọt và Lâm nghiệp, Solan trong Kharif, 2015. Kết quả cho thấy rằng
bốn trục thành phần đầu tiên có giá trị riêng ≥1,0, biểu thị độ biến thiên tích
lũy là 81,53%. PC1 đã giải thích các đặc điểm như số ngày cho đến khi thu
hoạch lần đầu tiên, số quả bán được trên mỗi cây, thời gian thu hoạch, chiều
dài cây nho, số nhánh chính trên mỗi cây, tỷ lệ nảy mầm, chỉ số sức sống
của hạt I và II, mức độ nghiêm trọng của bệnh thán thư, bệnh sương mai và
bệnh phấn trắng. Các tính trạng như trọng lượng quả trung bình, chiều dài
quả, đường kính quả, độ dày thịt quả và chiều dài khoang hạt được giải
thích bởi PC2 và các tính trạng cịn lại được giải thích bởi PC3 và PC4. Tải
10


các biến khác nhau dựa trên hai thành phần chính đầu tiên chỉ ra rằng trọng
lượng quả trung bình, chiều dài và đường kính quả, chiều dài hạt, chiều dài
và chiều rộng khoang hạt, thời gian thu hoạch, trọng lượng hàng trăm hạt,
chỉ số sức sống của hạt I và II đóng góp tỷ lệ lớn hơn trong tổng số sự biến
đổi. Vì vậy, khi tiến hành chọn lọc hay chọn bố mẹ để lai tạo, các nhà chọn
giống phải đặc biệt chú trọng đến các tính trạng này (Analysis cộng sự,
2018).

Tại Học viện nông nghiệp Timiriazep từ những năm 60 của thế kỷ XX
trở lại đây đã tiến hành thu thập và nghiên cứu một tập đoàn hết sức phong
phú (khoảng 8000 mẫu giống). Mục đích là nghiên cứu và khai thác nguồn
gốc, sự tiến hoá, đặc điểm sinh thái, sinh lý, miễn dịch của tập đoàn dưa
chuột. Dựa trên những kết quả thu được Viện sỹ Taraconov.G đã tạo ra các
giống dưa chuột lại TCXA nổi tiếng và có năng suất kỷ lục 25 - 40 kg/m2 ở
trong nhà ấm (Dẫn theo Lê Phạm Minh Tuyền, 2019).
Ở Liên Xô cây dưa chuột được xếp là cây rau đứng thứ 3 sau cải bắp và
cà chua. Trong các nhà ấm trồng rau, diện tích dưa chuột lên tới 80- 90%.
Ngay từ đầu thành lập Viện cây trồng Liên bang Nga đã xúc tiến kế hoạch
nghiên cứu và thu thập các nguồn gen dưa chuột trên khắp thế giới. Viện sỹ
Vavilov và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và lai tạo ra những loại hình
dưa chuột có ưu điểm tốt để phổ biến trong sản xuất. Nhà chọn tạo nổi tiếng
Teachenko năm (1967) đã sử dụng tập đoàn dưa chuột của Nhật Bản, Ấn Độ,
Trung Quốc trong công tác chọn tạo giống (Dẫn theo Lê Phạm Minh Tuyền,
2019).
Một số nghiên cứu của tạp chí nơng nghiệp Sarhad (Pakistan) cho thấy
các giống dưa chuột lai trồng trong nhà nilon cho năng suất cao. Thí nghiệm
gồm 11 giống dưa chuột có tên là Dala, Luna, Belcanto, Benlland, Safa, Mubis,
Jaha, Pigan, Maram, Donna, Nibal. Các giống trên được trồng ở điều kiện bình
thường trong nhà nilon vào mùa thu và mùa xuân. Vào mùa xuân giống Jaha,
Luna và Dala sinh trưởng tốt, cho năng suất 55,8 tấn/ha; 41,8 tấn/ha; 41,7
tấn/ha. Trong mùa thu có các giống Dala, Mubis và Luna cho năng suất lần
11


lượt là 24,8 tấn/ha; 23,0 tấn/ha; 22,4 tấn/ha (Dẫn theo Lê Phạm Minh Tuyền,
2019).
Để tăng cường sức mạnh cho AND của dưa chuột, Jack Staub, một nhà
di truyền thực vật thuộc Sở nghiên cứu nông nghiệp – Bộ nông nghiệp Mỹ

đang tìm cách tăng cường cho cơ sở di truyền của dưa chuột. Nhìn bên ngồi
thì dưa chuột có cơ sở di truyền hạn chế khiến loại cây này dễ bị tấn công bởi
các mầm bệnh hay các bệnh tự nhiên. Phương pháp của Staub là đưa thêm
nhiều đặc tính hoang dã vào ADN của dưa chuột. Ông Staub và các nhà khoa
học Trung Quốc cũng đã lai chéo thành công các giống dưa chuột hoang dã
của Trung Quốc với một giống đang canh tác. Giống dưa chuột hoang dã này
có tính kháng bệnh héo thân, có thể kháng cả giun tròn và một số loại virus
khác (Dẫn theo Lê Phạm Minh Tuyền, 2019).
2.3.2. Tình hình nghiên cứu về dưa chuột ở Việt Nam
Tình hình nghiên cứu về dưa chuột ở Việt Nam công tác nghiên cứu về
dưa chuột đã được thực hiện chủ yếu trên các lĩnh vực: Thu thập, nhập nội
nguồn gen các giống dưa chuột tạo cơ sở cho lai tạo và nghiên cứu. Tạo
nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác nhân hóa. Chọn và
tạo các giống dưa chuột cho chế biến và sản xuất trái vụ. Tập trung việc phát
triển các giống dưa chuột tốt trong sản xuất, chuyển giao cơng nghệ sản xuất
rau cho nơng dân.
Nhìn chung các giống dưa chuột hiện có của chúng ta cịn chưa đáp
ứng được yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng. Các giống địa phương vẫn chưa
được khai thác triệt để trong công tác chọn giống dưa chuột ở Việt Nam.
Chưa có những giống chuyên dùng cho chế biến và phục vụ xuất khẩu mà
phải nhập từ nước ngoài như: giống Marina quả chùm hoặc giống Levina quả
đơn,.v.v, giá hạt giống cao. Đó là một yếu tố quan trọng dẫn đến chi phí sản
suất trên đơn vị diện tích tăng (Trần Khắc Thi, 2006).
- Một số giống dưa chuột đã được chọn tạo:
Giống dưa chuột Sao Xanh là con lai F1 của tổ hợp lai DL15 x
CP1583, được tạo ra bởi Vũ Tuyên Hoàng và Đào Xuân Thảng bằng phương
12


pháp sử dụng ưu thế lai. Giống dưa chuột ưu thế lai F1 có thời gian sinh

trưởng là 85–90 ngày, cây sinh trưởng khoẻ, năng suất 45–55 tấn/ha, quả to
dài 23–25cm, đường kính quả 3,5- 4,0cm, độ dày thịt quả từ 1,2-1,5cm. Chất
lượng quả tốt, giòn, thơm được người tiêu dùng ưu thích. Ngồi ra, giống Sao
Xanh cịn có khả năng chống chịu khá với các bệnh sương mai, phấn trắng,
héo rũ và virus. (Tạ Thu Cúc, 2000).
Giai đoạn từ năm 2001–2005, Viện nghiên cứu Rau Quả chọn tạo ra 2
giống dưa chuột CV5 và CV11, qua nghiên cứu các mơ hình thử nghiệm tại
Hưng n, Bắc Giang...cho thấy giống dưa chuột sinh trưởng, phát triển
khoẻ, tỷ lệ đậu quả cao, dài 18–20 cm, vỏ quả xanh (CV11), xanh trắng
(CV5), không bị đắng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng (Trần Khắc Thi
và cộng sự, 2005). Dựa trên kết quả nghiên cứu dòng tự phối dưa chuột, các
tác giả Ngô Thị Hạnh và cộng sự đã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai
F1 quả dài CV29 từ tổ hợp lai D1/DK1 và 2 giống dưa chuột quả nhỏ phục vụ
chế biến là CV209-1 (ND3-2-5 x NA4-1-2) và CV209-2 (NB1-3-2 × NC5- 23). Hai giống dưa chuột CV29 và CV209 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn công nhận là giống sản xuất thử tháng 3 năm 2010 (Ngô Thị
Hạnh và cộng sự, 2009); (Phạm Mỹ Linh, 2009).
Nhằm tạo ra dịng dưa chuột tự phối đơn tính cái có khả năng kết hợp
chung cao, làm nguồn vật liệu cho công tác lai tạo giống dưa chuột mới. Năm
2007-2008, nhóm các tác giả Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh và Ngô Thị
Hạnh đã tiến hành nghiên cứu giống dưa chuột lai F1 Marinda 100% hoa cái;
các dòng dưa chuột đơn tính đã chọn lọc đến thế hệ 17; các tổ hợp lai tạo
được do phép lai đỉnh với vật thử là giống dưa chuột YM15 (tạo ra từ giống
Yên Mỹ) và AT73653 (tạo ra từ giống Tam Dương). Việc sử dụng giống dưa
chuột lai F1 Marinda thông qua phương pháp tạo dòng tự phối đã thu được 5
dòng D1, D2, D8, D13 và D17 đạt mức độ đồng đều khá về các tính trạng
chiều cao cây và số lá/cây. Xác định được 5 dịng này có khả năng kết hợp
chung cao. Các dịng đơn tính cái mới tạo ra có thể sử dụng làm nguồn vật

13



liệu khởi đầu trong công tác lai tạo giống dưa chuột lai F1 có lượng hoa cái
nhiều, tạo tiềm năng cho năng suất cao. (Phạm Mỹ Linh và cộng sự).
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của các ngành khoa học kỹ thuật và công
nghệ ứng dụng trong nông nghiệp, các nhà khoa học, nhà chọn tạo giống có
nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học mới đạt hiệu quả cao trong nghiên
cứu và ứng dụng vào sản xuất như: dùng phóng xạ, gây đột biến, biến nạp
gen, dung hợp tế bào trần.

14


PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Giống:
Bảng 3.1. Giống dưa chuột sử dụng tham gia nghiên cứu


STT

Tên giống

1

Nếp Tân Lạc (ĐC)

G1

2


VIC19

G2

3

Nếp Hàn Quốc

G3

Nguồn gốc/Đơn vị phân phối

hiệu

Giống địa phương Tân Lạc – Hịa Bình
Trung tâm phát triển cây trồng
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Cơng ty cổ phần cơng nghệ
nơng nghiệp Hồng Gia

3.1.2. Phân bón:
- Phân hữu cơ vi sinh, đạm, lân, kali...
3.1.3. Vật tư nông nghiệp khác:
- Cuốc, xẻng, thước đo, giây buộc, chậu, bình tưới, dây dẫn nước, cân
điện tử, dao, kéo, gang tay,...
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích điều kiện khí hậu tại địa điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng
của các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm.

- Lựa chọn giống dưa chuột có khả năng sinh trưởng phát triển tốt,
năng suất và chất lượng cao trong vụ đông tại điểm nghiên cứu .
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp
Tài liệu nghiên cứu về cây dưa chuột trên thế giới và Việt Nam.
Các bài báo, nghiên cứu có liên quan...

15


3.3.2. Phương bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD), 3 lần lặp lại với 3
cơng thức thí nghiệm.
- Cơng thức thí nghiệm là:
+ CT1: Dưa chuột nếp Tân Lạc (ĐC)
+ CT2: Dưa chuột VIC19
+ CT3: Dưa chuột nếp Hàn Quốc
- Trồng trong chậu : 30 cây/1CT. Tổng 90 cây (mật độ 40 x 70 cm)
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
DẢI BẢO VỆ

Dải bảo vệ

CT1-I

CT1-II

CT1-III

CT2-III


CT2- I

CT2-II

CT3-II

CT3-III

CT3-I

Dải bảo vệ

DẢI BẢO VỆ
3.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
Quy trình kỹ thuật được áp dụng theo QCVN 01-87:2012/BNNPTNT
(Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của
giống dưa chuột)
a) Thời vụ trồng
- Dưa chuột được trồng vụ đông , ngày gieo hạt: 18/10/2022
b) Làm đất trồng và chăm sóc
- Xử lý hạt giống: Hạt giống được ngâm trong nước sạch và ấm 35 40C khoảng 4-5 giờ, ủ nứt nanh thì đem gieo 1 hạt/bầu, gieo xong phủ kín
hạt, tưới nước đủ ẩm cho hạt nảy mầm, cây con được để ở trong nhà có mái
che.
- Trồng cây:
+ Dưa chuột được trồng trong chậu (21 x 26 cm). Mật độ, khoảng cách
trồng: cây cách cây hàng cách hành 40 x 70cm (35.000 cây/ha).
16



+ Giá thể đất trồng được phối trộn 70% đất và 30% trấu, xơ dừa + 20g
vơi.
+ Lượng phân bón (tính cho 1ha): Phân hữu cơ vi sinh 1 tấn hoặc lượng
phân hữu cơ khác tương đương. Phân vô cơ: 150 kg N + 90 kg P2O5 + 140 kg
K2O.
Bảng 3.2. Lượng phân bón cho 1 ha dưa chuột
Bón thúc ( % tổng số )

Lượng

Tổng

Bót lót

số

( % tổng số )

Lần 1

1.000

100

-

-

-


28,5g

Đạm ure

326

20

25

30

25

9,3g

Supe lân

500

100

-

-

-

14,2g


Kali clorua

233

20

25

30

25

6,7g

Loại phân
Phân hữu cơ
vi sinh TP05

Lần 2 Lần 3

phân
bón/1 cây

- Cách bón : Bón thúc 3 đợt :
+ Đợt 1: Sau mọc 15 - 20 ngày.
+ Đợt 2: Sau mọc 30 - 35 ngày.
+ Đợt 3: Sau mọc 45 - 50 ngày.
- Tưới nước: Thường xuyên tưới giữ ẩm đất.
- Làm giàn: Khi cây ra tua, phân nhánh.
c) Phòng trừ sâu bệnh

- Chú ý phòng trừ các loại sâu xám, sâu đục quả, sâu vẽ bùa, rầy mềm,
nhện đỏ, bọ trĩ... và các bệnh héo xanh, giả sương mai, phấn trắng...
d) Thu hoạch và bảo quản
- Quả từ khi ra hoa cho đến thu hoạch là khoảng 7 ngày. Nếu để quả già
quá sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa và đậu quả của các lứa tiếp theo, năng suất sẽ
giảm. Quả nên được thu vào buổi sáng hoặc chiều mát. Thời kỳ rộ quả, có thể
thu 2 – 3 ngày một đợt.
17


3.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
QCVN 01-93:2012/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo
nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống dưa chuột).
* Các chỉ tiêu về hình thái của các giống
- Màu sắc lá, thân, hoa, vỏ quả, gai quả, hình dạng quả.
- Chiều cao thân chính tối đa, số lá trên thân chính tối đa (đo từ gốc lên
ngọn cao nhất khi cây ngừng sinh trưởng)
* Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của dưa chuột
- Gieo – trồng (ngày): tính ngày có khoảng 50% số cây có 2 lá mầm
nhú khỏi mặt đất trên tồn ơ thí nghiệm.
- Trồng - ra tua cuốn (ngày): 50 % số cây ra tua cuốn trên ơ thí nghiệm.
- Trồng – ra hoa cái đầu (ngày): 80 % số cây trên ơ thí nghiệm có ít
nhất 1 hoa cái nở.
- Trồng – thu quả đợt 1 (ngày): số ngày từ giao đến thu quả đợt đầu của
50% số cây trên ô thí nghiệm.
- Tổng thời gian sinh trưởng: số ngày từ trồng đến khi thu quả đợt cuối
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
- Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm): đo từ mặt đất đến
đỉnh sinh trưởng thân bằng thước dây chia độ, 7 ngày/lần (trên 10 cây mẫu)
- Số nhánh thân chính (đến khi cây ngừng sinh trưởng)

- Động thái ra lá của các giống tham gia thí nghiệm: theo dõi trực tiếp,
7 ngày/lần (trên 10 cây mẫu)
* Các chỉ tiêu về giới tính
- Tổng số hoa/cây (hoa): theo dõi trực tiếp 2 ngày/lần (đếm số hoa trên
10 cây mẫu và lấy số liệu trung bình)
- Tổng hoa cái/cây (hoa): theo dõi trực tiếp 2 ngày/lần (đếm số hoa trên
10 cây mẫu và lấy số liệu trung bình)
- Tổng hoa đực/cây (hoa): Tổng hoa – hoa cái
- Tỷ lệ hoa cái ( % ) =

Tổng số hoa cái
Tổng số hoa

18

x 100


×