Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Phê bình văn học là gì? Vì sao nói phê bình văn học có thể kìm hãm hay thúc đẩy nền văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.3 KB, 34 trang )

Chủ đề: Phê bình văn học là gì? Vì sao nói phê bình văn học có thể kìm hãm hay
thúc đẩy nền văn học.
1.

Phê bình văn học là gì?
Phê bình:
“Phê bình” trong các ngơn ngữ châu Âu (tiếng Anh: Criticism, La-tinh:

Criticus...) đều có gốc Hy Lạp “Kritikos” là “nghệ thuật phân định / phán xét”. Trong
Từ điển tiếng Việt (2003) giải nghĩa: Phê bình là xem xét, phân tích, đánh giá ưu điểm
và khuyết điểm; nêu khuyết điểm để góp ý kiến, để chê trách. 
Phê bình văn học:
Theo Giáo sư Huỳnh Như Phương trong quyển Lý luận văn học được Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2014, tại trang 235-236
có viết: 
“Phê bình văn học là một bộ môn nghiên cứu văn học, phê bình văn học gần
gũi với sáng tác ở cách biểu hiện thái độ của người viết và văn phong, nên vừa có tính
chất khoa học, vừa có tính chất nghệ thuật. Phê bình văn học đưa ra sự đánh giá từ
quan điểm hiện đại đối với những hiện tượng văn học đã xuất hiện trong đời sống.
Nhà phê bình giúp người đọc nhận thức sâu hơn về tác phẩm và chứng minh cho các
nhà văn thấy được những đắc sắc cũng như hạn chế trong sáng tác của họ. Phê bình
văn học khơng thể hồn thành những nhiệm vụ của mình nếu khơng dựa trên những
thành tựu của lý luận văn học, lịch sử văn học và phương pháp luận nghiên cứu văn
học.
Phê bình văn học là một phương diện của tiếp nhận văn học, vì vậy cũng cần
phải đặt phê bình trong hoạt động tiếp nhận văn học mới thấy hết vai trị của nó ối với
đời sống. Tuy nhiên, khơng phải hễ có tiếp nhận là có phê bình. Bởi vì phê bình là một
trình độ cao của tiếp nhận, một sự tiếp nhận có ý thức và có phương hướng.”
Đối với nhà nghiên cứu văn học Việt Nam, Lại Nguyên Ân (1984), ông nhận
định: “Theo cách hiểu thơng thường (và nói chung là cách hiểu đúng đắn), phê bình
1




văn học là sự luận bàn và bình giá sáng tác văn học, hoặc đúng hơn, sáng tác nghệ
thuật ngôn từ. Có việc sáng tác thơ văn thì tự nhiên là có việc đọc các sáng tác ấy và
sau đó là có việc luận bàn, bình giá các sáng tác ấy.”
Còn PGS.TS Đỗ Lai Thúy (2010) cho rằng câu hỏi “Phê bình văn học là gì?” là
một câu hỏi thuộc loại bản thể luận mà câu trả lời không chỉ có thể có rất nhiều. Ơng
chia phê bình văn học thành hai cách hiểu: có thể hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa thông
tục của ngôn ngữ thường nhật hay nghĩa hẹp, nghĩa chun mơn của khoa học văn
học.
Nghĩa rộng: Phê bình chỉ bất kỳ một sự khen chê, bình phẩm, đánh giá nào về
một tác phẩm, một sự kiện văn học, một tác giả, từ vi mô một nhãn tự, một câu văn,
một dịng thơ đến vĩ mơ một sự nghiệp sáng tạo, một nền văn học dân tộc.
Phê bình theo nghĩa rộng thường chỉ biết đến tác phẩm. Một thứ tác phẩm
khơng có liên lạc gì đến tác giả và người đọc. Và người phê bình văn học đứng ngồi
hệ thống văn học (tác giả-tác phẩm-người đọc) này. Hơn nữa, khi nhận xét tác phẩm,
người phê bình thường cũng chỉ coi đó là một cái cớ để phát biểu những ý kiến chủ
quan của mình, thảng hoặc nếu có chiếu cố đến tác phẩm thì cũng chỉ để so sánh nó
với những nguyên lý đã được định trước, những lời chỉ dạy của thánh hiền, những
khuôn vàng thước ngọc của cổ nhân. Bởi vậy, thứ phê bình này rất chú trọng đến ý
nghĩa đạo đức của tác phẩm văn học, đơi khi có để mắt tới một cạnh khía nghệ thuật
nào đó của nó thì cũng chỉ là để đối chiếu với những quy phạm ngặt nghèo của thể tài,
cũng là một thứ đạo đức khác, đạo đức thể loại.
Nghĩa hẹp: Phê bình văn học theo nghĩa là một hoạt động chun mơn thì mãi
đến đầu thế kỷ XIX, khi nhân loại đã bước vào Thời đại Mới, mới xuất hiện ở châu
Âu. Đó là một loại hình sinh hoạt văn học gắn liền với văn hóa đơ thị. 
Phê bình này ra đời trên cơ sở báo chí và xuất bản. Chính báo chí đã biến sách
vở với tư cách là sản phẩm văn hóa từ một thứ văn hóa quà tặng thành văn hóa hàng
hóa. Nhờ máy in và báo chí, thơ văn được xuất bản hàng loạt, đến tay tất cả mọi
người, bất kể giàu sang hay nghèo hèn, miễn bỏ tiền ra là mua được. Từ đám đông trở

thành công chúng và tạo ra dư luận. Dư luận tác động đến không chỉ nội bộ người đọc,
mà, như một thơng tin ngược, đến cả người viết, kích thích anh ta sáng tạo tiếp tục. Tư
2


tưởng dân chủ là nền tảng tinh thần của phê bình văn học. Nó thừa nhận mọi cơng dân
đều có quyền phê bình, tức quyền có ý kiến riêng của mình. Phê bình văn học khi có
dân chủ, trở thành cuộc đối thoại bình đẳng của thứ quyền lực mới, quyền lực của trí
tuệ. Ý thức cá nhân phát triển khiến người ta dám nói, dám bày tỏ ý kiến của mình
trước cơng chúng, nhưng, quan trọng hơn, ý thức cá nhân cịn buộc nhà phê bình
nhiều khi phải vượt qua tư cách con người nói chung để tiến đến tư cách nhà phê bình.
Phê bình là một cuộc đối thoại theo đúng tiêu chí của cái đẹp, nhằm thúc đẩy văn
chương dấn thân vào cuộc phiêu lưu tìm những giá trị thẩm mỹ mới.
Đánh giá của nhóm về các định nghĩa:
Mỗi thế hệ nhà văn, nhà phê bình lại có những nhận định của riêng mình mà
câu trả lời của họ có thể khơng giống với những người cùng thế hệ mình. Tùy vào
truyền thống văn hóa và tài năng cá nhân. Qua những quan điểm về câu hỏi “Phê bình
văn học là gì?” của các nhà phê bình văn học, nhóm chúng tơi nhận thấy mặc dù có sự
khác nhau giữa các quan điểm nhưng nhìn chung tất cả đều có một điểm tương đồng
đó là phê bình là sự bình phẩm, đánh giá một sáng tác văn học được thực hiện bởi
người có ý thức và trình độ chuyên nghiệp, có năng lực thẩm định văn học. 
Theo như V.Bielinski, “phê bình là mỹ học vận động”. Câu đó có thể hiểu theo
nghĩa “phê bình là biểu hiện sự phát triển của ý thức triết học về văn học, là sự vận
dụng, ứng dụng của mỹ học vào cơng việc phân tích đánh giá tác phẩm văn học”. Đó
là thứ “khoa học ứng dụng” của mỹ học, lý luận văn học. Giá trị khoa học ở một bài
phê bình là ở sự vận dụng đúng cách các kiến thức khoa học ở mỹ học, ở lý luận văn
học để đưa ra các nhận định khen chê. Tất nhiên sự chính xác của lời khen chê phải có
căn cứ. Cái “có căn cứ” của lời khen chê chính là mỗi nhận định khen chê được nêu ra
đều có các căn cứ phù hợp với nhiều tiêu chuẩn mà số đơng người đọc (cả các nhà phê
bình chun nghiệp) chấp nhận.

Phê bình văn học là một bộ mơn nghiên cứu văn học và có sự gần gũi với tư
duy khoa học nói chung, trước hết là khoa văn học, nghệ thuật học. Các nhà hoạt động
chuyên môn ở đây đều phải dùng đến sự lý giải, sự cắt nghĩa đối tượng, chuyển nó
sang “ngơn ngữ” của ngành mình. 

3


Mỗi hành vi lý giải là một cách đọc. Sự “đọc” dù thế nào cũng là cái gì khác
chứ khơng đồng nhất với chính tác phẩm. Đi vào thế giới của phê bình, của nghệ thuật
chuyển thể − là phiêu lưu vào thế giới của vô số những cách đọc. Người ta khơng chỉ
thích đọc trực tiếp tác phẩm mà cịn thích “nghe” nói về tác phẩm ấy nữa, nghĩa là cần
nghe những cách đọc khác. Nhà phê bình tức là “người đọc chuyên nghiệp” có cái
may mắn là người ta muốn nghe cách đọc của mình, ý kiến và suy nghĩ của mình về
tác phẩm đã đọc. Uy tín của nhà phê bình bắt đầu từ chỗ ấy. Mỗi cách đọc độc đáo, có
bản lĩnh, khi được cơng chúng nghe thấy, đều làm cho họ ít nhiều “lạ lẫm” với chính
tác phẩm để rồi có thể hiểu nó hơn, sự thích thú hay khơng thích thú đối với nó ở họ
sẽ rõ ràng hơn. Phê bình văn học khơng phải là một ngành khoa học với những đặc
điểm, những yêu cầu phát triển giống như các khoa học khác, nhưng khơng thể vì thế
mà coi thường việc áp dụng lý luận khoa học vào các cơng trình phê bình. Phê bình
cần có tính chính luận, tức là cần có sự nhạy bén về tư tưởng chính trị, có tính chiến
đấu mạnh mẽ, đồng thời phê bình cũng cần có tính khoa học nghiêm nhặt, khơng phải
chỉ khoa học trong cách dùng ngôn ngữ văn phong mà chủ yếu là khoa học trong cách
nhìn nhận và đánh giá, trong quan điểm tiếp cận, trong phương pháp nghiên cứu và
phân tích tác phẩm.
Phê bình văn học gần gũi với sáng tác. Nhà phê bình thể hiện những ý kiến của
mình bằng chính cái vật liệu ngơn ngữ mà sáng tác văn học sử dụng. Phê bình nghệ
thuật (âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc…) cũng dùng vật liệu ngôn ngữ như của
phê bình văn học, và do đó, khơng thể thuộc vào những nghệ thuật mà nó lấy làm đối
tượng tiếp cận. Nếu theo nghĩa rộng của văn học (mọi trứ tác bằng ngơn ngữ) thì cả

phê bình văn học lẫn phê bình nghệ thuật hiển nhiên đều là văn học. Phê bình văn học,
xét cho cùng, bao giờ cũng phải lấy nghiên cứu tác phẩm làm trung tâm. Mọi tìm kiếm
lý thuyết cuối cùng cũng chỉ để đưa ra những kiến giải mới cho tác phẩm hoặc kiến
tạo một tác phẩm thứ hai xoay quanh tác phẩm thứ nhất như một cặp sao đơi. 
2. Lịch sử hình thành và phát triển của phê bình văn học.
* Thế giới:
Sự nhận xét về văn học, tiền đề của phê bình văn học, có mặt đồng thời với sự
xuất hiện của bản thân sáng tác văn học, tức là đã có khoảng 2500 năm trước. Điều
4


này quan sát thấy cả phương Đông (Trung Quốc cổ) lẫn phương Tây (Hy Lạp cổ).
Cùng sự phát triển của xã hội, với quá trình biến đổi của văn học, phê bình cũng thay
đổi sâu sắc cả về số lượng lẫn cấu trúc, cả về chức năng lẫn ý nghĩa. Trong sinh lý học
phê bình, Albert Thibaudet ghi nhận về phê bình văn học Pháp: “ Phê bình, như chúng
ta nhận thức và thực hành ngày nay, là một sản phẩm của thế kỷ XIX. Trước thế kỷ
XIX đã xuất hiện những nhà phê bình như Bayle, Freon và Voltaire, Chapelain và
d'Aubignac, Denys d’Halicarnasse , Quintilien. Nhưng chưa hề có nền phê bình. Tơi
dùng từ này theo nghĩa vật thể của nó: một bộ phận nhà văn ít nhiều chun mơn hóa,
đã chọn cơng việc bàn luận về những cuốn sách làm nghề nghiệp của mình...”. Theo
ơng, để hình thành một nền phê bình chun nghiệp, cần phải có ba điều kiện quan
trọng. Trước hết đó là sự xác lập một quan hệ về văn học để phân biệt với các lịch vực
khác như sử học, triết học, khoa hùng biện... mà trước đó vẫn được gộp chung với văn
học trong một phạm trù là “mỹ văn” (belles-lettres). Điều kiện thứ hai làm xuất hiện
nhà phê bình chuyên nghiệp là sự biến đổi thị yếu và chân trời chờ đọc của độc giả,
làm hình thành một lớp cơng chúng thực sự quan tâm đến văn học. Điều kiện thứ ba là
vai trị của báo chí, kênh truyền thơng quan trọng đưa người đọc đến gần với văn học
và truyền tải những nội dung của phê bình. Những điều kiện đó dẫn đến sự xuất hiện
của phê bình chuyên nghiệp ở Pháp trong những năm 1830 -1880.
Phê bình văn học ở Pháp, những năm 1960 và 1970, trải qua một biến động to

lớn và nhanh chóng đạt những thành tựu rực rỡ, “sự lột xác” này như người ta thường
nói, của phê bình văn học, là sự biến đổi của tư duy Pháp  hiện đại hóa, nó phát triển
nhịp nhàng với sự tăng trưởng của khoa học nhân văn, triết học, ngôn ngữ học, tâm lý
học, xã hội học, dân tộc học của loài người thế kỷ X.
 * Việt Nam:
Giai đoạn 1: Từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX( Văn học viết ra đời song hành là sự
xuất hiện của cơng tác phê bình)
Đọc kỹ các bộ lịch sử văn học Việt Nam từ trước đến nay, phê bình văn học đã
chịu một số phận hẩm hiu. Có thể xuất phát từ quan niệm rằng phê bình văn học chỉ ra
đời với dòng văn học hiện đại mà nhiều nhà nghiên cứu khơng đề cập đến phê bình

5


trong cơng trình của mình. Nhưng cũng có một số cơng trình xác định sự hiện diện
của hoạt động lý luận phê bình, mà cũng khơng bàn sâu thêm là mấy.
Đáng chú ý, có bộ sách Văn học Việt Nam thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII,
Trang 1-2 của Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Văn học Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX và Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ
XIX của Nguyễn Lộc. Cơng trình của Đinh Gia Khánh...hồn tồn khơng đề cập đến
khái niệm lý luận nghiên cứu phê bình, chỉ có nhắc qua các lời bàn, lời bình trong
Truyền Kỳ mạn lục và các tác phẩm sử học, triết học và chính luận. Riêng Nguyễn Lộc
có giành gần hai trang đề cập đến lý luận phê bình trong thời kỳ nửa cuối thế kỷ XVIII
nửa đầu thế kỷ XIX. Ông viết: “Những thành tựu về lý luận và phê bình văn học cịn
hạn chế hơn những thành tựu về nghiên cứu, sưu tầm. Chưa có một tác phẩm lý luận
nào ra đời...Mục văn nghệ trong Vân đài loại ngữ, mục Thiên chương trong Kiến văn
tiểu lục có thể coi là những luận văn chuyên bàn về văn nghệ, thì trong đấy, Lê Q
Đơn cũng dừng lại ở việc sưu tầm những ý kiến của nhà triết học, các nhà văn, nhà
thơ, nhà phê bình văn học Trung Quốc về văn học rồi ông bàn thêm”.
Phương Lựu trong khi khảo sát tình hình lý luận văn học trước thế kỷ XX, cũng

đã căn cứ vào những bài tựa, bài bạt, bài bình mà ơng xem là một hình thức phê bình:
“Hơn nữa trong thời kỳ cổ cận ở nước ta, tư duy lý thuyết chưa thật sự phát triển,
những luận điểm lý luận thường bộc lộ qua việc phê bình cụ thể. Điều đó giải thích tại
sao quan niệm văn chương cổ Việt Nam phải coi trọng bài tựa, bài bạt, bài bình…
Đương nhiên theo tiêu chuẩn hiện đại thì chưa phải bài phê bình hồn chỉnh”.
Như thế thời điểm ra đời của phê bình văn học Việt Nam vẫn còn là một dấu
hỏi lơ lửng. 
Giai đoạn hai: Từ đầu thế kỷ XX đến nay:
Trong hoàn cảnh đi vào con đường hiện đại hóa theo hướng Tây Âu, văn học
Việt Nam đã chứng kiến sự hình thành bước đầu của nền phê bình văn học mang tính
chất chun nghiệp hóa.
Sang nửa sau thế kỷ XX, phê bình văn học Việt Nam đã những bước tiến bước
tiến rất to lớn và khơng chỉ cịn ảnh hưởng của riêng Pháp nữa. Bức tranh hiện nay về
6


phê bình Việt Nam do cịn khá gần với chúng ta. Bước phát triển của phê bình hiện
nay do nhiều con đường, có thể qua: dịch thuật các cơng trình lớn của phương Tây cả
phê bình lẫn các loại sách triết học, khoa học; các cơng trình viết riêng và viết chung,
hệ thống giáo trình văn học phương Tây, các bài nghiên cứu ứng dụng các phương
pháp đó trên các tạp chí chuyên ngành; các cuộc trao đổi khoa học giữa Université
Paris 7 với Khoa Văn Đại học Tổng hợp (cũ) vào những năm 80; các hội nghị khoa
học quốc gia về Tự sự học 2002, các hội nghị về những vấn đề lí luận, phê bình, v.v.
Tất cả đều in khá rõ sự ứng dụng phương pháp phê bình, nghiên cứu của phương Tây.
Ở giai đoạn này có rất nhiều nhà phê bình tiêu biểu: Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn,
Trần Thanh Mai, Trương Chính, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai,
Và cịn cả Hồi Thanh.
Đặc biệt Hồi Thanh nhà phê bình Việt Nam tài hoa, Ơng tên thật Nguyễn Đức
Nguyên, bài “Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật, tìm cái đẹp trong nghệ thuật là
phê bình” (đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy ngày 26/1/1935), Thi nhân Việt Nam (1942)

cùng với Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam đã ra đời trong cái thế cheo leo ấy, như phần
lớn những tác phẩm có giá trị thời bấy giờ, cũng tồn tại trong tư thế ấy suốt nửa thế kỷ
qua. Nhưng dường như Hoài Thanh ngay từ đầu đã cầm bút không phải chỉ bằng ý
thức về nghề mà cịn do sự thúc đẩy bởi một cái nghiệp. Đó là thái độ của một người
nghệ sĩ đến với văn chương, một người nghệ sĩ yêu thiết tha tiếng nói của giống nòi và
hết sức trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung.
Ơng sớm xác định cho mình những quan niệm về văn học, rất thâm tín, nhất quán và
nghiêm ngặt, mà thể hiện tập trung nhất là những bài báo trong cuộc tranh luận được
mệnh danh là “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” và trong tác
phẩm Thi nhân Việt Nam. Thi nhân Việt Nam là một cơng trình nghiên cứu nghiêm
túc, có chất lượng khoa học, với sự am hiểu sâu sắc đối tượng nghiên cứu, sự hiểu biết
và năng lực thẩm định vững chắc về nghệ thuật thơ ca, một số yếu tố tiến bộ trong
quan điểm nghệ thuật, phương pháp khảo sát thận trọng, và cơng tác tư liệu phong
phú, có ý nghĩa như một cơng trình tổng kết và ở mức độ nào đó, có ý nghĩa chỉ đạo
đối với phong trào. Thi nhân Việt Nam là một tác phẩm phê bình xuất sắc, đánh dấu
bước trưởng thành của rõ rệt của ngành phê bình văn học Việt Nam. Có lẽ đến nay
7


cơng luận đều nhất trí Thi nhân Việt Nam là một tác phẩm phê bình có giá trị cao. Với
Thi nhân Việt Nam, tác giả đã thể hiện ý thức nghệ thuật và phong cách phê bình của
mình ngay từ cái tựa sách. Thi nhân không chỉ thể hiện là nhà thơ, thi sĩ như cách gọi
thông thường từ phương Tây. Hồi Thanh đã chọn cách gọi của ơng cha ta, Thi nhân
bao hàm cách thế sống và cách thế làm văn của những con người có cái nghiệp
chuyên chở tất cả những gì tinh túy của tâm linh dân tộc. Và “Việt Nam” là sự khẳng
định đầy tự tin về chỗ đứng độc lập của đất nước mình, văn hóa mình.
3. Các xu hướng phê bình văn học
Trong tiến trình phát triển của phê bình văn học, đầu thế kỉ XX đến nay, đã có
nhiều xu hướng phê bình văn học khác nhau được ra đời như là phê bình mác- xít, phê
bình phân tâm học, phê bình cấu trúc luận, phê bình phong cách học, phê bình thi

pháp học… Để hiểu rõ hơn về phê bình văn học, sau đây nhóm chúng tơi sẽ giới thiệu
một số xu hướng: 
Phê bình Mác xít
Quan niệm của phê bình Mác xít cho rằng tác phẩm văn học là sản phẩm của
xã hội từ nguồn gốc phát sinh hay thuộc tính phản ánh cũng như chức năng phục vụ.
Văn học phải chịu sự ràng buộc mạnh mẽ của các yếu tố xã hội như kinh tế, chính trị,
trong đó quan trọng nhất là đề cập đến vấn đề đấu tranh giai cấp. Văn học là công cụ
để để các nhà văn, nhà thơ hay nhà phê bình cùng góp sức tham gia đấu tranh giai cấp.
Phương pháp này nhấn mạnh mối quan hệ giữa nhà văn với xã hội, giữa văn học với
thời đại, bác bỏ mọi luận điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa hình thức.
Những nhà phê bình theo xu hướng Mác xít chủ trương rằng phải coi trọng vấn đề xã
hội để  có thể đánh giá đúng giá trị của một tác phẩm khi ra đời. Tiêu biểu cho xu
hướng này là nhà phê bình học, nhà lý luận Mác xit Hải Triều. Hải Triều tên thật là
Nguyễn Khoa Văn, cuộc đời ông luôn luôn đấu tranh cho chủ nghĩa Mác ở Việt Nam.
Hải Triều xứng đáng là một nhà lãnh đạo tiền bối xuất sắc của Đảng ta trên lĩnh vực tư
tưởng văn hóa. Tác phẩm nổi tiếng của ông là “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ
thuật vị nhân sinh”, “Duy tâm hay duy vật” (1936) hay “Chủ nghĩa Mác xít phổ
thơng” (1938). Đây là những tác phẩm đầu tiên của nhà phê bình văn học Hải Triều
thể hiện cho ước muốn được tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác. Với ưu thế là có
8


tài năng trên lĩnh vực báo chí tuyên truyền nên ông có nhiều đóng góp quan trọng
phục vụ cách mạng như đẩy mạnh hoạt động ở lĩnh vực văn hóa, ra nhiều bài báo để
hướng dẫn nhân dân đấu tranh công khai. Bài “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ
thuật vị nhân sinh” của ông được đăng trên tờ Đời mới (1935) đã mở ra một cuộc bàn
luận, đấu tranh về vấn đề trên. Hải Triều quan điểm rằng một tác phẩm nghệ thuật
phải đi cùng, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc, thức
tỉnh tinh thần yêu nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Trường Chinh đã từng nhận xét về
ơng: “Đồng chí Hải Triều làm cho chủ nghĩa duy vật thắng chủ nghĩa duy tâm, quan

điểm nghệ thuật vị nhân sinh đánh bại quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật”. Phê bình
văn học góp phần hình thành những quan điểm xã hội tiến bộ để từ đó có tác động tích
cực vào cơng cuộc chung của đất nước. Qua đó ta có thể thấy sức ảnh hưởng của ông
đối với công cuộc giải phóng dân tộc, xứng đáng là nhà tư tưởng văn hóa xuất sắc của
Đảng ta. Cốt lõi của tinh thần phê bình Mác xít có thể nói bước đầu thể hiện qua
những bài của Hải Triều và sau đó phát triển rõ vào giai đoạn sau với nhà phê bình
Đặng Thai Mai. “Văn học khái luận” của Đặng Thai Mai là một cơng trình sáng giá
của ơng. Vào ngày 25-09-2014 tại Viện Văn học đã diễn ra Hội thảo khoa học sự
nghiệp sáng tác văn học của ông nhân tưởng niệm 30 năm ngày mất của học giả, 70
năm Văn học khái luận, cơng trình lý luận văn học hiện đại đầu tiên, có tính mỹ học
Mác xít Việt Nam. Như ta biết phê bình Mac xit cho rằng tác phẩm là sản phẩm của xã
hội địi hỏi tính nguyên tắc và sự nhất quán về mặt quan điểm, thì ở cơng trình của
mình, Đặng Thai Mai đã đưa ra những luận điểm, những vấn đề bản chất nhất, bức
thiết nhất của lý luận văn học như quan hệ giữa văm nghệ và cuộc sống, hiên thực và
sáng tạo, nội dung và hình thức, tự do trong văn nghệ...thì trong những vấn đề trên,
quan điểm tự do về văn nghệ là quan niệm Mác xít dựa trên những nguyên lý cơ bản
về phạm trù tự do, tất yếu gắn với yêu cầu thực tiễn lúc bấy giờ. Ông đặc biệt quan
tâm đến những vấn đề lý luận văn học, ông nhấn mạnh nền văn ngjê cách mạng với
những phẩm chất tốt đẹp, mới mẻ. Tác phẩm xác định một phương hướng, một cách
nhìn cho lý luận văn nghệ và sáng tạo văn học đương thời. Nhà phê bình Phạm Đình 
từng nhận xét rằng: “Có thể nói, về cơ bản, nền lý luận-phê bình văn học hiện đại Việt
Nam ra đời cùng với phương pháp phê bình văn học Mác-xít du nhập vào Việt Nam
và được Việt Nam hóa. Những tác giả đầu tiên của lý luận, phê bình ở ta lại chính là
9


những tác giả Mác-xít, như: Đặng Thai Mai, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan, Như Phong,
Hà Xuân Trường, Hồng Chương, Hoài Thanh…”.
Phê bình truyền thống
Phê bình truyền thống là đề cao vai trị của văn học ở khía cạnh học thuật và

giáo dục. Theo xu hướng này, các nhà phê bình thường viết về văn học, tham gia tranh
luận, phê bình những tác phẩm và tác giả đương thời. Những nhà phê bình theo xu
hướng này cho rằng văn học trước hết như là phương tiện để truyền thụ tư tưởng và tri
thức để trau dồi tình cảm bằng giáo dục. Xu hướng phê bình truyền thống có mặt rất
sớm, giữ vai trị chủ đạo trong kỳ hình thành chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Một số nhà
phê bình truyền thống mà ta không thể không nhắc tới là Huỳnh Thúc Kháng, Ngô
Đức Kế, Bùi Kỷ, Hoa Bằng, Chất Hằng... Huỳnh Thúc Kháng từng có quan điểm
rằng: “Sau này tơi xin chánh cáo cho anh em trí thức trong nước rằng: Truyện Kiều
chẳng qua là một lối văn chương mua vui mà thơi, chớ khơng phải là thứ sách học; mà
nói cho đúng, Truyện Kiều là một thứ dâm thư, rõ khơng ích mà có hại. Ở xã hội ta từ
có kẻ tán dương Truyện Kiều, truyền bá học Kiều đến nay, đã biết bao lớp thanh niên
say mê sóng sắc, chìm nổi biển tình, dứt cả nền nếp gia đình, trật tự xã hội mà theo
mối ham mê của mình. Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thương phong
bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều, gieo vào trong cõi tư tưởng không phải là ít.
Vậy ngày nay mà được trăm ngàn người học Kiều, thì khắp trong xã hội ta, khơng
thấy cái gì ích mà chỉ thấy cái hại; mà nếu được một người “đạo đức hẹp hịi” như ơng
Ngơ Đức Kế thì khơng khác gì cột đá giữa dịng, sơng lở, ngọn đuốc trong khoảng
đêm trường, có cơng với thế đạo nhân tâm khơng phải ít, vì cái mãnh lực của ơng đủ
kéo được biết bao nhiêu kẻ sa hầm sụp hố kia.” Với nhận xét trên, ta phải đặt Huỳnh
Thúc Kháng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc bấy giờ. Bài phê bình của ơng cho thấy
ơng ln có quan điểm là chọn ý thức cho một yêu cầu thực tiễn. Và sau này ơng cũng
đã nhìn nhận và đánh giá cao tác phẩm Truyện Kiều.  Hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc
bấy giờ muốn tồn tại là phải luôn đấu tranh với các thế lực bên ngoài. Một nhược
điểm của xu hướng  phê bình này là các nhà phê bình đồng nhất văn học với giáo dục,
văn học không được nhìn nhận đúng như bản chất của nó.

10


Theo  PGS, TS Huỳnh Như Phương, trong cuốn “Lý luận văn học nhập mơn”

thì lại cho rằng từ thực tiễn văn học hiện đại thì ta có thể khái qt thành ba loại: phê
bình nghệ sĩ, phê bình báo chí, phê bình đại học. Về phê bình nghệ sĩ, chính sự nhạy
cảm của người nghệ sĩ về cái đẹp, cái thẩm mỹ nên nên cho họ một cảm hứng để sáng
tác. Nguồn gốc của xu hướng này xuất phát từ lối bình văn, xướng thơ.... Một số nhà
văn có khả năng cảm nhận, am hiểu về nghệ thuật có thể xem là những nhà phê bình
nghệ sĩ. Về phê bình báo chí, là những nhà văn nhà báo viết những tác phẩm để vừa
tuyên dương và phê phán những hiện tượng văn học mới xuất hiện, tác động đến tư
tưởng nhân dân nên xu hướng này có ý nghĩa thời sự. Một loại phê bình dựa trên các
tiêu chí khoa học cao, độ chính xác cao là phê bình đại học. Đề tài thường hướng tới
là các bài báo cáo, bài tổng quan văn học, tiểu luận... Những nhà phê bình phải là
người có kiến thức nền tảng lý luận, có quan niệm và thái độ rõ ràng. Vì tính khoa học
cao nên loại phê bình này khơng có sức lơi cuốn. Cả ba loại hình phê bình này đều có
mối liên hệ, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Các nhà phê bình đều xây dựng cho mình
một quan điểm về văn học để đi vào tác phẩm. Ta có thể thấy rằng là có rất nhiều
khuynh hướng phê bình văn học khác nhau, các khuynh hướng ấy cạnh tranh bổ sung
cho nhau làm các vấn đề được sáng tỏ, giúp cho người tiếp nhận có những cách nhìn
về vấn đề khác nhau.
4. Chủ thể và đối tượng của phê bình văn học
Chủ thể của phê bình văn học
Lực lượng phê bình văn học có thể là nhà phê bình chuyên nghiệp, nhà văn nhà
thơ song cũng thực hiện công tác phê bình, nhà báo,…
Chẳng hạn:
Nhà phê bình chuyên nghiệp, đây là lực lượng có kiến thức sâu rộng về tiến
trình phát triển của văn học và xã hội cũng như là có khả năng cảm thụ văn học cao.
Chẳng hạn ở thế giới, đã xuất hiện những nhà phê bình văn học với các tác
phẩm phê bình đặc sắc khơng chỉ về tính khoa học của nó mà cịn ở tính nghệ thuật,
điển hình là vào buổi khởi thủy khi phê bình văn học mới nhú mầm và chưa được tách
ra thành một môn khoa học độc lập nhưng Aristotle đã cho ra đời cuốn sách” Nghệ
11



thuật thi ca”. Trong đó, ơng đã đưa ra những nghiên cứu lập luận chặt chẽ về các khía
cạnh của thi ca như: nguyên nhân nảy sinh nghệ thuật thi ca, đơi nét về hài kịch, về bi
kịch, bố trí hành động của bi kịch, sự miêu tả thống nhất hành động của một nhân vật
sự việc điển hình hay ngẫu nhiên, quan hệ nhân quả của hành động. sự nhận biết của
nhân vật (gần với chủ nghĩa hiện thực), bố cục của một vở kịch…
Tại Việt Nam, nhắc đến nhà phê bình chun nghiệp khơng thể khơng nói đến
Hồi Chân, Hồi thanh với một cơng trình phê bình đáng giá “ Thi nhân Việt Nam”.
Trong cơng trình này, ơng đã giúp giới sáng tác, cũng như công chúng Việt nam
đương thời hiểu rõ hơn về phong trào Thơ Mới bằng ngòi bút sắc sảo, hiểu biết sâu
rộng về văn chương và cuộc sống.
Nhiều nhà văn đã chủ động đi tìm đến với lý luận phê bình và gây ra nhiều
tiếng vang mạnh mẽ, ồn ào hơn các nhà phê bình. Trước đây có các nhà văn, nhà thơ
như Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu… cũng là những nhà phê bình xuất
sắt, rồi đến đóng góp của các tác giả Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Võ Văn
Trực, Anh Ngọc, Trần Mạnh Hảo… đó cũng là một điều tự nhiên trong phát triển của
văn học nhiều dân tộc, Ở Pháp, những nhà văn nổi tiếng như Bôđơle, Mácxen Pruxt,
Pơn Valeri đều có những cống  hiến đặc sắc cho phê bình văn học.
Nhà thơ Xuân Diệu là người đầu tiên bàn về tiểu luận, một số bài tiểu luận phê
bình của ơng như: Phê bình giới thiệu thơ (1960), Thanh niên với quốc văn (1945), Ba
thi hào dân tộc (1959) .…
Lực lượng nhà báo cũng khá đông đảo, xuất thân từ các tòa báo lớn hiện nay
như: báo Thanh niên, báo tuổi trẻ, báo qn đội, Tạp chí Sơng Hương
Đối tượng của phê bình văn học
Một khoa học muốn trở thành khoa học phải có một đối tượng riêng, một
phương pháp nghiên cứu riêng. Phong cách nghiên cứu mỗi người khác nhau tạo nên
những tác phẩm xuất sắc, tạo ra cảm giác cho người đọc thích thú bằng những từ ngữ,
hoa văn mới mẻ… Vậy đối tượng của phê bình văn học là gì? Nó tác động như thế
nào đối với nhà văn, nhà phê bình.


12


Đối tượng chính của phê bình văn học là tác phẩm văn học. Vậy tác phẩm văn
học là gì?  Theo Lê Ngọc trà: “Tác phẩm văn học là tiếng nói của những ấn tượng,
những suy nghĩ vừa như xác định, vừa như chưa xác định, vừa như trọn vẹn, vừa như
có giới hạn, lại vừa như miên man, vơ bờ bến. Đó là những cảm giác mang tính hình
tượng. Nhà văn sáng tác là khi cảm thấy ở đâu đấy trong tâm hồn, khi có điều gì đó
muốn chia sẻ gửi gắm. Văn học chính là nỗi buồn và cái đẹp, về lý tưởng, là nỗi đau
giằng xé về số phận con người, là sự cắn rứt lương tri không yên, là cuộc đấu tranh
nội tâm giữa hai phần tối và sáng, giữa thiện và ác, khi con người có khả năng tự phân
đôi”. Theo Đỗ Lai Thúy: “Tác phẩm là hệ thống trung tâm của văn học, là điểm nút
mà tác giả, truyền thống hiện thực, đọc giả đến giao hội. Tác giả chỉ trở thành tác giả
khi anh ta sáng tạo ra tác phẩm của mình, độc giả, cũng vậy, chỉ trở thành độc giả khi
đọc và đánh giá tác phẩm, còn truyền thống và hiện thực là những điều kiện bên ngoài
của sự tồn tại của tác phẩm”.
Các tác phẩm văn học từ lâu đã trở thành đối tượng của khơng chỉ riêng trong
phê bình văn học, mà trong nhiều lĩnh vực khác trong xã hội cũng cần đến để nghiên
cứu khoa học. Tác phẩm phụ thuộc vào chiều sâu của cảm xúc và suy nghĩ của người
nghệ sĩ. Để tạo ra một tác phẩm được dân chúng cơng nhận và đạt hiệu địi hỏi tác giả
nghiền ngẫm sâu sắc cảm giác và những điều trông thấy. Đó là chí hướng mãnh liệt
mà tác giả muốn lên tiếng, muốn chia sẻ những suy nghĩ, ấn tượng của mình nhằm tố
cáo, kết án, bênh vực hay dự báo một điều gì đó cho tồn xã hội. Có tầm quan trọng
đến với đời sống, có giá trị dinh dưỡng tinh thần cao, giúp cuộc sống thú vị và tích
cực trong cuộc sống.
Văn học là một loại hình nghệ thuật, là nghệ thuật của ngơn từ. Vì văn học là
loại hình nghệ thuật, ngơn từ nên tác phẩm văn học là loại hình sáng tạo ngơn từ. Vì
phải phải nói như thế? Câu trả lời là: sáng tạo là một loại hình mà con người khơng
ngừng trau dồi, sáng tạo là đặt tính mà con người vốn có. Theo bản năng chỉ có con
người mới có sáng tạo, bởi lẽ trong thế giới động vật thuộc về giới tự nhiên, nó sẽ

hành động theo bản năng mà trong chương trình sinh học đã cài đặt sẵn, ví dụ: đàn
chim cùng nhau nhặt từng nhánh lá, từng cành cây bây đi tìm nơi để xây dựng tổ của
mình. Điều đó cho ta thấy rằng tính năng hoạt động của nó là vô thức, không định sẵn
13


hay sáng tạo ra cái hay, cái mới trong chính tổ ấm của mình. Con người có óc để tư
duy, sáng tạo và hình dung trước những cái mà mình muốn làm, ví dụ: con người làm
ra cái cuốc thì trong suy nghĩ của người đó đã định ra hình dạng chiếc cuốc đó ra sao
và làm ra nhằm mục đích để làm gì. Đó là sự sáng tạo, sáng chế ra nhằm thốt khỏi
tình trạng tự nhiên của mình, chỉ khi sáng tạo thì con người mới cảm thấy rằng mình
khác hẳn, hành động có ý thức điều đó cho thấy cấp bật của con người khác hẳn so với
những gì thiên nhiên quy định, có bước tiến mới sáng tạo ra những thứ mà trước đây
chưa từng xuất hiện, thỏa sức sáng tạo với ý nghĩ của mình.
Tác phẩm văn học là một sáng tạo. Một nhà văn tạo nên một tác phẩm văn học
là một quá trình tìm tịi, tìm ra những chân lý, sáng kiến mới mẻ, không ngừng sáng
tạo để cho ra tác phẩm của mình. Có sáng tạo mới có những cái mới, cái hay, để người
đọc không cảm thấy nhàm chán, khai thác những thơng tin trong chính tác phẩm, địi
hỏi tư duy sáng tạo cao và loại hình cũng như hình thức. Ngồi ra tác phẩm văn học
cịn là một sáng tạo của trí tưởng tượng. Bên cạnh những tác phẩm được viết về hiện
thực cịn có những tác phẩm nói về một thế giới khơng có thực. Bài văn được viết trí
tưởng tượng của nhà văn, mơ tả về một thế giới hư ảo, người đọc sẽ lạc vào thế giới
của sự tưởng tượng, chiêm ngưỡng trong tác phẩm bằng sự sáng tạo của bản thân để
hình dung, tưởng tượng phong phú với suy nghĩ sáng tạo của mình. Nhờ có sự tượng
tượng mà cuộc sống đời thực được xây dựng và tiếp diễn trong nhịp sống đầy phong
phú và đa dạng, liên tục với sự phát triển của thế giới.
Tác phẩm văn học là một nghệ thuật. Song song loại hình nghệ thuật này có
những thể loại cũng tồn tại như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Để
nghệ thuật được thừa nhận và thành cơng thì hình thức ln là thứ đi theo nghệ thuật
đó. Hình thức nghệ thuật sẽ tạo ra thẩm mỹ trong tác phẩm. Đơi khi người đọc sẽ thấy

rằng chính bản thân mình nằm trong tác phẩm đó, những cảm xúc băn khoăn, quan
niệm thẩm mỹ, những cảm xúc khi lắng động, nhẹ nhàng, khi ồn ào, náo nhiệt… Tâm
trạng của người đọc đi theo dòng cảm xúc của từng tác phẩm. Một tác phẩm nghệ
thuật không những phục vụ nhu cầu đời sống về mặt tinh thần mà nó cũng tạo ra một
khoản vụ lợi lớn được thu nhập từ chính tác phẩm đó.

14


Giá  trị sử dụng của một tác phẩm nghệ thuật phụ thuộc vào chất liệu mà nhà
văn tạo ra trong chính tác phẩm đó.
Ngơn ngữ sử dụng trong tác phẩm không kém phần quan trọng, ngôn ngữ là
đặc trưng tiêu biểu cho lối viết của nhà văn. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, không tạo ra
cảm giác nhàm chán khi đọc tác phẩm, đơi lúc pha thêm những trị hề bằng những
ngơn ngữ dí dỏm. Theo Saussure người đã phân biệt giữa ngơn ngữ (langue) và lời nói
(parole) trong giáo trình “Dẫn luận ngơn ngữ học” nxb đại học Sư Phạm Hà Nội trang
14 – 15. Để dễ trong việc phân tích tác phẩm thì ngơn ngữ trong văn bản trở thành
hình thức là nghệ thuật. Khi đó văn bản trở thành đối tượng của các nhà phê bình văn
học. Theo cách nhìn này thì văn bản trở đồng nhất với tác phẩm, văn bản là tác phẩm.
Qua đó đối tượng cơ bản của văn học là tác phẩm. Tác phẩm văn học là sản
phẩm của tác giả. Mỗi tác phẩm có những nét cá biệt nhưng nó chia sẻ một số nét
chung với các tác phẩm khác, cũng như mỗi người chia sẻ một số nét nào đó với lồi
người nói chung… tính chân thực trong tác phẩm khơng chỉ là sự phản ánh hiện thực
mà nó cịn là tính chân thực lịch sử của thái độ, đánh giá và trung thực của nhà văn.
5. Các hướng tiếp cận tác phẩm phê bình văn học.
Tiếp cận văn tác phẩm văn học. Đây cũng là một công đoạn tạo nên sự tiếp xúc
trực tiếp giữa các chủ thể và khách thể nhận thức. Để tạo nên một tác phẩm đặc sắc,
gây được sự chú ý của công chúng các nhà phê bình phải xem xét tỉ mỉ, có một cái
nhìn khách quan để phân tích tác phẩm một cách tồn diện. Nêu lên những mối liên hệ
bên ngoài của tác phẩm văn học. Phê bình phải tiếp cận tác phẩm từ nhiều phía, dựa

trên nhiều bình diện, cấp độ, sử dụng ngôn từ cho phù hợp. Với những mối liên hệ
phong phú, đa dạng giữa các tác phẩm văn học thì ta có thể chia thành ba hướng tiếp
cận tác phẩm cơ bản như sau:
● Một là, từ góc độ của tác giả
● Hai là, từ góc độ văn bản
● Ba là, từ góc độ văn hóa.
Ta sẽ đi sâu để hiểu các hướng tiếp cận. Trước hết là cách tiếp cận tác phẩm văn
học từ góc độ của tác giả. Đây cũng là cách tiếp nhận có lịch sử lâu đời nhất. Mỗi tác
15


phẩm văn học đều chứa đựng những tâm tư, tình cảm, ước vọng của tác giả. Chính vì
vậy mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn riêng của tác giả. Thông qua tác phẩm văn học tác
giả bày tỏ nỗi thương xót trước những cảnh éo le, gián tiếp phê phán những bất công
trong xã hội đương thời, thể hiện nỗi khát vọng của tình, viết lên hồn cảnh sống cơ
cực, phản ánh xã hội hiện thực… Từ đó thể hiện phong cách hành văn của một nhà
văn, khẳng định lý tưởng mình đang tìm kiếm lâu, và tác giả muốn gửi gắm những
thơng điệp của mình thơng qua những tác phẩm văn học. Trong lí luận văn học cổ điển
Trung Quốc có quan niệm cho rằng sáng tác là những giải tỏa u uất trong lòng (Tư Mã
Thiên), là sự thể hiện quan tâm các vấn đề chính trị, xã hội: “Văn chương nên vì thời
thế mà viết, thơ ca nên vì hiện thực mà sáng tác” (Bạch Cư Dị). Tác giả và tác phẩm
có mối quan hệ nhân quả với nhau. “Trong hướng tiếp nhận từ góc độ tác giả thì cách
tiếp nhận của Saute-Beuve, Taine, Gustave dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa chứng thực
thế kỉ XIX được thao tác khá cụ thể. Họ cho rằng thông qua nghiên cứu hồn cảnh của
nhà văn (hồn cảnh gia đình, xã hội, giáo dục, đời sống riêng) có thể lí giải vì sao viết
như vậy”. Cách tiếp nhận này được sử dụng nhiều trong môi trường phổ thông, được
thể hiện rõ nhất trong phần giới thiệu khái lược về tiểu sử của nhà văn sự nghiệp sáng
tác và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
Tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn bản. Ngoài cách tiếp nhận trên cách tiếp nhận
này thơng qua tác phẩm, có nghĩa là khi một tác phẩm được tác giả viết ra thì chính

tác phẩm đó khơng cịn thuộc về tác giả. Nên cần tiếp nhận tác phẩm từ chính tác
phẩm. Vì ngơn ngữ là trúc là cấu trúc cơ sở để tạo ra tác phẩm, để nghiên cứu, trong
đó văn bản được xem là trọng tâm. Mỗi loại văn bản đều tồn tại một hệ thống kí hiệu
ngơn ngữ, cấu trúc và hình thức của tác phẩm và tìm ra kết cấu bên trong của văn bản.
Để tiếp nhận tác phẩm từ góc độ văn bản ta thấy rằng cách tiếp nhận của Trần
Đình Sử dễ hiểu và được dung nhiều, cách mà Trần Đình Sử sử dụng để tiếp cận đó là
Thi pháp học ơng nói: “Điểm làm cho thi pháp có vị trí độc lập, phân biệt với các bộ
môn khác trong khoa văn học là nó chỉ nghiên cứu cấu, tùy trúc và thuộc tính của
nghệ thuật của văn học từ góc độ của nghệ thuật”. Với phương pháp này ta thấy rằng
có nhiều cách tiếp cận khác nhau chủ thể để lựa chọn cách tiếp cận phù hợp. Ta có thể
quan tâm đến nghệ thuật con người thông qua cách tiếp nhận này. Con người là yếu tố
16


trung tâm được các nhà văn viết đến trong tác phẩm của mình, qua tác phẩm nhà văn
muốn thể hiện tính cách, đặc trưng, hồn cảnh sống… của nhân vật. Trong mỗi nhà
văn có tố chất thể hiện cách hành văn của riêng mình chẳng hạn trong thơ của Xuân
Diệu thể hiện con người mong muốn có tình u, nỗi khát khao được sống trong tình
yêu,
Nhưng đến với Nam Cao ta thấy rằng ông luôn thể hiện quan niệm con người
luôn cố gắng để chống lại sự bất công, tha hóa trong cuộc sống… điển hình là tác
phẩm “Chí Phèo” với tính cách vừa nóng nảy, bờm rượu của anh Chí hiện lên hai cảnh
khác biệt nhau như: khi say anh ln ra ngồi đường chửi nhưng khi về túp lều tỉnh
dậy rồi lại trách chính bản thân.
Văn bản có tính tự trị bởi sự độc lập của kí hiệu, cấu trúc của ngơn ngữ và hình
thức của tác phẩm. Thông qua văn bản ta hiểu được những sự vật, sự việc… mỗi văn
bản được nhắc tới, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản đối với một nhà phê bình văn
học. Để hồn thiện một bài thuyết trình văn bản đóng vai trị quan trọng để chỉnh lý,
phát hiện những ưu và khuyết điểm để nhà văn chỉnh sửa và đáp ứng nhu cầu của thời
đại.

Và cuối cùng là tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hóa, đây là hướng tiếp cận
đang được quan tâm hiện nay. Ta có thể định nghĩa văn hóa như sau: Văn hóa là là
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên trong quá trình lao động
nên việc tiếp cận văn hóa cũng có nhiều cách khác nhau. Vậy văn hóa và văn học có
mối liên hệ với nhau như thế nào? Theo tơi văn hóa và văn học có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau. Nền văn hóa được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, có ảnh hưởng sâu
sắc đến sự hình thành và phát triển của văn học. Văn học là tấm gương phản ánh chân
thật đời sống văn hóa tinh thần của con người, là một trong những yếu tố quan trọng
của văn hóa. Khi tiếp cận từ cách này sẽ giúp người đọc tìm kiếm được những biểu
hiện của văn hóa trong các tác phẩm văn học, những đề tài, chủ đề, nhân vật, ngôn từ,
nghệ thuật… Đề tài trong một tác phẩm văn học thường là phạm vi trong cuộc sống,
những tác phẩm thể hiện những dấu ấn văn hóa, phong tục tập quán… Chủ đề là phạm
vi nóng hổi trong cuộc sống, có những mâu thuẫn, những mối quan hệ giữa hơn nhân,
tình u, mơi trường… nhân vật được nói đến trong văn học thể hiện nỗi khát vọng, là
17


con người có lý tưởng tốt đẹp. Chẳng hạn như tác phẩm “Người mẹ cần bút” của
Nguyễn Thi với nhân vật chị Út Tịch sẵn sàng hi sinh cho độc lập dân tộc, trong tác
phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn thành Trung với nhân vật Tnú thể hiện ý chí chiến
đấu chống lại cường quyền, dành lại tình yêu, cuộc sống của dân làng. Ngơn từ mỗi
nhà văn có cách sử dụng ngôn ngữ riêng, tô đậm tác phẩm thể hiện lối hành văn để
gửi đến đọc giả và tiếp thu nhanh chóng.
Như vậy để tiếp cận văn học, người ta có nhiều hướng tiếp cận trong đó có văn
hóa. Có cách tiếp cận này ta thấy rõ những gì văn hóa được lưu giữ, truyền tải những
thơng điệp, những bài học được rút ra trong chính các tác phẩm đó nhằm phát huy,
xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở đó
xây dựng đất nước hội nhập phát triển của thời kỳ tồn cầu hóa.
6. Chức năng của phê bình 
Trong nền văn học của một quốc gia, ba lĩnh vực đóng góp vào sự thúc đẩy và

phát triển cho nền văn học ấy bao gồm lí luận văn học, lịch sử văn học và cuối cùng là
phê bình văn học. Một trong số đó, như đã tìm hiểu, phê bình văn học thể hiện một
cách mạnh mẽ sự tác động của nó với những nhiệm vụ, vai trị hết sức quan trọng.
Nếu thiếu đi phê bình văn học thì nền văn học xem như một đứa con được sinh ra
nhưng không được lớn lên. Để lý giải cho việc tại sao nhóm lại nói như vậy, hãy cùng
nhóm đi vào cụ thể từng nhiệm vụ vai trò của phê bình văn học.
Thứ nhất, khám phá ra các giá trị của một tác phẩm
Nếu nhà văn đi vào thực tế đời sống hiện sinh và tâm hồn của con người để
sáng tác nên tác phẩm văn học thì nhà phê bình lại mượn thế giới nội dung và hình
thức của tác phẩm ấy nhằm  thể hiện quan điểm về giá trị tư tưởng và giá trị nghệ
thuật, cũng như phát hiện ra sự phù hợp hay không phù hợp đối với nhu cầu bạn đọc
đương thời.
Tại sao lại có nhiệm vụ này, một tác phẩm văn chương chẳng lẽ khi ra đời và đi
vào xã hội, nó lại khơng phát huy hết những tiềm lực về tư tưởng và nghệ thuật  đến
với công chúng hay sao? Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của một tác giả vì
vậy mà nó sẽ mang khuynh hướng chủ quan xuất phát từ chính trải nghiệm riêng của
18


tác giả đó. Bên cạnh, một tác phẩm khơng chỉ thể hiện một tầng nghĩa duy nhất mà là
đa nghĩa. Cơng chúng, đặc biệt là những người có vốn kiến thức hạn hẹp, khi đọc vào
khó mà hiểu được hoặc nắm bắt hết ý đồ nghệ thuật hoặc giá trị nhân đạo mà tác giả
muốn gửi gắm vào trong tác phẩm vì thể cần đến cơng tác phê bình văn học để giải
mã và mở khóa thế giới màu nhiệm bên trong tác phẩm. Dựa trên kiến thức về văn học
và những hiểu biết về cuộc sống một cách đầy đủ và sâu sắc, nhà phê bình đã trở
thành một nhà giải phẫu linh hồn của tác phẩm và tâm hồn của nhà văn nhà thơ
D/C: Nói đến Hàn Mặc Tử và Thơ của ông, người ta thường nhắc đến một
trường thơ điên loạn, phù phiếm và xa rời thực tế, chẳng hạn như bài thơ Rướm máu
trong tập Máu cuồng và hồn điên xuất bản vào năm 1937:
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút

Mỗi lời thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng trong máu vọt
Như mê man chết điếng cả làn da
Những câu từ thể hiện sự điên loạn, tưởng tượng, thoát ra khỏi hiện thực đời
sống, hướng đến thế giới linh hồn đầy ma quái
Hay trong bài thơ Vớt hồn (tập Máu cuồng và hồn điên - 1937), Hàn Mặc Tử vẽ
ra những đám mây được in hình dưới dịng sơng vơ cùng kinh dị:
Mây chết đuối ở dịng sơng vắng lặng
Trơi thay về xa tận cõi vô biên
Nếu là một công chúng không biết gì về cuộc đời của Hàn Mặc Tử, họ sẽ có
những đánh giá nhận xét phiến diện về nội dung trong thơ ông là bệnh hoạn, là sáo
rỗng. Tuy nhiên đến với “Thi nhân Việt nam” của anh em Hoài Chân, Hoài Thanh, với
bút lực sắc sảo, tinh tế, Hồi Chân Hồi Thanh đã đưa cơng chúng đương thời hiểu
hơn về bản chất và những giá trị tư tưởng, nhân văn mà thơ ông đưa tới “Tôi nghĩ đến
người đã sống trong một túp lều tranh phải lấy bì thư và giấy nhựt trình che mái nhà
cho đỡ dột. Mỗi bữa cơm đưa đến người không sao nuốt được vì ăn quá khổ. Cảnh cơ
hàn ấy và những chứng bệnh kinh khủng đã bắt người chịu bao nhiêu phũ phàng bao
19


nhiêu ruồng rẫy. Sau cùng người bị vứt hẳn ra ngoài cuộc đời, bị giữ riêng một nơi, xa
hết thảy mọi người thân thích” (Tr 206-207). Chính nhà phê bình bằng hiểu biết về
cuộc đời tác giả đã có những nhận xét đúng đắn đưa người đọc đến bên bờ của sự cảm
thơng chia sẻ thay vì lên án, chỉ trích. Từ cảm thơng, chia sẻ ấy là con đường rộng mở
ra cho người đọc đến gần hơn với việc khám phá  nội dung ý nghĩa sâu xa hàm chứa
bên trong tác phẩm. Tại sao Hàn Mặc Tử lại nhắc đến nhiều vấn đề về sự chết chóc, là
những vầng trăng đã bị biến dạng, ánh trăng ấy trở nên hư ảo ghê tởm linh động hay
linh hồn trào ra đầu ngọn bút. Những hình ảnh xuất phát từ chính những trải nghiệm
của Hàn Mặc Tử: bệnh tật, sự cô độc, xa lánh của người đời, đã tạo ra một tâm hồn
tràn ngập những tổn thương nhưng cũng cô cùng khao khát được sống và được yêu

hết mình. Vì thế thơ ông không phải là sự thể hiện đời sống bình thường mà nó đã
thốt thai, vượt ra ngồi biên giới hiện thực để phản ảnh một thứ tâm tưởng mà chỉ
Hàn Mạc Tử mới hiểu được.
Trong cuốn tuyển tập 3: phê bình và tiểu luận văn học, Hà Minh Đức đã có
những phát hiện rất thú vị về nghệ thuật trong tác phẩm truyện “Hồn bướm mơ tiên”
của Khái Hưng như: “Hồn bướm mơ tiên được viết ra với một ngịi bút chủ động. Tác
phẩm có cấu trúc gọn gàng, văn phong gợi mở. Tác giả Hồn bướm mơ tiên tránh được
lối kể chuyện rườm rà, chậm chạp, thường thấy ở một số tiểu thuyết ở giai đoạn trước.
Bắt lấy những tình ý và cảnh ngộ chính, câu chuyện biến đổi linh hoạt từ cảnh vật nên
thơ đến trạng thái vui buồn của nhân vật. Ngôn ngữ của tác phẩm cũng thốt khỏi
vùng khn sáo”.
Thứ hai, phê bình văn học là cầu nối giữa nhà văn – tác phẩm và bạn đọc.
Mối quan hệ tam giác giữa nhà văn – tác phẩm – bạn đọc ln được lí luận văn
học nhắc đến nhiều như là trung tâm cốt lõi nhất của một nền văn học. Bộ ba này trở
thành những mắt xích quan trọng khơng thể tách rời nhau. Tác phẩm được nhà văn
viết ra. Nhưng tác phẩm ấy chỉ thực sự sống và tồn tại khi nó đi vào đời sống tinh thần
của người đọc, được người đọc đón nhận và đánh giá. Phê bình văn học bằng một
cách gián tiếp, nó đã thúc đẩy q trình tiếp nhận văn học nhanh hơn. Đặc biệt vai trò
này của phê bình văn học cịn trở nên mạnh mẽ hơn từ khi đổi mới đến nay, phê bình
đã rất bám sát vào sáng tác. Những tác phẩm từ thơ ca cho đến văn xi, có giá trị
20


được xuất bản, liền có những bài phê bình (cả phê bình chun sâu và phê bình báo
chí) lên tiếng và nhanh chóng đưa ra tiếng nói riêng tác động và định hướng tiếp nhận
về mặt nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ tốt cho công chúng. Khi kỹ thuật số phát triển
, khơng chỉ có có những bài phê bình hay bài báo từ trung ương đến địa phương đánh
giá về tác phẩm văn học, mà ngay cả đến phương tiện truyền thông, mạng internet, các
trang blog cá nhân cũng đưa tin râm rồ. Chẳng hạn như truyện “Cánh đồng bất tận”
khi mới phát hành vào năm 2006, nó đã được nhiều nhà phê bình, các tờ báo đưa ra

làm đề tài tranh cãi về tính “tiêu cực” trong một tác phẩm văn học vẫn còn hiện hữu ở
thế kỉ XX. Đó là Thương, là Nhớ, những đứa con ra đời nhưng liệu chúng có được
ni nấng, dạy dỗ đúng mực trên cánh đồng bất tận hay lại đi theo vết xe đổ của thế
hệ trước. Vấn đề này cũng đã được nhắc đến trong dấu chấm lửng ở cuối truyện ngắn
“Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Tuy nhiên, sẽ có sự đối lập về thời đại ra đời của
chúng. Một bên ra đời trong giai đoạn loạn lạc, khi cuộc sống nhân dân trở nên cùng
cực, bần cùng bởi nhiều thế lực đàn áp. Một bên ra đời trong sự phát triển của xã hội,
khi cái ăn cái mặc khơng cịn được đặt nặng. Liệu câu chuyện mà Nguyễn Ngọc Tư kể
đến có cịn phù hợp trong thời đại hôm nay? Thật chất nhà văn chỉ mượn câu chuyện
ấy, hình tượng nhân vật ấy để thể hiện chức năng giáo dục đến với người đọc. Hiểu
được vấn đề trên, Nguyễn Hồng Kỳ với những đánh giá khách quan trên tờ báo “Tuổi
Trẻ” phát hành ngày 08/04/ 2006 đã nói thế này: “Tác phẩm tuy thể hiện tồn là bi
kịch và những sự đầy phũ phàng, không ai muốn những sự việc đó ln hiện diện
trong cuộc sống, nhưng tơi lại thấy trong tác phẩm đầy tính nhân văn vốn có mà bao
người đọc đã từng mong đợi. Đó là tình u và sự u thương vẫn nảy sinh khi con
người sống trong cảnh khơng cịn u thương. Tôi không hiểu sao người ta lại lên án
tác phẩm này chỉ vì lý do nó nói về cái khơng tốt. Qua đây, Nguyễn Hồng Ký đã có
những định hướng cho bạn đọc giúp họ có những cái nhìn đúng đắn trong việc sáng
tác tác phẩm văn học. Văn học đôi khi không chỉ thể những mảng màu tươi sáng của
cuộc đời mà nó cịn là những mặt tối, mặt xấu . Nếu chỉ bó buộc trong cái đẹp, cái tốt
như Nguyễn Hồng Ký đề cập, điều ấy sẽ bóp chết sự sáng tạo của nhà văn.
Thứ ba, phê bình là động lực phát triển của Nền văn học 

21


Nói như thầy Huỳnh Như Phương trong tác phẩm “ Lý luận văn học” của nhà
xuất bản đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, “Phê bình khơng phải là hoạt động
đứng ngoài văn học mà tham gia vào những nguồn động lực của văn học.
Phê bình văn giúp mở rộng sự quan tâm của nó đến những hiện tượng, khuynh

hướng, quy luật  có liên quan đến tiến trình nghệ thuật đương đại dẫn chứng: cuộc hội
thảo của khoa Ngữ văn trường đại học Tổng hợp phối hợp với nhà xuất bản Đại học
và Trung học chuyên nghiệp tổ chức cuộc hội thảo về văn chương Tự lực văn đồn.
Từ cuộc hội thảo, giới phê bình đã đưa ra những quan điểm, phê bình đánh giá
nhận xét một cách khách quan về Tự lực văn đoàn. Họ cho rằng Tự lực văn đoàn là
một hiện tượng văn học rất phong phú song  vô cùng phức tạp và bên cạnh cũng tồn
tại rất nhiều bất cập. Tự lực văn đoàn  với các thành viên như Nhất Linh, Khái Hưng,
Hoàng Đạo, Thế Lữ, Thạch Lam, Tú Mỡ,… Nhưng những vấn đề phức tạp gây ra
nhiều ý kiến khác nhau của Tự lực văn đồn lại xốy sâu vào nhóm trung tâm Nhất
Linh , Khái hưng, Hoàng đạo với những tác phẩm của họ được xem là loại cấm kỵ.
Bên cạnh đó, họ cũng đi sâu vào phân tích những ưu điểm và khuyết điểm trong đặc
trưng sáng tác của Tự lực văn đoàn: “Tự lực văn đoàn thường được xem là trào lưu
văn học lãng mạn nhưng thuần nhất. Nhiều tác phẩm có giá trị hiện thực như Nửa
chừng xuân, Đoạn tuyệt,Thốt li, …Gọi là lãng mạn nhưng khơng nên hiểu là lãng
mạn là hàm ý tiêu cực. Chất lãng mạn thường biểu hiện ở các nhân vật trẻ trung, quan
hệ yêu đương và những ước mơ của họ về hoạt động xã hội.Văn chương Tự lực văn
đồn mang tính chất phản phong khá mạnh mẽ. Nó trực diện tiến cơng và đạo đức và
lễ giáo của đại gia đình phong kiến và đã thắng thế trong cơng luận. Đó là điều mà các
tác phẩm ở thập kỉ trước chưa làm được”. Bên cạnh đó, trong hội thảo giới phê bình
cũng nhận định nghệ thuật trong văn chương của Tự lực văn đồn có tầm ảnh hưởng
trong nền văn chương dân tộc, đặc biệt ở bước ngoặt, chuyển từ thời kì cận đại sang
quỹ đạo của thời kỳ hiện đại.
Phê bình văn học góp phần phát hiện tầm cỡ của một nhà văn, ý nghĩa sáng tác
của ông ta đối nền văn hóa dân tộc và thế giới
Nói về tầm ảnh hưởng của các vở kịch do Shakespeare sáng tác, nhiều nhà phê
bình văn học trên thế giới lẫn Việt Nam đã có những tác phẩm phê bình chính xác và
22


đúng đắn, phát hiện ra giá trị to lớn mà các tác phẩm Shakespeare đem lại cho nền văn

hóa Anh. chẳng hạn như trên tờ báo tạp chí Sơng Hương phát hành ngày 24/04/2014,
Việt Lâm đã viết: “Tới nay các nhà phân tích vẫn coi William Shakespeare là nhà văn,
nhà viết kịch vĩ đại nhất của Anh và cuộc thăm dò mới nhất của Hội đồng Anh cho
thấy nhận định này chưa cần phải được đánh giá lại. Sức ảnh hưởng lớn của
Shakespeare hình thành một phần từ việc ơng là nhà viết kịch đi trước thời đại. Kể từ
cuối thế kỷ 16 đến nay, tác phẩm của ông chưa bao giờ lỗi thời và vẫn có sức hấp dẫn
tồn cầu.Với những cốt truyện đầy lôi cuốn về các vụ án mạng, sự phản bội hòa trộn
với những câu chuyện tình u, sự đam mê đan xen với ghen tng, báo thù, yếu tố bí
ẩn, chiến tranh, mâu thuẫn chủng tộc... có thể nói tính thời sự trong các vở kịch của
ông vẫn rất phù hợp với thế giới hiện đại”.
Cơng tác phê bình văn học giúp ích cho các nhà văn học sử định vị những
khuynh hướng, trào lưu và trường phái văn học cùng vai trị của nó trong lịch sử văn
học.
D/C: Nói về trào lưu hiện thực phê phán, đã có rất nhiều cây bút phê bình về
trào lưu này. Họ đặt nó trong mối tương quan phát triển với các trào lưu xuất hiện
cùng thời điểm như lãng mạn,..
Có thể khẳng định, trào lưu văn học hiện thực phê phán ra đời và phát triển đã
có những đặc trưng tác động đến nền văn học Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn
1930-1945. Việc phê bình về trào lưu này giúp cho các nhà văn học sử có cái nhìn
tồn diện và đa chiều về nó. Chẳng hạn, cũng trong tuyển tập 3: Phê bình và tiểu luận
của tác giả Hà Minh Đức, ơng có đề cập đến tác phẩm Trăng Sáng và Đời thừa như là
các tác phẩm tiêu biểu đặc sắc khi nhắc đến cây bút đi theo khuynh hướng hiện thực
phê phán - Nam Cao: “Trăng sáng và Đời thừa là những truyện ngắn có giá trị của
Nam Cao. Ngồi nội dung phong phú còn hàm ẩn sâu sắc quan điểm nghệ thuật của
chủ nghĩa hiện thực” hay “Truyện ngắn Trăng sáng đã miêu tả sự đối lập giữa cảnh
đời và sự đấu tranh giữa quan điểm “ nghệ thuật vị nhân sinh” và “nghệ thuật vị nghệ
thuật” ”.

7. Phê bình văn học thúc đẩy và kìm hãm nền văn học như thế nào?
23



Phê bình văn học thúc đẩy nền văn học
Thúc đẩy đối với giới sáng tác và nghiên cứu văn học.
Phê bình văn học là cơng tác để nhà phê bình vừa thúc đẩy tư duy sáng tác của
nhà văn (thông qua việc chỉ ra các đặc sắc, hạn chế trong tác phẩm văn học), vừa góp
phần phát hiện tâm cỡ của họ, các ý nghĩa, nguyên nhân tác động hoặc trở cản nhà văn
phát huy tài năng của mình và nền văn hóa của dân tộc mình.
D/C: Trong một xã hội, dĩ nhiên khơng có gì gọi là hồn hảo, ở đây tơi nói đến
văn chương, có những tác phẩm thì được rất nhiều lời khen, nó được thể hiện qua sự
đánh giá, sự nhận định từ dư luận xã hội tạo nên một khơng khí văn chương đặc biệt.
Tuy nhiên cũng có những tác phẩm khơng phù hợp với yêu cầu của xã hội thì bị đánh
giá thấp hoặc bị phê phán như tác phẩm “Đống rác cũ” của Nguyễn Công Hoan, “Vào
đời” của Hà Minh Tuân đều nằm trong trường hợp đó. Cụ thể như tác phẩm “Vào
đời”, “tác giả lấy câu chuyện vào đời của một nữ sinh Hà Nội: bị cha mẹ ép duyên,
Sen đã trốn nhà, vào làm việc ở một công trường, cô đã rơi vào một cơng trường mà
tình hình nội bộ rất phức tạp, và qua bao nhiêu đau xót ê chề (bị bọn lưu manh đón
đường hãm hiếp và đã có mang, lấy phải một người chồng sa đọa, con chết, bị người
chồng dằn vặt và ruồng bỏ, v.v.) Người ta chỉ thấy trong đời riêng cô tỏ ra mềm yếu,
tâm hồn cô luôn quằn quại, than vãn trước bao nhiêu rủi ro, chua xót, tủi sầu., cơ đã
vươn lên trở thành một chiến sĩ thi đua, tìm được hạnh phúc trong lao động. Cịn
những nhân vật tích cực của “Vào đời” tỏ ra mờ nhạt, yếu ớt và thảm hại. Chị Bổn có
đơi nét sắc sảo nhưng vẫn chỉ là một chị cơng nhân bình thường, khơng có vai trị gì rõ
rệt. Bác Biền, người thợ già cần cù, có vẻ một ơng bố tốt hơn là một bí thư chi bộ; bác
đã tỏ ra nhu nhược và mất cảnh giác trước bọn lưu manh phá hoại”. Nhân vật tích cực
chính có lẽ là bí thư chi đồn Trần Lưu, nhưng tiếc thay đây là một con người tuy
hăng hái nhưng non nớt, có khi cịn ngây ngơ nữa. Với những con người yếu ớt như
thế người ta có thể trơng mong gì ở họ để chặn tay bọn phá hoại và dìu dắt cơ Sen đi
tới! Do đó, người ta không hiểu được tại sao Sen lại chiến thắng được hồn cảnh, lại
có nhiều sáng kiến tăng năng suất lao động và trở thành chiến sĩ thi đua”. Khi đọc

xong “Vào đời” người ta rất khó chịu vì sao trong tác phẩm lại đầy rẫy những chuyện
xấu xa, đen tối như thế? mặt tiêu cực thì lại nổi bật, trở thành mặt chủ yếu, mặt tích
24


cực bị chìm đi, lu mờ, do đó cuốn sách đã bóp méo hiện thực xã hội miền Bắc chúng
ta, và là một tác phẩm vừa viết kém vừa có nhiều có nhiều lệch lạc. Thất bại lớn của
tác giả “Vào đời” là đã không khẳng định được những con người mới của thời đại
chúng ta, những con người đầy tinh thần và nghị lực đang chiến đấu và chiến thắng.
Cho nên dù cuối sách tác giả đã có kết thúc bằng cảnh chính thắng tà, tiên tiến thắng
lạc hậu, nhưng điều đó vẫn giả tạo biết bao, vẫn khơng gây được niềm phấn hứng và
tin tưởng nào cho người đọc”. (Lê Lương Nghĩa và Dân Hồng: Đọc “Vào đời” của
Hà Minh Tn (Nxb. Văn học
Phê bình văn học cịn thúc đẩy lớn đến chính nhà phê bình (cũng là một người
nghiên cứu văn học), làm cho nhà phê bình khuyếch trương xã hội và tạo nên một
“trường”, đặc biệt của dư luận xã hội về tác phẩm, phê bình văn học làm cho các nhà
phê bình rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phê bình, từ đó ngày càng thúc đẩy
nền văn học phát triển theo chiều hướng tích cực.
D/C: Cụ thể như “những bài thẩm bình của Hoài Thanh với từng nhà thơ thực
sự là những bài thơ và bài tổng kết phong trào Thơ Mới mang tên Một thời đại trong
thi ca thực sự là một bản trường ca, “khúc tuyệt xướng” về Thơ Mới. “Đọc Thi nhân
Việt Nam, trước hết ta gặp một nhà thơ ở giữa các nhà thơ” (Hoàng Trinh). “Nếu các
nhà thơ trong phong trào Thơ Mới là Bá Nha thì họ đã có một Tử Kỳ chính là Hồi
Thanh” (Ngơ Văn Phú). Hồi Thanh đã xây nên “lâu đài kiến trúc hài hòa, đầy chất
thơ” (Đỗ Đức Hiểu). Thi nhân Việt Nam là “một cơng trình của thế kỉ” (Nguyễn Văn
Hạnh). “Rồi người đời sẽ quên dần và quên hết các chức tước, các trọng trách mà ơng
giữ, để chỉ cịn và cịn mãi mãi tác giả Thi nhân Việt Nam (Phong Lê)”. Các tác phẩm
phê bình văn học trên góp phần làm phát huy thêm tài năng của nhà phê bình, để từ đó
phê bình văn học cịn tạo nên sự gắn bó giữa văn chương với xã hội, tạo nên một
“trường”, đặc biệt của dư luận xã hội về tác phẩm.

Phê bình văn học như đã đề cập ở phần chức năng, nó định hình và mở rộng sự
quan tâm của mình đến các xu hướng, khuynh hướng, trào lưu văn học, để từ đó giúp
các nhà sử học văn, nhà văn, nhà thơ có cái nhìn bao quát chuẩn xác, đúng đắn về đặc
trưng, vai trò của các trào lưu, khuynh hướng. Giới sáng tác và nghiên cứu nhờ vào
phê bình văn học giờ đây có thể đưa ra những đánh giá mang tính phát hiện khi đặt
25


×