Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Sáng kiến sử dung biện pháp tu từ trong dạy học ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN U CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Trường TH&THCS Đồng Tâm.
Chúng tôi ghi tên dưới đây:
SốT
T

1
2

Họ tên tác giả

Lê Thị Hưng
Đinh Thị Thủy

Ngày sinh
Nơi công tác (hoặc nơi ở)

25/10/198
1

Trường TH&THCS
Đồng Tâm
Trường TH&THCS
Đồng Tâm

Tỉ lệ (%)
Trình độ Đóng góp
Chức


chun vào việc
danh
mơn tạo ra sáng
kiến
Giáo
viên

ĐHSP

60%

Giáo
viên

ĐHSP

40%

Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giúp học sinh tìm và phân
tích tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật trong dạy học các tác phẩm thơ ở
chương trình ngữ văn lớp 9”
Với những thơng tin cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Lê Thị Hưng và Đinh Thị Thủy -Tác giả đồng thời là
chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
2. Lĩnh vực áp dụng: Công tác dạy- học môn Ngữ văn
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: từ ngày 20/ 3 năm học 2021-2022.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Đối tượng đề nghị công nhận là sáng kiến (loại hình sáng kiến): giảng dạy ngữ
văn THCS.
4.2.Tính mới của sáng kiến.

- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ,
cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh.
- Học sinh và giáo viên đồng hành cùng nhau trong quá trình khai thác lĩnh hội tri
thức của văn bản.
- Ngoài việc soạn bài học sinh về nhà tự giác Độc Lập suy nghĩ tìm tới sáng tạo
phân tích cái hay cái đẹp của biện pháp nghệ thuật thông qua ngôn từ trong tác phẩm
văn học, học sinh cịn có cơ hội bày tỏ ý kiến trao đổi bàn bạc cùng nhau hợp tác trong
quá trình khai thác lĩnh hội tri thức văn bản.
1


- Phát triển tư duy liên tưởng tưởng tượng, phát triển năng lực sáng tạo của học
sinh. Giúp các em biết bộc lộ tình cảm cảm xúc,
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp khái quát hóa kiến thức cho học sinh, biết lựa chọn
ngôn ngữ hay trong giao tiếp .
- Tích hợp chặt chẽ kiến thức ba phân mơn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- Học sinh hứng thú học tập môn Ngữ văn hơn, qua tiết dạy giáo dục được kỹ
năng sống, kĩ năng giao tiếp.
4.3. Mô tả các bước thực hiện sáng kiến.
* Những thuận lợi, khó khăn trước khi thực hiện sáng kiến.
- Thuận lợi:
Thơ là tiếng nói đồng điệu của tâm hồn và cảm xúc vì thế ngơn ngữ trong thơ rất
cơ đọng hàm súc , giàu tính biểu cảm và có giá trị nghệ thuật cao. Các biện pháp tu từ
nghệ thuật thường được sử dụng trong thơ góp phần làm cho sự diễn đạt trở nên sinh
động, uyển chuyển, cuốn hút. Vì thế khi dạy tác phẩm thơ cần khai thác biện pháp tu từ
nghệ thuật để giúp học sinh cảm nhận được cái hay có đẹp trong tác phẩm.
Mặt khác học sinh đã được học về các biện pháp tu từ nghệ thuật trong chương
trình Ngữ văn trung học cơ sở.
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ thuận tiện
cho việc giảng dạy, các kênh học tập đa dạng phong phú tạo điều kiện cho các em học

sinh thuận tiện tìm kiếm học tập.
- Khó khăn:
Tuy nhiên kiến thức về các biện pháp tu từ nghệ thuật được sắp xếp theo phân
phối chương trình rải rác từ lớp 6 đến lớp 8, nên lên lớp 9 hầu hết các em đã quên kiến
thức đòi hỏi phải củng cố lại.
Khối lượng kiến thức về biện pháp tu từ nghệ thuật tương đối nhiều trừu tượng
đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng nhận biết và nắm chắc kiến thức.
Mặt khác học sinh Trung học cơ sở Đồng Tâm đa số các em có điều kiện kinh tế
khó khăn chưa được quan tâm việc học tập đúng mức, vì thế các em cịn lơ là trong học
tập. Tinh thần học tập thiếu tự giác học đến đâu hay đến đó, chưa xác định đúng đắn
mục đích học tập. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn nội dung kiến thức tương đối dài dẫn
đến tâm lý ngại học.
Khi phân tích một số chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm thơ chúng tơi có u cầu
học sinh tìm biện pháp tu và tác dụng của nó nhưng đa số các em đã quên và không xác
định được (trừ những học sinh khá giỏi) cụ thể số học sinh biết tìm và phân tích tác
dụng biện pháp tu từ từ vựng đầu năm học 2021-2022 được khảo sát như sau:

2


Đầu năm
học 20212022
Trước khi
áp dụng

TSHS

88

Biết tìm và phân

tích tác dụng

Biết sơ qua

Không biết

SL

TL

SL

TL

SL

15

17 %

44

50%

29

TL
33

a. Củng cố kiến thưc về biện pháp tu từ nghệ thuật.

Trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở, các biện pháp tu từ được học rải rác
từ lớp 6 đến lớp9. Ở lớp 9 các em ôn một số biện pháp tu từ ở tiết “Tổng kết từ vựng từ
vựng”, Tuy nhiên thời gian dành cho nội dung này khơng nhiều vì thế bên cạnh việc
dạy học trên lớp giáo viên cần giới thiệu cho các em một số đường link tìm kiếm trên
mạng xã hội để các em cũng cố kiến thức sâu hơn. Từ đó các em vận dụng vào tìm và
phát hiện phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các tác phẩm thơ, truyện. Thơng
qua q trình tìm kiếm các đường link trên mạng xã hội chúng tôi chọn tổng hợp kiến
thức bằng sơ đồ tư duy và gửi lên Zalo nhóm cho các em để các em tiện theo dõi .

Nguồn từ />3


Hình ảnh gửi về zalo các nhóm lớp học
b. Thảo luận nhóm.
Trong q trình dạy học khi cần thiết chúng tơi chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ,
các thành viên trong nhóm suy nghĩ, trao đổi từ đó đưa ra ý kiến chung của cả nhóm về
vấn đề được thảo luận để tìm và phân tích biện pháp tu từ. Trong quá trình thảo luận
giáo viên chú ý đặt câu hỏi ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu. Việc khai thác các biện pháp tu
từ trong mỗi tác phẩm thơ, chúng tôi thường chiếu ngữ liệu đoạn thơ, câu thơ lên bảng
và đặt những câu hỏi như: “Em hãy tìm biện pháp tu từ nghệ thuật trong câu thơ (đoạn
thơ) trên?” Đối với câu hỏi này giáo viên dành cho đối tượng học sinh trung bình, yếu.
Hoặc “Em hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật trong đoạn
thơ( câu thơ) trên?”
Khi thảo lận giáo viên chú ý quy định lường thời gian cụ thể.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc và tổng kết vấn đề được giao của
nhóm.Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, phản hồi, đặt câu hỏi thảo luận và bổ sung ý
kiến. Giáo viên tổng kết và nhận xét từng nhóm, đúc kết mục tiêu cuối và đặt vấn đề
cho bài học tiếp theo.
- Hoặc trong quá trình thảo luận các em có thể ghi ý kiến của mình ra phiếu học tập rồi
trình bày để học sinh khác cùng nhận xét, giáo viên đánh giá và tổng kết lại.

Ví dụ khi khai thác đơn vị kiến thức biểu hiện của tình bài trong bài thơ “Đồng chí”
của Chính Hữu
4


Gv: Cho học sinh thảo luận câu hỏi: ? Trong câu thơ “Giếng nước, gốc đa nhớ người
ra lính” sử dụng biên pháp tu từ nghệ thuật gì? Tác dụng của chúng?
HS Thảo luận- trả lời
- Nhân hóa “nhớ” + hoán dụ “giếng nước, gốc đa”
-Thể hiện nỗi nhớ song song hai chiều của người lính đối với quê hương và ngược lại.
-Giếng nước, gốc đa là những hình ảnh hốn dụ thân thuộc, mộc mạc gần gũi với người
lính là hiện thân cho quê hương “cây đa, giếng nước sân đình”, gián tiếp thể hiện nỗi
nhớ thầm kín của người lính đối vớ quê hương và ngược lại.
Ví dụ ; sử dụng phiếu học tập trong dạy học văn bản “Viếng lăng Bác”
Câu 3. Đọc hai câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Hình ảnh mặt trời nào là ẩn dụ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh đó
trong việc thể hiện tình cảm của tác giả.
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………….............................................
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………...........................................

Việc áp dụng biện pháp này vào giảng dạy chúng tơi thấy, nó không chỉ thuần
túy thể hiện những hiểu biết về nội dung thảo luận mà còn bộc lộ thái độ, cảm xúc, kinh
nghiệm thực tế của người học, mà còn giúp người dạy có thể cập nhật, bổ sung, điều
chỉnh tri thức của mình thơng qua những ý kiến, kinh nghiệm, chia sẻ hữu ích từ cuộc

thảo luận. Một số học sinh nhút nhát trở nên bạo dạn hơn, các em được thoải mái trình
bài ý kiến của mình, từ đó dễ dàng hòa nhập đồng đồng. Tạo sự tự tin cho các em và
hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Vốn kinh nghiệm xã hội của học sinh trở nên
phong phú, tăng kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong tập thể.

5


Hình ảnh nhóm học sinh lớp 9a2 đang thảo luận

Hình ảnh học sinh lớp 92a2 đang thảo luận
6


c. Bình giảng.
Trong một tiết dạy học văn, giáo viên sử dụng các thao tác, phương pháp kỹ thuật
giảng dạy khác nhau để không chỉ truyền đạt kiến thức cơ bản, mà đặc biệt người dạy
còn phải coi trọng những rung cảm thẩm mỹ ở các em thông qua thế giới nghệ thuật
ngôn từ trong từng tác phẩm. Để làm được như thế, khi tìm hiểu văn bản, giáo viên cần
dừng lại bình giảng sâu, khám phá, phát hiện ý tứ, cách cảm nhận mới mẻ để tạo ấn
tượng, in sâu trong tâm hồn các em, đặc biệt là các tác phẩm thơ.
Thơ là tiếng nói tâm hồn tình cảm, là những xúc cảm trào dâng mãnh liệt nhất
của tác giả. Chính vì thế mỗi tác phẩm thơ có rất nhiều chi tiết hình tượng thơ độc đáo
sáng tạo có giá trị nghệ thuật cao nên khi bình giáo viên cần chú ý lựa chọn chi tiết đặc
sắc thể hiện được cái hồn, cái thần của bài thơ. Tuy nhiên vì thời gian có hạn nên trong
giải pháp này chúng tơi chỉ tập trung bình giảng những biện pháp tu từ nghệ thuật trong
một số tác phẩm thơ.
Thực tế cho thấy, nhiều thế hệ học sinh yêu văn, mê văn, say văn để theo đuổi
nghiệp văn là từ những lời bình đặc sắc của thầy dạy văn. Những lời bình thấm thía
chắc chắn sẽ làm lay động những tâm hồn người học. Bình để thấy được cái tinh tế sắc

sảo trong cách sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuậtnghệ thuật ngơn từ. Cần bình ngắn
gọn nhưng thể hiện được cái hồn cốt của tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Lời
bình hay sẽ tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh chạm khắc vào
tâm hồn các em khiến các em bước vào thế giới của tác phẩm và sống cùng tác phẩm.
Khi bình thơ bao giờ giáo viên cũng phải lột tả được cái hồn cái thần của bài thơ, từ đó
khai thác được cảm xúc trào dâng từ bài thơ mà tác giả gửi gắm đến bạn đọc. Vì thế
chúng tôi thường kết hợp khai thác giọng điệu thơ, các từ láy gợi hình gợi cảm, các
động từ tính từ đặc sắc hoặc có thể liên hệ với với tác phẩm khác cùng chủ đề, hoặc kết
hợp khai thác kênh hình, kênh video để cho lời bình thấm thía lay động tâm hồn của
học sinh.
Ví dụ khi dạy bài thơ Viếng Lăng Bác ở khổ thơ thứ ba giáo viên cho học sinh
xem đoạn video đoàn người vào viếng lăng Bác. Sau đó kết hợpbình như sau: Nếu như
ở khổ thơ trên giọng thơ trang trọng thành kính thì ở đoạn thơ sau giọng thơ lắng xuống
đọng lại thể hiện cảm xúc xúc động trào dâng khi tác giả đứng trước di hài của Bác.
Hình ảnh Bác nằm trong giấc ngủ bình n- cách nói giảm nói tránh giảm bớt nỗi đau
nỗi mát mát lớn lao trước sự thực người đã ra di mãi mãi, đồng thời tạo cảm giác trân
trọng nâng niu giấc ngủ nhẹ nhàng thanh thản mà cả cuộc đời người chưa bao giờ được
ngủ. Sinh thời người đã sống làm việc cống hiến hết mình cho đất nước cho dân tộc.
người từng bộc lộ “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Nay đất nước đã hịa bình, non sơng thu về một mối Người được ngủ yên lành thanh
thản. Hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền cũng là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho phẩm
chất nhân cách cao đẹp hiền diệu trí tuệ sáng người của một vị lãnh tụ- vị cha già kính
7


yêu của dân tộc. Vẫn biết trời xanh là mãi mãi cũng là hình ảnh ẩn dụ Bác vẫn cịn sống
mãi với non sông đất nước Việt Nam, sống mãi trong lịng dân tộc nhưng con vẫn cảm
thấy đau nhói trong tim. Nỗi đau đó là nỗi đau chung của dân tộc cũng như Tố Hữu khi
nghe tin Bác mất đã từng viết “đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”.
Hoặc khi dạy bài : “Mùa xuân nho nhỏ” giáo viên có thể bình hình ảnh “lộc”

trong đoạn thơ
“Mùa xn người cầm súng
Lộc trải dài sau lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
Lộc ở đây khơng những là hình ảnh hiện thực lộc của những cành lá ngụy trang, lộc của
nương mạ xanh biếc, lộc của những chồi non cành biếc mà lộc cịn là hình ảnh ẩn dụ:
“lộc” cịn có nghĩa là mùa xn phơi phới đầy sức sống, lộc của niềm tin yêu, lộc của
niềm hi vọng, lộc là thành quả của cách mạng,là thành quả của hạnh phúc . Đặc biệt
hơn từ lộc còn là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xuân tươi mới đầy mơ ước, lí tưởng,
đầy những hồi bão và khát vọng cống hiến của tuổi trẻ, sôi nổi trong mỗi tâm hồn con
người.
Hay khi dạy bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu giáo viên chủ yếu tập trung bình
câu thơ cuối của bài thơ. Có thể nói câu thơ cuối được xem như nhãn tự của cả bài thơ.
“Đầu súng trăng treo”. Đầu súng vừa là dấu hiệu của chiến tranh gây ra những mất mát
đau thương, tàn khốc, ác liệt. Đầu súng cũng là hình ảnh ẩn dụ biểu tường cho tinh thần
thép của người lính: bản lĩnh vững vàng, anh dũng kiên cường, hiên ngang bất khuất.
Đối lập với hình ảnh súng là “Trăng treo”. Trăng vừa là hình ảnh hiện thực, trăng treo
gợi cho người đọc cảm nhận được vị trí đứng chờ giặc tới của người lính rất cao có thể
từ phóng tầm mắt quan sát bốn bề xung quanh. Đến đây giáo viên có thể liên hệ với hai
câu thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/
Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Trăng xuất hiện trong đêm đông lạnh giá nhưng vẫn
đẹp một cách lạ lung. Trăng cịn là biểu tượng của sự n vui thái bình, trăng là biểu
tượng cho tâm hồn mơ mộng lãng mạn của người lính, những khát khao cháy bỏng tự
do hịa bình.Từ đó chúng ta cảm nhận được người lính bộ đội cụ Hồ vừa là những
người anh dũng kiên cường vừa là những người có tâm hồn lãng mạn mơ mộng. Như
vậy chỉ bốn chữ tác giả đã khắc họa được chất thép và chất thơ trong tâm hồn người
lính.
Ngồi việc giáo viên Bình giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng bình thơ cho học
sinh. Thơng qua phương pháp này giúp các em phát triển năng lực tư duy sáng tạo chủ

động tích cực trong việc cảm thụ thơ ca từ đó bồi dưỡng cho các em tình u văn học.
rèn luyện tinh thần lạc quan, tự tin thuyết trình trước đám đơng. Đồng thời các em có
8


những trải nghiệm lý thú trong giờ học văn. Đây là u cầu tương đối khó đối với học
sinh vì thế cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, giáo viên giao bài tập trước. Yêu cầu các
em làm bài, gửi bài của mình qua Zalo nhóm hoặc gửi qua Zalo cá nhân riêng cho cơ.
Giáo viên nên khuyến khích những em học yếu, kém, nhút nhát, cần “để ý” đến bài làm
của các em này, nếu thấy bài nào đạt yêu cầu có thể sửa chữa nhận xét bổ sung ưu tiên
cho các em thuyết trình trước lớp. Khuyến khích bằng cách cho điểm và tuyên dương
trước lớp để các em có động lực tự tin hơn.

Hình ảnh bài làm của học sinh gửi cho cơ giáo
Ví dụ để chuẩn bị cho bài dạy Tác phẩm bài thơ về Tiểu Đội Xe Khơng Kính
ngồi việc dặn dị các em soạn bài trước giáo viên giao thêm bài tập sau yêu cầu các em
hoàn thành câu hỏi sau: “Em hãy tìm biện pháp tu từ nghệ thuật và phân tích tác dụng
một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong thi phẩm bài thơ về Tiểu đội xe khơng
kính?” giáo viên yêu cầu các em hoàn thành gửi qua Zalo nhóm lớp hoặc cá nhân của
cơ. Giáo viên khuyến khích học sinh bằng cách treo điểm thưởng nếu học sinh thành tốt
sẽ cho điểm việc giao bài tập trước như vậy giúp các em chủ động sẵn sàng có thời gian
chuẩn bị và khai thác cảm nhận tác phẩm sâu hơn.

9


Hình ảnh học sinh bình thơ
d. Tổng hợp thành một chun đề trong q trình ơn thi vào lớp 10.
Trong q trình dạy tác phẩm thơ ở chương trình chính khóa, thời gian có giới hạn
nên trong q trình ơn thi vào lớp 10 tôi đã tổng hợp các biện pháp tu từ nghệ thuật

trong tác phẩm thơ của chương trình Ngữ Văn 9 thành một chuyên đề. Sau mỗi bài dày
tác phẩm thơ chương tôi đều tổng hợp lại các biện pháp tu từ rồi gửi lên zalo nhóm lớp.
Mục đích là củng cố lại kiến thức, mặt khác đây cũng là một hình thức ơn tập theo
“kiểu mưa dầm thấm lâu”. Các em tích hợp được kiến thức ba phân môm: vừa củng cố
kiến thức Tiếng Việt về biện pháp tu từ từ vựng, vừa khai thác được nội dung văn bản
thơ, vừa rèn luyện kỹ năng nghị luận về tác phẩm thơ trong tập làm văn. Từ đó các em
nắm chắc kiến thức để làm tốt các bài tập kiểm tra đặc biệt là bài thi vào lớp 10 ở phần
đọc hiểu và phần tạo lập văn bản nghị luận tác phẩm văn học.
Ví dụ :
VIẾNG LĂNG BÁC – VIỄN PHƯƠNG
Ẩn dụ “hàng tre
xanh xanh Việt
Nam”

Ẩn dụ cho tâm hồn, sức sống bền bỉ và những phẩm chất đáng quý
10


của dân tộc Việt Nam
Nói giảm nói
tránh “thăm và
giấc ngủ bình
n”
Nhân hóa “đi,
thấy”
Điệp từ “ngày
ngày”

Giảm bớt đi sự mất mát đau thương và sự đau xót đối với sự ra đi
của Bác Hồ

Làm cho hình ảnh mặt trời hiện lên vô cùng sinh động
Chỉ thời gian lặp đi lặp lại, ngày nào cũng có người đến viếng lăng
Bác.

Ẩn dụ “mặt trời”

Ẩn dụ cho bác Hồ, về sự ấm áp, công ơn vĩ đại của Bác đối với
dân tộc Việt Nam.

Ẩn dụ “kết tràng
hoa”

Tràng hoa này chính là dịng người vào viếng mang theo sự
thương tiếc, lịng thành kính tạo thành một tràng hoa bất tận

Hốn dụ “bảy
mươi chín mùa
xn”

Cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm
sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự
nghiệp giải phóng nước nhà.

Ân dụ “vầng
trăng”

Bác Hồ như vầng trăng có sức mạnh bất diệt, tâm hồn trong sáng,
thanh khiết, và Bác sẽ luôn sống mãi trong lòng của người dân
Việt Nam


Ẩn dụ “trời
xanh”

Bác như một bầu trời rộng lớn đem đến hịa bình cho dân tộc, bác
ln sống mãi trong lịng người dân Việt

Điệp từ “Muốn
làm”

Ước nguyện và tâm trạng lưu luyến không muốn rời của tác giả

ẩn dụ “cây tre
trung hiếu”

Uớc nguyên nhà thơ muốn được trở thành một người trung với
11


nước, hiếu với dân, ở gần Bác, phục vụ Bác.
4.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Từ năm năm học 2021-20022 chúng tôi đã áp dụng các biện pháp này khi dạy lớ
9 tại trường TH&THCS Đồng Tâm và đạt được kết quả tương đối khả quan: đa số học
sinh nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản.

Năm học
20212022

Sau khi áp
dụng


Biết tìm và phân
tích tác dụng

Biết sơ qua

Khơng biết

TSHS
LỚP 9

88

SL

TL

SL

TL

SL

TL

80

91 %

8


9%

0

0%

Năm 2022- 2023 chúng tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến này trong dạy Ngữ Văn tại
trường TH&THCS Đồng Tâm vì thế chúng tơi đánh giá sáng kiến này có khả năng áp
dụng rộng rãi trong việc giảng dạy mơn Ngữ văn tồn ngành.
5. Những thông tin cần được bảo mật: không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
 Về phía giáo viên:
- Cần học tập rèn luyện trang bị kiến thứ vững chắc về biện pháp tu từ và chau dồi
bồi dưỡng tâm hồn cảm thụ thơ tốt.
- Cần chú tâm đến việc tìm tịi và lựa chọn những phương pháp phù hợp với từng
đối tượng học sinh, từng tiết học.
- Cần chuẩn bị kĩ lưỡng giáo án ở nhà, lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp, phân phối
thời gian hợp lí.
- Cần chú tâm nhiều đến việc dự giờ thăm lớp để cùng tháo gỡ những vướng
mắc trong quá trình giảng dạy và rút kinh nghiệm cho các giờ dạy sau.
- Cần quan tâm nhiều đến việc giúp đỡ học sinh ở nhà cũng như ở trường.
 Về phía học sinh:
- Cần mạnh dạn trong các hoạt động học tập, cần phát huy tính năng động, tích cực,
sáng tạo trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức.
- Học sinh soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Cần tự giác trong việc tự học tự rèn luyện ở trường, cũng như ở nhà.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
12



Kết quả thông qua cách khai thác các biện pháp tu từ nghệ thuật trong các tác
phẩm thơ ở chương trình Ngữ Văn 9, giúp học sinh cũng cố sâu sắc kiến thức về biện
pháp tu từ, rèn luyện được kỹ năng vận dụng biện pháp tu từ vào việc phân tích cảm thụ
nội dung ý nghĩa của bài thơ. Sau khi áp dung sáng kiến số lượng học sinh nắm chắc
kiến thức về biện phá tu từ , biết vận dụng tìm và phân tích biện pháp tu từ trong các tác
phẩm văn học được nâng lên rõ rệt cụ thể thống kê như sau:
Lớp Số hs Số HS khơng biết Số HS biết tìm và phân Số HS tìm biện pháp
tham tìm và phân tích
tích tác dụng
biện tu từ
gia
tác dụng biện
pháp tu từ
pháp tu từ
SL
%
SL
%
SL
%
9A1 35
0
0
32
91
3
9
Việc tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ giúp các em có kỹ năng làm
tốt phần đọc hiểu trong đề thi vào lớp 10. Đặc biệt giúp các em làm tốt phần nghị luận

tác phẩm thơ. Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề bài, có nhiều
bài có những sáng tạo thể hiện sự cảm nhận, rung động của học sinh. Các em đều đã
biết cách phân tích các yếu tố đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm thơ để từ đó
làm cơ sở cho nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Thông qua việc rèn luyện kỹ năng bình thơ giúp các em tự tin chủ động sáng tạo
hơn trong học tập và tạo được nền móng kiến thức vững chắc để các em tiếp tục học tốt
trong những năm tiếp theo. Các em u thích mơn Ngữ văn hơn. Biện pháp này chúng
ơi thấy mang lại hiệu quả rất tốt đối với học sinh trường TH&THCS Đồng Tâm. Chúng
tôi cho rằng biện pháp này có thể áp dụng được tất cả các tiết dạy học Văn trong ngành.
Năm học 2021-2022 trong quá trình dạy học ôn thi vào lớp 10 chúng tôi đã cho
học sinh rèn luyện kỹ năng luyện đề và đạt được kết quả hơn 75% bài viết đạt điểm trên
trung bình.
Việc khai thác biện pháp tu từ nghệ thuật trong quá trình cảm thụ thơ giúp học
sinh củng cố kiến thức về biện pháp tu từ và cảm nhận nội dung bài thơ sâu sắc hơn.
Các em tự tin làm dạng đề tìm và phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn trích
ngữ liệu văn xi cung như văn vần. ngồi ra các em cịn làm tốt bài nghị luận về tác
phẩm văn học góp phần nâng cao chất lượng bài kiểm tra, bài thi học kỳ, đặc biệt bài thi
tuyển sinh vào lớp 10. Trên thực tế, mặc dù là trường thuộc vùng có điều kiện khó khăn
nhưng kết quả thi vào lớp 10 năn học 2021-2022 môn Ngữ văn của TH&Trường Trung
học cơ sở Đồng Tâm cũng tương đối so với mặt bằng chung của các trường trong tỉnh
cụ thể như sau.
13


Huyện
Bù Gia Mâp
Chơn Thành
Lộc Ninh
Phú Riềng
Chơn Thành

Lộc Ninh
Bù Đốp
Bù Đăng
Bù Đăng
Phú Riềng
Thị xã Bình
Long
Lộc Ninh
Bù Đăng
Bù Đốp
Đồng Phú
Bù Đăng
Hớn quản
Bù Đăng
Hớn quản
Hớn quản
Bù Gia Mâp
Bù Gia Mâp
Thị xã Bình
Long
Hớn quản
Hớn quản
Lộc Ninh
Đồng Phú
Bù Đăng
Hớn quản
Bù Đăng
Bù Đăng

Trường

THCS Lý Thường Kiệt
THCS Minh Hưng
THCS Lộc Điền
THCS Long Hư ng
TH&THCS Lê Văn Tám
THCS Lộc Tấn
THCS&THPT Tân Tiến
THCS Nguyễn Khuyến
THCS Nguyễn Tộ
THCS Long Tân

Số HS
TN
THCS
104
298
141
135
112
172
110
78
218
133

Số HS Tỷ lệ dự TB môn
dự thi thi (%)
Văn
82
78,85

4,99
278 93,29
4,24
125 88,65
4,53
121 89,63
4,24
102 91,07
4,44
143 83,14
5,07
106 96,36
4,09
61
78,21
4,09
198 90,83
4,58
112 84,21
4,69

TH&THCS An Phú
TH&THCS Lộc Thịnh
TH&THCS Trần Văn Ơn
THCS Tân Thành
TH&THCS Tân Hoà
PTDTNT THCS & THPT Điểu Ong
TH&THCS Tân Hiệp
THCS&THPT Lơng Thế Vinh
TH&THCS Minh Đức

TH&THCS Minh Tâm
THCS Bình Thắng
THCS Nguyễn Trỗi

87
75
45
130
46
70
109
200
61
48
164
103

82
51
36
109
27
65
76
180
52
37
138
80


94,25
68
80
83,85
58,7
92,86
69,72
90
85,25
77,08
84,15
77,67

4,72
4,45
3,88
4,62
4,58
4,72
4,43
4,23
4,38
4,18
4,68
4,67

THCS An Lộc B
TH&THCS An Phú
THCS Tân Hưng
TH&THCS Lộc Thiện

TH&THCS Đồng Tâm
THCS Thống Nhất
TH&THCS Tân Lợi
THCS Bình Minh
THCS Thọ Sơn

275
55
165
119
88
259
101
169
142

249
46
140
98
66
237
85
104
97

90,55
83,64
84,85
82,35

75
91,51
84,16
61,54
68,31

3,91
4,29
3,67
4,42
4,83
4,13
3,95
3,92
3,74
14


Bù Gia Mâp THCS Đa Kia
160
136
85
4,10
Bù Gia Mâp THCS&THPT Võ Thị Sáu
110
111 100,91
3,48
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp
dụng thử: không

9. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần
đầu: không
10. Đề nghị cấp trên đánh giá hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng
kiến1
Nếu giải pháp nêu trên được công nhận là sáng kiến, tôi (chúng tôi) tiếp tục đề
nghị trình cấp có thẩm quyền:
 Xét cơng nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa
bàn huyện Đồng Phú.
Xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa
bàn tỉnh Bình Phước.2
Tơi (Chúng tơi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Đồng Tâm, ngày 06 tháng 3 năm 2023
Người nộp đơn

Lê Thị Hưng
Địa chỉ mail:
Số điện thoại: 0984633463

1
2

15



×