Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Phát huy tính tích cực của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 44 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA VIỆC
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY - HỌC NGỮ VĂN 9
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1/TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ
Năm học 2011-2012 là năm thực hiện “giảm tải chương trình”, “đổi mới
kiểm tra đánh giá” và hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện với chủ đề là “Tiếp tục
đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng dạy học”, thực hiện triển khai
“Xây dựng mô hình trường THCS tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy
học”. Ngữ văn là một môn học có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng giáo dục quan
điểm, tư tưởng, tình cảm, kĩ năng sống, phát triển tư duy cho học sinh. Điều đó đặt
ra yêu cầu trong phương pháp dạy học tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết,
gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của
cuộc sống.
Sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy học nói chung và ở bộ môn Ngữ Văn
nói riêng là nội dung quan trọng được các cấp của ngành giáo dục triển khai tạo nên
luồng sinh khí mới cho sự sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của người thầy
giáo dạy văn. Với vai trò tích cực hoá các hoạt động tạo hứng thú, phát huy tối đa
khả năng tư duy,cảm thụ, sử dụng SĐTD trong dạy học văn là vấn đề tâm điểm, có
tầm quan trọng trong việc thực thi phương pháp đổi mới lấy học sinh làm trung
tâm, giúp giảm tải chương trình, góp phần xây dựng phong trào “Trường học thân
thiện học sinh tích cực”.
2 /THỰC TRẠNG LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ:
Những năm gần đây, một thực trạng đáng lo ngại là tâm lý thờ ơ với việc học
văn ở học sinh. Với phân môn Văn thì các em cho là nặng nề mất nhiều thời gian,
phân môn Tiếng Việt thì “khó, khô, khổ”, kĩ năng làm Tập làm văn ở nhiều học sinh
còn rất yếu...Và học sinh (HS) chưa thật sự phát huy hết tính tính cực, chủ động,
chưa thật sự hứng thú trong việc học môn Ngữ Văn. Điều đáng buồn nhất đối với


thầy giáo dạy văn là đa số học sinh có năng khiếu văn lại không muốn tham gia đội
tuyển văn mà lại “nỗ lực” với các môn Toán, lí, hóa, Anh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Một phần là do người dạy với
phương pháp dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu học văn của học sinh trong tình
hình xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra là người thầy phải tích cực đổi mới phương pháp
dạy học văn, khơi gợi lại hứng thú học văn của học sinh, hình thành cho các em
phương pháp học văn hiệu quả nhất.
3/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngữ văn trong các nhà
trường phổ thông. Qua hơn 1 năm được tập huấn về 7 module phần mềm dạy học
tôi nhận thấy việc sử dụng phần mềm Mindmap để soạn SĐTD rất có tính khả thi.
Thực ra từ lâu tôi đã luôn có ý thức sơ đồ hóa mọi kiến thức trong giảng dạy Ngữ
văn để học sinh vừa có cái nhìn tổng thể về một nội dung lớn của kiến thức chương,
phần và vừa nắm vững cả mối quan hệ nội tại rất chi tiết của từng vấn đề nhỏ. Cách
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

tôi cho học sinh ghi vở bao giờ cũng cô đọng chắt lọc. SĐTD đối với tôi như một
luồng ánh sáng mới soi vào những trang giáo án để các hoạt động dạy-học phát huy
tối đa hiệu quả.
Đầu năm học 2011 – 2012, chương trình VVOB tổ chức Hội thi “Biên soạn
Kế hoạch bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”, tôi tham gia với
sản phẩm dự thi là Tiết 73- Ôn tập Tiếng Việt 9 với hai hoạt động sử dụng SĐTD
(Kiểm tra bài cũ và phần Củng cố). Được dự lễ tổng kết và xem phần trình bày các
bài soạn đạt giải nhất, đặc biệt là bài Ánh trăng của thầy Nguyễn Tăng Dung Trường
THCS Nguyễn Duy Hiệu, tôi được học hỏi thêm ở nhiều về việc sử dụng SĐTD

trong dạy Ngữ văn. Tôi được tiếp tục học lớp tập huấn về SĐTD do phòng giáo dục
Phú Ninh tổ chức lần 2 và càng hiểu sâu sắc hơn về bản chất, vai trò, cách ứng dụng
SĐTD trong dạy học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng.
Bằng sự cố gắng tìm tòi học hỏi, bản thân tôi đã thành công trong nhiều tiết
dạy sử dụng SĐTD.Từ đó tôi thai nghén ý tưởng mở rộng nội dung nghiên cứu
trong năm học này và lên kế hoạch thực thi và đã đúc kết thành đề tài sáng kiến .
4/ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Trong điều kiện cho phép, đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin được trình
bày trong giới hạn:
- Nội dung nghiên cứu: phát huy tính tích cực của học sinh trong việc sử dụng
BĐTD; bộ môn: Ngữ Văn ; khối lớp: 9
- Kế hoạch thực hiện: Nghiên cứu lí luận, điều tra thực trạng, thực hiện các
biện pháp, đánh giá kết quả thực tiễn, rút bài học kinh nghiệm.
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Những vấn đề cơ bản của lý thuyết Bản đồ tư duy mà Tony Buzan đã tạo
dựng cùng với những chứng cứ khoa học đã chứng minh những ưu điểm, tính năng
SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực. SĐTD là kĩ thuật dạy học tổ chức
và phát triển tư duy giúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi được thông
tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và
hiệu quả, mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng, bao quát được các ý tưởng trên
phạm vi sâu rộng. Tính chất ưu điểm của SĐTD thể hiện ở các mặt: sự hình dung,
sự liên tưởng, tưởng tượng, làm nổi bật sự việc
Theo Tiến sĩ Trần Ðình Châu, Vụ trưởng, Giám đốc Dự án phát triển giáo
dục THCS cũng đã khẳng định rằng: “Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não
người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà chính mình suy nghĩ, tự viết, vẽ ra. Vì
vậy, việc sử dụng SÐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa
tiềm năng của bộ não; giúp cho mỗi người phát triển khả năng thẩm mỹ do việc
thiết kế nó phải bố cục mầu sắc, đường nét, các nhánh, sắp xếp các ý tưởng một
cách khoa học, lô-gích, dễ hiểu. Sử dụng SÐTD góp phần đổi mới phương pháp dạy
học, nhất là vận dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức phù

hợp với từng đối tượng khác nhau”. Vậy những cơ sở lí luận trên cho thấy, việc sử
dụng SĐTD vào việc dạy học Ngữ văn giúp giáo viên(GV) thực hiện tốt vai trò định
hướng, tổ chức hoạt động dạy-học của mình, tạo điều kiện cho học sinh làm chủ quá
trình học tập và sáng tạo không ngừng.
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
Thực hiện các công văn của Sở giáo dục đào tạo Quảng Nam, Phòng giáo dục
huyện Phú Ninh, trường tôi chỉ đạo việc tập huấn và ứng dụng SĐTD vào công tác
quản lí,soạn giảng. Ban giám hiệu nhà trường đã có sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát cho
hoạt động chuyên môn này.Với tôi, việc dạy học bằng SĐTD đã được thực thi ngay
từ đầu năm. Để xây dựng sáng kiến, ngay từ những tuần đầu,tôi tiến hành điều tra
khảo sát 30 phút môn Ngữ Văn (kiến thức học kì II lớp 8 và tuần đầu ) ở hai lớp tôi
trực tiếp giảng dạy và thống kê nắm tình hình chất lượng.

Tôi nhận thấy chất lượng bài kiểm tra rất thấp. Tỉ lệ học sinh đạt TB trở lên
chỉ có 64,37 % trong đó tỉ tệ đạt khá, giỏi là 13,8 %. Điều đó đã phần nào phản ánh
tinh thần, thái độ học tập môn Ngữ văn của học sinh chưa tốt,chưa đáp ứng yêu cầu
của môn học.Vậy làm sao để khơi dậy ở các em tinh thần ham học văn? Và tôi thiết
nghĩ phải làm sao cho mỗi giờ học phải là một sự tìm hiểu, khám phá, nắm vững
kiến thức, cảm thụ trong sự tích cực, chủ động, hứng thú với tâm thế nhẹ nhàng,
thoải mái.Vậy việc sử dụng SĐTD có góp phần vào sự thay đổi tình hình trên
không? Từ băn khoăn đó, để tìm hiểu thực tế tính khả thi của việc sử dụng bản đồ tư
duy, tôi dùng phiếu thăm dò tìm hiểu mức độ thích học các giờ dạy văn có dùng
SĐTD.Kết quả như sau:
Số liệu về mức độ nắm kiến thức, hiểu bài, hứng thú

của học sinh qua tiết học văn bản
Số
hs/lớp

Bài dạy

Sử Hiểu, nắm
dụng kiến thức
SĐTD hoàn toàn

Tuyên bố
thế giới về quyền
3 hs
40 hs sông còn,được
Không
bảo vệ,chăm
(7,5 %)
9/2
sóc và phát triển
của trẻ em
40 hs
9/1

Tuyên bố ......
của trẻ em



6 hs
(12, 5 %)


Hiểu các
nội dung
chính

Hiểu các ý
Hứng thú
chính nhưng
học
chưa đầy đủ

26 hs
(65.0%)

11 hs
(27,5 %)

30 hs
(75.0%)

4 hs
(10,0 %)

30 hs
(75.0%)

36 hs
(90,0 %)

Những con số trên đã cho thấy cùng một bài dạy có sử dụng SĐTD, tỉ lệ học

sinh hiểu bài, nắm vững, kiến thức trọng tâm, hứng thú học cao hơn so với tiết dạy
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

không sử dụng. Kết quả bản đầu là cơ sở thực tiễn chứng minh tính khả thi của việc
sử dụng SĐTD và đã đem đền cho tôi niềm tin để tiếp tục nghiên cứu lí luận, tiến
hành các biện pháp cụ thể.
IV/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1/ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ VAI TRÒ CỦA BĐTD
TRONG VIỆC HỌC NGỮ VĂN.
Việc sử dụng sơ đồ trong dạy học là phương pháp tích cực được giáo viên sử
dụng từ lâu trong dạy Ngữ văn. Song trong phương pháp này, sử dụng Bản đồ tư
duy là vấn đề có tính mới. Để học sinh thực hiện tốt việc vận dụng BĐTD, trước hết
tôi tranh thủ khoảng thời gian 15 phút truy bài gặp 2 lớp trực tiếp giảng dạy giới
thiệu về đặc điểm, vai trò, cách thức sử dụng SĐTD trong việc học Ngữ Văn.
Những nội dung tôi trình bày với các em được lấy từ nguồn tài liệu trong các đợt
tập huấn do sở giáo dục Quảng Nam tổ chức.
a/ Đặc điểm của SĐTD.
Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, … là hình thức ghi
chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một
mạch kiến thức… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét,
màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu
cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi
học sinh vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác
nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi em có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo
một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của
mỗi học sinh.

b/Vai trò của BĐTD trong việc học Ngữ Văn.
BĐTD giúp học sinh học được phương pháp học tập chủ động, tích cực.
Thực tế cho thấy, một số học sinh có xu hướng không thích học môn Ngữ văn hoặc
ngại học môn Ngữ văn do đặc trưng môn học thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ.
Các em thường học gì ghi bài nấy, học phần sau không biết liên hệ với phần trước,
không biết hệ thống kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến
thức đã học trước vào bài học sau. Việc sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học
Ngữ văn sẽ giúp học sinh học được phương pháp học nắm kiến thức nhanh và chắc,
tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
SĐTD giúp học sinh học tập tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ
não. Việc vẽ SĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, các em
được tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng,
cong..), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi SĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình
bày kiến thức Ngữ văn của từng học sinh và SĐTD do các em tự thiết kế nên các em
sẽ yêu quý, trân trọng “tác phẩm” của mình.
SĐTD giúp HS ghi chép rất hiệu quả. Do đặc điểm của SĐTD nên người
thiết kế SĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi thông tin cần
thiết nhất và lôgic.Vận dụng SĐTD học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng
kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của mình duy đồng thời

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ được sâu sắc
mà không sa vào lối học vẹt, thuộc lòng máy móc.
c/ Hướng dẫn học sinh sử dụng, phát huy vai trò của SĐTD
SĐTD có thể sử dụng thuận lợi ở bất kì điều kiện học tập nào. Có thể thíêt

kế SĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ… hoặc trên phần mềm Mindmap (học sinh trực
tiếp làm việc với máy tính)
Cách làm SĐTD :
- Đặt ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề. Chọn những từ khoá và viết
chúng ra vào bức ảnh bằng chữ in hoa.
- Những nhánh được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm. Những đường nối từ
trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu ốm dần khi toả ra xa.
- Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau. Mỗi nhánh nên chọn một màu đặc
trưng để dễ phân biệt. Sử dụng những ký hiệu và hình ảnh. Hình ảnh có thể giúp ta
nhớ thông tin hiệu quả hơn là từ ngữ.
- Làm cho bản đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc
dàn ý để bao quát các nhánh của bản đồ.
- Sử dụng những từ ngữ đơn giản thể hiện thông tin. Những từ dư thừa chỉ làm
sơ đồ lộn xộn.
Từ những hiểu biết ban đầu về vai trò cũng như cách sử dụng học sinh có một
tâm thế chủ động trong việc sử dụng để tìm hiểu kiến thức, rèn các kĩ năng của môn
học.
2. COI TRỌNG KHÂU CHUẨN BỊ CHO TIẾT DẠY-HỌC NGỮ VĂN
a. Học sinh: Đầy đủ sách vở dụng cụ .
- Sách giáo khoa Ngữ văn 9, sách bài tập ngữ văn 9 (2 tập).
- Vở: Vở học, vở soạn, vở bài tập, vở vẽ sơ đồ tư duy.
- Bảng phụ (4 em có một bảng phụ), phấn màu hoặc bút lông màu.
- Bút 6 màu viết vẽ trên vở.
- Có kĩ năng hoạt động nhóm, tự tin mạnh dạn khi phát biểu bài.
b. Giáo viên
- Dặn dò cụ thể chu đáo các nội dung chuẩn bị cho bài học mới, nhất là những
bài cho học sinh soạn bài bằng cách vẽ sơ đồ tư duy.
- Xác định mục tiêu bài dạy, soạn giáo án chú trọng đưa hoạt động sử dụng
BĐTD sao cho phù hợp.
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ BĐTD trong bảng phụ, trong vở.

- Nắm vững nội dung các phương pháp dạy học tích cực.
- Xây dựng đề kiểm tra sử dụng BĐTD (một phần nhỏ).
3/ SỬ DỤNG BĐTD NHẰM TÍCH CỰC HÓA GIỜ DẠY–HỌC NGỮ VĂN
9
a/ Dùng SĐTD nhằm tích cực hóa giờ dạy –học văn ( phân môn Văn):
Cơ chế hoạt động của SĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng
lưới liên tưởng (Các nhánh)- SĐTD là công cụ đồ hoạ nối các hình ảnh đường nét
có liên hệ với nhau, vì vậy SĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép văn
hiệu quả. Có thể sử dụng SĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, giúp học sinh
nắm vững kiến thức về tác giả, chiếm lĩnh, cảm thụ tác phẩm văn học. Song đặc
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

điểm của ngôn ngữ văn học là mang tính hình tượng, sử dụng chủ yếu là phương
pháp gợi tìm, giảng bình, nêu vấn đề chứ không phải là phương pháp sơ đồ, bảng
biểu nên không phải lúc nào cũng sử dụng thành công sơ đồ tư duy.
Đối với những tiết kiến thức nhiều, không nặng về rèn luyện kĩ năng cảm thụ
thì giáo viên có thể sử dụng SĐTD cho toàn bài như dạy tiết giới thiệu về tác giả
Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều hay văn bản nhật dụng: Tuyên bố thê giới về
quyền sống còn, bảo vệ phát triển của trẻ em, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình...
Còn đối với những văn bản nghệ thuật thơ, truyện giáo viên có thể sử dụng trong
hoạt động tổng kết về nội dung, nghệ thuật hoặc cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy ở nhà
để soạn bài trước khi đế lớp hoặc để củng cố lại toàn bộ kiến thức bài học.
Nếu sử dụng cho toàn bài, giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của
bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ SĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để
các em tìm ra các tự liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện SĐTD.Qua SĐTD đó
học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng.

Ví dụ 1: Dạy bài Truyện Kiều (tiết tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm)
- Hoạt động 1: HS lập BĐTD với từ khóa và hoạt động nhóm:
Nhóm 1, 2, 3, 4 tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du
Nhóm 5, 6, 7, 8 tìm hiểu về tác phẩm Truyện Kiều theo câu hỏi gợi tìm của
giáo viên
- Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về
BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
- Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTDvề kiến
thức của phần tìm hiểu tác giả tác phẩm. GV là người cố vấn, là trọng tài giúp HS
hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn kết
nối cả hai sơ đồ thành sơ đồ tư duy của học sinh ở hai nội dung (tác giả Nguyễn Du
và tác phẩm Truyện Kiều) thành sơ đồ tổng hợp, giới thiệu cho học sinh.
Hệ thống kiến thức của bài học bao gồm:
- Tác giả Nguyễn Du bao gồm các yếu tố :
+ Gia đình
+ Thời đại
+ Cuộc sống,tâm hồn
+ Sự nghiệp sáng tác...
- Tác phẩm truyện Kiều bao gồm:
+ Nguồn gốc
+ Chữ viết
+ Thể thơ
+ Bố cục,
+ Tóm tắt
+ Giá trị của Truyện Kiều: giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật...
Bằng phương pháp vấn đáp,hệ thống câu hỏi gợi mở, giáo viên là người có
vai trò định hướng cho học sinh khai thác kiến thức của bài học.Trên cơ sở đó hình
thành và củng cố toàn bộ kiến thức về tác giả, tác phẩm truyện kiều cho HS bằng
SĐTD.

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

Sơ đồ tư duy : Khái quát bài Truyện Kiều

Ví dụ 2: Dạy văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ
phát triển của trẻ em.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu chung GV cho HS tìm hiểu chi tiết văn bản,
GV vẽ từ khóa trọng tâm và cho học sinh tìm hiểu bố cục (3 phần: thách thức, cơ
hội, nhiệm vụ) và chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm 1 tìm hiểu phần thách thức chốt ý
các luận cứ bằng một nhánh của sơ đồ.Tương tự nhóm 2 hiểu phần cơ hội; nhóm 3,
4 phần nhiệm vụ.
Từ hệ thống luận cứ trên các nhánh của bản đồ tư duy mà giáo viên tổng hợp
cho học sinh tham khảo.GV hỏi thêm về cách thức thể hiện các luận điểm,luận cứ
của từng phần cho học sinh trả lời để tổng hợp về giá trị nghệ thuật-hình thức (ở văn
bản nhật dụng này, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng gọi cách thể hiện của văn bản là
hình thức)
Như vậy giáo viên vừa sử dụng phương pháp phát vấn, gợi tìm, phân tích kết
hợp với phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp sử dụng sơ đồ (phương pháp
dạy học tích cực ) đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung một văn bản văn bản
nhật dụng có hệ thống luận điểm luận cứ tương đối nhiều một cách nhanh gọn, phát
huy được tính hợp tác và tích cực của học sinh. Sơ đồ được hình thành giúp học
sinh có một cái nhìn tổng thể và dễ khắc sâu kiến thức hơn cách dạy thông thường.

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi



Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

Sơ đồ tư duy: Nội dung bản “ Tuyên bố thê giới
về quyền sống còn,được bảo vệ và phát triển của trẻ em”

Ví dụ 3: Dạy bài Mùa xuân nho nhỏ
Ở phần hoạt động hướng dẫn học sinh tổng kết văn bản giáo viên cho thảo
luận nhóm với hệ thống câu hỏi sau.
- Bài thơ thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? (Nhóm 1, 2)
- Có người cho rằng nhan đề bài thơ rất độc đáo, ý em thế nào? (Nhóm 3, 4)
- Những cảm nghĩ, suy ngẫm nào trong em được gợi lên từ bài thơ ? (Nhóm 5,
6)
- Vẽ sơ đồ tư duy những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ? (Nhóm 7, 8)
Sau khi thảo luận nhóm ghi vào bảng phụ, đại diện 3 nhóm (trong các nhóm
1, 2, 3, 4, 5, 6) trình bày tìm hiểu nội dung tư tưởng bài thơ, nhan đề.... Riêng 1
nhóm (trong 2 nhóm 7, 8) vẽ trên bảng phụ bằng phấn màu hoặc bút màu trến giấy
A2 và thuyết trình về những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Nhóm khác góp ý bổ sung. Sau đây là hình ảnh một sơ đồ do một nhóm học sinh vẽ
9 (thấy sơ đồ hơi lạ,chữ lại viết vòng,khó xem, tôi đã hỏi ý tưởng nào mà nhóm em
vẽ như thế, các em bảo là “bình hoa với chùm hoa như bóng bay đủ màu tượng
trưng cho những nét đẹp của xuân đó cũng là những nét đặc sắc nghệ thuật của bài
thơ”)

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9


Sau đó ,giáo viên chốt ý cơ bản và giới thiệu SĐTD gợi ý.

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

Nếu dạy giáo án điện tử thì giáo viên tạo liên kết cho xuất hiện sơ đồ tùy lúc.
Còn dạy phương tiện thông thường, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ trên giấy khổ to
và dùng nam châm đưa lên bảng lớn. Như vậy, ở văn bản thơ này giáo viên sử dụng
SĐTD trong việc kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tích hợp (với
đời sống), phương pháp thảo luận nhóm nhằm khơi gợi sự hứng thú tích cực của HS
khi tìm hiểu có tính khái quát, tổng hợp về nội dung nghệ thuật của tác phẩm thơ.
Việc sử dụng SĐTD ở một phần của bài học (phần tổng kết) là có dụng ý vì để tiết
dạy thơ vẫn đảm bảo được việc sử dụng những phương pháp dạy học đặc trưng
(phương pháp phân tích,giảng bình). Tiết dạy sử dụng hợp lí SĐTD vừa giúp học
sinh cảm thụ được đến từng giá trị nghệ thuật, nội dung trong cái nhìn hòa quyện
với tổng thể giá trị tư tưởng của toàn bài một cách chủ động, hứng thú.
Thời gian dạy 45 phút cho một tiết Đọc- hiểu văn bản thơ thường là được sử
dụng tối đa cho nên có thể cho học sinh soạn bài ở nhà bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
cho cả văn bản. Phần củng cố giáo viên cần dùng sơ đồ đã thiết lập cho học sinh
tham khảo (ví dụ : sơ đồ tư duy bài Đồng chí)

Sơ đồ tư duy khái quát bài Đồng chí

Ở ba phân môn đều có thể sử dụng SĐTD. Tuy nhiên riêng phân môn giảng
văn (Đọc hiểu văn bản) thì cần xác định rõ mục tiêu sử dụng và tính khả thi hữu
hiệu của nó. Đối với văn bản nghị luận, việc sử dụng SĐTD hỗ trợ đọc hiểu các văn
bản sẽ là thuận lợi. Nhưng với văn bản thơ, truyện, muốn dùng SĐTD để biểu hiện

một văn bản, người học phải tìm ra mạch của văn đó (xét đơn thuần về mặt ý).
SĐTD không tái hiện được cảm xúc, không chuyển tải hết sự tinh tuý trong nghệ
thuật dùng ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh, cấu trúc tác phẩm. Vì vậy, sử dụng
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

SĐTD trong dạy học Ngữ Văn là cần thiết, nhưng phải cân nhắc mức độ sử dụng
trong việc dạy văn bản và cần tránh sự suy diễn khô khan dẫn làm đánh mất giá trị
tác phẩm.
b/ Dùng BĐTD để tích cực hóa giờ dạy Tiếng Việt
Dạy Tiếng Việt cần chú trọng khâu thực hành luyện tập. Để học sinh làm tốt
dạng bài tập nhận biết, dùng từ đặt câu, viết đoạn văn điều quan trọng đầu tiên là
phải dạy cho học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết. SĐTD sẽ giúp học sinh có sự
hệ thống hóa kiến thức từng bài từng chương, phần nhất là ở sự so sánh, tích hợp,
khắc sâu kiến thức và tiết kiệm được thời gian.
Ví dụ 1: Bài Cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp
Giáo viên có thể vẽ mô hình SĐTD lên bảng. SĐTD gồm 2 nhánh chính: dẫn
trực tiếp, dẫn gián tiếp. Mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tuỳ thuộc vào
nội dung khái niệm.
Để có thể hoàn thiện được mô hình SĐTD của bài học, giáo viên sử dụng hệ
thống câu hỏi định hướng để HS tìm hiểu, khai thác kiến thức.

Sơ đồ tư duy về cách dẫn lời nói, ý nghĩ

Ví dụ 2: Bài Các phương châm hội thoại (PCHT)
Để hệ thống lại toàn bộ kiến thức về Các PCHT học, ở phần củng cồ (cuối
tiết 2) của bài này, giáo viên cho học sinh hình thành sơ đồ về các PCHT và gợi cho

học sinh minh họa hình vẽ theo ý thích (vẽ trên giấy A0 theo nhóm. Vì mỗi một
hình ảnh đều gợi nhớ đến nội dung của một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc câu thơ có
liên quan đến một PCHT đã học (Nội dung PCHT về lượng liên quan đến câu
chuyện: Bơi dưới nước, Lợn cưới áo mới, bài tập nói về loài chim có hai cánh...Nội
dung PC về chất liên quan đến câu chuyện: Quả bí khổng lồ, Con rắn vuông. Nội
dung PC quan hệ liên quan đến thành ngữ: Ông nói gà bà nói vịt, Câu chuyện
“Sóng”. Nội dung PC cách thức liên quan đến thành ngữ: “Dây cà ra dây muống”,
“Lúng búng như ngậm hột thị”, câu chuyện: “Trâu cày không được làm thịt”. Nội
dung PC lịch sự liên quan đến câu ca dao: Vàng thì thử lửa thử than/ Chim khôn thử
tiếng, người ngoan thử lời. thành ngữ: Nói như dùi đục chấm mắm cáy, Câu chuyện
“Người ăn xin”...)
Sau đây là một sơ đồ tư duy về các PC của học sinh lớp 9/2 vẽ.
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

Đây là bài tập củng cố kiến thức một cách chắc chắn cho học sinh về nội
dung Tiếng Việt này. Như thế học sinh vẽ tùy thích khi chọn một hình ảnh cho mỗi
phương châm. Sự tích hợp giữa lí thuyết với bài tập liên quan giúp khắc sâu kiến
thức vừa học và phát huy được năng lục tư duy,sáng tạo của học sinh.
Ví dụ 2: Dạy bài Tổng kết từ vựng (tượng thanh tượng hình và một số phép
tu từ từ vựng) GV sử dụng BĐTD cho phần luyện tập củng cố.

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9


GV cho từ khóa và sơ đồ nhánh cấp 1 gồm 4 nhánh đều màu đen (để học
sinh khó đoán ngay) sau đó đưa các ghép nhánh con A, B, C, D cho tổ chức trò
chơi (sơ đồ tư duy bài tập ở trang 12) . Trò chơi hoàn thành, sơ đồ được lắp ghép
toàn vẹn phù hợp.

Nhờ hoạt động này mà học sinh có cái nhìn tổng thể về cả phần ôn tập tổng
kết từ vựng ở cả chương trình Tiếng Việt THCS một cách một cách nhẹ nhàng, tự
nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của HS.
Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức
trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ SĐTD. Mỗi bài học được vẽ
kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em
dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng.
c/ Dùng BĐTD để tích cực hóa giờ dạy –học Tập làm văn :
Ở phân môn Tập làm văn cũng có thể sử dụng SĐTD ở những tiết lí thuyết có
tính chất hướng dẫn học sinh qui nạp kiến thức về kiểu bài. Song cần thấy rằng sơ
đồ tư duy sử dụng rất hữu hiệu cho việc rèn kĩ năng tìm hiểu đề tìm ý, lập dàn ý. Để
học sinh không máy móc chép văn mẫu, bài mẫu, giáo viên cần cho học sinh nắm
vững phương pháp thực hiện các kĩ năng. Kĩ năng tìm ý lập dàn ý tương đối khó và
đòi hỏi nhiều thời gian làm bài khiến học sinh thường hay lúng túng. Sử dụng
SĐTD hướng dẫn học sinh kĩ năng này rất thuận lợi và nhanh chóng, hiệu quả bởi
các em luôn có sự chủ động, tích cực trong việc nắm bắt hệ thống câu hỏi cơ bản
tìm luận điểm, luận cứ cho mỗi dạng bài nghị luận.
Ví dụ : Bài Cách làm bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9


SGK cho học sinh tìm hiểu cách làm bài bằng hai bài tập đều là hiện tượng
đáng khen: suy nghĩ về hiện tượng Phạm Văn Nghĩa và về hiện tượng nhân vật
Nguyễn Hiền (Đề 4 trang 22-SGK Ngữ văn 9 tập 2). Để cho học sinh nắm phương
pháp làm kiểu nghị luận này, giáo viên cần tổ chức hoạt động vẽ SĐTD để học sinh
tìm ý cho dàn ý bài về hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
GV cho từ khóa: Phạm Văn Nghĩa và cho học sinh thảo luận nhóm 8 vẽ
nhánh các yêu cầu theo các luận điểm cơ bản và vẽ nhánh cho các luận cứ. Từ sơ đồ
của nhóm đại diện trình bày phần tìm ý. GV tiếp tục nêu các câu hỏi rút ra cách làm
nghị luận về sự việc hiện tượng nói chung và sự việc hiện tượng đáng khen nói
riêng. SĐTD cho học sinh tìm ý được tôi xây dựng như sau.

Phần luyện tập (sgk) suy nghĩ về nhân vật trạng nguyên Nguyễn Hiền cũng
là dạng nghị luận về hiện tượng đáng khen (trùng lại với dạng bài ở đề về hiện
tượng Phạm Văn Nghĩa) nên cần cho làm ở nhà và dành thời gian để hình thành một
sơ đồ tư duy cho một đề bài về một đề bài nghị luận về hiện tượng đáng chê. “Vứt
rác bừa bãi” (Đề 4 trang 34 SGK Ngữ văn 9 tập 2 - Tiết bài viết số 5) để luyện thêm
về kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho học sinh.
Giáo viên sử dụng từ khóa cho sơ đồ là vấn đề nghị luận “Hiện tượng vức rác
bừa bãi” và lần lượt sử dụng hệ thống câu tìm hệ thống luận cứ (làm rõ luận điểm
của bài văn) là:
- Biểu hiện gì? (đối tượng vứt rác là ai? Vứt ở đâu? Vứt khi nào? Cảnh tượng
ra sao?)
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên? (nguyên nhân khách quan (môi
trường sống ? Thói quen cộng đồng? Những qui định pháp luật? nguyên nhân chủ
quan (Sự hiểu biết? tính cách? Lối sống?)
- Tác hại gì ? (về môi trường không khí ? môi trường nước? Tác hại đến sức
khỏe, kinh tế ?)
- Giải pháp ra sao? (cần dựa vào nguyên nhân để tìm giải pháp)
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi



Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

GV sử dụng câu hỏi gợi tìm lần lượt cho nhiều đối tượng học sinh trả lời,quan
tâm đến cả những em không giơ tay phát biểu vì đề bài có tính gần gũi với cuộc
sống, các em sẽ đưa ra được những ý kiến phong phú nếu giáo viên biết khơi gợi,
phát huy những hiểu biết, khả năng đánh giá vốn tiềm tàng ở học sinh. Sau đây là
SĐTD xây dựng cách tìm ý, lập dàn ý cho đề bài Hiện tượng vứt rác bừa bãi.

Học sinh sẽ dựa vào sơ đồ tìm ý một cách nhanh chóng và trình bày lần lượt
các lí lẽ dẫn chứng một cách dễ dàng. Từ đó giáo viên chốt lại phương pháp lập dàn
ý cụ thể cho bài nghị luận về hiện tượng đáng khen và đáng chê theo bảng sau (bảng
phụ).
Bố cục
Hiện tượng đáng khen
Hiện tượng đáng chê
Mở bài

Giới thiệu chung về vấn đề nghị luận
1.Nêu biểu hiện

1.Nêu thực trạng

Thân bài
2.Đánh giá, nhận xét về biểu 2.Phân tích nguyên nhân của
hiện
những biểu hiện
3.Phân tích tác dụng, vai trò của 3.Phân tích tác hại của hiện
hiện tượng

tượng
Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa
- Liên hệ bản thân

-Nêu giải pháp khắc phục
-Liên hệ bản thân

Vậy nhờ sử dụng SĐTD mà tiết dạy giúp HS chủ động tìm hiểu, qui nạp
kiến thức để từ đó rèn kĩ năng, phương pháp tìm ý, lập dàn ý cho từng dạng của kiểu
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

bài nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống một cách chủ động, tích cực. Sau bài
học này, tôi cho HS luyện tập về nhà bằng cách lập dàn ý cho hai đề bài vừa học.
Một điều cần lưu ý là sử dụng SĐTD trong dạy Tập làm văn không nên quá
cực đoan cho rằng chỉ có sử dụng SĐTD mới có thể giúp người học sinh học đạt
được mục tiêu rèn kĩ năng cần hướng đến ở phân môn nói riêng và môn Ngữ văn
nói chung. Trên cơ sở những kiến thức được hệ thống hoá, sơ đồ hoá, người học còn
phải biết thực hành ngôn ngữ bằng việc đọc, nói và viết. Bản đồ tư duy nếu bị lạm
dụng sẽ làm hạn chế kĩ năng viết câu, xây dựng đoạn, liên kết đoạn, viết bài tập làm
văn của học sinh.
Sau đây là hình ảnh những sơ đồ tư duy dàn ý do các em vẽ ở nhà về dàn ý
cho hai đề bài vừa học .

SĐTD về hiện tượng Vứt rác bừa bãi

của em Phạm Thị Thẩm lớp 9/2

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

SĐTD về hiện tượng
Vứt rác bừa bãi của em
Nguyễn Thị Duyên lớp 9/1

SĐTD về hiện tượng Phạm Văn
Nghĩa của em Nguyễn

Thị Hoàn Hậu lớp 9/2

d/ Sử dụng SĐTD kết hợp với phương pháp dạy học tích cực
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

Sử dụng SĐTD là nội dung có tính mới của việc vận dụng một phương pháp
dạy học tích cực: phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học Ngữ văn. Phương pháp
này không thể sử dụng độc lập mà cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn với các phương
pháp dạy học khác thì mới phát huy hết hiệu quả.
Đối với những SĐTD mà giáo viên có chủ ý vừa hình thành vừa qui nạp hoặc
hệ thống hóa kiến thức có tính ổn định về mô hình cấu trúc thì giáo viên cho từ khóa

rồi sử dụng phương pháp gợi tìm, phương pháp phát vấn đàm thoại cho học sinh tìm
nhánh con trả lời các nội dung cần bổ sung để hoàn thành sơ đồ tư duy.
Đối với những sơ đồ củng cố kiến thức có liên quan đến hình ảnh và hình ảnh
sẽ có tác dụng tích cực trong việc tư duy của học sinh thì nên kết hợp với phương
pháp sử dụng tranh ảnh (sơ đồ Các phương châm hội thoại)
Với những sơ đồ đơn giản giáo viên có thể cho học sinh vẽ tại lớp kết hợp với
trò chơi Ai nhanh hơn hoặc Xem nhánh đoán từ khóa hoặc Lắp ghép nhánh sơ
đồ (phương pháp tổ chức trò chơi).
Có những nội dung kiến thức bài học có tính đa chiều cần sự hợp tác, chia sẻ
thì sử dụng SĐTD phối hợp với phương pháp thảo luận nhóm là rất cần thiết. Như
chúng ta đã biết, SĐTD chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới
để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình
tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổng
quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc
trong nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình
thuộc ý lớn nào và tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ
tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi
lạc chủ đề. Bởi mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ
đồ tư duy của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều
được thể hiện trên sơ đồ tư duy.
Sử dụng SĐTD kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm đã được thể hiện
qua một số ví dụ nêu trên và tôi xin được giới thiệu thêm một trường hợp sử dụng
có tính phát huy tối đa sự kết hợp này qua tiết luyện nói.
Ví dụ : Bài Luyện nói nghị luận về đoạn thơ bài thơ.
Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ bếp lửa của Bằng Việt
Sau khi cho học sinh phân tích đề (Kiểu bài: Nghị luận về bài thơ. Nội dung:
Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bếp lửa từ trong kỉ niệm của tuổi thơ luôn sưởi ấm tâm
hồn, nâng đỡ con người trên chặng hành trình dài của cuộc đời), GV hướng dẫn học
sinh lập ý :
+ Theo yêu cầu đề bài, phần mở bài ta phải làm gì?

+ Phần thân bài, để nghị luận về vấn đề đó trong bài thơ, em cần xây dựng hệ
thống luận điểm như thế nào? Dùng những luận cứ, luận chứng nào?
+ Kết bài ra sao?
+ Hãy vẽ BĐTD theo ý tưởng dàn ý của mỗi nhóm (chia 4 nhóm)
Giáo viên chọn treo lên bảng hai BĐTD
+ Hãy cử đại diện trình bày dàn ý bài luyện nói thông qua bản đồ tư duy nhóm
em vẽ?

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

Sau đây là một sơ đồ tư duy thảo luận nhóm học sinh lớp 92 về đề bài Bếp
lửa nêu trên

SĐTD sử dụng ở trường hợp này là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi
nó tối đa hoá được sáng tạo, sự hợp tác chia sẻ. Mỗi học sinh trong nhóm đều rèn
luyện được khả năng tư duy, kỹ năng lập ý để thuyết trình. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ
tư duy, bất kỳ em nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài luyện
nói.
4/ KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MINH HỌA CÓ SỬ DỤNG SƠ
ĐỒ TƯ DUY:
Tên bài dạy:
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
Tiết theo PPCT:
153
Môn dạy:
NGỮ VĂN


Thời gian (tiết): 45 phút
Lớp: 9

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm
 Kiến thức:
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

- Nắm đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện
- Nắm khái quát hững nội dung, nghệ thuật cơ bản của các tác phẩm truyện hiện
đại Việt Nam
 Kỹ năng :
Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam
 Thái độ, tình cảm :
- Tự hào về vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất con người Việt Nam.
- Tình yêu gia đình, yêu con người, đất nước, tinh thần lạc quan...
B.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn giáo án điện tử có các hoạt động sử dụng bản đồ tư duy, SGK,
SGV.
2. Học sinh: Đọc lại các văn bản truyện ở nhà và soạn các câu hỏi trong SGK.
Chuẩn bị bảng phụ, phấn màu.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung

Mô tả hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của thầy

Hoạt động
của trò

Tư liệu,
phương tiện,
đồ dùng

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài mới ( 5 phút)
Mục tiêu: Kiểm tra sự chẩn bị ôn tập nắm kiến thức cơ bản của học sinh. Tạo
tâm thế vào bài mới
Phương pháp: phát vấn sử dụng sơ đồ, thuyết trình.
Kiểm tra bài

Giới thiệu
bài: Các em sẽ
cùng cô tìm
hiểu hệ thống
hóa về các giai
đoạn sáng tác,
những nét
chính về nội
dụng và nghệ
thuật qua các
tác phẩm trong
bài học hôm
nay

GV: Trình chiếu cụm từ khóa
- Kể tên các tác phẩm truyện
hiện đại Việt Nam (lớp 9)?

- Cho biết tác giả, năm sáng
tác ?
- Vẽ và ghi tiếp vào sơ đồ tư
duy ?

- HS được
gọi tên
- Cả lớp tìm
hiểu nội
dung câu hỏi

- Bảng trình
chiếu:
+ Slide 4: câu
hỏi kiểm tra

- Gọi học sinh trả lời
- HS được
gọi tên trả lời
- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét
- Trình chiếu tiếp các nhánh để
đến khi sơ đồ hoàn thiện .

- Giới thiệu bài mới:

- HS nhận
xét
- quan sát,
lắng nghe
- HS cả lớp

theo dõi

+ Slide 5: sơ
đồ minh họa
- Phần mềm
Mindmap

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

Họat động 2: Hướng dẫn học sinh thống kê các tác phẩm (10 phút)
Mục tiêu: Nắm tác giả, tác phẩm năm sáng tác, tóm tắt nội dung tác phẩm.
Phương pháp: Trực quan, phát vấn, sử dụng tranh ảnh, sơ đồ
I/ Thống kê Hỏi 1(H1): Trò chơi: Đây là
các tác phẩm ai? Từ thông tin gợi ý, em Lắng
hãy quan sát tranh và cho biết
nghe,
đây là nhà văn nào (tác giả quan sát
của những tác phẩm truyện
Việt Nam hiện đại mà em đã
được học)?

Bảng trình
chiếu:
+ Slide 6:
giơí thiệu
mục 1 của bài

học và trò
chơi
+ Slide7, 8, 9,
10:Thông tin
và ảnh các
tác giả, kết
quả đáp án

Ông được mệnh danh là nhà
văn của làng quê Việt Nam, tác - Lắng nghe,
phẩm của ông đã thể hiện quan sát, trả
những chuyển biến mới trong lời
tình cảm của người nông dân
Việt Nam sau Cách mạng
tháng 8/1945.

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

Ông là một nhà văn Nam Bộ,
rất am hiểu và gắn bó với - Lắng nghe,
mảnh đất ấy. Ông hầu như chỉ quan sát, trả
viết về cuộc sống và con người lời
Nam Bộ trong chiến tranh và
sau hoà bình?

Kim Lân


Một nhà văn nữ có sở trường
Nguyễn
về truyện ngắn với ngòi bút - Lắng nghe,
miêu tả tâm lí tinh tế.Trước quan sát, trả Quang Sáng
1975: viết về cuộc sống chiến lời
đsâu của những TNXP trên
chiến trường Trường Sơn.Sau
1975: Viết về những chuyển
biến xã hội và con người trên
tinh thần đổi mới.
Lê Minh Khuê
Những thiên truyện của ông
thể hiện một phong cách văn - Lắng nghe,
xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu quan sát, trả
chất thơ và mang nhiều ý lời
nghĩa sâu sắc về vẻ đẹp con
người

Nguyễn
Ông được đánh giá là một
trong số những người “mở - Lắng nghe, Thành Long
đường tinh anh và tài năng”, quan sát, trả
đã đi được xa nhất trong lời
chặng mở đầu của công cuộc
đổi mới văn học sau 1975
H: Hãy xếp lại nội dung tóm
tắt trong bảng thống kê
truyện cho phù hợp ?


Nguyễn
Minh Châu

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

+Slide 12, 13:
Bảng tóm tắt
nội dung tác
phẩm
Bảng tóm tắt nội dung các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam
TT
1
2

3

4

5

Tên tác
phẩm

Tóm tắt nội dung

Qua tâm trạng đau xót tủi hổ của ông Hai khi nghe tin

Làng
làng chợ Dầu theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng
thống nhất với tình yêu nước, của người nông dân
Lặng lẽ
Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư mới ra
Sapa
trường với người thanh niên làm việc một mình trên
đỉnh Yên Sơn. Qua đó ca ngợi những con người lao
động thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước
Câu chuyện cảm động về về hai cha con ông Sáu trong
Chiếc lược
lần về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi
ngà
tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh
Qua những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào
lúc cuối đời trên giường bệnh, thức tỉnh mọi người sự
Bến quê
trân trọng trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị của quê
hương
Cuộc sống chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong
Những
trên cao điểm Trường Sơn. Truyện làm nổi bật tâm hồn
Ngôi sao
trong sáng mơ mộng tinh thần dũng cảm, lạc quan cuộc
xa xôi
sống chiến đấu gian khổ hi sinh của họ.

Họat động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung các tác phẩm.(12 phút )
Mục tiêu: Nắm những nội dung chủ yếu về cuộc sống chiến đấu, tư tưởng, tình
cảm của con người Việt Nam qua các tác phẩm

Phương pháp: Phát vấn, đàm thoại, sơ đồ, hoạt động nhóm
II. Đặc điểm
truyện hiện
đại Việt Nam
1/Các giai
đoạn sáng tác
- Chống pháp
- Chống Mĩ
- Hòa bình
2/Nội dung
các
tác
phẩm

H2: Hãy sắp xếp những tp
truyện theo thời kì lịch sử vào
sơ đồ cho phù hợp ?

Bảng trình
chiếu:
+ Slide14: Sơ
đồ các giai
GV: Chống Pháp (Làng),
đoạn sáng tác,
Chống Mĩ (Chiếc lược ngà, - Trả lời các nội dung ghi
Lặng lẽ Sa Pa, Những Ngôi sao nhân .
vở
xa xôi), Hòa bình (Bến quê).
H2: Hãy nêu những nội - Thảo luận + Slide 15:
dung phản ánh về đời sống và nhóm lớn (8 Câu hỏi thảo

em) ghi vào luận

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

truyện :
con người VN qua các tác
- Phản ánh đời phẩm truyện?
sống và con
người
Việt
Nam
- Cuộc sống
xây dựng và
- Nhận xét, chốt nội dung.
chiến đấu
- Những tư
tưởng tình cảm
đẹp .
H3: Hãy kể tên nhân vật tiêu
biểu?Nêu những nét nổi bật
về tình cảm tính cách của
những nhân vật tiêu biểu
trong mỗi tác phẩm để hoàn
thành sơ đồ tư duy sau?
Định hướng bằng BĐTD


bảng phụ
Đại
diện Bảng phụ,
trình bày
bút lông
- Slide 16:
Nội dung các
tác phẩm nội
dung ghi vở
- Thảo luận
nhóm cặp,
trả lời
- Quan sát
nhận xét, bổ
sung hoàn
chỉnh bản đồ
tư duy vào
BĐTD
- HS lắng
nghe, ghi vở

+ Slide 17:
Sơ đồ tư duy
về các nhân
vật trong các
tác phẩm
Phần mềm
Mindmap

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


Sáng kiến kinh nghiệm -Đề tài: Phát huy tính tích cực
của học sinh qua việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy –học Ngữ văn 9

truyện (7 phút)
Mục tiêu: nắm vững nét đặc sắc về nghệ thuật chọn ngôi kể, xây dựng tình
huống, miêu tả tâm lí qua các tác phẩm
Phương pháp: Phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề
3. Đặc sắc
nghệ thuật
- Ngôi kể phù
hợp.
- Tình huống
truyện đặc sắc.
- Miêu tả tâm
lí tinh tế

H5:Các tác phẩm truyện được
trầnthuật theo ngô ikể nào?
Những truyện nào có nhân
vật kể chuyện trực tiếp xuất
hiện(nhân vật xưng tôi) ?
H6: Có ý kiến cho rằng đây
là cách trần thuật có ưu thế?
Ý em thế nào ?
- Nhận xét, định hướng.
H7: Theo em, tác phẩm nào
xây dựng được tình huống

truyện đặc sắc? Vì sao?
- Khái quát những nét đặc sắc
nghệ thuật

- Trả lời cá Bảng trình
nhân,
em chiếu:
khác bổ sung
+ Slide 20:
- Trả lời cá kiến thức về
nhân,
em nghệ thuật
khác bổ sung các tác phẩm,
- Trả lời cá chốt nội dung
nhân,
em ghi vở
khác bổ sung + Slide 20:
- Trả lời cá
nội dung ghi
nhân
vở của toàn
- HS ghi vở
bài

Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh Luyện tập, củng cố (10 phút)
Mục tiêu: Hệ thống kiến thức, phát huy khả năng cảm thụ
Phương pháp: Sử dụng sơ đồ, phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề
IV/Luyện tập:

- Chia nhóm lớn

H 8: Hoàn thành sơ đồ tư
duy tổng kết lại nội dung bài
học về truyện hiện đại Việt
Nam (VN) và thuyết minh sơ
đồ (nhánh) của nhóm ?
Nhóm 1, 2: Các giai đoạn
sáng tác của truyện hiện đại
VN
Nhóm 3, 4, 5: Nghệ thuật
truyện hiện đại VN
Nhóm 6, 7, 8: Nội dung
truyện hiện đạị VN
- Ghi từ khóa lên bảng
- Hướng dẫn học sinh chọn
phấn màu
- Định hướng và trình chiếu sơ
đồ tư duy cho hs tham khảo

- Thảo luận
nhóm
trên giấy
vở.

Bảng trình
chiếu:
+ Slide 21:
Câu hỏi luyện
tập

- Đại diện lên

bảng vẽ
bằng
phấn màu
và trình
bày.
+ Slide 22:
Sơ đồ tư duy
- Nhóm khác hệ thống toàn
bổ sung
bộ nội dung
bài ôn tập
- Quan sát
nắm
kiến - Mindmap
thức hệ thống

Sơ đồ tư duy về Ôn tập truyện hiện đại có tính định hướng ở trang sau
Nguyễn Thị Bích Trâm-Tổ Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi


×