Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Dạy học toán bằng tiếng anh chủ đề số học cho học sinh lớp 6 theo hướng tiếp cận clil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.06 KB, 30 trang )

ĐỀ TÀI: DẠY HỌC TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHỦ ĐỀ SỐ HỌC CHO
HỌC SINH LỚP 6 THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CLIL


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở bậc THCS môn Toán có vai trò rất quan trọng vì môn Toán không chỉ giúp học
sinh hình thành và phát triển năng lực trí tuệ, phẩm chất và các năng lực chung mà
còn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập và sáng tạo. Bên cạnh đó, môn
Toán còn là công cụ thiết yếu giúp học sinh học tốt các môn học khác trong Nhà
trường. Từ đó giúp các em phát triển toàn diện về trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng nghề
nghiệp của con người mới.
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, học sinh sau khi tốt
nghiệp THCS không chỉ thi vào các trường THPT trong nước mà còn theo học các
chương trình du học nước ngoài, học hệ THPT của các trường Đại học Quốc tế tổ
chức tại Việt Nam, hay một số trường THPT trong nước có lớp song ngữ với nội
dung môn học được dạy bằng tiếng Anh như dạy Toán bằng tiếng Anh. Vì vậy,
ngày càng có nhiều học sinh muốn chinh phục các chứng chỉ quốc tế như A-level,
IGCSE, IB, AP, với số điểm cao để có cơ hội được học tập chương trình quốc tế,
tiến gần tới ước mơ du học tại các nước tiên tiến trên thế giới. Để thực hiện điều
đó, đòi hỏi học sinh không những phải có trình độ tiếng Anh giao tiếp tốt mà còn
cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản về các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh bằng
tiếng Anh.
Nền giáo dục Việt Nam cũng đang chuyển mình nhanh chóng để phù hợp với nhu
cầu dạy và học các môn học bằng tiếng Anh. Nhu cầu dạy và học môn Toán bằng
tiếng Anh được thể hiện thông qua Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ ban hành
theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg với mục tiêu chung: “Đổi mới việc dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy
và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng
ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh




của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào
năm 2025” và định hướng: “Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ
cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đưa ngoại ngữ vào nhà trường từ
bậc mầm non và các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các
môn học khác và dạy các môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn
chuyên ngành...) bằng ngoại ngữ.”
Học môn toán bằng tiếng Anh không chỉ là dịch đề bài hay viết lời giải từ tiếng
Việt sang tiếng Anh, cũng không phải chỉ học từ vựng thuật ngữ Toán học bằng
tiếng Anh mà nhiều hơn thế, học sinh còn được tiếp cận và học tập một phương
pháp học mới. Từ đó học sinh có thể tiếp cận với kho học liệu vô tận, hình thành
thói quen học chủ động và làm quen với môi trường học tập quốc tế, hình thành sự
tự tin là một công dân trong cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, việc giảng dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh hiện nay ở nước ta còn
gặp nhiều khó khăn như: chương trình dạy học chưa thống nhất, công tác kiểm tra
đánh giá còn bất cập, môn học Toán tiếng Anh chưa được phổ cập tới tất cả các đối
tượng học sinh...
Qua việc dạy và tìm hiểu các phương pháp, tôi nhận thấy việc dạy và học Toán
bằng tiếng Anh theo hướng tiếp cận CLIL - Phương pháp học tích hợp nội dung và
ngôn ngữ đã được nghiên cứu và bắt đầu từ những năm 70 ở Canada và các nước
Tây Âu đem lại hiệu quả cao, giúp học sinh thực hành ngôn ngữ tự nhiên, tạo ra sự
liên kết trong quá trình học nội dung môn học và ngôn ngữ. Trong chương trình
Toán THCS, số học là một trong những chủ đề hay, chiếm vị trí hết sức quan
trọng. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu của
luận văn là “Dạy học Toán bằng tiếng Anh chủ đề số học cho học sinh lớp 6 theo
hướng tiếp cận CLIL”.
2. Mục đích nghiên cứu



Nghiên cứu cơ sở lí luận và cách vận dụng lý thuyết CLIL vào phát triển dạy học
toán, cụ thể là trong dạy học Toán bằng tiếng Anh thông qua chủ đề số học trong
chương trình lớp 6 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán bằng tiếng
Anh cho học sinh THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về lý thuyết CLIL, cơ sở của việc dạy học Toán bằng
tiếng Anh theo hướng tiếp cận CLIL.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn về việc triển khai CLIL và việc dạy học Toán bằng tiếng
Anh.
- Xây dựng một số biện pháp dạy học Toán bằng tiếng Anh chủ đề số học nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học Toán bằng tiếng Anh.
- Thực nghiệm sư phạm tại lớp 6 trường THCS để đánh giá tính phù hợp của các
biện pháp được đề xuất, tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện dạy học Toán bằng tiếng Anh với chủ đề “Số học” cho học sinh lớp
6 theo hướng tiếp cận CLIL sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao năng
lực Toán học và khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh trong học tập.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tập hợp, phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu trong
và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học môn Toán,
giáo dục học, tâm lí học, sách giáo khoa, sách bài tập, các bài báo, tạp chí và các
nguồn tư liệu sẵn có trên internet có liên quan đến dạy học Toán bằng tiếng Anh
theo hướng tiếp cận CLIL.
5.2Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, quan sát và nghiên cứu quá trình học tập của học sinh thông qua dự giờ,
khảo sát, thu thập ý kiến của học sinh, đồng thời tham khảo ý kiến của đồng nghiệp



có kinh nghiệm, và tìm hiểu thực tiễn phương pháp giảng dạy môn Toán bằng
tiếng Anh.
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm giảng dạy một số giáo án soạn theo hướng nghiên cứu của đề tài
nhằm mục đích kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả và chất lượng của đề
tài.
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6.1Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Toán bằng tiếng Anh cho học sinh lớp 6.
6.2Đối tượng nghiên cứu
Dạy học Toán bằng tiếng Anh chủ đề số học cho học sinh lớp 6 theo hướng tiếp
cận CLIL.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
Chương 2: Dạy học Toán bằng tiếng Anh chủ đề số học cho học sinh lớp 6 theo
hướng tiếp cận CLIL.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Giới thiệu về CLIL
1.1.1 Khái niệm và mô hình của CLIL
Thuật ngữ Content and Language Integrated Learning (CLIL – Dạy học tích hợp
kiến thức và ngôn ngữ) lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1994. CLIL được xem như
là một cách tiếp cận dạy học tập trung kép mà trong đó, một ngôn ngữ khác tiếng
mẹ đẻ được sử dụng để dạy và học nội dung của một môn học bất kì và của cả
ngôn ngữ đó (Attard, Walter, Theodorou, Chrysanthou, 1994, pp. 6).

Đến năm 1996, các chuyên gia ở châu Âu đã sử dụng CLIL như là một thuật ngữ
“ô dù” chung dùng để chỉ nhiều phương pháp khác nhau cùng hướng đến giáo dục
tập trung kép trong đó, dạy và học tập trung vào cả nội dung của một môn học nào
đó và ngôn ngữ được dùng để giảng dạy (Marsh, 2006, pp. 32).
Marsh (2002, pp. 15) và Dalton-Puffer (2007, pp. 3) cùng cho rằng CLIL chỉ một
ngữ cảnh giáo dục hoặc một môi trường giáo dục mà trong đó, một ngôn ngữ khác
tiếng mẹ đẻ được sử dụng như là phương tiện để dạy và học nội dung của một môn
học nào đó (không phải là ngôn ngữ).
Nhóm các tác giả Coyle, Hood và Marsh (2020, pp. 1) cho rằng CLIL là phương
pháp dạy học tập trung kép, tức là một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ được dùng để
dạy và học hai nội dung: một môn học bất kì và ngôn ngữ đó.
Như vậy, CLIL đều được nhìn nhận như là một phương pháp dạy học (hoặc một
cách tiếp cận dạy học), trong đó nội dung môn học hay một phần nội dung môn
học được dạy thông qua một ngôn ngữ khác tiếng tiếng mẹ đẻ, nhằm đạt được cả
hai mục tiêu: học kiến thức môn học và học ngoại ngữ theo phương châm “sử dụng
ngoại ngữ để học, học ngoại ngữ để sử dụng”.
CLIL và sự khác biệt với một số cách tiếp cận khác


Trong thực tế, dạy học một môn học bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ nhằm
nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ đó là một vấn đề không mới. Cùng xuất phát
từ quan điểm dạy học ngôn ngữ theo cách tiếp cận giao tiếp như CLIL, tiêu biểu có
thể kể đến như Bilingual Education (Giáo dục song ngữ), Content-based Language
Teaching (Dạy học dựa trên nội dung) hay Immersion (Nhúng). Chính vì thế, giữa
CLIL và những phương pháp tương tự có nhiều điểm tương đồng, thậm chí giữa
chúng có rất ít khác biệt và vẫn chưa thể nhìn nhận rõ ràng.
Lasagabaster và Sierra (2010) đã chỉ ra năm điểm giống nhau giữa CLIL và
Immersion như sau: 1. Mục tiêu cuối cùng là người học có thể thành thạo ngôn ngữ
được học và không ảnh hưởng đến sự tiếp thu tri thức học thuật; 2. Ngôn ngữ được
học là khác tiếng mẹ đẻ và quá trình trình tiếp nhận ngôn ngữ đó gần giống với quá

trình tiếp nhận tiếng mẹ đẻ; 3. Phụ huynh học sinh tin tưởng đây là cách để tiếp thu
ngôn ngữ mới một cách tốt nhất; 4. Đội ngũ giáo viên có thể sử dụng thành thạo
hai ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ sẽ được dùng để dạy học), có thể đảm bảo
thực hiện chương trình một cách hiệu quả nhất và các hoạt động học tập trong suốt
tiết học được diễn ra một cách suôn sẻ nhất; 5. Nền tảng là quan điểm dạy học
ngôn ngữ theo cách tiếp cận giao tiếp.
Tuy nhiên, hai tác giả cũng nhấn mạnh một số điểm khác giữa CLIL và Immersion
như sau: Ngôn ngữ được sử dụng trong dạy học với phương pháp CLIL là một
ngoại ngữ và người học chỉ được thực hành trong bối cảnh giáo dục chính thức,
trong khi đó ở chương trình Immersion, ngôn ngữ được sử dụng để dạy học là
ngôn ngữ được sử dụng trong cộng đồng/ địa phương; Phần lớn đội ngũ giáo viên
trong chương trình Immersion là người bản ngữ, trong khi điều này thường không
xảy ra với chương trình CLIL; Về thời điểm bắt đầu học, người học chương trình
Immersion thường bắt đầu sớm hơn, trong khi với phương pháp CLIL người học
trước đó sẽ học ngôn ngữ mới theo hình thức truyền thống thông thường và sau đó
mới phát triển toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ với phương pháp CLIL; Các tài liệu


được sử dụng trong các chương trình Immersion thường là được sử dụng cho
người bản ngữ, còn với CLIL các tài liệu thường mang tính chất “bắc cầu”, nói
một cách dễ hiểu là tài liệu được sử dụng có thể là của tại địa phương/ quốc gia đó
chứ không phải của các nước bản ngữ; Người di cư thường sẽ học chương trình
Immersion hơn là CLIL; CLIL vẫn là một phương pháp mới và đang được nghiên
cứu, phát triển trong khi Immersion đã phổ biến nhiều thập kỷ.
Có thể nói, mục tiêu mà các phương pháp này hướng tới chính là một trong những
điểm phân biệt chính yếu. Mary Spratt (2011) đã chỉ ra tính liên tục giữa CLIL với
Bilingual Education và Content-based Language Teaching:

Hình 1. 1 Tính liên tục giữa CLIL với Bilingual Education (Giáo dục song ngữ) và
Content-based Language Teaching (Dạy học dựa trên nội dung) (Mary Spratt, 2011)


Hình 1.1 cho thấy, trong khi Bilingual Education (Giáo dục song ngữ) tập trung
vào mục tiêu của môn học và Content-based Language Teaching (Dạy học dựa trên
nội dung) tập trung vào mục tiêu ngôn ngữ, thì CLIL hướng đến “mục tiêu kép” về
cả môn học lẫn ngôn ngữ, là điểm cân bằng giữa hai phương pháp dạy học nói trên.
Đây là một hình thức học tập ngôn ngữ một cách tự nhiên phù hợp với từng đối
tượng học sinh và phong cách học tập khác nhau. Nó góp phần thúc đẩy phát triển
đồng thời kĩ năng ngôn ngữ và năng lực tư duy của học sinh. Cách tiếp cận này
thực sự là một luồng gió mới trong việc học tập của học sinh, đặc biệt là rất phù
hợp với trẻ nhỏ. CLIL tạo điều kiện để người học tiếp nhận ngôn ngữ trong môi
trường tự nhiên nhất khi tham gia vào các hoạt động của lớp học bộ môn. Tư duy


bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ có thể thúc đẩy động lực học tập của học sinh;
đồng thời có thể phát triển kiến thức, kĩ năng môn học và năng lực ngôn ngữ.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng trong chính bản thân CLIL có hai mô hình,
được xác định tùy vào trọng tâm và mục tiêu dạy học, đó là: CLIL mềm và CLIL
cứng. Trong mô hình CLIL mềm, mục tiêu dạy học tập trung chủ yếu vào ngôn
ngữ, tức là một số nội dung hoặc chủ đề của chương trình môn học nào đó ngoài
ngoại ngữ được dùng để dạy trong tiết học ngoại ngữ. Trong khi đó, mục tiêu dạy
học của mô hình CLIL cứng tập trung chủ yếu vào nội dung môn học, khi đó
chương trình môn học (hoặc một phần của chương trình môn học) được giảng dạy
bằng ngôn ngữ thứ hai (ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ mà HS cần tiếp nhận).
Mô hình trung gian giữa hai mô hình này được gọi là chương trình CLIL theo môđun, nghĩa là một số môn học khoa học hay nghệ thuật được giảng dạy trong một
số giờ nhất định bằng ngôn ngữ thứ hai.
Bảng 1. 1 Mơ hình CLIL (Bentley, 2020)

Mô hình CLIL
Soft CLIL


Ngôn ngữ chủ

(CLIL

đạo

Thời gian

Nội dung

45 phút/tuần

Một số chủ đề/nội dung học
thuật được dạy trong một số

mềm)

tiết của chương trình ngoại
ngữ.
Môn học chủ đạo
(mô-đun)

15 giờ/học kỳ

Một số chủ đề/nội dung của
môn học được chọn để dạy
bằng ngôn ngữ thứ hai trong
một số tiết nhất định của
chương trình môn học đó.



Hard CLIL

Môn học chủ đạo

Khoảng 50%

Khoảng một nửa chương trình

(CLIL

(tích hợp một

chương trình môn

của môn học được giảng dạy

cứng)

phần)

học

bằng ngôn ngữ thứ hai. Nội
dung dạy học có thể đã được
học trước bằng tiếng mẹ đẻ,
cũng có thể là hoàn toàn mới.
(Nguồn: Bentley, 2020)

Như vậy, có thể thấy sự tương đồng giữa hai mô hình CLIL cứng và CLIL mềm

với hai phương pháp Content-based Language Teaching và Bilingual Education
được đề cập ở trên. Điều này là phù hợp khi CLIL được ứng dụng trong dạy học ở
nhiều nơi trên thế giới với những cái tên khác nhau.
1.1.2 Bốn chữ C của CLIL
Mục tiêu hướng đến trong dạy học ứng dụng phương pháp CLIL là mục tiêu kép,
tức là vừa đảm bảo mục tiêu của môn học, vừa đảm bảo mục tiêu ngôn ngữ. Chính
vì thế, hai yếu tố ngôn ngữ và học thuật luôn đan xen nhau. Tuy nhiên trong một số
trường hợp, thì vẫn có trường hợp yếu tố này chiếm ưu thế hơn yếu tố kia. Nghiên
cứu của Coyle (2006) đã đưa ra một khung giả thuyết – khung 4Cs. Dựa vào khung
4Cs này thì kế hoạch dạy học được thiết kế vừa có thể đảm bảo sự cân bằng giữa
hai yếu tố nói trên, vừa góp phần tạo nên một tiết học CLIL hiệu quả. Đây được
xem là một trong khung tiêu chí căn bản để xây dựng và lập kế hoạch dạy học theo
mô hình CLIL.


Hình 1. 2 Khung 4Cs trong CLIL (Coyle, 2006, pp.10)

Khung 4Cs bao gồm bốn thành tố: Culture (Văn hóa), Communication (Giao tiếp),
Content (Nội dung) và Cognition (Nhận thức). Ba thành tố (Communication –
Content – Cognition) tạo thành 3 đỉnh của một tam giác, các cạnh tam giác thể hiện
mối quan hệ tương hổ giữa chúng. Tất cả ba thành tố này đều tập trung vào tâm
tam giác – Culture với mục tiêu cốt lõi sau cùng là phát triển văn hóa của người
học, từ mặt nhận thức kiến thức đến khả năng giao tiếp và sự hình thành văn hóa
riêng của người học.
• Content (Nội dung môn học): có thể ứng dụng phương pháp CLIL trong dạy học
nhiều môn học như Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin
học,... Bên cạnh đó, CLIL cũng được ứng dụng trong những chương trình ngoại
khóa, hoặc tích hợp liên môn. Nội dung mà HS cần lĩnh hội là những khái niệm, sự
kiện, từ vựng,... Khi ứng dụng CLIL trong dạy học bất kì môn học nào, cần chú ý
rằng không được tổ chức nội dung dạy học một cách độc lập, riêng lẻ, mà phải đặt



trong quá trình phát triển tư duy – nhận thức, ngôn ngữ và hiểu biết liên văn hóa.
Tức là cần xem xét nội dung trên cơ sở là nhu cầu ngôn ngữ và nền tảng văn hóa,
từ đó người học tư duy và có những hiểu biết cũng như kỹ năng cho bản thân.
• Communication(Giaotiếp):CLILkhuyếnkhíchHSgiaotiếpcóýnghĩa,luyện tập thực
hành ngôn ngữ thứ hai ở cả hai hình thức nói và viết bằng cách tham các hoạt động
của tiết học bộ môn. Bằng cách đó, ngôn ngữ vừa được sử dụng để học tập, vừa
được sử dụng để giao tiếp và vừa được sử dụng để tư duy và lĩnh hội kiến thức.
Nói một cách khác, ngôn ngữ vừa là công cụ để học tập, vừa là công cụ để giao
tiếp. Coyle (2010, pp. 36) đã thể hiện tiến trình tiếp nhận ngôn ngữ trong CLIL
bằng mô hình tam giác như sau:

Hình 1. 3 Mơ hình tam giác về tiến trình tiếp nhận ngôn ngữ trong CLIL (Coyle, 2010,
pp.36)

Language of learning tức là những từ vừng, những cấu trúc ngữ pháp mà HS sẽ
được tiếp nhận trong quá trình học; Language for learning là những kĩ năng ngôn
ngữ sẵn có của HS để tham gia vào lớp học, để hiểu bài giảng và để đặt câu hỏi;
Language through learning là môi trường ngôn ngữ để HS học tri thức chuyên


ngành và tiếp nhận ngôn ngữ mới. Như vậy, HS vừa học cách sử dụng ngôn ngữ và
vừa sử dụng ngôn ngữ để học, cho nên ngôn ngữ minh bạch để dễ dàng tiếp cận là
điều quan trọng.
• Cognition(Nhậnthức): để có thể tiếp thu tốt kiến thức môn học, HS cần được thúc
đẩy các thao tác tư duy, đặc biệt là các thao tác tư duy bậc cao. GV có thể tạo ra
được thách thức để học sinh liên tục tư duy, tức là việc dạy học CLIL đã diễn ra
một cách hiệu quả. Thông thường, người ta sử dụng thang đo nhận thức Bloom
như là một công cụ phổ biến để xác định mức độ tư duy của các hoạt động giáo

dục khi lên kế hoạch dạy học theo CLIL. Các mức độ tư duy được thiết kế từ thấp
đến cao để học sinh trong lớp học CLIL có thể đạt được đến mức độ cao nhất – đây
cũng chính là mục tiêu nhắm đến của dạy học CLIL. Dưới đây là thang đo nhận
thức Bloom đã được cải tiến bởi Lorin Anderson:

Hình 1. 4 Thang đo nhận thức Bloom
(sơ đồ hoá dựa trên Anderson và Krathwohl, 2001, pp. 67-68)


Culture (Văn hóa): Văn hóa là nhân tố trung tâm của CLIL, là nền tảng và là kết
nối của ba nhân tố còn lại. Mục tiêu của nhân tố văn hóa trong CLIL là phát triển
năng lực đa ngôn ngữ cho người học, bao gồm cả nâng cao nhận thức đa văn hóa,
nhằm trang bị cho người học hiểu biết quốc tế không chỉ về ngôn ngữ mà còn về
văn hóa, xã hội để có thể giao tiếp và tiếp tục học tập hoặc làm việc hiệu quả trong
mọi hoàn cảnh. Người học không đơn thuần chỉ khám phá những quốc gia khác,
mà còn phải khám phá chính đất nước, khu vực mình đang sống, thậm chí là khám
phá chính bản thân mình; bên cạnh đó, cần được giáo dục thái độ, ý thức, trách
nhiệm trở thành người công dân toàn cầu cũng như tại đất nước, khu vực mình sinh
sống. Đôi khi, chữ C thứ tư cũng được định nghĩa là Community (Cộng đồng) hoặc
Citizenship (Công dân). Do đó, trong thiết kế kế hoạch dạy học và trong quá trình
thực hiện giảng dạy, GV cần tạo điều kiện cho HS cảm thấy được bản thân các em
là một thành viên trong một cộng đồng học tập đa dạng, phong phú, giúp HS nhận
thấy vai trò của mình trong lớp học, giúp HS có được sự tự tin và các kỹ năng cần
thiết để làm việc nhóm, biết cân bằng giữa nhu cầu của thân và các cộng sự. Vì
vậy, dạy học CLIL thật sự cần sự hợp tác không chỉ giữa GV và HS mà là cả tập
thể các GV, các HS và các phụ huynh HS.
1.1.3 Nội dung và ngôn ngữ trong dạy học Toán bằng tiếng Anh theo hướng
tiếp cận CLIL.
Dạy Toán bằng tiếng Anh theo quan điểm CLIL là dạy môn Toán thông qua tiếng
Anh và tiếng Anh được học trong suốt quá trình đó, tạo ra sự giao thoa của ba

“ngôn ngữ” Tiếng Việt, Tiếng Anh và “ngôn ngữ” Toán để vừa có thể học Toán và
tiếng Anh đạt hiệu quả cùng một lúc.
Vì vậy, một bài giảng Toán bằng tiếng Anh theo quan điểm CLIL (gọi tắt là bài
học CLIL) không phải là một bài học môn tiếng Anh cũng không phải là một bài
học của môn Toán, nó là sự kết hợp của cả hai.


Tây Ban Nha là một trong những quốc gia đứng đầu Châu Âu trong việc nghiên
cứu và áp dụng thành công CLIL. Sự phong phú và đa dạng văn hóa và ngôn ngữ
của đất nước này cho phép thực hành CLIL một cách rộng rãi. CLIL được triển
khai theo từng vùng trên cả nước;nhưng chủ yếu chia theo hai nhóm vùng chính là
vùng đơn ngữ và vùng song ngữ. Vùng đơn ngữ (tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ
chính thức) các môn học sẽ được dạy từ tiểu học đến trung học bằng một hoặc hai
ngoại ngữ. Vùng song ngữ (có một ngôn ngữ khác đồng chính thức với tiếng Tây
Ban Nha: gồm sứ Basque, Catalan, Galicia, Valencia) các môn học sẽ được dạy từ
tiểu học đến trung học bắt buộc bằng hai ngôn ngữ đồng chính thức của vùng và
bằng một hoặc hai ngoại ngữ.Ở nước này, người ta không chỉ dạy Toán và các môn
khoa học tự nhiên theo CLIL mà cả các môn khoa học xã hội như Lịch sử theo
CLIL.Vùng song ngữ sẽ mang những kinh nghiệm CLIL cho vùng đơn ngữ nên
Tây Ban Nha nhanh chóng thành công với CLIL giúp nước này thúc đẩy nhanh
quá trình đa ngôn ngữ mà việc phát triển đa dạng ngôn ngữ đáp ứng yêu cầu của
toàn cầu hóa là một trong những quyết sách chiến lược của Châu Âu trong thập kỉ
qua.
Theo CLIL việc dạy Toán bằng tiếng Anh mang lại nhiều lợi ích. DTBTA cho
phép học sinh thấy tiếng Anh không chỉ là môn học thuần túy mà có thể dùng tiếng
Anh để thảo luận về những vấn đề liên quan đến các môn học khác.
Toán học là môn khoa học cơ bản nên những vấn đề nghiên cứu của Toán liên
quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau: Lịch sử (trong nghiên cứu khảo cổ); Kinh
tế(trong sử lí dữ kiện thống kê); xác suất và ứng dụng của nó (thiên văn học, y
học), kiến trúc...

Giải Toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dễ dàng trao đổi và tranh luận với
nhau, tức là dùng tiếng Anh nhiều hơn, giúp học sinh chủ động hơn trong việc nói
và viết tiếng Anh của mình.


Các từ vựng chuyên ngành của Toán không nhiều nên học sinh sẽ không gặp nhiều
khó khăn khi nghe giảng so với các môn học khác.
Khi một khái niệm toán học được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau cho phép
học sinh hiểu hơn những khái niệm toán mình đã học trong tiếng Việt.
Dạy Toán bằng Tiếng Anh giúp học sinh không mất nhiều thời gian làm quen với
môn Toán và các môn chuyên ngành khi học các chương trình tiên tiến trong hay
ngoài nước.
Dạy Toán bằng Tiếng Anh sẽ giúp học sinh thuận lợi hơn nếu tham gia các kì thi
môn Toán bằng tiếng Anh được tổ chức trong nước hoặc ở nước ngoài.
1.1.4 Những khó khăn và giải pháp khi dạy học theo hướng tiếp cận CLIL
Ứng dụng CLIL vào dạy học cần thể hiện được nét đặc trưng của phương pháp
này, nói một cách khác là cần đảm bảo bản chất của CLIL. Theo Mehisto (2008),
phương pháp này có một số những đặc tính quan trọng như sau:
• Nhiều trọng tâm: việc học ngôn ngữ được “nuôi dưỡng” trong nội dung kiến thức
môn học và ngược lại, nội dung kiến thức môn học được dạy học bằng ngôn ngữ;
tích hợp với nhiều môn học khác; có thể tổ chức thông qua các chủ đề ngoại khóa
hoặc dự án học tập; khuyến khích việc phản ánh lại quá trình học tập.
• Môi trường học tập an toàn và phong phú: các hoạt động học tập và ngôn từ được
sử dụng như thông thường; ngôn ngữ và nội dung kiến thức môn học được thể hiện
xuyên suốt tiết học; tạo sự tự tin cho người học để thỏa sức trải nghiệm với ngôn
ngữ và môn học; chấp nhận sai sót và xem đó như là một phần của quá trình học
tập; hướng dẫn để đi đến tài liệu học tập và môi trường học tập xác thực; nâng cao
nhận thức ngôn ngữ của HS.
• Tính xác thực: cho phép người học yêu cầu hỗ trợ về ngôn ngữ khi cần; tối đa
hóa việc điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu, hứng thú của người học; thường

xuyên kết nối giữa học tập và thực tế cuộc sống; sử dụng tài liệu phổ biến hiện
hành từ các phương tiện truyền thông và các phương tiện khác.


• Học tập tích cực: lấy người học làm trung tâm, người dạy đóng vai trò là người
hỗ trợ; khuyến khích sự trình bày, giao tiếp của người học nhiều hơn người dạy;
người học góp phần tạo nên kết quả học tập chung và giám sát quá trình học tập
của chính họ; khuyến khích hợp tác ngang hàng.
• Kỹ thuật giàn giáo (scaffolding): xây dựng bài học dựa trên kiến thức, kĩ năng,
thái độ, hứng thú, nhu cầu và kinh nghiệm có sẵn của người học; tóm gọn thông tin
sao cho dễ hiểu đối với người học; đáp ứng nhiều phương thức, chiến lược học tập
khác nhau; thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy phản biện của người học; thử thách
người học với nhiệm vụ ngày càng khó hơn.
• Hợp tác: hợp tác giữa GV CLIL và GV bình thường trong việc lập kế hoạch khóa
học/ bài học/ chủ đề; đòi hỏi sự hợp tác của phụ huynh trong việc tìm hiểu về CLIL
và cách hỗ trợ người học; đòi hỏi sự hợp tác của địa phương, chính quyền và nhà
tuyển dụng.
1.2 Thực trạng và định hướng dạy học Toán bằng tiếng Anh ở trường THCS
1.2.1 Thực tiễn dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh tại Việt Nam
Việc dạy toán bằng tiếng Anh triển khai đại trà thời điểm này là rất khó khăn nên
để thực hiện đề án 1400 và đặc biệt là đề án 959, Bộ GD&ĐT mới khuyến khích
triển khai thí điểm ở các trường chuyên và các trường phổ thông có nhu cầu
Theo Vụ giáo dục trung học đến thời điểm năm 2014 đã có 20 trường chuyên tổ
chức thí điểm dạy môn Toán và môn khoa học bằng tiếng Anh. Tuy thí điểm ở
mức độ một số bài dạy nhưng đây là một bước chuyển biến tích cực trong đổi mới
giáo dục trong các trường chuyên.
Thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc thí điểm dạy Toán và các môn khoa học
tự nhiên bằng tiếng Anh là nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh. Việc
tổ chức dạy và học không tạo căng thẳng cho học sinh bởi đó là hình thức tự chọn,
không dùng kết quả để đánh giá kết quả học tập hằng năm. Học sinh nào có khả



năng thì đăng kí học. Hiện nay toàn thành phố có 45 lớp với hơn 1.600 học sinh
đang theo học chương trình này với thời lượng tối đa 2 tiết / tuần.
Ngoài 20 trường chuyên thì một số trường phổ thông khác không phải trường
chuyên cũng đã thực hiện dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh như ở
Thành phố Hồ Chí Minh năm học này có 8 trường (THPT Lương Thế Vinh, THPT
Nguyễn Thị Minh Khai,THPT Lê Quý Đôn Q3,THPT Bùi Thị Xuân Q1,THPT Gia
Định ...); ở Hà nội có THCS-THPT Nguyễn Tất Thành,THCS Nguyễn Siêu, THCS
Thực nghiệm, THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THCS-THPT Phạm Văn
Đồng,. . .
Nhu cầu học sinh học Toán bằng tiếng Anh rất cao, nhưng thực tế chưa đáp ứng
được, hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 20%.
Thực ra khó khăn về chương trình, đội ngũ giáo viên, trình độ tiếng Anh của học
sinh cũng là những vấn đề trở ngại của các trường hiện nay.
Theo báo cáo năm 2016 của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn
lên tới gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT.Giáo viên Toán chưa phải
kiểm tra chuẩn tiếng Anh nên chưa có số liệu thống kê chi tiết nhưng dựa vào kết
quả trên ta có thể khẳng định đa số giáo viên Toán chưa đủ trình độ tiếng Anh để
DTBTA. Đây cũng là điều hiển nhiên vì do nhu cầu công việc nên hầu hết giáo
viên phổ thông (trừ giáo viên môn tiếng Anh) đều chưa có để dành thời gian cho
việc học tiếng Anh. Chính vì vậy Nhà nước nên có những hướng dẫn cụ thể về
chính sách cho giáo viên dạy toán bằng tiếng Anh,về lộ trình chính thức phải dạy
Toán bằng tiếng Anh ở trường phổ thông để giáo viên có động lực, nhu cầu và đam
mê giảng dạy môn Toán bằng tiếng Anh. Bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên Toán
có nhu cầu dạy toán bằng tiếng Anh là nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ giáo dục đã và
đang đặt ra. Có ý kiến đưa ra nên chăng ta bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành
Toán cho giáo viên ngoại ngữ để họ sẽ dạy toán bằng tiếng Anh, nhưng việc đó
khó khả thi vì liệu một người biết tiếng Việt có thể dạy được Toán bằng tiếng



Việt? Chính vì thế không có cách nào khác chúng ta cần đào tạo giáo viên chuyên
ngành Toán có đủ trình độ tiếng Anh để Dạy toán bằng tiếng Anh. Khi giáo viên
có nguyện vọng học tiếng Anh thật sự, không vì bắt buộc đủ chỉ tiêu của trường và
Sở Giáo dục - Đào tạo thì việc đi bồi dưỡng tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành
mới có hiệu quả.
- Bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên Toán hiện nay để họ có thể dạy toán bằng
tiếng Anh là cần thiết nhưng để có nguồn giáo viên đủ trình độ để dạy toán bằng
tiếng Anh tốt thì các trường Sư phạm phải vào cuộc để có những khóa sinh viên
được đào tạo bài bản với các khóa học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành trong
nước và thực tập ở nước ngoài. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ không dễ
thực hiện tốt vì hiện nay ở các trường Sư phạm số giảng viên có trình độ tiếng Anh
để giảng dạy được các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh là không nhiều.Vì các
giảng viên thường dùng ngoại ngữ để đọc các tài liệu chuyên môn nên vấn đề nghe
nói chưa được chú trọng. Sau đó Bộ GD&ĐT cần có chuẩn riêng để đánh giá các
sinh viên này để đảm bảo họ có thể được dạy toán bằng tiếng Anh. Tóm lại, với
giáo viên cần cho họ có động lực và đam mê dạy toán bằng tiếng Anh thì khó khăn
về ngôn ngữ dễ dàng vượt qua hơn.
Cùng với khó khăn về nhân sự thì việc chưa có hướng dẫn khung chương trình
cũng làm cho việc dạy toán bằng tiếng Anh chưa phát huy hết được lợi ích của nó.
Nhà trường và giáo viên đứng lớp đã và đang tự chọn giáo trình theo kinh nghiệm
giảng dạy.Để việc dạy toán bằng tiếng Anh có hiệu quả và quản lí chất lượng
chuyên môn tốt hơn thì cần gợi ý cho giáo viên những nội dung nên dạy và đưa ra
khung chương trình từ năm triển khai đại trà dạy toán bằng tiếng Anh với các
trường chuyên.
1.2.2 Khảo sát thực trạng
1.2.2.1

Mục tiêu khảo sát



Đánh giá thực trạng việc dạy Toán Tiếng Anh tại trường THCS hiện nay. Tìm hiểu
những vấn đề còn khó khăn đối với giáo viên quá trình triển khai dạy Toán Tiếng
Anh. Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy Toán bằng
Tiếng Anh theo hướng tiếp cận CLIL.
1.2.2.2

Nội dung khảo sát

Tần suất thực hiện dạy toán tiếng Anh
Nhận thức của giáo viên về những khó khăn trong quá trình triển khai dạy Toán
Tiếng Anh trong trường
Nhận thức của giáo viên về lợi ích và tầm quan trọng của việc dạy Toán tiếng Anh
theo hướng tiếp cận
1.2.2.3

Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng, tác giả tiến hành xây dựng phiểu điều tra cho giáo viên dạy
toán Tiếng Anh tại các trường THCS trên địa bàn Thành phố….Tổng cộng đã có
15 giáo viên tham gia cuộc khảo sát.
1.2.2.4

Kết quả khảo sát

Trong số 12 giáo viên tham gia khảo sát thì 100% trong số các giáo viên cho biết
tại trường học nơi họ giảng dạy thì toán tiếng Anh đã được xem là một môn học
chính khoá. Tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn một sớ vướng mắc cụ thể
như sau


 Khó khăn khi triển khai dạy Toán Tiếng Anh
Kỹ năng phát âm tiếng Anh



×