Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

BỆNH đái THÁO ĐƯỜNG LUẬN án TIẾN sĩ y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 194 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG


NGUYỄN VĂN LÀNH


THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG,
TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI KHMER
TỈNH HẬU GIANG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP




LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC








Hà Nội – 2014





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG


NGUYỄN VĂN LÀNH


THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG,
TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI KHMER
TỈNH HẬU GIANG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP



CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
MÃ SỐ: 62 72 01 64

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


Hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Văn Tập
PGS. TS. Nguyễn Đức Trọng




Hà Nội - 2014




Lời cảm ơn
Với tấm lòng thành kính, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch
tễ Trung ương, Phòng Đào tạo Sau Đại học Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các
thầy giáo, cô giáo của Viện đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và
hoàn thành luận án. Trong quá trình thực hiện luận án tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình và sự động viên của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và nhiều cá nhân . Tôi
xin chân thành cám ơn tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Tập và
PGS. TS. Nguyễn Đức Trọng, là những người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên
tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Hậu Giang, lãnh đạo các
Phòng Y tế, Trung tâm Y tế và Bệnh viên đa khoa các huyện Long Mỹ, Châu Thành A,
Vị Thủy và thị xã Ngã Bảy, Ủy ban Nhân dân và Trạm Y tế xã Xà Phiên, Lương Nghĩa,
Vị Thủy, Vĩnh Trung, Cái Tắc, Bảy Ngàn và quý đồng nghiệp đã nhiệt tình tham gia
giúp đỡ tôi thu thập số liệu điều tra thực hiện đề tài. Đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân
thành kính đến Quý sư chùa Bo Tum Vong Sây và chùa Khem Ma Ra Ran Xey đã hợp
tác và hỗ trợ tôi trong thời gian tiến hành nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn những người dân đã đồng ý tham gia công trình
nghiên cứu này.
Một phần không nhỏ của thành công luận án là nhờ sự giúp đỡ động viên
của người thân trong gia đình. Đặc biệt là vợ con tôi đã động viên và giúp đở tôi,
khi tôi gặp khó khăn trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn sâu sắc./.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Nguyễn Văn Lành




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức và khảo sát
tình hình thực tiễn tại tỉnh Hậu Giang
Các số liệu thu thập và kết quả trong luận án là trung thực, chưa từng được
công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi hội
đồng đánh giá luận án Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương .
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Nguyễn Văn Lành























MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh đái tháo đường và các yếu tố liên quan 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về đái tháo đường 18
1.3 Hiệu quả của các can thiệp phòng, chống đái tháo đường 23
1.4. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.2. Địa điểm nghiên cứu 36
2.3. Thời gian nghiên cứu 36
2.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.5. Phân tích xử lý số liệu nghiên cứu 63
2.6. Khống chế sai số 63
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 64
2.8. Cán bộ tham gia nghiên cứu 65
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
3.1. Tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường và các yếu tố liên quan 66
3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp phòng chống tiền đái tháo đường,
đái tháo đường ở người dân tộc khmer tại cộng đồng 84
Chương 4: BÀN LUẬN 102
4.1. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường và một số yếu tố
liên quan 102
4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống tiền đái tháo đường, đái tháo
đường týp 2 ở người dân tộc khmer. 126

4.3. Hạn chế của đề tài 135
KẾT LUẬN 137
KIẾN NGHỊ 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ CÂU HỎI
PHỤ LỤC






BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể
CDC Center of Disease Control T rung tâm kiểm soát dịch bệnh
Mỹ
Cs Et al Cộng sự
ĐTĐ Diabetes Đái tháo đường
EASD European Association for
the Study of Diabetes,
Hiệp hội nghiên cứu đái tháo
đường Châu Âu
ESC European Society of
Cardiology
Hội tim mạch Châu Âu

FFAs Free fat acides Các axit béo tự do

FINDRISC Finnish Diabetes Risk
Score

Thang điểm nguy cơ đái tháo
đường Phần Lan
GDNG Impaired Glucose
Tolerance (IGT)
Giảm dung nạp glucose
HA Huyết áp
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trương
HbA
1
c Hemoglobine A
1
c Hemoglobine A
1
c
HDL.C High Density lipoprotein
cholesterol
Lipoprotein gắn cholesterol có tỷ
trọng cao
IDF International Diabetes
Foundation
Liên đoàn đái tháo đường quốc tế

LDL.c Low Density lipoprotein
cholesterol
Lipoprotein gắn cholesterol có tỷ
trọng thấp
MCT Body Fat Mỡ cơ thể
MNT Visceral Fat Mỡ nội tạng
NPDNG Oral Glucose Tolerance

Test
Nghiệm pháp dung nạp glucose

NXB Nhà xuất bản
OR Odd ratio Tỷ số chênh
RR Risk ratio Tỷ số nguy cơ
TG Triglycerid

THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
THA Hypertension Tăng huyết áp
TT- GDSK Truyền thông – giáo dục sức
khỏe
TCYTTG World Heath Organisation Tổ chức y tế thế giới
YTNC Yếu tố nguy cơ



TĐTĐ Prediabetes Tiền đái tháo đường



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang

1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường huyết . 8
1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường 9
1.3. Mười quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ cao nhất năm 2000 và ước tính năm 2030 18
2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường huyết theo WHO
IDF 2008 cập nhật 2010 và theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA/WHO, 2010 44

3.1.Tỷ lệ phân bố tuổi, giới, địa dư, nghề nghiệp, học vấn trên đối tượng nghiên cứu. 66
3.2. Tỷ lệ người Khmer hiện mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường …………… 67
3.3. Tỷ lệ mức độ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường 67
3.4. Tỷ lệ người bệnh nhân đái tháo đường theo đặc điểm dân số học 68
3.5. Tỷ lệ người dân tộc Khmer có kiến thức về phòng chống bệnh đái tháo đường. 69
3.6. Tỷ lệ người dân tộc Khmer có thái độ đúng về phòng chống bệnh đái tháo đường 70
3.7. Tỷ lệ người dân tộc khmer tham gia thực hành về phòng chống bệnh đái tháo đường 70
3.8. Tỷ lệ người dân tộc Khmer thực hành vận động, tập thể dục thể thao, dinh dưỡng,
hút thuốc lá, uống rượu/ bia 71
3.9. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống bệnh đái tháo đường của
người dân tộc Khmer trên 45 tuổi . 72
3.10. Liên quan về tuổi, giới, địa lý, nghề nghiệp đến bệnh đái tháo đường người dân tộc
Khmer. 73
3.11.Một số thói quen liên quan đến mắc bệnh đái tháo đường của người Khmer 74
3.12. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và cá nhân đến mắc bệnh đái tháo đường của
người Khmer 75
3.13. Mối liên quan đến bệnh đái tháo đường với các chỉ số sức khỏe trung gian của
người Khmer 76
3.14. Mối liên quan giữa các thói quen cuộc sống với bệnh đái tháo đường, qua phân tích hồi
qui đa biến 77
3.15. Mối liên quan giữa các chỉ số sức khỏe trung gian với bệnh đái tháo đường, qua phân
tích hồi qui đa biến . 78
3.16. Tình hình phân bố theo các yếu tố nguy cơ của người dân tộc Khmer 80
3.17. Một số yếu tố liên quan trên người dân tộc Khmer tiền đái tháo đường trong và
ngoài thang điểm FINDRISC 81



3.18. Phân tích các yếu tố liên quan đến tiến triển đái tháo đường týp 2 trong 10 năm tới của
người dân tộc Khmer bình thường 82

3.19. Phân tích các yếu tố liên quan đến tiến triển đái tháo đường týp 2 trong 10 năm tới của
người tiền đái tháo đường 83
3.20. So sánh kiến thức người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường. 84
3.21. So sánh tỷ lệ thay đổi thói quen ăn ngọt, ăn mỡ, chất béo, ăn rau, trái cây
phòng bệnh đái tháo đường trước và sau can thiệp 86
3.22. So sánh tỷ lệ người dân ăn sau 20 giờ luyện tập thể dục, giảm rượu bia, thuốc lá
phòng bệnh đái tháo đường trước và sau can thiệp . 87
3.23. So sánh tỷ lệ người dân giảm rượu bia, thuốc lá phòng bệnh đái tháo đường trước
và sau can thiệp . 88
3.24. So sánh tỷ lệ thay đổi mức độ vòng bụng, mỡ nội tạng, mỡ cơ thể trước và sau
can thiệp 89
3.25. So sánh tỷ lệ thay đổi BMI, tăng huyết áp trước và sau can thiệp 90
3.26. Tình hình người bệnh khám chữa bệnh đái tháo đường tại trạm y tế xã 91
3.27. Tình hình phát hiện người bệnh đái tháo đường tại trạm y tế xã. 91
3.28. Tình hình phát hiện người Khmer tiền đái tháo đường tại trạm y tế xã. 92
3.29. Các chỉ số sức khỏe của nhóm đái tháo đường trước và sau can thiệp 93
3.30. Các chỉ số sức khỏe của nhóm đái tháo đường trước sau can thiệp 94
3.31. Các chỉ số sức khỏe của nhóm tiền đái tháo đường trước, sau can thiệp 95
3.32. Các chỉ số sức khỏe của nhóm tiền đái tháo đường trước sau can thiệp 96
3.33. So sánh trước và sau can thiệp về tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường của
nhóm chứng và nhóm can thiệp 97
3.34. Tình hình người bệnh đái tháo đường thay đổi sau can thiệp tại trạm y tế 98
3.35. Tình hình người tiền đái tháo đường thay đổi sau can tại trạm y tế . 98
3.36. Tỷ lệ xã can thiệp tổ chức thực hiện truyền thông phòng chống bệnh đái tháo đường
theo chỉ tiêu kế hoạch thực hiện nghiên cứu. 99
3.37. Tỷ lệ xã can thiệp thực hiện công tác thực hành phòng chống đái tháo đường 100






DANH MỤC HÌNH
Hình Nội dung Trang

1.2.Bản đồ tỉnh Hậu Giang và các địa điểm nghiên cứu 36
2.1. Cân phân tích trở kháng điện sinh học 50
2.2. Máy D10 - BIO-RAD xét nghiệm HbA1c 50


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Nội dung Trang

2.1 Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp phòng chống bệnh đái tháo
đường ở đồng bào người dân tộc Khmer. 37
2.2. Sơ đồ mô hình can thiệp phòng chống bệnh ĐTĐ tỉnh Hậu Giang 51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Nội dung Trang
3.1. Tỷ lệ hiểu biết đúng của người dân 69
3.2. Tỷ lệ người dân thực hành đúng phòng chống đái tháo đường 70
3.3. Yếu tố liên quan ở người dân tiền đái tháo đường trong thang điểm FINDRISC 82
3.4. Tỷ lệ mức độ nguy cơ trên người mắc tiền đái tháo đường. 83
3. 5 Kiến thức người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường 85




ĐẶT VẤN ĐỀ


Hiện nay, đái tháo đường là một vấn đề y tế công cộng mang tính chất toàn cầu,
ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người, nhất là trong độ tuổi lao động trên toàn thế
giới. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tốc độ phát triển của bệnh đái tháo
đường tăng nhanh trong những năm qua.
Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường khác nhau ở các châu lục và các vùng lãnh thổ.
Tại Pháp, 1,4% dân số mắc đái tháo đường; ở Mỹ, tỷ lệ đái tháo đường 6,6%; Singapor
là 8,6%; Thái Lan có tỷ lệ đái tháo đường là 3,5%; tại Malaixia, tỷ lệ đái tháo đường là
3,01% [31]; ở Campuchia (2005) ở lứa tuổi từ 25 tuổi trở lên mắc đái tháo đường tại
Siemreap là 5% và ở Kampomg Cham là 11% [80]. Năm 2003, toàn thế giới có 171,4
triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Mỗi
ngày có khoảng 8.700 người chết liên quan đến đái tháo đường [63].
Ở Việt Nam, theo Ngô Thanh Nguyên điều tra đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại
thành phố Biên Hòa năm 2011, tỷ lệ mắc đái tháo đường người 30 tuổi trở lên là 8,1%,
trong đó, số mới chẩn đoán là 69,1% [44]. Theo Trần Minh Long, năm 2010, nghiên
cứu tại Nghệ An, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ở người từ 30 – 69 tuổi là 9,37% và tỷ lệ
tiền đái tháo đường là 17,97% [36]. Theo Huỳnh Nhân Hải, năm 2012, tỷ lệ đái tháo
đường typ 2 tại thành phố Vĩnh Long là 7,4%, trong đó tỷ lệ đái tháo đường đã biết là
5,9%, tỷ lệ đái tháo đường không được chẩn đoán (mới phát hiện) là 1,5%. Tỷ lệ rối
loạn đường huyết lúc đói khá cao là 19,4% [ 23 ]; Tỉnh Trà Vinh năm 2012 tỷ lệ bệnh
đái tháo đường ở người trên 45 tuổi là 9,5% và tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 19,3%
[47].
Đái tháo đường còn là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự
phát hiện và điều trị bệnh muộn sẽ để lại hậu quả nặng nề trên bệnh nhân. Theo Hiệp
hội bệnh đái tháo đường quốc tế, bệnh đái tháo đường týp 2 ngày càng có xu hướng
xuất hiện ở những người trong độ tuổi lao động và ở lứa tuổi trẻ hơn; chi phí khổng lồ
cho việc chăm sóc đái tháo đường sẽ là gánh nặng cho nhiều nước đang phát triển
trong tương lai tới [68], [74]. Việc phát hiện sớm và quản lý bệnh đái tháo đường trong




cộng đồng là vô cùng cần thiết. Nhiều y văn đã chứng minh rằng bệnh đái tháo đường
hoàn toàn có thể phòng và quản lý được, những người mắc bệnh đái tháo đường nếu
được quản lý, tư vấn truyền thông và điều trị kịp thời bằng thuốc, chế độ ăn uống,
luyện tập hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng
do bệnh gây nên [18].
Tỉnh Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ,
với sự phát triển và đô thị hoá tốc độ nhanh, tình hình mắc các bệnh không lây sẽ tăng
nhanh như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp,…. Khảo sát tại thị xã Ngã Bảy,
năm 2009, bước đầu phát hiện tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người dân từ 40 - 69
tuổi là 9,8%; trong đó, đồng bào các dân tộc khác tỷ lệ là 11,8%, và bệnh có xu hướng
tăng lên trong cộng đồng dân cư [34]. Dân số các dân tộc khác khoảng trên 170.000
người, trên 22% dân số tỉnh Hậu Giang, trong đó, chủ yếu là đồng bào người dân tộc
Khmer với những thói quen, tập quán, đặc trưng riêng; nhưng cho đến nay, ở nước ta
chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về thực trạng mắc bệnh đái tháo đường; cộng đồng
người dân Khmer chưa có hiểu biết đầy đủ về bệnh và chưa quan tâm phòng chống
bệnh này [47]. Do đó, để có cơ sở khoa học cung cấp thông tin cho ngành y tế Hậu
Giang xây dựng các giải pháp và chính sách y tế công bằng và hiệu quả đến tận các
cộng đồng đồng bào các dân tộc anh em về chăm sóc dự phòng bệnh không lây nhiễm
đang có xu hướng tăng ở nước ta hiện nay chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thực trạng
tỷ lệ người dân mắc bệnh đái tháo đường, phát hiện sớm người dân mắc tiền đái tháo
đường nhằm tìm các biện pháp phù hợp dự phòng các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đặc
trưng của người dân tộc Khmer tại cơ sở y tế đầu tiên người dân tiếp cận là trạm y tế
xã, qua hai mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường, đái tháo đường và một số yếu tố liên quan
đến bệnh đái tháo đường ở người Khmer từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Hậu Giang năm
2011.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng, chống đái
tháo đường ở đồng bào người Khmer từ 45 tuổi trở lên tại địa bàn nghiên cứu.
Chương 1





TỔNG QUAN

1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
1.1.1. Các định nghĩa về đái tháo đường týp 2.
Năm 1550 năm trước Công nguyên bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã được Thầy
thuốc Hy Lạp là Arateus đặt tên là bệnh “Đái tháo” (diabetes)[112]. Từ thế kỷ thứ 3
sau Công nguyên bệnh cũng được ghi nhận ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ là một
bệnh với tiểu ngọt và sau một thế kỷ Dobson chứng minh vị ngọt là do đường. Đảo tụy
đã được Langerhans mô tả vào năm 1869 và sau đó nhà khoa học Đức là Mering và
Minkowski đã phẫu thuật cắt tụy gây bệnh đái tháo đường thực nghiệm trên chó [19].

Theo Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), năm 2006, định nghĩa đái tháo đường:
“Đái tháo đường týp 2 là bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường huyết do sự phối
hợp giữa kháng insulin và thiếu đáp ứng insulin”[65].
Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2010, định nghĩa đái tháo
đường: “Đái tháo đường là nhóm những rối loạn không đồng nhất gồm tăng đường
huyết và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, do giảm tác dụng của insulin hoặc
cả hai. Đái tháo đường týp 2 đặc trưng bởi kháng insulin và thiếu tương đối insulin,
một trong hai rối loạn này có thể xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng lâm sàng bệnh
đái tháo đường”[101].
“Tiền đái tháo đường (TĐTĐ) là tình trạng suy giảm chuyển hóa glucose bao
gồm hai tình huống là rối loạn glucose lúc đói (Impaired Fasting Glucose- IFG) và
giảm dung nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance- IGF)” [50].
Năm 1979, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã nêu khái niệm giảm dung nạp
glucose (GDNG) thay cho thuật ngữ “đái tháo đường giới hạn”. Giảm dung nạp
glucose được TCYTTG và Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) xem là giai đoạn tự nhiên
của rối loạn chuyển hóa carbohydrate.




Năm 1999, rối loạn glucose lúc đói là thuật ngữ mới được giới thiệu. Cả hai
trạng thái này đều có tăng glucose máu nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái
tháo đường [20]. Năm 2008, tình trạng trên được Hội Đái tháo đường Mỹ có sự đồng
thuận của TCYTTG đặt tên chính thức là tiền đái tháo đường (Pre-diabetes)
[69],[71],[127].
1.1.2. Sinh bệnh học đái tháo đường týp 2
1.1.2.1. Nguyên nhân giảm tiết insulin
Tế bào bêta của tuyến tuỵ bị tổn thương nên không thể sản sinh ra insulin được.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do cơ chế tự miễn [50].
- Rối loạn tiết insulin. Tế bào bêta của tuỵ bị rối loạn về khả năng sản xuất insulin
bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hoá glucose
bình thường. Những rối loạn đó có thể là bất thường về nhịp tiết và động học của bài
tiết insulin, bất thường về số lượng tiết insulin, bất thường về chất lượng những tế bào
peptid có liên quan đến insulin trong máu. Nguyên nhân có sự rối loạn tiết insulin có
thể do một số yếu tố sau: Sự tích tụ Triglycerid và acid béo tự do trong máu dẫn đến
tăng sự tích tụ Triglycerid là nguyên nhân gây “ngộ độc lipid” ở tụy, tăng nhạy cảm tế
bào beta với chất ức chế trương lực α adreneric.
- Kháng insulin. Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, insulin không có khả năng
thực hiện những tác động của mình như người bình thường, kháng insulin chủ yếu
được nghiên cứu ở gan và cơ. Kháng insulin ở cơ: Các nghiên cứu đã đề xuất nguyên
nhân kháng insulin là vai trò của di truyền, hiện tượng giảm hoạt tính của ezym trong
quá trình oxy hoá glucose do tăng acid béo tự do sinh ra từ quá trình phân huỷ lipid.
Kháng insulin ở gan là vai trò của tăng glucagon và tăng hoạt tính men PEP - CK
Một số tình trạng sinh lý và bệnh lý gây ra sự giảm nhạy cảm insulin như béo
phì, thai nghén, bệnh cấp tính, đái tháo đường týp 2. Khi tiết insulin bị thiếu do sự
kháng insulin và giảm tiết insulin là cơ sở xảy ra tiền ĐTĐ týp 2 và ĐTĐ týp 2 [118].
Quá trình thu nạp glucose ở các cơ quan, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa sự nhạy

cảm của các cơ quan với insulin, với axit béo tự do. Các axit béo tự do ở nồng độ sinh
lý ức chế mạnh sự gắn của insulin vào tế bào gan. Tăng nồng độ axit béo tự do cũng



kích thích quá trình tăng sinh glucose tại gan do đó tăng glucose máu và đề kháng
insulin. Giảm hoạt tính kinase ở thụ thể có thể là cơ chế chính trong đề kháng insulin
trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Khiếm khuyết tại thụ thể và sau thụ thể góp phần
đề kháng insulin, giảm gắn insulin là vấn đề chính giai đoạn tiền đái tháo đường [55].
Nhiều tác giả chứng minh rằng có liên quan giữa nồng độ insulin và một số rối
loạn sinh lý và chuyển hóa như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, giảm dung nạp
glucose [89]. Giai đoạn sớm, kháng insulin biểu hiện bởi sự gia tăng tiết insulin nhằm
hạ glucose máu, chức năng tế bào bêta còn đảm bảo nên glucose máu vẫn bình thường.
Vào giai đoạn muộn, theo thời gian khi bắt đầu có tế bào bêta suy giảm về số lượng và
chất lượng, sự tiết insulin sẽ giảm xuống và đái tháo đường týp 2 sẽ xuất hiện. Một số
nghiên cứu cho thấy khi insulin giảm xuống thì bệnh đái tháo đường týp 2 sẽ xuất hiện.
Nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh (2008) cho thấy đặc điểm ĐTĐ týp 2 ở bệnh nhân
tuổi cao là nồng độ insulin trung bình giảm, chỉ số kháng insulin tăng cao, chỉ số chức
năng tiết insulin của tế bào bêta giảm rõ [63].
1.1.2.2. Rối loạn sự điều tiết Leptin, Resistin, Adiponectin. Yếu tố hoại tử bướu
alpha, Interleukin – 6 và kháng insulin.
Mô mỡ tiết ra Leptin là một hormone protein có tác dụng tác động lên các hoạt
động của cơ thể như: tác động lên sự điều hòa thể trọng, chuyển hóa, chức năng sinh
sản và nhiều tác dụng khác. Đặc biệt là Leptin điều hòa nồng độ đường trong máu
thông qua hai con đường là kiểm soát sự ngon miệng và tích trữ năng lượng, thông tin
cho gan về sử dụng glucose dự trữ. Khi hai con đường trên bị phá vỡ sẽ dẫn đến bệnh
ĐTĐ [18]. Khi khối mô mỡ tăng thì làm gia tăng Leptin cùng với sự chuyển hóa bù trừ
cho bảo tồn sự nhạy cảm của insulin [117].
Resistin là hormone được tiết ra từ mô mỡ. Trong quá trình biệt hóa mô mỡ thì
nồng độ của Resistin sẽ tăng lên. Nồng độ của Resistin máu tăng lên ở người béo phì

do chế độ ăn hoặc nguồn gốc di truyền. Giữa béo phì và đái tháo đường có mối liên kết
của Resistin, đó chính là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường týp 2 [55].
Adiponectin là một hormone được tiết ra từ các tế bào mỡ của mô mỡ, có tác
dụng chống xơ vữa động mạch và tăng độ nhạy của insulin. Adiponectin cũng có tác



dụng gây hạ đường huyết bằng cách giảm kháng insulin, Adiponectin không làm tăng
cân và có tác dụng chống viêm nhờ tác động lên các tế bào nội mạc. Người béo phì và
đề kháng insulin thường có nồng độ Adiponectin trong máu thấp [122].
Yếu tố hoại tử bướu alpha (Tumor Necrosis Factor alpha: TNFα) được tế bào
mỡ tạo ra ảnh hưởng đường tín hiệu insulin. Interleukin – 6 (IL-6) do tế bào mỡ và tế
bào miễn dịch sản xuất, tăng ở người béo phì và ĐTĐ týp 2. Chất IL-6 kích thích trục
dưới đồi – yên – thượng thận và làm tăng các axit béo tự do (FFAs). Cả hai đều gây
kháng insulin [55].
1.1.2.3. Quá trình sinh bệnh đái tháo đường týp 2
Tình trạng kháng insulin cũng xảy ra ở những người béo phì. Giai đoạn sớm
mức dung nạp glucose không thay đổi vì tụy tăng tiết insulin giữ cho glucose huyết
tương không tăng [31]. Giảm dung nạp glucose là một trong các rối loạn sớm nhất của
đái tháo đường týp 2 hay tiền đái tháo đường. Sự tiết insulin đạt đến đỉnh sẽ giảm nhạy
cảm của tế bào bêta với glucose và sẽ giảm tiết insulin và ĐTĐ týp 2 sẽ xuất hiện [32],
[99].
1.1.2.4. Chẩn đoán và phân loại đái tháo đường .
Năm 1936, Himsworth đề nghị có hai loại bệnh đái tháo đường là đái tháo
đường nhạy với insulin và đái tháo đường không nhạy với insulin, tiền thân do thiếu
insulin. Năm 1979, ADA đã chính thức công nhận đái tháo đường phụ thuộc insulin
đồng nghĩa đái tháo đường týp 1 và đái tháo đường không phụ thuộc insulin đồng
nghĩa đái tháo đường týp 2. Nhóm nghiên cứu ĐTĐ Quốc gia Mỹ và TCYTTG phát
triển tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose và được ADA
cập nhật vào năm 1997 và được duyệt lại vào năm 2003 [112].

Trong những năm 1999, 2003, 2006, Ủy ban chuyên gia của Hội Đái tháo
đường Mỹ, Hội Đái tháo đường Châu Âu đã cập nhật phân loại như sau:
- Đái tháo đường týp 1 là có phá hủy tế bào bêta và thiếu insulin tuyệt đối, được
chia làm hai thể theo nguyên nhân là do cơ chế tự miễn và do không tự miễn, không
phụ thuộc kháng thể kháng bạch cầu ở người (Human Leucocyst Antigen: HLA).



- Đái tháo đường týp 2 đặc trưng bởi kháng insulin, giảm tiết insulin, tăng sản
xuất glucose từ gan và bất thường chuyển hóa mỡ. Béo phì đặc biệt mỡ nội tạng hoặc
béo phì trung tâm là phổ biến nhất trong ĐTĐ týp 2 [118].
- Các týp đặc hiệu khác như đái tháo đường do thiếu hụt chức năng tế bào bêta
di truyền (MODY 1,2,3,4,5,6), do thiếu hụt hoạt động insulin do di truyền, do các bệnh
tuyến tụy ngoại tiết, do các bệnh nội tiết như hội chứng đa nội tiết tự miễn, Cushing, u
tế bào tiết glucagon, u tủy thượng thận, cường giáp, u tế bào tiết somatin, u vỏ thượng
thận, đái tháo đường do thuốc hoặc hóa chất, do nhiễm trùng, hoặc các týp đái tháo
đường do trung gian tự miễn như hội chứng Stiff – Man, Down, Klinerfelter, Turner,

- Đái tháo đường thai nghén là đái tháo đường phát hiện lần đầu lúc mang thai
và sau khi sinh phần lớn glucose máu trở về bình thường, một số ít tiến triển thành đái
tháo đường týp 2 [21]. Đái tháo đường thể LADA (Latent Autoimmune Diabetes in
Adulthood) là đái tháo đường tự miễn nhưng xảy ra ở người lớn [32].
Gần đây, người ta khám phá ra não có sản xuất insulin. Thiếu insulin và glucose
trong máu cao là những yếu tố chính ảnh hưởng xấu đến chức năng của não, hậu quả là
gia tăng nguy cơ bệnh Alzheimer’s và chứng mất trí. Tình trạng này được đề cập như
đái tháo đường týp 3 [103].
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 từ 80% đến 90% tổng số bệnh
nhân bị đái tháo đường [19] và có thể phòng ngừa được nếu từ bỏ hoặc giảm các yếu tố
nguy cơ. Do đó, trong khuôn khổ luận án này chỉ đề cập bệnh tiền đái tháo đường - đái
tháo đường týp 2.

1.1.2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường, đái tháo đường.
Năm 2004, ADA đã đề xuất hạ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn glucose máu lúc
đói từ 6,1 mmol/l huyết tương tĩnh mạch xuống 5,6mmol/l huyết tương tĩnh mạch và
đưa ra khái niệm “tiền đái tháo đường” pre - diabetes được quy ước gồm giảm dung
nạp glucose (IGT) và IFG. Năm 2008 ADA và TCYTTG chính thức đặt tên là tiền đái
tháo đường (pre – diabetes).



Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường huyết
(TCYTTG - 1999)[65].
Chẩn đoán
Nồng độ Glucose máu mmol/l
Tĩnh mạch
toàn phần
Mao mạch
toàn phần
Huyết tương tĩnh
mạch
Đái tháo đường
Glucose lúc đói

6,1

6,1

7
Hoặc 2 giờ sau test
dung nạp Glucose
hoặc  10,0 hoặc  11,1 hoặc  11,1

RLDNG (IGT)
Glucose lúc đói 5,6 ≤ 6,1 5,6 ≤ 6,1 6,1 ≤ và < 7
Và 2 giờ sau test
dung nạp Glucose
hoặc
6,7 ≤ 11,1
hoặc
7,8 ≤ và < 11,1
hoặc
7,8 ≤ và < 11,1
RLĐHLĐ (IFG)
Glucose lúc đói 5,6 ≤ và < 6,1 5,6 ≤ và < 6,1 5,6 ≤ và < 6,1
Và đo 2 giờ sau test
dung nạp Glucose
hoặc < 6,7 hoặc < 7,8 hoặc < 7,8

Chẩn đoán xác định với xét nghiệm lần thứ hai trừ khi có triệu chứng của tăng
glucose máu rõ và có glucose máu bất kỳ từ 11,1mmol/l trở lên. Nếu 2 xét nghiệm
khác nhau đều đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thì được chẩn đoán xác định. Nếu hai xét
nghiệm khác nhau nên lặp lại cùng xét nghiệm có kết quả đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
ĐTĐ và chẩn đoán dựa vào kết quả lần sau. Những người này được xem là mắc bệnh
ĐTĐ [71].
Năm 2007, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) sử dụng nồng độ glucose
huyết tương lúc đói để ước tính TĐTĐ – ĐTĐ chưa được chẩn đoán. Năm 2011, CDC
sử dụng cả nồng độ glucose huyết tương lúc đói và HbA1c để sàng lọc TĐTĐ – ĐTĐ
chưa được chẩn đoán. Những xét nghiệm này được chọn vì được thường xuyên sử
dụng trong lâm sàng [76]. Những cá thể khỏe mạnh là nồng độ glucose huyết tương




tĩnh mạch hay mao mạch lúc đói dưới 100 mg/dl (dưới 5,5 mmol/l) hoặc glucose máu
toàn phần dưới 90 mg/dl (dưới 5,0 mmol/l) [74].
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường huyết
theo WHO – IDF 2008 cập nhật 2010
Chẩn đoán Thời điểm lấy máu Glucose huyết tương
Đái tháo đường
Glucose lúc đói

7 mmol/l
Glucose bất kỳ hoặc sau 2
giờ làm nghiệm pháp dung
nạp glucose

11,1 mmol/l
Tiền
đái
tháo
đường
Giảm dung nạp
glucose (IGT)
Glucose máu lúc đói và/
hoặc glucose máu sau 2 giờ
làm nghiệm pháp dung nạp
glucose
5,6 - <7mmol/l và
7,8 - < 11,1mmol/l
Rối loạn glucose
máu lúc đói
(IFG)
Glucose máu lúc đói và/

hoặc glucose máu sau 2 giờ
làm nghiệm pháp dung nạp
glucose
5,6 - <7mmol/l và
< 7,8mmol/l
Bình thường Glucose máu lúc đói < 5,6 mmol/l

1.1.3. Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường.
1.1.3.1 Các yếu tố liên quan đái tháo đường týp 2
Trong những năm gần đây, người ta đã chứng minh rằng có nhiều yếu tố liên
quan gây bệnh đái tháo đường. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, những yếu tố nguy cơ
của đái tháo đường týp 2 bao gồm:
- Người có tuổi  45 90 -95 % người bị bệnh đái tháo đường týp 2. Ngày nay,
bệnh đang có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ
mắc bệnh đái tháo đường càng lớn.



- Thừa cân (BMI  23 đối với người châu Á), béo dạng nam (vòng eo  90 cm
đối với nam; hoặc vòng eo  80 cm đối với nữ, WHR cao). Hơn 80% người bị mắc
bệnh đái tháo đường týp 2 có thừa cân.
- Huyết áp 140/90 mmHg hoặc cao hơn.
- Tiền sử gia đình có cha, mẹ, anh, chị bị đái tháo đường. Nghiên cứu chứng
minh rằng người có các thành viên trong gia đình mắc bệnh đái tháo đường thì càng có
nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường .
- Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai nghén, hoặc tiền sử sanh con to (4 kg)
- Người có rối loạn đường huyết lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucose. Đây là
nhóm người có glucose trong máu cao hơn trong giới hạn bình thường nhưng chưa đủ
tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
- Có LDL cholesterol hoặc Triglycerides cao.

- Ít vận động thể lực [50],[102].
- Một vài nghiên cứu tại Mỹ chứng minh rằng. Nhóm dân tộc thuộc Châu Phi,
Châu Á, Châu Mỹ Latinh, người Mỹ gốc địa phương, nhóm dân nói tiếng Tây Ban Nha
rất dễ mắc bệnh đái tháo đường .
Ngoài ra người ta cũng ghi nhận một số các yếu tố khác như: Tiêu thụ nhiều
rượu bia, hút thuốc lá cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường .
Trong thực tế còn có nhiều yếu tố liên quan khó thay đổi được như liên quan
đến môi trường sống và chế độ ăn uống của từng quốc gia, chủng tộc Trong số các
yếu tố liên quan nói trên có những yếu tố liên quan không thể thay đổi được và có
những yếu tố có thể thay đổi được; điều này đặc biệt quan trọng để có những biện pháp
giúp tác động vào những yếu tố liên quan có thể thay đổi được, từ đó có thể ngăn chặn
hoặc làm chậm diễn tiến bệnh ĐTĐ týp 2.
- Các yếu tố liên quan không thay đổi được.
+ Dân tộc/chủng tộc: Mỗi chủng tộc người có tính nhạy cảm với ĐTĐ týp 2
khác nhau. Tính dễ mắc ĐTĐ týp 2 được ghi nhận lần đầu tiên ở những người sống
trong vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, gần đây là dân châu Á và Trung Đông,



người bản xứ Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Phi, người da đỏ Hoa Kỳ, người Canada bản xứ,
người ở đảo Torres Strait và người Úc bản xứ, người Polynesian ở New Zealand, người
Mỹ gốc Mexico và người da đỏ Pima. Tần suất mắc ĐTĐ ở người Ấn gốc Á cũng cao
hơn người bản xứ ở Anh, Fiji, Nam Phi và trong vùng Caribê. Sự khác biệt về tần suất
ĐTĐ cũng được ghi nhận trong số các cộng đồng dân cư đa chủng tộc ở Hawaii và
New Zealand, những người bản xứ Hawaii và Maori có tần suất ĐTĐ cao hơn những
chủng tộc khác [75].
+ Gia đình: Theo Tổ chức Y tế thế giới, ĐTĐ týp 2 thường có liên quan đến tiền
sử gia đình mắc ĐTĐ. Nghiên cứu trên 573 người Bahrain từ 20 tuổi trở lên F.I. Zurba
nhận thấy có đến 41,7% trường hợp ĐTĐ có tiền sử gia đình có người mắc ĐTĐ, trong
khi đó ở nhóm người không mắc ĐTĐ tỷ lệ gia đình có người mắc ĐTĐ chỉ từ 16% -

23,3% [83]. Nghiên cứu về nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 sẽ tăng gấp 2 đến 6 lần ở những
người có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc ĐTĐ. Vì thế tiền sử gia đình có người mắc
ĐTĐ là một dữ kiện hữu ích giúp đánh giá khả năng mắc ĐTĐ của một thành viên
trong gia đình. Mặt khác tiền sử gia đình mắc ĐTĐ có thể không liên quan đến lý do di
truyền. Các thành viên trong gia đình thường có chung những tác động của môi trường,
đặc biệt ở trẻ em và thiếu niên.
+Di truyền: ĐTĐ týp 2 xảy ra trên anh em sinh đôi đồng hợp tử nhiều hơn anh
em sinh đôi dị hợp tử, điều này chứng tỏ yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong
việc quyết định tính nhạy cảm đối với bệnh ĐTĐ týp 2. Nhiều nghiên cứu trên các cặp
sinh đôi đồng hợp tử người ta nhận thấy tỷ lệ tương đồng cùng mắc ĐTĐ týp 2 lên đến
hơn 90%, ngay cả khi trọng lượng cơ thể khác nhau. Tuy vậy không phải tất cả hai
thành viên sinh đôi đồng hợp tử đều mắc ĐTĐ týp 2 nếu một người bị mắc ĐTĐ [118].
+ Tuổi. Tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ týp 2 tăng dần theo tuổi. Ở nhóm dân có tỷ lệ mới
mắc cao thì tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ týp 2 cao nhất ở nhóm người trẻ (20-35 tuổi); trong
khi ở các nhóm người khác tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc cao nhất ở lứa tuổi lớn hơn
(55-74 tuổi). Nhìn chung tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ týp 2 giảm ở những người trên 75 tuổi do
tỷ lệ tử vong cao ở nhóm người này. Ở các nước đang phát triển, do tình trạng dân số
trẻ hóa nên có nhiều trường hợp ĐTĐ týp 2 xảy ra ở lứa tuổi trẻ và trung niên [71].



Trước đây ĐTĐ týp 2 được xem là bệnh lý của người trưởng thành. Tuy vậy trong
những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh vẫn có thể xảy ra ở trẻ em và
thiếu niên, bệnh ĐTĐ ở trẻ em thường không có triệu chứng và được phát hiện chủ yếu
nhờ xét nghiệm tầm soát.
+ Sự phát triển của thai nhi. Có mối liên quan giữa trọng lượng lúc sinh và
chuyển hóa glucose-insulin bất thường về sau.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), trẻ mới sinh người Châu Á có
cân nặng dưới 2500 gam là có cân nặng lúc sinh thấp, trẻ có cân nặng bình thường từ
2500 gam đến dưới 4000 gam. Gần đây người ta quan tâm đến mức độ ảnh hưởng đến

nguy cơ mắc ĐTĐ của việc phát triển thai nhi trong tử cung người mẹ. Con của những
người mẹ bị ĐTĐ thường lớn và nặng cân khi sinh, thường có khuynh hướng bị béo
phì trong thời kỳ niên thiếu và nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2 sớm. Phần lớn nguy
cơ mắc ĐTĐ về sau ở trẻ là hậu quả của việc tiếp xúc với môi trường ĐTĐ bên trong
tử cung. Những trẻ do mẹ mắc bệnh ĐTĐ sinh ra thì có nguy cơ mắc ĐTĐ về sau gấp 3
lần những trẻ được sinh trước khi mẹ mắc ĐTĐ. Đái tháo đường xảy ra sớm ở những
người có mẹ mắc ĐTĐ và làm gia tăng hơn nữa nguy cơ mắc ĐTĐ cho những thế hệ
tiếp theo [98].
Mối liên quan giữa trọng lượng lúc sinh thấp và ĐTĐ được Hales C.N. và
Barker D.J.P. (2001) cho rằng sự thiếu hụt dinh dưỡng bào thai sẽ làm giảm khối lượng
tế bào bêta và mối quan hệ giữa ĐTĐ và trọng lượng lúc sinh thấp có liên quan đến
kiểu di truyền “tiết kiệm”, bệnh ĐTĐ týp 2 sẽ xảy ra khi điều kiện dinh dưỡng trở nên
dư thừa. Như vậy sự chậm phát triển của thai nhi trong tử cung được xem là một yếu tố
nguy cơ mắc đái tháo đường về sau [100]. Một số tác giả cho rằng bố mẹ có mang gen
đặc hiệu ảnh hưởng đến insulin, làm cho chính bản thân họ cũng như con cái của họ có
nguy cơ bị ĐTĐ trong tương lai [88].
- Các yếu tố liên quan có thể dự phòng thay đổi được.
+ Béo phì: Béo phì là một đặc điểm thường đi kèm trong ĐTĐ týp 2 và là một
yếu tố nguy cơ của tiền ĐTĐ týp 2. Béo phì đã tăng nhanh ở nhiều nhóm dân cư trong
vài năm gần đây do hậu quả của sự tác động qua lại giữa yếu tố di truyền và môi



trường bao gồm: Rối loạn chuyển hóa, ít hoạt động thể lực, ăn quá nhiều so với nhu
cầu Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2 thấp nhất ở những
người có BMI < 21 [40],[67]. Hơn nữa, béo phì là yếu tố thuận lợi góp phần làm THA,
tăng cholesterol máu, hạ thấp nồng độ HDL.c và làm tăng glucose máu [3].
+ Ít hoạt động thể lực, nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc
không hoạt động thể lực trong việc hình thành tiền ĐTĐ týp 2, lối sống tĩnh tại đã kéo
theo sự gia tăng tương ứng tỷ lệ béo phì. Không hoạt động là nguyên nhân chính của

bệnh tim mạch, bệnh mạch vành và tử vong, người không hoạt động thể lực có khả
năng dễ phát triển bệnh tim gấp đôi những người có nhiều hoạt động [73].
Vận động thể lực làm tăng nhạy cảm insulin và dung nạp glucose. Tập thể dục
làm giảm nguy cơ ĐTĐ týp 2 ở cả người béo phì và không béo phì. Tập thể dục ít nhất
7 giờ trong 1 một tuần làm giảm nguy cơ của ĐTĐ týp 2 đến 39% so với tập thể dục
dưới 30 phút trong một tuần. Đối tượng có tiền sử gia đình, bằng việc tập luyện và có
lối sống lành mạnh sẽ làm chậm lại, thậm chí phòng ngừa được sự khởi phát của ĐTĐ
lâm sàng [128].
+ Chế độ ăn. Chế độ tiết thực với tiêu thụ nhiều rau, trái cây, cá, thịt gia cầm và
ngũ cốc, làm giảm nguy cơ ĐTĐ týp 2. Số lượng lẫn chất lượng của chất béo đều ảnh
hưởng đến chuyển hóa glucose và sự nhạy cảm insulin. Thức ăn có nhiều chất béo gây
rối loạn chuyển hóa glucose bằng nhiều cơ chế khác nhau như giảm khả năng gắn
insulin vào thụ thể, gây rối loạn vận chuyển glucose, giảm tổng hợp glycogen và tích tụ
triglyceride ở cơ vân [56].
Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều carbohydrate làm tăng tần suất mắc ĐTĐ.
Đặc biệt có rất nhiều nghiên cứu chứng tỏ ăn nhiều carbohydrate làm giảm HDL và
làm gia tăng triacylglycerol. Sự sản xuất insulin được kích thích liên tục bởi chế độ ăn
nhiều carbohydrate và sẽ dẫn đến làm giảm khả năng tiết insulin gây ra ĐTĐ týp 2
khởi phát sớm [57]. Có tác giả cho rằng đường cho vào thức ăn hay thức uống đều có
hại cho sức khỏe kể cả đường trắng hay đường nâu, mật ong, hay syro có đường
fructose cao, hoặc bất cứ loại nào thêm đường. Mục tiêu được đề xuất là nên thêm
đường ít hơn 10% năng lượng hàng ngày [92], [92]. Mặc khác, những nghiên cứu trên

×