Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

De cuong luận văn thạc sĩ báo chí học quản lý thông tin về xây dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.37 KB, 22 trang )

1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BCTT

: Báo chí truyền thông

- BMĐT

: Báo mạng điện tử

- NTM

: Nông thôn mới

- NXB

: Nhà xuất bản

- PGS.TS
- TTĐC

: Phó giáo sư. Tiến sĩ
: Truyền thông đại chúng


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp, nông dân là


lực lượng đông đảo, chiếm đa số trong xã hội, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm tới lĩnh vực tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) trong suốt q
trình lãnh đạo đất nước. Ngành nơng nghiệp Việt Nam ln có vị trí quan trọng,
đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là nền tảng và trụ đỡ cho nền kinh tế.
Trước khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, vai trị then chốt của ngành
nơng nghiệp trong việc đảm bảo an ninh lương thực càng rõ ràng. Và để có nền
nơng nghiệp phát triển như ngày nay, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều những
chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy lĩnh vực tam nơng. Trong đó, khơng thể
khơng nói đến Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Tiền thân của “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới”
là những chính sách tập trung về việc phát triển ngành nghề ở nông thôn và xây
dựng, củng cố hạ tầng cơ sở, đặc biệt là đường giao thông và các cơng trình thủy
lợi vào những năm 2002-2003.
Năm 2008, Nghị quyết TW 26 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
được ban hành khẳng định: "Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vị trí chiến
lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái của đất nước".
Nghị quyết TW 26 là tiền đề cho bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông
thôn mới được ban hành năm 2009 với 19 tiêu chí, chia thành 5 nội dung: quy
hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa – xã hội –
mơi trường, hệ thống chính trị. Sau đó, nhiều văn bản pháp luật được ban hành
nhằm cụ thể hóa bộ tiêu chí này [30].


3

Như vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng và Nhà nước ta lại có những
chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn để phù hợp với điều kiện, hồn

cảnh của đất nước. Chính sách về xây dựng nơng thơn mới là sự tiếp nối của
những chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trước kia, có sự học tập từ
phong trào Saemaul Undong của Hàn Quốc.
Trong 10 năm (2009 - 2019), tốc độ tăng trưởng GDP tồn ngành nơng
nghiệp đạt trung bình 2,61%/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3,64%, đóng
góp đáng kể trong tăng trưởng GDP cả nước. Sản lượng lúa gạo tăng từ hơn 39
triệu tấn năm 2009 lên gần 44 triệu tấn năm 2019, sản lượng rau các loại tăng
80,5%, sản lượng trái cây tăng 50%.
Sau hơn 10 năm được triển khai quyết liệt, đồng bộ, rộng khắp trong cả
nước, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong cả nước
nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực, nhiệt tình của nhân dân. Nhiều mơ
hình mới, cách làm hay đã được thực hiện. Bởi thế, nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu hết sức quan trọng, toàn diện.
Ủy ban Kinh tế cho rằng việc tiếp tục thực hiện Chương trình này là cần
thiết, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Trong sự thành cơng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới khơng thể bỏ qua vai trị thơng tin tuyên truyền của báo chí, đặc
biệt là báo mạng điện tử.
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí với các yếu tố đa phương tiện hấp
dẫn, giàu tính tương tác với độc giả, thông tin dễ dàng lan tỏa rộng khắp nhờ
mạng Internet. Bản chất của báo chí là chuyển tải thơng tin, thơng điệp giao tiếp.
Báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng cũng chính là một kênh chuyển
tải thông điệp của truyền thông đại chúng. Truyền thơng đại chúng lại chính là
hệ thống các phượng tiện truyền thông hướng tác động vào đông đảo công
chúng xã hội (nhân dân các vùng miền, cả nước, khu vực hay cộng đồng quốc
tế) nhằm thông tin, chia sẻ, lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức


4


đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - văn hóa- xã hội đã
và đang đặt ra. Vậy nên truyền thơng chính sách về nơng nghiệp trên truyền
thông đại chúng, cụ thể là báo mạng điện tử là cần thiết để thơng tin chính sách
đi sâu vào đời sống quần chúng, nhân dân.
Ngay sau khi có Quyết định Nghị quyết, Chương trình của Đảng và Nhà
nước về xây dựng nông thôn mới, các cơ quan báo chí trên cả nước đã xây dựng
kế hoạch cụ thể, tổ chức một cách bài bản, có hệ thống, kịp thời tuyên truyền
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; kịp thời cập nhật,
chuyền tải những thông tin về tiến độ thực hiện quy hoạch, đề án phát triển sản
xuất, hiến đất, kinh nghiệm huy động các nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu giống…
Công tác tuyên truyền đã làm cho người dân hiểu được những lợi ích trước mắt,
lâu dài và bền vững của chương trình, làm thay đổi nhận thức của người dân, từ
chỗ hiểu “xây dựng nông thôn là một dự án của Nhà nước” đến nhận thức “xây
dựng nông thôn bằng nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực trong dân là chủ yếu”
xóa bỏ tư duy trơng chờ, ỷ lại [52].
Các cơ quan báo chí trong thời gian qua đã thực sự là lực lượng không thể
thiếu trong vấn đề tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà
nước về chương trình xây dựng nơng thơn mới vào cuộc sống. Để việc truyền
thông – tuyên truyền về xây dựng nông thơn mới được hiểu quả, các cơ quan
báo chí, đặc biệt các tờ báo mạng điện tử phải có cơng tác quản lý thông tin về
xây dựng nông thôn mới rõ ràng.
Bởi các lý do trên cùng trải nghiệm thực tế từ quá trình trực tiếp tham gia
khai thác và chuyển tải thông tin về xây dựng nông thôn mới trên báo mạng điện
tử, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý thông tin về xây dựng nông
thôn mới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn sẽ đi tìm lời
giải đáp cho những câu hỏi về chủ thể, đối tượng, nội dung và phương thức quản
lý thông tin về xây dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử, quy trình quản lý
ấy diễn ra như thế nào, đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thông tin về xây



5

dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử và đề xuất những khuyến nghị hữu
ích.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Những nghiên cứu liên quan tới quản lý thơng tin trên báo chí
Liên quan đến quản lý thơng tin trên báo chí, có thể kể đến các cơng trình
nghiên cứu chun sâu đến từ những tác giả gạo cội như:
PGS.TS Hoàng Quốc Bảo chủ biên cuốn sách “Lãnh đạo và quản lý hoạt
động báo chí ở Việt Nam hiện nay” do NXB Lý luận chính trị xuất bản năm
2010. Đây là cuốn sách tham khảo hữu ích với những nội dung sau: khái quát
quan điểm của Đảng về lãnh đạo và quản lý báo chí, cách thức tổ chức hoạt
động của cơ quan báo chí và thực trạng hoạt động báo chí và lãnh đạo, quản lý
hoạt động báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Thông qua những nghiên
cứu trên thực tiễn cuốn sách đã chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với hoạt động báo
chí và quản lý hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay. Có thể nói, đây là tài liệu
giá trị cung cấp những kiến thức trong công tác lãnh đạo của Đảng và hoạt động
quản lý báo chí nói chung trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Tác giả Nguyễn Thế Kỷ với cuốn sách "Công tác chỉ đạo quản lý nhà
nước báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới" được NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội phát hành năm 2012. Tài liệu gồm 3 chương, đặc biệt chương
số ba tập trung phân tích, luận giải và đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp tăng
cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước đối
với báo chí và báo mạng điện tử trong thời gian tới ở nước ta. Nội dung cuốn
sách có giá trị thực tiễn và giá trị tham khảo cao.
Đỗ Quý Doãn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã viết
cuốn sách "Quản lý và phát triển thơng tin báo chí ở Việt Nam" do NXB Thông
tin và Truyền thông ấn hành năm 2015. Cuốn sách đã phân tích báo chí dưới góc
nhìn quản lý nhà nước, báo chí dưới góc nhìn người làm báo đã cung cấp những



6

vấn đề bức thiết đặt ra trong công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển báo chí Việt
Nam.
Tác giả Nguyễn Đức Lợi và Lưu Văn An đồng chủ biên cuốn “Thơng tin
báo chí với cơng tác lãnh đạo, quản lý” được NXB Thông tấn phát hành năm
2017. Cuốn sách đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn vai trị của thơng
tin báo chí trong cơng tác lãnh đạo, quản lý và vai trị của cơng tác lãnh đạo,
quản lý đối với thơng tin báo chí ở Việt Nam, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm
một số nước trên thế giới.
Dỗn Thị Thuận với cơng trình nghiên cứu – luận án tiến sĩ về “Quản lý
báo chí điện tử ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” năm 2017 tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền. Từ việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận, xây dựng
khung lý thuyết cho đề tài, luận án khảo sát, phân tích thực trạng quản lý nhà
nước về báo chí điện tử, chỉ ra kết quả, hạn chế, thiếu sót, chỉ ra nguyên nhân
của kết quả, hạn chế, thiếu sót. Đồng thời luận án đưa ra một số giải pháp, kiến
nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý báo chí điện tử, giúp báo chí
điện tử phát triển đúng hướng, phục vụ tốt nhu cầu công chúng và lợi ích quốc
gia.
2.2. Những nghiên cứu liên quan tới truyền thông và truyền thông về
tam nông (nông nghiệp – nông dân- nơng thơn)
Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Nguyễn Văn Dững do NXB
Lao động ấn hành năm 2012 cung cấp những kiến thức và hệ thống các khái
niệm cơ bản của lý luận báo chí, cũng như khái niệm và đặc điểm báo chí, bản
chất hoạt động của báo chí… Đặc biệt những kỹ năng cần thiết của nhà báo
được đề cập rất rõ nhất là khả năng vận dụng những vấn đề lý thuyết vào quá
trình tác nghiệp là những thao tác nghề nghiệp trong q trình thu thập và xử lý
thơng tin.
Tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Báo chí và dư luận xã hội” xuất

bản năm 2011 đã cung cấp nhiều vấn lý luận rút ra từ thực tiễn đời sống báo chí


7

đương đại, thời kỳ hội nhập. Cuốn sách phân tích và lý giải những vấn đề cơ bản
về báo chí và dư luận xã hội như bản chất hoạt động báo chí; bản chất dư luận
xã hội; mối quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội; nhà báo và dư luận
xã hội. Đây là cuốn sách tham khảo hữu ích với bất kì ai đang hoạt động lĩnh
vực báo chí – truyền thơng.
Tiến sĩ Lê Thị Nhã với cuốn “Lao động nhà báo” xuất bản năm 2016
cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động báo chí, những người tham gia
vào hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí,
và một số vấn đề liên quan đến đạo đức nhà báo, lao động nhà báo trong quy
trình sáng tạo và sản xuất tác phẩm báo chí, yêu cầu về phẩm chất và năng lực
của nhà báo.
Cuốn sách “Truyền thông nông nghiệp, nông thôn, nông dân” do NXB
Nông Nghiệp xuất bản năm 2013 do Phạm Hoàng Ngân chủ biên. Cuốn sách 96
trang giúp bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này tiếp cận những thông tin cơ bản
về những vấn đề trong công tác truyền thông nông nghiệp, nông thôn, nông dân
của Việt Nam như các loại kênh truyền thông, các nhu cầu tiếp cận thông tin
truyền thông nông thơn. Bên cạnh đó, cuốn sách cịn mang đến cho bạn đọc cái
nhìn rộng mở về cơng tác truyền thơng nông thôn của một số nước trên thế giới,
đưa ra cái nhìn tồn cảnh về những dự án đầu tư và sáng kiến phát triển truyền
thông nông thôn của Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Báo chí – Truyền thông về vấn đề
“Tổ chức và quản trị thông tin về nông nghiệp trên các báo nông nghiệp, nông
thôn hiện nay (Khảo sát từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017)” của Tạ Phương
Liên năm 2017 trình bày hệ thống lý thuyết cơ bản về hoạt động tổ chức và quản
trị thông tin về nông nghiệp trên báo nông nghiệp, nơng thơn; Khảo sát, phân

tích, đánh giá tồn diện hoạt động tổ chức và quản trị thông tin về nông nghiệp
trên báo nông nghiệp, nông thôn; Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp


8

phần nâng cao hơn nữa hiệu quả tổ chức và quản trị thông tin về nông nghiệp
trên báo nông nghiệp, nơng thơn.
Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh đã hồn thành luận văn “Thông tin về nông
nghiệp, nông thôn, nông dân trên Báo Ninh Bình hiện nay” (Khảo sát Báo Ninh
Bình từ 3/2018 đến tháng 2/2019) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm
2020. Trên cơ sở những vấn đề về lý luận báo chí, truyền thơng, luận văn đánh
giá thực trạng giữa Báo Ninh Bình với việc thơng tin về vấn đề nông nghiệp,
nông thôn, nông dân trên Báo Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay.
2.3. Những nghiên cứu liên quan đến xây dựng nông thôn mới
Năm 2012, NXB Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách “Xây dựng nông
thôn mới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” gồm các bài viết của các nhà
nghiên cứu, nhà khoa học, các cơ quan Trung ương, các ngành, các cấp về xây
dựng nơng thơn mới. Nội dung chính của cuốn sách như sau: Những vấn đề lý
luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nông thôn mới, cũng như
những vấn đề thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
Hồ Xuân Hùng có bài viết về “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 832 tháng 2/2012 tập trung thảo
luận một số vấn đề về mục tiêu và giải pháp thực hiện chương trình này.
“Cơ sở lý luận và thực tiễn của truyền thông liên quan đến chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới ở nước ta hiện nay” - Đề tài khoa
học cấp cơ sở hoàn thành năm 2013 của tác giả Nguyễn Đức Hạnh tại học viện
Báo chí và Tuyên truyền. Đề tài làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của truyền
thông đối với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đánh giá thực trạng của hệ
thống truyền thông đang hoạt động tại vùng nông thôn và truyền thống xây dựng

nơng thơn mới hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả
truyền thơng nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Nguyễn Phúc Huy đã nghiên cứu và bảo vệ Luận văn thạc sĩ Báo chí học
năm 2013 với đề tài “Báo Chí các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long với hoạt


9

động truyền thông xây dựng nông thôn mới”. Luận văn nêu thực trạng cùng
những giải pháp truyền thông xây dựng nơng thơn mới truyền hình các tỉnh
Đồng Bằng sơng Cửu Long, góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận cơng tác truyền
thơng về vai trị của báo chí trong xây dựng nông thôn mới và nhận diện rõ hơn
thực trạng xây dựng nông thôn mới các tỉnh ĐBSCL; rút ra những bài học kinh
nghiệm trong công tác truyền thông xây dựng nông thôn mới.
Tác giả Vũ Mạnh Cường với luận văn “Vấn đề tuyên truyền xây dựng
nông thôn mới trên báo chí Quảng Ninh” năm 2013. Luận văn hệ thống một
cách khoa học về vấn đề tuyên truyền xây dựng nơng thơn mới trên báo chí
Quảng Ninh, chỉ ra những điểm khác biệt trong xây dựng nông thôn mới ở
Quảng Ninh so với các địa phương khác, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền xây dựng nơng thơn mới trên báo chí
Quảng Ninh.
2.4. Những nghiên cứu về báo mạng điện tử
“Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Thị
Trường Giang xuất bản 2010 bởi NXB Chính trị - Hành chính trình bày q
trình hình thành và phát triển internet và báo mạng điện tử; đặc trưng cơ bản, mơ
hình tịa soạn, quy trình sản xuất thơng tin, viết và trình bày nội dung báo mạng
điện tử; giới thiệu một số tờ báo mạng tiêu biểu ở Việt Nam.
Cuốn sách “Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử” cũng của tác giả
Nguyễn Thị Trường Giang ấn hành năm 2014 bởi NXB Chính trị - Quốc gia dựa
trên cơ sở những lý luận chung, cơ bản về báo mạng điện tử, có sự vận dụng

khéo léo quan điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí nói chung, báo mạng điện
tử nói riêng, kết hợp với việc tổng kết tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong
hoạt động báo chí của các nhà báo trong và ngoài nước và kinh nghiệm thực tiễn
làm báo để hệ thống hoá về mặt lý luận các đặc trưng và phương pháp sáng tạo
các thể loại báo chí trong chuyên ngành báo mạng điện tử một cách bài bản và
quy mô. Cuốn sách không chỉ phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập của sinh


10

viên, học viên chuyên ngành báo chí, đặc biệt là chuyên ngành báo mạng điện
tử, mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người đang hoạt động trong
lĩnh vực báo chí và quan tâm đến vấn đề này.
Cuốn “Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng tạo” của tác
giả Nguyễn Trí Nhiệm – 2014, NXB Chính trị Quốc gia cũng là một tài liệu
tham khảo giá trị dành cho những người làm về báo mạng điện tử.
Luận văn chuyên ngành Báo chí học, Học viên Báo chí và Tuyên truyền
về “Xây dựng phiên bản báo mạng điện tử dành cho môi trường điện thoại di
động” (Khảo sát báo điện tử VietnamPlus và CNN) của Dương Đức Dũng đã hệ
thống những vấn đề lý luận, những yêu cầu chung về các yếu tố nội dung thơng
tin, hình thức thể hiện đối với báo mạng điện tử và báo mạng điện tử dành cho
môi trường điện thoại di động.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn hướng tới khảo sát, đánh giá về thực
trạng quản lý thông tin về xây dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử ở Việt
Nam hiện nay. Từ đó đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao
chất lượng công tác quản lý thông tin về xây dựng nông thôn mới trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung liên quan tới quản lý
thông tin về xây dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện
nay.
Thứ hai, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thông tin về
xây dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường công tác
quản lý thông tin về xây dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam
trong thời gian tới.


11

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý thông tin về xây dựng nông
thôn mới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý thông tin về
xây dựng nông thôn mới trên báo Vietnamnet, báo điện tử Dân Việt và báo Đầu
tư điện tử.
Vietnamnet (Vietnamnet.vn) là báo điện tử trực thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông Việt Nam. Vietnamnet được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 23
tháng 1 năm 2003. Đây là tờ báo điện tử chính thơng, ra hằng ngày và có lượt
truy cập lớn. Vietnamnet có giao diện khá hợp lý với các chuyên mục cụ thể trên
thanh công cụ, tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả truy cập và tìm những vấn đề
mình quan tâm. Xây dựng nông thôn mới cũng là một đề tài được Vietnamnet
quan tâm, phản ánh, chuyển tải thông tin tới độc giả.
Báo điện tử Dân Việt (danviet.vn) là một trong các ấn phẩm của tịa soạn
báo Nơng thơn ngày nay - cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Nông dân
Việt Nam. Báo điện tử Dân Việt là một trong những tờ báo mạng điện tử đi đầu

trong công tác phản ánh, tuyên truyền những nội dung thuộc lĩnh vực tam nơng,
hướng tới phục vụ nhu cầu và lợi ích của bà con nông dân, luôn “Sát cánh cùng
nông dân Việt”. Bởi thế, trong đề tài của mình, tác giả luận văn tiến hành khảo
sát báo điện tử Dân Việt – đại diện cho tờ báo chuyên sâu về lĩnh vực nông thôn,
lĩnh vực gần gũi với đề tài nghiên cứu.
Báo Đầu tư điện tử (baodautu.vn) là ấn phẩm thuộc nhóm báo của Báo
Đầu tư - Cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây là ấn phẩm điện tử chuyên
cung cấp thông tin kinh tế với các chuyên mục chuyên sâu, thông tin được cập
nhật liên tục cùng tôn chỉ tạo lập một “Diễn đàn đầu tư – kinh doanh” dành cho
cộng đồng các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà quản lý và bạn đọc. Tác giả chọn


12

một tờ báo chuyên sâu về kinh tế có đưa thông tin về xây dựng nông thôn mới
để xem xét góc độ hiệu quả quản lý thơng tin về xây dựng nông thôn mới, hiệu
quả thu hút đầu tư, giá trị kinh tế của thông tin về xây dựng nông thôn mới trên
báo mạng điện tử.
- Phạm vi thời gian: Luận văn khảo sát từ tháng 12/2020 đến tháng
12/2021.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về báo chí - truyền thơng, quản lý báo chí - truyền thơng, về nơng nghiệp
- nông dân - nông thôn.
Các lý thuyết được vận dụng vào việc nghiên cứu bao gồm lý thuyết truyền
thông, lý thuyết về quản lý.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng để nghiên cứu các tài liệu

(bao gồm sách, báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu, các văn bản, chỉ thị...)
về quản lý nội dung thông tin, các vấn đề liên quan đến xây dựng nơng thơn mới
trên báo mạng điện tử; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thông tin về xây
dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh: sử dụng để lượng hóa những
thơng tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu, tổng hợp các số liệu khảo sát thực
tế về số lượng tác phẩm, các chủ đề nội dung liên quan đến đối tượng khảo sát;
phân tích và so sánh nhằm đưa ra đánh giá, nhận định về năng lực của các chủ
thể trong quản lý thông tin về vấn đề xây dựng nông thôn mới trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: sử dụng để thu thập, tổng hợp và
phân tích các tư liệu và dữ liệu khoa học liên quan đến thông tin về xây dựng
nông thôn mới, vấn đề quản lý thông tin về xây dựng nông thôn mới trên báo


13

mạng điện tử nhằm đưa ra những đánh giá và kết luận có tính khái qt liên
quan tới đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: sử dụng hệ thống bảng hỏi
được thiết kế dựa trên các vấn đề cần được khảo sát, nhằm thu thập các ý kiến từ
công chúng và các nhà báo quan tâm đến thông tin về xây dựng nông thôn mới
trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn dự kiến phỏng vấn sâu
những người làm công tác lãnh đạo - quản lý tại các cơ quan báo chí khảo sát và
một số đơn vị liên quan nhằm thu thập các ý kiến đánh giá về thực trạng quản lý
và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thông tin về xây dựng nông thôn mới
trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
6. Đóng góp mới của đề tài
Liên quan đến xây dựng nơng thơn mới, đã có nhiều cơng trình nghiên

cứu đề cập tới dưới góc độ quản lý xã hội về xây dựng nông thôn mới và hiệu
quả thông tin về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả,
đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý thông tin về xây
dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Là đề tài mới, luận văn sẽ góp phần tổng kết thực tiễn về quản lý thông tin
xây dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam, góp phần đánh giá
hiệu quả truyền thông về xây dựng nông thông mới, thúc đẩy sự phát triển của
nông thôn Việt Nam trong thời đại mới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận, luận văn hệ thống hóa những khái niệm và vấn đề lý luận
liên quan đến quản lý thông tin về xây dựng nông thôn mới trên báo mạng điện
tử ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn đề xuất những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất
lượng công tác quản lý thông tin về xây dựng báo mạng điện tử ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.


14

7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp hệ thống dữ liệu khảo sát về đối tượng nghiên cứu.
Trên thực tế, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới cịn
dài lâu, báo chí – truyền thơng sẽ đóng góp một phần khơng nhỏ vào thành cơng
của chương trình. Vậy nên, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo rộng rãi cho các cơ
quan chỉ đạo và quản lý báo chí, các cơ quan báo chí, các nhà khoa học, các
phóng viên, biên tập viên, học viên – sinh viên báo chí và những người quan
tâm tới chủ đề xây dựng nông thôn mới và quản lý thông tin về xây dựng nông
thôn mới trên báo mạng điện tử.
8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý thông tin về xây dựng nông thôn
mới trên báo mạng điện tử
Chương 2: Thực trạng quản lý thông tin về xây dựng nông thôn mới trên
báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Vấn đề đặt ra và giải pháp tăng cường quản lý thông tin về
xây dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.


15

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài
1.1.1. Quản lý
1.1.2. Thông tin
1.1.3. Nông thôn mới
1.1.4. Xây dựng nông thôn mới
1.1.5. Quản lý thông tin về xây dựng nông thôn mới
1.2. Chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức quản lý thông tin về
xây dựng nông thôn mới trên báo mạng điện tử
1.2.1. Chủ thể và đối tượng quản lý
1.2.1.1. Chủ thể quản lý
1.2.1.2. Đối tượng quản lý
1.2.2. Nội dung và phương thức quản lý
1.2.2.1. Nội dung quản lý
1.2.2.2. Phương thức quản lý
1.3. Cơ sở chính trị và pháp lý của quản lý thông tin về xây dựng

nông thôn mới trên báo mạng điện tử
1.3.1 Cơ sở chính trị
1.3.1.1. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng
nông thôn mới
1.3.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về báo chí – truyền thơng và
quản lý thơng tin trên báo chí – truyền thơng
1.3.2. Cơ sở pháp lý
1.3.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng
nông thôn mới


16

1.3.2.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quản lý
thơng tin trên báo chí – truyền thông
1.4. Sự cần thiết của việc quản lý thông tin về xây dựng nông thôn
mới trên báo mạng điện tử hiện nay
1.4.1. Đảm bảo mục tiêu chính trị
1.4.2. Đảm bảo mục tiêu kinh tế - xã hội
1.4.3. Tăng cường sự hiểu biết của công chúng về xây dựng nông thôn
mới và ý nghĩa của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn
mới
1.5. Tiêu chí đánh giá quản lý thông tin về xây dựng nông thôn mới
trên báo mạng điện tử
1.5.1. Đảm bảo tính chính trị
1.5.2. Đảm bảo tính hệ thống
1.5.3. Đảm bảo phối hợp chặt chẽ, hài hòa các nguồn lực
Tiểu kết chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN

VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu về đối tượng khảo sát
2.1.1. Khái quát về báo điện tử Vietnamnet
2.1.2. Khái quát về báo điện tử Dân Việt
2.1.3. Khái quát về báo Đầu tư điện tử
2.2. Thực trạng quản lý thông tin về xây dựng nông thôn mới trên
báo mạng điện tử Dân Việt và Đầu tư
2.2.1. Thực trạng về chủ thể và đối tượng quản lý


17

2.2.1.1. Chủ thể quản lý
-

Chủ thể quản lý trực tiếp

-

Chủ thể quản lý gián tiếp
2.2.1.2. Đối tượng quản lý

-

Nội dung thông tin

-

Phương thức thể hiện thông tin


2.2.2. Thực trạng về nội dung và phương thức quản lý
2.2.2.1. Nội dung quản lý
2.2.2.2. Phương thức quản lý
2.3. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân
2.3.1. Thành công và nguyên nhân
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Tiểu kết chương 2
Chương 3
VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
THÔNG TIN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Những vấn đề đặt ra
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể
3.3. Một số khuyến nghị
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN


18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngơn từ trên báo chí, NXB Lao
động, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM: Báo
cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2015, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 -2020.
3. Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình xây dựng nông thôn mới, Kế hoạch

số 30/KHBCDDTWTWW-VPĐP(2011), Tuyên truyền Chương trình Mục
tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010- 2020, Hà Nội.
4. Ngọc Bích (2021), Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới
giai đoạn 2021-2025: Nông thôn mới là nền tảng, cơ cấu lại nông nghiệp là
căn bản, nhân dân là chủ thể, bài đăng trên Cổng thơng tin điện tử Kiểm
tốn Nhà nước Việt Nam ngày 24/7/2021.
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNN), Thông tư số 54/2009/
TT - BNNPTNT ngày 21/8/2019 của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
6. Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, chế độ chính sách hỗ trợ
phát triển nơng nghiệp nơng thơn, Nguyễn Đình Hùng, NXB Nơng nghiệp,
H.2016.
7. Bộ Thơng tin và Truyền thông (2015), Đề án Quy hoạch phát triển quản lý
báo chí tồn quốc đến 2025.
8. Bộ Thơng tin và Truyền thông (2016), Dự thảo Quyết định ban hành quy
chế quản lý hoạt động thông tin cơ sở.


19

9. Cổng thơng tin điện tử Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
11. Phương Chi (2021), Nông nghiệp là nền tảng trụ đỡ cho nền kinh tế, Bài
đăng trên báo VOV điện tử ngày 19/01/2021.
12. Hồng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại,
NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2007), Thể loại báo chí (tập 2), NXB Lý luận
chính trị.
14. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thơng hiện đại (Từ hàn lâm đến

đời thường), NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động.
16. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông lý
thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Dững (2015), Báo chí với vấn đề định hướng dư luận xã hội,
Báo Hải Quan online; 22/6/2015.
18. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên)(2017), Báo chí – Truyền thơng: Những điểm
nhìn từ thực tiễn (tập 3), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Dững (2016), Xây dựng nền báo chí kết nối trong mơi trường
truyền thơng mới, Tham luận khoa học quốc tế tại ĐH Viener, CH Áo.
20. Nguyễn Văn Dững (2017), Tìm kiếm mơ hình truyền thơng chính sách cơng
cho Việt Nam, Tham luận khoa học quốc tế tại Hà Nội, tháng 11/2017.
21. Bùi Huy Đáp - Nguyễn Điền (2006), Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn
đến đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí, đặc tính chung và phong cách,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.


20

23. Vũ Quang Hào (2016), Ngơn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
20. Lương Khắc Hiếu (2013), Giáo trình Lý thuyết truyền thơng và vận
động, NXB Chính trị quốc gia.
24. Hồng Ngọc Hịa (2008), Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong q trình
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Minh Huệ, Quán triệt quan điểm đại hội XII của Đảng về phát
triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền
vững, Học viện An ninh nhân dân.
26. Hồ Xuân Hùng (2012), Về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng

thơn mới, Tạp chí Cộng sản, (832), tr.82-83.
27. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí truyền thơng, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2007.
28. Đinh Văn Hường (2013), Tổ chức và hoạt động của toà soạn, NXB. Đại học
quốc gia Hà Nội.
29. Trương Thị Kiên (2016), Lao động nhà báo và quản trị tồ soạn báo chí,
NXB Lý luận chính trị.
30. Vương Thị Hảo Linh (chủ nhiệm đề tài) (2012), Khảo sát thực trạng truyền
thơng về “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” trên
một số báo viết về nông thôn, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền.
31. Luật báo chí 2016.
32. Nghị định số 18/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về chế độ nhuận bút
trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.
33. Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ
trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2021 – 2025.



×