Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận môn pháp luật và đạo đức báo chí thực trạng việc báo chí thực hiện nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.53 KB, 15 trang )

2

MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................
03
NỘI DUNG

.............................................................

04-14

KẾT LUẬN

.............................................................

15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….....

16


3

LỜI NĨI ĐẦU
Xã hội ngày nay khơng ngừng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu tiếp
nhận, tìm kiếm thơng tin của con người ngày một tăng cao. Chính vì vậy mà
báo chí là một loại hình ra đời và nhằm đáp ứng các nhu cầu đó của con
người. Song song cùng với tiến trình phát triển của lịch sử thì báo chí xuất


hiện đã và đang có những tác động đến tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời
sống xã hội từng ngày, từng giờ.
Ở Việt Nam hiện nay, báo chí đã trở thành một nghề chun mơn hóa
cao, là một hoạt động vơ cùng phong phú, đa dạng, rộng lớn đề cập đến tất cả
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mọi ngóc ngách, mọi lúc, mọi
nơi, là tiếng nói của Đảng và Nhà nước ta. Song song với đó cũng như các
ngành nghề, lĩnh vực khác, để bảo vệ quyền lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho
báo chí phát triển cũng như có những căn cứ pháp lý là điều kiện xử lý những
sai phạm, là căn cứ, cơ sở để cho những người làm báo xác định tính đúng
đắn về pháp luật và chuẩn mực đạo đức của báo chí thì luật báo chí và đạo
đức báo chí đã được xây dựng, hình thành và phát triển.
Luật báo chí ở Việt Nam ra đời đã đề cập đến rất nhiều các nội dung
khác nhau liên quan đến cá nhân, tổ chức và các cơ quan báo chí. Đặc biệt
trong đó, tại điều 4, luật báo chí năm 2016 đã thể hiện rõ những nội dung về
các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí. Được sự hướng dẫn của
thầy giáo bộ mơn cùng với q trình học tập nghiên cứu tài liệu, để giúp cho
các bạn đọc có nhu cầu học tập, nghiên cứu thêm về bộ môn pháp luật và đạo
đức báo chí nói chung và nhiệm vụ của báo chí nói riêng, trong bài tiểu luận
này nhóm chúng tơi xin được trình bày tới các bạn nội dung về “Thực trạng
việc báo chí thực hiện nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế - xã hội hiện
nay”. Kính mong thầy cơ giáo cùng các bạn đọc có những nội dung ý kiến
đóng góp, bổ sung để bài làm được chỉnh chu, hoàn thiện hơn và trở thành
một nguồn tài liệu cho các bạn học tham khảo để cùng tìm hiểu, nghiên cứu.


4

NỘI DUNG
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Báo chí của ta thì cần
phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho

đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hịa bình thế giới”. Trong
suốt chặng đường xây dựng và trưởng thành các cơ quan báo chí Việt Nam
đã khơng ngừng đổi mới sáng tạo, năng động, bám sát, phản ánh mọi mặt
đời sống kinh tế - xã hội, thông tin nhanh nhạy các sự kiện, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới tồn thể nhân
dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức rõ
về tầm quan trọng và đánh giá cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí
đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập,
toàn cầu hóa thì những năm gần đây cơ bản các tổ chức, cá nhân, cơ quan
báo chí Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm các nội dung của pháp luật
và đạo đức báo chí và thể hiện tốt một trong những nội dung đó mà chúng
ta có thể thấy được một cách rõ ràng là việc báo chí Việt Nam đã và đang
thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nhất là trong việc thực
hiện nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Trong thời gian qua, bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có những
yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biến phức tạp hơn so với dự báo,
tác động đến phát triển kinh tế trong nước như: Xu hướng kinh tế thế giới
phục hồi và phát triển; liên kết và tự do hoá thương mại vẫn là xu thế chủ đạo
nhưng đan xen yếu tố bảo hộ; tác động mạnh mẽ của phát triển khoa học và
công nghệ đến các mặt kinh tế, văn hố, xã hội; cạnh tranh địa chính trị, địa
kinh tế đi đôi với căng thẳng thương mại giữa một số nền kinh tế lớn; chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy; biến động chính trị và
xung đột xảy ra nhiều nơi; diễn biến căng thẳng ở Biển Đơng đe doạ hồ bình,
ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc
biệt, đại dịch Covid-19 chưa từng có trong nhiều thập kỷ xảy ra trên tồn cầu
ảnh hưởng rất nghiêm trọng, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thối, hậu


5


quả kéo dài nhiều năm. Vì vậy, vai trị của báo chí trong việc góp phần phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam lại càng được khẳng định và thể hiện một
cách rõ ràng hơn. Cụ thể:
Thứ nhất, Báo chí đã góp phần quan trọng vào cơng tác thông tin, tuyên
truyền những nội dung về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước. Đặc
biệt trong thời gian vừa qua, báo chí đã nhanh nhạy tuyên truyền cổ vũ các
tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các nội dung đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, cổ vũ các nhân tố mới, các cá nhân điển
hình tiên tiến trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng, góp phần đưa nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc
sống. Từ đó, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị xã hội để tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức của nhân dân về các
chủ trương, chính sách, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
trong những năm tiếp theo.
Ngay như việc đứng trước những khó khăn mà đại dịch Covid-19 gây
ra thì báo chí đã thực hiện tốt cơng tác thông tin, tuyên truyền về các biện
pháp bảo đảm an toàn, nâng cao sự hiểu biết, nhận thức của nhân dân về cơng
tác phịng chống dịch bệnh, đồng thời tun truyền cho nhân dân hiểu rõ các
cách thức, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về cơng tác
phịng, chống dịch bệnh, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự
an tồn xã hội của đất nước. Ngồi ra báo chí cịn kịp thời lan tỏa những tấm
gương hy sinh quên mình trong đại dịch, góp phần kêu gọi sự ủng hộ, chung
tay, đồng lịng, sức mạnh đồn kết dân tộc để nhanh chóng kiểm sốt được
dịch bệnh.
Cũng trong đại dịch, báo chí là cơ quan thông tin, tuyên truyền, kêu gọi
sự ủng hộ, chung tay của của nhân dân Việt Kiều trong và ngoài nước góp sức
cùng Việt Nam chống dịch. Là cơ quan ngơn luận của Chính phủ Việt Nam
trong thực hiện đường hướng công tác đối ngoại để kêu gọi sự ủng hộ, giúp
đỡ của bạn bè quốc tế trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, chiến lược “Ngoại



6

giao vaccine”, nhất là khi trong thời điểm nguồn vaccine còn hạn chế, nhiều
nước trên thế giới còn chưa sản xuất được và đất nước ta chưa sản xuất được
vaccine điều trị Covid-19. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi ổn định, kiểm soát
được dịch bệnh để phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai, Báo chí là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước và nhân
dân. Thông qua báo chí mà người dân nhanh chóng nắm bắt được những
thơng tin mới từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, cũng đồng thời thơng qua báo
chí mà các cơ quan Đảng, Nhà nước có thể lắng nghe được những nguyện
vọng, ý kiến phản hồi từ phía nhân dân trong việc xây dựng, đưa ra các chủ
trương, chính sách, đường hướng trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó làm
cơ sở xem xét, đánh giá và có những điều chỉnh cho phù hợp.
Vai trò này đã được thể hiện rõ nét trong thông tin, tuyên truyền về việc
lấy ý kiến của nhân dân về đóng góp vào dự thảo văn kiện Đại hội XIII của
Đảng. Trong đó bao gồm cả nội dung lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo
Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011
– 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030.
Qua đó mà các cơ quan Đảng, Nhà nước đã có những cơ sở để đánh giá, sửa
đổi nội dung Báo cáo và điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước ta trong những năm tiếp theo cho phù hợp. Đồng thời trong suốt quá
trình thảo luận trong các phiên hội nghị và ngay sau khi Nghị quyết Đại hội
XIII được thơng qua và ban hành thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức báo chí đã
kịp thời thơng tin một cách nhanh chóng, chính xác tới nhân dân.
Báo chí là diễn đàn để các cá nhân, doanh nghiệp, nhân dân bày tỏ ý
kiến quan điểm của mình đối với Đảng, Nhà nước, từ đó nhận được những
điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây cũng là
nơi tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân
để đề đạt với các cơ quan Nhà nước, góp phần làm cho thể chế phát triển kinh

tế - xã hội sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp, nhân dân và tạo điều
kiện tốt cho việc tổ chức thực hiện. Thơng qua đó, hình ảnh của doanh nghiệp


7

và doanh nhân Việt Nam được phản ánh đậm nét, với tiếng nói riêng trên báo
chí và các phương tiện thơng tin đại chúng, đồng thời có ảnh hưởng thật sự
trong cộng đồng nói chung và các cơ quan quản lý Nhà nước nói riêng. Thơng
qua báo chí, những ý kiến của doanh nghiệp đã góp phần tạo ra những đáp
ứng tích cực của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành đổi mới. Việc ban
hành luật doanh nghiệp hay việc tổ chức các cuộc gặp gỡ thường niên giữa
Thủ tướng Chính phủ và đại diện cộng đồng là một minh chứng sinh động
cho vấn đề này.
Qua đó khẳng định báo chí là một trong những cầu nối quan trọng giữa
cơ quan Đảng, Nhà nước với nhân dân, góp phần tích cực vào trong cơng
cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ ba, Báo chí góp phần chuyển tải các thông tin về các vấn đề kinh tế
trong và ngoài nước. Đây là một trong những cơ sở cần thiết để các doanh
nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh, tìm hiểu thị trường, tìm nguồn vốn,
tìm đối tác kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới thiết bị, nâng
cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh
tranh trong cơ chế thi trường. Nhìn chung, thơng tin kinh tế trên báo chí và
các phương tiện truyền thơng đại chúng trong những năm gần đây đã ngày
càng đa dạng, phong phú và đa phương diện hơn trong cách lựa chọn, nhìn
nhận và phân tích, đánh giá từ đó phần nào đáp ứng nhu cầu này cho các
doanh nghiệp trong nước cũng như đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Chúng
ta có thể tìm thấy đủ các loại và cấp độ thơng tin kinh tế trên báo chí và các
phương tiện truyền thông đại chúng như: thông tin về nguồn vốn, đối tác kinh
doanh, tâm lý, người tiêu dùng, khoa học công nghệ, thị trường nhân công,

đào tạo lao động ...Đó là những đóng góp khơng thể phủ nhận của báo chí với
cơng cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta.
Vấn đề văn hoá doanh nghiệp đã được nhiều tờ báo, tạp chí, các chương
trình phát thanh và truyền hình đề cập tới và tích cực tuyên truyền, nhất là các
tờ báo chuyên về kinh tế. Những bài học xung quanh việc đăng ký thương


8

hiệu, chữ “tín” trong kinh doanh, các bài học về hoạt động kinh doanh không
minh bạch đã và đang là những cảnh báo cho các doanh nghiệp nước ta, giúp
cho họ có kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay.
Thứ tư, Báo chí là cầu nối quan trọng cho việc tăng cường các mối liên
doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng nghề, giữa các doanh
nghiệp có khả năng bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau trong sản xuất, kinh
doanh, nhằm nâng cao sức sức cạnh tranh trên thương trường. Bên cạnh đó,
những thơng tin phân tích của báo chí là những gợi ý tốt cho các doanh
nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi, thay đổi tính chất của các mối liên kết
trong hoạt động quản lý kinh doanh. Đặc biệt là, cùng sự tham gia của các
hiệp hội kinh tế và của sản phẩm báo chí của các hội kinh tế này (Tạp chí kinh
tế Việt Nam; Kinh tế Sài Gòn; Doanh nghiệp; Diễn đàn doanh nghiệp,...), báo
chí thật sự là một mơi trường thông tin đáng tin cậy cho các nhà quản lý các
doanh nghiệp trước các quyết định trong hoạt động kinh tế của mình, nhằm
tăng khả năng cạnh tranh của họ trong và ngồi nước. Báo chí nói chung là
những phương tiện quan trọng chuyển tải các thông tin về các thơng tin về các
vấn đề kinh tế trong và ngồi nước. Kênh thông tin này giúp các doanh
nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh, tìm hiểu thị trường, tìm nguồn vốn
tìm đối tác kinh doanh, ứng dụng khoa học cơng nghệ, đổi mới trang thiết bị,
nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm. Hiện nay, các doanh

nghiệp trong và ngoài nước, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tìm thấy bất cứ
thơng tin kinh tế nào trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Thứ năm, Báo chí là nơi tuyên truyền, lan tỏa, chia sẻ những tấm gương
điển hình tiên tiến, những mơ hình, cách làm hay, sáng tạo đổi mới hay việc
áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trên thế giới để cho các doanh
nghiệp ở Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng, sáng tạo, đổi mới. Như mới đây
trong hội nghị về Chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số
và xã hội số, trên hầu khắp các tờ báo đã đưa tin về việc Chính phủ Việt Nam


9

vinh danh, trao tặng bằng khen cho nhiều các tổ chức doanh nghiệp, cơng ty
đã có những đóng góp quan trọng trong sáng tạo, tiến bộ về khoa học, công
nghệ, được ứng dụng vào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và mang
lại hiệu quả tích cực. Qua đó đã tạo động lực cho các cá nhân doanh nghiệp
này được nhiều các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác biết đến, từ đó tạo
điều kiện thuận lợi hơn trong việc huy động nguồn vốn, liên kết, phát triển,
mua bán, trao đổi sản phẩm, đồng thời cũng lan tỏa những giá trị tốt đẹp về
các sản phẩm, ứng dụng mới cho các cá nhân, doanh nghiệp khác học tập,
phát triển. Từ đó góp phần xây dựng một mơi trường xã hội tốt tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ sáu, Báo chí đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu
những hình ảnh, giá trị tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè
quốc tế từ đó góp phần tích cực trong việc ngoại giao, huy động sự hợp tác,
phát triển từ các tổ chức, quốc gia, dân tộc khác trên thế giới. Nhất là trong
thời đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển, với tốc độ của mạng
internet các tờ báo điện tử đã được lan truyền mạnh mẽ, nhanh chóng, đem lại
hiệu quả tích cực trong các vấn đề góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Như
trong việc Báo chí lan tỏa những hình ảnh tốt đẹp về văn hóa đất nước, con

người Việt Nam đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong phòng chống dịch bệnh
hay việc người dân Việt Nam thân thiện, mến khách với bạn bè quốc tế thì đã
tạo được sự tích cực trong việc thu hút khách du lịch nước ngoài đến với Việt
Nam, thu hút được các tổ chức doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư vào Việt
Nam. Thơng qua đó ta thấy được báo chí đã có những đóng góp quan trọng
vào phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Thứ bảy, Báo chí đã kịp thời thơng tin, tun truyền đấu tranh phản bác
lại các quan điểm lệch lạc, sai trái của thế lực thù địch hòng chống phá, gây
ảnh hưởng xấu tới đường hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà
nước Việt Nam. Đặc biệt là từ các vấn đề về tranh chấp chủ quyền biên giới,
biển đảo, như là trong những năm gần đây, xuất phát từ việc Trung Quốc liên


10

tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa đến an ninh quốc
gia, lợi ích kinh tế của nước ta. Từ những vấn đề đó, các thế lực thù địch đã
không ngừng lôi kéo, chống phá, tạo dư luận xấu, dẫn đến kích động người
dân một số địa phương đình cơng, biểu tình, đập phá tài sản cơng của một số
cơng ty có vốn đầu tư của Trung Quốc, gây ảnh hưởng xấu tới kết quả phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bằng việc liên tục thông tin tuyên truyền,
các cơ quan báo chí đã kịp thời thơng tin tới nhân dân những chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước để nâng cao nhận thức của nhân
dân về vấn đề chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, cũng như bình luận, phân
tích chỉ ra những mánh khóe của các phần tử chống đối, các thế lực thù địch
lợi dụng lòng tin của nhân dân để kích động, lơi kéo vi phạm pháp luật. Từ đó
chúng ta thấy được vai trị quan trọng của Báo chí trong việc ổn định dư luận,
đập tan âm mưu của các thế lực thù địch tạo điều kiện, mơi trường hịa bình,
ổn định thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra báo chí cịn kịp thời lên án các cá nhân, tổ chức kinh doanh,

buôn bán sai phạm, vi phạm pháp luật Nhà nước. Đặc biệt, trong thời gian gần
đây cùng với những thành tựu, hiệu quả tích cực mà sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học kỹ thuật đem đến thì những vấn đề mà lừa đảo, tệ nạn xã hội
liên tục xuất hiện, gia tăng như việc xuất hiện các mơ hình lừa đảo, đa cấp,
nhiều người dân do thiếu hiểu biết đã bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia dẫn đến nhiều
gia đình tiền mất, tật mang lâm vào cảnh nghèo khó tột cùng, hay cùng với đó
là một số các công ty sai phạm về các vấn đề xử lý rác thải sai quy trình gây ơ
nhiễm mơi trường, trốn thuế, buôn bán hàng giả, sử dụng mỡ động vật bẩn để
làm bánh… Bằng việc thông tin, tuyên truyền các cá nhân, cơ quan, tổ chức
báo chí đã kịp thời nâng cao nhân thức cho nhân dân về các vấn đề nóng của
xã hội để tránh bị lợi dụng lòng tin, cũng như lên án mạnh mẽ các cá nhân, tổ
chức sai phạm, thông tin cho nhân dân biết về các biện pháp, hình phạt mà
các cá nhân, tổ chức sai phạm bị xử lý để làm tính răn đe. Qua đó góp phần


11

đẩy lùi những tiêu cực xuất hiện trong quá trình Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta đang chung sức, đồng lòng xây dựng nền kinh tế - xã hội mới.
Trên đây là những đóng góp khơng thể phủ nhận của báo chí đối với
cơng cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay đem lại. Tuy nhiên,
bên cạnh đó Báo chí trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước ta trong giai đoạn hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đó là:
Thứ nhất, Hoạt động cung cấp thơng tin cho báo chí trên địa bàn một số
tỉnh thành vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, như tình trạng né tránh,
đùn đẩy trách nhiệm, chậm cung cấp thông tin, người phát ngôn của cơ quan,
đơn vị ngại tiếp xúc với báo chí, nhất là trong việc xử lý thơng tin sau khi báo
chí phản ánh ở một số cơ quan, đơn vị, không kịp thời điều chỉnh, khắc phục
những yếu kém, bất cập… dẫn đến một số vụ việc báo chí phản ánh nhiều kỳ,
kéo dài, gây bức xúc dư luận.

Thứ hai, Một số cơ quan báo chí cịn đưa thơng tin chưa chính xác, có
thể là chưa qua kiểm duyệt làm ảnh hưởng, gây hoang mang đến dư luận, như
thông tin sai về tình hình dịch bệnh Covid-19 (Ví dụ: Báo điện tử Dân trí đã
có hành vi vi phạm khi thơng tin nam sinh 22 tuổi; xã Phước Vân, huyện Cần
Đước, tỉnh Long An tử vong trong bài viết "Nam sinh 22 tuổi tử vong sau khi
mắc Covid-19" (1-6-2021)). Đây là thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến
cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh
Long An. Từ đó làm ảnh hưởng tới cơng tác phịng chống dịch bệnh, ảnh
hưởng tới ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ ba, Ở một số cá nhân nhà báo vẫn còn xuất hiện hiện tượng lợi
dụng chức, quyền, vai trò giám sát, phản biện xã hội của mình để phê bình vơ
căn cứ, thổi phồng q mức sự việc, mục đích nhằm chèn ép các cá nhân,
doanh nghiệp để vụ lợi cá nhân.
Trên đây là một số những thành tựu và hạn chế mà báo chí đã và đang
thể hiện đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời
gian gần đây. Để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ này trong thời gian tới thì


12

đòi hỏi và yêu cầu các cá nhân, tổ chức và cơ quan báo chí cần phải thực hiện
tốt một số các nội dung, biện pháp sau:
Một là, Các cá nhân, tổ chức, cơ quan báo chí phải thường xuyên học
tập, quán triệt những nội dung về pháp luật và đạo đức báo chí để nâng cao
nhận thức, sự hiểu biết và chấp hành nghiêm những quy định về pháp luật, đạo
đức của người làm báo. Từ đó làm cơ sở cho việc đấu tranh, phòng chống với
các sai phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tránh việc bị lợi dụng, lôi kéo.
Hai là, Các nhà báo, cơ quan tổ chức báo chí phải khơng ngừng học
tập, rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực, khả năng
cơng tác để có thể đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nhất là

trong thời đại ngày nay khi mà xã hội phát triển đa hình mn màu thì địi hỏi
các nhà báo cần phải có trình độ, vốn hiểu biết xã hội đủ rộng để có thể nhận
định chính xác các vấn đề của kinh tế - xã hội. Từ đó mới có thể nhìn nhận
vấn đề khách quan, trung thực, chính xác, xây dựng tư duy, hình thành nên
những tác phẩm báo chí có chất lượng và đem lại hiệu quả cao.
Như ngồi việc đào tạo chun mơn làm báo thì cần phải có các lớp
học bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên ngành, các vấn đề
về kinh tế - xã hội... từ đó mới có thể đáp ứng được đội ngũ nguồn nhân lực
nhà báo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là khi đứng trước những vấn
đề về chuyên ngành, lĩnh vực đó, tránh việc kém hiểu biết, bị lúng túng dẫn
tới nhận định sai.
Ba là, Các cơ quan, tổ chức báo chí phải xây dựng chặt chẽ hơn nữa
khâu khai thác, thẩm định nguồn tin và tác phẩm trước khi xuất bản. Có như
vậy mới tránh được những sai sót khơng đáng có mà nó có thể gây ảnh
hưởng xấu tới cơ quan, tổ chức báo chí, làm mất uy tín, lịng tin của cơng
chúng, nhân dân đối với báo chí. Vì đối với báo chí thì lịng tin của cơng
chúng, nhân dân là cực kỳ quan trọng.
Bốn là, Thường xuyên làm tốt công tác sơ tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm. Các cơ quan, tổ chức báo chí ngồi việc xử phạt theo đúng quy định


13

của pháp luật thì cần phải có các chế tài xử lý nghiêm đối với các cá nhân sai
phạm chưa đến mức của các căn cứ pháp luật, làm bài học cho các nhà báo
khác. Tránh việc dung túng, bao che, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cơ
quan báo chí và lịng tin của nhân dân đối với báo chí. Đồng thời đối với các
cá nhân, tổ chức, cơ quan báo chí có thành tích tốt thì cần phải được biểu
dương, khen thưởng kịp thời tạo nguồn động viên, khích lệ để các cá nhân, cơ
quan báo chí cạnh tranh, phát triển. Từ đó thu hút được nhiều nhân tài mang

tính đổi mới, sáng tạo.
Năm là, Đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân cần phải thực hiện
nghiêm luật báo chí, quyền khai thác và cung cấp thông tin. Chịu trách nhiệm
trước những thông tin đã cung cấp. Đồng thời các cơ quan pháp luật có thẩm
quyền cần xử lý nghiêm đối với các trường hợp có liên quan đến việc sai
phạm về khai thác, cung cấp thông tin.
Sáu là, Đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức báo chí cần phải chấp
hành nghiêm các quy định về thẩm quyền ban hành, cấp phép thẻ nhà báo, thẻ
cộng tác viên, giấy phép hành nghề. Tránh trường hợp làm sai quy định, cấp
phép bừa bãi, không đúng thẩm quyền, quy định. Gây hậu quả và ảnh hưởng
xấu tới cơ quan, tổ chức, ngành báo chí.
Bảy là, Các cơ quan, tổ chức báo chí phải thường xuyên cập nhật, nâng
cấp các phương tiện tác nghiệp, ứng dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại vào
trong q trình sản xuất các tác phẩm báo chí. Đồng thời phải tập huấn, huấn
luyện cho các nhà báo sử dụng thành thạo các phương tiện, ứng dụng đó. Có
như vậy mới đáp ứng tốt được nhu cầu thơng tin nhanh chính xác của nhân dân.
Tám là, Các cá nhân, cơ quan, tổ chức báo chí cần làm tốt hơn nữa
cơng tác thơng tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong
nước và trên thế giới để các tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân có thể kịp thời
nắm bắt được thơng tin chính xác từ đó nâng cao nhận thức, hành động của
nhân dân trong các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chấp hành


14

nghiêm chủ trương, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời cũng cần phải làm tốt
hơn nữa công tác đấu tranh phòng, chống các luận điệu xuyên tạc của các thế
lực thù địch gây kích động, chia rẽ, ảnh hưởng xấu tới tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Nhất là trong giai đoạn hiện nay trên mặt trận

đấu tranh tư tưởng phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” thì
báo chí đã và đang đóng góp một vị trí và vai trị hết sức quan trọng.
Chín là, Trên cơ sở tiến trình sự phát triển của kinh tế - xã hội, từ
những vấn đề cịn bất cập trong q trình cơng tác, đúc rút từ thực tiễn thì
các cá nhân, cơ quan, tổ chức báo chí cần có các đề xuất ý kiến với các cơ
quan chức năng có thẩm quyền để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phát triển
luật báo chí cho phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển. Đồng thời các cơ
quan chức năng cũng cần phải lắng nghe, tạo điều kiện giúp đỡ báo chí.
Bởi pháp luật, báo chí và sự phát triển về kinh tế - xã hội luôn có mối quan
hệ biện chứng và tác động lẫn nhau.
Mười là, Cần làm tốt hơn nữa công tác chế độ, chính sách đối với
người làm báo. Có như vậy mới phát huy tốt được tinh thần yêu nghề, năng
động, sáng tạo, phát triển, đồng thời tránh xa được những cám dỗ, cạm bẫy
của xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế - xã hội phát
triển mạnh mẽ, không ngừng.


15

KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, trước bối cảnh nền kinh tế - xã hội không
ngừng phát triển, nhà báo ít nhiều sẽ bị những tác động, cám dỗ bởi sức mạnh
của vật chất, tiền bạc. Vấn đề giữa lợi ích cá nhân với pháp luật, đạo đức là
một cuộc chiến đấu nội tâm, giằng co khơng bao giờ có lời kết. Chính vì vậy
mỗi nhà báo cần phải tỉnh táo trước tình thế này.
Nghề báo là một nghề thiêng liêng và cao q. Bởi lẽ báo chí có chức
năng phản ánh thông tin, định hướng dư luận, cho nên cái cốt của người làm
báo đó là thơng tin đúng sự thật. Hư cấu trong báo chí là giả dối. Thơng tin
trong báo chí phải trung thực, khách quan. Điều này đòi hỏi người làm báo
phải trung thực tuyệt đối. Trung thực với bản thân, với thông tin, với lương

tâm, với độc giả. Để làm được như vậy thì người làm báo cần phải chấp hành
nghiêm những nội dung, quy định của pháp luật và đạo đức báo chí. Giải
quyết tốt những vấn đề trên sẽ là nhân tố quan trọng, tiên quyết trong góp
phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của báo chí nói chung và nhiệm vụ
trong góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói riêng.
Quá trình hội nhập sẽ kéo theo những phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ
mới đe dọa sự ổn định của đất nước. Do đó, hơn bao giờ hết, các cơ quan báo
chí, người làm báo cần phải nắm vững và thực hiện tốt những nguyên tắc cơ
bản của báo chí cách mạng Việt Nam và nêu cao đạo đức nghề nghiệp của
người làm báo Việt Nam. Phát huy truyền thống vẻ vang hơn 96 năm của báo
chí cách mạng Việt Nam, đội ngũ nhà báo nước ta hôm nay, bằng tình cảm,
lương tâm, trách nhiệm với sự nghiệp báo chí cách mạng, nghĩa vụ cơng dân
và trách nhiệm xã hội, sẽ tiếp nối được truyền thống của các thế hệ đi trước,
góp phần quan trọng vào ổn định, phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam trước mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch./.


16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Pháp luật và đạo đức báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên, Nxb. Đại học Quốc gia,
Hà Nội, 2020);
2. Luật báo chí 2016;
3. Nghị đinh số 09/2017/NĐ-CP ngày 9/2/2017: Nghị định qui định chi
tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành
chính nhà nước;
4. Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn
quốc đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3/4/2019;
5. Nghị định số 119/2020/NĐ-CP(7/10/2020) Quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;
6. Báo cáo cơng tác báo chí năm 2021 và phương hướng mục đích nhiệm
vụ, giải pháp năm 2022 (Vietnamnet);
7. Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo
chí tồn quốc (Vietnamnet);
8. Thông tư số 41/2020/ TT-BTTTT ngày 24/12/2020 quy định chi tiết
và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử,
tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở
chun trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản
bản tin, xuất bản đặc san./.



×