Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUÝ HIẾM THEO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHONG MỸ, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.03 KB, 10 trang )


141

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008


HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
QUÝ HIẾM THEO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHONG MỸ,
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Võ Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Hoài Thương
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Phong Mỹ là một trong những xã thuộc vùng núi thấp của miền Trung, nằm ở phía Tây
của huyện Phong Điền có một phần diện tích thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Nơi
đây có hệ động thực vật phong phú, là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm có
nguy cơ bị đe doạ. Theo thống kê của cộng đồng, có 49 loài động vật hoang dã thuộc 10 bộ và
27 họ khác nhau, chiếm 10% tổng số loài được xác định là có mặt trong Khu Bảo tồn thiên
nhiên Phong Điền, tập trung chủ yếu là thú lớn 32 loài, chiếm 72,7% số loài thú trong khu bảo
tồn thiên nhiên Phong Điền. Trong số các loài trên, có 12 loài lần đầu tiên được cộng đồng xác
nhận là sắp nguy cấp, hiếm và có nguy cơ bị đe doạ cần phải có giải pháp bảo vệ. Động vật
hoang dã tại địa phương đang phải chịu rất nhiều áp lực, trong đó, áp lực lớn nhất đến từ việc
săn bắt, buôn bán với các hoạt động ngày càng tinh vi. Chính vì vậy, cần phải có các giải pháp
phối hợp giữa các bên liên quan trong việc quản lý mới đem lại hiệu quả.
I. Đặt vấn đề
Phong M
ỹ là xã miền núi thuộc vùng núi thấp của dãy Trường Sơn, có diện tích
đất lâm nghiệp chiếm hơn 75%. Người dân nơi đây có cuộc sống gắn chặt với nghề
rừng, sự tồn tại của nguồn tài nguyên này liên quan chặt chẽ với đời sống của của họ.
Phong Mỹ có 97 % dân số là cộng đồng gồm nhiều dân tộc khác nhau làm nông lâm
nghiệp. Đặc biệt bản Khe Trăn và bản Hạ Long với hơn 92% dân số là người dân tộc
Ctu, Vân Ki


ều, Tà ôi (Pacô, Pahy). Do vậy, Phong Mỹ có sự đa dạng về tộc người với
nhiều phong tục tập quán. Do có đời sống phụ thuộc chặt chẽ vào tài nguyên rừng nên
họ có nhiều kinh nghiệm săn bắn, gây nuôi, hiểu biết về tập tính và nhận biết sự có mặt
của động vật hoang dã (ĐVHD) đặc biệt là nhóm người Pahy.
Tài nguyên rừng ở đây khá phong phú với độ che phủ 61,53%, chủ yếu là kiểu
rừng kín thường xanh. Rừng nguyên sinh đã bị tác động ở các mức độ khác nhau, hình
thành nên kiểu rừng thứ sinh chiếm ưu thế với các trạng thái từ rừng phục hồi đến rừng

142

giàu, phân bố chủ yếu trên các đỉnh dông cao. Tài nguyên động vật rừng trên địa bàn
khá đa dạng với nhiều loài và phân loài khác nhau đặc biệt phía Tây của xã nằm trong
Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Phong Điền, đây là nơi cư trú của nhiều loài ĐVHD
quý hiếm cần được bảo tồn như Hổ
(
Panthera tigris), Gà lôi lam mào trắng (Luphuara
edwardsi), Sao la (Pseudoryx nghetinhensis)… Từ năm 1998 đến nay, trên địa bàn đã có
nhiều nghiên cứu cơ bản về tài nguyên rừng của các tác giả trong và ngoài nước. Kết
quả của các công trình nghiên cứu này đã góp phần khẳng định giá trị khoa học to lớn
của vùng và đặc biệt là đã thành lập được KBTTN Phong Điền, nơi cư trú của loài đặc
hữu phân bố hẹp gà Lôi lam mào trắng. Tuy nhiên, việc đánh giá sự suy thoái và xác
định những mối đe dọa đối với các nhóm loài ĐVHD còn rất ít. Mặt khác, phần nghiên
cứu sự suy thoái của các loài mới chỉ được đề cập ở góc độ đánh giá tình trạng bảo tồn
trên cơ sở các tiêu chuNn của Sách Đỏ IUCN, Sách Đỏ Việt Nam, hay dựa trên các quy
định của pháp luật (NĐ-CP/32), mà chưa có nghiên cứu nào đề cập tới việc xác định các
loài nguy cấp dựa vào cộng đồng, trong khi đó, cộng đồng lại là những người đã và
đang sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng dưới nhiều góc độ khác nhau. Điều này đã
ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý tài nguyên rừng, đặc biệt là hoạt động xây
dựng các chiến lược bảo tồn theo hướng bền vững. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá hiện
trạng và giải pháp bảo tồn ĐVHD quý hiếm dựa vào cộng đồng tại xã Phong Mỹ nhằm

khẳng định và phát hiện các loài ĐVHD nguy cấp mới làm cơ sở cho việc định hướng
ưu tiên bảo tồn các loài này.
II.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.
Đối tượng nghiên cứu: các loài ĐVHD quý hiếm tại xã Phong Mỹ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Tham khảo kế thừa các thông tin có liên quan
đến việc bảo tồn ĐVHD. Đề tài còn sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
(RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) với các
công cụ chính là họp nhóm (20 người có kinh nghiệm săn bắt, đi rừng), phỏng vấn cấu
trúc, bán c
ấu trúc để phỏng vấn các đối tượng lâm dân, cán bộ xã, thôn, thợ săn, cán bộ
kiểm lâm, cán bộ khoa học kỹ thuật.
- Ph
ương pháp xác nhận sự có mặt của loài: Ngoài việc thu thập thông tin từ
c
ộng đồng chúng tôi còn sử dụng phương pháp nhận diện sự có mặt của loài bằng các
dấu vết để lại như: dấu chân, tiếng kêu, thức ăn, vết phân, tổ, hang,
- Phân tích và t
ổng hợp số liệu: Kết quả điều tra phỏng vấn xử lý theo phương
pháp th
ống kê, tên các loài được hiệu đính theo các tài liệu mới nhất và sử dụng tra cứu

143

theo phần mềm SVRVN2.0. Sử dụng các cấp đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (Phần
động vật), các tiêu chuNn đánh giá của IUCN (2004), quy định của pháp luật Việt Nam
(Nghị định 32/2006NĐ-CP), quy định của quốc tế CITES (2001).
3. K

ết quả nghiên cứu
3.1. Hi
ện trạng đa dạng loài, phân bố và nguy cơ bị đe doạ của các loài
ĐVHD quý hiếm theo cộng đồng tại Phong Mỹ
Phong M
ỹ là một trong những vùng rừng đồi núi thấp miền Trung và là một
trong ba vùng chim đặc hữu của Việt Nam (ICBP -1992). Khu vực được đánh giá là có
tiềm năng về ĐDSH rất cao. Mặc dù có nhiều loài được phát hiện là có mặt trên địa bàn
song tình trạng quần thể, hiện trạng phân bố cũng như trạng thái phân bố của mỗi loài ở
đây hầu như chưa được nghiên cứu. Việc đánh giá sự suy thoái và việc xác định những
mối đe dọa cấp bách đối với các nhóm loài ĐVHD còn rất ít.
Biểu đồ 1
: Thành phần loài ĐVHD quý hiếm ở Phong Mỹ theo cộng đồng
chim (5 loài);
10,21%
cá (1 loài); 2,04%
bò sát (11 loài);
22,04%
thú (32 loài);
66,31%



Qua kết quả điều tra, số loài quý hiếm tại Phong Mỹ khá đa dạng với nhiều loài
có giá trị thuộc nhiều bộ, họ khác nhau (49 loài thuộc 10 bộ, 27 họ) chiếm 10% tổng số
loài được xác định là có mặt trong Khu KBTN Phong Điền. Tập trung chủ yếu là thú
lớn 32 loài, chiếm 72,7% số loài thú trong KBTTN Phong Điền, trong đó có 20 loài
nằm trong sách đỏ Việt Nam thuộc 4 bộ, 5 họ; bò sát 11 loài, chiếm 19,3% số loài bò sát
và ếch nhái của KBTTN Phong Điền thuộc 2 bộ, 8 họ; chim 5 loài thuộc 2 bộ, 5 họ; cá
1loài là cá chình hoa núi đá.

C
ộng đồng cũng đã ghi nhận sự có mặt của sao la, hổ, vượn, mang lớn và các
loại linh trưởng tại vùng rừng của xã Phong Mỹ trong thời gian trước đây nhưng hiện tại
gần như vắng bóng, chúng di chuyển vào rừng sâu, chỉ xác nhận thông qua dấu chân,
tiếng kêu… Hiện nay, thỉnh thoảng người dân đi rừng còn bắt gặp các loài như rùa, khỉ,
rái cá, culi, sóc, giồng, kỳ đà,… một số loài khác cũng được họ nhận biết một cách gián
tiếp thông qua tiếng kêu như trĩ, mang, vượn… Có nhiều loài nhận biết thông qua dấu
vết để lại mà những người thợ săn có kinh nghiệm dễ dàng nhận ra như heo rừng (đất
mới ủi khi kiếm ăn), khỉ (rơi vải các loại quả khi kiếm ăn), nhím (tạo lối mòn nhỏ khi đi

144

kiếm ăn)… Đa số các loài ĐVHD này được người dân bắt gặp trong các khu rừng sâu,
với các sinh cảnh khá da dạng như: loài khỉ sống chủ yếu ở các khu rừng thưa, kỳ nhông,
kỳ đà lại bắt gặp tại các khu vực có sông suối, cầy mực làm tổ ngay trong bọng cây dưới
đất, nhím hon lại chuyên sống trong các vùng núi đá có các bụi lau lách… Về phân bố
theo độ cao cũng khá đa dạng. Nhiều loài thường bắt gặp ở các vùng thấp, hơi Nm ướt
điển hình như các loài bò sát, số khác chỉ bắt gặp trên các vách đá dựng đứng như sơn
dương… Nhìn chung thì khu vực phân bố, sinh cảnh sống của ĐVHD khá đa dạng.
Khi đối chiếu và xác định các cấp đánh giá mức độ quý hiếm của ĐVHD trong
số 49 loài được ghi nhận ở địa phương được tổng kết ở bảng sau:
Bảng 1: Tổng kết các cấp đánh giá mức độ quý hiếm của ĐVHD tại Phong Mỹ
Các cấp đánh giá Nhóm IB Nhóm IIB Sách đỏ Việt Nam IUCN Cites
Số loài
22 12 36 24 11
Kết quả phỏng vấn còn cho thấy khu vực rừng xung quanh xã Phong Mỹ còn là
nơi sinh sống của nhiều loài có giá trị bảo tồn cao như vượn đen má trắng (Nomascus
leucogenys), culi nhỏ (Nycticebus pymaeus), sơn dương (Neamorhedus sumatraensis).
Đặc biệt có 3 loài thú móng guốc là mang Trường Sơn (Canismuntiacus
truongsonnensis), sao la (Pseudoryx nghetinhensis và mang nhỏ (Muntiacus muntiack)

là những loài quan trọng cho công tác bảo tồn trên toàn cầu.
Biểu đồ 2: Đánh giá mức độ nguy cấp theo cộng đồng
26
3
14
6
nguy cấp (E)
sắp nguy cấp (V)
hiếm ( R)
bị đe doạ (T)

Qua th
ảo luận nhóm đánh giá mức độ nguy cấp của ĐVHD theo cộng đồng,
người dân tập trung chủ yếu vào các đối tượng có giá trị kinh tế, thị trường tiêu thụ lớn,
thường xuyên bị săn bắt, mua bán trên địa bàn. Kết quả còn cho thấy rằng việc săn bắt
ĐVHD không chỉ cung cấp thực phNm, dược liệu cho đời sống hằng ngày của người dân
mà còn phục vụ cho nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Do đó, nguy cơ đe dọa tuyệt
chủng của các loài ĐVHD là rất lớn kể cả những loài không nằm trong sách đỏ Việt
Nam, IUCN, CITES hay Nghị định 32/CP như heo rừng, nhím, chồn… Kết quả thảo
luận được tổng hợp ở biểu đồ 2.
Ở đây có 3 loài được cộng đồng đánh giá nguy cấp (E) là công, sao la, gà lôi lam
mào trắng. Đây là những loài có giá trị cao thường sống trong các vùng rừng sâu yên

145

tĩnh. Chúng bị nguy cấp chủ yếu do săn bắt và bị mất sinh cảnh. Thuộc nhóm sắp nguy
cấp (V) có 14 loài bao gồm: báo gấm, beo lửa, gấu chó, gấu ngựa, kỳ đà, rùa hộp, mang
Trường Sơn, ba ba, cầy hương, cá chình, trĩ, mang lớn, mang nhỏ, chiếm 28,6 % trong
tổng số loài đưa ra. Ở đây có 2 loài không nằm trong sách đỏ Việt Nam, NĐ32, IUCN,
CITES là baba và mang nhỏ. Thuộc nhóm hiếm theo cộng đồng (R) có 6 loài: sơn

dương, heo rừng, culi nhỏ, rùa mỏ keo, khưới mỏ dài, trút. Trong đó, 2 loài không nằm
trong các danh lục quý hiếm là rùa mỏ keo và heo rừng. So sánh với sách đỏ Việt Nam
(2000), IUCN (2004), Nghị định 32/CP (2006). CITES (2001) thì lần đầu tiên có 2 loài
được đánh giá ở cấp độ (V), 2 ở cấp độ (R) theo cộng đồng. Đó là những loài có giá trị
sử dụng, giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng nên bị người dân khai thác để sử
dụng hoặc bán từ nhiều năm nay, làm cho chúng bị cạn kiệt và suy thoái nghiêm trọng.
Phần khác chúng bị đe dọa do mất sinh cảnh. Nhóm ĐVHD có nguy cơ bị đe doạ (T)
theo người dân trên địa bàn còn lại với số lượng ít, tần số bắt gặp rất hạn chế gồm 26
loài, chiếm 53% số loài đưa ra. Trong đó, 8 loài không nằm trong các danh lục quý hiếm
lần đầu tiên được cộng đồng đưa ra cần có giải pháp bảo vệ là: gà rừng, chồn bạc má,
chồn dơi, nhím hon, nhím đọt, sóc đỏ, rùa nước, chó sói.
3.2. Các nguy c
ơ đe doạ ĐVHD quý hiếm
Theo k
ết quả điều tra, nguy cơ đe doạ đến ĐVHD của địa phương chủ yếu là
tình trạng săn bắt, khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ (LSNG), đào đãi vàng trái phép,
làm đường… làm mất sinh cảnh. Ngoài ra việc mua bán, vận chuyển trái phép ĐVHD
với số lượng lớn, giá cả hấp dẫn cũng là nguyên nhân làm suy thoái các loài ĐVHD.
Kết quả đánh giá các mối đe doạ ĐVHD theo cộng đồng được thống kê ở bảng 2. Các
mối đe dọa chủ yếu đến khu hệ thú của khu vực đầu tiên phải kể đến là nạn săn bắt bằng
nhiều loại bẫy lớn nhỏ khác nhau (bẫy sập, bẫy treo, bẫy lồng, bẫy thắt cổ…) trong thời
gian nông nhàn. Đối tượng săn bắt không chỉ người địa phương mà cả người dân từ các
tỉnh khác như Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa vào khai thác gỗ, LSNG và ĐVHD
trái phép với nhiều thủ đoạn khác nhau. Riêng bò sát và cá là hai đối tượng được thị
trường ưa chuộng, giá cả hấp dẫn nên chúng luôn là đối tượng bị săn bắt, buôn bán, xuất
kh
Nu trái phép với số lượng lớn, dẫn đến sự suy thoái của các loài ĐVHD này.
Bảng 2: Các mối đe doạ ĐVHD quý hiếm theo cộng đồng tại Phong Mỹ
STT


Nhóm tác động
Nguy cơ đe doạ
Thú lớn Bò sát Chim Cá
1 Săn bắt 60 50 45 45
2 Mất sinh cảnh 58 45 25 20
3 Phá rừng làm rẫy 45 45 35 15

146

4 Gia tăng dân số, buôn bán trái phép 58 55 35 20
5 Thiên tai chiến tranh, cháy rừng 35 50 20 20
6 Nguyên nhân khác (khả năng sinh sản…)

35 20 25 20
Nguồn: số liệu điều tra năm 2008
Chú thích: - Rất nghiêm trọng : 41-60 điểm
- Nghiêm trọng : 21-40 điểm
- Ít nghiêm trọn: 1-20 điểm
Nạn đào đãi vàng trái phép trên địa bàn là một vấn đề khá nhức nhối ở địa
phương. Ngay tại khu vực rừng Tam Dân, các công cụ máy móc được vận chuyển đến,
hoạt động rầm rộ, lượng người tập trung đông làm ô nhiễm nguồn nước, phá vỡ sinh
cảnh, ảnh hưởng đến thành phần và số lượng loài ĐVHD. Tuy nhiên, cũng có một số
loài chim tuy ít bị săn bắt nhưng số lượng rất ít, theo những người có kinh nghiệm thì
do chúng sinh sản quá ít, và một số yếu tố thay đổi của thời tiết làm cho quần thể loài
này không thể tăng lên được.
3.3.
Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn ĐVHD tại địa phương
ĐVHD ở Phong Mỹ khá đa dạng nhưng hiện nay chúng đang đứng trước nhiều
nguy cơ bị đe dọa dưới nhiều áp lực khác nhau, do đó, không thể chỉ có một giải pháp là
có thể bảo tồn được mà cần thiết phải có sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều giải pháp

khác nhau. Đồng thời, phải có sự kết hợp của các ban ngành liên quan thì công tác bảo
tồn ĐVHD mới đem lại hiệu quả. Dựa trên các kết quả điều tra về thực trạng công tác
bảo tồn ĐVHD tại địa phương và kết quả thảo luận của cộng đồng, chúng tôi đưa ra một
số giải pháp quản lý bảo vệ ĐVHD trên địa bàn như sau:
3.3.1. Tăng cường kiểm tra xử lý các đối tượng vi phạm
*
Đối với người dân địa phương: Cần có biện pháp chống săn bắt trộm, trước
m
ắt phải có sự phối hợp giữa tổ tuần tra rừng cộng đồng và lực lượng kiểm lâm tháo gỡ
các loại bẫy khác nhau, xử lý nghiêm khắc các đối tượng vi phạm. Đặc biệt đối với các
đối tượng vào rừng khai thác lá nón hoặc các lâm sản khác phải kí bản cam kết. Tiến
hành giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ động vật rừng cho người địa phương. Mở
các lớp tập huấn kỷ thuật sản xuất, tham quan, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi phát
triển ngành nghề.
*Đối với người tiêu dùng: Tăng cường công tác kiểm tra trên tất cả các khâu
cung, cầu và cầu nối như mua bán, vận chuyển, chế biến. Xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm, đặc biệt là các chủ đầu nậu. Xử lý dứt điểm, kiên quyết xoá bỏ các tụ điểm buôn
bán ĐVHD, các trọng điểm phá rừng. Phối hợp giữa các ngành chức năng trong công

147

tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Thực hiện nghiêm túc theo pháp luật bảo vệ ĐVHD.
3.3.2. Gi
ải pháp giáo dục cộng đồng nâng cao nhận thức của người dân về
bảo tồn ĐDSH
Vi
ệc nâng cao dân trí cho vùng đệm Khu BTTN Phong Điền là một giải pháp rất
cần thiết và cấp bách. Cần xây dựng chương trình giáo dục môi trường dài hạn trong
cộng đồng, ngăn chặn săn bắt ĐVHD trái phép. Do đó cần phải có kế hoạch, phương
pháp, nội dung và hình thức thích hợp để nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân,

các nhà quản lý, các tổ chức cá nhân về bảo tồn ĐVHD.
3.3.3. Gi
ải pháp khôi phục thảm thực vật ở địa bàn
Khôi ph
ục thảm thực vật rừng là gián tiếp khôi phục tính ĐDSH động vật. Hầu
hết các loài động vật đều có quan hệ mật thiết với với thảm thực vật vì thảm thực vật là
nguồn thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp và là nơi ở, nơi sống của các loài động vật. Nếu
thảm thực vật thay đổi thì chúng sẽ không tồn tại hay phải di cư đến vùng sinh thái khác
thích nghi hơn lúc đó chúng sẽ giảm về số lượng cá thể cũng như thành phần loài. Với
các giải pháp giao đất giao rừng cho người dân có sự hổ trợ về kỹ thuật, phương tiện
trong hoạt động trồng cây phục hồi rừng.
3.3.4. Hoàn thi
ện khung pháp lý các vấn đề có liên quan đến việc bảo tồn
ĐVHD
Hoàn thi
ện khung pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ,
các chính sách khuyến khích gây nuôi sinh sản và sử dụng bền vững ĐVHD, làm rõ, sửa
đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới cho phù hợp. Các chế tài xử lý vi phạm đủ mạnh, có
khả năng răn đe và thuyết phục cao.
3.3.5. Nâng cao n
ăng lực
V
ề kiến thức, kỹ năng, trình độ liên quan đến kiểm soát và bảo tồn sinh học cho
lực lượng quản lý trong việc thực thi pháp luật, hoạch định chính sách, kiểm soát buôn
bán ĐVHD. Nâng cao năng lực và hiệu quả trong công tác cứu hộ và hoàn trả các loài
ĐVHD về môi trường sống tự nhiên của chúng.
IV. K
ết luận và kiến nghị
4.1. K
ết luận

Phong M
ỹ là nơi sống thích hợp cho nhiều loài ĐVHD. Qua điều tra sơ bộ, nơi
đây có mặt trên 49 loài ĐVHD quý thuộc 10 bộ và 27 họ khác nhau. Trong đó, có nhiều
loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN, là những loài có giá trị kinh tế và

148

sinh học cao. Có 12 loài lần đầu tiên được xem là sắp nguy cấp, hiếm và bị đe doạ theo
cộng đồng cần có biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, do thời gian hạn chế, nên cần phải có
những công trình nghiên cứu tiếp theo để tiếp tục làm rõ thêm tình trạng bảo tồn của các
loài này.
Công tác bảo tồn ĐVHD ở địa phương cũng đang được chú trọng với nhiều
chương trình dự án về bảo tồn ĐVHD, bước đầu đã thu hút sự tham gia của người dân.
Đây chính là điểm quan trọng để xây dựng chiến lược quản lý hiệu quả dựa vào chính
cộng đồng địa phương.
ĐVHD tại địa phương đang phải chịu rất nhiều áp lực, trong đó áp lực lớn nhất
đến từ việc săn bắt, buôn bán với các hoạt động ngày càng tinh vi cần phải phối hợp
giữa các bên liên quan trong việc quản lý mới đem lại hiệu quả. Để bảo vệ các loài,
ngoài việc kiểm kê, điều tra thành phần loài của khu vực nghiên cứu, còn cần phải có sự
đánh giá các mức độ bị đe dọa, hay nói cách khác là tình trạng bảo tồn của các loài. Xác
định các loài ĐVHD nguy cấp dựa vào sự đánh giá của cộng đồng sẽ cung cấp cho
những người làm công tác bảo tồn một nguồn thông tin đầy đủ, toàn diện hơn, từ đó
giúp cho hoạt động ra quyết định trong công tác bảo tồn sát với thực tế và có tính khả
thi cao.
4.2. Ki
ến nghị
Để quản lý tốt ĐVHD trên nguyên tắc bảo tồn đi đôi với phát triển kinh tế-xã
hội cho người địa phương, trên cơ sở kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kiến
nghị sau:
- Chính quyền địa phương nên phối hợp với người đại diện của các dân tộc như

già làng, trưởng bản làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân
bảo tồn ĐVHD.
- Trong từng thôn bản cần phát huy thế mạnh của hương ước, có các biện pháp
để khuyến khích người dân tham gia trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và
ĐVHD nói riêng.
- Tập trung khai thác những kinh nghiệm của người dân về tập tính, đặc điểm
sinh thái của ĐVHD để có chiến lược quản lý cũng như bảo tồn hợp lý.
- Chính quyền cần ưu tiên trong việc cấp quyền sử dụng đất. lôi kéo người dân
vào các hoạt động trồng rừng, sản xuất nông nghiệp nâng cao thu nhập cho người dân.


149

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kỹ thuật số 7/2007. Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cánh quan rừng Hành
lang xanh tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Dự án Hành lang xanh.
2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Sách đỏ Việt Nam năm 2000. (phần động vật),
(2000).
3. Đặng Huy Huỳnh và cộng sự. Danh lục các loài thú (Mamalia) Việt Nam. Nxb Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nôi, (1992).
4. Hilton – Taylor C. (compiler), IUCN Red list of Threatened Species. IUCN, Gland,
Witzerland and Cambridge,UK (2004).
5. Lê Vũ Khôi, Võ Văn Phú. Bidioversity of animal in Bach Ma nation park. Hue. NXB
Thuận Hoá (2004).
6. Nguyến Xuân Đặng, Phạm Nhật. Giới thiệu một số loài thú của Đông Dương và Thái
Lan. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội (2000).
7. Phạm Nhật. Một số biện pháp nhằm quản lý tốt nguồn tài nguyên động vật rừng, Tạp
chí Lâm nghiệp số 7, (1993).
8. Trần Mạnh Đạt, Cao Thị Lý và các giảng viên khác. Bài giảng bảo tồn đa dạng sinh
học: Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội (2002).

9. Võ Quý, Nguyễn Cử. Danh lục chim Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội (1995).


CURRENT STATUS AND COMMUNITY PARTICIPATORY CONSERVATIVE
MEASUREMENTS OF ENDANGERED WILDLIFE SPECIES IN PHONG MY
COMMUNE, PHONG DIEN DISTRICT THUA THIEN HUE PROVINCE
Vo Thi Minh Phuong, Nguyen Thi Hoai Thuong
College of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
Phong My is one of the villages belonging to the lowland mountain area of the Central
Highland in the western part of Phong Dien district and it has an area belonging to Phong Dien
Natural Reserve. This area is extremely diverse in flora and fauna and is the living area of many
wildlife species which are under direct and indirect threats. According to the inventories of local
people, in the area, there are 49 wildlife species belonging to 10 different orders and 27 families

150

occupying 10% of the total species that are currently available in the Phong Dien Natural
Reserve, most of which are large mammals including 32 species occupying 72,7% of the total
mammals in Phong Dien Natural Reserve. Of those mammals, there are 12 species that, for the
first time, have been identified as nearly threatened, rare and need conservative measurements.
The wildlife in the area are facing many threats the biggest of which are illegal hunting and
trading which are practiced with more and more sophisticated tricks from the violators. Thus, it
is necessary to have cooperative measurements of related stakeholders in order to have an
effective wildlife management in the area.

×