Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Các giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện bàu bàng, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

LÊ THÀNH QUÝ
18000093

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÀU BÀNG,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

Bình Dương, năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

LÊ THÀNH QUÝ
18000093

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÀU BÀNG,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG



Bình Dương, năm 2021


I

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Các giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát
triển công nghiệp trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương”, là cơng trình
nghiên cứu của chính tơi.
Ngồi trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng luận văn này chưa từng công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những
nơi khác.
Khơng có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà khơng được trích dẫn theo dúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tái các trường
Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Bình Dương, ngày 30 tháng 10 năm 2021
Tác giả

Lê Thành Quý


II

LỜI CẢM ƠN
Kính thưa: Ban Giám hiệu Trường Đại học Bình Dương; Khoa Đào tạo sau Đại
học; Khoa Kinh tế và các giảng viên tham gia giảng dạy, hướng dẫn.
Sau một thời gian học tập tại Trường Đại học Bình Dương, tơi đã hồn thành
luận văn tốt nghiệp với đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển

công nghiệp trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương”, được kết quả ngày
hơm nay, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận
tình của q thầy cơ trong Nhà trường, trong đó có q thầy cơ trong Khoa Đào tạo Sau
Đại học, Khoa Kinh tế và đặc biệt là thầy TS. Nguyễn Hoàng Phương người trực tiếp
hướng dẫn, cung cấp tài liệu và chỉ bảo để tơi hồn thành báo cáo luận văn tốt nghiệp
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến q thầy cơ và kính chúc q thầy cô luôn mạnh
khỏe, hạnh phúc để tiếp tục đào tạo cho các thế hệ học viên có những kiến thức, kỹ năng
nghiên cứu nhằm góp một phần xây dựng quê hương Đất nước của mình.
Học viên

Lê Thành Quý


III

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Với mục tiêu phấn đấu sớm trở thành Trung tâm cơng nghiệp – đơ thị phía bắc
của tỉnh Bình Dương, huyện Bàu Bàng đã lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2025. Trên cơ sở đó, huyện tập trung nâng cao giá trị công nghiệp, tạo
động lực thu hút đầu tư phát triển dịch vụ, đô thị và nông nghiệp. Theo đó, trong các
năm qua huyện đã quan tâm chỉ đạo thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển công
nghiệp theo hướng công nghiệp “sạch”, thân thiện với môi trường, tập trung phát triển
công nghệ cao, phát triển các khu công nghiệp. Tuy nhiên, Bàu Bàng là huyện mới
thành lập cịn gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển công
nghiệp. Với mong muốn góp phần tìm ra những giải pháp khả thi để đáp ứng nhu cầu
phát triển công nghiệp của huyện, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Các giải pháp
đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Bàu Bàng,
tỉnh Bình Dương” để thực hiện luận văn của mình. Về thời gian đề tài được thực hiện
trong năm 2020, với phạm vi thực hiện là trên địa bàn huyện Bàu Bàng – tỉnh Bình
Dương. Tác giả dùng số liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư công

nghiệp tại Bàu Bàng. Xuất phát từ thực tiễn trong triển khai thu hút vốn đầu tư phát
triển công nghiệp và từ nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư, Tác
giả đã cho xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển công
nghiệp trên địa bàn huyện Bàu Bàng. Tác giả căn cứ vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn;
các cơng trình nghiên cứu về thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, căn cứ vào kết
quả nghiên cứu trước đó, từ các bài học kinh nghiệm của các huyện khác, tác giả đã xây
dựng mơ hình các nhân tố thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện
Bàu Bàng gồm 6 nhân tố như sau: (1) Thủ tục hành chính; (2) Xúc tiến đầu tư; (3)
Nguồn nhân lực; (4) Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật; (5) Kỹ thuật – công nghệ cao; (6)
Bảo vệ môi trường sinh thái. Trên cơ sở các nhân tố tác động và những quan điểm và
định hướng cụ thể trong việc thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới, tác giả đề xuất các
giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn nghiên
cứu.


IV

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II
TÓM TẮT LUẬN VĂN .........................................................................................III
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU ........................................................................ IX
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... X
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận văn ........................ 2
2.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước........................................................ 2
2.2. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi liên quan đến luận văn ............... 3
2.3. Khoảng trống của các cơng trình nghiên cứu liên quan ............................ 6

3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 6
3.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 6
3.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined.
5.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 7
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 7
5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin và tổng hợp số liệu ............................... 8

5.2.2.1. Công cụ xử lý số liệu ............................................................... 8
5.2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu ................................................. 8
5.2.3. Phương pháp phân tích ......................................................................... 8

5.2.3.1. Phương pháp thống kê khảo sát ............................................... 8
5.2.3.2. Phương pháp đối chiếu - so sánh ............................................. 8
5.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................. 8
5.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ............... 8


V
5.3.2. Hệ thống chỉ tiêu về vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài........... 9

5.3.2.1. Số dự án và vốn đăng ký đầu tư được cấp phép mới và bổ sung vốn
............................................................................................................... 9
5.3.2.2. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư ......................................... 9
5.3.3. Hệ thống chỉ tiêu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển
công nghiệp ..................................................................................................... 10

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................... 10
7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 10
Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ............................................................................ 12
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 12
1.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 12
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư ................................................................................. 12
1.1.1.2. Khái niệm vốn đầu tư .......................................................................... 12
1.1.1.3. Khái niệm thu hút vốn đầu tư .............................................................. 12
1.1.1.4. Khái niệm công nghiệp ....................................................................... 12
1.1.2. Phân loại các nguồn vốn đầu tư ................................................................. 12
1.1.2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước ............................................................. 13

a) Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước ................................................. 13
b) Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp........................................ 13
c) Tiết kiệm của dân cư ....................................................................... 13
1.1.2.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài............................................................. 14

a) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ................................ 14
b) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ............................. 14
c) Nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) ............... 14
1.1.3. Các điều kiện để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ...................... 15
1.2. Một số lý thuyết cơ bản về vốn đầu tư ........................................................... 15
1.2.1. Lý luận của V.I.Lênin về đầu tư trực tiếp nước ngồi ............................... 15
1.2.2. Lý thuyết “Cái vịng luẩn quẩn” với “cú huých từ bên ngoài” của
P.A.Samuelson (Mỹ) ............................................................................................ 15
1.2.3. Lý thuyết về hành vi của nhà đầu tư .......................................................... 16
1.3. Vai trị của vốn đầu tư phát triển cơng nghiệp ............................................. 17



VI
1.3.1. Vốn đầu tư góp phần giải quyết nhu cầu vốn, phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn”
đối với các nước đang phát triển .......................................................................... 17
1.3.2. Vốn đầu tư góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa .................................................................. 18
1.3.3. Vốn đầu tư thúc đẩy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hóa doanh nghiệp .... 19
1.3.4. Vốn đầu tư góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm
mới cho nền kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động ........................... 20
1.4. Tác động tích cực và tiêu cực của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã
hội ............................................................................................................................. 21
1.4.1 Tác động tích cực của vốn đầu tư công nghiệp tới phát triển kinh tế - xã hội21
1.4.2 Tác động tiêu cực của vốn đầu tư tới phát triển kinh tế - xã hội ....................... 23
1.5. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 25
1.5.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp huyện Sơn Dương,
tỉnh Tuyên Quang ................................................................................................. 25
1.5.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển cơng nghiệp huyện Bến Cát, tỉnh
Bình Dương .......................................................................................................... 27
1.5.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ ......................................................................................................... 28
1.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động thu hút đầu tư phát triển cơng
nghiệp huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương .......................................................... 30
1.6. Các nhân tố thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện
Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương .................................................................................. 31
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 33
Chương II THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TẠI HUYỆN BÀU
BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI GIAN QUA .............................................. 34
2.1. Tổng quan tình hình thu hút vốn đầu tư trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh
Bình Dương thời gian qua...................................................................................... 34
2.1.1. Vị trí địa lý, giao thơng của huyện Bàu Bàng ............................................ 34

2.1.2. Tổng quan thu hút vốn đầu tư trên địa bàn huyện...................................... 37


VII
2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển cơng nghiệp trên địa bàn huyện
Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương .................................................................................. 40
2.2.1. Thực trạng cơ chế, chính sách thủ tục hành chính liên quan đến thu hút vốn
đầu tư trên địa bàn vùng ....................................................................................... 40
2.2.2. Thực trạng xúc tiến đầu tư để thu hút vốn đầu tư trên địa bàn vùng ......... 43
2.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ............................... 45
2.2.4. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư .. 48
2.2.5. Thực trạng kỹ thuật, công nghệ cao trong các doanh nghiệp đầu tư ......... 50
2.2.6. Thực trạng mơi trường sinh thái trong q trình thu hút vốn đầu tư ......... 53
2.3. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình
Dương....................................................................................................................... 55
2.3.1. Những thành tựu đạt được .......................................................................... 55
2.3.2. Những hạn chế yếu kém ............................................................................. 56
2.3.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 57
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 59
Chương III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TẠI
BÀU BÀNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG ..................................................................... 60
3.1. Quan điểm và định hướng thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới tại Bàu
Bàng, tỉnh Bình Dương .......................................................................................... 60
3.1.1. Quan điểm .................................................................................................. 60
3.1.2. Định hướng ................................................................................................. 61
3.2. Giải pháp thu hút vốn đầu tư tại Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ................... 61
3.2.1. Hồn thiện cơ chế, chính sách và cả tiến thủ tục hành chính liên quan đến
thu hút vốn đầu tư trên địa bàn vùng .................................................................... 61
3.2.2. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư để thu hút vốn đầu tư ....................................... 63
3.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật để thu hút vốn đầu tư............... 65

3.2.4. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nhà
đầu tư .................................................................................................................... 67
3.2.5. Tăng cường thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp kỹ thuật - công nghệ cao tạo
sự lan tỏa cho các doanh nghiệp trên địa bàn vùng.............................................. 69
3.2.6. Bảo vệ mơi trường sinh thái trong q trình thu hút vốn đầu tư ................ 72


VIII
3.3. Những kiến nghị, đề xuất ................................................................................ 73
3.3.1. Đối với huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ............................................... 73
3.3.2. Đối với các cơ quan Trung ương và Chính phủ ......................................... 73

3.4. Lộ trình thực hiện giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn 2030..................76
3.4.1. Giai đoạn 2021 - 2023 .............................................................................. 736
3.4.2. Giai đoạn 2024 – 2025, tầm nhìn 2030…….. .......................................... ..78
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 78
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81


IX

DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Mơ hình các nhân tố thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa
bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương ………………………………………...32
Hình 2.1. Mơ hình quản lý các dự án tại Bàu Bàng - Bình Dương……………..39
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2019 phân theo xã/phường/thị
trấn huyện Bàu Bàng ……………………………………………………………35
Bảng 2.2. Tổng các dự án và vốn đầu tư huyện Bàu Bàng 2014-2020…….……37
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất qua các thời kỳ (Giá so sánh) huyện Bàu Bàng …….38



X

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
GDP

Viết đầy đủ tiếng Anh
Viết đầy đủ tiếng Việt
: Gross Domestic Production
: Tổng thu nhập quốc nội

FDI

: Foreign Direct Investment
: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

WTO

: World Trade Organization
: Tổ chức Thương mại Thế giới

ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations
: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

USD


: United States dollar
: Đô la Mỹ

GDRP

: Gross Regional Domestic Product
: Tổng sản phẩm trên địa bàn

KCN

: Khu cơng nghiệp

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: Uỷ ban nhân dân

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

NQ-CP

: Nghị quyết Chính phủ

CNTT


: Công nghệ thông tin

KHCN

: Khoa học công nghệ

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

TTHC

: Thủ tục hành chính

CCHC

: Cải cách hành chính

TP

: Thành phố

TNCs

: Transational Corporations
: Cơng ty xun quốc gia

ODA

: Vốn viện trợ phát triển chính thức


BBC

: Hợp đồng hợp tác kinh doanh


XI
BOT

: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh chuyển giao

BTO

: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh
doanh

BT

: Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

NGO

: Tổ chức phi chính phủ

DN

: Doanh nghiệp

TNHH


: Trách nhiệm hữu hạn

NĐ - CP

: Nghị định Chính phủ

CTCP

: Cơng ty cổ phần

CT - TTg

: Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ

WTA

: Hiệp hội Đơ thị khoa học Thế giới

ICF

: Diễn đàn Cộng đồng thông minh Thế
giới

R&D

: Research and Development
: Nghiên cứu và phát triển

KCN KHCN


: Khu công nghiệp Khoa học công nghệ

STNMT

: Sở Tài nguyên Môi trường

CCBVMT

: Chi cục Bảo vệ môi trường

QĐ - XPVPHC

: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

FTA

: Free Trade Agreement
: Hiệp định Thương Mại Tự Do

ĐT

: Đường tỉnh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam bước vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 xây
dựng trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường như cạnh

tranh chiến lược, chiến tranh thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường,
công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng quyết liệt, tăng trưởng
kinh tế thế giới có khả năng chậm hơn giai đoạn trước; cách mạng công nghiệp lần thứ
4 sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ và rộng rãi đến mọi mặt của đời sống; các thách thức an
ninh phi truyền thống, đặc biệt là biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng về cả tác động và
cường độ; dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác
nhân là virus SARS-CoV-2. Nhiều yếu tố thuận lợi xuất hiện, tạo ra những cơ hội lớn
để phát triển; đồng thời cũng đan xen những khó khăn, thách thức địi hỏi cần phải vượt
qua. Hoạt động đầu tư có vai trò hết sức quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển kinh
tế, đặc biệt là đầu tư phát triển công nghiệp. Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề
phát triển cơng nghiệp có tầm chiến lược đặc biệt trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta. Do vậy, việc tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực cơng nghiệp có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội là cơ sở bảo
đảm sự phát triển của đất nước.
Bàu Bàng nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, kết nối trực tiếp với TP.HCM, Đồng
Nai, Bình Phước… thông qua hệ thống hạ tầng giao thông đã và đang được Nhà nước
quan tâm phát triển. Theo thống kê cuối năm 2019, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDRP)
tăng 9,5% (kế hoạch 8,5-8,7 GDP đạt 146,9 triệu đồng (kế hoạch 140,6 triệu đồng).
Trong đó, chỉ số phát triển cơng nghiệp tăng 9,86% (năm 2018 tăng 9,8%, kế hoạch
2019 tăng 9,5%). Với mục tiêu phấn đấu sớm trở thành trung tâm cơng nghiệp - đơ thị
ở phía bắc của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bàu Bàng đang đẩy mạnh
phát triển khu vực dịch vụ đô thị trung tâm huyện Bàu Bàng và thị trấn Lai Uyên với
cốt lõi là Khu công nghiệp đô thị Bàu Bàng trở thành đơ thị vệ tinh của thành phố mới
Bình Dương, phù hợp với định hướng của tỉnh đó là tập trung phát triển cơng nghiệp
lên khu vực phía bắc.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn việc đi tìm lời giải cho bài tốn
phát triển cơng nghiệp địa phương để tạo đà thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh


2

tế khác đang là một vấn đề bức thiết. Thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại
địa phương cần thiết và rất quan trọng, tuy nhiên phát triển cơng nghiệp tại huyện Bàu
Bàng cịn tồn tại nhiều bất cập mà nguyên nhân chính là các vấn đề liên quan đến đầu
tư. Với đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp
trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” tác giả mong muốn góp phần tìm ra
những giải pháp khả thi để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của huyện; phục vụ
việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận văn
2.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
- Lê Thị Thi (2013), “Thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009-2011”, Luận văn
tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế. Tác giả đưa ra hệ thống cơ sở lý luận thực tiễn liên
quan đến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp. Khái quát các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên
cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển của lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp trên
địa bàn, các chính sách được thực thi để thu hút vốn đầu tư, từ đó tác giả đưa ra các giải
pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư, đáp ứng đủ nguồn lực cho mục tiêu phát triển
của huyện. Những giải pháp do tác giả đề xuất tuy chưa hồn thiện và đầy đủ nhưng
vẫn có ý nghĩa tham khảo cho những cơng trình nghiên cứu về thu hút đầu tư phát triển
công nghiệp sau này.
- Nguyễn Ngọc Sơn (2014), “Phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành cơng
nghiệp trong q trình cơng nghiệp hố ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển,
trang 24 - 37. Bài nghiên cứu nhận thức của Đảng và Nhà nước về vai trị của cơng
nghiệp trong q trình cơng nghiệp hóa, đánh giá thực trạng phát triển và chuyển dịch
cơ cấu công nghiệp, nhận diện các vấn đề mà công nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt
trong quá trình cơng nghiệp hóa: tăng trưởng ngành cơng nghiệp – xây dựng cịn thiếu
bền vững; giá trị ngành cơng nghiệp chế biến còn thấp; sự thay đổi trong 10 ngành cơng
nghiệp chủ lực; cơ cấu cơng nghiệp theo trình độ công nghệ phát triển thấp; khả năng
tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu; các ngành cơng nghiệp hỗ trợ kém phát triển; cụm
ngành chưa được hình thành và phát triển ở Việt Nam; phát triển công nghiệp xanh chưa

được chú trọng; chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp thấp và chậm được phát triển;


3
hoạch định chiến lược và chính sách cơng nghiệp cịn lạc hậu, chưa hiệu quả. Từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp trong q
trình cơng nghiệp hóa rút ngắn của Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Đoàn Thị Minh Hải (2018), “Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp tỉnh Quảng Trị”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế, Đại học Huế, Trường Đại
học Kinh tế. Bằng việc phân tích một số vấn đề về thu hút đầu tư vào các khu công
nghiệp liên quan đến công tác quản lý; vốn đầu tư và giải ngân... tác giả đã đưa ra các
giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị bao
gồm: giải pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng; giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực;
giải pháp liên quan đến tính minh bạch của thông tin; giải pháp liên quan đến môi trường
pháp lý; giải pháp liên quan đến môi trường dịch vụ cơng. Từ đó, tác giả đưa ra các kiến
nghị đối với Chính phủ, Ban quản lý và nhà đầu tư, UBND tỉnh Quảng Trị.
- Đinh Khánh Lê (2018), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng
phát triển bền vững tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội.
Nghiên cứu đã phân tích các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
bao gồm: mơi trường và chính sách đầu tư; chất lượng lao động; hệ thống cơ sở hạ tầng;
tình hình kinh tế chính trị trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở luận giải cơ hội,
thách thức đối với FDI và các mục tiêu thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững
ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2025, luận án đã đề xuất được hệ thống các giải pháp
hoàn thiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam cho những năm tiếp theo.
- Đặng Duy Trinh (2012), “Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển và chuyển giao cơng nghệ ở Việt Nam”, Tạp chí JSTPM Vol,
No 1. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến các biện pháp chính sách khuyến
khích đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đó là các biện pháp về tổ chức, thuế, tín dụng,
vốn mạo hiểm, nhân lực cơng nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt
là cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

2.2. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi liên quan đến luận văn
- Lee Min-Jea và các cộng sự (2020), “Japan’s Export Regulations and Korea’s
Investment Attraction Strategy: Focusing on the Parts and Materials Industry” (Nhật
Bản quy định xuất khẩu và chiến lược thu hút đầu tư của Hàn Quốc: Tập trung vào
ngành công nghiệp phụ tùng và vật liệu), Tạp chí Thương mại Hàn Quốc tập 24, số 3,


4
tháng 5, trang 55-72. Thơng qua việc phân tích tình hình hiện tại và đặc điểm thương
mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, tập trung vào các ngành công nghiệp linh kiện và vật
liệu - vốn bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các quy định thương mại của Nhật Bản, và nghiên
cứu một số xu hướng thống kê trong môi trường bên trong và bên ngồi của ngành cơng
nghiệp linh kiện, vật liệu cùng các trường hợp thu hút đầu tư thành công ở Hàn Quốc.
Nghiên cứu cho thấy: để tăng khả năng thành công trong việc thu hút đầu tư cần một
chiến lược trung và dài hạn xem xét nhiều yếu tố như: “Định hướng sản xuất, Liên kết
nhu cầu, Liên kết chuỗi giá trị toàn cầu (VGC) và Chính sách - thu hút đầu tư liên kết”
- Vilayvone Phommachanh (2017), “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi vào phát triển cơng nghiệp tại các tỉnh miền Nam của Nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Từ thực trạng thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam của Cộng
hịa Dân chủ Nhân dân Lào thời kì 1988-2015. Từ đó đánh giá những mặt hạn chế, tồn
tại và nêu ra các quan điểm, định hướng, làm rõ các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng
cường thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam Lào.
- Herick Fernando Moralles và cộng sự (2020), “FDI productivity spillovers and
absorptive capacity in Brazilian firms: A threshold regression analysis” (Sự lan tỏa
năng suất FDI và khả năng hấp thụ ở các doanh nghiệp Brazil: Phân tích hồi quy
ngưỡng) , Tạp chí Quốc tế về Kinh tế & Tài chính – Elsevier. Với việc sử dụng mơ hình
hồi quy ngưỡng để đánh giá các đặc điểm cụ thể của các nền kinh tế đang phát triển.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khi FDI được đặt làm ngưỡng và biến phụ thuộc vào chế độ, các
doanh nghiệp Brazil có thể bị ảnh hưởng bởi sự lan tỏa năng suất tiêu cực. Tuy nhiên,

các doanh nghiệp trong nước có thể thu được tác động lan tỏa tích cực nếu họ được ưu
đãi với khả năng hấp thụ cao.
- Hong Nhat Nguyen và các cộng sự (2019), “Enhancing the capacity of tax
authorities and its impact on transfer pricing activities of FDI en-terprises in Ha Noi,
Ho Chi Minh, Dong Nai, and Binh Duong province of Vietnam” (Nâng cao năng lực
của cơ quan thuế và tác động của nó đến hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai và tỉnh Bình Dương
của Việt Nam), Ấn phẩm Management Science Letters tập 9, Số 8 trang 1299-1310, nhà
xuất bản Growing Science. Các tác giả cho rằng việc nâng cao năng lực của cán bộ thuế,


5
đặc biệt là cán bộ phụ trách kiểm toán chuyển giá sẽ ngăn chặn các doanh nghiệp FDI
thao túng chuyển giá, từ đó các doanh nghiệp này sẽ tuân thủ các quy định về chuyển
giá của Việt Nam hơn. Cán bộ thuế càng minh bạch và quyết liệt thì các doanh nghiệp
này càng thực hiện tốt các quy định.
- Rafat và các cộng sự (2019), “The country risks and foreign direct investment
(FDI)”, Tạp chí Kinh tế Iran số 1, tập 23, trang 235-260. Nghiên cứu cho thấy xung
đột bên ngoài, căng thẳng sắc tộc, điều kiện kinh tế xã hội, hồ sơ đầu tư, căng thẳng
quân sự và tôn giáo là những yếu tố quyết định rất lớn đến dòng vốn đầu tư nước ngoài
vào Iran.
- Gavkhar Bekmurodova (2020), “Theoretical Features of FDI (Foreign Direct
Investment) and its Influence to Economic Growth” (Các đặc điểm lý thuyết về FDI
(Đầu tư trực tiếp nước ngồi) và ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế), Tạp chí
Quốc tế về Khoa học Quản lý và Quản trị kinh doanh, tập 6, số 2, trang 33-39. Nghiên
cứu chỉ ra FDI ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của nước sở tại và sự ổn định
của hoạt động kinh tế vĩ mô của nước đó.
- Phạm Thị Nga và cộng sự (2020), “The role of Patent on Foreign Direct
Investment: Evidence in Vietnam” (Vai trò của Bằng sáng chế đối với Đầu tư Trực tiếp
nước ngồi: Bằng chứng ở Việt Nam), Tạp chí Khoa học Phân phối, Hàn Quốc, tập 18,

số 6, trang 77 - 82. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng bảo hộ sáng chế có ảnh
hưởng tích cực đến FDI trong cả ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt, việc đăng ký sáng chế
của các cá nhân, tổ chức nước ngồi chỉ có tác động tích cực đáng kể đến thu hút FDI,
cịn sáng chế của Việt Nam thì khơng có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả của nghiên cứu
này, các tác giả đưa ra một số khuyến nghị giúp thu hút FDI dựa trên việc nâng cao
nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ: Tăng cường hợp tác quốc tế về đổi mới sáng tạo để
học hỏi và khuyến khích cấp bằng sáng chế; Nâng cao năng lực sáng chế cũng như khả
năng đăng ký sáng chế của người Việt Nam; Các cơ quan chính phủ có nhiệm vụ hỗ trợ
các thủ tục đăng ký xem xét lại lần thứ hai; Khuyến khích đăng ký sáng chế dựa trên
bằng sáng chế.


6
2.3. Khoảng trống của các cơng trình nghiên cứu liên quan
- Thứ nhất: Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đều có những giá trị về mặt lý
luận và thực tiễn nhất định đối với thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, cịn ít cơng trình
nghiên cứu về thu hút đầu tư phát triển cơng nghiệp.
- Thứ hai: Chưa có cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ thực trạng về thu hút vốn
đầu tư và các tác động của vốn đầu tư cho phát triển về cơng nghiệp trong vịng 10 năm
trở lại đây (2010-2020) vào huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
- Thứ ba: Các giải pháp mà các cơng trình nghiên cứu đưa ra chưa được hồn
thiện và đầy đủ, phạm vi thực hiện cịn rộng, chưa có nghiên cứu về các giải pháp thu
hút vốn đầu tư trên phạm vi huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn
đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” làm
cơng trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình nhằm nhìn nhận các thực trạng liên
quan và đề xuất các giải pháp hiệu quả trong thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp
vào huyện Bàu Bàng đến năm 2025.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm,
xác định được thời cơ, thuận lợi và những thách thức, khó khăn; trên cơ sở đó đề ra
những giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện
Bàu Bàng đến năm 2025.
3.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư phát triển cơng
nghiệp.

- Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển cơng nghiệp. Từ đó, tìm ra
những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong thu hút vốn
đầu tư vào phát triển công nghiệp huyện Bàu Bàng.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào phát triển
cơng nghiệp tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


7
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các nội dung liên quan đến thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp,
trong đó tập trung nghiên cứu thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của khu công
nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thu hút vốn
đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.

- Về thời gian: Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực Cơng nghiệp
tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015 – 2020. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp có ý nghĩa

trong thời giai tới.

- Về không gian: Trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng thu hút vốn đầu tư cho phát triển cơng nghiệp huyện Bàu Bàng,
tỉnh Bình Dương trong những năm qua ?
(2) Những yếu tố nào của môi trường đầu tư tác động đến ý định, đưa ra quyết
định đầu tư vốn của doanh nghiệp tại Bàu Bàng ?
(3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu
tư vốn vào Bàu Bàng, Bình Dương ?
(4) Những giải pháp nào nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư để phát triển cơng
nghiệp trên địa bàn huyện Bàu Bàng, Bình Dương trong thời gian tới ?
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đây là các số liệu từ các cơng trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào
mục đích phân tích, minh hoạ rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu
này sẽ được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”.
Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các quy hoạch đã được phê
duyệt, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã được
công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu
trên internet,…


8
- Tài liệu, số liệu được cơng bố về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bàu Bàng,
tỉnh Bình Dương, các số liệu này thu thập từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương; Bộ
Ngoại giao; Bộ Tài chính; Cục Thống kê tỉnh Bình Dương; Cục thống kê huyện Bàu
Bàng; Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương và các ngành chức năng khác

có liên quan của tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần
thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin và tổng hợp số liệu
5.2.2.1. Công cụ xử lý số liệu
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, cần tiến hành phân loại, sắp xếp lại số liệu một
cách hợp lý theo trình tự thời gian, khơng gian và đối tượng nghiên cứu. Xử lý số liệu
bằng các phần mềm như Excel 2016.
5.2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Dùng phương pháp biểu đồ, phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp số liệu
theo các tiêu thức nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp phân tích
5.2.3.1. Phương pháp thống kê khảo sát
Tác giả đã thu thập các số liệu thống kê của Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Lao động- thương binh và xã hội và khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp có
vốn đầu tư trên địa bàn Bàu Bàng, để có số liệu cập nhật sát với thực tế làm cơ sở để
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
5.2.3.2. Phương pháp đối chiếu - so sánh

- Trên cơ sở các số liệu thu thập được tác giả đã đối chiếu, so sánh tình hình thu
hút và sử dụng vốn đầu tư trong thời gian qua, từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở
khoa học cho việc đề ra những giải pháp để thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới.
5.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
5.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
Hệ thống chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: GDP, tốc độ tăng
trưởng GDP, cơ cấu kinh tế trong GDP, thu nhập bình quân đầu người, nguồn nhân lực,
tỷ lệ lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,...


9
5.3.2. Hệ thống chỉ tiêu về vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài

5.3.2.1. Số dự án và vốn đăng ký đầu tư được cấp phép mới và bổ sung vốn
Chỉ tiêu kinh tế giúp cho các nhà quản lý về lập chính sách có thơng tin kịp thời
về số lượng dự án mới, số vốn của các dự án mới được đăng ký và được cấp quản lý
trong kỳ nghiên cứu (tháng, quý, năm) và vốn bổ sung của các dự án đầu tư đang triển
khai thực hiện nhằm đánh giá việc thu hút của nền kinh tế đối với các nhà đầu tư.
Vốn đầu tư là toàn bộ vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp do nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư (không bao gồm các khoảng
đầu tư gián tiếp) theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có
liên quan, bao gồm:
- Số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài của những dự án mới được cấp
giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ
- Số vốn bổ sung (tăng thêm) của những dự án được cấp phép trong các năm
trước.
Vốn đầu tư trực bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Vốn pháp định của doanh
nghiệp là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp được ghi trong Điều lệ doanh
nghiệp.
Dự án đầu tư mới: là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với các
dự án đang hoạt động mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ.
Dự án đầu tư mở rộng: là dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công
suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô
nhiễm môi trường của dự án đầu tư hiện có đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong
các năm trước.
5.3.2.2. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư
Chỉ tiêu phản ánh lượng vốn của các dự án đầu tư đã thực hiện trong kỳ nghiên
cứu (quý, năm) phản ánh sự tin cậy của các nhà đầu tư đối với nền kinh tế.
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư là khối lượng vốn đầu tư thực tế do các nhà
đầu tư đã chỉ ra để xây dựng các cơng trình, nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị,…
nhằm triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư
được triển khai theo các hình thức đầu tư như: Thành lập tổ chức kinh tế; thành lập tổ
chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đầu



10
tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC); hợp đồng xây dựng - kinh doanh
- chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO); hợp đồng
xây dựng - chuyển giao (BT); mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động
đầu tư.
5.3.3. Hệ thống chỉ tiêu về thu hút vốn đầu tư nước ngồi cho phát triển cơng
nghiệp
- Mơi trường thể chế cho phát triển công nghiệp.
- Nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển công nghiệp.
- Hạ tầng cho phát triển công nghiệp.
- Các chỉ số về môi trường đầu tư, chỉ số về cạnh tranh cấp tỉnh.
- Chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh; công nghiệp gì có lợi thế gì, khó
khăn gì, khả năng cạnh tranh như thế nào.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Hệ thống hoá làm rõ lý luận cơ bản về bản chất, nội dung, vai trò quyết định
của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển cơng nghiệp nói
riêng.
- Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2015-2020.
- Xây dựng các quan điểm phương hướng và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thu
hút nguồn vốn đầu tư để phát triển công nghiệp phù hợp với tình hình cụ thể của huyện
Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2020-2025. Đưa ra những kiến nghị để góp
phần hồn thiện chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường thu hút vốn đầu
tư để phát triển công nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
hoạch định chính sách và cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện Bàu Bàng và một số
huyện khác khác.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 03 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư phát triển công
nghiệp.


11
Đưa ra hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến công nghiệp và thu hút
vốn đầu tư phát triển công nghiệp, làm cơ sở để nghiên cứu tình hình thực trạng trên
địa bàn. Vai trị của vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Kinh nghiệm của một số huyện
liên quan đến luận văn và những tác động tích cực và tiêu cực tới sự phát triển kinh tế
và xã hội của vốn đầu tư.
- Chương 2: Thực trạng về thu hút vốn đầu tư để phát triển cơng nghiệp tại huyện
Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Tổng quan tình hình thu hút vốn đầu tư trên địa bàn huyện. Chương này còn chỉ
ra các thực trạng và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại
huyện Bàu Bàng, nêu ra một số thành tựu và hạn chế; nguyên nhân dẫn đến những thành
tựu, hạn chế trong quá trình thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp của huyện.
- Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư để phát
triển công nghiệp trên địa bàn huyện Bàu Bàng.
Trong chương này, tác giả nêu lên các quan điểm và những định hướng về thu
hút đầu tư. Đề ra các giải pháp ứng với những thực trạng trong quá trình thu hút vốn
đầu tư và những kiến nghị, đề xuất đối với huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương và với
các cơ quan Trung ương nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trên địa bàn, vùng.


12
Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm
thu hút về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt
được các kết quả đó.
1.1.1.2. Khái niệm vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ,
tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn vốn khác đưa vào sử dụng trong
quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì và tạo năng lực mới nền kinh tế - xã hội.
1.1.1.3. Khái niệm thu hút vốn đầu tư
Thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm khái thác, huy động các nguồn vốn đầu tư
để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế.
1.1.1.4. Khái niệm công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật
chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" cho nhu cầu tiêu dùng
hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt.
1.1.2. Phân loại các nguồn vốn đầu tư
Có nhiều cách phân định nguồn vốn đầu tư. Đối với nước ta và các nước đang
phát triển, cách phân định phổ biến nhất là căn cứ vào nguồn gốc hình thành vốn. Nguồn
vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Vốn trong nước bao gồm các bộ phận chủ yếu:
+ Tiết kiệm của chính phủ: Nguồn này cịn được gọi là vốn ngân sách Nhà nước
chi cho phát triển. Đó là số chênh lệch giữa tổng thu so với tổng chi tiêu thường xuyên
của ngân sách nhà nước.
+ Tiết kiệm của các doanh nghiệp nhà nước: Thực chất đây là phần lãi thuần để
lại, bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp.



×