Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Giáo trình môn Bệnh truyền nhiễm Thú Y Đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.95 KB, 136 trang )

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA NÔNG HỌC

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
BỆNH TRUYỀN NHIỄM
ANIMALS TO INFECTIOUS DISEASES

Biên soạn: NGUYỄN ĐỨC HUY

Đồng Nai, tháng 08 năm 2020

1


2


CHƯƠNG I : TRUYỀN NHIỄM HỌC ĐẠI CƯƠNG - Introduction To Infectious
Diseases
I. VACCINE
1. Khái niệm vaccine
Vắc-xin (Vaccine) là chế phẩm có chứa kháng nguyên (có thể là các vi
rút hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, hay bị bất hoạt, giết chết) dùng để kích thích cơ
thể tạo miễn dịch, đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một
(số) tác nhân gây bệnh cụ thể.
2. Lịch sử vaccine
Vắc-xin có nguồn gốc từ tiếng la tinh là vaccine có nghĩa là đậu bị. Năm 1796
một bác sỹ người Anh nhận thấy người ni bị mắc bệnh đậu bị sẽ khơng bao giờ
mắc bệnh đậu người. Về sau Pasteur tìm hiểu được nguồn bệnh truyền nhiễm và cơ
chế phòng bệnh nhờ tiêm chủng, nghiên cứu vaccin phòng bệnh tụ huyết trùng, bệnh


dại và tiếp tục sử dụng thuật ngữ này cho các loại thuốc gây miễn dịch có nguồn gốc
từ vi sinh vật.
3. Đặc tính cơ bản của một vaccin
- Tính sinh miễn dịch hay tính mẫn cảm: Trước tiên đó là khả năng gây ra đáp
ứng miễn dịch dịch thể hoặc miễn dịch tế bào hay cả hai. Đặc tính này phụ thuộc
kháng nguyên lẫn cơ thể nhận kích thích ấy.
- Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể: Nếu muốn chúng có thể sinh ra
kháng thể bảo vệ chống lại bệnh thì cần tạo cho vaccin có tính kháng ngun. Người ta
phải kết hợp chúng một protein mang tải vô hại. Thường hay dùng nhất là kết hợp với
một vaccin khác như vaccin đậu mùa hay trộn nhiều vaccin với nhau.
- Tính hiệu lực: Mà ở những con vật khác nhau sẽ cho đáp ứng khác nhau và
trong thực tế cuộc sống cũng đã cho thấy có những bệnh riêng biệt người với vật. Đáp
ứng miến dịch phụ thuộc vào tuổi và vào tình trạng của cơ thể nhận là những cái mà
chúng ta ln ln cần chú ý.
- Tính vơ hại: Đó là một đòi hỏi tất nhiên khi sử dụng vaccine. Cũng như đối
với các thuốc điều trị khác, mọi vaccine phải được thử qua nhiều bước trong phịng thí
nghiệm invitro trên tế bào, invivo trên các súc vật khác nhau rồi mới sử dụng đại trà.
Tần suất và mức độ nặng nhẹ của các phản ứng phụ nếu có, phải được xác định trước
khi được đem ra dùng đại trà và vẫn còn phải được theo dõi cẩn thận
4. Cơ chế chung tác động phịng bệnh của vắc xin
Vắc xin kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch “bắt chước” giống như nhiễm trùng
tự nhiên. Nhưng vắc xin có chứa tác nhân gây bệnh đã được làm yếu đi hoặc đã bị bất
hoạt, nên nó khơng thể gây bệnh. Khi vắc xin được đưa vào cơ thể, cơ thể sẽ nhận diện
nó như là “vật lạ”, kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể trung hòa tác
nhân gây bệnh, giống như nhiễm trùng tự nhiên. Quá trình tạo kháng thể thường mất
khoảng vài tuần, có thể gây nên một số triệu chứng nhẹ như sốt. Nhưng đây là biểu
hiện bình thường và được coi như là dấu hiệu đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Sau khi
quá trình nhiễm trùng “bắt chước” này kết thúc, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lympho có
trí nhớ miễn dịch, sẵn sàng đáp ứng nhanh khi gặp lại các tác nhân gây bệnh trong
những lần sau, giúp cho cơ thể chủ động sẵn sàng chống lại tác nhân gây bệnh khi bị

phơi nhiễm.
5. Phân loại vaccine
a.
Vaccine chết
- Là loại kinh điển nhất mà nguyên tắc là làm chết yếu tố gây bệnh (virus hoặc
vi khuẩn) nhưng vẫn còn giữ được tính mẫn cảm và tính kháng nguyên. Người ta

1


thường dùng biện pháp hoá học như formol, β- propiolacton hay vật lý như sức nóng,
tia xạ (UV, X quang).
- Thường an toàn, ổ định, dễ sử dụng, nhưng hiệu lực thường kém, thời gian
miễn dịch kém.
b.
Vaccine nhược độc
Là loại vaccin được làm từ những chủng virus hay vi khuẩn khơng có hay
khơng cịn độc lực nhưng vẫn cịn sống nghĩa là vẫn còn khả năng sinh trưởng trong cơ
thể vật chủ. Vaccin cho miễn dịch mạnh, ổn định, thời gian miễn dịch kéo dài nhưng
có thể gây ra phản ứng và đòi hỏi phải cẩn thận trong bảo quản sử dụng.
+ Nhược độc tự nhiên: Phân lập trong tự nhiên, khơng có khả năng gây bệnh,
một số chủng bệnh Newcastle.
Nhược độc nhân tạo: Cấy chuyển liên tục trên môi trường khơng thích hợp làm
giảm độc lực, vaccin DTH.
c.
Vaccine dưới đơn vị (Vắc xin tách chiết)
Là vắc xin công nghệ cao, là loại chỉ tách lấy một phần vách (vỏ) chứa thành
phần kháng nguyên đặc thù Polysaccharide của vi khuẩn (vắc xin não mô cầu, vắc xin
phế cầu), vắc xin chứa thành phần kháng nguyên vi rút (vắc xin vi rút viêm gan B
được điều chế từ HBsAg có trong huyết tương những người nhiễm kháng nguyên này).

Người ta đã phân lập được các độc tố này rồi làm mất tính độc của chúng bằng yếu tố
hóa học theo ngun lý như trong loại vaccine chết trên. Các độc tố mất hoạt tính được
gọi là các anatoxin và được dùng làm vaccine. Tính mẫn cảm, sinh kháng nguyên và
tính hiệu lực đều cao hơn.
Những vắc xin chết có ưu điểm khơng có nguy cơ nhiễm trùng. Những bất lợi
bao gồm: giá thành thường cao, nguy cơ mẫn cảm, một lịch chủng ngừa nhiều lần và
lặp lại.
d.
Vaccin tái tổ hợp
Một hoặc nhiều gen đặc hiệu của virus được tách riêng ra, sau đó được chuyển
gen vào loại tế bào có khả năng nhân lên nhanh, thích hợp với quy mơ cơng nghiệp,
biểu hiện được và dễ tinh chế kháng nguyên (thường sử dụng nấm men).
e.
Vacxin giải độc tố
Loại vacxin này được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn đã được làm mất
tính độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Vacxin giải độc tố kích thích cơ thể
sản xuất ra kháng độc tố, là loại kháng thể có khả năng trung hòa ngoại độc tố. Vacxin
này nhằm phòng chống các bệnh nhiễm trung do vi khuẩn gây bệnh chủ yếu bằng
ngoại độc tố.
Các tên gọi khác thuộc cơ chế với các vaccine ở trên:
Vaccin DNA: thuộc vaccine tái tổ hợp, loại vaccin này xâm nhập tương tự cơ
chế tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với virus.
Vaccin từng phần: thuộc vaccine tái tổ hợp, dùng một phần của virus chứ
không dùng cả virion của virus.
Vaccin chuồng (auto vaccin): thuộc vaccine sống (nhược độc), sử dụng bệnh
phẩm thú bệnh tại chỗ. Làm bất hoạt và chế vaccin: vaccin bệnh xuất huyết thỏ.
Vacxin tách chiết: là vaccine dưới đơn vị, kháng nguyên được tách chiết từ vi
sinh vật. (kháng nguyên polysaccharid của cầu khuẩn màng não, polysaccharid của
phế cầu…)
Vaccine nhũ hóa: Là một loại vacxin chết có bổ trợ dầu, để kích thích miễn

dịch và giữ cho kháng nguyên tồn tại lâu trong cơ thể con vật và kéo dài thời gian
miễn dịch được lâu hơn.

2


Thương mại hóa sản phẩm theo sự tiện ích và cơ chế của vaccine để tạo nên sự
kết hợp giữa các loại mà ta thường thấy trên thị trường như:
* Vacxin đơn giá: Là vacxin chỉ làm từ một chủng VSV do đó có tác dụng
phịng ngừa một bệnh đó (BCG, Sabin)
* Vacxin đa giá: Người ta hỗn hợp nhiều loại kháng nguyên khác nhau thành
một thứ vacxin với điều kiện các vacxin này không ức chế lẫn nhau ( DPT)
* Vacxin hấp phụ: Là những vacxin người ta cho thêm vào đó tá chất có tính
chất hấp phụ kháng ngun, làm cho kháng ngun đó khó đồng hố trong cơ thể do
đó khích thích cơ thể lâu dài hơn và sinh kháng thể cũng nhiều hơn.
Tá chất hay tá dược:
Trong vaccine, người ta hay cho thêm các tá chất để tăng hiệu lực. Đấy thường
là những hạt rất mịn của muối silicat hay phosphat của aluminum.
- Chúng có tác dụng kích thích miễn dịch do bản thân gây viêm nhẹ, kéo các đại
thực bào và các tế bào có thẩm quyền miễn dịch khác tới.
- Chúng làm cho kháng nguyên của vaccin lâu tiêu hơn kéo dài sự trình diện
kháng nguyên, thời gian tiêm nhắc lại cũng kéo dài.
6. Nguyên tắc chính trong sử dụng vắc xin:
Việc sử dụng vắc xin phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tiêm chủng trên phạm vi rộng, đạt tỷ lệ cao.
- Tiêm chủng đúng đối tượng.
- Bắt đầu tiêm chủng đúng lúc, bảo đảm đúng khoảng cách giữa các lần tiêm chủng,
tiêm chủng nhắc lại đúng thời gian.
- Tiêm chủng đúng đường và đúng liều lượng.
- Nắm vững phương pháp phòng và xử trí các phản ứng khơng mong muốn do tiêm

chủng.
- Bảo quản vắc xin đúng quy định.
7. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vaccin
- Vaccin là thuốc thường dùng để phòng bệnh cho động vật khỏe mạnh, chưa
mắc bệnh. Nếu tiêm cho động vật đã nhiễm bệnh rồi thì bệnh có thể phát ra sớm hơn,
nặng hơn. Trường hợp ngoại lệ có thể dùng vaccin khi mà động vật đã nhiễm mầm
bệnh. VD bệnh dại: vaccin đã tạo ra kháng thể chống virus dại trước khi virus lên não.
-Vacccin phịng bệnh nào thì thường chỉ phịng được loại bệnh đó thơi, khơng
phịng được các bệnh khác.
- Hiệu lực của vaccin phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của động vật vì nó là
kết quả đáp ứng miễn dịch của động vật.
- Bình thường khơng nên dùng vaccin cho động vật đang bị sốt cao, quá non và
thận trọng đối với động vật đang mang thai (không sử dụng vaccine sống). Trên thú
cưng các con vật có biểu hiện dị ứng khơng nên tiêm. Ngồi ra, vacxin sống giảm độc
lực không được tiêm cho thú bị thiếu hụt miễn dịch (thường là thú già) hoặc thú đang
dùng thuốc ức chế miễn dịch, những thú mắc bệnh ác tính và có thai.
+ Ở động vật non cơ quan miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên đáp ứng miễn dịch
với vaccin cịn yếu. Ngồi ra, động vật non cịn có một lượng kháng thể thụ động do
mẹ truyền có thể sẽ trung hịa kháng kháng ngun trong vaccin. Khi có dịch đe dọa
phải tiêm vaccin sớm cho động vật non nhưng sau đó cần dùng vaccin bổ sung.
+ Ở động vật mang thai trạng thái sinh lý có nhiều thay đổi, nên dùng vaccin dễ
gây phản ứng mạnh và làm sảy thai. Đặc biệt không nên dùng vaccin sống cho gia súc
mang thai nhất là vaccin virus nhược độc.

3


- Thời gian tạo miễn dịch ở động vật sau khi sử dụng vaccin là từ 2 – 3 tuần.
Một số động vật mang trùng hoặc ủ bệnh, khi sử dụng vaccin thì bệnh phát ra nhanh
hơn.

- Chất bổ trợ của vaccin: dùng keo phèn (vaccin keo phèn) hoặc dầu khống
hay dầu thực vật (vaccin nhũ hóa).
+ Khi dùng vaccin nhũ hóa phải lắc đều và tiêm vào bắp thịt. Có thể gây phản
ứng cục bộ tại chỗ tiêm như sưng nóng đỏ đau. Cần chú ý thao tác vơ trùng khi tiêm
vaccin.
+ Cần theo dõi sức khỏe của đàn gia súc sau khi tiêm vaccin 2-3 giờ để phát
hiện dị ứng và điều trị kip thời.
- Liều sử dụng vaccin: cần sử dụng đúng liều ghi trên nhãn mác của lọ thuốc.
Liều thấp hơn quy định làm giảm đáp ứng miễn dịch (MD), liều cao hơn có thể làm tê
liệt MD hoặc gây phàn ứng. Vaccin virus nhược độc thường dùng liều giống nhau cho
các lứa tuổi ở động vật, vaccin vi khuẩn thường dùng theo thể trọng, theo tuổi.
- Số lần dùng vaccin: sau khi tiêm vaccin lần đầu sớm nhất sau 1 tuần mới có
miễn dịch nhưng kháng thể hình thành chưa nhiều và giảm đi rất nhanh vì vật phải
chích lần 2 cách lần 1 khoảng 3-4 tuần. Sau 4 – 12 tháng tiêm nhắc lại cho gia súc tùy
theo loại vaccin.
8. Bảo quản vaccin
- Để trong tủ lạnh hay phịng lạnh có nhiệt độ 2 – 8 0C, nếu không bảo quản như
vậy hiệu lực của vaccin sẽ giảm hoặc mất. Không giữ vaccin ở độ lạnh âm.
- Khơng để vaccin chỗ nóng, có ánh sáng mặt trời.
- Vaccin đã rút từ lọ ra đã pha với nước cất không được cầm lâu trong tay, chỉ
sử dụng không quá 1 – 2 giờ.
- Không dùng vaccin quá hạn sử dụng.
- Kiểm tra lọ vaccin: màu sắc, độ trong đục. Kiểm tra các thông in ghi trên nhãn
của lọ, kiểm tra nút, lọ
9. Thao tác sử dụng vaccin
- Khi pha các loại vaccin phải có dụng cụ: ống chích, kim, nước cất, lọ thủy tinh
đều tiệt trùng, dụng cụ khi hấp hoặc luộc tiệt trùng phải để nguội mới dùng. Trước khi
pha và dùng thuốc tay người sử dụng và vị trí tiêm phải tiệt trùng bằng cồn 70 0, nút
cao su của lọ cũng phải sát trùng trước khi đâm kim.
- Đối với vaccin sống, dụng cụ sử dụng vaccin không được rửa bằng thuốc sát

trùng, khi dùng xong, dụng cụ phải được tiệt trùng bằng nước sôi rồi rửa sạch bằng
nước sạch (đun sôi để nguội).
- Đường cho thuốc vào cơ thể động vật và liều phải tuân thủ quy định nghiêm
ngặt, các đường chủ yếu cho thuốc là:
+ Cho uống, nhỏ mắt mũi: vaccin Lasota phòng bệnh dịch tả gà
+ Tiêm dưới da: tụ huyết trùng keo phèn.
+ Tiêm sâu vào bắp thịt: vaccin nhũ hóa phịng bệnh tụ huyết trùng.
10. Cách xử lý choáng phản vệ do vaccin, kháng sinh.
- Triệu chứng của choáng phản vệ do kháng sinh, vaccin: con vật bồn chồn
quay cuồng, loạng choạng, thở khó, khị khè, cánh mũi phập phồng, mệt mỏi, mẩn
ngứa, mề day, ban đỏ ở vùng niêm mạc, da mỏng, ít lơng; sốt, hơn mê.
- Cách xử lý:
+ Để con vật nằm nơi kín gió.

4


+ Tiêm dưới da 0,2-0,3 ml dung dịch Adrenalin 0,1% (hoặc Chlorpheniramin:
Hisanti, Dexmin) vào nơi tiêm kháng sinh hay vaccin. Sau ít phút tim mạch trở lại bình
thường. Nếu sau 10-15 phút con vật không thấy tốt lên, tiêm lại Adrenalin lần nữa.
+ Nếu sau khi tiêm Adrenalin lại lần 2 con vật vẫn không tốt lên tim mạch yếu,
mệt mỏi...thì tiêm vào tĩnh mạch thật chậm 150-200 ml dung dịch glucose 5%/10 kg
TT/ngày. Có thể thêm vào dung dịch glucose 10 -30 mg Presnisolon hoặc
Dexamethasone. Nếu khó thở thêm Aminofylin (Atropin), nếu suy tim thêm Camphor.
+ Có thể chích thêm an thần cho con vật.
+ Sau khi con vật trở lại bình thường cần theo dõi tình trạng sức khỏe, chích
thêm thuốc bổ tăng sức đề kháng cho con vật.
II. BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ

động vật sang vật thụ cảm.
Vi sinh gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể, khơng nhất thiết biểu hiện hình
thức bệnh truyền nhiễm, nhưng ngược lại khi nói tới bệnh truyền nhiễm là phải có
hiện tượng nhiễm trùng nên bệnh truyền nhiễm có 4 đặc tính sau:
- Đều do vi sinh vật gây ra.
- Có thời kỳ nung bệnh, có triệu chứng lâm sàng.
- Có tính chất lây lan.
- Đa số sau khi khỏi bệnh có tính chất miễn dịch.
2. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
- Đặc điểm cơ bản: do vi khuẩn, virus, xoắn khuẩn, mycoplasma, nấm, kí sinh
trùng.
- Đặc điểm diễn biến của một ổ dịch: gia súc chết nhiều hay ít.
- Tính miễn dịch: khả năng miễn nhiễm có thể kéo dài vài tháng hay suốt đời.
- Đặc điểm bệnh trong ổ dịch.
3. Quá trình tiến triển của bệnh truyền nhiễm
- Bệnh tiến triển theo bốn thời kỳ: thời kỳ nung bệnh, thời kỳ tiền phát, thời kỳ
toàn phát và thời kỳ cuối bệnh.
- Chú ý khi mua con vật về phải cách ly, con mang trùng cần cách ly một thời
gian để giải phóng dịch. Con bệnh ở 4 thời kỳ trên đều là nguồn bệnh nên phải cách ly
triệt để.
- Tiêu chuẩn lành bệnh để nhập đàn là: khỏi triệu chứng, hết bệnh tích, khơng
mang trùng, hết thời gian cách ly cần thiết, không tái phát bệnh.
4. Các thể của bệnh truyền nhiễm
- Thể quá cấp tính (thể ác tính): bệnh diễn biến rất nhanh, vật chết ngay sau khi
xuất hiện triệu chứng, thường xảy ra ở đầu ổ dịch, vật mắc bệnh dễ chết với triệu
chứng bệnh tích khơng điển hình, có thể khơng kịp thể hiện triệu chứng.
- Thể cấp tính: bệnh kéo dài từ một ngày đến một số ngày với các triệu chứng
đặc trưng của bệnh.
- Thể mãn tính: q trình tiến triển của bệnh chậm, bệnh kéo dài hàng tuần,
hàng tháng có khi hàng năm, triệu chứng thường khơng rõ rệt, khơng điển hình, tỷ lệ

chết thấp, thể này thường rất khó chẩn đốn.
- Thể ẩn: khơng có triệu chứng bệnh nhưng trong phủ tạng có bệnh tích và có
bài xuất mầm bệnh, ít khi gây chết.
- Thể khơng điển hình: triệu chứng và bệnh tích khác với triệu chứng điển hình
của bệnh.

5


- Thể khỏe mang trùng: con vật khỏe mạnh như bình thường, khơng có triệu
chứng bệnh tích nhưng vẫn mang và bài xuất mầm bệnh.
5. Phân loại
Có nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tuỳ theo những quan niệm, mục
đích khác nhau. Trong lâm sàng người ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đường
lây để tiện cách ly, quản lý và đồng thời cũng tiện cho chăm sóc điều trị.
5.1.
Bệnh lây truyền theo đường tiêu hố
- Ví dụ: bệnh lỵ, bệnh thương hàn... mầm bệnh thường được bài xuất qua phân,
chất nôn gây ô nhiễm thức ăn, nguồn nước từ đó xâm nhập vào miệng dạ dày, ruột.
- Yếu tố trung gian truyền bệnh là ruồi, máng ăn, máng uống, ...
- Thường phát sinh và thành dịch vào lúc giao mùa.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Vệ sinh ăn uống.
+ Quản lý phân nước rác và diệt ruồi.
+ Tiêm chủng đặc hiệu.
5.2.
Bệnh lây truyền theo đường hơ hấp
- Ví dụ: bệnh cúm, CRD, ...
- Bệnh thường phát triển vào mùa lạnh.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:

+ Cách ly.
+ Tăng sức đề kháng, chống phụ nhiễm.
+ Tiêm vacxin phòng bệnh.
5.3.
Bệnh lây truyền theo đường máu: Có nhiều phương thức lây truyền:
a. Do cơn trùng trung gian truyền bệnh như : muỗi, bọ chét, mị...
- Cơn trùng chân đốt thường hoạt động theo mùa trong những điều kiện nhất
định của ngoại cảnh. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm dạng này cũng phát triển và chỉ tồn tại
ở những vùng nhất định.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Điều trị sớm.
+ Diệt côn trùng trung gian truyền bệnh.
+ Vệ sinh môi trường, chống muỗi đốt.
b. Do truyền máu và các sản phẩm của máu, dùng chung bơm kim tiêm.
- Đây là nhóm bệnh nguy hiểm liên quan nhiều đến công việc của bác sỹ thú y.
- Biện pháp phịng chống cơ bản:
+ Thực hiện an tồn trong truyền máu và các sản phẩm của máu.
+ Vô trùng các dụng cụ y tế...
5.4.
Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc, sinh dục, tiết niệu.
- Ví dụ: bệnh uốn ván, bệnh dại, bệnh do Leptospira...lây qua da và niêm mạc
bị tổn thương.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Cách ly, điều trị sớm.
+ Cắt đứt đường lây.
+ Tiêm chủng phịng bệnh.
Tóm lại: trên đây là 4 đường lây chính nhưng có bệnh khơng chỉ lây theo một
đường mà có thể lây bằng nhiều đường khác nhau như: phơi thai, sữa smẹ, giao hợp,...
6. Tính chất
6.1. Tính đặc hiệu

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi bệnh truyền

6


nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên.
Mầm bệnh được xác định bằng xét nghiệm trực tiếp: cấy bệnh phẩm (máu,
phân, đờm, nước tiểu ...) hay tiêm truyền các bệnh phẩm có cho súc vật thí nghiệm
hoặc gián tiếp bằng cách phát hiện các kháng thể đặc hiệu xuất hiện trong cơ thể như
các phương pháp chẩn đoán huyết thanh hoặc tìm dị ứng bằng chứng nghiệm trên da.
Vì vậy mà lâm sàng bệnh truyền nhiễm bao giờ cũng phải gắn liền với virut, vi
khuẩn học và trường hợp ít gặp hơn là nấm hoặc ký kinh trùng học.
6.2.
Tính lây truyền
- Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ thú/người bệnh hoặc thú/người
mang mầm bệnh sang thú/người lành bằng nhiều đường khác nhau, tính truyền nhiễm
càng nhanh và mạnh thì quá trình sinh dịch cũng diễn ra càng nhanh và mạnh
6.3. Tính chu kỳ
Nói chung các bệnh truyền nhiễm đều phát triển có chu kỳ và trải qua bốn giai
đoạn (hay thời kỳ) là: thời kỳ nung bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát, sau cùng
là thời kỳ lui bệnh.
a. Thời kỳ nung bệnh
- Từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người cho tới trước khi xuất hiện
những triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Thời kỳ này, thú/người bệnh thường khơng cảm
thấy có triệu chứng gì và dài ngắn tuỳ theo từng bệnh, có khi rất ngắn (vài giờ) như
bệnh cúm, hoặc rất dài (6 tháng) như bệnh dại...
- Thời kỳ này khơng có giá trị về lâm sàng nhưng về dịch tễ học rất quan
trọng vì:
+ Có những bệnh đã lây ngay từ thời nung bệnh, ví dụ như bệnh quai bị, do đó
rất khó tránh.

+ Biết được thời kỳ nung bệnh tối đa của một bệnh, ta có thể cách ly và theo dõi
những người/thú bị lây trong thời gian đó.
b. Thời kỳ khởi phát.
- Là thời kỳ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh nhưng chưa phải là
lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất.
- Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu: từ từ và đột ngột. Hầu hết
các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát xuất hiện
đầu tiên nhất cũng là sốt.
c. Thời kỳ toàn phát
- Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất,
đồng thời cũng là lúc bệnh nhân nặng nhất. Trong cùng một lúc có thể biểu hiện nhiều
triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.
- Các biến chứng cũng thường xảy ra trong thời kỳ này, vì vậy cơng tác chăm
sóc và theo dõi thú bệnh phải hết sức chặt chẽ để kịp thời cấp cứu, xử lý, điều trị, tránh
nguy hiểm đến tính mạng của ng ười bệnh.
d. Thời kỳ cuối bệnh (lui bệnh)
- Do sức chống đỡ của cơ thể thú bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều trị,
mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cở thể thú bệnh sẽ
cảm thấy đỡ dần.
- Những triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi. Nếu
khơng được can thiệp sớm và có hiệu lực, một số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với
những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.

7


- Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể thú bệnh
thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu như bình
thường, có thể có những rối loạn khơng đáng kể.
Đơi khi chu kỳ có bị thay đổi do sự phát triển của bệnh tối cấp, biến

chứng đột ngột hoặc do dùng thuốc.
6.4.
Tính sinh miễn dịch đặc hiệu
- Mầm bệnh vào cơ thể, cơ thể có phản ứng miễn dịch như: thực bào và sinh
kháng thể đặc hiệu.
- Thời gian và mức độ miễn dịch khác nhau ở từng cơ thể tuỳ theo bệnh .
Ví dụ: Bệnh sởi, quai bị, bệnh đậu mùa... tạo miễn dịch mạnh và vững. Bệnh
cúm, bệnh lỵ, bệnh sốt rét...tạo miễn dịch yếu và tạm thời.
III. CƠ CHẾ PHÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM ( BỆNH CẢM NHIỄM )
1.
Cảm nhiễm vi khuẩn và phát bệnh.
1.1.
Quá trình cảm nhiễm vi khuẩn
Cảm nhiễm thiết lập từ lúc vi khuẩn bắt đầu sinh sản trong ký chủ. Điều kiện
bắt buộc là vi khuẩn xâm nhập được vào cơ thể ký chủ (qua hô hấp, tiêu hóa và sinh
dục - tiết niệu...) và xác lập được sự tồn tại của chúng ở đó. Sau đó vi khuẩn sinh sản
và khuyếch tán trong cơ thể từ một tổ chức lan dần sang tổ chức kế tiếp hoặc thơng
qua con đường tuần hồn (qua máu và bạch huyết).
1.2.
Tính gây bệnh của vi khuẩn
Bám dính: Bám dính (adhesiveness, cịn gọi là kết bám) là đặc tính thiết yếu
đối với vi khuẩn và tiền đề phát huy tính gây bệnh. Trong trường hợp khơng thể bám
dính vi khuẩn sẽ bị bài thải khỏi tổ chức bởi lớp dày niêm dịch và thể dịch. Sau khi
bám dính, vi khuẩn hình thành khuẩn lạc nhỏ và bắt đầu giai đoạn tiếp theo của quá
trình cảm nhiễm.
Xâm nhập: Đối với vi khuẩn mầm bệnh, sự xâm nhập của nó vào tế bào thượng
bì ký chủ là giai đoạn trọng yếu trong quá trình cảm nhiễm. Tế bào vi khuẩn có thể bị
đóng kín trong không bào (phagosome) của tế bào chất ký chủ và bị tiêu diệt ở trạng
thái này, hoặc (nếu ở các tế bào thực bào) không bào dung hợp với lysosom
(lysosome) chứa các enzym có tác dụng phân giải mạnh, hình thành phagolysosom

trong đó diễn ra q trình phân hủy vi khuẩn. Ngược lại vi khuẩn xâm nhập được khi
màng không bào bị phân giải, vi khuẩn đi vào tế bào chất và có thể phát triển ở trong
đó. “Tính sinh độc tố của vi khuẩn thường không liên quan đến tính xâm nhập của
chúng”, các vi khuẩn khơng sinh độc tố cũng có thể xâm nhập vào tế bào thượng bì.
Độc tố: Các độc tố do vi khuẩn sản sinh ra được chia thành hai loại: nội độc tố
và ngoại độc tố gây bệnh trực tiếp cho vật chủ.
Công kích tố hay nhân tố kháng thực bào: Vi khuẩn có thể bị các tế bào bạch
cầu đa nhân và đại thực bào bắt nuốt và tiêu diệt nhưng vi khuẩn có thể hấp thụ và
bám vào các chất là thành phần của ký chủ mà tránh được tác dụng của các tế bào thực
bào. Ngoài ra, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có khả năng sản sinh độc tố mà thoát khỏi
sự thực bào. Trong khi ức chế sự tự vệ của cơ thể, cơng kích tố tạo nên bức màn che
cho vi khuẩn sinh sản và lan tràn khắp cơ thể.
Enzym (men) lan truyền: Vi khuẩn tác động lên ký chủ bằng hệ thống các
enzym, là các yếu tố xúc tác hóa học có tác động với một liều rất nhỏ. Nhiều enzym
được coi là yếu tố lan truyền (yếu tố xâm nhiễm hay yếu tố khuyếch tán). Yếu tố lan
truyền liên quan đến khả năng của vi khuẩn ký sinh xuyên qua tổ chức của cơ thể ký
chủ, chi phối tính ký sinh của vi khuẩn gây bệnh. Yếu tố lan truyền làm tăng tính thẩm
thấu của tổ chức và có khả năng làm di chuyển mầm bệnh trong cơ thể. Những yếu tố

8


này làm tăng sức gây bệnh của nhiều loại vi khuẩn (vi khuẩn uốn ván, hoại thư sinh
hơi, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,...).
2.
Cảm nhiễm virut và phát bệnh
2.1. Quá trình cảm nhiễm virut
Virut sau khi xâm nhập vào cơ thể ký chủ thì bắt đầu sinh sản gây cảm ứng
miễn dịch nhưng nhiều virut kết thúc bằng cảm nhiễm ẩn tính, nếu phát bệnh thì trong
nhiều trường hợp thể bệnh rất đa dạng. Bệnh trải qua đa dạng, có thể chỉ ngắn (cấp

tính), kéo dài (mãn tính) hoặc nhiều khi kéo dài suốt đời. Trong cảm nhiễm mãn tính
virut có thể liên tục sinh sản và bài xuất ra ngồi. Cũng có thể virut tồn tại tiềm phục ở
trạng thái khơng cảm nhiễm nhưng thỉnh thoảng tái hoạt hóa. Trong cảm nhiễm cấp
tính virut sinh sản và bài xuất gây tổn hại trực tiếp cho tế bào. Cũng có những virut
khơng giết chết tế bào mà hình thành khối u, ức chế miễn dịch, thay đổi cơ năng tế
bào, ...
Tác dụng qua lại giữa virut với tế bào diễn ra đa dạng tùy loại virut, khó có thể
khái quát nhưng nói chung virut tác động đến tế bào qua các bước: 1) xâm nhập, 2)
sinh sản, 3) đạt đến tế bào đích, gây tổn hại tế bào và cơ quan mà phát bệnh.
Xâm nhập: Con đường xâm nhập phổ biến là qua da, đường hộ hấp, tiêu hóa,
sinh dục - tiết niệu và kết mạc .
Sinh sản - khuyếch tán cảm nhiễm trong cơ thể ký chủ: Các virut gây cảm
nhiễm cục bộ sinh sản ở các tế bào lân cận nơi xâm nhập rồi khuyếch tán từ tế bào này
sang tế bào khác.
Có thể gặp cảm nhiễm virut cục bộ và toàn thân, điều này phụ thuộc vào
phương hướng bài xuất của virut ra khỏi tế bào, thụ thể virut, nhiệt độ cơ thể và cấu
trúc của bề mặt tế bào, ... Đối với các virut có áo ngồi thì orthomyxovirut,
paramyxovirut bài xuất ra phía lịng cơ quan hình ống, trong khi đó các rhabdovirut
bài xuất ra ngồi biểu bì. Cách thức bài xuất là do vị trí phần màng tế bào chứa
glycoprotein virut quyết định. Xét từ phía virut thì trình tự axit amin tín hiệu đặc hiệu
của virut quyết định. Do đó tính phân cực của quá trình bài xuất virut khỏi tế bào là
nhân tố quan trọng nhất trong những nhân tố ảnh hưởng quá trình cảm nhiễm. Các
virut chỉ bài xuất ra phía lịng cơ quan ống tiêu hóa, hơ hấp, ... thì chỉ gây cảm nhiễm
cục bộ ở lớp tế bào thượng bì, cịn các virut bài xuất vào phía trong dễ dàng xâm nhập
vào tổ chức niêm mạc dưới lớp thượng bì, rồi theo mạch máu, mạch bạch huyết hoặc
dây thần kinh lan khắp cơ thể.
2.2.
Tính gây bệnh của virut
Tính hướng: Tính hướng (tropism) là tính chất của virut cảm nhiễm một cách
lựa chọn vào một loại tế bào nhất định của một cơ quan nhất định. Tính hướng được

quyết định khơng chỉ bởi phía virut mà cịn bởi phía ký chủ.
Thụ thể: Virut kết hợp với thụ thể của tế bào, nhờ q trình bào nhập
(endocytosis) thơng qua thụ thể mà xâm nhập vào trong tế bào (khi đó virut nằm trong
cấu trúc màng không bào).
Nhiều virut không giới hạn kết hợp với một loại thụ thể. Các chủng khác nhau
của một loại virut có thể lợi dụng các thụ thể khác nhau, nhưng nhiều loại virut khác
nhau có thể sử dụng một thụ thể.
Các protein virut kết hợp tế bào: Tương tác giữa virut và thụ thể tế bào được
môi giới qua một hoặc một số protein bề mặt, thường được gọi là "bị thụ thể "(ligand).
Promotor, enhancer và các nhân tố hoạt hóa phiên mã: Virut có những gen gọi
là promotor (gen khởi động) hoặc enhancer (gen kích hoạt) đặc hiệu tế bào, tổ chức
hoặc loài. Khi các gen và nhân tố này hoạt động thì quá trình phiên mã được diễn ra,

9


báo hiệu sự sinh sản, tăng trưởng dẫn đến rối loạn sinh lý và chức này của tế bào, cơ
quan.
Vị trí xâm nhập và con đường khuyếch tán: Vị trí xâm nhập của virut quyết
định tính hướng sau đó của virut. (virut lan truyền qua thần kinh: Các virut bệnh dại,
viêm não, reovirut, coronavirut, herpesvirut, virut cúm hướng thần kinh, ... xâm nhập
gần vùng đầu và thần kinh tủy sống rất nguy hiểm).
Sự biến đổi của tế bào do tác động của virut: Nếu các tế bào cho phép virut
phát triển, virut sẽ gây dung bào (cytolytic virus, hay virut giết tế bào) thì virut cảm
nhiễm sinh sản trong tế bào dẫn đến làm chết tế bào. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp virut không gây chết tế bào dù sinh sản hay không sinh sản. Những biến đổi tế bào
do virut có thể chia thành các nhóm sau: 1) virut gây chết tế bào: hình thành bệnh tích
tế bào hay gây bệnh lý tế bào (CPE), ngăn trở sự tổng hợp ADN, ARN và protein,
virut cảm nhiễm sản sinh đồng loạt; 2) virut sinh sản khi cảm nhiễm kéo dài: CPE âm
tính, tế bào tiếp tục phân chia, nhưng một bộ phận tế bào đã phân hóa bị mất cơ năng

chun biệt của nó; 3) virut khơng sinh sản cả khi cảm nhiễm kéo dài: tế bào không bị
biến đổi, nhưng nếu xử lý bằng tia tử ngoại hoặc chất gây ung thư (mitogene) thì virut
sinh sản và 4) biến nạp: hình thái tế bào biến đổi, có thể cấy truyền tiếp đời, có thể
sinh khối u ở động vật, ở virut ADN sinh khối u thì virut khơng sinh sản cịn ở
retrovirut thì virut sinh sản.
3.
Cảm nhiễm nấm và phát bệnh
Bệnh nấm nói chung (nghĩa rộng) được chia thành ba nhóm lớn: bệnh cảm
nhiễm nấm hay bệnh nấm (mycosis), dị ứng nấm (mycotic allergy) và trúng độc nấm
(mycotoxicosis), nhưng trong thú y chủ yếu là bệnh cảm nhiễm nấm và trúng độc nấm.
Bệnh nấm (mycosis): hay cảm nhiễm nấm (mycotic infection) chỉ trường hợp
nấm xâm nhập vào tổ chức động vật, phát triển ở đó mà cảm nhiễm và phát bệnh. Tính
gây bệnh của nấm nói chung là yếu. Những nấm có tính gây bệnh cho cơ thể thú và gia
cầm (chim) phải phát triển được ở nhiệt độ 35 - 42°C còn nấm gây bệnh cho các loại
động vật máu lạnh thì phát triển ở nhiệt độ trên dưới 20°C và đề kháng với các cơ cấu
phòng ngự phi đặc hiệu của ký chủ là tiền đề cần thiết.
Bệnh lý phát sinh bệnh nấm có điểm chung là tế bào nấm nhờ có vách tế bào
cứng chắc của mình mà đề kháng với sự thực bào cũng như tác dụng kháng khuẩn của
miễn dịch thể dịch, cho nên thường diễn ra mãn tính giống như tình trạng viêm mãn
tính hay hình thành u thịt. Thể bệnh biến hóa liên quan đến phản ứng quá mẫn dạng
chậm hay sản sinh ngoại độc tố dạng enzym.
Bệnh trúng độc nấm (mycotoxicosis): là những bệnh xuất hiện do động vật ăn
phải các sản phẩm trao đổi chất trung gian của nấm, có thể phân biệt các nhóm lớn:
trúng độc suy gan thận, trúng độc gây hại thần kinh, trúng độc gây hại cơ quan tạo
máu, bệnh quá mẫn ánh sáng (bệnh sợ ánh sáng), hội chứng quá phát tình (quá động
dục), ...
Bệnh cảm nhiễm nấm có thể phân loại dựa trên yếu tố nguồn gốc phát sinh
bệnh và vị trí cảm nhiễm.
4. Cơ chế phòng vệ của vật chủ
- Các đáp ứng không đặc hiệu xuất hiện sớm:

+ Sốt: Hạn chế virus nhân lên.
+ Thực bào: Chống lại virus
+ Viêm: Hạn chế sự nhân lên sủa virus
+ Hoạt động của các tế bào diệt tự nhiên (NK cells): Tiêu diệt các tế bào đã bị
nhiễm virus.

10


+ Interferon: Hạn chế virus nhân lên, thiết lập phản ứng miễn dịch của cơ thể.
- Các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào:
+ Lympho bào T được phân biệt bởi protein bề mặt CD8 (cytotoxic T
lymphocyte): Tác động đến các tế bào đã bị nhiễm virus.
+ Các đại thực bào đã được hoạt hóa: Tác động đến virus và các tế bào đã nhiễm
virus.
+ Các lymphokine: Tiêu diệt tế bào đã bị nhiễm virus và hình thành đáp ứng
miễn dịch.
+ Các độc tố tế bào phụ thuộc kháng thể tác động qua trung gian tế bào (ADCC):
Tác động đến các tế bào đã bị nhiễm virus.
- Đáp ứng miễn dịch dịch thể tác động đến virus và các tế bào nhiễm virus:
+ Kháng thể (antibody)
+ Kháng thể + bổ thể (như C1, C2, ...C8, factor B, factor D...)
- Vai trò của cơ chế phòng vệ
Vai trò của các yếu tố phòng vệ phụ thuộc vào loại virus, đường xâm nhập vào cơ
thể và phương thức xâm nhiễm sang các tế bào mới. Kháng thể sẽ ít có tác dụng với
herpes virus hay paramyxoviruses do chúng có khả năng xâm nhiễm vào các tế bào
lành qua phương thức hợp bào hay qua các cầu nối tế bào. Trong trường hợp này, miễn
dịch qua trung gian tế bào có tác dụng hơn. Nếu virus chỉ xâm nhiễm các tế bào màng
nhầy thì kháng thể dịch thể IgA đóng vai trị quan trọng.
Xác định vai trị của các yếu tố phòng vệ trong từng trường hợp rất quan trọng

trong nghiên cứu vaccine phịng bệnh. Nếu IgA đóng vai trò quan trọng đối với việc
chống lại một virus nào đó thì vaccine cần cần có tác dụng kích thích sản sinh IgA.
Nếu CTL (cytotoxic T lymphocyte) đóng vai trị quyết định hơn thì vaccine phải kích
thích được sản sinh CTL. Vaccine sống thường kích thích sản sinh CTL trong khi
vaccine chết khơng có khả năng này.
IV. Dịch trong bệnh truyền nhiễm
1. Phân loại dịch
- Dịch lẻ tẻ: số con phát bệnh lẻ tẻ trong trong thời gian dài, một vài con mắc
bệnh ở chuồng này rồi lây sang chuồng khác như tụ huyết trùng, uốn ván...
- Dịch địa phương: phát ra giới hạn trong một địa phương, một vùng, không lan
rộng: bệnh nhiệt thán.
- Dịch lưu hành: bệnh phát ra và lây lan rộng ở một số nơi trong một thời gian
ngắn, phạm vi hẹp có thể là một huyện, một tỉnh hoặc nhiều tỉnh: dịch tả heo.
- Dịch lớn (đại dịch): Bệnh phát ra ồ ạt, lan nhanh và rộng trong thời gian ngắn,
lan trong tỉnh hoặc cả nước có khi lan ra nhiều nước như LMLM.
2. Tính chất của dịch
* Tính chất vùng
Do điều kiện thức ăn, nước uống, chăn nuôi, yếu tố tự nhiên, tập quán, loại
nhân tố trung gian ở trong vùng nhất định nên bệnh có tính chất vùng, nước ta có 3
vùng rõ rệt:
- Vùng núi: thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn nhưng cũng thuận lợi cho
côn trùng phát triển nên nhiều bệnh ký sinh trùng đường máu xảy ra, có nhiều dã thú
nên là nguồn dự trữ mầm bệnh (dịch tả trâu bò, dịch tả heo).
- Vùng trung du: thường xảy ra bệnh ký sinh trùng đường máu.
- Vùng đồng bằng: là vùng ẩm thấp lầy lội, nhiều phù sa ven sông nên xảy ra
nhiều dịch bệnh nhất như dịch tả gà, tụ huyết trùng, đóng dấu...
* Tính chất mùa

11



Mùa ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sức đề kháng của cơ thể gia súc, ảnh
hưởng đến sự tồn tại của mầm bệnh trong gia súc, ngoại cảnh, hoạt động xã hội, lễ tiết
cũng làm cho dịch bệnh có tính chất theo mùa.
* Tính chu kỳ
Một số bệnh truyền nhiễm sau một thời gian lại xảy ra gọi là tính chất chu kỳ
của dịch, thời gian đó thường là sau 3-5 năm. Sau một trận dịch số gia súc cịn sống
sót được miễn dịch, tính cảm thụ giảm tới mức thấp nhất, nhưng sau đó lại mua, sinh
sản thêm, đàn gia súc hết miễn dịch đến một thời điểm nào đó tính cảm thụ lại tăng lên
đến mức cao nhất dịch lại phát ra.
3. Các giai đoạn tiến triển của dịch
- Kỳ giữa các vụ dịch: là khoảng thời gian giữa hai đợt dịch, nhiều động vật còn
miễn dịch nhưng động vật mẫn cảm tăng dần.
- Kỳ trước dịch: Tăng số lượng động vật bệnh và xuất hiện những trường hợp
bệnh có triệu chứng lâm sàng điển hình.
- Kỳ phát triển dịch: có các điều kiện thích hợp cho sự lây truyền bệnh và sự
chiếm ưu thế của của các dạng bệnh lâm sàng điển hình cấp tính và quá cấp tính.
- Kỳ cao trào dịch: là đỉnh điểm của vụ dịch, số lượng động vật mắc bệnh cao
nhất, bệnh chủ yếu cấp tính, số ca quá cấp tính giảm, tăng số lượng động vật miễn
dịch.
- Kỳ tắt dịch: giảm số lượng động vật mắc bệnh mới, tăng đáng kể số lượng
động vật miễn dịch, bệnh thường ở dạng bán cấp tính và mãn tính.
- Kỳ sau dịch: là giai đoạn bệnh không lây truyền, số lượng động vật miễn dịch
cao đạt cực đại, chủ yếu là động vật cảm nhiễn ẩn tính và mang trùng.
4. Q trình sinh dịch
- Q trình sinh dịch gồm 3 yếu tố chính:
+ Nguồn lây: Người, động vật bị bệnh hoặc mang mầm bệnh.
+ Đường lây: Các điều kiện ngoại cảnh đảm bảo cho mầm bệnh tồn tại và lan
truyền từ nguồn lây đến người tiếp xúc.
+ Cơ thể cảm thụ: Là cơ thể tiếp nhận mầm bệnh và phát bệnh. Sau khi mầm

bệnh xâm nhập vào cơ thể, các cơ thể sẽ có đáp ứng khác nhau và kết quả là có nhiều
hình thái lâm sàng và biểu hiện bệnh khác nhau, phụ thuộc và nhiều yếu tố:
• Khả năng miễn dịch.
• Tuổi tác, giới tính.
• Nghề nghiệp người chăm sóc – quản lý.
• Địa phương, tập quán sinh hoạt trong trại.
• Điều kiện kinh tế, xã hội...
- Nếu ở trong một tập thể hoặc một địa phương có số lượng lớn cá thể khơng có
miễn dịch đối với mầm bệnh đó thì dịch sẽ xảy ra. Đó là đặc tính nguy hiểm nhất và
quan trọng nhất về mặt tổ chức một quy trình chăn ni tập trung của các bệnh truyền
nhiễm.
4.1. Các yếu tố của quá trình sinh dịch
a. Nguồn bệnh
* Khái niệm về nguồn bệnh
Nguồn bệnh là nơi cư trú và sinh sản thuận lợi mà từ đó trong những điều kiện
nhất định sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng cách này hay cách khác để gây bệnh. Nói cách
khác nguồn bệnh phải là con vật đang mắc bệnh hoặc đang mang mầm bệnh.
* Phân loại nguồn bệnh

12


- Con vật đang mắc bệnh: gia súc, gia cầm dã thú đang trong thời kỳ mắc bệnh
ở các thể khác nhau.
- Con vật mang trùng: gia súc, gia cầm dã thú sau khi khỏi bệnh có miển dịch
hay khơng có miễn dịch nhưng đang có mang trùng gọi là con lành bệnh mang trùng
hoặc chưa mắc bệnh nhung mang mầm bệnh trong cơ thể gọi là con khỏe mang trùng.
Hiện tượng mang trùng rất nguy hiểm về mặt dịch tễ.
b. Nhân tố trung gian truyền lây
- Các nhân tố phi sinh vật: bao gồm khơng khí, nước uống, thức ăn, đất đai...

- Các nhân tố sinh vật bao gồm: con người, côn trùng, các động vật khác...
Nhân tố trung gian là khâu thứ 2 trong quá trình sinh dịch, nó đóng vai trị
chuyển mầm bệnh từ nguồn bệnh tới động vật cảm thụ. Muốn lan truyền từ cơ thể
bệnh sang cơ thể khỏe, mầm bệnh thường phải sống một thời gian dài hay ngắm phụ
thuộc vào mầm bệnh, loại nhân tố trung gian truyền lây, điều kiện khí hậu, thời tiết.
Nói chung, mầm bệnh sẽ khơng sinh sản ở yếu tố truyền lây sau một thời gian nhất
định sẽ bị tiêu diệt.
c. Động vật cảm thụ
Động vật cảm thụ là khâu thứ 3 không thể thiếu được của quá trình sinh dịch,
có nguồn bệnh và yếu tố trun gian thuận lợi nhưng cơ thể đông vật không cảm thụ với
bệnh thì bệnh sẽ khơng phát sinh. Vậy sức cảm thụ của động vật đối với bệnh là điều
kiện bắt buộc để dịch phát sinh và phát triển. Sức cảm thụ phụ thuốc vào sức đề kháng.
Ví vậy làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu, vệ sinh, nuôi dưỡng, chăm sóc tốt và
pho2nh bệnh tăng sức đề kháng đặc hiệu sẽ xóa bỏ đượck hâu thứ 3 của quá trình sinh
dịch, làm cho dịch khơng phát ra.
4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch:
- Yếu tố tự nhiên: bao gồm đất đai, khí hậu thời tiết, ánh sáng... ảnh hưởng đến
các khâu của quá trình sinh dịch như sau:
+ Đến nguồn bệnh: làm tăng hoặc giảm nguồn bệnh, tăng hoặc giảm sức đề
kháng của cơ thể.
+ Ảnh hưởng đến nhân tố trung gian truyền bệnh: đối với nhân tố trung gian là
sinh vật thì ảnh hưởng đến điều kiện thiên nhiên, vùng cư trú, sự sinh sản, phát triển và
hoạt động của loài, đến sự tăng hoặc của bệnh.
+ Ảnh hưởng đến động vật cảm thụ: yếu tố tự nhiên tác động làm tăng hoặc
giảm sức đề kháng, mức sinh sản, mức tập trung hoặc sơ tán đối với mức cảm thụ
trong đàn.
- Yếu tố xã hội: điều kiên ăn ở, trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật, tập
quán xã hội, hoạt động kinh tế...đều ảnh hưởng trực tiếp tới gia súc.
IV. BIỆN PHÁP PHỊNG, CHỐNG DỊCH
1. Ngun lý phịng chống dịch

Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do khâu của quá trình sinh dịch là: nguồn
bệnh, yếu tố trung gian truyền lây và động vật cảm thụ. Ba khâu này liên hệ chặt chẽ
với nhau, nếu thiếu một trong ba khâu hoặc thiếu sự liên hệ chặt chẽ giữa 2 trong 3
khâu thì dịch khơng thể xảy ra được. Nguồn dịch là khâu đầu tiên và chủ yếu là xuất
phát điểm của quá trình sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền lây nối nguồn bệnh cơ thể
cảm thụ làm cho quá trình sinh dịch được thuận lợi. Trên cơ sở công tác phòng chống
là nhắm cắt đứt mối liên hệ giữa các khâu với nhau, chỉ cần một hoặc 2 khâu làm cho
q trình sinh dịch khơng thực hiện được.
2. Biện pháp chống dịch
2.1.
Biện pháp đối với nguồn bệnh

13


- Phát hiện bệnh sớm: phải dùng mọi biện pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh
đúng và sớm.
- Cách ly kịp thời: Sau khi phát hiện con vật bệnh hoặc nghi mang bệnh phải
cách ly ngay, những con nghi mắc bệnh phải nhốt riêng để tránh lây lan.
- Điều trị triệt để: điều trị triệt để những con bệnh tiên lượng tốt ở trong ổ dịch
cho đến khi lành bệnh và không để chúng trở thành vật mang trùng. Nếu thấy khả năng
điều trị khơng khỏi thì phải xử lý ngay, có thể đem hủy hoặc tận dùng làm thức ăn gia
súc nhưng phải tránh lây lan bệnh.
- Đối với con vật nghi lây bệnh phải được cách ly trong thời gian nung bệnh dài
nhất có thể, tiến hành khám nghiệm lâm sàng, xét nghiệm, tiêm phòng khẩn cấp hoặc
điều trị dự phòng.
- Khai báo dịch khẩn cấp nếu xác định đó là bệnh truyền nhiễm nằm trong danh
mục bệnh phải công bố dịch.
2.2.
Biện pháp đối với yếu tố trung gian truyền bệnh bệnh

* Tiêu độc
- Cần tiêu độc chuồng trại, sân phơi, bãi chăn, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ đã
tiếp xúc với động vật, phương tiên vận chuyển động vật, nguyên liệu động vật, các nơi
chế biến và lưu trữ nguyên liệu động vật, thức ăn nước uống, thân thể động vật, chân
tay quần áo người lao động...
- Xe cộ, người, gia súc khi cần thiết phải đi xuyên qua ổ dịch thì phải tiêu độc.
Chuồng trại phải niêm yết, chỉ được mở cửa khi cho ăn hoặc chữa bệnh.
- Tiêu diệt côn trùng, động vật chân đốt, ruồi muỗi, ve, rận, chuột và các biện
pháp ngăn cản các nhân tố trung gian làm lây lan bệnh.
* Chăn ni khép kín: Nhằm hạn chế nhập gia súc tránh tình trạng khi nhập con
vật sẽ mang mầm bệnh từ bên ngoài vảo trang trại.
2.3.
Biện pháp đối với gia súc cảm thụ
- Phải khẩn trương huy động mọi nguồn lực xã hội vào công tác ngăn chặn lan
truyền bệnh, cần kiểm kê nhanh đề nắm đầu gia súc, gia cầm trong ở địch để phân loại
sức khỏe.
- Tiêm chống dịch trong ổ dịch và xung quanh ổ dịch gồm vùng nguy cơ dịch
và vành đai nguy cơ dịch. Việc tiêm vaccin giúp phát hiện nhanh động vật nung bệnh
vừa có tác dụng dập tắt dịch trong thời gian ngắn, đối với những vật nghi nung bệnh
trong ổ dịch có thể tiêm kháng huyết thanh cùng một lúc với vaccin nhưng phải tiêm ở
hai nơi khác nhau trên cơ thể và chỉ ứng dụng đối với vaccin chết. Động vật khác loài
nhưng mẫm cảm với bệnh củng cần tiêm vaccin.
- Điều trị bệnh tích cực bằng kháng sinh thích hợp, thực hiện các biện pháp
ngăn chặn dịch lây lan như giết hủy hay giết mổ bắt buộc, thực hiện kiểm dịch các
biện pháp vệ sinh thú y và thực hiện tiêu độc ngăn chặn mầm bệnh phát tán sang các
vùng quanh ổ dịch.
3.
Căn cứ chẩn đoán
3.1. Dịch tễ:
- Khai thác những người cùng chăn ni trại nào đang có bệnh, nhất là việc tiếp

xúc người với người hoặc trại chăn nuôi đang bệnh.
- Động vật và con ngươi nơi chăn ni có gì đặc biệt (bệnh than, bệnh dịch
hạch, cúm gia cầm...).
- Khu vực chăn nuôi hay phương tiện cơ giới đến cơng tác đang có dịch gì lưu
hành
- Mùa phát bệnh, động vật cảm thụ

14


Yếu tố dịch tễ chỉ là yếu tố tham khảo, gợi ý hướng chẩn đoán.
3.2. Lâm sàng:
- Dựa vào những triệu chứng lâm sàng nổi bật và đặc trưng cho từng bệnh.
- Đây là căn cứ có ý nghĩa khoa học và trong thực tế lâm sàng đôi khi là quyết
định.
3.3. Xét nghiệm:
- Xét nghiệm không đặc hiệu: Công thức máu, tốc độ lắng máu, xét nghiệm
nước tiểu và xét nghiệm chức phận có liên quan.
- Xét nghiệm đặc hiệu: Là yếu tố quyết định chẩn đốn, có thể xác định được
mầm bệnh (cấy máu, cấy đờm, cấy phân...) hoặc các dấu ấn của mầm bệnh ( kháng
nguyên, kháng thể ...)
4.
Phương pháp điều trị
- Điều trị toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị như hộ lý, dinh
dưỡng và dùng thuốc gồm thuốc tác động tiêu diệt mầm bệnh (kháng sinh đối với vi
khuẩn, interferon... đối với virus) kết hợp với thuốc tăng cường cơ năng của cơ thể
(vitamin, máu, thuốc giảm đau, hạ sốt...).
- Chữa sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng: tức là xác định đúng tính mẫn cẩm của
mầm bệnh, đồng thời phải tính đến khả năng xâm nhập tổ chức của bệnh khi chọn
thuốc.

- Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp với chữa triệu chứng.
- Đối với động vật chăn ni vì mục đích kinh tế khi chữa bệnh cần chú ý đến
tiên lượng bệnh để đảm bảo hiệu quả kinh tế của chăn nuôi
- Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà khơng có thuốc chữa đặc hiệu hoặc
những bệnh phát triển thành thể mãn tính khó điều trị thì khơng nên chữa nên giết hủy
hoặc giết mổ lấy thịt.
- Trong trường hợp bệnh truyền nhiễm xuất hiện, nên bổ sung thuốc vào thức
ăn và nước uống cho cả đàn để tiêu diệt mầm bệnh.
4.1.
Điều trị đặc hiệu
- Diệt mầm bệnh (vi sinh vật, ký sinh trùng...)
-Thuốc diệt mầm bệnh thường là các loại kháng sinh, hoá dược hoặc thảo dược.
- Điều trị đặc hiệu quyết định làm khỏi bệnh triệt để.
4.2.
Điều trị theo cơ chế bệnh sinh
- Tác động trên quá trình sinh bệnh nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối
loạn bệnh lý.
4.3. Điều trị triệu chứng
Nhằm làm giảm các triệu chứng giúp cho thú bệnh dễ chịu hơn và được coi là
biện pháp điều trị hỗ trợ rất cần thiết.

15


CHƯƠNG II: BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở THÚ NHAI LẠI - Ruminants To
Infectious Diseases
1. BỆNH DỊCH TẢ TRÂU BÒ
a. Tổng quan
- Là bệnh truyền nhiễm của loài nhai lại, virus gây bệnh có tính hướng thượng
bì, biến đổi bệnh lý chủ yếu ở bộ máy tiêu hoá. Đặc trưng của bệnh là con vật sốt cao,

loét niêm mạc miệng, tiêu chảy, hạch lympho bị hoại tử. Bệnh lây lan nhanh, mạnh; tỷ
lệ ốm và tỷ lệ chết cao.
- Lịch sử và địa điểm bệnh: Bệnh dịch tả trâu bò là một trong những bệnh được
ghi nhận sớm nhất ở động vật. Bệnh được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 4; từ thế
kỷ 18 - 19 bệnh hoành hành khắp châu Âu. Căn bệnh được phân lập năm 1902. Trước
đây, bệnh xảy ra phổ biến ở châu Âu, châu Phi, châu Á và Tây Á. Hiện nay, bệnh chỉ
còn ở một số nước châu Phi (gần xích đạo và vùng Đông Bắc), Trung Á (Ấn Độ,
Pakistan, Afganistan, Nepal, Bangladesh). Năm 1992, Tổ chức năng lượng của Liên
hợp quốc (FAO) đã xây dựng chương trình thanh tốn bệnh dịch tả trâu bị tồn cầu
(Global Rinderpest Eradication Programme - GREP), tiến tới thanh tốn tồn bộ virus
dịch tả trâu bị vào năm 2010. Ở Việt Nam, bệnh dịch tả trâu bò gây thiệt hại nặng nề,
nhất là dưới thời Pháp thuộc. Với việc áp dụng chương trình vacxin, bệnh dần dần
được khống chế và đến nay đã cơng nhận thanh tốn được bệnh.
b. Căn bệnh
Phân loại
Virus dịch tả trâu bò (Rinderpest virus - RPV) thuộc giống Morbillivirus, họ
Paramyxoviridae. Các thành viên khác của Morbillivirus là sởi, canine distemper,
phocine distemper và peste des petit ruminants. Trên thế giới, chỉ có duy nhất một
serotyp virus dịch tả trâu bị.
Hình thái, cấu trúc RPV
Là ARN virus sợi đơn, đường kính 150 - 300nm. Virus có dạng hình cầu, có vỏ
bọc lipid .
Tính chất ni cấy
Có thể ni cấy virus trên mơi trường tế bào như: tế bào thận bò (cấy trên tế
bào Vero phân lập từ tế bào biểu mô thận) sau 3 - 12 ngày virus gây bệnh tích tế bào.
Trong cơ thể động vật, RPV có tính hướng thượng bì, tấn cơng tế bào Malpighi của
niêm mạc đường tiêu hóa gây nên hoại tử, loét sâu. Virus dễ bị hấp phụ bởi bạch cầu
trong máu. Tiêm truyền liên tục RPV cường độc nhiều đời qua thỏ, virus dần dần trở
thành nhược độc đối với trâu bị, vẫn giữ tính kháng ngun. Sau 100 đời, virus làm
cho thỏ chết (cường độc đối với thỏ), ổn định độc tính. Sau 355 đời, độc tính hoàn toàn

ổn định, gây miễn dịch bền vững cho trâu bị, được dùng làm giống sản xuất vacxin.
Ngồi ra, virus có thể nhân lên khi tiêm vào màng nhung niệu của phơi gà 10 ngày
tuổi.
Sức đề kháng :
+ Virus có sức đề kháng yếu với điều kiện ngoại cảnh
+ Ánh sáng mặt trời diệt Virus sau 2 giờ
+ Với nhiệt độ : 56°C/50 - 60´, 60°C/30´
+ pH : 4,0 – 10,2 , ngoài ra sẽ bị tiêu diệt
+ Mẫn cảm với các chất làm tan mỡ
c. Truyền nhiễm học
Dịch tễ học

16


Loài vật mắc bệnh: Hầu hết các loài vật guốc chẵn đều mẫn cảm với bệnh ở các
mức độ khác nhau. Trâu, bò và bò Tây Tạng (yak) đặc biệt mẫn cảm với bệnh. Ngoài
ra, dê, cừu, lợn, lạc đà và một số động vật hoang dã (hươu cao cổ, linh dương châu
Phi, linh dương Cudu ở Nam Phi, lợn lịi) cũng mắc bệnh. Bệnh khơng có khả năng lây
sang người. Tỷ lệ ốm có thể lên đến 100%, tỷ lệ chết dao động từ 90 - 100%. Một số
giống bị bản địa ở châu Phi thì tỷ lệ chết thấp hơn, khoảng 50%.
Phương thức truyền lây: Bệnh lây chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa con ốm
và con khỏe do hít phải virus có trong khơng khí hoặc lây qua đường tiêu hóa do thức
ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh.
Chất chứa: Con vật bệnh thải virus ra ngoài qua dịch tiết nước mắt, nước mũi
và phân. Giai đoạn lây nhiễm quan trọng nhất là từ 1 - 2 ngày trước khi có triệu chứng
lâm sàng, kéo dài 8 - 9 ngày sau khi có triệu chứng điển hình.
Cơ chế sinh bệnh
- Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hơ hấp trên (hoặc có thể gây bệnh thực
nghiệm qua đường tiêu hố của trâu bị). Trong thời gian nung bệnh, virus lúc đầu

nhân lên ở lưỡi và hạch lympho. Hai đến 3 ngày sau nhiễm, VR nhân lên trong máu,
gây bại huyết; sau đó lan đi khắp cơ thể, nhân lên ở lách, tuỷ xương, mô lympho, dịch
đường tiêu hoá.
- Trong máu, VR gây bại huyết, phá huỷ thành mạch gây viêm tụ máu, xuất
huyết
- VR gây hoại tử dung bào và hoại tử thoái hoá dịch ở thượng bì một số niêm
mạc, đặc biệt là niêm mạc đường tiêu hoá. Niêm mạc bị xung huyết, sưng lên. Hoại tử
bắt nguồn từ những lớp sâu của tầng Malpighi ngay trên lớp đế. Trong tế bào hoại tử,
nhân tan ra, ngun sinh chất đơng lại, sau đó hình thành những đám, nốt hoại tử.
d. Triệu chứng
* Thể quá cấp tính (thể ác tính, thể kịch liệt):
- Ít gặp
- Thường xảy ra ở đầu ổ dịch, ở những con non trên dưới 1 năm tuổi
- Sốt cao đột ngột (40 – 42°C)
- Ủ rũ, mệt mỏi
- Các niêm mạc xung huyết, đỏ ửng lên
- Chết khi chưa có triệu chứng đặc trưng (2 – 3 ngày sau khi sốt)
- Do chưa có hiện tượng tiêu chảy nên gọi là Dịch tả khơ
* Thể cấp tính: Thường gặp
- Thời gian nung bệnh từ 3 – 15 ngày, thường từ 4 - 5 ngày
- Triệu chứng chung : sốt, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, kém vận động
- Sốt đặc trưng: 41 – 42°C, có khi lên đến 43°C, Kéo dài liên tục 3 – 4 – 5 ngày
- Táo bón
- Các niêm mạc xung huyết, đỏ ửng lên
- Mắt :
+ Viêm đỏ, có thể có chấm xuất huyết
+ Chảy nước mắt : lúc đầu trong, loãng; về sau đục và đặc dần. Có thể màu
xanh giống như mủ chảy ngoằn ngoèo ở dưới mắt.
- Mũi :
+ Viêm niêm mạc mũi

+ Chảy nước mũi
+ Mũi bị nứt nẻ
- Miệng :

17


+ Niêm mạc miệng viêm đỏ
+ Xuất huyết ở lợi, chân răng, gốc lưỡi, hai bên má
+ Niêm mạc có mụn nhỏ li ti, có thể tập trung thành mảng lớn to nhỏ không
đều
Mụn vỡ tạo thành mụn loét.
+ Chảy nước dãi
+ Hơi thở mùi hơi thối, khó chịu
- Triệu chứng tiêu hoá : là triệu chứng đặc trưng
+ Khi sốt, con vật đi táo
+ Khi thân nhiệt hạ, con vật đi tiêu chảy, ỉa ở tư thế vọt cần câu, phân toé ra,
phân màu nâu hoặc màu của máu, khắm như mắm thối có thể có những đám màng giả
(do niêm mạc ruột bong ra).
+ Đuôi, mông, đùi sau thường dính bết phân
+ Giai đoạn sau, con vật nằm bẹp, phân tự chảy ra ngoài
- Thở: thở nhanh, thở khó
- Tim: Lúc đầu đập nhanh, mạnh. Sau đập chậm và yếu dần
- Con cái có thai: xảy thai hoặc trụy thai
- Bệnh kéo dài 1 tuần, con vật suy kiệt, chết (sau 6 – 12 ngày)
* Thể mạn tính
- Con vật gầy cịm, da khơ, lơng rụng
- Ho thường xuyên
- Ỉa chảy liên miên
* Thể ngoài da: Nhẹ, hiếm thấy

- Con vật bị viêm loét niêm mạc miệng
- Giai đoạn sau có đi tiêu chảy nhưng nhẹ
- Trên các vùng da mỏng có các nốt, mụn nhỏ li ti, lúc đầu mụn đứng riêng lẻ,
sau tập trung thành từng đám, từng mảng, có nước, có mủ, mụn vỡ ra, chảy nước, chảy
mủ, dính lơng lại, khơ đóng vẩy, khi vẩy bong ra, để lại các vết sẹo nông, màu đỏ, khó
mọc lơng trở lại nhìn da như một đám da bị đốt cháy.
e. Bệnh tích
Đại thể:
- Xác gầy, bẩn, mùi tanh
- Bắp thịt mềm nhão, thấm máu
- Niêm mạc thường tụ máu, tím bầm hoặc có các điểm, vệt xuất huyết, niêm
mạc miệng, chân răng, gốc lưỡi, hai bên má thường có vết loét to nhỏ khác nhau, có
phủ bựa màu trắng xám hoặc vàng xám. niêm mạc tiêu hoá chủ yếu là hiện tượng tụ
máu, xuất huyết và loét (rõ nhất ở mảng payer trên niêm mạc ruột non), van hồi manh
tràng tụ máu, xuất huyết.
- Trực tràng: xuất huyết
- Phổi: tụ máu
- Gan: màu vàng úa, dễ nát
- Túi mật: căng, niêm mạc túi mật tụ máu, xuất huyết, có nốt loét
- Lách, thận: tụ máu
- Hạch lâm ba: sưng, tụ máu, có điểm xuất huyết
Vi thể:
Virus có khuynh hướng thích các tế bào lympho tạo ra các nốt hoại tử ở các
trung tâm mầm và sự xuất hiện các tế bào khổng lồ có nhiều nhân (hợp bào) vào
khoảng 8 ngày sau khi cảm nhiễm. Các thể bao hàm trong tế bào chất và trong nhân tế

18




×