I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Có thể nói hầu như trong bất kỳ một ngơi trường nào, kể từ cấp tiểu học
trở lên cũng đều có học sinh cá biệt, chỉ có điều nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà
thơi. Những học sinh cá biệt ít nhiều gây khó khăn cho cơng tác giảng dạy, làm
ảnh hưởng đến việc học tập của lớp, làm đau đầu các thầy cơ giáo, đặc biệt là
giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, việc giáo dục học sinh cá biệt cần phải coi trọng,
phải nhận thức đúng đắn, giải quyết đúng mực. Trong thực tế vẫn có nhiều giáo
viên nóng vội, chưa làm chủ được bản thân, phương pháp giáo dục còn nghèo
nàn, đơn điệu, thiếu tính sư phạm dẫn đến cơng tác giáo dục học sinh ít hiệu
quả, có khi cịn có những vi phạm đáng tiếc, thậm chí cịn có những thầy cơ bị
buộc phải thơi việc vì khơng kiềm chế được bản thân. Cho nên việc giáo dục học
sinh cá biệt là một cuộc thử thách về lòng kiên trì, nhẫn lại, bản lĩnh, về năng lực
sư phạm, về lịng u nghề và tình u thương học sinh của những người làm
nhiệm vụ trồng người.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân tôi luôn trăn trở “Làm thế nào
để đưa những học sinh được xếp vào dạng cá biệt trở thành con ngoan trò giỏi?
Làm thế nào để những học sinh trong lớp nói riêng và trong trường tơi nói chung
khơng bị vướng vào cụm từ “học sinh cá biệt”. Với những suy nghĩ trên, tôi
mạnh dạn chọn: “Biện pháp rèn luyện và giáo dục học sinh cá biệt lớp 2”
2. Mục đích nghiên cứu
Giúp cho các em học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản ở bậc tiểu học
nói chung và kiến thức lớp 2 nói riêng. Đồng thời qua đó giáo dục, uốn nắn, bồi
dưỡng các em từ những học sinh cá biệt, quậy phá, lười học… trở thành người
có ích cho xã hội sau này.
Xác định các nguyên nhân chính đã dẫn đến một số em có hành vi chưa
đúng, chưa có động cơ học tập, có đạo đức phẩm chất chưa tốt…. Qua đó, giúp
cho các em định hướng được hành vi, ý nghĩa của cuộc sống, đạt được hiệu quả
trong học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các em học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp, có hành vi xấu, hay nói
dối, chửi thề, nói tục, ý thức học tập khơng có, kết quả học tập yếu kém, lười
học tập và không biết vâng lời thầy cố, bố, mẹ ….
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu một số học sinh lớp 2C tôi chủ nhiệm năm học
2022 – 2023.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng “học sinh cá biệt”.
- Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2C, với tổng số
36 em. Trong đó có 2 em hộ nghèo, 2 em có hồn cảnh éo le. Trong ngay những
ngày đầu nhận lớp và tìm hiểu về học sinh. Tơi nhận thấy đa số các em đều
ngoan ngỗn, thật thà. Dù cịn bé nhưng các em hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ
nên cũng có ý thức tự lập và mong muốn học tập để vươn lên. Tuy nhiên, cũng
có một số ít học sinh chưa ngoan, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập mà tôi gọi
là “học sinh cá biệt". Cụ thể ở lớp tơi có 3 em cá biệt:
STT
Họ và tên
Dạng cá biệt
1
Hoàng Đức Vĩnh
Học tập
2
Dương Thị Lợi
Học tập
3
Hoàng Thế Quân
Đạo đức
Biểu hiện đầu năm
Đọc chậm, viết sai chính tả
nhiều; tính tốn chậm; lầm lì,
hỏi ít nói.
Khá hoạt ngơn nhưng đọc,
viết yếu, tính tốn chậm; sợ
học và hay mất tập trung.
Hay nói dối, nói tục, thường
xuyên gây gổ với các bạn
trong lớp; lấy tiền của bố mẹ
đi mua quà và đồ chơi.
Vậy những nguyên nhân nào khiến học sinh trở nên cá biệt như vậy? Theo
tôi không phải tự nhiên mà học sinh nào cũng trở nên cá biệt. Sẽ có ít nhất một lí
do khiến các em trở nên khác biệt với mọi người như vậy. Vì vậy tơi đã bắt tay
vào tìm hiểu các nguyên nhân và thu được các nguyên nhân như sau:
2. Nguyên nhân của thực trạng:
- Về hoàn cảnh gia đình:
Hồng Đức Vĩnh
Dương Thị Lợi
Hồng Thế Qn
Gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn. Mẹ bỏ đi từ khi
em cịn nhỏ. Bố đi làm th ni cả gia đình. Em cùng
anh trai sống với ông bà nội. Nhưng ông hay say rượu,
bà thì bị bệnh hiểm nghèo. Do thiếu sự quan tâm, u
thương mà em thu mình lại khơng giao tiếp với bạn bè,
hỏi ít nói, hay ngồi một chỗ không tham gia vào hoạt
động của lớp.
Em là một cơ bé khá sơi nổi, thích vẽ nhưng gia đình
thuộc diện khó khăn: nhà đơng con, bố bị ung thư, mẹ là
lao động chính ni cả nhà nên em thiếu thốn sự quan
tâm, dạy bảo.
Là học sinh khá tự tin và hoạt ngơn, thích thể hiện, gây
ấn tượng với bạn. Em ham chơi, lười học nhưng sợ bố
mẹ, thầy cô mắng phạt nên hay nói dối. Đồng thời em
mê game, đồ chơi nhưng bố mẹ cấm đoán nên đã lấy
tiền đi mua mà không lường được hậu quả về việc làm
của mình.
- Về bản thân học sinh:
Từ hồn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn sự quan tâm, giáo dục dẫn
đến các em học tập sa sút, lười học và có những hành động chưa đúng.
- Về phía xã hội:
Do ảnh hưởng từ sách, báo, game, mạng xã hội (Facebook, tiktok),
phim ảnh nhảm nhí tràn lan thu hút các em, khiến các em mải mê sau đó bỏ
bê việc học tập và học theo những cái xấu.
Trong ba nguyên nhân này, thì ngun nhân chủ yếu ở lớp tơi là do
hồn cảnh gia đình. Và khi đã xác định được nguyên nhân chủ yếu khiến các
em cá biệt cũng là lúc tôi đưa ra các biện pháp cụ thể để giúp đỡ các em.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Cảm hóa học sinh bằng tình thương u của người thầy.
Tơi đã đặt mình vào vị trí của phụ huynh có con là học sinh cá biệt để để
thấu hiểu phụ huynh mong muốn gì ở thầy cơ. Đó là:
- Hãy u thương học sinh như chính “con đẻ” của mình. Chỉ có coi
chúng như con thì chúng ta mới tìm mọi biện pháp để giúp đỡ chúng.
- Chúng ta hãy đến gần học sinh để quan tâm, gần gũi, chia sẻ với các em
thường ngày. Tôi chắc rằng học sinh cá biệt sẽ có những hồn cảnh đặc biệt.
Em Hồng Đức Vĩnh: Gia đình thuộc diện
đặc biệt khó khăn. Mẹ bỏ đi từ khi em cịn nhỏ.
Bố đi làm th ni cả gia đình. Em cùng anh trai
sống với ông bà nội. Nhưng ông hay say rượu, bà
thì bị bệnh hiểm nghèo. Trong khi các bạn đến
lớp quần áo sạch sẽ, học tập vui vẻ cùng nhau thì
em ln ăn mặc lấm lem, tự ti vì thiếu thốn tình
thương. Em ln thu mình lại khơng giao tiếp với
bạn bè, hỏi ít nói, hay ngồi một chỗ không vui
chơi với bạn cũng như không tham gia vào hoạt động của lớp. Vì vậy mỗi khi
lên lớp tơi đều tươi cười chào em, sau đó gọi em lại gần để hỏi han, động viên
em. Chính sự quan tâm đó của tơi đã khiến em dần mở lịng mình với tôi, cười
đáp lại lời chào của tôi. Bên cạnh đó tơi cũng tơi cũng ln nhắn nhủ các em hãy
luôn yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ với bạn, rủ bạn chơi cùng. Những lúc em làm
sai tôi nhẹ nhàng phân tích đúng sai cho em. Trong ứng xử tơi dạy em cách giao
tiếp, nói năng. Chỉ sau một thời gian em đã thân thiện hơn với thầy cơ, hịa đồng
hơn với các bạn trong lớp.
2. Biện pháp 2: Tìm ra điểm mạnh để giúp các em phát huy, tin tưởng
vào sự nỗ lực của bản thân.
Một số giáo viên chủ nhiệm không dám giao nhiệm vụ cho học sinh cá
biệt vì sợ các em làm hỏng việc. Thế nhưng theo quan điểm của tơi dù là học
sinh cá biệt khó giáo dục đến đâu đi nữa thì sâu bên trong các em vẫn có những
phẩm chất tích cực. Quan trọng là chúng ta có kiên trì tìm ra những điểm mạnh
đấy hay khơng và nếu tìm ra thì dù là những hành động nhỏ nhất chúng ta hãy
động viên, khích lệ các em. Để từ đó các em vứt bỏ sự tự ti, mặc cảm, chủ động
hịa nhập với tập thể.
Em Hồng Thế Quân lớp tôi là học sinh cá
biệt. Em ham chơi, lười học, hay mất tập trung
trong giờ học, thường xuyên quên đồ dùng. Hay
gây gổ với bạn, lấy đồ của bạn, nói dối thầy cơ,
bố mẹ, lấy tiền của bố mẹ đi mua đồ chơi. Nhưng
bù lại cậu học sinh này rất hoạt ngơn và rất thích
thầy cơ giao nhiệm vụ cho mình. Rất thích được
các bạn để ý, coi mình là anh để nhờ giúp đỡ,
thích các bạn ghi nhận việc làm của mình. Chính
vì thế tơi đã giao cho Quân chức vụ tổ trưởng
chịu trách nhiệm kỉ luật của tổ và phân công các bạn trực nhật. Những ngày đầu
thì các bạn chưa tin tưởng và nghi ngờ. Tơi đã phân tích, động viên học sinh tin
tưởng bạn và cho bạn cơ hội thể hiện mình. Quân cũng đã mạnh dạn đứng trước
lớp hứa với lớp sẽ làm tốt nhiệm vụ. Chính sự tin tưởng của cơ và các bạn đã
làm Quân có động lực cố gắng. Em khơng chỉ có tiến bộ về đạo đức và cịn nỗ
lực trong học tập. Khi em hồn thành tốt nhiệm vụ của mình tơi ln khen em
trước lớp đặc biệt là trong tiết sinh hoạt.
3. Biện pháp 3: Thầy cơ hãy điềm tĩnh, tự kiềm chế bản thân, tìm cách
giáo dục mềm dẻo, linh hoạt nhất.
Trong lớp học của chúng ta chắc hẳn các thầy cơ đã gặp rất nhiều tình
huống là cả lớp đang tập trung làm bài, hay giáo viên đang say sưa giảng bài
thì có học sinh mất trật tự, ngồi nói chuyện riêng làm ảnh hưởng đến các bạn
và cô giáo.
Em Dương Thị Lợi lớp tôi là một cô bé xinh
xắn, tuy là một học sinh nữ nhưng trong giờ học
em rất hay làm việc riêng. Em thường xé vở để vẽ
tranh, rồi ngồi nói chuyện làm ảnh hưởng các bạn.
Những lúc ấy dù được cô giáo nhắc nhở song chỉ
một lúc sau em lại vẫn vậy. Khi gặp tình huống
đó chắc hẳn bất kì người thầy, người cơ nào cũng
thấy bực mình. Bản thân tơi cũng vậy, trong
những năm đầu đã đưa ra những hình thức kỉ luật
nghiêm khắc là cho học sinh đứng lên, bực quá thì
đuổi ra khỏi lớp. Chính vì vậy những năm đầu hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt
của tôi chưa cao. Thế nên tơi đã thay đổi. Những lúc bực mình tơi đã ghi sâu
trong đầu suy nghĩ “ Em ấy chỉ là đứa trẻ bé bỏng, đáng thương, mình phải kiềm
chế” và khi nghĩ như vậy thì mọi bực dọc trong đầu tôi đã giảm đi. Tôi kem cặp,
động viên em học tập và khích lệ sở thích vẽ tranh của em. Đơi khi chỉ với
những lời nói nhẹ nhàng, động viên thì tơi lại chinh phục được các em, khiến
các em vâng lời mình. Chính vì thế mà tơi nhận ra rằng mọi thầy cô hãy điềm
tĩnh, tự kiềm chế bản thân mình. Hãy chọn cách giáo dục linh hoạt, mềm dẻo, có
cương có nhu. Hãy nhớ rằng chúng ta đang làm việc với những đứa trẻ nhỏ,
khơng vội nơn nóng, khơng địi hỏi cao.
4. Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục.
- Về phía nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với các giáo viên
bộ môn, Tổng phụ trách đội, Đội sao đỏ.
- Về phía gia đình: Thực hiện tốt thơng tin hai chiều bằng cách thường
xuyên trao đổi thông tin với gia đình về tình hình và thái độ học tập của con trên
lớp cho gia đình biết và nhận lại những phản hổi từ gia đình.
Rất nhiều phụ huynh có con là học sinh cá biệt khơng dám đi họp phụ
huynh vì ngại, vì sợ cơ giáo phê bình các con trước lớp. Thì khi tiếp xúc với phụ
huynh có con là học sinh cá biệt chúng ta cần mềm dẻo, khéo léo. Chúng ta hãy
đặt mình vào vị trí của phụ huynh có con là học sinh cá biệt. Tôi không bao giờ
nhắn tin về về việc riêng của học sinh lên nhóm lớp, thay vào đó tơi sẽ nhắn tin
riêng hoặc gọi điện trao đổi trực tiếp để phụ huynh và học sinh khơng mặc cảm
và khó xử.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ áp dụng những biện pháp trên mà tôi đã thu được kết quả như sau:
STT
1
2
3
Họ và tên
Hoàng Đức Vĩnh
Dương Thị Lợi
Nguyễn Thế Quân
Học tập đầu năm
Đọc chậm, viết sai
chính tả nhiều. Tính
tốn chậm. Lầm lì, hỏi
ít nói.
Sau học kì I.
Đọc nhanh hơn, viết
chính tả mắc lỗi ít
hơn. Thực hiện được
tính tốn và hịa đồng
với bạn hơn. Em đã
tương tác với cơ nhiều
hơn.
Khá hoạt ngơn nhưng
đọc, viết yếu, tính tốn
chậm; sợ học và hay
mất tập trung.
Em tập trung trong
học tập hơn, ngoan
hơn. Em có tiến bộ
trong học tập. Đặc
biệt em cịn bộc lộ
năng khiếu vẽ tranh
và tham gia vào đội
văn nghệ của lớp.
Hay nói dối, nói tục,
thường xuyên gây gổ
với các bạn trong lớp;
lấy tiền của bố mẹ đi
mua quà và đồ chơi.
Em ngoan hơn, có ý
thức trách nhiệm hơn.
Khơng cịn nói dối bố
mẹ và cô giáo. Em
biết nhường nhịn bạn
hơn và chơi đoàn kết
với bạn. Em ngồi học
cũng tập trung hơn.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình thực hiện biện pháp giáo dục học sinh cá biện tôi rút ra
được một số kinh nghiệm như sau:
- Giáo dục học sinh cá biệt là cả một q trình địi hỏi nhiều thời gian,
cơng sức.
- Nếu chúng ta giáo dục học sinh cá biệt từ chính cái “Tâm” của mình thì
chúng ta chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp giáo dục chính xác và phù hợp,
chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Giáo dục tích cực sẽ đem đến cho các em nhiều điều tốt đẹp như: Các
em có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng
nghe ý kiến; tích cực chủ động hơn trong học tập và rèn luyện; tự tin trước mọi
người; khả năng của trẻ được phát huy.
- Tôi nhận thấy việc giáo dục tích cực học sinh trong đó có giáo dục học
sinh cá biệt trong môi trường thân thiện cần tiến hành đồng bộ từ các cấp quản
lí; từ những giáo viên chủ nhiệm thì học trị sẽ được vận hành trong mơi trường
giáo dục tích cực thân thiện. Từ đó học sinh thích học tập, ham hoạt động; dần
hình thành kĩ năng sống cho học sinh. Hình thành những con người có nhân
cách mới, ứng xử tiến bộ với môi trường sống, với xã hội.
VI. CAM KẾT
Giáo viên cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; không sử
dụng biện pháp đã được đề xuất để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân
trước đó; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về kết quả, sự
tiến bộ của học sinh... là trung thực.
Xin chân thành cảm ơn!