Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số kỹ thuật dạy mẫu câu trong môn tiếng anh cho học sinh lớp 3 tại trường ththcs lê quý đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.41 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LẠNG SƠN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
***

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY MẪU CÂU TRONG
MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 3
TẠI TRƯỜNG TH&THCS LÊ QUÝ ĐÔN

Lĩnh vực sáng kiến: Khoa học xã hội
Tác giả: Tơ Lan Anh
Trình độ chun mơn: Thạc sĩ
Chức vụ: Giảng viên
Nơi công tác: Khoa Ngoại ngữ
Điện thoại liên hệ: 0943833223
Địa chỉ thư điện tử:

Lạng Sơn, tháng 4 năm 2023


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lí do chọn sáng kiến ...............................................................................................1
2. Mục tiêu của sáng kiến ............................................................................................2
3. Phạm vi của sáng kiến .............................................................................................2
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................3
1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................3
1.1. Tính cần thiết của việc dạy mẫu câu trong môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 ..... 3
1.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ và việc học mẫu câu của học sinh lớp 3 .........3
2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................6
2.1. Yêu cầu của việc dạy kỹ năng viết Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 ...................6


2.2. Thực trạng dạy và học kỹ năng viết Tiếng Anh của học sinh lớp 3 ở địa bàn
thực hiện sáng kiến .................................................................................................6
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN .....................................................................................10
1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến .........................................10
1.1. Sử dụng hình ảnh để minh họa mẫu câu .......................................................10
1.2. Sử dụng phương pháp lặp lại để giúp học sinh ghi nhớ mẫu câu .................11
1.3. Sử dụng các bài học về ngữ pháp đơn giản để giúp học sinh hiểu cấu trúc câu
...............................................................................................................................12
1.4. Sử dụng các trò chơi giúp học sinh thực hành sử dụng mẫu câu ..................13
2. Thảo luận và đánh giá kết quả thu được ...............................................................17
2.1. Tính mới, tính sáng tạo ..................................................................................17
2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực ..........................................18
IV. KẾT LUẬN ............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. i
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Giáo dục phổ thông

GDPT


Tiểu học và trung học cơ sở TH&THCS


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học mẫu câu trong môn Tiếng
Anh lớp 3 như: tính cấp thiết của việc dạy mẫu câu, đặc điểm phát triển ngôn ngữ
và việc học viết câu của học sinh lớp 3, và việc khảo sát thực trạng dạy và học kỹ
năng viết Tiếng Anh của 76 học sinh lớp 3, sáng kiến đề xuất Một số kỹ thuật dạy
mẫu câu trong môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 tại trường TH&THCS Lê Quý
Đôn bao gồm: (1) sử dụng hình ảnh để minh họa mẫu câu, (2) sử dụng phương
pháp lặp lại để giúp học sinh ghi nhớ mẫu câu, (3) sử dụng các bài học về ngữ
pháp đơn giản để giúp học sinh hiểu cấu trúc câu và (4) sử dụng các trò chơi để
giúp học sinh luyện tập mẫu câu.
Qua 02 bài kiểm tra khảo sát, số liệu kết quả học tập đã chỉ ra số lượng
điểm giỏi tăng 9,2%, số lượng điểm khá tăng 3,9%, số lượng điểm trung bình
giảm 13,1%. Các kỹ thuật được áp dụng cho thấy hiệu quả thiết thực khi học sinh
làm chủ được các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, biết vận dụng linh hoạt các kiến
thức và kỹ năng khi học tiếng Việt và tiếng Anh.
Qua sáng kiến này, tác giả cũng tự nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình
trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay ở trường
tiểu học và trau dồi rèn luyện thêm để phát triển năng lực sư phạm cho bản thân.


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến
Chúng ta đang sống trong một thế giới đa dạng về văn hoá và ngơn ngữ.
Trong đó, tiếng Anh được coi là ngơn ngữ thứ hai được sử dụng phổ biến nhất.
theo Wikipedia, có 1 tỷ người nói tiếng Anh trong đó 380 triệu người sử dụng
tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Tiếng Anh được sử dụng trong quá trình hội nhập và

phát triển khoa học, kỹ thuật trên tồn thế giới. Nó cũng là ngoại ngữ được giảng
dạy và học tập nhiều nhất trong các trường ở Việt Nam.
Việc học tiếng Anh từ cấp tiểu học giúp học sinh bắt đầu làm quen với
ngoại ngữ và phát triển khả năng giao tiếp thơng qua các kỹ năng nghe, nói, đọc
và viết. Đây là giai đoạn quan trọng giúp các học sinh tương lai hình thành, phát
triển và hồn thiện kỹ năng học tập suốt đời, năng lực làm việc và khả năng tham
gia các hoạt động văn hố xã hội. Ngồi ra, nó cũng tạo nền tảng vững chắc cho
việc học tiếng Anh ở các cấp học tiếp theo.
Chương trình học Tiếng Anh ở cấp Tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
với học sinh. Môn Tiếng Anh cung cấp cho các em kiến thức đơn giản và cần thiết
nhất về Tiếng Anh, về cuộc sống và con người, về nét đẹp của các nền văn hoá
khác trên thế giới. Việc học tiếng Anh khơng chỉ giúp bồi dưỡng tình u với
ngơn ngữ, mà cịn hình thành tính cách đẹp và sự giao thoa văn hoá nhân cách của
con người Việt Nam trong thời đại mới. Do vậy việc dạy Tiếng Anh là dạy ngơn
ngữ thứ hai, giúp các em hình thành bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết để
học tập và giao tiếp trong cuộc sống. Mỗi kĩ năng đều có một đặc thù riêng nhưng
chúng lại hỗ trợ lẫn nhau và kết nối liên tục cho nên người giáo viên phải tìm ra
phương pháp thích hợp để dạy và hướng dẫn các em trong từng kĩ năng.
Theo Chương trình GDPT 2018, mơn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học chú trọng
việc phát triển kỹ năng nghe – nói cho HS. Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng viết cho
HS là cần thiết vì kỹ năng nói và viết là hai kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ và liên
quan chặt chẽ với nhau. Khi HS phát triển kỹ năng viết tiếng Anh, các em sẽ được
trau dồi khả năng sử dụng ngữ pháp và từ vựng, cùng với khả năng tổ chức ý
tưởng trong bài viết. Những kỹ năng này sẽ giúp HS phát triển khả năng suy nghĩ
và sắp xếp thơng tin một cách rõ ràng và có logic, từ đó giúp HS nói tiếng Anh
một cách tự tin và lưu loát hơn.
1


Qua thực tế giảng dạy ở trường, tác giả nhận thấy học sinh có ý tưởng khi

viết nhưng thường các em viết cịn sai chính tả, sai ngữ pháp, bởi vì viết là một kĩ
năng khó do ở lứa tuổi các em vốn từ ngữ, kiến thức ngữ pháp và sự hiểu biết còn
hạn chế. Học sinh chủ yếu thường dựa vào các gợi ý trong bài và trả lời câu hỏi.
Do đó việc sử dụng ngơn ngữ cịn rời rạc, nghèo nàn mang tính liệt kê, khơng có
tính sáng tạo, chất lượng chưa cao. Hơn nữa, thời gian học mơn Tiếng Anh trên
lớp cịn ít khơng đủ để giúp học sinh luyện tập thường xuyên. Xuất phát từ những
khó khăn và thực tế trên, tác giả lựa chọn đề tài “Một số kỹ thuật dạy mẫu câu
trong môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn”.
2. Mục tiêu của sáng kiến
Từ việc nghiên cứu tính cần thiết của việc dạy viết, đặc điểm ngơn ngữ của
HS lớp 3, tác giả đưa ra những kỹ thuật cùng ví dụ minh họa, giúp GV có thể dạy
mẫu câu cho HS. Qua đó, nâng cao hiệu quả dạy và học, từng bước nâng cao kỹ
năng viết cho HS, góp phần thực hiện mục tiêu giúp HS hình thành và phát triển
năng lực giao tiếp .
3. Phạm vi của sáng kiến
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Các kỹ thuật dạy mẫu câu tiếng Anh cho HS
lớp 3.
Phạm vi tư liệu khảo sát, phân tích, đánh giá, thực nghiệm: Chương trình
và nội dung Tiếng Anh lớp 3.
Phạm vi thời gian: Học kỳ I, năm học 2022-2023 (từ tuần 1 đến tuần 20).
Phạm vi không gian: khảo sát thực tiễn và thực nghiệm sư phạm tại Trường
TH&THCS Lê Quý Đôn nằm trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

2


II. CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
1.1. Tính cần thiết của việc dạy mẫu câu trong môn Tiếng Anh cho học sinh
lớp 3

Việc viết ra những gì mình đã học giúp HS hình thành con chữ, làm quen
với các âm và chữ viết, lưu giữ hình ảnh các con chữ trong đầu và học cách dùng
chữ hoa, chấm câu. Viết là kỹ năng diễn đạt suy nghĩ hoặc ý tưởng của mình bằng
văn bản hoặc chữ viết. Viết là một kĩ năng cơ bản mà HS cần phải luyện trong
quá trình học ngoại ngữ, viết tiếng Anh là kỹ năng sử dụng các từ vựng, ngữ pháp
và cấu trúc câu phù hợp để truyền tải thơng tin một cách chính xác và hiệu quả
bằng tiếng Anh. Dạy viết câu tiếng Anh cho HS tiểu học là việc giúp các em hiểu
được các cấu trúc câu đơn giản của tiếng Anh và cách sử dụng từ vựng và cấu trúc
để tạo thành các câu hoàn chỉnh và có ý nghĩa.
Việc học và phát triển kỹ năng viết tiếng Anh là một quá trình xây dựng,
bao gồm việc học từ vựng, cấu trúc câu trong ngữ cảnh thực tế. Điều này có thể
đồng nghĩa với việc đưa ra các hoạt động và kỹ thuật dạy học nhằm hỗ trợ học
sinh lớp 3 xây dựng mẫu câu trong Tiếng Anh theo cách dễ hiểu, liên quan đến
thực tiễn cuộc sống của học sinh. Các em cần học các từ vựng cơ bản và các ngữ
pháp đơn giản như động từ, danh từ, tính từ, trạng từ và giới từ.
Tại sao học sinh cần phải học mẫu câu?
Điều quan trọng là học sinh phải nhận ra trật tự từ và cấu trúc câu khi học
ngoại ngữ. Trong thực tế, nhiều học sinh khi viết thường dịch trực tiếp tiếng mẹ
đẻ sang tiếng Anh mà không xem xét trật tự từ thay đổi giữa các ngơn ngữ. Có
thể lấy ví dụ lỗi phổ biến của những người Việt Nam khi nói tiếng Anh là đặt danh
từ trước tính từ, và lỗi đó trở nên khó sửa hơn với những học sinh lớn hơn. Khi
những cấu trúc này được học và củng cố ở độ tuổi nhỏ hơn, HS sẽ phát triển
khuynh hướng tự nhiên để sử dụng đúng cú pháp.
1.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ và việc học mẫu câu của học sinh lớp 3
Trong độ tuổi lớp 3, học sinh đã nắm vững nền tảng ngôn ngữ đầu tiên của
ngôn ngữ mẹ đẻ và đã biết cách sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp cơ bản. Vì vậy,
trong mơn Tiếng Anh, mục tiêu chính là phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp

3



của học sinh thông qua việc giúp học sinh hiểu và sử dụng mẫu câu đơn giản trong
các tình huống thực tế.
• Học qua ngữ cảnh
Các nhà tâm lý học và giáo dục học đã khẳng định, trẻ nhỏ rất giỏi trong
việc tiếp thu ngơn ngữ mới. Trẻ có thể tiếp thu ngơn ngữ tối đa thơng qua các trị
chơi và hoạt động mà các em thấy vui nhộn. Như Pinter (2006) đã nói rằng trẻ em
có thể sử dụng các cấu trúc ngữ pháp rất tốt, chúng có thể nói ngơn ngữ một cách
rõ ràng, nhưng các e, khơng thể nói tại sao các em lại sử dụng cấu trúc cụ thể đó.
Vì vậy, khi dạy ngữ pháp, một điều rất quan trọng là giáo viên phải dạy ngữ pháp
đó trong ngữ cảnh. Học sinh cần có nhiều cơ hội và cơ hội sử dụng từ vựng mới,
cấu trúc mới trong cuộc sống thực. Phillips (1993) đã khẳng định, việc sử dụng
ngữ cảnh giúp cho học sinh có thể học tiếng Anh một cách thú vị và đầy hứng
thú. Thay vì chỉ học các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong sách giáo khoa, học
sinh sẽ được tiếp cận với các tình huống thực tế và thực hành sử dụng tiếng Anh
trong các hoàn cảnh khác nhau. Để HS có thể khắc sâu các cấu trúc và quy tắc
mới, HS phải cảm thấy rằng mình có thể sử dụng những gì đã học vào giao tiếp
hàng ngày.
• Học qua các trò chơi
Trong nghiên cứu của Wright, Betteridge, & Buckby (2005), các tác giả
nhận thấy rằng sử dụng trò chơi là một phương pháp học tiếng Anh rất hiệu quả
đối với trẻ em, giúp trẻ em tập trung và tham gia vào q trình học tập một cách
tích cực. Trong khi học tiếng Anh qua các hoạt động trò chơi, trẻ em được khuyến
khích phát triển kỹ năng ngơn ngữ tự nhiên và phản xạ nhanh nhạy. Hơn nữa, việc
sử dụng trị chơi cũng giúp trẻ em có thể học được nhiều kỹ năng ngôn ngữ khác
nhau, bao gồm từ vựng, ngữ pháp, phát âm và kỹ năng giao tiếp. Krashen (1985)
đã nhấn mạnh rằng việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em
không chỉ giúp trẻ học tập một cách hiệu quả mà còn giúp tạo bầu khơng khí học
tập thú vị và động lực. Trị chơi có thể giúp trẻ tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh.
• Học bằng cách lặp lại

Theo Slattery (2001), việc lặp lại giúp trẻ nhỏ có thể nắm bắt được các khái
niệm và từ vựng mới một cách chắc chắn hơn, đồng thời tăng cường khả năng
lắng nghe và phản hồi của trẻ. Việc lặp lại cũng giúp trẻ nhớ kiến thức lâu hơn và
4


có thể áp dụng chúng vào các tình huống khác nhau. Bên cạnh đó, việc lặp lại
cũng giúp trẻ nhỏ phát triển khả năng giao tiếp và tự tin khi sử dụng tiếng Anh.
Khi trẻ học bằng cách lặp lại, họ cũng có thể tăng cường sự tự tin và cảm thấy yên
tâm khi sử dụng kiến thức đó trong thực tế. Học sinh lớp 3, ở độ tuổi này, khơng
có hoặc hiểu rất ít về loại từ như: danh từ, động từ, tính từ, v.v. trong tiếng mẹ đẻ
của họ, vì vậy việc dạy học sinh rằng tính từ phải đứng trước danh từ là không
hiệu quả. Tuy nhiên, học sinh sẽ nhận thấy rằng màu sắc xuất hiện trước các đồ
vật trong một câu thông qua việc nhận biết các cấu trúc câu lặp lại. Khi khái niệm
này được củng cố thông qua các bài tập trên lớp, học sinh sẽ sử dụng cấu trúc khi
tạo câu của riêng mình khi tiếp tục học ngơn ngữ.
• Học bằng hình ảnh trực quan
Krashen (1985) đã đề xuất rằng việc sử dụng hình ảnh trực quan là một
trong những phương pháp hữu hiệu để dạy mẫu câu cho học sinh. Ông cho rằng
hình ảnh giúp học sinh hình dung và nhớ được câu một cách dễ dàng hơn so với
chỉ đơn thuần việc giải thích bằng lời. Việc sử dụng hình ảnh giúp cho học sinh
hiểu được mối liên hệ giữa các từ trong một câu và cách sắp xếp chúng để tạo
thành một câu hoàn chỉnh. Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh cịn giúp cho học sinh
nhớ từ vựng và câu một cách dễ dàng hơn bởi vì trực quan hóa thơng tin giúp cho
trí nhớ của con người hoạt động tốt hơn.
• Học bằng cách đơn giản hóa cấu trúc câu
Nhiều học sinh bắt đầu học tiếng Anh bằng cách ghi nhớ các từ và cụm từ;
trách nhiệm của giáo viên là đảm bảo học sinh hiểu ý nghĩa và cách sử dụng của
từ và câu. Giáo viên cũng cần đảm bảo rằng học sinh có thể sử dụng nhiều từ vựng
hơn những gì có sẵn trong sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh cách thay đổi

câu để phù hợp với các tình huống khác nhau. Để giúp HS ghi nhớ mẫu câu, GV
cần đơn giản hóa cấu trúc bằng cách tập trung vào các mẫu câu đơn giản và cơ
bản, giải thích ý nghĩa và cấu trúc của chúng, sau đó cung cấp các ví dụ và bài tập
để học sinh có thể áp dụng vào thực tế. Thay vì tập trung vào các quy tắc ngữ
pháp phức tạp, phương pháp này tập trung vào những điểm quan trọng và cơ bản
nhất của ngữ pháp tiếng Anh.
Tóm lại, các nhà giáo dục khuyên dùng phương pháp học qua ngữ cảnh,
bằng hình ảnh trực quan, cho phép học sinh sử dụng từ vựng mới và cấu trúc ngữ
5


pháp trong thực tế để tăng cường khả năng viết câu. Việc lặp lại và đơn giản hóa
các khái niệm và từ vựng cũng rất quan trọng, giúp HS nhớ lâu hơn và áp dụng
chúng vào các tình huống khác nhau. Trò chơi cũng là một phương pháp học hiệu
quả, giúp trẻ tập trung và tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Yêu cầu của việc dạy kỹ năng viết Tiếng Anh cho học sinh lớp 3
Ngày 09/3/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 816/BGDĐTGDTH về việc tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học theo Chương
trình giáo dục phổ thơng 2018 cấp Tiểu học. Từ năm học 2022-2023, Tiếng Anh
là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thơng từ lớp 3 đến lớp 12.
Theo đó, học sinh được rèn luyện thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để
phục vụ cho việc học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Với những đổi
mới này, môn Tiếng Anh cũng tham gia vào đánh giá tồn diện q trình học tập,
rèn luyện của học sinh. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông,
môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao
tiếp bằng tiếng Anh mà cịn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung,
để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để
học suốt đời.
Môn Tiếng Anh góp phần hình thành, phát triển ở HS những phẩm chất chủ
yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được

quy định tại Chương trình GDPT 2018. Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết của HS
lớp 3gồm:
- Viết các từ, cụm từ rất đơn giản.
- Điền thông tin cá nhân vào các mẫu rất đơn giản (tên, địa chỉ…).
- Viết các văn bản ngắn khoảng 10 - 20 từ (có gợi ý) trong phạm vi các chủ
đề trong Chương trình.
2.2. Thực trạng dạy và học kỹ năng viết Tiếng Anh của học sinh lớp 3 ở địa bàn
thực hiện sáng kiến
2.2.1. Vài nét về chương trình Tiếng Anh lớp 3 tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn
Tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn, môn Tiếng Anh lớp 3 được dạy và
học với thời lượng 04 tiết/tuần, tương đương 140 tiết/năm học, trong đó phân bổ

6


112 tiết học ngữ liệu, 26 tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá thường xuyên, 02 tiết
kiểm tra chất lượng học kỳ.
Môn Tiếng Anh lớp 3 sử dụng sách Tiếng Anh 3 Phonics Smart. Sách được
thiết kế theo hình xoáy ốc liên kết các phần với nhau từ thấp lên cao với các chủ
đề, chủ điểm quen thuộc. Sách gồm 1 Unit Welcome và 13 Unit bài học với các
chủ đề về gia đình, nơi ở, trường học, sở thích, bản thân, về động vật, phương tiện
giao thơng. Mỗi một unit đều có tên gọi thân thiện, gần gũi, thể hiện chủ đề và
kiến thức ngữ pháp được học trong unit đó. Trong mỗi unit có các lesson (bài học)
được phân chia hợp lý, rõ ràng với các thành phần giới thiệu kiến thức mới, luyện
tập và vận dụng. Các hoạt động trong sách được sắp xếp theo phương pháp PPP
(Presentation – Giới thiệu ngữ liệu, Practice – Luyện tập, Production – Sử dụng
ngữ liệu). Tuy nhiên, nguồn bài tập bổ trợ và nâng cao còn hạn chế cho GV và
HS khai thác.
2.2.2. Khảo sát thực trạng học viết tiếng Anh lớp 3
* Đối tượng, khách thể, phạm vi và nội dung khảo sát

Để tìm hiểu cụ thể thực trạng dạy học viết câu ở lớp 3, tác giả đã tiến hành
khảo sát đối với 76 HS ở lớp 3A1 và 3A2 của trường TH&THCS Lê Q Đơn.
Mục đích, nội dung và hình thức khảo sát:
Với mục đích tìm hiểu những lỗi sai thường gặp của HS trong dạy mẫu câu,
sự hứng thú khi tham gia trao đổi, thảo luận nội dung bài học, tác giả tiến hành
kiểm tra, dự giờ thăm lớp, quan sát thái độ học tập của 76 HS lớp 3 của trường
TH&THCS Lê Quý Đôn với các kết quả nhận được khá khả quan, là tiền đề tốt
để GV có thể tiến hành vận dụng các kỹ thuật dạy mẫu câu tiếng Anh.
* Kết quả khảo sát
Sử dụng bài kiểm tra: Kiểm tra những lỗi sai thường gặp khi HS viết câu
tiếng Anh
- Có 39/76 HS mắc lỗi sai thứ tự từ, chiếm 51.3%
- Có 48/76 HS mắc lỗi chia động từ, chiếm 63.2%
- Có 52/76 HS mắc lỗi dùng sai mạo từ, chiếm 68.4%
Những lỗi sai mà HS mắc phải trong việc học viết câu mới xảy ra do sự
khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Học sinh nhầm lẫn trong việc sắp xếp thứ
7


tự từ, trong tiếng Việt cũng không yêu cầu sự xuất hiện của mạo từ trước danh từ.
Ngoài ra, tiếng Anh là một loại ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ biến thể, tức là
các động từ trong ngôn ngữ này sẽ thay đổi hình dạng của chúng để có thể diễn
đạt chính xác ý nghĩa về mặt thời gian, và để tương ứng đối với chủ thể của hành
độngviệc chia thì ở tiếng Anh là bắt buộc, trong khi đó, tiếng Việt về bản chất lại
là một loại ngơn ngữ cách thể, hay cịn được gọi là ngơn ngữ đơn lập – các động
từ sẽ giữ nguyên thể của chúng và không thay đổi. Schweers (1999) từng khẳng
định rằng người học có thể tiếp nhận một ngơn ngữ thứ hai dựa trên sự ý thức về
các đặc điểm giống và khác nhau giữa ngoại ngữ ấy và ngôn ngữ mẹ đẻ. Điều này
có thể được hiểu rằng những sự tương đồng ngôn ngữ sẽ mang đến những thuận
lợi và những sự khác biệt sẽ gây ra những khó khăn nhất định đối với người học

trong việc tiếp thu một ngôn ngữ mới. Bản thân tiếng Việt và tiếng Anh cũng
không nằm trong ngoại lệ.
Quan sát lớp học: Kiểm tra các hoạt động của HS thường tham gia trong
giờ dạy viết câu.
- Có 29/76 HS tham gia nghe GV đưa ra và giải thích mẫu câu, chiếm 38.2%.
- Có 34/76 HS tham gia làm bài tập vận dụng mẫu câu, chiếm 44.7%.
- Có 46/76 HS tham gia hoạt động theo cặp/nhóm để luyện tập mẫu câu,
chiếm 60.5%.
- Có 55/76 HS muốn tham gia các hoạt động viết câu có hình ảnh trực quan,
chiếm 72.4%.
- Có 68/76 HS tham gia chơi trò chơi liên quan đến viết câu, chiếm 89.5%.
Những số liệu khảo sát này cho thấy rằng hầu hết học sinh lớp 3 đều quan
tâm và muốn tham gia các hoạt động liên quan đến việc học và sử dụng mẫu câu
trong giờ học tiếng Anh. Cụ thể, việc chơi trị chơi liên quan đến viết câu và hoạt
động có hình ảnh trực quan là hoạt động được hầu hết các em quan tâm và tham
gia. Điều này cho thấy rằng việc tạo ra những hoạt động giáo dục giúp học sinh
học tập tiếng Anh một cách thú vị và tích cực sẽ giúp nâng cao chất lượng giáo
dục và động lực học tập của học sinh. Ngoài ra, việc tham gia hoạt động theo
cặp/nhóm để luyện tập mẫu câu cũng được nhiều HS lựa chọn, đây là những hoạt
động có thể giúp tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác trong học tập. Tuy
nhiên, một số học sinh không đặt nhiều quan tâm đến việc nghe giáo viên giải
8


thích mẫu câu và đưa ra ví dụ, hoặc làm bài tập vận dụng mẫu câu. Điều này có
thể do cách giải thích hoặc cách thực hiện khơng phù hợp với sở thích và phong
cách học tập của học sinh.
Sau khi khảo sát, tác giả nhận thấy rằng, chương trình sách giáo khoa mới
có các chủ đề gần gũi với sinh hoạt học tập hàng ngày của các em, tranh ảnh màu
đẹp kích thích học sinh ham học hỏi, tự tìm tịi sáng tạo. Vì vậy, các em đã tự tin

hơn, có ý thức tích cực chủ động và u thích học mơn Tiếng Anh hơn. Hầu hết
các học sinh ngoan, tích cực, hăng hái phát biểu tham gia vào các hoạt động trong
giờ học. Một số em khá, giỏi đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa từ và câu để tạo nên
được câu văn. Tuy nhiên, là một GV trực tiếp dạy lớp 3 và qua các chuyên đề dự
giờ thăm lớp, các ý kiến của đồng nghiệp, tác giả nhận thấy học sinh ở tiểu học
chưa được hướng dẫn nhiều về kĩ năng viết mà chỉ chú trọng kĩ năng nói. Đối với
trình độ lớp 3, nội dung và kiến thức, các mẫu câu khơng nhiều xong địi hỏi các
em phải có q trình rèn luyện mới tạo được một nền tảng vững chắc cho mình.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh học sinh không biết Tiếng Anh nên việc phối hợp
giữa gia đình và nhà trường trong việc dạy mơn Tiếng Anh cịn hạn chế. Ngồi
ra, vốn từ của đa phần HS cịn ít, chưa biết dùng từ, câu phù hợp để diễn đạt. Các
câu văn viết còn sai chính tả, sai thứ tự từ, sai ngữ pháp.
Tiểu kết: Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học mẫu câu trong mơn
Tiếng Anh lớp 3 như: tính cần thiết của việc dạy mẫu câu cho HS, đặc điểm phát
triển ngôn ngữ của HS lớp 3, cùng với việc khảo sát thực trạng dạy và học kỹ
năng viết Tiếng Anh của 76 học sinh lớp 3 tại trường TH&THCS Lê Q Đơn,
tác giả nhận thấy rằng HS cịn gặp nhiều nhầm lẫn, mắc lỗi sai trong việc học viết
câu tiếng Anh như lỗi sai về thứ tự từ, sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, lỗi
thiếu mạo từ. Vậy làm thế nào để giúp học sinh có thể nâng cao hơn kĩ năng viết
và khắc phục được những hạn chế nêu trên, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kỹ
thuật được trình bày rõ trong chương tiếp theo của sáng kiến.

9


III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến
1.1. Sử dụng hình ảnh để minh họa mẫu câu
Mục đích: sử dụng hình ảnh để minh họa mẫu câu tiếng Anh giúp HS hiểu
và ghi nhớ các từ vựng, cụm từ, mẫu câu và ngữ pháp tiếng Anh một cách dễ dàng

và sinh động hơn. Việc sử dụng hình ảnh giúp HS liên kết các từ vựng và cấu trúc
câu với hình ảnh tương ứng, giúp các em dễ dàng nhớ và sử dụng chúng trong
giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Hơn nữa, việc sử dụng hình ảnh cũng giúp học
sinh tiểu học phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo, cải thiện kỹ năng ngôn
ngữ của các em.
Cách thức thực hiện: Để sử dụng hình ảnh để minh họa mẫu câu tiếng Anh
cho học sinh lớp 3, GV áp dụng các bước sau đây:
Bước 1: Chọn một mẫu câu đơn giản, thường gặp trong giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ: Trong Unit 7 – I have fish for dinner, GV đưa ra câu trả lời cho câu
hỏi “What do you have for breakfast?’ là “I have bread and milk.”
Bước 2: Tìm hình ảnh phù hợp: Tìm các hình ảnh phù hợp với từng từ trong
câu, chẳng hạn như hình một người, hình bánh mì, hình một cốc sữa,...
Bước 3: Sắp xếp các hình ảnh theo đúng thứ tự câu: Sắp xếp các hình ảnh
theo đúng thứ tự của câu để học sinh có thể dễ dàng nhận ra từng từ trong câu. Ví
dụ, đặt hình con người đầu tiên, tiếp theo đến hình bàn tay, sau đó đến hình bánh
mì, và cuối cùng là hình cốc sữa.

&
Bước 4: Gắn kết hình ảnh với từ vựng: Dán các hình ảnh lên bảng và viết
từng từ vựng bên dưới để học sinh có thể liên kết được từ vựng với hình ảnh.
Bước 5: Hướng dẫn cách phát âm: Hướng dẫn học sinh cách phát âm các
từ vựng và câu hoàn chỉnh theo đúng thứ tự các từ.

10


Bước 6: Luyện tập thực hành: Cho học sinh luyện tập nói lại câu với sự hỗ
trợ của các hình ảnh đã được sắp xếp và dán lên bảng.
Ý nghĩa sư phạm: Từ là đơn vị để xây dựng nên câu. Học sinh tiểu học
thường có khả năng tập trung ngắn, trong khi việc học từ vựng đòi hỏi phải có sự

tập trung. Việc sử dụng hình ảnh giúp giáo viên truyền đạt kiến thức một cách
sinh động và hấp dẫn hơn, giúp HS liên kết giữa tiếng Anh và thế giới xung quanh
một cách tự nhiên, tạo điều kiện cho HS có hứng thú và tập trung hơn với việc
học tiếng Anh và đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình học tập.
1.2. Sử dụng phương pháp lặp lại để giúp học sinh ghi nhớ mẫu câu
Mục đích: sử dụng phương pháp lặp lại để giúp HS nhớ và sử dụng mẫu
câu tiếng Anh. Khi học sinh được lặp lại các mẫu câu tiếng Anh nhiều lần, họ sẽ
trở nên quen thuộc với cách sử dụng các câu này trong thực tế, giúp cho việc giao
tiếp và viết tiếng Anh trở nên dễ dàng và tự tin hơn. Ngồi ra, phương pháp lặp
lại cịn giúp học sinh quen thuộc với âm điệu và ngữ điệu của tiếng Anh, cũng
như cách phát âm và sử dụng từ vựng chính xác. Tất cả những điều này đều cần
thiết để học sinh có thể nói và viết tiếng Anh một cách tự tin và hiệu quả.
Cách thức thực hiện: Bước đầu tiên để củng cố mẫu câu trong lớp là xem
lại từ vựng và cụm từ trong chương trình giảng dạy. Trong sách giáo khoa, các
bài học sẽ có các cụm từ và câu tương tự với các từ vựng được thay thế. Khả năng
thay thế một hoặc hai từ trong câu giúp củng cố cấu trúc của câu thông qua ghi
nhớ cơ bản. Nhiều học sinh sẽ tập trung vào một hoặc hai từ trong mỗi câu thay
đổi và xem những từ cịn lại là một nhóm lớn ít quan trọng hơn.
Bước 1: Chọn một mẫu câu tiếng Anh đơn giản và quen thuộc, trong Unit
3 – He has got blue eyes, GV có thể lấy chính tựa đề của bài làm ví dụ: “He has
got blue eyes.”
Bước 2: Yêu cầu học sinh lặp lại câu theo lời giảng viên. Lúc đầu, học sinh
có thể lặp lại câu chậm và lỗi, nhưng cần nhắc lại và hướng dẫn cho học sinh phát
âm đúng và rõ ràng.
Bước 3: Tiếp tục yêu cầu học sinh lặp lại câu, đơi khi có thể thay đổi từ và
cấu trúc câu một chút để giúp học sinh hiểu và sử dụng được nhiều từ vựng và
mẫu câu khác nhau.
He has got blue eyes. Anh ấy có đơi mắt màu xanh.
11



He has got brown eyes. Anh ấy có đơi mắt màu nâu.
He has got brown eyes. Anh ấy có đơi mắt màu nâu.
She has got brown eyes. Cơ ấy có đơi mắt màu nâu.
I have got brown eyes. Tơi có đôi mắt màu nâu.
Bước 4: Tiếp tục lặp lại quá trình này nhiều lần trong suốt buổi học và các
buổi học tiếp theo.
Bước 5: Luyện tập thường xuyên: Khi học sinh đã quen thuộc với câu và
có thể sử dụng nó một cách tự nhiên, giáo viên cần đưa ra các bài tập luyện tập để
giúp học sinh củng cố và phát triển khả năng sử dụng mẫu câu.
Ý nghĩa sư phạm: Đây là một phương pháp học tập hiệu quả, đặc biệt là
trong giai đoạn tiểu học khi trẻ đang phát triển khả năng nhận thức và học tập của
mình. Việc lặp lại cũng giúp cho trẻ phát triển khả năng nhận diện và phân tích
ngơn ngữ, từ đó giúp tăng cường kỹ năng ngôn ngữ, củng cố sự tự tin của HS.
1.3. Sử dụng các bài học về ngữ pháp đơn giản để giúp học sinh hiểu cấu trúc
câu
Theo Chương trình GDPT 2018, học sinh lớp 3 chưa học những khái niệm
chủ ngữ, vị ngữ, động từ, tính từ,… trong tiếng Việt, kiến thức học sinh có về câu
là xác định thành phần cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu?
Như thế nào? Vì sao?. Do đó, việc dạy mẫu câu tiếng Anh bằng cách phân tích
loại từ là khả thi, GV phải giải thích cấu trúc câu bằng việc giúp học sinh trả lời
các câu hỏi trên một cách đơn giản, dễ hiểu.
Mục đích: Bằng cách giải thích và hướng dẫn các quy tắc ngữ pháp đơn
giản, GV có thể giúp HS hiểu được cách xây dựng câu tiếng Anh một cách chính
xác, dễ dàng tiếp cận với cấu trúc câu tiếng Anh. Khi biết cách xây dựng câu và
sử dụng loại từ đúng ngữ pháp, học sinh sẽ tránh được những sai lầm thường gặp
và có thể diễn đạt ý nghĩa của mình một cách chính xác hơn.
Cách thức thực hiện: khi GV đưa ra mẫu câu tiếng Anh, GV phải giúp học
sinh có thể nhận biết thơng tin về câu. Cụ thể, có thể tiến hành như sau:
Bước 1: Đưa ra sơ đồ trật tự từ trong câu

WHO: Ai? - chủ ngữ
WHAT: Làm cái gì? - động từ
12


WHY: Tại sao? - lý do (tại sao hành động được thực hiện)
WHERE: Ở đâu? - nơi xảy ra tất cả (hành động, sử dụng thì thích hợp)
WHEN: Khi? - thời gian (dùng giới từ)
HOW: Làm sao? - cách thức hành động đã xảy ra
Ai và cái gì là câu hỏi cho một câu đơn giản, nhưng khi học sinh bắt đầu
cảm thấy thoải mái và dễ dàng với mẫu câu hơn, GV có thể khuyến khích HS viết
những câu dài hơn.
Bước 2: Sử dụng mã màu
Khi học sinh viết, giáo viên yêu cầu HS viết mã màu cho các phần của câu
hoặc tự mình sử dụng màu sắc khi HS viết câu.
Ví dụ: Trong bài Unit 10 - These are rubbers, HS đã làm quen với mẫu câu
dài hơn, GV có thể áp dụng như sau: chủ ngữ - trả lời cho câu hỏi Who/What (màu
vàng), động từ - trả lời cho câu hỏi What (màu hồng), tân ngữ chỉ vật - trả lời cho
câu hỏi Who/What (màu xanh), tân ngữ chỉ nơi chốn - trả lời cho câu hỏi Where
(màu tím).
I

see

many posters

on the cupboard.

Who?


What?

What?

Where?

(màu vàng)

(màu hồng)

(màu xanh)

(màu tím)

Bước 3: Sửa lỗi sai
Yêu cầu HS làm việc theo cặp và cho các cặp một vài câu viết sai. Các HS
phải sửa lỗi và sau đó chia sẻ đáp án với cả lớp.
Ý nghĩa sư phạm: khi học sinh hiểu được cấu trúc của một câu nói riêng và
các nguyên tắc ngữ pháp cơ bản nói chung, các em có thể xây dựng được nền tảng
ngữ pháp vững chắc cho những kỹ năng ngôn ngữ phức tạp hơn trong tương lai.
1.4. Sử dụng các trò chơi để học sinh thực hành sử dụng mẫu câu.
Nguyên tắc xây dựng trò chơi cho HS luyện tập mẫu câu:
- Đơn giản và dễ hiểu: Trò chơi nên được thiết kế đơn giản và dễ hiểu, để
HS có thể chơi và học một cách dễ dàng.
- Gắn kết với chủ đề: Trò chơi nên được liên kết với các chủ đề tiếng Anh
mà HS đang học để giúp họ học từ vựng mới và cải thiện kỹ năng viết.
13


- Thú vị và hấp dẫn: Trò chơi nên được thiết kế để thu hút sự chú ý của HS

và giúp HS thấy rằng học tiếng Anh là thú vị.
- Mang tính tương tác: Trị chơi bao gồm sự tương tác giữa HS với nhau để
giúp HS học và luyện tập một cách tự nhiên và hiệu quả.
Trò chơi 1: Finding the differences
Finding differences khơng phải là một trị chơi mới với học sinh, nhưng trị
chơi ln gây hứng thú cho HS bởi sự mới lạ trong mỗi bức tranh.
Mục đích: HS sẽ vừa có thể thư giãn, giải trí vừa có thể rèn luyện óc quan
sát, sự tỉ mỉ thơng qua việc tìm ra những điểm khác nhau giữa 2 bức tranh. Quan
trọng hơn cả, trong tiết học tiếng Anh, HS cịn có thể luyện mẫu câu. Hoạt động
này khơng những tạo được khơng khí lớp học sơi nổi, vui vẻ và khơng nhàm chán,
mà cịn rèn luyện cho HS kĩ năng viết mà cịn kiểm tra được trí nhớ, sự nhanh
nhẹn và sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên.
Cách thức thực hiện:
Bước 1: HS làm việc theo cặp, một HS cầm bức tranh (1), người còn lại
cầm bức tranh (2); HS viết vào giấy những câu miêu tả bức tranh.
Bước 2: Sau khi hoàn thành, HS đổi giấy cho nhau để bạn đọc câu, từ đó
tìm điểm khác nhau giữa 2 bức tranh, điều này sẽ giúp HS ghi nhớ cấu trúc hơn.
Bước 3: HS cùng đối chiếu tranh để kiểm tra những điểm khác biệt, GV có
thể giúp trị chơi mang tính cạnh tranh hơn bằng cách so sánh giữa 2 HS ai tìm
được nhiều điểm khác biệt hơn hoặc viết được nhiều câu hơn.
Ví dụ:
Picture (1)

Picture (2)

There is a teddy bear in the box.

There is a teddy bear in the box.

There a computer on the table.


There a computer on the table.

There is a ball under the table.

There is a ball under the chair.

There is a bag on the door.

There is a bag near the box.

There is a pen on the chair.

There is a pen on the table.

14


There is a train on the bookcase.

There is a train near the teddy bear.

There is a car on the computer.

There is a car near the computer.

Ý nghĩa sư phạm: GV sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ tạo cho học sinh khơng
khí học Tiếng Anh thật sơi nổi, hào hứng vui vẻ giúp các em có một tâm lí thoải mái
để nhớ từ vựng và mẫu câu trong bài. Mặt khác, trị chơi giúp tạo ra một mơi trường
học tập tích cực, khuyến khích học sinh học tập theo nhóm. Học sinh có thể học tập từ

nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong việc hiểu và sử dụng các mẫu câu tiếng Anh.
Trò chơi 2: Sentence building
Sentence building là một trị chơi giúp HS viết câu tiếng Anh thơng qua
việc sắp xếp các từ thành câu hoàn chỉnh. Dưới đây là một số bước để sử dụng trò
chơi Sentence Building để dạy viết câu cho trẻ em:
Mục đích: HS sắp xếp các từ thành câu đúng ngữ pháp và cách sử dụng từ
vựng một cách chính xác. Trị chơi không chỉ giúp HS tăng cường khả năng tiếp
thu và ghi nhớ từ vựng, cũng như rèn luyện kỹ năng viết, mà còn giúp HS phát
triển kỹ năng tư duy logic và sáng tạo.
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị bảng từ vựng. GV chuẩn bị bảng từ vựng với các từ và
cụm từ đơn giản, phù hợp với trình độ của HS, liên quan đến chủ đề bài học.
15


Bước 2: Cho HS xếp các từ thành câu. Sau khi giới thiệu các từ vựng, GV
yêu cầu HS làm việc theo nhóm và xếp các từ để tạo thành các câu hồn chỉnh.
Trong q trình này, giáo viên nên làm mẫu trước và hỗ trợ, hướng dẫn HS nếu
cần thiết.
Bước 3: Tạo ra câu hỏi. Sau khi HS đã hoàn thành việc sắp xếp các từ thành
câu, GV tạo ra các câu hỏi liên quan đến các câu HS tạo ra, yêu cầu HS hỏi và lựa
chọn câu phù hợp để trả lời. Bằng cách học và sử dụng các mẫu câu này, học sinh
có thể tự tin và dễ dàng hơn trong việc giao tiếp, mở rộng vốn từ vựng và phát
triển khả năng ngơn ngữ của mình.
Ví dụ cụ thể:
Trị chơi có thể được áp dụng để ôn tập chung sau khi hoàn thành bài Unit
8 – I like swimming và Unit 9 – My favorite sport is football, HS học cấu trúc
I+like+V_ing và My favorite sport is…
Bước 1: HS làm việc theo nhóm, yêu cầu HS tạo ra nhiều câu nhất có thể
bằng cách ghép chủ thể hành động (Who or what) với hành động (What – action)

và với bị thể hành động (Who or what).
SENTENCE BUILDING
Use the words to build your own sentences
With your partners, create as many sentences as you can.
Use the words provided.
Who (Ai?)
What (Làm gì?)
What (Cái gì?)
walk
take photos
draw
go fishing
run
I
swim
like
My favourite sport
sing
is
listen to music
read books
play games
play the guitar
basketball
football

16


baseball

badminton
tennis
table tennis
Write your sentences that you created in the box below.
E.g.: I like swimming.
My favorite sport is swimming.

Bước 2: HS hỏi và trả lời phỏng vấn. HS sử dụng những câu viết được ở trên
để trả lời cho dạng câu hỏi “What do you like doing in your free time?” và “What
is your favorite sport?”
Bước 3: Sau khi hết thời gian các nhóm trao đổi, GV khen thưởng nhóm có
nhiều câu viết đúng nhất và động viên các nhóm cịn lại.
Ý nghĩa sư phạm: với việc luyện viết câu văn theo cặp nhóm, những học
sinh yếu khơng cịn nhút nhát, e dè nữa mà các em đã tích cực tham gia vào các
hoạt động với các bạn trong nhóm, giờ học sôi nổi, sinh động hơn. Học sinh chủ
động tiếp thu kiến thức giúp nhau cùng tiến bộ.
2. Đánh giá kết quả thu được
2.1. Tính mới, tính sáng tạo
Sáng kiến “Một số kỹ thuật dạy mẫu câu trong môn Tiếng Anh cho học sinh
lớp 3 tại trường TH&THCS Lê Quý Đôn” được đúc rút từ kinh nghiệm giảng dạy
thực tiễn mơn Tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018 cũng như những nghiên
cứu lý thuyết của GV. Sáng kiến có tính mới, tính sáng tạo cụ thể như sau:
Sáng kiến cho thấy khả năng cập nhật quy định, hướng dẫn mới của Bộ
Giáo dục và Đào tạo trong dạy học môn Tiếng Anh, thay đổi phương pháp dạy
học và đánh giá theo định hướng của Chương trình GDPT 2018 ở GV. Sáng kiến

17


đã bám sát định hướng chương trình 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cho đến

thời điểm hiện tại, ở địa bàn tiến hành thực nghiệm, chưa có đề tài chuyên biệt
nào đề xuất các kỹ thuật dạy mẫu câu tiếng Anh cho HS lớp 3.
Sáng kiến xây dựng được các kỹ thuật dạy mẫu câu nhằm phát triển kỹ
năng viết tiếng Anh cho cho HS lớp 3. Với các hình thức phong phú, đối tượng
thực hiện vừa là cá nhân, vừa là nhóm khiến cho HS thích thú. Quá trình thực hiện
diễn ra trong suốt học kì gắn với các bài học nên không gây áp lực về kiến thức
và thời gian cho HS. Thiết nghĩ đây là nội dung phù hợp, bổ ích cho việc học mẫu
câu nói riêng và phát triển năng lực ngoại ngữ nói chung.
2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực
a. Khả năng áp dụng
Như đã đề cập ở trên, ngồi những điểm khác nhau về bản chất ngơn ngữ,
ngữ pháp tiếng Anh và tiếng Việt có một số điểm tương đồng. Chính vì thế, việc
áp dụng các kỹ thuật dạy mẫu câu khơng chỉ hữu ích với mơn tiếng Anh mà cịn
mang lại lợi ích thiết thực khi HS luyện viết câu tiếng Việt. Khi HS làm chủ được
các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, các em sẽ có tình u với ngơn ngữ, biết linh
hoạt vận dụng kiến thức và kỹ năng khi học cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ.
b. Khả năng mang lại lợi ích thiết thực
* Về kết quả học tập:
Sau khi sử dụng các kỹ thuật và kinh nghiệm trên, GV thấy việc dạy kĩ năng
viết trở nên nhẹ nhàng hơn. Vì thế giáo viên có thể nâng cao kết quả học tập của
các em bởi trong bài thi bên cạnh nghe, nói, đọc, thì viết là kĩ năng khó nhất. Khi
áp dụng các kỹ thuật này các em học tập siêng năng hơn, chủ động hơn, tự tin
u thích mơn Tiếng Anh, thích giao tiếp với cơ, với bạn để khẳng định mình. Và
đây là kết quả học bài kiểm tra số 1 (trước khi áp dụng sáng kiến) và bài kiểm tra
số 2 (sau khi áp dụng sáng kiến) của 76 HS lớp 3 tại trường TH&THCS Lê Quý
Đôn – nơi tác giả tiến hành thực nghiệm:
Số học sinh:
76

Kết quả bài

kiểm tra số 1

Điểm
5-6

%

Điểm
7 -8

%

Điểm
9 – 10

%

15

19.7

37

48.7

24

31.6

18



Kết quả bài
kiểm tra số 2

5

6.6

40

52.6

31

40.8

45
40
35
30
25

20
15
10
5
0
5-6


7-8

Lần 1

9-10

Lần 2

Từ bảng số liệu trên có thể, so với kết quả điều tra khảo sát đầu kì, số lượng
điểm giỏi tăng 9,2% (từ 31,6% lên 40,8%); số lượng khá tăng 3,9% (từ 48,7%
lên 52,6%), số lượng điểm trung bình giảm 13,1% (từ 19,7% cịn 6,6%). Phân
tích các bài kiểm tra cuối kì của học sinh, có thể thấy kỹ năng viết câu của học
sinh lớp 3 tăng lên đáng kể: ít em mắc lỗi sai về sắp xếp thứ tự từ đúng, lỗi sai về
chia động từ giảm, các lỗi sai về dùng mạo từ (a, an) được hạn chế, học sinh viết
câu đúng cấu trúc ngữ pháp, sử dụng tốt các mẫu câu đã học trong tình huống thực
tế. Bên cạnh đó, trong nhiều giờ học, học sinh hào hứng, thích thú tham gia vào
các hoạt động của giáo viên, nhiều bạn mạnh dạn xung phong phát biểu bài.
Ngồi những lợi ích trên, có thể thấy các kỹ thuật dạy mẫu câu trong môn
Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 trường TH&THCS Lê Q Đơn cịn có ý nghĩa
quan trọng với giáo viên, là khơng gian cho sự sáng tạo và tìm hiểu về năng lực
sư phạm của bản thân; khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ và có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp.
Những kết quả khả quan ban đầu cho phép tác giả tin tưởng và hi vọng vào
tính khả thi, hiệu quả của việc áp dụng các kỹ thuật dạy mẫu câu ở tương lai.
* Về kinh tế:
Các kỹ thuật đề xuất trong sáng kiến có tính khả thi, dễ thực hiện vì cách
xây dựng cụ thể và chi tiết, khoa học. Kết quả nghiên cứu tiết kiệm sức lao động
19



cho các GV, khơng tốn kém về chi phí tài chính và mang lại hiệu quả thiết thực
đối với cơng tác giảng dạy của GV.
* Về xã hội:
Với chủ trương đào tạo HS trở thành những người học có phẩm chất và
năng lực điều mà tất cả các gia đình đều mong muốn cũng như xã hội quan tâm.
Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực cho Ngành
giáo dục nhất là trong bối cảnh đổi mới dạy học tiếng Anh theo hướng hình thành
và phát triển năng lực giao tiếp cho HS. Sáng kiến kinh nghiệm là tài liệu tham
khảo hữu ích cho các GV giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở các trường tiểu học.
Trên đây là những nhận định, đánh giá mà tác giả rút ra được sau khi tiến
hành thực hiện sáng kiến. Những kết quả này sẽ giúp tác giả trong việc nhận thức
mặt tích cực và hạn chế của quá trình dạy viết cho HS, từ đó có những chỉnh sửa,
bổ sung, hoàn thiện trong việc tiến hành các tiết dạy học tiếp theo cũng như hoàn
thiện hơn nữa những kỹ thuật do bản thân đề xuất trong sáng kiến.

20


IV. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Sáng kiến đã khái lược những tri thức cơ bản về việc dạy viết cho HS lớp
3, trong đó chú trọng tới tính cần thiết của việc dạy mẫu câu, đặc điểm năng lực
ngôn ngữ và việc học mẫu câu của HS lớp 3, từ đó đề xuất những kỹ thuật dạy
mẫu câu, hướng tới các kỹ năng học tập như kỹ năng tự học, thảo luận và làm việc
nhóm. Sáng kiến được xây dựng dựa trên những u cầu của mơn Tiếng Anh theo
Chương trình GDPT 2018, giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao
tiếp bằng tiếng Anh. Kết quả sáng kiến đã đề xuất các kỹ thuật dạy mẫu câu phù
hợp với thực tiễn, trình độ nhận thức của HS lớp 3 đồng thời phát huy được các
năng lực và phẩm chất của học sinh.
Tuy nhiên, với kỹ thuật sử dụng hình ảnh trực quan để dạy mẫu câu, các

GV cần phải lưu ý rằng không phải mẫu câu nào cũng có thể áp dụng kỹ thuật
này, vì vậy, GV cần linh hoạt sử dụng các kỹ thuật để bài dạy đạt được hiệu quả
tốt nhất. Qua sáng kiến này, tác giả cũng tự nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình
trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay ở trường
tiểu học và trau dồi rèn luyện thêm để phát triển năng lực sư phạm cho bản thân.
2. Đề xuất, kiến nghị
Trong quá trình áp dụng sáng kiến, tác giả có một số khuyến nghị:
Ban Giám hiệu nhà trường, các ván bộ quản lý, giáo viên cần xác định hình
thành, phát triển năng lực giao tiếp cho HS là mục tiêu quan trọng, hàng đầu của
môn Tiếng Anh, là chiến lược trong đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng
Anh. Nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề cho GV, xây dựng các câu
lạc bộ cho HS tham gia, tổ chức các buổi ngoại khóa, festival thi viết tiếng Anh,
viết báo tường bằng tiếng Anh, vv.
Người GV phải thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng trình độ chun mơn,
nghiệp vụ để nâng cao hiểu biết và theo kịp xu hướng thời đại, xây dựng những
nội dung, kỹ thuật, hình thức phù hợp với năng lực của học sinh để hướng dẫn các
em trong quá trình học tập; hình thành cho HS thói quen học tập, làm việc có khoa
học, ln đưa ra những hình thức học mới, những hoạt động thực tiễn để học sinh

21


×