Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận cao học tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.78 KB, 35 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: KỸ NĂNG XỬ LÝ ĐIỂM NĨNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Đề tài:

THAM NHŨNG VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG.................................................................3
1.1. Tham nhũng..........................................................................................3
1.2. Nguồn gốc tham nhũng.........................................................................5
1.3. Các hình thức tham nhũng...................................................................7
Chương 2. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG
THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY................................................15
2.1. Thực trạng tham nhũng.....................................................................15
2.2. Đấu tranh chống tham nhũng............................................................21
KẾT LUẬN....................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................32


MỞ ĐẦU
Tham nhũng có mặt hầu hết ở các quốc gia trên thế giới và được coi là
“quốc nạn” của mỗi quốc gia, làm ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, đưa đất nước vào tình trạng bất ổn về chính trị, tụt hậu về kinh tế - văn
hoá - giáo dục, làm suy thoái đạo đức con người.
Đất nước ta cũng đang phải đối mặt với nạn tham nhũng ngày một gia
tăng. Các hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, nhận
hối lộ, cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, phục vụ cho mục đích cá
nhân, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội và nhân dân đang


diễn ra ngày càng phức tạp ở hầu hết các cơ quan, ban ngành và trên mọi lĩnh
vực, làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của Nhà nước ta. Chính vì vậy, đấu tranh phòng, chống tham
nhũng là vấn đề hết sức bức xúc, cấp bách đối với sự nghiệp lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước ta. Trong các kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X của Đảng
Cộng sản Việt Nam, vấn đề đấu tranh ngăn chặn tình trạng tham nhũng được
Đảng ta quan tâm; đặc biệt Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khố X có nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí”.
Đảng, Nhà nước ta nhận thấy được cơng tác tun truyền phịng, chống
tham nhũng những năm qua đạt được một số kết quả cao, góp phần vạch trần
nhiều vụ án tham nhũng lớn nhằm răn đe những kẻ đang có ý định lợi dụng
chức quyền thực hiện hành vi tham nhũng. Những kết quả này đã được Đảng,
Nhà nước và nhân dân ghi nhận, được bạn bè thế giới đánh giá cao. Tuy
nhiên, cơng tác tun truyền phịng, chống tham nhũng vẫn chưa phát huy hết
sức mạnh của mình trên mặt trận đấu tranh tư tưởng về phịng, chống tham
nhũng. Cơng tác tun truyền vẫn cịn nhiều yếu kém, chưa có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể; sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng ở

1


nhiều địa phương chưa chặt chẽ; đội ngũ cán bộ làm cơng tác tun truyền
cịn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm; đầu tư cơ sở vật chất còn thiếu và
yếu,…. Vì vậy, thời gian gần đây, trong xử lý các vụ tham nhũng, chúng ta
còn để lọt người, lọt tội gây bất bình trong nhân dân, làm mất uy tín của Đảng
và Nhà nước trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo. Từ những lý do nêu trên, tác
giả chọn đề tài “Tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta
hiện nay” và đây cũng là nhiệm vụ lớn lao và khó khăn mà Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta đặt ra đối với công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng

trong giai đoạn hiện nay.

2


Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Tham nhũng
Tham nhũng,một cách thông thường, được hiểu là những hành vi lợi
dụng quyền lực, đặc biệt là quyền lực nhà nước để trục lợi cho mục đích cá
nhân. Với ý nghĩa như vậy, tham nhũng đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử
xã hội loài người, gắn liền với việc xuất hiện quyền lực nhà nước, quyền lực
công. Ngày nay, tham nhũng đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến trên
thế giới; là một trong những nguy cơ của sự phát triển của mỗi quốc gia, đe
dọa ổn định xã hội, làm xói mịn những giá trị đạo đức, các giá trị dân chủ,
cản trở quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế cũng như làm suy giảm
lòng tin của người dân vào chính quyền và pháp luật.
Trong tiếng Anh, tham nhũng thường được dùng bằng từ Corruption
với nghĩa rất chung và rộng là: hư hỏng, đồi bại, thối nát... 1. Cịn trong tiếng
Pháp là từ Corrytional có hai nghĩa: nghĩa đen, hẹp hơn, chỉ sự thối rữa, sự tự
phá hủy, sự đồi bài, sự mục nát từ trong bản thể; nghĩa bóng gắn với nhà
nước: là một loại tội phạm diễn ra trong sử dụng công cụ và quyền lực nhà
nước cho bản thân, gây thiệt hại cho chính nhà nước và công dân2.
Ban Nghiên cứu chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu, khi bàn đến
tham nhũng, nhấn mạnh đến hành vi của nó, nhất là hành vi hối lộ, sau nữa
mở rộng đến bất kỳ hành vi nào khác của những người được giao thực hiện
một trách nhiệm nào đó trong lĩnh vực nhà nước hoặc tư nhân nhưng đã vi
phạm trách nhiệm được giao để thu bất kỳ một thứ lợi bất hợp pháp nào cho
cá nhân hoặc cho người khác3.

1


Xem: Từ điển Việt - Anh, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.370.
Xem: Trung tâm xã hội và nhân văn - Viện Nghiên cứu ngôn ngữ: Từ điển Pháp - Việt, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, 2000, tr.406.
3
Xem: Đào Trí Úc: Tham nhũng: nhận diện từ các khía cạnh pháp lý và cơ sở pháp lý mới, Tạp chí Cộng
sản số 2-1997.
2

3


Trong 12 hành vi tham nhũng nêu trên, có 7 hành vi đã được quy định
trong Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung ngày năm 2009 và có
hiệu lực từ ngày 1-1-2010, bao gồm:
- Tham ơ tài sản: là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà
mình có trách nhiệm quản lý.
- Nhận hối lộ: là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc
qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc
theo u cầu của người đưa hối lộ
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì
vụ lợi: là việc cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức
vụ, quyền hạn làm trái cơng vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã
hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân
- Lạm quyền trong khi thi hành công vụ: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động
cơ cá nhân khác mà vượt q quyền hạn của mình làm trái cơng vụ gây thiệt
hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng
dân.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để
trục lợi: là việc cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung
gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ
hình thức nào, gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này
mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ,
quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan
trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm
- Giả mạo trong công tác: là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân
khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau
đây:

4


+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
+ Làm, cấp giấy tờ giả;
+ Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn[3].
Hành vi thứ 8 đến hành vi thứ 12 mới được bổ sung do đây là những
hành vi đã phát sinh và đang trở nên phổ biến trên thực tế, cần được quy định
cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý. So với những hành vi tham nhũng
được quy định tại Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 và các tội phạm về
tham nhũng trong Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung năm 2009
thì Luật phịng, chống tham nhũng có bổ sung 5 hành vi tham nhũng mới.
Đây là những hành vi xuất hiện ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây.
Việc quy định thêm 5 loại hành vi mới này là cần thiết và là cơ sở pháp lý để
đấu tranh với những biểu hiện ngày càng phức tạp của tham nhũng. Tuy
nhiên, không phải mọi hành vi tham nhũng đều bị xử lý về hình sự mà chỉ
những hành vi hội đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định trong Bộ luật
hình sự thì mới được xác định là tội phạm và bị xử lý bằng biện pháp hình sự,
(các hành vi được quy định từ khoản 1 đến khoản 7, Điều 3 của Luật) còn

những hành vi khác (từ khoản 8 đến khoản 12, Điều 3 của Luật) được xác
định là hành vi tham nhũng nhưng chưa cấu thành tội phạm thì được xử lý
bằng biện pháp kỷ luật hoặc hành chính.
Từ tất cả các cách tiếp cận trên, có thể xem: Tham nhũng là hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng quyền lực không bị kiểm soát, hoặc
kiểm soát chưa đủ độ, để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của tổ chức hoặc
cá nhân làm của riêng cho mình nhằm thỏa mãn lịng tham và sự hám lợi cá
nhân.
1.2. Nguồn gốc tham nhũng
Tham nhũng bắt nguồn từ nhiều nguồn gốc, có nguồn gốc thuộc về bản
chất nhà nước, liên quan đến quyền lực, quyền lực nhà nước ln có đặc tính
tự tha hóa, người nắm quyền dễ bị tha hóa nếu cơ chế giám sát quyền lực lỏng

5


lẻo, kém hiệu quả; tham nhũng có nguồn gốc thuộc về bản chất, long tham
của con người; tham nhũng cũng có nguồn gốc từ sự sơ hở, bất cập về luật
pháp và tổ chức; tham nhũng có nguồn gốc từ thể chế và nhiều khi còn bắt
nguồn gốc từ sự thiếu minh bạch, công khai, thiếu dân chủ.
Tưu trung lại có thể xem tham nhũng hình thành từ những nguồn gốc
sau:
- Tổ chức và vận hành bộ máy thực thi quyền lực chính trị và quyền lực
nhà nước khơng hợp lý, mất cân đối, bị sai lệch; sự phân bổ các giá trị xã hội
thiếu cơng bằng;
- Lịng tham của con người (đưa hối lộ và nhận hối lộ)
- Sự thiếu công khai minh bạch, thiếu dân chủ trong tổ chức và quản lý
xã hội
Hệ thống phân bổ giá trị xã hội mà trung tâm của nó là các cơ quan
quyền lực nhà nước, nếu được tổ chức và thực thi bất hợp lý, sẽ tạo ra sự bất

bình đẳng, hoặc thiếu vắng sự kiểm sốt, sẽ là mơi trường thể chế thuận lợi
cho các hành vi lợi dụng quyền lực nhà nước để phục vụ lợi ích riêng. Mặt
khác, thiếu mơi trường thể chế tốt, sẽ kích thích chủ nghĩa cá nhân nảy nở.
Chủ nghĩa cá nhân chỉ có thể hồnh hành trong một mơi trường thể chế khơng
minh bạch, thiếu chặt chẽ và một môi trường đạo đức suy đồi. Vì thế, muốn
chống tham nhũng, phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân với tất cả các biện pháp,
trong đó “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở
địa vị nào, làm nghề nghiệp gì” 4
- Do hệ thống chính trị chưa phát huy được vai trò trong quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Nhiều tổ chức Đảng, chính quyền,
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về
tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí, nên còn nể nang,
né tránh, dung túng, bao che cho tham nhũng, lãng phí; chưa thực sự dựa vào
4

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tr 641

6


dân và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị trong đấu
tranh phịng chống tham nhũng. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, cịn nhiều khuyết điểm, chất lượng
và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ
chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lặp hoặc bị phân tán;
- Do cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ, cịn
nhiều sơ hở, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung... là mảnh đất thuận lợi cho
tham nhũng phát triển5.
1.3. Các hình thức tham nhũng
- Tham nhũng trong kinh tế

Quy mô tham nhũng rất lớn, chưa được xác định chính xác và đầy đủ.
Các biểu hiện tham nhũng trong kinh tế cũng rất nhiều loại, có thể xếp loại và
phân biệt theo nhiều tiêu chí khác nhau: có thể phân biệt tham nhũng công và
tham nhũng tư. Tham nhũng công đã được định nghĩa ở trên trong khi tham
nhũng tư là quan chức có quyền hành ở cơng ty tư, lợi dụng chức vụ, quyền
hạn có hành động tư lợi cho bản thân hay cá nhân trong khi gây thiệt hại cho
công ty
Ngồi ra cịn có tham nhũng quy mơ nhỏ xảy ra tràn lan và hàng ngày
qua lạm dụng quyền hạn, thực hiện quá mức hoặc thực hiện không đầy đủ các
chức năng, nhiệm vụ được giao: địa chính, hải quan, thuế vụ, hộ khẩu, cảnh
sát giao thông, cảnh sát khu vực, cấp phép xây dựng, đăng kí kinh doanh, cấp
điện, nước, cấp phép cho hạn ngạch(quota)…trong loại tham nhũng này,
người có “quyền lực” ở cấp nhỏ nhất cũng có thể lạm dụng để sách nhiễu. Ví
dụ, lái xe xích lơ, lái xe ôm muốn “trụ” lại ở khách sạn danh tiếng phải “biết
điều” với bảo vệ….
Tham nhũng lớn liên quan đến các dự án đầu tư lớn từ ngân sách nhà
nước hay từ nguồn vốn ODA mà những vụ làm chấn động như vụ PMU 18
5

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, tr.3

7


chỉ là một trường hợp điển hình, các doanh nghiệp thi công đều xác nhận mức
30% chi lại cho bên A là phổ biến. Để thực hiện những vụ tham nhũng lớn,
cần có “dây”, tổ chức
Tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước: ở nước ta hiện nay, doanh
nghiệp nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn (48% GDP), nắm giữ một lượng tài
sản rất lớn, sử dụng một số lượng lớn lao động ưu tú được đào tạo, sử dụng,

phần lớn tài nguyên của đất nước, song hiệu quả kinh tế rất thấp. Thực trạng
này liên quan đến cơ chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước.
Trong doanh nghiệp nhà nước, về hình thức, đều có hội đồng quản trị,
ban kiểm soát, giám đốc điều hành như Luật Doanh nghiệp nhà nước quy
định. Song hiệu lực quản lý còn chưa theo luật mà, trong thực tế, phụ thuộc
nhiều vào các mối quan hệ cá nhân, trong đó quan hệ với cấp trên là quan
trọng nhất
Trong mỗi một doanh nghiệp nhà nước đều có đơng đảo các tổ chức
đảng, cơng đồn, các tổ chức chính trị - xã hội…nhưng cho đến nay chưa có
bất kì vụ việc tiêu cực nào do các tổ chức đảng, cơng đồn phát hiện. Điều đó
cho thấy hoạt động của các tổ chức này mang nặng tính hình thức và hiệu quả
trong quản lý kinh tế thực tế cực kì thấp
Độc quyền cũng là một trong những nguyên nhân của nạn tham nhũng.
Ở Việt Nam hiện nay, chi phí đầu tư và vận hành các dịch vụ độc quyền đều
cao khác thường so với mức trung bình trong khu vực, trong khi chất lượng
dịch vụ đều thấp hơn: từ điện, điện thoại cố định, Internet đến dịch vụ cảng,
chất lượng điện, tỷ suất đầu tư trên 1KW công suất phát điện đều cao
- Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
Đất đai là tài sản quốc gia và thuộc sở hữu nhà nước. Ngày nay, do nhu
cầu phát triền kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đất
đai ngày càng có giá trị, đúng như câu nói “ tấc đất, tấc vàng”. Cùng với q
trình đó, đất đai nhanh chóng trở thành đối tượng số 1 của hành vi tham

8


nhũng, và quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa đặc biệt mà các quan chức
tham lam tập trung sự quan tâm đầu cơ, kiếm chác.
Với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, đất trở nên một hàng hóa rất
có giá trị, đầu cơ vào nhà đất có lãi suất rất cao. Chính vì vậy, một số quan

chức địa phương các cấp đã lợi dụng quyền hạn chiếm dụng, lạm dụng, mua
rẻ bán đắt đất đai, nhà cửa. Doanh nghiệp nhà nước có lợi thế về đất đai có
thể cho th lại đất, kho bãi, hay khơng hạch tốn đầy đủ giá đất khi cổ phần
hóa để chia chác. Tài ngun khác như rừng, biển , khống sản,…đều có luật
chế định nhưng không ngăn được nạn lạm dụng, khai thác quá mức, tàn phá
môi trường vi mục tiêu tư lợi, như nạn phá rừng, khai thác mỏ than, quặng
khoáng sản, hải đảo…tình trạng xuất khẩu than sang Quảng Ninh là một ví dụ
- Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý thuế, quản lý thị trường, quản lý
hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tình
hình bn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn bán hàng
giả, trốn thuế diễn ra phức tạp, có chiều hướng gia tăng về quy mơ và thủ
đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, lợi dụng chủ trương phát triền kinh tế
bằng hình thức hàng đổi hàng để khuyến khích sự tăng trưởng xuất nhập khẩu
và sản xuất hàng nội địa của các địa phương với Lào và Campuchia, một số
doanh nghiệp đã lập ra nhiều hợp đồng khống các mặt hàng nông sản, thủ
cơng mỹ nghệ với đối tác nước ngồi để xin giấy phép của cơ quan có thẩm
quyền nhập xe gắn máy hoặc chính, mà thực chất đây là hành vi bn lậu.
Trong lĩnh vực hồn thuế VAT, lợi dụng chính sách cho các doanh
nghiệp trong nước được hồn thuế VAT đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy
sản xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã liên kết, hợp tác, móc nối với nhau mua
bán khống hóa đơn VAT, và sau những màn phù phép dối trên, lừa dưới để
hợp thức hóa các hợp dồng kinh tế khống việc mua bán nông sản xuất khẩu

9


sang Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, hoàn tất các tờ khai hàng hóa xuất
khẩu khống tại hải quan để hoàn tất các thủ tục đầu vào, họ làm thủ tục hồ sơ

xin hoàn thuế VAT để chiếm đoạt hàng trăm tỷ dồng của Nhà nước. Cịn các
cơng ty tham gia làm ăn đều nhận được tiền hoa hồng theo thỏa thuận và theo
doanh số ghi trên hóa đơn
Các thủ thuật rất tinh vi, thể hiện trong việc đề xuất các phương án xuất
khẩu mặt hàng nông, lâm, hải sản sang một nước, lo nguồn hàng và tìm đối
tác, hợp thức hóa thủ tục, lập tờ khai hải quan, lập hồ sơ hoàn thuế VAT,
thống nhất tỷ lệ chia chác
- Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách và quản lý tài
sản công
Hành vi tham nhũng trong lĩnh vực này xảy ra chủ yếu ở các đơn vị
được thụ hưởng ngân sách nhà nước và được giao quản lý các tài sản của nhà
nước. Hiện tượng phổ biến ở các đơn vị này chủ yếu là vi phạm các nguyên
tắc quản lý hành chính, ngân sách để trục lợi như: chi tiêu tiền của cơ quan,
đơn vị một cách vô tội vạ; thu tiền không nhập quỹ, khơng vào sổ sách; lợi
dụng sơ hở trong chính sách và sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước, làm khống
chứng từ rút tiền chia nhau; cố ý làm trái các quy định của nhà nước như đặt
ra các loại quỹ, mức đóng góp, chế độ thưởng, phạt mang tính tùy tiện; khai
tăng giá khi mua sắm, sửa trang thiết bị, mua giá thấp, khai giá cao để hưởng
hoa hồng….
Bên cạnh đó, việc lợi dụng chức quyền sử dụng sai nguyên tắc tài sản
công để vụ lợi cũng diễn ra phổ biến và gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyên
nhân dẫn đến tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách và tài
sản cơng chủ yếu là do trình độ quản lý và hiểu biết về công tác tài chính của
cán bộ cịn những hạn chế khi bước vào thời kì đổi mới; do cơ chế xin - cho
tồn tại trong thời gian dài tạo ra thói que, khi làm việc với trên là phải chi phí
giao dịch, quà cáp và khơng ít cá nhân lợi dụng “biếu” thì ít mà “xén” thì

10



nhiều; do buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, kiểm soát để cán bộ tham nhũng
trong thời gian dài mới xử lý.
- Tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực ngân
hàng, tín dụng ngày càng phổ biến và nghiêm trọng ảnh hưởng khơng ít tới
tốc độ phát triển nền kinh tế mà nhiều khi còn gây mất ổn định xã hội. Hành
vi phổ biến của cán bộ ngân hàng đó là cố ý làm trái các quy định quản lý
kinh tế của ngân hàng, không tuân thủ các quy định của nghành về thế chấp,
thẩm định tài sản về thế chấp, các quy định về thủ tục cho vay, mức cho vay,
… dẫn đến tiếp tay cho kẻ phạm tội nhằm mục đích vụ lợi như: lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây khó khăn, sách nhiễu, vòi vĩnh, đòi tiền bồi dưỡng trong
duyệt chi, cấp vốn; thơng đồng, tư vấn cho khách hàng hợp thức hóa những
tài liệu, luồn lách qua những kẽ hở của pháp luật để vay được vốn và sau đó
lừa đảo. Có thể thấy, chính sự tiếp tay của khơng ít cán bộ, nhân viên ngân
hàng đã làm cho tài sản của ngân hàng Nhà nước, của các ngân hàng đã làm
cho tài sản của Nhà nước, của các ngân hàng giảm đi đáng kể. Chính điều này
làm cho các tội phạm lừa đảo chiếm dụng tài sản ngày càng gia tăng với
những thủ đoạn hết sức tinh vi.
- tham nhũng chính trị và tham nhũng hành chính
Tham nhũng cơ chế, chính sách là nhũng hành vi hối lộ (đem lại lợi
ích) cho những người có vai trị chuẩn bị hay quyết định cơ chế, chính sách,
để những người đó chuẩn bị hoặc quyết định chính sách, cơ chế của Nhà nước
theo hướng thiên vị cho lợi ích cục bộ của một hay nhiều nhóm xã hội nhất
định. Nhóm được hưởng lợi có thể là những nhóm doanh nghiệp nhà nước, tư
nhân hay đầu tư nước ngồi
Tham nhũng chính trị, chắc chắn phải là những tham nhũng lớn, vì nó
liên quan đến những cán bộ, cơng chúc có thẩm quyền ở các cơ quan hoạch
định chính sách và chính ngay các cơ quan đó.

11



Tham nhũng hành chính: có thể thấy, mơi trường quản lý hành chính ở
nước ta bộc lộ nhiều khuyết tật, lại chậm được đổi mới. Biểu hiện trên thực tế
là tình trạng bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều cấp quyền lực, nhiều
đầu mối trung gian với việc phân cấp quản lý không rõ ràng, nhiều quy định
chồng chéo, mâu thuẫn khó thực hiện, cải cách hành chính vẫn còn chậm và
lúng túng, cơ chế “xin” “cho” vẫn còn phổ biến, thủ tục hành chính phiền hà,
nặng nề, bất hợp lý tạo sơ hở cho sự sách nhiễu, vòi vĩnh, ăn hối lộ. Việc phân
cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, việc phân biệt quản lý nhà nước
và quản lý kinh doanh còn chưa rõ. Cơ chế quản lý lãnh thổ, quản lý hành
chính, quản lý tài sản công, quản lý vốn… chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng
“vơ chủ”, thiếu trách nhiệm. Thêm vào đó, trình độ, năng lực của đội ngũ cán
bộ cơng chức cịn yếu kém, cơng tác quản lý cán bộ cịn bng lỏn; hệ thống
tuyển chọn, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật công chức chưa đảm bảo dân chủ,
công khai, và minh bạch hóa thu nhập và tài sản của cán bộ, cơng chức gặp
nhiều khó khăn và gần như khơng đạt kết quả mong muốn. Chế định kê khai
tài sản đối với cán bộ, công chức đã được áp dụng nhưng chỉ mang tính hình
thức. Chính những điều đó đã làm cho tham nhũng hành chính len lỏi vào mội
lĩnh vực của cuộc sống, trở thành “luật bất thành văn” trong các mối quan hệ
với cấp trên với cấp dưới, giữa công chức với công dân và doanh nghiệp, biến
người dân và doanh nghiệp từ tư cách người được phục vụ trở thành nạn nhân
của thói cửa quyền, hách dịch, tham nhũng.
- tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp
Tư pháp là hoạt động bảo vệ pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh và
cơng bằng của pháp luật. Trong phịng, chống tham nhũng thì các cơ quan tư
pháp giữ vai trị quan trọng, được xác định là lực lượng nòng cốt trong việc
phát hiện và xử lý các tội phạm tham nhũng. Thế nhưng ngay cả các cơ quan
này cũng không miễn dịch trước nạn tham nhũng, thậm chí có nhiều trường
hợp tiếp tay, bảo vệ và chở che cho tham nhũng phát triển.


12


Trong quá trình điều tra, tham nhũng, tiêu cực biểu hiện ở các hành vi
dọa dẫm, nhận hối lộ để bỏ qua các hành vi vi phạm, bao che, cố tình đưa ra
những kết luận sai lệch, ra giá, nhận q..để làm giảm mức độ sai phạm.
Thậm chí cịn tham gia vào cả các đường dây chạy án, chạy nhà tù, chạy
phịng giam, chạy để được bố trí cơng việc trong nhà tù. Dư luận đã lên tiếng
gay gắt về việc “chạy án” “chạy tội”, cho đến nay, đây là một trong những
lĩnh vực ít được phanh phui nhất.
Trong sinh hoạt hằng ngày, khơng ít cán bộ tư pháp thiếu tinh thần
trách nhiệm, nhũng nhiễu dâ, tha hóa phẩm chất đạo đức lối sống, vụ lợi cá
nhân. Hiện tượng “làm luật”, bỏ qua vi phạm để nhận tiền bỏ túi cá nhân đã
trở thành phổ biến. Trong hoạt động tố tụng, tình trạng oan sai, lọt người, sót
tội, bắt giam, giữ không đúng quy định, nhận hối lộ làm sai kết quả điều tra,
sai lệch hồ sơ, giảm mức độ sai phạm, bao che, chạy án… vẫn còn xảy ra.
Ở mức độ lớn hơn, đó là sự lợi dụng danh nghĩa lãnh đạo, tổ chức Đảng
để can thiệp vào quá trình điều tra, xét xử những vụ án tham nhũng. Do thiếu
sự phân quyền minh bạch giữa cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước, nên một
số người đã lợi dụng để mưu lợi riêng, biến quyền lực của tổ chức thành
quyền lực của cá nhân, biến các tổ chức của địa phương, cơ quan thành thể
chế để thực hiện mệnh lệnh của cá nhân mình, can thiệp thơ bạo vào hoạt
động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Nguyên nhân tham nhũng trong hoạt động tư pháp, ngồi trình độ
chuyên môn yếu kém của cán bộ như thừa nhận của các cơ quan tư pháp, thì
nguyên nhân chủ quan rất quan trọng là ý thức, phẩm chất đạo đức của cán bộ
chưa cao, không xứng tầm với công việc. Nhiều người khi được trao quyền
lực của nhà nước, do không chịu tu dưỡng, rèn luyện, không đủ bản lĩnh vững
vàng trước cám dỗ vật chất và những tác động của mặt trái cơ chế thị trường,

để những ham muốn cá nhân và mưu đồ kiếm lợi điều khiển hành vi dẫn đến
sai lệch trong hàng loạt hoạt động nghiệp vụ. Bên cạch đó là sự khiếm khuyết

13


của các chế tài trách nhiệm, nhất là trách nhiệm cá nhân của những người gây
nên oan sai. Hiện nay, việc xin lỗi và đền bù là do các cơ quan tiến hành tố
tụng chịu trách nhiệm, nhưng chưa có chế tài cụ thể nào buộc những cá nhân
có liên quan đến oan sai đó phải xin lỗi và đền bù vật chất, nên chưa thể khắc
phục sự oan sai trong tố tụng.
- tham nhũng trong công tác tổ chức - cán bộ
Những biểu hiện tham nhũng trong công tác cán bộ là việc một số
người giữ cương vị, chức trách quyết định công tác cán bộ đã vi phạm các
quy định về công tác cán bộ khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển,
lên lương, xếp ngạch nhằm mục đích vụ lợi, các hành vi tham nhũng, tiêu cực
trong lĩnh vực này diễn ra phổ biến dưới dạng nhận quà biếu, của đút lót, ra
giá cho việc tuyển chọn, tiếp nhận, bố trí, tiến cử, giới thiệu cán bộ vào các
cương vị công tác khác nhau… thông qua những thủ đoạn như vậy, không
biết bao nhiêu phe cánh quyền lực, các nhóm lợi ích được hình thành trong bộ
máy của Đảng và Nhà nước. Nguy hiểm hơn nữa là khi các tổ chức như vậy
tạo thành những đường dây tham nhũng, được bảo vệ chặt chẽ từ trên xuống
dưới thì rất khó đối phó, từ đó dẫn đến tình trạng “tham nhũng tái sản xuất ra
tham nhũng”. Hậu quả là một lớp cán bộ yếu kém, thiếu trách nhiệm, vẫn
được tuyển chọn, sử dụng ở các vị trí quan trọng dẫn đến những tác hại không
nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân cản trở đối với quá trình cải cách hành chính,
nhất là việc tinh giản bộ máy đảng, bộ máy nhà nước, trong giai đoạn hiện
nay.

14



Chương 2. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG
THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Thực trạng tham nhũng
Trong thời gian qua, tham nhũng diễn ra phổ biến, số vụ được phát hiện
ngày càng tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng, tính chất ngày càng phức
tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều địa
phương,… Ở đâu có giải quyết các mối quan hệ về lợi ích thì ở đó có xảy ra
tham nhũng.
Trước đây, trong năm 2006, cơ quan Cảnh sát điều tra về tội phạm kinh
tế đã phát hiện, điều tra 5.855 vụ, trong đó có 489 vụ xâm phạm sở hữu, thiệt
hại 700.013 triệu đồng, thu hồi 82.429 triệu đồng; 5.366 vụ buôn lậu và tội
phạm kinh tế khác thu giữ hàng hoá trị giá 90.573 triệu đồng, truy thu, phạt
thuế 10.859 triệu đồng.
Năm 2007 là một năm mặt trận đấu tranh phòng, chống tham nhũng thu
được nhiều kết quả khả quan. Ngành chức năng đã tiến hành 8.601 cuộc thanh
tra kinh tế, xã hội và chuyên ngành; đã kết thúc 5.904 cuộc; phát hiện sai
phạm với tổng giá trị 2.870,8 tỷ đồng, 1,24 triệu USD, 1.371,1 ha đất; đã kiến
nghị thu hồi 1.200,1 tỷ đồng, 0,7 triệu USD, 880,3 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ
luật 1.464 cán bộ, công chức; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 52 vụ
với 89 đối tượng và nhiều tập thể có sai phạm.
Năm 2017 ghi dấu một thắng lợi nổi bật của Đảng ta trong cuộc đấu
tranh quyết liệt phòng, chống tham nhũng. Những thành quả to lớn bước đầu
này có tầm quan trọng chiến lược. Nó cho thấy triển vọng, khả năng mở ra
một giai đoạn mới hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi từng bước và quyết tâm tiến tới
đánh thắng giặc nội xâm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu, đại ý: Phòng, chống tham
nhũng là cuộc đấu tranh rất lâu dài, gian khổ, phức tạp. Phải tiếp tục đấu tranh


15


mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa. Đã đến lúc không một ai có thể đứng ngồi
cuộc. Những thắng lợi bước đầu giành được là nhờ có sự ủng hộ của toàn dân
mới đạt được kết quả như vậy. Phải dựa vào dân trong cuộc đấu tranh này…
Lời nói đi đơi với việc làm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chính
phủ bắt tay thực hiện phương châm xây dựng một chính phủ kiến tạo, hành
động, liêm chính, trách nhiệm, phục vụ nhân dân, đã đưa đất nước tiếp tục
phát triển đi lên, tăng trưởng mọi mặt.
Nhân dân ta rất phấn khởi, tin tưởng và dư luận quốc tế hoan nghênh
những thành cơng của Việt Nam trước tình hình thế giới diễn biến rất phức
tạp.
Đảng ta là một Đảng cách mạnh chân chính. Đặt quyền lợi tối cao của
nhân dân, đất nước lên trên hết, Đảng dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự
thật, đánh giá đúng sự thật. Đảng tin dân. Dân tin Đảng. Sự thật là sức mạnh
của Đảng. Đây là một nguyên lý, một nguyên tắc cơ bản trong các hoạt động
cách mạng của Đảng. Do vậy, tất cả chúng ta cần nhận rõ thực trạng và
nguyên nhân tham nhũng đã diễn ra từ năm 2015 trở về trước, góp phần đắc
lực nhất lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng khí thế cách mạng tiến cơng của Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII, tạo ra bước ngoặt chuyển biến mới về chất trong
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Về thực trạng, Đảng đã trung thực, dũng cảm chỉ rõ tham nhũng đã trở
thành một quốc nạn và là một trong bốn nguy cơ đối với sự sống còn của
Đảng và chế độ ta. Nó nghiêm trọng đến mức cho đến tận bây giờ vẫn diễn
biến tinh vi, phức tạp, vẫn “trên nóng dưới lạnh”, vẫn là vấn đề thời sự nóng
bỏng nhất trong các cuộc tiếp xúc cử tri của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
Quốc nạn tham nhũng đã đem đến 5 cái mất to lớn, không dễ gì sớm bù
đắp được:
1. Thất thốt, thiệt hại vơ kể về tài chính và đất đai, nhà cửa tính bằng

tiền, do ‘bộ tứ” gồm 4 tội đồ: Tham ô, hối lộ, lãng phí, quan liêu gây nên.

16


Số tiền tham ơ cơng quỹ, bịn rút xà xẻo các dự án, đưa và nhận hối lộ
diễn ra thường xuyên, không ngăn chặn được, gây lo ngại, do dự, nản lịng
các nhà đầu tư.
Các tập đồn kinh tế, tổng công ty sở hữu nguồn vốn khổng lồ của Nhà
nước tới hơn 1 triệu 240 nghìn tỷ đồng, số làm ăn có lãi rất ít, phần lớn đều
làm ăn cầm chừng, kém hiệu quả. Khơng ít doanh nghiệp nợ tín dụng cao hơn
10 lần vốn sở hữu. Chưa kể một số khác đầu tư dàn trải tràn lan ngoài ngành,
làm mất hết vốn của Nhà nước, khơng cịn khả năng trả nợ, phải làm thủ tục
phá sản. Khá nhiều công ty, xí nghiệp, nơng trường quốc doanh làm ăn thua
lỗ triền miên, nhưng có một nghịch lý là, trong khi đời sống người lao động
điêu đứng thì những người lãnh đạo chủ chốt ở đây lại giàu lên nhanh chóng,
trở thành những nhà tỷ phú, “tư sản đỏ”.
Nợ xấu khó đòi của các ngân hàng thương mại quốc doanh tồn đọng khá
lớn, đến nay vẫn chưa giải quyết xong.
Nợ công của Chính phủ khơng ngừng tăng lên, năm 2017 tương đương
58% GDP, năm 2018 Chính phủ trình Quốc hội nợ cơng có thể tương đương
hơn 64% GDP. Tuy tình hình chưa có gì nguy hiểm, nhưng tính bình qn
đầu người, mỗi người dân gánh nợ cho Chính phủ trên dưới 20 triệu đồng cho
các khoản chi tiêu cơng của Chính phủ, trong khi đại đa số nhân dân cịn rất
nghèo.
Tình hình trốn thuế, lậu thuế, khai man thuế, nhất là nợ thuế không trả
được đã lớn hơn cả chục ngàn tỷ đồng. Các cơng ty ma bn bán hóa đơn giá
trị gia tăng, gây thiệt hại cho công quỹ hàng trăm tỷ đồng.
Tình hình bất tn lệnh Chính phủ, đua nhau xây dựng trụ sở mới, trang
bị nội thất đắt tiền, mua và đổi ô tô sang trọng, chi tiêu hành chính vượt xa

mức quy định. Dùng cơng quỹ làm quà biếu với giá trị lớn.
Đi khảo sát, tham quan, du lịch, học tập ở nước ngoài cho bản thân và
gia đình.

17


Lập quỹ đen chi dùng cho cá nhân và phe, nhóm liên hoan chè chén, ăn
chơi trác táng… gây thiệt hại nặng nề cả về vật chất và uy tín của Đảng.
Đặc biệt, không nơi nào trên thế giới như ở Việt Nam, những vụ kiện
tụng về đất đai, công sở, nhà ở của dân chiếm tỷ lệ lớn nhất, phức tạp nhất,
kéo dài nhiều ngày nhất với 70% tổng số các vụ, việc tiêu cực tham nhũng.
Hàng trăm ngàn héc-ta đất, hàng chục triệu m2 nhà đã rơi vào tay “giặc nội
xâm”, gây nên nhiều thảm cảnh hết sức đau lòng. Những vụ kiện tụng vượt
cấp lên Trung ương diễn ra liên miên, đến này vẫn chưa chấm dứt được.
Nguyên do của nó là đua nhau “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư, khiến cho nhiều
khu “đất vàng” ở đô thị, nhiều khu “đắc địa” ở nông thôn, bờ biển bán với giá
rẻ như bèo, nhà đầu tư thu siêu lợi nhuận. Hàng trăm dự án treo, có những dự
án treo hơn chục năm, dân mất đất, mất nhà, mất công ăn việc làm, sống bần
cùng. Đất công, nhà công bị đem cho thuê, san nhượng, buôn bán trái phép.
Bỏ ra hàng chục triệu USD mua phương tiện, máy móc cũ, lạc hậu đem
về khơng dùng được, phải đắp chiếu làm phế liệu.
Cổ phần hóa trì trệ, chậm chạp, định giá tài sản công thấp hơn giá thị
trường cả chục lần. Số tiền lớn thất thoát chắc chắn chảy vào túi phe nhóm
tham nhũng.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các chuyên gia kinh tế giàu kinh
nghiệm của thế giới công tác ở Việt Nam từng nhận xét: Tình hình tham ơ,
hối lộ, lãng phí, quan liêu như đã nêu, cùng với nhiều rủi ro khác, đã dẫn đến
hệ lụy cơng quỹ Việt Nam thất thốt nhiều năm không dưới 5 tỷ USD/mỗi
năm.

2. Cái mất thứ hai là mất người. Hàng ngàn cán bộ, đảng viên có cả lãnh
đạo cấp cao bị ma lực đồng tiền cám dỗ, đã trở thành loài sâu mọt, tội phạm
tham nhũng.
3. Cái mất thứ ba là nhiều giá trị tinh thần, văn hóa, phẩm chất đạo đức
cao đẹp của xã hội bị suy thối, xuống cấp, có mặt rất nghiêm trọng.

18



×