Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Phân tích Bào cáo tài chính CTCP FPT giai đoạn 2017 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.16 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CƠNG TY CỔ PHẦN FPT
Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Tuấn Phong

Nhóm sinh viên:

Nguyễn Thị Ngân Hà
Phan Thị Thanh Thúy
Kiều Thị Bảo Yến
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lê Thị Thanh Hoa
Lê Quốc Khánh
Nguyễn Minh Đức

HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................................................. 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................................. 3
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 4
TÓM TẮT BÁO CÁO ............................................................................................................................ 5
NỘI DUNG ............................................................................................................................................. 6
1. TỔNG QUAN ..................................................................................................................................... 6


1.1. Giới thiệu nền kinh tế ............................................................................................................... 6
1.2. Giới thiệu ngành ...................................................................................................................... 6
1.3. Giới thiệu công ty ..................................................................................................................... 7
1.3.1. Giới thiệu công ty.............................................................................................................. 7
1.3.2. Phân tích SWOT ............................................................................................................... 7
2. PHÂN TÍCH CƠNG TY:....................................................................................................................... 9
2.1. Phân tích bảng cân đối kế tốn. ............................................................................................... 9
2.1.1. Tổng tài sản ....................................................................................................................... 9
2.1.2. Tổng nguồn vốn .............................................................................................................. 11
2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................. 13
2.3. Phân tích chi tiêu tài chính .................................................................................................... 17
2.3.1. Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn.................................................................. 17
2.3.2. Các chỉ số hoạt động ....................................................................................................... 18
2.3.3. Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn ........................................................................ 19
2.3.4. Chỉ số sinh lời (%) .......................................................................................................... 19
2.3.5. Khả năng tăng trưởng (%).............................................................................................. 20
2.3.6. Chỉ số giá trị thị trường .................................................................................................. 21
2.4. Phân tích Dupont ................................................................................................................... 21
2.5. Đánh giá tình hình tài chính của công ty ............................................................................... 22
2.5.1. Ưu điểm. ......................................................................................................................... 22
2.5.2. Nhược điểm..................................................................................................................... 23
3. GIẢI PHÁP ...................................................................................................................................... 23
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 25

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


KÍ HIỆU TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

FPT

Công ty Cổ phần FPT

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

VT

Viễn thông

4

VNPT

Tập đồn Bưu chính viễn thơng Việt Nam

5


CĐKT

Cân đối kế tốn

6

KQKD

Kết quả kinh doanh

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, nếu các doanh nghiệp công nghệ muốn
trụ lại vững và phát triển một cách mạnh mẽ thì họ phải đảm bảo được báo cáo tài chính của
mình thật vững chắc. Và để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ tài chính của mình
bằng cách quan sát nghiên cứu và phân tích một cách cụ thể.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất quan trọng và cần thiết đối với mọi doanh
nghiệp. Thông qua việc phân tích sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh
doanh và xác định được các nguyên nhân của những vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác
những nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được những biện pháp phát huy
những nguồn lực đó hoặc khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, giúp
doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Và nhóm em lựa chọn mốc thời gian 2018 – 2020 để phân tích rõ sự phát triển của Công
ty Cổ phần FPT trong đại dịch Covid – 19, thời điểm các doanh nghiệp trên toàn thế giới rơi
vào khủng hoảng nhưng lại là cơ hội lớn cho các cơng ty cơng nghệ. Từ đó thấy được các chiến
lược của công ty, khả năng lãnh đạo của ban giám đốc và điều hành hơn đó giúp ta nhìn rõ hơn
về Công ty Cổ phần FPT.


4


TĨM TẮT BÁO CÁO
Năm 2018 – 2019, Cơng ty Cổ phần FPT là một trong số ít những doanh nghiệp có trạng
thái kinh doanh ổn định trong thời điểm mà các doanh nghiệp tồn cầu đang trong tình trạng
khủng hoảng do bùng phát của dịch bệnh Covid – 19. Nhờ tận dụng tốt nhu cầu chung về
chuyển đổi số và tích hợp hệ thống để tăng trưởng doanh thu, từ đó thúc đẩy tệp khách hàng
lớn trong giai đoạn cuối năm 2020.
Có thể thấy đây là một cơng ty đáng để suy nghĩ đầu tư vào vì cơng ty có lịch sử hoạt động
hiệu quả như thế này và ngày càng có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vẫn
cịn nhiều bất cập và hạn chế vì giai đoạn này FPT có gánh nặng về địn bẩy tài chính tương
đối lớn và cơ cấu tài chính và tài sản của công ty chưa ổn định nên công ty cần chú ý xem xét
lại các chính sách và hoạt động sản xuất kinh doanh để tận dụng triệt để nguồn tài sản hiện có
của mình.
Dựa trên những kiến thức đã được giảng dạy và sau thời gian tìm hiểu về Cơng ty Cổ phần
FPT, nhóm chúng em thực hiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp với bố cục 3 phần:
1: Tổng quan
2: Phân tích cơng ty
3: Giải pháp

5


NỘI DUNG
1. Tổng quan
1.1. Giới thiệu nền kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 đan xen yếu tố công nghệ hiện phát, phát
triển khoa học - kỹ thuật tác động mạnh mẽ đến các mặt của nền kinh tế. Đặc biệt dịch Covid

– 19 lần đầu tiên xảy ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã
hội của quốc gia. Giai đoạn này, nền kinh tế vẫn có sự tăng trưởng khá, từng bước dịch chuyển
sang chiều sâu, quy mô kinh tế mở rộng, lạm phát được kiểm soát dù bị ảnh hưởng nặng nề
của dịch Covid – 19. Với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 tăng 7,08% - mức tăng cao nhất
kể từ năm 2008. Tuy nhiên, sang năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, mức thấp nhất trong
giai đoạn nhưng trong bối cảnh dịch bệnh thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam với mức tăng
trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Cơ cấu lại nền kinh tế đã có bước chuyển biến tích cực,
một số ngành dịch vụ được hiện đại hố. Thương mại trong nước phát triển thông qua phát
triển hạ tầng, đa dạng hố các hình thức cung cấp dịch vụ, cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá
được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển dịch
tích cực và bền vững.
1.2. Giới thiệu ngành
Đại dịch Covid – 19 đã đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho tồn nền kinh tế, nhìn
chung các doanh nghiệp đều chật vật để củng cố và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhưng trong bối cảnh đó, nhóm ngành Cơng nghệ thơng tin – Viễn thông (CNTT - VT) lại nổi
lên như một điểm sáng của nền kinh tế. Thị trường CNTT - VT với vai trò cơ sở hạ tầng của
nền kinh tế, là một trong những thị trường có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thời
đại 4.0 và ảnh hưởng tới hầu hết mọi ngành còn lại. Nắm bắt được vị trí quan trọng của ngành
và xu thế của thời đại, đã có nhiều cơng ty được thành lập và ngày càng phát triển, mở rộng
hoạt động, cung cấp càng nhiều sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin – viễn thông với chất
lượng ngày càng hiện đại, tiêu biểu phải nhắc đến một số cái tên như: Tập đồn Cơng nghệ Viễn thơng Qn đội (Viettel), Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT), Công ty
Cổ phần FPT, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng cơng ty Dịch vụ Viễn thơng
(Vinaphone)… Chắc hẳn ngồi mục tiêu kinh doanh và khẳng định vị thế trên thị trường, mỗi
doanh nghiệp đều mang trong mình khát vọng đưa lĩnh vực CNTT - VT tác động mạnh mẽ đến
quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển sự nghiệp

6


cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tạo ra một cuộc cách mạng trong quản lý kinh tế cả

ở tầm vi mô và vĩ mô.
1.3. Giới thiệu công ty
1.3.1. Giới thiệu công ty
Công ty cổ phần FPT hay có tên gọi tắt là FPT (tên tiếng anh: FPT Group) được thành lập
vào 13/9/1988 với 13 thành viên. Sự ra đời của thương hiệu này ban đầu được xuất phát từ lĩnh
vực kinh doanh của công ty. Tiền thân của FPT là công nghệ thực phẩm thuộc Viện nghiên
cứu cơng nghệ quốc gia. Sau đó, cơng ty quyết định chuyển sang kinh doanh lĩnh vực công
nghệ thông tin và viễn thông như hiện nay.
Hiện nay, FPT hoạt động với mơ hình đa lĩnh vực, cụ thể là về mảng viễn thông, mảng
giáo dục và mảng công nghệ. Trên tinh thần không ngừng học hỏi từ khách hàng, đối tác và từ
chính những đồng nghiệp, nỗ lực dẫn đầu về công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức quản
trị kinh doanh mới. Chính điều này đã tạo niềm tin và giúp FPT có vị trí nhất định trong lịng
của khách hàng.
Trước bối cảnh thế giới lao đao vì dịch bệnh, nhiều công ty lâm vào bờ vực phá sản, đây
là một thời cơ tốt hay cũng là một thử thách lớn cho FPT. Trong thời gian dịch bệnh, con người
chú trọng đến làm việc trực tuyến để khắc phục khó khăn là thời cơ cho quý công ty phát triển
dịch vụ viễn thơng của mình. Trong giai đoạn 2018 – 2020, FPT tiếp tục tập trung định hướng
chiến lược chuyển đổi số toàn diện và đầu tư xây dựng nền tảng, cốt lõi cho việc phát triển mơ
hình kinh doanh đa lĩnh vực. Trải qua giai đoạn dịch bệnh COVID – 19 bùng phát, FPT vẫn là
một trong những công ty đi đầu về công nghệ, viễn thông ở Việt Nam cho đến hiện tại.
1.3.2. Phân tích SWOT
1.3.2.1. Điểm mạnh & Điểm yếu
● Điểm mạnh
Định hướng chiến lược rõ ràng: FPT có tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh rõ ràng để thúc
đẩy sự phát triển và thành công của công ty. Công ty tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số, đổi
mới và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.
Uy tín thương hiệu mạnh: FPT là một trong những công ty công nghệ uy tín và được cơng
nhận nhất tại Việt Nam với lịch sử thành công và đổi mới lâu dài. Công ty đã giành được nhiều

7



giải thưởng và danh hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ của mình, giúp xây dựng hình ảnh
thương hiệu mạnh và sự tin tưởng của khách hàng.
Danh mục kinh doanh đa dạng: FPT có danh mục kinh doanh đa dạng trải rộng trên nhiều
lĩnh vực, bao gồm dịch vụ CNTT, viễn thông, phát triển phần mềm, nội dung số, tài chính, bất
động sản và cả lĩnh vực giáo dục. Sự đa dạng hóa này giúp giảm thiểu rủi ro và mang lại cho
công ty nhiều nguồn doanh thu.
● Điểm yếu
Cơ cấu vốn đầu tư kinh doanh chưa hiệu quả, bị phân bố nhiều và chưa hợp lý. Trong lĩnh
vực viễn thông mà chủ chốt là cung cấp dịch vụ internet thì 3 đại gia là FPT Telecom, Viettel
Telecom và VNPT chiếm hơn 99% thị phần trong nước. Trong đó thì Viettel là một đối thủ
đáng gờm, đang dần vượt qua VNPT và sắp tới là FPT, trong khi đó FPT đang phải thu hẹp
các hoạt động khó đem lại lợi nhuận và bỏ qua các khách hàng tiềm năng của mình.
Do phải tối ưu hóa ở mức tối đa việc th băng thơng đường truyền đi quốc tế vì vậy khách
hàng của FPT thường không được hưởng các dịch vụ giống như quảng cáo.
1.3.2.2. Cơ hội & Thách thức


Cơ hội

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế tồn cầu, lĩnh vực cơng nghệ thơng tin trở
nên phát triển. Lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của FPT là một lĩnh vực rất có tiềm năng phát
triển trong hiện tại và lâu dài. Bên cạnh đó, với vị trí Top 20 trong danh sách quốc gia hấp dẫn
nhất về gia công phần mềm và dịch vụ trên thế giới, FPT hồn tồn có nhiều khả năng phát
triển mạnh ra thị trường quốc tế. Hơn thế, các hàng rào thuế quan đang dần được xố bỏ, cơ sở
hạ tầng thơng tin đang được phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam gia nhập WTO.


Thách thức


Trong khi tất cả mọi người đều đồng ý rằng chuyển đổi số là việc làm tối quan trọng đối
với sự thành cơng và sống cịn của tất cả các doanh nghiệp hiện nay, nhưng không ai dám
khẳng định rằng việc này là đơn giản. Chuyển đổi số bao gồm nhiều mặt, cực kỳ phức tạp và
chứa đầy những thách thức có thể khiến những người đứng đầu của cả một doanh nghiệp giàu
kinh nghiệm nhất quay cuồng. Khi này, hàng loạt những thách thức chuyển đổi số được đặt ra
cho doanh nghiệp. Mặc dù chuyển đổi số hiện nay đã lan rộng đến mọi ngóc ngách trong cuộc
sống và nền kinh tế, nhưng vẫn cịn khơng ít nhân sự chưa nhận thức được đúng đắn và đầy đủ

8


ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này. Điều này dẫn đến sự hời hợt, thiếu bài bản khi
hoạch định chiến lược và triển khai.
2. Phân tích cơng ty:
2.1. Phân tích bảng cân đối kế tốn.
2.1.1. Tổng tài sản

CƠ CẤU TÀI SẢN FPT GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
100%
90%
80%
70%

61.85%

56.83%

61.37%


38.15%

43.17%

38.63%

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn

Từ biểu đồ Cơ cấu tài sản FPT giai đoạn 2018 – 2020 cho thấy, FPT đã đầu tư chủ yếu
vào tài sản ngắn hạn, với tỷ lệ trung bình 3 năm khoảng 60% và tăng mạnh nhất vào năm 2020
với 34,95%. Điều đó cho thấy, FPT có xu hướng đầu tư vào các khoản tài sản ngắn hạn bởi
đây là các khoản mục đáng để đầu tư vì nó đem lại lợi nhuận và có tính thanh khoản cao chỉ
sau tiền, khi đó việc sử dụng địn bẩy tài chính được đảm bảo thanh toán. Trong giai đoạn năm
2018 – 2019, tổng tài sản của FPT có xu hướng tăng trưởng mạnh với tốc độ nhanh đáng kể.
Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Đầu tư tài chính ngắn hạn

5,568,624

6,708,978

12,435,918

Bên cạnh đó, mức tăng trưởng mạnh của đầu tư tài chính ngắn hạn đã cho ta thấy được sự
thay đổi tích cực trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.Trong giai đoạn 2018 – 2019, đầu tư
tài chính ngắn hạn tăng lên, biến động mạnh mẽ với sự chênh lệch giữa hai năm 2020 – 2019
lên đến gần 6.000 tỷ đồng tương ứng 85,36%. Đầu tư tài chính ngắn tăng mạnh chủ yếu ghi

9


nhận từ các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 3 tháng và kỳ hạn cịn lại khơng q 12 tháng
(Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm tốn FPT năm 2020). Chứng minh rằng FPT đang muốn đầu
tư một cách an toàn để gia tăng giá trị tài sản ngắn hạn.
Về các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản này có biến động nhẹ vào năm 2019, tăng nhẹ
khoảng 2% nhưng đến năm 2020, khoản này đã giảm được 4%, ngun nhân là do FPT đã có
những chính sách quản lý khoản phải thu phù hợp khi theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm

tốn năm 2020, khơng có khách hàng nào có số dư chiếm hơn 10% trên tổng số dư phải thu
ngắn hạn của khách hàng.
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

11,350,980

14,414,988

16,121,834

109,788

262,485

242,873

Tài sản cố định

6,513,736

7,492,168

8,317,823


Tài sản dang dở dài hạn

1,174,778

1,650,471

2,373,393

Đầu tư tài chính dài hạn

2,202,467

2,496,552

2,581,175

TÀI SẢN DÀI HẠN
Các khoản phải thu dài hạn

Có thể thấy, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản dài hạn là các khoản mục về tài sản cố
định như máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại. Bởi giai đoạn này, công ty chú trọng phát triển
ngành công nghệ viễn thông, vì vậy đây là những khoản mục hết sức quan trọng và cơng ty đã
duy trì được, chứng tỏ, việc phát triển quy mô của công ty ngày càng tăng mà chưa có dấu hiệu
thu hẹp sản xuất kinh doanh.
Năm 2019, tài sản dở dang dài hạn tăng hơn 40% so với năm 2018, đến năm 2020 tiếp tục
tăng mạnh 44% so với năm 2019. Bởi trong giai đoạn này, FPT có số vốn bị ứ đọng liên quan
đến sản xuất và xây dựng cơ bản của doanh nghiệp cụ thể là ở các cơng trình xây dựng cơ bản
dở dang như FPT Tower tăng lên hơn 1.300 tỷ vào cuối năm 2020, cơng trình Đại học FPT tại
Đà Nẵng lên 249 tỷ.


10


2.1.2. Tổng nguồn vốn

CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA FPT GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
100%
90%
80%
70%

49.65%

50.31%

1.78%

1.48%

48.56%

48.22%

Năm 2018

Năm 2019

44.58%


60%
50%

1.83%

40%
30%
20%

53.59%

10%
0%
Nợ ngắn hạn

Nợ dài hạn

Năm 2020
Vốn CSH

Trong giai đoạn 2018 – 2020, cơ cấu nguồn vốn của FPT có sự biến động. Nhất là ở thời
điểm năm 2020, cơ cấu nợ phải trả chiếm đến hơn 55% cao hơn so với vốn chủ sở hữu do trong
năm 2020, cơng ty có khoản nợ ngắn hạn tăng lên hơn 34% so với năm 2019. Bên cạnh đó,
việc cơ cấu nợ ngắn hạn chiếm phần lớn nợ phải trả đã phần nào đây ra áp lực đối với các nhà
quản lý vì thời gian trả nợ ngắn hạn ngắn.
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Nợ ngắn hạn

Năm 2018


Năm 2019

Năm 2020

14,451,150

16,102,257

23,128,656

Qua số liệu từ năm 2018 – 2019, nợ phải trả của FPT có xu hướng tăng dần. Số tiền nợ
phải trả của năm 2019 so với năm 2018 đã tăng 10,76% tương đương 1.651 tỷ đồng, năm 2020
so với 2019 tăng 39,37% tương đương hơn 6.500 tỷ đồng. Nguyên nhân chính làm cho nợ phải
trả tăng là do nợ ngắn hạn với tỷ lệ tăng nhẹ vào năm 2019 là 11,43% tương đương với số tiền
hơn 1.650 tỷ đồng so với năm 2018 nhưng do tình hình dịch bệnh Covid – 19 đã khiến tỷ lệ
tăng lên đến 38,89% tương đương với số tiền hơn 6.200 tỷ đồng vào năm 2020. Trong đó, các
khoản phải trả năm 2019 có xu hướng giảm hoặc tăng nhẹ so với năm 2018, vay và nợ thuê tài
chính ngắn hạn năm 2019 chỉ tăng 13,86% so với năm 2018 nhưng đến năm 2020 đã tăng mạnh
với tỷ lệ 60,54% tương đương 4.500 tỷ đồng, qua đó ta có thể thấy được dịch bệnh đã thay đổi

11


chiến lược công ty khiến công ty phải vay tài chính ngắn hạn để đầu tư mạnh các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn. Tuy nhiên với tỷ lệ nợ ngắn hạn tăng cao có thể sẽ gây áp lực cho cơng ty
về việc trả nợ, vì thời gian đáo hạn của nợ ngắn hạn rất ngắn.
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Nợ dài hạn


Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

530,946

492,618

763,945

Nợ dài hạn năm 2019 giảm nhẹ 7,22% tương đương với số tiền hơn 38 tỷ đồng so với năm
2018 nhưng đã tăng vọt lên 55,08% tương đương hơn 271 tỷ đồng vào năm 2020. Trong đó,
các khoản phải trả trong 3 năm đều có xu hướng giảm đi, vay và nợ thuê tài chính năm 2019
cũng giảm 4,64% nhưng dịch bệnh vào năm 2020 đã khiến tỷ lệ tăng lên đến 93,78%. Tuy
nhiên do đây là nợ dài hạn nên công ty sẽ không phải lo chịu áp lực của việc trả nợ.
Khi xét về tỷ trọng, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng không ổn định qua từng năm. Năm 2018 là
gần 1,8% do nợ dài hạn chủ yếu để đầu tư xây dựng cơ bản tại lĩnh vực Dịch vụ viễn thông và
mảng xuất khẩu phần mềm nhờ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tốt. Đến năm 2019, nợ dài
hạn giảm xuống còn 1,5%, nhưng sang năm 2019 lại tăng hơn 1,8%.
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Vốn CSH

Năm 2018

Năm 2019


Năm 2020

14,774,971

16,799,289

18,605,667

Vốn chủ sở hữu vẫn tăng đều theo từng năm, dù chậm nhưng vẫn giữ được sự tương đồng
về biến động của nợ phải trả. Do tình hình dịch Covid – 19 nên tỷ lệ của năm 2019 – 2020 tăng
10,75% tương đương hơn 1.800 tỷ đồng ít hơn so với năm 2018 – 2019 là 13,70% tương đương
hơn 2 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty ngày càng mở rộng quy mơ của mình để gia
tăng thêm lợi nhuận, chứ khơng có dấu hiệu của sự thu hẹp.

12


2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

23,213,537


27,716,960

29,830,401

Theo Báo cáo KQKD, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Cơng ty cổ
phần FPT có xu hướng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2019 đã tăng 19,40% so với năm
2018 tương đương với số tiền là 4.503 tỷ đồng. Trong năm 2020 cũng tăng so với năm 2019
với tỷ lệ 7,63% tương đương với số tiền là 2.113 tỷ đồng. Dựa vào các thông số trên cho ta
thấy, kết thúc năm 2020, FPT có được kết quả kinh doanh tích cực với đa số cột mốc ghi nhận
tăng trưởng, nhận thấy được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Để đạt được kết quả như
trên, doanh nghiệp đã vận dụng các chính sách bán hàng một cách hiệu quả, tận dụng sự chuyển
dịch mạnh mẽ trong lĩnh vực phát triển công nghệ - viễn thông để đem lại sự tăng trưởng doanh
thu qua các năm. Cụ thể, ở mảng công nghệ thông tin, việc tiếp tục phát triển nhờ hoạt động
xuất nhập khẩu phần mềm đem lại cho FPT nguồn doanh thu chiếm tỷ lệ cao, tăng đáng kể qua
từng năm trong giai đoạn 2018 – 2020; hay mảng dịch vụ viễn thơng cũng duy trì được xu
hướng tăng qua các năm.

(Sưu tầm – ABS Chứng khốn An Bình)
FPT đã vận dụng tốt nhu cầu chung về chuyển đổi số và tích hợp hệ thống để tăng trưởng
doanh thu. Ngoài ra, sự phục hồi nền kinh tế chung trong giai đoạn cuối năm 2020 giúp doanh
nghiệp thúc đẩy têp khách hàng hớn, tăng thêm 19% từ nhiều quốc gia phát triểm như Nhật
Bản, Mỹ, Hàn Quốc,..., mở rộng quy mơ tồn cầu với 4 chi nhánh Canada, Trung Đông, Ấn
Độ và Costa Rica.
13


Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

23,259,126

27,791,982

29,921,698

600,093

650,495

821,896

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2019 so với năm 2018 tăng 8,4% tương ứng với số
tiền hơn 50 tỷ và doanh thu hoạt động tài chính năm 2020 so với năm 2019 tăng 26,35% tương
ứng với số tiền hơn 170 tỷ. Tỷ trọng doanh thu hoạt động tài chính 3 năm tương ứng là 2,58%,
2,34%, 2,75% cho ta thấy mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính khơng đáng kể so với doanh
thu thuần nhưng vì đây là một doanh nghiệp quy mô lớn nên đây được coi là một giá trị không
hề nhỏ.
CƠ CẤU LỢI NHUẬN CỦA FPT GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
45.00%
40.00%


37.50%

38.54%

39.48%

35.00%
30.00%
Lợi nhuận gộp

25.00%
20.00%
15.00%

16.34%
13.90%

16.59%
14.07%

17.35%
14.78%

Lợi nhuận thuần
Lợi nhuận sau thuế TNDN

10.00%
5.00%
0.00%
Năm 2018


Năm 2019

Năm 2020

Ghi nhận về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cho thấy năm 2019 tăng thêm 21,32%
so với năm 2018 và năm 2020 tăng thêm 12,6% so với năm 2019. Nhìn vào kết quả trên có thể
thấy tốc độ tăng trưởng của FPT vẫn tăng nhưng không mạnh mẽ, so với năm 2017 thì bị chậm
lại rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó dễ lý giải là do tình hình chung của thế giới, nền kinh tế bị trì
trệ và khiến các lĩnh vực kinh doanh thuộc Công ty cổ phần FPT ở các trung tâm vùng dịch
phải tạm dùng hoạt động, điều đó làm ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nhìn theo chiều hướng tích cực thì trong khi nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của
dịch bệnh dẫn đến bị thua lỗ và phá sản thì FPT với sự tập trung vào việc kinh doanh online,
tối ưu hóa chi phí vẫn là một doanh nghiệp phát triển bền vững.

14


Đa số các chỉ tiêu lợi nhuận trong giai đoạn 2018 – 2020 đều tăng trưởng mạnh do giai
đoạn này, FPT phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, sản phẩm và
dịch vụ đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh
hơn doanh thu, nhờ thu nhập tài chính và gia tăng hiệu quả tại tất cả các mảng doanh thu.
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Phần lãi trong công ty liên kết

Năm 2018

Năm 2019


Năm 2020

439,027

404,928

312,194

Phần lãi do đầu tư vào công ty liên kết bị sụt giảm qua từng năm, năm 2019 giảm 7,77%
so với năm 2018 và năm 2020 giảm 22,9% so với năm 2019. Sự sụt giảm đáng kể này cho thấy
dịch bệnh Covid 19 đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
FPT. Sau khi dịch bệnh xảy ra tràn lan thì một số ngành nghề của các cơng ty liên kết liên
doanh bị thu hẹp phạm vi hoạt động, một số cửa hàng bán lẻ của Công ty cổ phần FPT bị đóng
cửa. Hiện tại các cơng ty con và công ty liên kết của FPT tập trung vào hai hướng chính: thứ
nhất là cơng nghệ thơng tin và viễn thông (chiếm tới trên 90% tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận),
thứ hai là đầu tư bao gồm chủ yếu là các công ty liên kết và đơn vị ủy thác. Trong đó FPT nhấn
mạnh tập trung nguồn lực để khai thác tối đa thế mạnh công nghệ sẵn có, tấn cơng vào hướng
mũi nhọn và đồng thời cũng là hướng FPT có lợi thế cạnh tranh nhất là cơng nghệ thơng tin và
viễn thơng, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, xa rời giá trị cốt lõi của doanh nghiệp như giai đoạn
trước đây.
Năm 2020, mặc dù hiệu quả kinh doanh không tăng mạnh như 2019 do ảnh hưởng của
tình hình dịch bệnh gây ra khó khăn rất nhiều cho việc kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp
trên thị trường nhưng hầu hết các chỉ số doanh thu và lợi nhuận quan trọng của FPT vẫn tăng
cho thấy vị thế và uy tín của FPT trên thị trường là rất lớn. Như vậy, giai đoạn 2018 – 2020
hầu hết các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận quan trọng của FPT đều tăng và tăng mạnh nhất
vào năm 2019.

15



Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

23,213,537

27,716,960

29,830,401

Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, giá vốn hàng bán cũng có sự thay đổi rõ rệt. Nhìn
vào bảng phân tích báo cáo theo chiều ngang, ta thấy giá vốn hàng bán năm 2019 tăng thêm
17,35% so với năm 2018 và năm 2020 tăng thêm 5,95% so với năm 2019. Nhưng khi nhìn v
bảng phân tích báo cáo theo chiều dọc thì tỷ trọng giá vốn hàng bán qua các năm bị giảm dần,
cụ thể: năm 2018 là 62,30%; năm 2019 là 61,19%; năm 2020 là 60,21%. Như vậy, mặc dù chi
phí phải trả cho giá vốn hàng bán tăng lên theo hàng năm nhưng lại ngày càng chiếm ít tỷ trọng
hơn trong tổng doanh thu, nhờ đó mà lợi nhuận kiếm được tăng lên. Điều này cho thấy Công
ty cổ phần FPT đã thực hiện rất tốt trong việc quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và doanh
nghiệp cần tiếp tục phát huy để phát triển vững mạnh hơn nữa.
5000
4000

Đơn vị: tỷ đồng


4495

4219

4500
3553

3500
2713

3000
2500

2346

2048

2000
1500
1000
500

361

592
54

0
Năm 2018

Chi phí tài chính

Năm 2019
Chi phí bán hàng

Năm 2020
Chi phí QLDN

Nhìn chung thì doanh nghiệp FPT năm 2020 so với 2019 và 2018 vẫn tăng mạnh trong
giai đoạn kinh tế - xã hội có nhiều biến động. Do doanh nghiệp sau khi ổn định cổ phần hóa đã
đầu tư và mở rộng thị trường lớn, kinh doanh thêm một số nghành khác, vì vậy doanh nghiệp
có một chính sách kinh doanh vơ cùng hợp lý và hiệu quả.

16


2.3. Phân tích chi tiêu tài chính
2.3.1. Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn

NHÓM HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TỐN NGẮN HẠN
1.4
1.2

1.27
1.18

1

1.18
1.1


1.15
1.09
Hệ số thanh tốn hiện
thời

0.8

Hệ số thanh toán nhanh

0.6

Hệ số tiền mặt

0.4
0.2

0.27

0.21

0.21

0
Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020


Hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty trong vịng 3 năm tương đối khơng đều, và có xu
hướng giảm. Năm 2018 là năm có khả năng thanh tốn cao nhất trong vịng 3 năm nghiên cứu.
Tăng 1,1 lần so với năm 2019 và năm 2020. Cuối năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch Covid
– 19 cho nên hệ số có giảm so với 2018. Năm 2020, chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh
nên đã giảm 1,01 lần so với 2019. Tuy hệ số có sự suy giảm qua 3 năm nghiên cứu nhưng vẫn
cho thấy FPT có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn và có
tính thanh khoản cao.
Với hệ số thanh tốn hiện thời, đây là tỷ số cần được đánh giá dựa trên tỷ số trung bình
của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Đồng thời, đây cũng là một căn cứ quan trọng để đánh
giá, so sánh với tỷ số khả năng thanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp.
Hệ số thanh khoản hiện thời của công ty năm 2018 là 1,27 tức là một đồng nợ ngắn hạn của
công ty được tài trợ bởi 1,27 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện thời của hai năm
2019 và 2020 lần lượt là: 1,18 và 1,15. Trong 3 năm nghiên cứu, công ty trải qua hai năm khó
khăn về dịch bệnh, hệ số thanh tốn hiện thời có giảm nhưng nhìn chung vẫn lớn hơn 1 – điều
này cho thấy cơng ty có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hệ
số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao. Tuy
nhiên, ở một số trường hợp nếu quá cao cũng chưa phải là tốt. Bởi đây có thể là nguồn tài chính
chưa được sử dụng hợp lý, hoặc số lượng hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động
trên thị trường, lượng hàng tồn kho này khơng thể bán ra nhằm chuyển hố thành tiền.

17


2.3.2. Các chỉ số hoạt động
CHỈ TIÊU

Năm 2018

Năm 2019


Năm 2020

Vòng quay vốn lưu động

1.26

1.46

1.16

Vòng quay vốn lưu động được hiểu là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh của một
doanh nghiệp. Và qua 3 năm nghiên cứu số vịng quay khơng ổn định, có sự tăng giảm rõ rệt.
Năm 2019, số vịng quay lớn nhất chứng tỏ cơng ty đang hoạt động ổn định và có thể sử dụng
vốn lưu động đạt hiệu quả cao. Nhưng cho đến năm 2020 số vòng quay giảm đột ngột xuống
còn 1,16 vịng, điều này phần nào chứng tỏ cơng ty đã có sự thay đổi trong kế hoạch sử dụng
vốn đầu tư và nợ ngắn hạn.
CHỈ TIÊU

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Vòng quay hàng tồn kho

12.28

12.96


14.00

Quan sát bảng số liệu thấy được, vòng quay của hàng tồn kho qua các năm lần lượt tăng.
Cụ thể: so với 2018, năm 2019 tăng 0,68 vòng; năm 2020 tăng 1,04 vòng. Điều này cho thấy
tốc độ quay vịng của hàng hố khá là nhanh; hay cơng ty bán hàng nhanh, có tốc độ tiêu thụ
hàng hố tốt. Đặc biệt chú ý năm 2020 tốc độ quay vòng của hàng tồn kho lớn bởi chịu ảnh
hưởng của dịch bệnh mọi người chuyển sang trực tuyến thay vì trực tiếp nhu cầu mua hàng cao
giúp hàng hoá trong kho được tiêu thụ nhiều.
CHỈ TIÊU

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần

-45.6%

19.4%

7.6%

Quan sát tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần năm 2018 là -45,6% nhưng sang đến năm
2019 tốc độ tăng trưởng nhanh và có tốc độ tăng trưởng dương với mức 19,4%. Tốc độ này bị
sụt giảm vào năm tiếp theo, tuy vẫn tăng trưởng dương nhưng đã suy giảm 11,8% so với báo
cáo ghi nhận năm 2019. Với sự biến động thay đổi lớn của tốc độ này cho thấy từ năm 2018
sang 2019 xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhanh; đối với năm 2019 sang 2020 tốc độ
này chậm lại và điều doanh nghiệp cần làm là đưa ra giải pháp để tối ưu hố doanh thu của

mình và đem lại tốc độ tăng trưởng ổn định cho những năm tới.

18


2.3.3. Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn
CHỈ TIÊU

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Nợ/Vốn chủ sở hữu

1.01

0.99

1.24

Qua quan sát ta thấy được, năm 2018 có tỷ số nợ lớn hơn 1 điều này cho thấy thời điểm
này tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ. Năm 2019, tỷ
số này giảm xuống dưới 1 nghĩa là tài sản hiện có của doanh nghiệp do nguồn vốn chủ sở hữu
tài trợ. Nhưng năm 2020 lại tăng vọt lên do chịu ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế thế
giới giai đoạn khủng hoảng, trì trệ. Có thể số nợ tăng do cơng ty cần đầu tư thêm máy móc,
trang thiết bị để phục vụ nhu cầu sử dụng viễn thông gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, tỷ số
của cơng ty cần duy trì ở mức nhỏ hơn một để đảm bảo sự duy trì ổn định và điều này địi hỏi
doanh nghiệp cần nhìn nhận ra nhược điểm, hạn chế mình mắc phải nhằm khắc phục và xử lý

kịp thời để việc kinh doanh đạt hiệu quả.
CHỈ TIÊU

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tốc độ tăng trưởng tài sản

19.0%

12.2%

25.0%

Trong 3 năm nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng tài sản có sự biến đổi khác nhau. Năm 2018
là 19% sang tới năm 2019 tốc độ này giảm 6,8% so với năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng
bình thường 25% vào năm 2020. Năm 2020 chiếm tỷ lệ lớn như vậy bởi sự đầu tư của công ty
vào cơ sở vật chất, nhằm thu lợi nhanh chóng trước cơ hội trước mắt. Sự biến đổi qua 3 năm
không nhiều nhưng cũng phản ánh sự thiếu ổn định trong lượng tài sản của công ty, và công ty
cần xem xét các yếu tố để cải thiện vấn đề này.
2.3.4. Chỉ số sinh lời (%)
Chỉ số sinh lời (%)

Năm 2018

Năm 2019


Năm 2020

Tỷ suất lợi nhuận (ROS)

13.93%

14.11%

14.83%

Suất sinh lời trên tài sản (ROA)

10.87%

11.71%

10.60%

Suất sinh lời trên vốn CSH (ROE)

21.89%

23.28%

23.78%

Tỷ suất lợi nhuận gộp

37.58%


38.65%

39.60%

19


Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ

17.19

8.42

17.25

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

-8.34%

20.96%

13.09%



Tỷ suất lợi nhuận (ROS):

Chỉ số ROS của công ty cổ phần FPT luôn dương ở mức cao và có xu hướng tăng dần
phản ánh khả năng sinh lời của tài sản lớn. Năm 2019, Tỷ suất lợi nhuận (ROS) tăng nhẹ 1,29%
so với năm 2018. Tuy nhiên đến năm 2020, chỉ số này đã tăng hơn 5% so với năm trước. Trong

năm 2019 có khả năng doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất kinh doanh làm tỷ lệ tăng trưởng
Doanh thu thuần và Lợi nhuận sau thuế đều tăng mạnh lần lượt là 21,0% và 19,4% so với năm
2018. Tuy nhiên, hai tỷ lệ này chênh nhau không quá nhiều nên ROS năm 2019 chỉ tăng khoảng
1,29%. Đến năm 2020, Doanh thu thuần chỉ tăng 7,6% nhưng Lợi nhuận sau thuế tăng đến
13,1%. Vì vậy mà ROS năm 2020 tăng hơn 5%, có thể nói hiệu quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn so với năm trước.


Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA):

Từ bảng số liệu trên ta có thể tính được Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) năm 2019
tăng hơn 7% so với năm 2018, nhưng sang năm 2020 ROA lại giảm gần 10% so với năm 2019.
Nguyên nhân của của sự sụt giảm ROA năm 2020 là do bên cạnh Tài sản tăng mạnh lên tới
gần 25% thì Lợi nhuận tăng ít khoảng 13,1% (Theo bảng CĐKT). Như vậy, ta có thể nói trong
năm 2020 cơng ty cổ phần FPT chưa tận dụng tối đa các tài sản của mình so với năm 2019. Cụ
thể là năm 2020, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 20 nghìn tỷ đồng nhưng mới chỉ sử
dụng được hơn 15 nghìn tỷ, chưa tận dụng tối đa của khoản nợ ngắn hạn khoảng 5 nghìn tỷ
đồng. Vì vậy, cơng ty cần cân nhắc chiến lược kinh doanh của mình để tận dụng triệt để tài sản
vì đây chủ yếu là nợ ngắn hạn, thời gian đáo hạn ngắn.


Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE):

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH của Công ty Cổ phần FPT năm 2019 tăng hơn 6% so với
năm 2018, nhưng năm 2020 chỉ số này chỉ tăng khoảng 2%. Một điều đáng quan tâm là ROE
trung bình của ngành cơng nghệ - viễn thơng chỉ ở mức 22% trong giai đoạn 2018-2020. Trong
khi đó, ROE của doanh nghiệp này trong 3 năm nghiên cứu luôn chạm mốc 22%, thậm chí cịn
cao hơn mức trung bình vào năm 2019 và 2020; điều này cho thấy Công ty Cổ phần FPT đang
sử dụng vốn có hiệu quả.


20


2.3.5. Khả năng tăng trưởng (%)
Khả năng tăng trưởng (%)

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tỷ số lợi nhuận tích lũy

61.10%

65.63%

69.22%

Tỷ số tăng trưởng bền vững

35.83%

35.48%

34.35%

Thơng qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tỷ số lợi nhuận tích lũy và tỷ số tăng trưởng
bền vững của công ty luôn ở mức cao. Tỷ số lợi nhuận tích lũy ln trên 60% và tăng liên tục

từ năm 2018 đến 2020. Tỷ số tăng trưởng bền vững luôn ở mức trên 30% tuy nhiên có xu
hướng giảm dần nhưng khơng đáng kể. Khả năng phát triển của công ty vẫn cao và bền vững.
2.3.6. Chỉ số giá trị thị trường
Nhóm chỉ số giá trị thị trường

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

10.82

13.82

14.34

Tỷ số P/E

Tỷ số P/E của doanh nghiệp trong năm 2018 thấp hơn trung bình thị trường (12.12%) có
nghĩa là mức thu nhập rịng trên cổ phiếu (EPS) đang cao, giúp nhà đầu tư ra quyết định chọn
mua. Tuy nhiên tỷ số này đã tăng vượt mức trung bình ngành vào năm 2019 và 2020. Mức P/E
của Công ty Cổ phần FPT cao trong 2 năm trên có thể là do tác động của đại dịch Covid – 19
đã tạo điều kiện cho ngành Công nghệ thông tin - Viễn thông phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ
hết, từ đó góp phần cho sự tăng trưởng ổn định của cả giá thị trường và EPS.
2.4. Phân tích Dupont
Mơ hình Dupont ba bước
Biên lợi nhuận rịng
Hệ số địn bẩy tài chính


Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

13.93%

14.11%

14.83%

1.95

2.00

2.12

Trong giai đoạn 2018 – 2019, ta có thể thấy ROE của doanh nghiệp có sự biển động qua
từng năm theo xu hướng tăng trưởng dần từ 23,09% đến gần 25%. ROE tăng, ảnh hưởng từ
việc gia tăng biên lợi nhuận ròng và nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao hệ số
địn bẩy tài chính. Việc gia tăng biên lợi nhuận ròng xuất phát từ lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp, khi FPT đưa ra hàng loạt các sản phẩm mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, sản phẩm và

21


dịch vụ đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và áp dụng hiệu quả các chính sách thúc
đẩy tiêu thụ như quảng cáo, khuyến mãi. Hiệu quả kinh doanh của công ty được thể hiện qua
chỉ tiêu ROE có sự biến đổi do ngun nhân chính là sự biến động của biên lợi nhuận. Đây là

một dấu hiệu tích cực, tuy nhiên việc duy trì sự tăng trưởng trong các năm tiếp theo là tương
đối khó khăn với cơng ty vì nguồn ngun liệu đầu vào ngày càng tăng giá, chi phí liên quan
cũng tăng và thị trường tiêu thụ cũng có nhiều ảnh hưởng bởi dịch Covid. Đặc biệt sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước ngày càng lớn làm cho tốc độ tăng
trưởng doanh thu không định và ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Mơ hình Dupont năm bước

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Biên lợi nhuận hoạt động

17.64%

10.91%

22.29%

Biên lợi nhuận hoạt động có sự biến động đột biến trong giai đoạn 2018 – 2020 khi giảm
đến 7% vào năm 2019 và tăng đột biến hơn 11% vào năm 2020. Điều này cho thấy mức lợi
nhuận tạo ra từ doanh thu sau khi chi trả cho các chi phí sản xuất biến đổi và trước khi trả lãi
và thuế của FPT đã được doanh nghiệp điều chỉnh và chuyển biến tăng dần bằng việc tận dụng
tốt cơ hội, tiềm năng của ngành công nghệ viễn thơng trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng.
Nhờ đó mà cơng ty hoạt động ngày càng hiệu quả và có khả năng biến doanh thu thành lợi
nhuận.
2.5. Đánh giá tình hình tài chính của cơng ty
2.5.1. Ưu điểm.

Cơng ty Cổ phần FPT trong giai đoạn 2018 – 2019 là một trong số ít những doanh nghiệp
có tình hình tài chính ổn định, với quy mô tài sản mở rộng hằng năm, lượng tiền mặt dơi ra và
dịng tiền kinh doanh hoạt động hiệu quả, hạn chế gánh nặng từ đòn bẩy tài chính.
Dù chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid – 19, nhưng FPT đã tận dụng tốt nhu cầu chung về
chuyển đổi số và tích hợp hệ thống để tăng trưởng doanh thu, từ đó thúc đẩy tệp khách hàng
lớn trong giai đoạn cuối năm 2020. Dễ dàng thấy nhất là lợi nhuận sau thuế của công ty luôn
tăng trưởng một mức đáng kể qua các năm. Công ty cần giữ vững mơ hình kinh doanh này vì
đã đem lại hiệu quả đáng kể. Đối với các nhà đầu tư, đây là một công ty đáng để suy nghĩ đầu
tư vào vì cơng ty có lịch sử hoạt động hiệu quả như thế này và ngày càng có xu hướng mở rộng
sản xuất kinh doanh chứ khơng có thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.

22


2.5.2. Nhược điểm.
Với hơn một nửa tỷ trọng nguồn vốn là nợ phải trả, có thể nói, giai đoạn này FPT có gánh
nặng về địn bẩy tài chính tương đối lớn. Tuy sở hữu lượng tiền mặt lớn với dòng tiền ổn định
nhưng rủi ro đến từ áp lực trả lãi cao vẫn rất đáng lưu ý.
Bên cạnh đó, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của FPT chưa ổn định, khoản lãi đầu tư vào
công ty liên kết và lợi nhuận khác còn nhỏ, giảm nhiều trong giai đoạn 2018 – 2020; hiệu quả
sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu so với các doanh nghiệp cùng ngành là chưa cao. Cơng ty
nên xem xét lại các chính sách và hoạt động sản xuất kinh doanh để tận dụng triệt để nguồn tài
sản hiện có của mình để nâng cao năng suất và đem lại mức doanh thu cao hơn.
3. Giải pháp
Để nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, FPT có thể tiếp tục tập trung mở rộng
quy mô kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Là một doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi
trên doanh thu thuần cao, thể hiện doanh nghiệp sử dụng chi phí tốt, FPT có thể tận dụng lợi
thế này để mở rộng quy mô, tăng số công ty con trên tồn cầu, mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, FPT rút dần các khoản vốn đầu tư vào công ty liên kết, tăng cường đầu tư
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tình hình kinh tế gặp khó khăn bởi ảnh hưởng từ dịch

bệnh, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi, phần lãi trong công ty liên kết giảm
mạnh, chính vì thế việc rút dần các khoản vốn đầu tư chuyển sang vào đầu tư sản xuất kinh
doanh sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Nền kinh tế đang thích ứng với giai đoạn bình thường mới, làn sóng chuyển đổi số có thể
được lan rộng và phủ sóng trên tồn cầu. Tận dụng những cơ hội lớn khi quốc hội chính thức
phê chuẩn hiệp định thương mại tự do EVFTA và thử nghiệm mạng 5G thành công. Có thể
nói, việc tận dụng những cơ hội từ bên ngồi có thể giúp doanh nghiệp đem lai các giải pháp,
nâng tầm giá trị doanh nghiệp.

23


KẾT LUẬN
Qua việc phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần FPT giai đoạn 2018 – 2020, ta
có thể thấy doanh nghiệp đã tận dụng được rất tốt thế mạnh của mình trong thời kỳ Covid –
19. Đồng thời ta thấy được đây là một doanh nghiệp rất đáng để chúng ta xem xét đầu tư vì có
thể thấy cơng ty đang dần mở rộng quy mơ kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp. Nền kinh tế đang dần bình thường trở lại với quy luật của nó thì khả năng làn
sóng chuyển đổi số toàn cầu đang dần được lan rộng và nó sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng tầm
giá trị của bản thân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như trên bản báo cáo đã phân tích cụ thể
nên ban điều hành cần cân nhắc ảnh hưởng của điều đó đối với doanh nghiệp.
Tài chính là lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp. Việc phân tích tài chính giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về tình
hình tài chính của doanh nghiệp mình. Qua đó nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu, hay tiềm
lực chưa được khai thác, từ đó đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn nhằm mang lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Xuất
phát từ tầm quan trọng của cơng tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp, với những kiến
thức đã được trang bị cùng với sự tìm hiểu về Cơng ty Cổ phần FPT, nhóm em đã hồn thành
bài tiểu luận giữa kỳ với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Cơng ty Cổ phần FPT”.


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ABS, , truy cập ngày 13/03/2023
2. FPT, , truy cập ngày
25/02/2023
3. Hồng Quyên (2021), “Năm 2020: Doanh thu FPT đạt 29.830 tỷ đồng”,
,
truy cập ngày 07/03/2023
4. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2021), “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP THƠNG QUA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH – MỘT NGHIÊN CỨU TẠI
TẬP

ĐỒN

FPT”,

/>, truy cập ngày 08/03/2023
5. Thủy Nguyễn (2021), “Năm 2020, FPT đạt lợi nhuận 5.261 tỷ đồng, tăng trưởng 12,8%”
, truy cập ngày 07/03/2023

25


×