Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận cao học cơ sở lý luận báo chí tính nhân văn trong hoạt động báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.71 KB, 33 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN : CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ
Đề tài :
Tính nhân văn trong hoạt động báo chí được hiểu như thế nào ?
Phân tích, đánh giá thực trạng tính nhân văn trên báo chí qua một số
sự kiện tiêu biểu trong thời gian gần đây ?


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………..4
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………..4
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………..4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….5
4. Đối tượng nghiên cứu………………………………….……....5

PHẦN NỘI DUNG………………………………………………….…6

Chương 1: Tổng quan về tính nhân văn trong hoạt động báo chí……6
1.1. Một số khái niệm của thơng tin……………………………..6
1.1.1. Nhân văn……………………………………………..6
1.1.2. Tính nhân văn………………….……………………..6
1.1.3. Hoạt động báo chí…………………………………….6
1.1.4. Tính nhân văn trong hoạt động báo chí………………6
1.2. Các cấp độ của tính nhân văn trong hoạt động báo chí.……..6
1.2.1. Hướng đề tài ưu tiên của báo chí……………..………6
1.2.2. Góc nhìn mà nhà báo lựa chọn khi tiếp cận vấn đề…..7
1.2.3. Cách thức lựa chọn chi tiết thông tin về sự kiện
và vấn đề trong tác phẩm…………………………….7
1.2.4. Ngôn từ và giọng điệu trong tác phẩm báo chí……….8
2


1.2.5. Thời điểm đăng
tải thơng tin………………………….8

1.3. Vai trị của tính nhân văn trong hoạt động báo chí…………..9


1.3.1. Đối với xã hội…………………………………………9
1.3.2. Đối với công chúng………………………..……….…9
1.3.3. Đối với người làm báo………………………………..9

Chương 2: Thực trạng tính nhân văn trên báo chí qua một số
sự kiện tiêu biểu thời gian gần đây……………………….10
2.1. Khái quát về thực trạng chung của tính nhân văn trên
báo chí hiện nay……………………………………………..10
2.1.1. Tình hình việc thực hiện nguyên tắc tính nhân văn…..10
2.1.1.1. Báo chí thế giới ……………………………..10
2.1.1.2. Báo chí Việt Nam……………………………10
2.1.2. Nhận xét, đánh giá chung về việc thực hiện tính nhân văn
trong báo chí hiện nay……………………………10
2.1.2.1. Những thành cơng…………………………...10
2.1.2.2. Những hạn chế……………………………….11
2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng tính nhân văn trên báo chí qua một
số sự kiện tiêu biểu trong thời gian gần đây……..….....11

2.2.1. Sự kiện trong nước…………………………………..11
2.2.1.1. Gian lận trong kì thi THPT QG năm 2018….11
2.2.1.2. Cầu thủ Nguyễn Công Phượng bị nghi ngờ
gian lận tuổi năm 2014…………………..…..16

3

2.2.2. Sự kiện thế giới:

Chiến dịch giải cứu đội bóng Lợn Hoang (Thái Lan) và 18 ngày phi
thường ở Tham Luang năm 2018 ………………………………………21


Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao tính nhân văn trên
báo chí ……………………………………………….…24
3.1. Đa dạng hóa sự thể hiện…………………………………....24
3.2. Thiết lập môi trường làm việc năng động, phát triển………24
3.3. Tạo lập hành lang pháp lý ổn định…………………………24
3.4. Chú trọng cơng tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ
phóng viên trẻ……………………………………………….24

PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………...25

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………26

4


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài :

Thế kỉ 21 với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông kỹ
thuật số. Trong một xã hội ngày càng hiện đại và phát triển từng giờ từng
phút, báo chí đóng một vai trị vơ cùng lớn lao cho việc cung cấp thơng
tin chính xác, kịp thời và phản hồi một cách nhanh chóng về các vấn đề
của cơng chúng. Báo chí nhiệt tình phản ánh, tham gia vào các cuộc đấu

tranh nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế xã
hội, văn hóa tinh thần, đấu tranh bảo vệ quyền dân chủ của con người.
Báo chí cũng tham gia tích cực vào việc xây dựng xã hội, tất cả vì lợi ích
của nhân dân. Đồng thời tôn trọng, xây dựng và bảo vệ mỗi cá nhân vì sự
phát triển tự do tồn diện của mỗi người.

Các vấn đề toàn cầu như bùng nổ dân số, di cư tự do, đơ thị hóa tràn
lan, đói nghèo, an ninh tài chính, an ninh lương thực, các dịch bệnh .. đã
và đang tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, dân tộc và đe dọa đến sự
tồn vong của lồi người. Vì vậy mà mỗi con người, mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc trở nên xích lại gần nhau hơn, gắn kết lại và giúp đỡ lẫn nhau.
Đồng thời, các vấn đề về lợi ích kinh tế, cương vực lãnh thổ, xung đột tôn
giáo, vấn đề tội pham quốc tế, các tổ chức khủng bố xuyên quốc gia,…
cũng đòi hỏi các quốc gia cùng nhau hợp tác lại để giải quyết cấp bách,
nhanh chóng. Tất cả những điều ấy tổng hợp lại chính là một hệ giá trị có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội
loài người : Nhân văn.

Ngòi bút của người làm báo cần phải ln hướng về con người, vì con
người. Trên cơ sở nền tảng của lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam, tính nhân văn trong
5
hoạt động báo chí vì thế cũng trở thành một trong những nguyên tắc cơ
bản vô cùng quan trọng và không thể thiếu của hoạt động báo chí. Cần
phải hiểu tính nhân văn như thế nào mới là đúng đắn nhất, và thực hiện


nó ra sao cho thực tế và hiệu quả ? Thực trạng tính nhân văn trong báo
chí trong các sự kiện tiêu biểu trong thời gian gần đây như thế nào ?

Nghiên cứu về đề tài này xong sẽ giúp chúng ta giải đáp và hiểu rõ hết
những vấn đề trên.

2. Mục đích nghiên cứu:

Giải đáp những thắc mắc của bản thân trong q trình học tập.
Giúp bản thân có cái nhìn khách quan và chân thật hơn về tính nhân
văn trong hoạt động báo chí.
Hình thành được cơ sở nên tảng trong quá trình học tập cũng như đối
với quá trình tác nghiệp sau này.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hình thành nguyên tắc tính nhân văn trong hoạt động báo chí
Khảo sát thực trạng tình hình thực hiện ngun tắc tính nhân văn trong
hoạt động báo chí.
6
Đưa ra giải pháp và phương
hướng giúp nâng cao hiệu quả của báo
chí, nhằm giúp báo chí thực hiện tốt vai trị và chức năng của mình.


4. Đối tượng nghiên cứu:

Các văn bản, tài liệu về cơ sở lý luận báo chí.
Các bài báo, sự kiện tiêu biểu trong thời gian gần đây.
Thực trạng của các cơ quan báo chí về việc thực hiện nguyên tắc tính
nhân văn trong hoạt động báo chí của mình.

7



PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 : Tổng quan về tính nhân văn trong hoạt động báo chí

1.1. Một số khái niệm thơng tin:
1.1.1. “Nhân văn” là gì ?
Nhân văn, có thể hiểu là “thuộc về văn hóa của lồi người”, tức là
những tính chất “giá trị văn hóa chung của lồi người, của nhân loại”.
(theo Cơ sở lí luận báo chí - PGS.TS Nguyễn Văn Dững)
1.1.2. Tính nhân văn:
Trong cuốn Hán Việt tự điển (Thiều Chửu), giải thích rằng “nhân” là
con người, là lồi có trí khơn và thơng minh nhất trong các lồi động vật.
Cịn “văn” là văn vẻ, văn từ. Khi ghép 2 từ này lại với nhau ta có thuật
ngữ “nhân văn”.
Theo đó, “tính nhân văn” là phẩm chất tốt đẹp, đạo đức, sáng tạo của
con người. Tính nhân văn chính là hệ thống giá trị chung của lồi người,
thơng qua các sự kiện và vấn đề thời sự hàng ngày mà thể hiện nhận thức,
thái độ và hành vi ứng xử của con người.
1.1.3. Hoạt động báo chí:
Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm
báo chí, sản phẩm thơng tin có tính chất báo chí, cung cấp thơng tin và
phản hồi thơng tin cho báo chí, cải chính thơng tin trên báo chí.
1.1.4. Tính nhân văn trong hoạt động báo chí:
Tính nhân văn trong hoạt động báo chí chính là thái độ tiếp cận,
đánh giá các sự kiện và vấn đề trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến
cộng đồng cũng như những số phận con người. Đó cịn là quan điểm, thái
độ và những nỗ lực không mệt mỏi trong cuộc đấu tranh vì quyền con
8

người, quyền cơng dân, dân chủ, dân sinh, vì sự tiến bộ xã hội và những
giá trị nhân đạo chân chính.


Tính nhân văn trong hoạt động báo chí hiện hữu trong mỗi tác phẩm
hay sản phẩm báo chí.

1.2. Các cấp độ của tính nhân văn trong hoạt động báo chí:
1.2.1. Hướng đề tài ưu tiên của báo chí:
Nên chú trọng hướng ưu tiên đến các vấn đề thời sự, những sự kiện,
những mối quan tâm xoay quanh việc sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng
ngày của cộng đồng. Vì nếu như giải quyết được những vấn đề ấy thì sẽ
giúp ích cho sự phát triển bền vững, chất lượng cuộc sống nhân dân được
cải thiện. Thay vì chú tâm một cách thái quá vào những góc khuất tối
tăm, ao tù nước đọng mà bới móc, làm mờ, làm đen tấm gương phản
chiếu cuộc sống.
Ngòi bút người làm báo nên “ưu ái” những đề tài thông tin đem lại ý
nghĩa lớn lao và lâu dài. Phải vươn ra chân trời, góc biển để nới rộng tầm
mắt, nối dài tầm tay của cơng chúng mình và cũng cho cả chính bản thân
người viết. Khơng nên chỉ vì đáp ứng nhu cầu thị hiếu “lạ kỳ”, tị mị của
nhóm nhỏ cơng chúng mà cứ mãi ngối nhìn chăm chăm về những góc tù
nước đọng thông qua những tiêu đề giật gân, câu view. Hậu quả của
những chiêu trò giật gân này sẽ dần dần hạ thấp vai trò cũng như vị thế xã
hội của báo chí, rồi nghiêm trọng hơn là sẽ làm suy giảm niềm tin của
công chúng. Công chúng đôi khi tiếp nhận thông tin một cách khá là
“cưỡi ngựa xem hoa”, bởi chỉ cần nhìn lướt qua một lượt dịng thơng tin
trên giao diện của báo mạng điện tử, nhìn qua những tin tức bài vở của
các ấn phẩm báo in hay chỉ cần nghe qua các đầu đề tác phẩm trong
chương trình phát thanh, truyền hình cũng có thể biết được hướng đề tài
ưu tiên của tòa soạn, cơ quan báo chí đó.

1.2.2. Góc nhìn mà nhà báo lựa chọn khi tiếp cận vấn đề:
Đôi khi cùng một vấn đề, một sự kiện, chỉ cần nhà báo lựa chọn cho
mình được góc nhìn đúng đắn và tinh tế để khai thác là có thể “một mũi
tên trúng nhiều đích”, cùng một bài báo nhưng lại đem lại nhiều giá trị
9
lớn lao.
Ví dụ như câu chuyện của ơng Nguyễn Thanh Chấn (thôn Me, xã
Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) được trả lại tự do sau hơn 10


năm ngồi tù với án chung thân vì bị khép vào tội giết người & người vợ
của ông cũng suốt một thập kỉ ấy quyết không từ bỏ hy vọng, lặn lội
mang đơn kêu oan cho chồng. Sự kiện ấy được báo chí phân tích dưới
góc nhìn nhân văn, vừa thẳng tay phơi bày những mảng đen tối của quyền
lực, lại vừa khơi dậy niềm tin cho công chúng vào chân lý cuộc đời, sau
cùng thì sự thật vẫn sẽ phải phơi bày ra ánh sáng.
1.2.3. Cách thức lựa chọn chi tiết thông tin về sự kiện và vấn đề trong
tác phẩm:
Tính nhân văn của báo chí cũng thể hiện ở cách thức lựa chọn chi
tiết thông tin về sự kiện và vấn đề trong tác phẩm.
Nhà báo sẽ đứng trước hai lựa chọn:
- Một là, tập trung lựa chọn những chi tiết nhằm khai thác trực diện sâu
nhất vào vấn đề, vì lẽ đó nên sẽ khơng thể tránh khỏi việc khoét sâu nỗi
bất hạnh của con người và tra tấn cơng chúng. Và thành quả thì chính là
những thông tin vô cùng giật gân để thu hút độc giả.
- Hai là, cố gắng tìm ra và lựa chọn viết nên những gì khơng làm đau
thêm nỗi đau của người trong cuộc, không làm cho công chúng và cộng
đồng bị tra tấn, bi lụy và nhìn cuộc sống đen tối thêm.
Hàm lượng văn hóa và giá trị nhân văn của tác phẩm báo chí có thể
ẩn chứa sức mạnh dồi dào và năng lượng văn hóa đằng sau những chi tiết

do nhà báo cung cấp. Và thơng qua chính những chi tiết thông tin cụ thể,
sinh động mà nhà báo lựa chọn để đưa vào trong tác phẩm sẽ nói lên nhân
cách nghề nghiệp của nhà báo đó.

1.2.4. Ngơn từ và giọng điệu trong tác phẩm báo chí:
Ngơn từ và giọng điệu trong tác phẩm cũng là công cụ quan trọng vơ
cùng, bởi nó :
- Trực tiếp biểu hiện10tính nhân văn của thơng tin báo chí.
- Chính là bậc thang đo đẳng cấp văn hóa và tính chun nghiệp của
nhà báo.


“Lời nói gói vàng”
Lời nói là cơng cụ giao tiếp. Cũng như ngơn từ và giọng điệu
chính là thứ nhà báo sử dụng để giao tiếp với cơng chúng. Nó thể hiện
phẩm chất, trình độ và đạo đức của mỗi người. Cho nên biết dùng sử
dụng ngôn từ và giọng điệu một cách thơng minh và thích hợp sẽ tạo
được hiệu quả tốt. Do vậy, nhà báo phải biết và tự ý thức rèn luyện cho
cái đầu lạnh và ngòi bút cứng của mình để văn phong văn minh, lịch sự
mà vẫn đạt được ý muốn.
Hay:
“Lời nói khơng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”
Thẳng thắn là tốt, nhưng thẳng thắn một cách tinh tế thì lại càng
tuyệt vời hơn nữa. Lời ông cha ta đã răn dạy vô cùng sâu sắc và đúng
đắn. Bởi cũng cùng là giọng điệu phê phán, chỉ trích, nhưng dùng ngơn từ
và giọng điệu như thế nào mới là quan trọng. Phê phán sao cho “lọt tai,
lọt mắt” thì cơng chúng vừa chấp nhận, vừa tán dương bài viết, mà người
viết thì cũng lại thể hiện được sự thiện chí và cái tâm với nghề của mình.
Khơng nên dùng nhiều từ ngữ chỉ chiết, thóa mạ hoặc gây sốc.

“Vừa lịng nhau” ở đây không phải là nịnh nọt, xu nịnh. Mà chính
là hàm ý từ ngữ lựa chọn sử dụng thì cần tương thích, phù hợp với bản
chất của sự kiện giao tiếp, tính chất, mục đích, bối cảnh thơng tin để báo
chí tăng sức thuyết phục.
=> Lựa chọn chi tiết và cách dùng từ ngữ, giọng điệu liên quan mật
thiết với nhau. Ngơn ngữ báo chí, chủ yếu là ngơn ngữ sự kiện, nhà báo
nên để sự kiện và chi tiết giao tiếp trực tiếp với công chúng; để cho sự
kiện và chi tiết nói lên bản chất sự kiện, vấn đề thông tin và ý đồ, ý định
của nhà báo. Nhà báo không cần và cũng không nên dùng từ ngữ khoa
trương, sáo rỗng, bốc lên làm cho thông tin sự kiện trong bài viết nhẹ
tênh, nhạt nhẽo, thậm chí sự kiện thơng tin bị sai lệch, bóp méo.
1.2.5. Thời điểm đăng
tải thông tin:
11
Lựa chọn được đề tài hay, góc nhìn nhận đúng đắn, chi tiết đắt giá,
giọng điệu và ngôn ngữ trau chuốt.. tất cả những tâm huyết dày cơng đó


của người đưa tin rồi cũng sẽ đổ sông đổ bể thôi nếu như sai lầm trong
thời điểm đưa thông tin đến với sự tiếp nhận của công chúng.
Đăng tải tác phẩm - xã hội hóa sự kiện và vấn đề thông tin cần
chọn thời điểm đúng lúc và đúng liều lượng, có chừng mực để có thể tạo
ra hiệu ứng xã hội tốt nhất, phù hợp với tâm lý và tâm trạng xã hội.

1.3. Vai trị của tính nhân văn trong hoạt động báo chí:
Cùng với tính khách quan, chật thật; tính khuynh hướng (đỉnh cao là
tính Đảng); tính nhân dân - dân chủ; tính dân tộc và quốc tế; tính nhân
văn là một trong 5 nguyên tắc hoạt động cơ bản của báo chí Việt Nam
hiện nay.
1.3.1. Đối với xã hội:

1.3.1.1. Đề cao, quý trọng, ca ngợi và bảo vệ những giá trị văn hóa
chung của cộng đồng.
1.3.1.2. Đóng góp vào sự đấu tranh cho quyền con người, quyền
công dân, quyền dân chủ, dân sinh.
1.3.1.3. Thúc sự tiến bộ của xã hội và ca ngợi những giá trị nhân đạo
chân chính.
1.3.1.4. Liên kết cộng đồng, là sợi dây vơ hình kết nối con người
trên khắp hành tinh lại với nhau.
1.3.1.5. Phát triển xã hội một cách bền vững.
1.3.2. Đối với công chúng:
1.3.2.1. Khơi dậy và củng cố sức mạnh niềm tin
Thơng tin báo chí khơng nên là tiếng kèn đám ma, cũng không
nên lúc nào cũng là tiếng kèn đám cưới; mà nên là tiếng kèn xung trận, có
thể thổi vào trí tuệ và cảm xúc của lịng người sức mạnh của niềm tin.
(theo Cơ sở lí luận báo chí - PGS.TS Nguyễn Văn Dững)
12

1.3.2.2. Định hướng cơng chúng tìm ra và đi tới những khoảng sáng
ngay cả trước những thông tin tiêu cực, viết về cái ác hay những khoảng
tối ..


1.3.2.3. Củng cố niềm tin của công chúng vào nền báo chí nước nhà.
1.3.3. Đối với người làm báo:
1.3.3.1. Phản ánh nhân cách nghề nghiệp của nhà báo, hay nói cách
khác thì đó chính là thể hiện cái tâm của người làm báo
1.3.3.2. Thể hiện tính chuyên nghiệp và đẳng cấp của nhà báo.
1.3.3.3. Là động lực để các phóng viên trẻ phấn đấu tích lũy kinh
nghiệm, kiến thức, kỹ năng..
1.3.3.4. Rèn luyện bản lĩnh và xác định quan điểm, thái độ, hành

đúng đắn trong suốt sự nghiệp.

Chương 2: Thực trạng tính nhân văn trên báo chí qua một số sự kiện
tiêu biểu thời gian gần đây

2.1. Khái quát về thực trạng chung của tính nhân văn trên báo chí hiện
nay:
2.1.1. Tình hình việc thực hiện ngun tắc tính nhân văn:
2.1.1.1. Báo chí thế giới:
Báo chí các nước rất quan tâm đến nguyên tắc tính nhân văn
trong hoạt động báo chí. Họ coi trọng quyền sống, quyền tự do, quyền
dân chủ của con người. Họ ra sức tận dụng sức mạnh của báo chí để lên
tiếng bảo vệ con người và thực hiện những giá trị đạo đức chân chính. Có
thể dễ dàng nhận thấy rằng ở báo chí một số nước phát triển như Mỹ,
Anh, Pháp,.. ngòi bút nhà báo có hơi hướng thống hơn trong cách thức
13
đưa tin về những vấn đề nóng hổi của xã hội.
2.1.1.2. Báo chí Việt Nam:


Hiện nay báo chí nước ta cũng đã chú trọng nhiều tới việc tìm tịi
để khai thác nhiều khía cạnh đề tài, qua đó thể hiện tính nhân văn trong
bài viết. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển, nhiều tờ
báo và trang đưa tin lại chú trọng tới những mảng thơng tin giải trí nhằm
thu hút độc giả hơn là chú trọng khai thác để thể hiện tính nhân văn trong
báo chí.
Khoảng 2 thập kỉ trở lại đây, công chúng xã hội cũng đã thay đổi
cách thức tiếp nhận thơng tin của mình, nghiêm túc hơn trước những gì
báo chí đã và đang thơng tin cho họ. Thêm vào đó, cuộc sống hiện đại
hơn thì cũng trở nên lắm bộn bề, đầy rẫy ngổn ngang những điều tốt-xấu,

hay-dở, tàn bạo-nhân văn, chân thành-dối trá,.. công chúng sẽ cso xu
hướng cân nhắc lựa chọn sản phẩm báo chí nào nên đọc, nên xem, nên
nghe, cốt để họ có thể gửi gắm niềm tin. Do vậy, tính nhân văn của báo
chí và niềm tin của cơng chúng đối với báo chí Việt Nam hiện nay là một
trong những vấn đề cấp bách cần được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng
mức.
2.1.2. Nhận xét, đánh giá chung về việc thực hiện tính nhân văn trong
báo chí hiện nay:
2.1.2.1. Những thành cơng:
Bằng những trang viết nhân văn của mình, nhiều tác giả đã thành
công trong việc hướng sự chú ý của cơng chúng vào những hồn cảnh
khó khăn, thân phận éo le trong cuộc sống.
=> Từ đó đã khơi dậy được trong lịng cơng chúng những
tình cảm nhân ái, u thương đồng loại, “lá lành đùm lá rách”, “nhường
cơm sẻ áo”...
=> Qua đó nhiều tấm lịng hảo tâm có điều kiện đã đứng ra
giúp đỡ, san sẻ, đỡ đần sự khó khăn ấy với những thân phận bất hạnh.
=> Đó chính là điều quan trọng nhất, tốt đẹp nhất:
Sự đồng điệu của công chúng với cảm xúc của người viết khơng chỉ dừng
lại trong q trình tiếp nhận
tác phẩm mà cịn được thể hiện và thực hiện
14
hóa bằng hành động cụ thể.
2.1.2.2. Những hạn chế:


Cái gì cũng có tính 2 mặt. Bên cạnh những thành cơng đã đạt
được thì loại hình báo chí vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế khó tránh khỏi
trong khi đề cập đến nguyên tắc tính nhân văn:
- Về cách trình bày:

+ Dùng quá nhiều hình ảnh chèn vào bài viết để minh họa. Tuy rằng
hình ảnh sẽ khiến cho bài báo trở nên sinh động hấp dẫn hơn nhưng đồng
thời nó cũng sẽ gây ra những khó khăn cho công chúng: người xem
không thể tập trung vào việc đọc nội dung tác phẩm.
+ Dùng q ít hình ảnh minh họa thì lại khơng thể truyền tải hết ý đồ và
mục đích của nhà báo, khiến hiệu quả thơng tin bị giảm sút.
+ Sử dụng những bức ảnh quá to hay quá nhỏ, hoặc kể cả sai vị trí cũng
có thể khiến việc tiếp nhận thơng tin bị hạn chế hay nguy hiểm hơn là tiếp
nhận lệch hướng. Đây là điều rất nguy hiểm trong báo chí.
=> Địi hỏi con mắt tinh tế, kĩ lưỡng và nhạy bén của nhà báo, biên tập
viên và các designer - corrector.
- Về ngơn ngữ :
+ Diễn đạt dài dịng, thiếu sự mạch lạc
+ Một số nhà báo mải lạm dụng chất văn học trong tác phẩm, không chú
trọng định hướng sự chú ý của độc giả vào vấn đề cần đề cập.
=> Nhiều vấn đề chưa được khai thác sâu sắc mà chỉ mang tính chất phản
ánh đơn thuần, thiếu sức thuyết phục.

2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng tính nhân văn trên báo chí qua một
số sự kiện tiêu biểu trong thời gian gần đây:

2.2.1. Sự kiện trong nước:
15

2.2.1.1. Gian lận trong kì thi THPTQG năm 2018:


Những sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2018 được đánh giá
là chưa từng có trong lịch sử các kỳ thi Quốc Gia, là vụ việc nghiêm
trọng nhất từ xưa đến nay. Diễn ra ở quy mô liên tỉnh; hàng chục cán bộ

quản lý giáo dục bị tạm giam, có người đã bị khởi tố; thí sinh điểm từ cao
thủ khoa trường ĐH top đầu lại hóa ra rớt tốt nghiệp; hàng trăm bài thi
được sửa nâng điểm một cách trắng trợn từ điểm liệt lên điểm giỏi, thậm
chí xuất sắc,… Chắc hẳn là từ nay cho đến mãi sau này, kì thi năm ấy của
các sĩ tử 2000 sẽ là một kí ức buồn khó qn, bị nhớ đến như một vết đen
dài chẳng thể xóa nhịa trong lịch sử thi cử mang tầm quốc gia.

Tổng quan chung về diễn biến của vụ việc:

Hà Giang:
330 bài thi được chỉnh sửa
114 thí sinh được nâng điểm
29,95 là tổng điểm chênh lệch cao nhất sau khi sửa
Các bài thi được nâng từ 1 - 1,25 điểm lên đến 8 - 9 điểm
Một số thí sinh điểm cao trong top 10 cả nước bị giảm điểm, thậm chí
trượt tốt nghiệp sau khi có kết quả chấm thẩm định.
11/7: Cơng bố điểm thi THPTQG 2018, dư luận phân tích phổ điểm thi và
phát hiện dấu hiệu bất thường.
12/7: Báo chí nêu nghi vấn bất thường điểm thi. Ban Chỉ đạo thi quốc gia,
tỉnh vào cuộc.
14 - 15/7: Đồn cơng tác của Bộ GD - ĐT lên Hà Giang xác minh sự
việc; chấm thẩm định bài thi trắc nghiệm.
17/7: họp báo công bố kết quả chấm thẩm định cho thấy xảy ra sai phạm
hơn 330 bài thi của 114 thí sinh.
16

19/7: Cơng an tỉnh Hà Giang ra quyết định khởi tố hình sự vụ án.


20/7: ơng Vũ Trọng Lương - Phó phịng khải thí và kiểm định chất

lượng bị bắt vì hành vi nâng điểm cho hơn 330 bài thi của 114 thí sinh.
23/7: khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng ông Nguyễn Thanh Hồi - Trưởng
phịng Khảo thí và Quản lý chất lượng (Sở GD - ĐT)

Hịa Bình:
11/7: Cơng bố điểm thi THPT QG trên cả nước
20/7: - Báo chí nêu vấn đề về điểm thi bất thường của Hịa Bình
- Thư tố cáo một số thí sinh tuy học kém nhưng điểm thi lại cao bất
thường
- Sở GD - ĐT Hịa Bình khẳng định kết quả thi trung thực
21 - 23/7: Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GD - ĐT về Hịa Bình làm
việc, rút tồn bộ số bài từ 8 điểm trở lên. Kết quả khơng có gì bất thường
24/7: Bộ GD - ĐT gửi công văn cho Bộ Công an đề nghị điều tra làm rõ
2/8: Bộ GD - ĐT khẳng định có hành vi can thiệp vào phiếu trả lời trắc
nghiệm
3/8: - Khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng đối ới ông Đỗ Mạnh Tuấn và
Nguyễn Khắc Tuấn
- Giám đốc Sở GD - ĐT Hịa Bình xin lỗi phụ huynh và học sinh
14/9: Khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng ơng Nguyễn Quang Vinh - Trưởng
phịng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, sở GD - ĐT Hịa Bình

Sơn La:
44 thí sinh của 95 bài trắc nghiệm được giảm điểm từ 0.5 đến 9 điểm sau
khi chấm thẳm định lại
17

Có thí sinh giảm 26.55 điểm sau khi chấm lại ba mơn
Một bài mơn tốn của thí sinh được nâng đến 9 điểm so với điểm gốc



Nhiều thí sinh bị hạ điểm sau khi chấm thẩm định là con em các lãnh đạo
11/7: công bố điểm thi THPT QG trên cả nước
15/7: Báo chí đặt nghi vấn điểm thi cao bất thường của các thí sinh
18/7: Bộ GD - ĐT lập tổ công tác kiểm tra, xác minh bất thường
19/7: Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh khẳng định khơng có tiêu cực
23/7: Thơng báo kết quả rà soát: Đĩa gốc sao chép bài thi của thí sinh
“mất tích”, sai phạm nghiêm trọng và vơ cùng phức tạp
31/7: Khởi tố, bắt giam 3 đối tượng, cấm đi khỏi nơi cư trú 2 đối tượng
* Hành động của Bộ GD - ĐT và chính phủ: Quyết liệt vào cuộc
12-20/7: thành lập các đồn cơng tác xác minh nghi vấn gian lận, chấm
thẩm định ở Hà Giang, Sơn La, Hịa Bình, Lạng Sơn
20/7: Bộ trưởng Phùng Xn Nhà ký văn bản yêu cầu 63 tỉnh thành tự rà
soát điểm thi THPT quốc gia và xử lý nghiêm sai phạm nếu có
21/7: Bộ GD - ĐT chấm thẩm định ở Lâm Đồng và Bến Tre, kết quả cho
thấy không có gì bất thường
30/7: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì
một cuộc trao đổi với 26 chuyên gia để góp ý về giải pháp cho kỳ thi
những năm sau.

Tính nhân văn trên báo chí đối với vụ việc :

Chỉ cần search lên Google cụm từ khóa “gian lận thptqg 2018”, trong
vịng vỏn vẹn 0,49 giây sau 1 cú click chuột, đã là hơn 128.000 kết quả
tìm kiếm. Có thể nói khoảng thời gian đó, dường như mọi luồng thơng tin
trên báo in, báo mạng, sóng truyền hình hay đài phát thanh, nơi nơi đều là
những thông tin liên qua đến vụ việc này. Hàng trăm phóng viên tác
18
nghiệp vội vã đến Hà Giang, Sơn La, Hịa Bình, Lạng Sơn.. để kịp thời
cập nhật những thông tin mới nhất cho người dân cả nước nắm được.



Trong q trình vụ việc vẫn cịn đang được điều tra, khá nhiều bài báo
tập trung nhấn mạnh vào những con số. Vâng, những con số kỉ lục, nhưng
là những kỉ lục chẳng hào hùng gì được phanh phui dần, kỉ lục sau xô đổ
kỉ lục trước trước sự bàng hoàng đến ngỡ ngàng của dư luận. Cuối cùng,
tất cả chúng đều là những kỉ lục gian lận chưa từng có trong lịch sử thi cử
nước nhà. Rồi song song với đó là những bài báo phê phán, có quá nhiều
điều đáng để đem ra phê phán : phê phán những lỗ hổng lớn trong cơng
tác quản lí coi thi và chấm thi, phê phán những sai phạm một cách có hệ
thống và tính tốn từ trước, phê phán những người lạm dụng chức quyền,
phê phán những người không làm trịn bổn phận nghĩa vụ của mình, phê
phán phụ huynh học sinh đã mong muốn cho con em mình phải đỗ đại
học mà mù quáng chấp nhận bằng mọi giá, phê phán những em học sinh
không biết xấu hổ, khi mà biết rõ điểm mình được nâng được sửa nên
mới cao như vậy nhưng vẫn vô tư tự hào mà khoe khoang tự nhận là cơng
sức của mình, ảo tưởng thành tích… Những ngịi bút đua nhau phê phán
dưới góc nhìn của nhà báo. Theo góc nhìn của cá nhân tơi, báo chí Việt
Nam trong thời điểm ấy chưa thật sự thực hiện tốt nguyên tắc tính nhân
văn trong báo chí, khi mà đã vơ tình hướng dịng chảy của dư luận một
cách hơi sa đà vào sự tiêu cực. Tất nhiên đồng ý rằng đó là sự thật, mà sự
thật thì cần phải được phơi bày trước ánh sáng. Báo chí khơng sai khi phê
phán, khi phơi bày. Nhưng phơi bày ra sao cho tinh tế để công chúng
không phẫn uất, khơng bị mất niềm tin thì thời điểm đó báo chí nước ta
chưa làm thực sự tốt. Báo chí thơng tin tiêu cực, nhưng cần phải cố gắng
để đạt được hiệu ứng tác động xã hội tích cực; viết về sự phê phán nhưng
phải hướng tới mục đích xoa dịu sự phẫn nộ của dự luận, khiến người dân
bình tĩnh trở lại. Thực sự khi đó, chỉ cần lướt qua những tiêu đề liên quan
đến “gian lận thptqg 2018” thơi thì những gì đọng lại ngay trong lịng
cơng chúng tiếp nhận thơng tin chính là sự bất cơng của xã hội, sự đen tối
của quyền lực và thí sinh kì thi THPTQG năm đó thì mất hết niềm tin vào

sự cơng bằng trong cuộc sống. Tơi cịn nhớ rõ ràng rằng, mùa hè ấy thật
là loạn (bản thân tơi và các bạn cũng là những thí sinh của kì thi
THPTQG năm 2018 đó). Phải dùng từ “loạn” mới chính xác để diễn đạt.
Trên facebook thì thi nhau lan truyền một câu nói tếu táo “Chúng ta nợ
Linh Ka một lời xin lỗi”. Nguyên do của câu nói đùa đó là bởi trước khi
19
kì thi THPTQG năm 2018 đó diễn ra một thời gian, Linh Ka từng có một
phát ngôn gây bão dư luận và nhận lại rất nhiều ý kiến phản hồi trái chiều
tại thời điểm đó. Linh Ka đã phát ngơn: “Điểm đâu có quan trọng, bây


giờ có thể mua được điểm cấp ba và điểm đại học mà”. Thời điểm đó có
rất nhiều người vào “ném đá” và bày tỏ sự bất bình, phẫn nộ trước phát
ngơn đó của Linh. Và sau đó Linh Ka cũng đã phải công khai xin lỗi và
nhận lỗi về phát ngơn gây sốc đó của mình. Chẳng ai ngờ đến thời điểm
vụ việc gian lận trong kì thi thptqg năm 2018 được phanh phui, câu nói
sốc ngày nào của Linh Ka lại trở thành sự thật và “Chúng ta nợ Linh Ka
một lời xin lỗi” trở thành trend vào lúc đó. Nó khơng đơn giản chỉ là một
trend đơn thuần bỗng dưng trở nên hot, mà qua đó đã cho thấy sự tiêu cực
vô cùng trong suy nghĩ, thái độ của một bộ phận cộng đồng mạng về sự
công bằng trong cuộc sống.
Quá trình điều tra, đưa sự thật phơi bày ra ánh sáng và xử lí sai phạm
cịn kéo dài đến tận hơn 9 tháng sau đó. Tới tận tháng 4 năm sau ( năm
2019), nhiều trường Đại học top đầu đã phải cho buộc thôi học đối với
các thí sinh có gian lận điểm trong kì thi đó và điểm thật thí sinh sau khi
chấm thẩm định lại thì thấp hơn điểm thi đầu vào của nhà trường. ĐH Y
Hà Nội cho thơi học thí sinh có điểm đầu vào (khi chưa chấm thẩm định)
cao thứ 3 của trường (thí sinh tỉnh Sơn La); ĐH Ngoại thương buộc thơi
học 2 thí sinh ở Hịa Bình; ĐH Kinh tế quốc dân buộc phải đuổi học tận 7
sinh viên năm nhất,… Thời diểm đó, dư luận lại đặc biệt quan tâm và

muốn cơng khai danh tính các em học sinh gian lận trong khì thi THPT
QG năm 2018 và thậm chí cơng khai cả danh tính phụ huynh của những
em học sinh đó. Báo đài băn khoăn nên xử lí các trường hợp sai phạm ra
sao thì mới thỏa đáng và trả lại cơng bằng cho những thí sinh chân chính
khác. Nếu như cơng khai danh tính thì cuộc đời phía trước của những thí
sinh gian lận sẽ trượt dốc tới nhường nào (bởi suy cho cùng, người lớn
không thể khơng có tội); tuy nhiên nếu khơng cơng khai danh tính, cho
các thí sinh nâng điểm một cơ hội được sửa chữa dại dột, thì ai sẽ trả lại
cơ hội đỗ vào ngôi trường ĐH mơ ước cho những thí sinh chân chính đây,
đáng ra các em đã được hưởng thành quả mà mình xứng đáng được
hưởng rồi. Nhiều bài báo tinh tế khi chỉ đưa ra câu hỏi “Cơng khai hay
khơng danh tính những thí sinh được nâng điểm ?”cịn để cho cơng chúng
tự ngẫm nghĩ về câu trả lời. Đó chính là một trong những cách nói cơ bản
của báo chí chun nghiệp - để cơng chúng tự quyết định thơng điệp mà
báo chí muốn gửi gắm cho
20 mình. Tiểu biểu cho những bài viết khơn khéo
ấy là những bài báo của VNEXPRESS (tác giả Hoàng Thùy), iONE,.. khi
ấy, nhà báo đã để cho chính dư luận mới là người quyết định thực hiện
nguyên tắc tính nhân văn trên báo chí.



×