Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách ngừa viêm phổi do tụ cầu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.8 KB, 5 trang )

Cách ngừa viêm phổi do tụ
cầu
Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào phổi qua hai đường: hít vào
đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu. Viêm phổi
do tụ cầu khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn nặng, tỉ lệ tử vong cao.
Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào phổi qua hai đường: hít vào
đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu. Viêm phổi
do tụ cầu khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn nặng, tỉ lệ tử vong cao.
Những yếu tố nguy cơ gây viêm phổi do tụ cầu
Tụ cầu là vi khuẩn gram dương, tiết ra nhiều độc tố và enzym
ngoại bào. Tụ cầu có thể tạo vỏ polyscaccarid chống lại thực
bào. Khi có vỏ bọc, vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm
khuẩn huyết. Dạng vi khuẩn không có vỏ bọc chủ yếu gây bệnh
tại chỗ, nhưng khi vào máu theo đường tiêm truyền thì hay gây
sốc nhiễm khuẩn.

Tụ cầu gây viêm phổi nguy hiểm.
Người mắc bệnh do hai đường: một là hít tụ cầu vào đường hô
hấp. Ở những bệnh nhân bị cúm hoặc bị suy giảm miễn dịch, tụ
cầu theo dịch tiết đường hô hấp trên bị hút vào phổi. Hai là tụ
cầu theo đường máu đến phổi từ ổ nhiễm khuẩn ngoài phổi.
Theo cơ chế này, viêm phổi có nhiều ổ, bệnh thường xảy ra sau
khi bị mụn nhọt ngoài da, do tiêm chích ma túy, bệnh nhân lọc
máu, đặt dụng cụ nội mạch bị nhiễm khuẩn, viêm tắc tĩnh mạch,
viêm màng trong tim vùng van ba lá.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: do điều kiện sống nghèo khổ, vệ
sinh kém cùng việc sử dụng kháng sinh bừa bãi và nằm viện lâu
ngày tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của tụ cầu gây viêm phổi.
Thói quen tự mua kháng sinh để điều trị, không theo chỉ định
của bác sĩ vừa không đúng liều lượng, vừa không có hiệu lực với
tụ cầu làm cho tụ cầu kháng thuốc.


Dấu hiệu phát hiện bệnh
Bệnh nhân thường trong tình trạng như bệnh cúm, sau vài ngày
thấy sốt cao, khó thở, ho dữ dội, suy kiệt nhanh chóng và vô tri
vô giác. Các triệu chứng thường gặp là: đau ngực, nhiễm độc,
khó thở, hoại tử và hình thành ổ áp-xe. Tụ mủ màng phổi là biến
chứng hay gặp nhất làm bệnh tăng nặng. Bệnh thường kèm theo
viêm họng dịch rỉ, xuất hiện cùng với nổi ban dạng tinh hồng
nhiệt và hậu quả là gây nhiễm độc toàn thân.
Một thể bệnh nữa là viêm phổi tụ cầu thường liên quan đến dịch
cúm, sởi, hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn
dịch, là bệnh gây tử vong cao nhất do viêm phổi ở bệnh nhân đặt
nội khí quản. Triệu chứng phụ thuộc vào tuổi và sức khỏe của
bệnh nhân. Viêm phổi xảy ra rất nhanh sau nhiễm tụ cầu đường
hô hấp trên. Khi biến chứng viêm phổi, triệu chứng của cúm, sởi
thường nặng lên. Dấu hiệu phổ biến là sốt cao, mạch nhanh, thở
nhanh, ho. Khám thấy rì rào phế nang giảm và nhiều ổ ran nổ.
Có thể gặp suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn. Hai biến chứng hay
gặp là tràn dịch màng phổi và mủ màng phổi. Tỷ lệ nhiễm khuẩn
huyết khoảng 20% các ca bệnh.
Xét nghiệm đờm thấy tụ cầu khuẩn. Chụp Xquang phổi thấy
hình ảnh nhiều ổ viêm phổi dạng tròn, kích thước không đều,
không đối xứng hai bên phổi. Phân lập được tụ cầu ở máu, đờm,
dịch màng phổi…

Hình ảnh nhiều ổ viêm phổi
dạng tròn trong bệnh viêm
phổi tụ cầu trên phim Xquang.

Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh
Viêm phổi tụ cầu là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao. Điều trị

đòi hỏi phải hồi sức tích cực và dùng kháng sinh có hiệu lực với
vi khuẩn. Hiện nay, do tụ cầu thường kháng với thuốc penicilin
do chúng sinh ra men penixilinaza. Vì thế các thuốc kháng sinh
phải chống lại được men này mới được dùng để diệt tụ cầu. Tốt
nhất là sử dụng thuốc theo kháng sinh đồ. Các thuốc thường
được dùng là: cephalosporin thế hệ thứ 3. Thời gian dùng kháng
sinh thường kéo dài 4 tuần. Trường hợp nặng có thể dùng thuốc
imipenem, gentamyxin, nhất là khi có nhiễm khuẩn huyết.
Do việc điều trị khó khăn, có nhiều biến chứng nguy hiểm nên
việc phòng bệnh viêm phổi do tụ cầu trở nên hết sức quan trọng
và có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Phòng bệnh với
các biện pháp sau đây: khi chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện,
hoặc vào viện thăm người ốm cần đeo khẩu trang để tránh hít
phải vi khuẩn nói chung và tụ cầu. Những người bị cúm hoặc bị
suy giảm miễn dịch cũng thường xuyên đeo khẩu trang để tránh
bị lây bệnh do tụ cầu và các bệnh khác.

Giữ vệ sinh da bằng cách tắm rửa hằng ngày. Điều trị triệt để
các bệnh nhiễm khuẩn da như mụn nhọt, vết thương. Các bệnh
là nguyên nhân có thể dẫn đến viêm phổi do tụ cầu như viêm tắc
tĩnh mạch, viêm màng trong tim…cũng phải chữa tích cực.
Nâng cao sức đề kháng bằng việc ăn uống đầy đủ chất và tập
luyện thể dục thể thao thường xuyên. Chỉ dùng kháng sinh khi
có đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh
uống để hạn chế việc tụ cầu kháng thuốc

×