Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Tư tưởng chính trị của phái pháp gia và ý nghĩa đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 43 trang )

--------------

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI:

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA PHÁI PHÁP GIA VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI
VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


MỤC LỤC
Trang
LỜI NĨI ĐẦU

1

CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA

2

1. Lược sử hình thành, phát triển của trường phái Pháp gia ở Trung Hoa

2

1.1. Bá đạo và các cuộc biến pháp trước Hàn Phi – cơ sở phát triển và hoàn
thiện học thuyết pháp trị của Pháp gia
3


1.1.1. Bá đạo

3

1.1.2. Quản Tử chủ trương thi hành pháp luật trong phép trị quốc

4

1.1.3. Tử Sản cải cách đúc “Hình thư”

6

1.1.4. Lý Khơi giáo thọ Pháp kinh, tiến hành biến pháp

8

1.1.5. Ngô Khởi - người đầy phái “trọng thực” đỉnh cao

9

1.1.6. Thân Bất Hại dùng “Thuật” trị

10

1.1.7. Thận Đáo chủ trương “Thế” trị

11

1.1.8. Thương Ưởng biến pháp


12

1.2. Thời đại Hàn Phi và học thuyết của phái Pháp gia đạt đến đỉnh cao

14

1.2.1. Hàn Phi Tử - Tập đại thành những nội dung pháp trị căn bản, đại
diện tiêu biểu nhất của Pháp gia
14
1.2.2. Lý Tư – người hiện thực hóa mơ hình pháp trị và chủ trương hữu vi
cực đoan của tư tưởng Pháp gia
16
2. Nội dung cơ bản tư tưởng pháp trị của Pháp gia
2.1. “Pháp” – cái gốc chuẩn tắc định hình Pháp gia
2.1.1. Khái niệm “Pháp”

18
19
19


2.1.2. Nội dung, nguyên tắc của “Pháp”
2.2. “Thế” – vị trí của nhà cầm quyền trong Pháp gia

20
26

2.2.1. Khái niệm “Thế”

26


2.2.2. Nội dung của “Thế”

26

2.3. “Thuật” – công cụ hỗ trợ hành pháp cho Pháp gia

28

2.3.1. Khái niệm “Thuật”

28

2.3.2. Nội dung, nguyên tắc của “Thuật”

29

CHƯƠNG II: Ý NGHĨA CỦA SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ VÀO
VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
32
1. Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay
32
2. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

34

3. Tiếp thu tư tưởng Pháp gia và liên hệ cho việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay


36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

40


LỜI NÓI ĐẦU
Với bề dày lịch sử trên 2000 năm, sự phát triển tư tưởng chính trị Trung
Quốc vơ cùng phong phú và phức tạp. Thế nhưng tất cả đều hướng đến mục đích
giải quyết vấn đề về “trị” và “loạn”, tập trung lý giải những nguyên nhân của sự
rối loạn xã hội và bàn về phương pháp đưa xã hội được trở về sự thịnh trị. Vì
thế, việc thực thi và gìn giữ quyền lực chính trị trở thành nội dung nổi trội tạo ra
xu hướng ổn định trong sự phát triển tư tưởng chính trị của các nước phương
Đơng. Mặc dù cịn nhiều hạn chế, song các quan niệm đó đã để lại những giá trị
đặc sắc về nhân sinh quan chính trị. Những giá trị ấy đã được xác lập từ thời cổ
đại (Xuân Thu – Chiến Quốc) với các học thuyết trị quốc tiêu biểu như “đức
trị”, “kiêm ái trị”, “vô vi trị” và “pháp trị”,... Trong đó học thuyết pháp trị của
Pháp gia chủ trương dùng pháp luật hà khắc, độc tài và trọng võ lực để trị quốc
đã đạt đến đỉnh cao tư tưởng chính trị - pháp lý thời cổ đại, góp phần tô điểm
thêm những giá trị tư tưởng đặc sắc phương Đông trong kho tàng tinh hoa của
nhân loại đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa tích cực đối với thực tiễn đương
đại, cụ thể có ý nghĩa tác động đến việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021
Nguyễn Phan Thái Sang

1



Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
CHƯƠNG I

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA
1. Lược sử hình thành, phát triển của trường phái Pháp gia ở Trung Hoa
Lịch sử xã hội chiếm hữu nô lệ Trung Hoa cổ đại là lịch sử đấu tranh với sắc
thái u xám và tàn khốc giữa chủ nô và nô lệ, tầng lớp thượng lưu của xã hội
chiếm hữu nô lệ với những nông dân phá sản, bị nô dịch và bị lệ thuộc, giữa
tầng lớp quý tộc gia truyền bị bần cùng hóa với những thương nhân và trọc phú
tiếm quyền. Những xung đột giai cấp trong quốc gia chiếm hữu nô lệ Trung
Quốc trở nên sâu sắc đã tạo điều kiện cho sự phát triển phong phú và sôi nổi của
trào lưu tư tưởng “Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” (Trăm hoa đua nở,
trăm nhà đua tiếng), cuộc đấu tranh của các trường phái tư tưởng chính trị khác
nhau. Hệ tư tưởng của giới quý tộc chủ nơ, với sự khẳng định thần thánh hóa
của quyền lực quân chủ để giữ vững địa vị thống trị. Những nhà tư tưởng tiến bộ
đã đấu tranh chống lại hệ tư tưởng thống trị. Họ đã bác bỏ tư tưởng về bản chất
thần thánh của nhà nước. Vì sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội tác
động tức thời đến những quan hệ pháp luật nên các vấn đề pháp quyền cũng
được các nhà tư tưởng chú ý.
Trong thời kỳ đấu tranh vì một quốc gia tập quyền thống nhất đã phát sinh
trường phái tư tưởng “pháp trị” bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc mới trong
cuộc đấu tranh chống đặc quyền của quý tộc chiếm hữu nô lệ. Các nhà triết học
pháp trị cho rằng tổ chức quản lý nhà nước không phải dựa trên truyền thống và
lễ nghi, mà là cần phải tiến hành những cải cách phù hợp trên cơ sở những đạo
luật thống nhất và xác định chặt chẽ để thiết lập trật tự quốc gia. Học thuyết
pháp trị của phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi các nhà
tư tưởng, chính trị gia cổ đại tiêu biểu như Quản Trọng, Tử Sản, Thương Ưởng,
Thân Bất Hại, Thận Đáo, Lý Tư,... Và đại diện lớn nhất của trường phái pháp trị

là Hàn Phi Tử (280 TCN - 233 TCN) như đại biểu đến sau cùng trên vũ đài
chính trị đã nhanh chóng được đón nhận, trở thành vũ khí lý luận sắc bén của đế
2


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
quốc Đại Tần trong việc quyết định cục diện hỗn loạn, có vai trò đặc biệt quan
trọng trong sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Tần Thủy Hoàng và phát triển xã
hội cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
1.1. Bá đạo và các cuộc biến pháp trước Hàn Phi – cơ sở phát triển và
hoàn thiện học thuyết pháp trị của Pháp gia
1.1.1. Bá đạo
Trước khi bàn đến pháp trị, chúng ta nên biết thế nào là bá đạo, một chính
sách ở giữa nhân trị và pháp trị, rất gần với pháp trị. Cũng trong thiên Vương bá,
Tuân Tử định nghĩa bá đạo: “Đức tuy chưa đến cùng cực, nghĩa tuy chưa nên
hẳn, song cái lý của thiên hạ cũng đại khái tiến hành, việc thưởng phạt đã định
ra sao thì giữ đúng như vậy để làm tin cho thiên hạ, kẻ bề tơi ở dưới đều hiểu rõ
mà biết những điều có thể cầu mong. Cái chính lệnh đã bày ra thì dầu thấy rõ
điều lợi của mình hỏng, cũng khơng lừa dối người. Như thế thì binh mạnh, thành
bền, địch quốc sợ mình, cả nước một nền, dân với nước đều tin. Tuy ở đất hẻo
lánh, uy cũng động cả thiên hạ (...) song khơng phải là hết lịng sửa cái gốc ở sự
chính, giáo, khơng phải là lấy văn lý làm căn bản, khơng phải là làm cho lịng
người ta phục. Làm điều gì thì xu hướng về phương lược, xét việc gì thì dùng
cái thuật lấy dật đãi lao, nghiêm cẩn sự súc tích, sửa sang việc chiến bị, thiên hạ
khơng ai dám đương với mình (...) Khơng bởi cớ gì khác, chỉ bởi hơi giữ được
cái tín mà làm. Thế gọi là có đức tin mà làm bá vậy.”
Vậy vương đạo trọng nhân nghĩa mà bá đạo trọng tín và thuật, vương đạo
dùng chính giáo, bá đạo trọng hình pháp. Tn Tử viết đoạn đó khơng phải là
sáng lập ra một chính thuyết mà là rút kinh nghiệm của người trước. Trong đời
Xuân Thu đã có năm vị quốc quân dùng bá đạo mà hùng cường một thời, làm bá

chủ các chư hầu khác, sử gọi Xuân Thu Ngũ Bá, theo Sử ký Tư Mã Thiên tức là
Tề Hồn Cơng, Tấn Văn Cơng, Tần Mục Cơng, Tống Tương Công và Sở Trang
Vương; rồi cuối đời Xuân Thu lại có thêm Ngơ Vương Phù Sai và Việt Vương
Câu Tiễn. Những qn chủ đó khơng phải những bậc tài đức cao, chỉ dựa vào
3


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
sức các vị tướng Quản Trọng, Bách Lý Hề, Phạm Lãi, Văn Chủng... biết dùng
người hiền, có chính sách khéo léo, làm cho dân phú binh cường và uy phục
được chư hầu.
1.1.2. Quản Tử chủ trương thi hành pháp luật trong phép trị quốc
Người có tài hơn cả là Quản Trọng - Tể tướng của Tề Hồn Cơng, vốn xuất
thân từ giới bình dân, nhà nghèo nhưng học thức rộng rãi, quán cổ thơng kim, rất
có tài chính trị, được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là
phương cách trị nước. Theo bộ Quản Tử thì chính sách, tư tưởng pháp trị của
ông được thể hiện ở các điểm sau:
Tơn qn, vì vua là người đặt ra pháp luật, có quyền cho dân sống, bắt dân
chết, nếu khơng tơn qn thì nước khơng n được, cái “thế” nó như vậy.
u dân khơng phải vì dân mà vì vua; có u dân, dân mới quy thuận đơng
mà vua mới mạnh: “Muốn tranh thiên hạ thì trước hết phải tranh thủ nhân tâm”,
có được lịng dân rồi mới khiến cho dân theo lệnh bề trên mà giẫm gươm giáo,
chịu mũi tên, nhảy vào nước lửa,... Tóm lại, yêu dân khơng phải là mục đích mà
là thủ đoạn.
Mục đích của trị quốc làm cho nước giàu binh mạnh, "Kho lẫm đầy rồi mới
biết lễ tiết, y thực đủ mới biết vinh nhục" 1, muốn có nước giàu binh mạnh một
mặt phải phát triển mở mang các nghề sĩ, nông, công, thương cho dân để dân
yên, mặt khác hình pháp phải đặt lệ cho chuộc tội: "Tội nặng thì chuộc bằng một
cái tê giáp (áo giáp bằng da con tê); tội nhẹ thì chuộc bằng một cái quy thuẫn
(cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kinh phí; tội cịn nghi thì tha hẳn; cịn

hai bên thưa kiện nhau mà bên nào cũng có lỗi một phần thì bắt nộp mỗi bên
một bó tên rồi xử hịa" 2. Thu được những đồ kim khí thì loại tốt đem đúc các đồ
giáp binh dùng cho quân mã, loại xấu đem đúc các loại nơng cụ cày cuốc dùng
vào việc nơng.
1
2

Dỗn Chính (chủ biên), Đại cương triết học Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997, tr. 334.
Nguyễn Hiến Lê (chủ dịch và giới thiệu), Luận ngữ, NXB Văn học 1995, tr. 40.

4


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
Chủ trương phép trị nước phải đề cao "Luật, hình, lệnh, chính". Luật là để
định danh phận cho mỗi người; Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, “ban lệnh
ra rồi không sửa đổi nữa, thì dân nghiêm túc tuân theo”3; Hình là để trừng trị
những kẻ làm trái luật và lệnh (có năm hình phạt: tội chết, tội đày có hạn, tội đày
khơng có hạn, tội giam, tội phạt tiền) mà phải xứng với cái danh thì kẻ có tội
mới khơng ốn, kẻ thiện mới khơng lo sợ; Chính là để sửa cho dân theo đường
ngay lẽ phải.
Lập pháp để dẫn biết điều nào nên và không nên làm; lập pháp phải minh
bạch mà thuận theo thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Tuỳ thiên thời là nếu ra lệnh
trái thời, dân làm khơng được thì việc hỏng, ví như mùa gặt mà bắt dân đắp
đường, đào hào thì là trái thời; tuỳ địa lợi, nghĩa là phải theo địa thế từng vùng,
như đất ruộng thì bảo dân cấy lúa, ở bờ biển thì bảo dân làm muối...; tuỳ nhân
hịa có nghĩa là tuỳ tâm lý, tính tình, tài năng của dân mà ra lệnh.
Muốn thi hành pháp luật thì phải chuẩn bị, cho dân biết pháp luật rồi mới áp
dụng, nếu khơng dạy dân trước mà giết dân thì là bạo ngược; rồi lại phải thủ tín
vì “người trên mà khơng thi hành pháp luật thì dân khơng theo”; phải giữ phép

cho thường, đừng thay đổi hoài, nếu nay ra luật này mai sửa lại, thì dù thưởng có
lớn dân cũng khơng ham, phạt có nặng dân cũng khơng sợ, nhất là dân khơng
biết xử trí ra sao cả; sau cùng phải cơng bình, khơng được riêng tư, khoan dung
với người mình yêu mà nghiêm khắc tới người mình ghét: “Trời khơng vì một
vật nào mà làm thay đổi bốn mùa; minh qn, thánh nhân cũng khơng vì một vật
nào mà bẻ quẹo pháp luật.”; cho nên mới bảo lệnh quý hơn châu báu, xã tắc quý
hơn người thân và uy trọng hơn cả tước lộc. Vua mà có lịng riêng tư thì bề tơi
nhân đó cũng sinh ra lịng riêng tư; vua phải giữ pháp trước hết: “Khơng vì vua
muốn mà thay đổi lệnh, lệnh đáng tôn hơn vua.”, và nước nào mà vua tôi trên
dưới, sang hèn đều theo pháp luật, thì nước ấy rất bình. Theo Quản Trọng, phép
Nguyễn Anh Vũ (chủ biên), Đông Chu liệt quốc, NXB Văn học 2018, tr. 254.
Quản Trọng còn tổ chức lại quân đội, tập cho nông phu thời chiến thành binh lính và kinh tế thì đánh thuế
muối, sắt, đúc tiền, chế tạo nông cụ nhờ vậy mà Tề quốc hùng cường, giúp Tề Hồn Cơng đạt thành bá nghiệp.
3


5


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
trị nước khơng có gì khác là danh chính mà phép đủ; được vậy thì trong nước vơ
sự mà bậc vua chúa có thể “vô vị nhi trị”.
Trong khi đề cao luật pháp, cần chú trọng đến lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn điều
cốt yếu ở trong nước, “muốn chỉnh đốn lại giềng mối thì nên giữ lấy bốn điều ấy
để mà trị dân, thì kỷ cương được lập mà thế nước sẽ mạnh” 4 của phép trị quốc.
Như vậy có thể thấy rằng Quản Trọng chính là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời
ông cũng là nhịp cầu nối giữa Nho gia với Pháp gia.
1.1.3. Tử Sản cải cách đúc “Hình thư”
Tử Sản người nước Trịnh thời Xuân Thu chấp chưởng đại quyền quốc chính
trong 21 năm (từ năm 543 TCN) đã tiến hành nhiều cuộc cải cách lớn lao, ông

chủ trương bảo vệ quyền lợi của con dân nước Trịnh, cải cách nội chính, ngoại
giao mềm mỏng, được dân chúng đương thời cực kì vị nể, là hình tượng Tể
tướng cực kì nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Về chế độ ruộng đất, ơng vạch ra phương châm "ruộng có mương, vườn có
giếng" (năm nhà chung một giếng), đem một số lượng lớn ruộng tư đương thời
biên chế lại, vạch rõ giới hạn, xác định quyền tư hữu. Việc cải cách ruộng đất do
Tử Sản thực hiện đã thúc đẩy kinh tế ngày một đi lên.
Về cải cách chính trị, Tử Sản một mặt thu dụng hiền tài, một mặt thực thi
chính sách cơng khai, ơng đều dựa vào tài năng từng người mà cho đảm nhiệm
những chức vụ tương thích, con cái của cường hào, quan lại đều là bất tài ông
quyết không cho làm quan. Nhiên Minh kiến nghị hủy bỏ các Hương hiệu
(trường làng), không cho mọi người tụ tập mà bàn bạc chính sự, ơng khơng tán
thành, mà cứ để mọi người công khai phát biểu ý kiến của mình. Tử Sản ví cách
đối xử với những lời nghị luận của dân chúng cũng giống như đối xử với nước
(chỉ có khai thơng nước cho chảy vào biển cả mới khơng gây tổn thất nặng thay
vì xây tường ngăn nước), “phải cho dân chúng có chỗ nghị luận thì mới khơng

4

Nguyễn Anh Vũ (chủ biên), Đơng Chu liệt quốc, NXB Văn học 2018, tr. 254.

6


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
tích chứa ốn giận thành tai họa”5. Chính sách chính trị cơng khai của Tử Sản đã
thu phục được lòng dân.
Về cải cách thuế ruộng và chế độ quân đội, ông yêu cầu mỗi khâu (năm nhà
là một tỉnh, mười sáu tỉnh được một khâu) nơng hộ xuất nộp một ngựa, ba bị đẻ
làm thuế nuôi quân. Cách lấy thuế này tương đối hợp lý cho sự gánh vác xã hội

giữa người giàu và nghèo, tăng cường thực lực quân sự và cả thu nhập tài chính
quốc gia.
Về cải cách chế độ pháp luật, Tử Sản cho đúc Hình thư, một loại sách về
luật hình, ơng đã đem những điều luật cho khắc trên đỉnh, công bố cho mọi
người đều biết, làm cho muôn dân đều tôn trọng, hạn chế những điều càn quấy,
thay đổi hẳn tình trạng khơng có chỗ dựa pháp luật trước đó. Vì thế có người tơn
Tử Sản là cha đẻ của học phái Pháp gia.
Không chấp nhận cách cai trị bằng Lễ đã thành truyền thống của nhà Chu,
các chủ trương đề cao vai trò của pháp luật trong cai trị của Quản Trọng và Tử
Sản được xem như sự khởi đầu của đường lối pháp trị. Tuy nhiên, họ mới chỉ
chú ý đến yếu tố pháp luật, chủ trương dùng pháp luật thay cho lễ nghĩa nhưng
chưa thực sự đoạn tuyệt với đạo đức. Từ đó cho thấy bá đạo gần pháp trị chứ
chưa hẳn là pháp trị, pháp trị tôn quân hơn (vua ở trên cả pháp luật, pháp luật
không thi hành được vào vua và các người thân của vua) mà cũng tàn nhẫn hơn:
mọi phương tiện đều có thể dùng được miễn là làm cho quốc gia giàu mạnh.
Sang thời Chiến Quốc, tư tưởng pháp trị đạt được bước phát triển mới,
những người theo tư tưởng pháp trị đã trở thành trường phái Pháp gia với ba học
phái riêng rẽ: đề cao Thuật cai trị của Thân bất Hại, trọng Thế của Thận Đáo,
chủ trương Pháp và Biến pháp (của Thương Ưởng). Họ không chỉ chủ trương
dùng pháp luật để cai trị mà còn kết hợp với những phương tiện khác để trị
nước; đồng thời, trong tư tưởng của các pháp gia, chính trị đã thực sự ly khai với

5

Lê Hồng Hải (chủ biên), Đắc nhân tâm – Thuật đối nhân xử thế, NXB Đồng Nai 2015, tr. 28.

7


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới

đạo đức. Thực ra sáng lập chính sách pháp trị là Thân Bất Hại, Thương Ưởng và
Hàn Phi, mà thực hành triệt để chính sách đó là Lý Tư.
1.1.4. Lý Khơi giáo thọ Pháp kinh, tiến hành biến pháp
Lý Khơi cịn gọi là Lý Khắc, người nước Ngụy. Với đầu óc thực tế trong
mọi hoạt động kinh tế, chính trị, trong thời gian hoạt động chính trị ở nước
Ngụy thời Chiến Quốc, trên cương vị tướng quốc, Lý Khôi đã tiến hành những
cải cách lớn cho nước Ngụy trên tất cả các mặt chính trị và kinh tế nhằm lật đổ
chế độ nơ lệ, đồng thời củng cố nền thống trị mới đang lên. Vì vậy mà Ngụy là
nước đầu tiên trong Chiến Quốc Thất Hùng tham gia vào quá trình tạo ra bộ máy
quan chức thay cho hình thức chính quyền do giới quý tộc thống trị.
Những vấn đề chính yếu trong biến pháp của Lý Khôi bao gồm: Thành lập
chế độ tuyển chọn nhân tài, chứ không phải là thừa kế, là nguyên tắc quan trọng
cho việc lựa chọn quan lại. Bằng cách này, Lý Khôi đã làm suy yếu tầng lớp quý
tộc đồng thời tăng cường tính hiệu quả của chính phủ; Giúp cho nhà nước đóng
vai trị tích cực trong việc khuyến khích sản xuất nơng nghiệp thơng qua thuyết
“Tận địa lực chi giáo” tức tăng gia nông sản tới mức tối đa. Trong khi các nội
dung chính xác của cuộc cải cách này vẫn chưa rõ ràng, chúng có thể gồm
phương thức truyền bá thơng tin về hoạt động nơng nghiệp, do đó khuyến khích
các phương pháp hiệu quả hơn trong canh tác ruộng đất; Ban hành “Bình địch
pháp”, tức luật về cân bằng lợi tức hằng năm theo đó thì nhà nước sẽ thu mua
thóc lúa chất đầy vào các kho thóc riêng trong những năm được mùa, nhằm mục
đích giảm bớt biến động giá cả và đóng vai trị như một sự đảm bảo chống lại
nạn đói những khi mất mùa; Hệ thống hóa pháp luật của nhà nước, dẫn đến việc
soạn ra bộ luật thành văn đầu tiên là Pháp kinh, sách chia thành 6 thiên nhưng
nay đã thất truyền, gồm các luật đối phó với hành vi trộm cắp, cướp bóc, thủ tục
bắt giữ và bỏ tù, và các hoạt động tội phạm linh tinh khác. Thương Ưởng sau
này dựa trên bộ đó để thực thi biến pháp ở Tần.

8



Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
Kết quả trực tiếp của những biện pháp cải cách tiên phong là giúp cho nước
Ngụy cường thịnh hẳn lên, trở thành bá chủ đầu tiên trong những thập kỷ đầu
thời Chiến Quốc. Thúc đẩy nền kinh tế được cải thiện khiến cho nước này đạt
được những thành công quân sự đáng kể. Đồng thời, các nguyên lý chính trong
biến pháp của Lý Khôi - hỗ trợ pháp luật về nghi lễ, sản xuất nông nghiệp, tuyển
chọn nhân tài và xây dựng bộ máy chính quyền quan liêu và vai trị tích cực của
nhà nước trong các vấn đề kinh tế và xã hội - đã chứng tỏ sức ảnh hưởng rất lớn
cho các thế hệ các nhà tư tưởng có đầu óc cải cách sau này. Khi Thương Ưởng
tìm đường lập nghiệp ở Tần sau ba thập kỷ khi Lý Khôi mất, mang theo một bản
sao của bộ Pháp kinh mà cuối cùng đã được chuyển thể, trở thành bộ luật của
nước Tần.
1.1.5. Ngô Khởi - người đầy phái “trọng thực” đỉnh cao
Ngô Khởi được biết đến là người đẩy phải “trọng thực" lên đến đỉnh cao,
ông là người nước Vệ, nhưng làm quan ở nước Ngụy dưới thời Ngụy Văn Hầu,
do bị thế lực cũ ở nước Ngụy chèn ép, ông phải nhờ cậy vào nước Sở. Được sự
tin cẩn của Sở Điệu Vương, ông đã thi hành rộng rãi phương pháp cai trị nước
Sở. Dấu ấn cải cách quan trọng của Ngơ Khởi ở hai bình diện là “trị quốc” và
“phát triển quân sự”.
Về trị quốc, ông sửa lại quan chế với chủ trương “phế công tộc”, tước bỏ
những chức quan không cần, làm cho con em các quan đại thần không được dựa
dẫm mà ăn lộc của nhà nước; định lệ cho những người trong công tộc từ năm
đời trở lên thì phải đi làm ăn, cũng coi như dân thường, cịn từ năm đời trở
xuống thì cân nhắc họ gần họ xa mà cho lương bổng nhiều hoặc ít. Vì vậy, ngân
sách chi tiêu mỗi năm dội ra kể hàng mấy vạn, nghĩa là tất cả quý tộc được phân
phong đã truyền qua ba đời trở lên đều phải bị tước lộc. Ngô Khởi đề cao “minh
pháp nghiêm lệnh" nhằm thi hành rộng rãi pháp chế của chế độ phong kiến, làm
cho nước Sở mạnh hơn thiên hạ, đến mức Tam Tấn (Hàn, Triệu, Ngụy) và Tề,
Tần, đều phải kinh sợ.

9


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
Về quân sự, Ngô Khởi chủ trương kén những quân tinh nhuệ trong nước,
sớm tối luyện tập, xét ai là người tài giỏi thì cho ăn nhiều lương, có người được
tăng lương gấp mấy lần so với trước. Bởi thế mà quân sĩ đều có lịng ganh đua
nhau, binh lực nước Sở mạnh hơn cả thiên hạ.
Biến pháp của Ngô Khởi đã giảng một địn mạnh vào lực lượng q tộc của
chủ nơ cũ. Do đó, ngay sau khi Sở Điệu Vương chết, bọn qui tộc chủ nô cũ đã
liên kết chống lại Ngô Khởi và đã giết ông ngay bên thi thể nhà vua.
1.1.6. Thân Bất Hại dùng “Thuật” trị
Thân Bất Hại là người đất Kinh, xuất thân từ tầng lớp quý tộc mới, làm tiểu
lại ở nước Trịnh, chuyên học về hình danh (học thuyết của phái Danh gia), nhờ
có học thuật nên thành thân cận với Hàn Chiêu Hầu và được dùng làm tướng
quốc. Thân Bất Hại bên trong lo sửa đổi chính sự, lễ giáo, bên ngồi lo đối phó
với chư hầu. Suốt trong mười lăm năm ơng làm tướng quốc, Hàn quốc binh
cường, bình n khơng nước nào xâm lấn.
Thân Bất Hại chủ trương ly khai “đạo đức”, chống “Lễ” và đề cao “Thuật”
trong phép trị nước. Thân Bất Hại kịch liệt phản đối chế độ phân phong, phản
đối “Lễ trị”, chủ trương thiết lập nhà nước trung ương tập quyển, đồng thời đề
cao “thuật cai trị” nhằm thi hành pháp luật với các thủ pháp, mưu lược, sách
lược của người cầm quyền. Nếu Quản Trọng, Lý Khôi, Ngô Khởi được coi nhà
những nhà nho thực hiện biến pháp thì Thân Bất Hại là người có tinh thần pháp
trị triệt để nhất.
Thân Bất Hại cho rằng “Thuật” là cái “bí hiểm” của vua, theo đó nhà vua
khơng được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay khơng, biết nhiều hay
biết ít, u hay ghét mình... bởi điều đó sẽ khiến bề tơi khơng thể đề phịng, nói
dối và lừa gạt nhà vua. Theo Thân Tử, “Thuật” như cái lưới lớn khơng gì có thể
lọt được, nhà vua mà dùng “Thuật” thì khơng phải lao tâm khổ tứ suy nghĩ mà

vẫn trị nước được. Bên cạnh đó, Thân Tử cịn đưa ra ngun tắc “làm đúng chức
10


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
phận”, tức là việc làm thì phải đúng cơng việc, chức trách của mình, thậm chí
cái gì biết cũng khơng được nói; khơng được làm kém hoặc hơn bổn phận đó.
Quan điểm này khá gần với tư tưởng “Chính danh” của Nho gia.
Về sau Hàn Phi đã phê phán Thân Bất Hại là quá chú trọng dùng “Thuật”
mà xem nhẹ “Pháp”, do đó khơng giúp được Hàn Chiêu Hầu lập nên nghiệp bá.
Nói cách khác, về lý tưởng thì Thân Bất Hại là đúng nhưng chưa đủ, bởi lẽ trong
chủ trương của ông còn thiếu một điều kiện để pháp luật được thực thi, đó là
quyền lực.
1.1.7. Thận Đáo chủ trương “Thế” trị
Một đại biểu nữa của phái Pháp gia thời kỳ này là Thận Đáo, ông là người
nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về đạo của Lão Tử,
nhưng về chính trị ơng lại đề xướng đường lối trị nước bằng pháp luật.
Thận Đáo cho rằng pháp luật phải khách quan như vật “vô vi” và điều đó
loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền. Phải nói rằng đây là
một tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp thu và hoàn thiện. Trong
phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trị của “Thế”. Ơng cho rằng:
“Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp; kẻ bất
tiếu mà phục được người hiền vì quyền trọng vị cao. Nghiêu hồi cịn làm dân
thường thì khơng trị được ba người mà Kiệt khi làm thiên tử có thể làm loạn cả
thiên hạ, do đó biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được mà bậc hiền, trí
khơng đủ cho ta hâm mộ. Cây ná yếu mà bắn được mũi tên lên cao là nhờ sức
gió đưa đi, kẻ bất tiếu mà lệnh ban ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ của quần
chúng, do đó mà xét thì hiền và trí khơng đủ cho đám đơng phục tùng, mà quyền
thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền”6. Theo ơng, thế là cái mà khi dựa
vào đó người ta mới thể hiện được sức mạnh chính trị của mình (tức đoạt được

quyền lực chính trị), khiến kẻ dưới phải phục tùng. Chân lý pháp luật là ngun

6

Dỗn Chính (chủ biên), Đại cương triết học Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997, tr. 337.

11


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
tắc cao nhất của chính trị, nhưng nếu khơng có quyển thế thì pháp luật cũng vô
hiệu, bởi lẽ quyền thế đặt ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thi hành.
Tóm lại, “Thế” trong phép trị nước của Thận Đáo là địa vị, quyền hành của
người cai trị, là sức mạnh của đất nước, của dân ủng hộ mà nên. Tư tưởng đó thể
hiện ý chí giương cao uy quyền, xây dựng tập quyền của thế lực phong kiến và
thượng tôn pháp luật. Tuy việc phát hiện và đề cao quyền lực của Thận Đáo
được xem là bước tiến bộ hơn so với Thân Bất Hại, song điểm thiếu sót của
Thận Đáo là ở chỗ không lấy “Thuật” làm cơ sở đảm bảo quyền lực được bền
vững, thêm vào đó tư tưởng của ơng cũng chưa có sự kết nối giữa “Thế” và
“Pháp”, cho nên khi áp dụng vào thực tiễn, học thuyết của ông bị thất bại.
1.1.8. Thương Ưởng biến pháp
Cùng thời với Thận Đáo, có một người cũng nêu cao tư tưởng Pháp trị, đó là
Thương Ưởng, xuất thân con người hầu của một quý tộc nước Vệ, tên là Ưởng,
họ là Công Tôn, tổ tiên vốn là họ Cơ. Ơng đã giúp Tần Hiếu Cơng cải cách quy
mơ lớn về chính trị, pháp luật hành chính, qn sự, kinh tế,... làm cho Tần từ
nước yếu trở thành cường quốc.
Trong phép trị nước Thương Ưởng đề cao “Pháp” theo nguyên tắc “Dĩ hình
khử hình” (dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạm). Theo ơng pháp luật phải
nghiêm và ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên người dưới đều phải thi hành, ai
có tội thì phạt và phạt cho thật nặng. Trong chính sách thực tiễn, Thương Ưởng

biến pháp đến hai lần:
Lần thứ nhất, ông chủ trương tổ chức liên gia, sai chia dân thành từng nhóm,
năm hộ, mười hộ, phải kiểm soát nhau và bị ràng buộc vào nhau; khuyến khích
khai hoang, cày cấy, ni tằm, dệt lụa, thưởng người có cơng, phạt kẻ phạm tội,
“ai khơng tố cáo kẻ gian thì bị chém ngang lưng, ai tố cáo kẻ gian thì cũng được
thưởng ngang với người chém đầu quân địch, người che giấu quân gian bị phạt
ngang với người đầu hàng quân địch. Gia đình có hai người con trai trở lên mà
12


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
khơng chia của ở riêng thì bắt đánh thuế gấp đơi. Ai có qn cơng thì cứ theo
thứ bậc mà được thưởng, ai đánh nhau vì việc riêng thì đều bị hình phát lớn hay
nhỏ, tuỳ theo nặng hay nhẹ mà trị. Ai ra sức vào nghề nghiệp gốc, cày cấy, dệt
vải, cung cấp nhiều lúa thì được tha khỏi sưu dịch, trái lại, ai theo cái lợi trên
ngọn (ý nói bn bán), cùng những người lười mà nghèo thì đều bắt cùng với vợ
con làm nơ, người tơn thất mà khơng có qn cơng, thì khơng được ghi vào sổ
sách họ nhà vua. Định cấp bậc tước trật cao thấp rõ ràng, ghi tên các ruộng
vườn, thần thiếp, áo quần theo số hiệu từng nhà. Ai có cơng thì hiển vinh, ai
khơng có cơng thì tuy giàu có cũng khơng được vinh hoa”, tức là, ai có qn
cơng thì được thăng một bậc, được cấp đất, có cơ hội thành tiểu - trung điền chủ,
biến lãnh chúa thành địa chủ, đối với q tộc mà khơng có qn cơng thì mất địa
vị, xuống còn địa chủ (Những điều này biểu hiện cụ thể nguyên lý cơ bản của
học thuyết “hình danh”: mọi người bình đẳng trước pháp luật, lấy thưởng và
phạt làm nguyên lý trị nước, không cần giáo dục)7;
Lần thứ hai, ông lại ban bố biến pháp ra lệnh cấm cha, con, anh em cùng ở
chung một nhà, phân cư để cho công việc khẩn hoang mau phát triển, mở mang
đất đai, ai khai phá thêm được đất thì làm chủ đất; hợp các làng, xóm nhỏ lại
thành huyện, đặt chức quan lệnh và thừa, được tất cả ba mươi mốt huyện; bỏ bờ
ruộng, đường thiên, đường mạch, thống nhất hộc, thùng, quả cân, thước, tấc

(thống nhất đồ đo lường) nhờ đó việc đánh thuế được tăng.
Vậy biến pháp mà Thương Ưởng đã thực thi ở nước Tần có bốn điều trọng
yếu: khen thưởng canh nơng để nước giàu; khích lệ ban thưởng quân công để
binh mạnh; thống nhất trị quyền để quản lý; thay đổi phong tục để chấn chỉnh
người dân. Nhờ đó chỉ sau một thời gian ngắn, nước Tần đã trở thành cường
quốc và tạo tiền đề sau này lần lượt thơn tính sáu nước. Thực chất biến pháp của
Thương Ưởng đã mở ra một xã hội pháp chế thời Chiến Quốc đầu tiên trong

7

Phạm Hồng (dịch), Sử ký Tư Mã Thiên – Thương Quân liệt truyện, NXB Văn học.

13


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
chiều dài lịch sử của Trung Quốc, từ đó đã ảnh hưởng lớn đến lịch sử văn minh
Trung Hoa.
Chủ trương của các nhóm Pháp – Thuật – Thế đã phát triển và làm sâu sắc
hơn tư tưởng pháp trị so với Quản Trọng, Tử Sản, Lý Khơi hay Ngơ Khởi, qua
đó đã nâng tư tưởng pháp trị lên một trình độ mới cao hơn. Song tư tưởng của
những đại biểu này mới là những quan điểm thuật pháp riêng rẽ về hành xử
chính trị, chưa nhìn thấy sự thống nhất giữa pháp luật với các cơng cụ tác động
là Thuật và Thế, cịn hạn chế căn bản là tính phiến diện, “chỉ thấy cây mà chưa
thấy rừng”. Do chưa tạo ra được cơ sở lý luận vững vàng, chưa vươn đến tầm
một học thuyết nên tư tưởng của họ chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn
đặt ra. Vì thế, những chủ trương của các pháp gia khi đem ra áp dụng bị thất bại
là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, tư tưởng pháp trị đã được hình thành khá
sớm trong lịch sử Trung Quốc và trải qua quá trình phát triển, song các đại biểu
khi đó mới chỉ đạt được những thành tựu tư tưởng trên những mặt nhất định. Sự

nghiệp thống nhất và phát triển đất nước của Trung Quốc lúc đương thời đòi hỏi
tư tưởng pháp trị phải được thống nhất và phát triển lên một trình độ mới.
1.2. Thời đại Hàn Phi và học thuyết của phái Pháp gia đạt đến đỉnh cao
1.2.1. Hàn Phi Tử - Tập đại thành những nội dung pháp trị căn bản, đại diện
tiêu biểu nhất của Pháp gia
Để đón nhận sứ mệnh ấy, ta phải kể đến Hàn Phi, người có cơng tổng kết và
hồn thiện tư tưởng trị nước của Pháp gia. Trước hết Hàn Phi đề cao vai trò của
pháp trị. Theo ơng, thời thế hồn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước khơng thể
viện dẫn theo “đạo đức” của Nho gia, “Kiêm ái” của Mặc gia, “Vô vi nhi trị”
của Đạo gia như trước mà cần phải dùng Pháp trị. Hàn Phi đưa ra quan điểm tiến
hóa về lịch sử, ông cho rằng lịch sử xã hội ln trong q trình tiến hố và trong
mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng. Do vậy,
khơng có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như khơng có một thứ pháp
luật ln ln đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm. Từ đó, ơng
14


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng Pháp gia thành một đường lối trị nước khá
hồn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ.
Hàn Phi là công tử nước Hàn, cùng với Lý Tư8 theo học Tuân Tử. Hàn Phi
tin rằng tính con người hồn tồn ác khơng thể dùng lễ nhạc mà sửa được, chỉ có
cách dùng hình pháp cho thật nghiêm thì nước mới khỏi loạn. Ơng dâng thư bày
tỏ cách trị nước, vua Hàn không nghe.
Hàn Phi ghét những người trị nước không trau dồi làm cho pháp chế sáng rõ
mà muốn dùng cái thế của mình để chế ngự bầy tôi; không lo việc làm cho nước
giàu, binh mạnh bằng cách tìm người xứng đáng, dùng người hiền trái lại dùng
những bọn tham nhũng, dâm loạn, sâu mọt, đặt chúng ở địa vị cao hơn những
người có cơng lao và có thực tài. Hàn Phi cho rằng nhà Nho dùng lời văn làm rối
loạn luật pháp, bọn du hiệp dùng võ lực phạm đến điều ngăn cấm, gặp lúc yên

ổn thì nhà vua dùng bọn hám danh, gặp lúc nguy cấp thì lại dùng kẻ sĩ mang
giáp trụ. Như thế thành ra ngày nay người nhà vua nuôi lại không phải là những
người nhà vua cần dùng, những người nhà vua cần dùng đều lại không phải
những người nhà vua ni. Hàn Phi thương xót những người thanh liêm, chính
trực khơng được bọn tơi gian tà dung tha, nhìn những sự biến đổi tồn vong của
các nước ngày xưa nên viết Cô Phẫn (sự phẫn nộ của con người cô độc), Ngũ
Đố (năm thứ sâu mọt). Nội Ngoại Trữ Thuyết (sưu tập những lời bàn về việc
trong và việc ngoài), Thuyết Lâm (chuyện xưa), Thuyết Nan (cái khó trong việc
du thuyết),... tất cả hơn mười vạn chữ.
Sau Tần vương Chính đọc Cơ Phẫn và Ngũ Đố của ơng, tỏ ý ngưỡng mộ,
muốn dùng, Ơng viết bài Tồn Hàn dâng Tần vương để thuyết phục vương đừng
đánh Hàn. Lý Tư và Diêu Giả ganh ghét Hàn Phi nên gièm với Tần vương,
vương nghe lời bắt Phi bỏ ngục, sau hối lại thì Phi đã bị Lý Tư ép uống thuốc

Theo dõi ở phần Lý Tư – người hiện thực hóa mơ hình pháp trị và chủ trương hữu vi cực đoan của tư tưởng
Pháp gia
8

15


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
độc mà chết. Sách của Hàn Phi gồm 55 thiên để lại cho hậu thế, gọi là Hàn Phi
Tử. Học thuyết của Hàn Phi chúng ta sẽ cùng bàn ở phần sau.
1.2.2. Lý Tư – người hiện thực hóa mơ hình pháp trị và chủ trương hữu vi cực
đoan của tư tưởng Pháp gia
Lý Tư là người đất Thượng Sái nước Sở, theo Tuân Tử học thuật làm đế
vương cùng Hàn Phi, Tư cho mình kém hơn Hàn Phi. Sau thành tài, Tư nhận
thấy sáu nước (Triệu, Ngụy, Hàn, Sở, Tề, Yên) đều yếu khơng có nước nào có
thể giúp để lập cơng danh, nên muốn vào Tần. Tư đến từ biệt Tuân Tử: “Tư

nghe nói gặp thời cơ khơng thể bỏ phí. Lúc này các nước chư hầu đang tranh
giành nhau, thực quyền ở trong tay những người du thuyết. Nay vua Tần muốn
nuốt thiên hạ, lên ngơi hồng đế để cai trị, đó là thời bay nhảy của kẻ áo vải, thời
trổ tài của kẻ du thuyết. Nếu ở địa vị thấp hèn, bỏ lỡ cơ hội khơng làm thì cũng
như cầm thú nhìn thấy thịt là ăn, mang cái mặt người trơ trẽn đi ngồi đường đó
thơi (Tâm lý trắng trợn của một kẻ muốn thành đạt bất kể thủ đoạn, ý nói con
người ta bỏ lỡ cơ hội thì cũng như con vật mang cái mặt người mà thôi). Cho
nên khơng có gì nhục bằng ở địa vị hèn hạ, khơng có gì buồn hơn gặp cảnh khốn
cùng. Nếu ở mãi địa vị hèn hạ, chịu mãi cảnh khốn khổ lại còn chê cười thế tục,
căm ghét danh lợi rồi tự phụ mình có những điều khơng thèm làm thì đó khơng
phải là chí nguyện của kẻ du thuyết”9. Khi đến nước Tần, Lý Tư bèn xin làm
môn hạ cho Tần tướng bang Lã Bất Vi. Lý Tư nhờ vậy có cơ hội du thuyết Tần
vương Chính. Cũng nhờ tài hùng biện mà Tư được Tần vương yêu mà trọng
dụng. Trước tiên dùng tài biện hộ của Lý Tư cho đem theo vàng bạc, châu báu
để mua chuộc các chư hầu, ai khơng nghe thì cho tướng đem qn giết... càng về
sau những kế sách trong chính sách nội trị và đối ngoại của Tư đã thiết thực đem
lại hiệu quả cho Tần ngày càng hùng mạnh. Về sau phị tá Tần vương Chính
hồn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ, Tư được phong làm thừa tướng, dâng
sớ khuyên Thuỷ Hoàng hủy phân phong, lập chế độ quận huyện, tập trung chính

9

Phạm Hồng (dịch), Sử ký Tư Mã Thiên – Lý Tư liệt truyện, NXB Văn học.

16


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
quyền, thống nhất hành chính, luật pháp, tư tưởng, đo lường, văn tự,... Trong sớ
có đoạn:

“Thuở trước, thiên hạ tán loạn, khơng có thống nhất cho nên chư nho dấy
lên, động bàn về cái gì là dẫn đời cổ để làm hại đời kim, trang sức những lời hư
ngôn để làm rối mất sự thực. Người nào cũng cho cái học riêng của mình là
phải, mà chê bai những điều kiến lập của người trên.
Nay Hoàng đế đã gồm cả thiên hạ, phân biệt đen trắng mà định nhất tôn, thế
mà những nhà có cái học riêng cứ cùng nhau bẻ bác pháp giáo của nhà vua. Mỗi
khi nhà vua có hiệu lệnh gì xuống, họ cứ lấy cái học của họ để nghị luận, vào thì
trong lịng khơng cho là phải, ra thì túm năm tụ ba lại để bàn tán, khoe chủ kiến
của mình để lấy tiếng, cố lập dị cái cách thái thủ để làm cao, đem kẻ quần hạ để
đặt lời huỷ báng. Nếu để như thế mà không cấm thì ở trên thế vua kém đi, mà ở
dưới đảng phái lập thành, vậy xin cho cấm ngay là tiện hơn cả.”
“Tôi xin phát lệnh rằng: Sử quan thấy sách gì khơng phải là quan bác sĩ
được phép giữ mà trong thiên hạ còn chứa giấu như Thi, Thư cùng Bách gia
ngữ, phải đem đến quan thủ uý đốt hết. Ai dám nói thầm với nhau sách Thi, Thư
thì chém bỏ xác ngoài chợ, ai lấy đời xưa mà chê đời nay thì giết cả họ. Kẻ lại
có thấy hoặc là biết mà không tố giác, đều phải đồng chịu một tội. Lệnh xuống
ba mươi ngày không chịu đốt thì gọt đầu bơi đen, bắt đi làm phu. Những sách để
lại là sách thuốc, sách bói, sách trồng cây. Ai muốn học pháp lệnh thì phải lấy kẻ
lại làm thầy !”10.
Thuỷ Hoàng chấp thuận và thi hành lệnh đốt sách, rồi sau lại thêm cái vạ
chôn Nho. Kể từ đây Lý Tư thực hiện những cải cách về văn hóa, tư tưởng, pháp
lý, tơ thuế, nơ dịch,... hết sức tàn bạo. Chính sách độc trị pháp luật, cực đoan vơ
nhân tính. Song chính những chính sách thiên tư khắc bạc của Tư mà sau Thuỷ
Hoàng băng ở Sa Khâu, Lý Tư cùng hoạn quan Triệu Cao làm giả di chiếu giết
Phù Tô, lập Hồ Hợi lên làm vua, tức Tần Nhị Thế. Được ít lâu Nhị Thế nghe lời
10

theo Sử ký của Tư Mã Thiên - Trần Trọng Kim dịch Nho giáo.

17



Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
gièm pha của Triệu Cao mà giết Lý Tư bằng chính “ngũ hình”11 mà Tư đã đặt ra
và bị tru di cả ba họ.
Trong nước nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ nhà Tần. Đó là kết quả của
một chính sách chun chế đến cực độ. Tần tuy làm chủ thiên hạ, thay đổi chế
độ từ phong kiến sang quân chủ chuyên chế, thống nhất luật lệ, văn tự, đo
lường,... nhưng vì Thủy Hồng q độc tài, thi hành tân pháp nóng vội và người
nối ngôi không đủ năng lực nên chỉ trong mười mấy năm mà nhà Tần diệt vong.
Trong những triều đại về sau, Pháp gia bị mất uy tín và khơng cịn là một trường
phái tư tưởng độc lập nữa. Tuy nhiên, những nhà quan sát chính trị Trung Quốc
cả thời trước và hiện nay đều cho rằng một số tư tưởng Pháp gia đã trộn lẫn vào
xu thế của Khổng giáo và vẫn giữ một vai trò trong chính quyền. Gần đây hơn,
Mao Trạch Đơng đã so sánh mình với Tần Thuỷ Hồng và cơng khai ủng hộ
một số phương pháp của Pháp gia.
2. Nội dung cơ bản tư tưởng pháp trị của Pháp gia
Nếu như Thận Đáo đề cao “Thế”, Thân Bất Hại đề cao “Thuật”, Thương
Ưởng đề cao “Pháp” trong phép trị nước thì Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi
trọng cả ba yếu tố đó. Ơng cho rằng Pháp – Thuật – Thế là ba yếu tố thống nhất
không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật. Trong sự thống nhất
đó, “Pháp” trị là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ, lấy
luật pháp làm chuẩn tắc duy nhất; “Thế” trị là công cụ, phương tiện tạo nên sức
mạnh, lấy quân quyền (quyền lực của quân vương) làm trung tâm pháp trị;
“Thuật” trị là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị,
lấy việc giám sát thần hạ (cấp dưới) làm nòng cốt hành pháp. Tất cả đều là công
cụ của bậc đế vương.
Danh nghĩa “Tập đại thành" của Hàn Phi được người đời tơn vinh chính là ở
sự tổng hợp nhuần nhị giữa ba thành tố “Pháp – Thuật – Thế”. Trong phép trị
Theo chú thích của Sử ký Tư Mã Thiên do Phan Ngọc dịch, "ngũ hình" gồm: chặt chân, chặt tay, cắt mũi, cắt

dương vật và chặt đầu.
11

18


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
nước, ba nhân tố này có quan hệ mật thiết với nhau cả về nội dung lẫn hình thức.
Trong đó, “Pháp” là nội dung của chính sách cai trị, cịn “Thế”, “Thuật” là
phương tiện cơng cụ để đạt mục đích đó. Cả “Pháp – Thuật – Thế” đều là công
cụ của đế vương, như học giả Cao Xuân Huy nhận định: “Hàn Phi là người tổng
kết ba khuynh hướng tư tưởng trên của Pháp gia, lại tham bác Lão Tử, Tuân Tử
để lập thành một hệ thống tư tưởng chặt chẽ, có nội dung phong phú”12.
Như vậy, quan điểm pháp trị được hình thành và phát triển khá sớm trong
lịch sử tư tưởng Trung Hoa cổ đại nhưng mỗi hệ phái có một vị trí và vai trị
riêng và cũng đạt được những thành công nhất định giúp các quân vương ổn
định một thời. Người thực hiện sứ mệnh lịch sử thống nhất chính là Hàn Phi nhà triết học, chính trị học đã tích hợp cả ba yếu tố “Pháp – Thuật – Thế" để
kiến tạo nên một sức mạnh tổng hợp giúp các quân vương trị nước.
2.1. “Pháp” – cái gốc chuẩn tắc định hình Pháp gia
2.1.1. Khái niệm “Pháp”
“Pháp” nguyên nghĩa là luật, pháp luật, hình pháp, phương pháp, cách thức,
phương thức; tiêu chuẩn mẫu mực; bắt chước, theo; phép, pháp thuật 13. Chữ
“Pháp” xuất hiện sớm trong lịch sử, ngay cả Nho gia cũng bàn về pháp theo
nghĩa là phép tắc, lễ giáo. Điển hình là Khổng Tử và Mạnh Tử với chủ trương
“pháp tiên vương” tức noi theo người xưa, họ thường lấy gương Nghiêu, Thuấn
để răn dạy các vua đời sau làm theo; cịn Tn Tử thì chủ trương “pháp hậu
vương”, trọng thực tế, việc trị nước phải tuân theo thời thế. Danh gia quan niệm
“Pháp” là khn mẫu và có bốn loại gọi là “tứ trình”: một là, pháp bất biến là
ngôi thứ quần thần thượng hạng; hai là, pháp chỉnh đốn tập tục là năng lực coi
thường đồng dị; ba là, pháp trị số đông là thưởng phạt; bốn là, pháp thuế binh

chuẩn là luật đo, cân, đếm14. Pháp gia cho rằng, “Pháp" vừa là khuôn mẫu, quy
Cao Xuân Huy, Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu (Nguyễn Huệ Chi giới thiệu, 1995),
NXB Văn học, Hà Nội.
13 Dỗn Chính (2010), Từ điển Triết học Trung Quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14 Doãn Văn Tử, Chư tử tập thành, tập 6 (lược dịch 1962), NXB Trung Hoa Thư cục, Bắc Kinh.
12

19


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
phạm, vừa là ngay thẳng, trừng phạt và khen thưởng. Bên cạnh đó “Pháp” cịn
được hiểu với ý nghĩa rộng hơn, đó là “biến pháp di phong dịch tục”.
Kế thừa và phát triển học thuyết pháp trị của các tiền bối, Hàn Phi coi pháp
luật là công cụ cai trị của bậc đế vương. Hàn Phi quan tâm đến vấn đề định pháp
(cấu trúc và hệ thống pháp luật). Trong chương Định Pháp ông viết: “Pháp lệnh
là hiến lệnh của công sở được biên chép vào sổ sách, đặt nơi quan phủ, để ban
khắp trăm họ... đó là điều bầy tơi phải tn theo...nhà vua mà khơng có pháp luật
thì ở trên bị che đậy, bề tơi mà khơng có pháp luật thì cái loạn sinh ra ở dưới15.
Nếu “bỏ pháp luật mà dùng cái tâm để trị thì Nghiêu cũng khơng thể chính đốn
một nước... ơng vua bậc trung giữ pháp luật... thì lập nên cơng danh”16. Lý giải
vì sao pháp luật có thể thực thi, Hàn Phi viết: “Pháp luật khơng hùa theo người
sang... khi pháp luật được thi hành thì kẻ khôn cũng không dám tranh. Trừng trị
cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng khơng bỏ sót kẻ thất phu”.
2.1.2. Nội dung, nguyên tắc của “Pháp”
Xét về mặt xã hội, pháp trị là tư tưởng của giai cấp quý tộc địa chủ đang lên
mà Pháp gia là tiếng nói đại diện cho một quan hệ sản xuất mới chống lại giai
cấp quý tộc cũ là “thế khanh, thế tộc” của nhà Chu. Pháp gia cho rằng, dùng
pháp luật để trị dân trước là để ngăn ngừa, đấu tranh nhằm loại trừ những hành
vi bất hợp pháp, sau là để trừng trị gian tà. Chẳng hạn, Quản Trọng, sau khi

được Tề Hồn Cơng bái làm trọng phụ, ơng tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở
Tề, tiến hành “ban bố hàng loạt pháp lệnh, chế độ, treo cột vinh nhục, theo đó
mà làm, lấy tín pháp luật làm tiêu chuẩn để đánh giá thiện ác, thị phi, lấy thưởng
phạt làm thước đo việc khuyến thiện, trừ ác”17.
Cùng với giáo dục, phịng ngừa thì pháp luật và hình phạt đóng vai trị như
bức tường ngăn chặn con người không bước đến điều cấm, Hàn Phi viết: “Bức
tường cao mười nhận (một nhận tám thước, một thước 0,2 – 0,35 m), Lâu Quý
Hàn Phi, Hàn Phi Tử, (Phan Ngọc dịch, 2005), NXB Văn học, Hà Nội.
Bùi Xuân Đính (2000), Vua Minh Mệnh với việc áp dụng hình phạt, Tạp chí Luật học, số 1, tr. 8-13
17 Cao Liêu Hân (2010), Quản Trọng với nước Tề thời Xuân Thu, (Ông Văn Tùng dịch), NXB Văn học, Hà Nội.
15
16

20


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
cũng khơng thể vượt qua vì nó dốc thẳng. Ngọn núi cao ngàn nhận, nhưng con
dê què vẫn ăn cỏ dễ dàng ở trên vì nó thoai thoải. Cho nên, vị vua sáng phải làm
pháp luật dốc thẳng và pháp luật phải nghiêm... Khi đã có pháp luật vững chắc
thì kẻ nào vi phạm tất phải phạt nặng, bởi thưởng thì khơng gì bằng hậu để dân
thấy lợi mà ham, cịn phạt thì khơng gì bằng trừng phạt nặng”.
Theo quan điểm Thương Ưởng, đó là biện pháp “dĩ hình khử hình” (dùng
hình phạt loại bỏ hình phạt), thực hiện được thì về sau sẽ khơng phải dùng hình
phạt nữa. Từ đó ơng đề xuất phải phạt nặng những tội nhẹ bởi vì “tội nhẹ khơng
phạm thì tội nặng cũng khơng có… cịn nếu tội nặng mà phạt nhẹ thì làm cho sự
việc nảy sinh... nước làm thế thì nhất định sẽ bị chia xẻ”. Tất nhiên, dùng hình
phạt vốn dĩ là điều nhân dân không mong muốn, nhất là phạt nặng những tội
nhẹ. Tuy lúc đầu dân tình phản đối, nhưng việc áp dụng những cải cách của
Thương Ưởng đã làm cho Tần cường đại. Về việc này Hàn Phi viết: “Bậc thánh

nhân trị dân thì xét ở cái gốc chứ khơng phải theo lòng mong muốn của dân, chỉ
cốt làm lợi cho dân mà thơi. Cho nên, thi hành hình phạt khơng phải là ghét dân
mà vì yêu cái gốc”. Như vậy, theo Hàn Phi, bên cạnh mục đích trị dân, pháp luật
cịn có ý nghĩa là “thương dân, làm lợi cho dân”. Cũng chính nhờ tính nghiêm
khắc mà pháp luật có sức mạnh hơn tình thương. Rất nhiều lần Hàn Phi đã dẫn
tính hiệu quả của pháp luật khi cảm hố con người, cụ thể trong chương “Ngũ
đố” ông viết: “Nay đứa con hư hỏng, cha mẹ giận nó, nhưng khơng thể làm cho
nó sửa đổi; những người trong làng chê bai nó nhưng cũng khơng làm nó lay
chuyển... Cho nên, cha mẹ yêu con không đủ để dạy con, thế nào cũng phải
dùng đến hình phạt của Châu Quận. Dân chúng nếu được thương yêu thì sinh
kiêu căng, nhưng nghe theo uy lực”.
Đây là quan điểm giáo dục trái ngược hẳn với Nho gia, khi Nho gia cho rằng
“thánh nhân lấy đức để cảm hoá”, chẳng hạn trong chương Vương chế sách
Tuân Tử viết: Có pháp luật tốt mà vẫn loạn thì cũng thường có vậy; nhưng có
người qn tử mà loạn, thì tự cổ tới nay chưa thấy bao giờ, bởi vì pháp luật
21


Lịch sử tư tưởng chính trị thế giới
khơng thể đứng một mình... có người tốt thì mọi cái đó cịn, khơng có người tốt
thì mọi cái đó mất. Trái lại, Pháp gia cho rằng, nếu giáo dục cảm hóa con người
bằng cách thuyết phục sẽ chậm có kết quả. Hàn Phi viết: “Thuấn sửa chữa điều
hư hỏng trong dân phải mất một năm mới được một điều, phải mất ba năm mới
chữa được ba điều hư hỏng. Sức Thuấn có hạn, tuổi thọ của Thuấn có hạn.
Nhưng hư hỏng trong thiên hạ không bao giờ hết. Lấy cái hữu hạn để đuổi cái
vơ hạn thì những điều sửa chữa được thực ít vậy”. Vì vậy, việc chú trọng thực
thi pháp luật nghiêm khắc sẽ có tác dụng tốt hơn đức nhân, do chỗ xuất phát
điểm con người là vị kỷ, Tóm lại, “Pháp” là để trị nước, là cơng cụ của bậc đế
vương để vua trị dân. Hàn Phi viết: “Thánh nhân trị nước, không cậy người tự
làm thiện, mà khiến người không được làm trái. Cậy người không tự làm thiện

thì trong xứ khơng được mươi người, khiến người khơng được làm trái thì một
nước có thể khiến cho dân yên, Kẻ trị nước lấy số đông mà bỏ ít, cho nên khơng
vụ đức mà vụ pháp... cịn địi hỏi làm vừa lịng dân thì là cái mầm gây loạn”.
Khi xây dựng pháp luật, những người theo Pháp gia tuân theo nguyên lý
“Đạo” của Lão Tử. Theo đó, “Đạo” là khởi đầu của muôn vật, là tiêu chuẩn để
phân biệt phải, trái. Vì thế, con người muốn hiểu sự vật thì nắm lấy “Đạo”, khi
thơng hiểu về “Đạo” thì sẽ có những phán quyết đúng đắn. Đối với người cầm
quyền thì đây là một yêu cầu đặc biệt về mặt chính trị, bởi lẽ chỉ khi biết được
dùng hay sai thì việc sử dụng cơng cụ thương phạt mới kích thích hoặc vàn được
long người. Trong thiên Đại thể (Những điều căn bản của thuật trị nước), Hàn
Phi viết: “Dựa theo Đạo mà hồn thành pháp luật thì người quân tử vui mà kẻ
đại gian ngừng. Nhàn nhã, yên tĩnh, dựa vào mệnh trời, nắm lấy cái đại thể, cho
nên khiển con người ta không phạm cái tội rời khỏi pháp luật... như vậy thiên hạ
ít cái khơng làm được”. Cho nên nói, pháp luật là cái đạo để cho vua duy trì trật
tự xã hội. Cơ sở xuất phát để các Pháp gia yêu cầu phải dùng “Pháp” hay “hình
phạt” là do “bản tính người là ác”. Như đã trình bày ở trên, Hàn Phi đã kế thừa
tư tưởng về “tính ác” của Tuân Tử, coi bản chất của con người là lợi kỷ. Trong
Bị nội ông viết: “Thầy thuốc khéo hút mủ vết thương, ngậm máu người ta không
22


×