Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá hoạt động bộ phận nhà hàng tại sân golf an bình, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG TUẤN VŨ
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG
TẠI SÂN GOLF AN BÌNH TỈNH THÁI NGUN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: QLTN&DLST

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2019-2023

Thái Nguyên 2023


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG TUẤN VŨ
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG
TẠI SÂN GOLF AN BÌNH TỈNH THÁI NGUN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: QLTN&DLST

Lớp

: K51 - QLTN&DLST

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2019-2023


Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thanh Thủy

Thái Nguyên 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của thầy cô trong khoa Quản Lý Tài Nguyên, Trường
Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi thực tập tại Khu Sinh Thái An Bình
em đã hồn thành Khóa luận tốt nghiệp. Để hồn thành nhiệm vụ được giao,
ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân cịn được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy
cô trong khoa, cô chú cũng như các anh chị tại Khu sinh thái An Bình
Em chân thành cảm ơn cô giáo TS. VŨ THỊ THANH THUỶ, người
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Dù cô rất bận rộn trong
công việc nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng cho em, để em hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn, chúc cơ
và gia đình dồi dào sức khỏe.
Cảm ở tất cả các anh chị quản lí, cô chú trong công ty đã giúp đỡ, đồng
hành và dìu chỉ bảo em trong suốt thời gian qua, mặc dù số lượng công việc rất
bận rộn nhưng công ty vẫn dành thời gian để hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo.
Bởi vì kiến thức chun mơn của em cịn hạn chế và bản thân cịn rất ít
kinh nghiệm thực tiễn nên báo cáo sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì
vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của thầy cơ, cùng tồn thể
cán bộ, cơng nhân viên tại khu sinh thái An Bình để báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe đến thầy cô
giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên, Ban giám đốc Khu sinh thái An Bình,
chúc cơng ty ngày càng thành công ngày càng phát triển.
Thái Nguyên, ngày 16 tháng 5 năm 2023

Sinh viên thực hiện
Lương Tuấn Vũ


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................2
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ..............................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận về Du lịch và kinh doanh Nhà hàng
và du lịch .....................................................................................................................4
2.1.1. Tổng quan về du lịch, phát triển du lịch, các loại hình du lịch .........................4
2.2. Kinh doanh ăn uống .............................................................................................9
2.2.1. Khái niệm kinh doanh ăn uống .........................................................................9
2.2.2. Nội dung kinh doanh ăn uống ...........................................................................9
2.3. Hiệu quả kinh doanh ăn uống trong khách sạn ..................................................14
2.3.1. Quan niệm và bản chất hiệu quả kinh doanh ăn uống ....................................14
2.3.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống .......................................14
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh khách sạn ..................................15
2.4.1. Doanh thu ........................................................................................................15
2.4.2. Chi phí .............................................................................................................16

2.4.3. Lợi nhuận ........................................................................................................17
2.4.4. Công suất sử dụng nhà hàng ...........................................................................17
2.5. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................18
2.5.1. Một số nghiên cứu ...........................................................................................18
2.5.2. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan ..............................................19


iii

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................21
3.2. Thời gian, địa điểm tiến hành nghiên cứu..........................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................21
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................22
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................22
3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp ....................................................................................22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................23
4.1. Khái quát chung về khu Sinh thái An Bình .......................................................23
4.1.1. Vị trí khu sinh thái An Bình ............................................................................23
4.1.2. Cơ cấu tổ chức của khu Sinh Thái ..................................................................24
4.1.3. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận trong khu sinh thái An Bình .....................25
4.1.4. Các dịch vụ có trong khu sinh thái ..................................................................28
4.1.5. Trách nhiệm của nhân viên nhà hàng..............................................................33
4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2023
của khu Sinh thái An Bình. .......................................................................................34
4.2.1. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Sinh thái An Bình ..................34
4.2.2 Thực trạng kinh doanh ăn uống tại Sinh thái An Bình ....................................36

4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại Sinh thái An Bình ......42
4.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật. ...................................................................................42
4.3.2. Chất lượng dịch vụ, giá cả, đa dạng ẩm thực. .................................................44
4.3.3. Thái độ phục vụ của nhân viên khu sinh thái .................................................45
4.3.4.Vệ sinh môi trường, sinh thái, cảnh quan ........................................................47
4.3.5. Đánh giá của nhân viên về hoạt động của nhà hàng tại sân golf An Bình
tỉnh Thái Nguyên. ......................................................................................................49
4.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp trong quản lý và kinh doanh
của khu sinhh thái góp phần phát triển Khu Sinh thái An Bình ..............................49


iv

4.4.1. Thuận lợi .........................................................................................................49
4.4.2. Khó khăn .........................................................................................................50
4.4.3. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của Sinh thái An Bình .......................51
4.4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống tại Sinh thái
An Bình .....................................................................................................................52
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................56
5.1. Kết luận ..............................................................................................................56
5.2. Đề nghị ..............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................58


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Cơ cấu lao động của khu Sinh Thái An Bình ...........................................27
Bảng 4.2: Bảng giá phịng tại khu sinh thái An Bình ...............................................29
Bảng 4.3. Bảng giá một số hàng hóa phục vụ thêm tại phịng tại khu sinh thái

An Bình .....................................................................................................................30
Bảng 4.4. Quy mơ các nhà hàng của khu sinh thái An Bình ....................................32
Bảng 4.5: Bảng doanh thu bộ phân ăn uống của khu sinh thái An Bình
giai đoạn 2020-2023 ..................................................................................................36
Bảng 4.6: Cơng suất bếp tại Khu sinh thái An Bình .................................................37
Bảng 4.7: Bảng chỉ tiêu tổng hợp trong kinh doanh .................................................38
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh ăn uống
Khu sinh thái An Bình giai đoạn 2020-2023 ...........................................................39
Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh ăn uống
tại Khu sinh Thái An Bình ........................................................................................40
Bảng 4.10: Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất kỹ thuật
của khu sinh thái An Bình .........................................................................................43
Bảng 4.11: Đánh giá mức độ hài lòng của du khách về ⁰chất lượng
dịch vụ, giá cả và sự đa dạng ẩm thực ......................................................................44
Bảng 4.12: Đánh giá mức độ hài lòng của du khách
về thái độ phục vụ của nhân viên ..............................................................................45
Bảng 4.13: Đánh giá mức độ hài lòng của khách về môi trường,
nhà hàng, sinh thái cảnh quan của khu sinh thái .......................................................47
Bảng 4.14: Đánh giá sự hài lòng của du khách về khu sinh thái,
khách sạn ...................................................................................................................48


vi

DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của khu Sinh Thái An Bình ......................25
Hình 4.1: Sân gofl An Bình.......................................................................................32
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh giữa doanh thu và lợi nhuận của khu sinh thái
giai đoạn 2020-2023 ..................................................................................................35



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu và điều kiện tự
nhiên, bao gồm cả một đường bờ biển dài hơn 3.000 km với rừng cây xanh và
cảnh quan hùng vĩ thơ mộng để phát triển du lịch. Với hơn 125 bãi biển và nằm
trong danh sách 12 quốc gia hàng đầu cho những vịnh đẹp nhất trên thế giới
mang trong mình lịch sử hào hùng ngàn năm với nền văn hóa mang đậm chất
Á Đơng. Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới với sự thay đổi chính sách
du lịch Việt Nam tiến dần hội nhập với du lịch trên toàn thế giới và đã có những
bước phát triển mạnh mẽ. Với ngành kinh doanh các dịch vụ du lịch và điển hình
là kinh doanh nhà hàng, ăn uống được xem là một lĩnh vực đầy tiềm năng, mang
lại nguồn thu nhập khá cao cho những nhà kinh doanh cũng như nguồn ngoại tệ
lớn cho đất nước. Tuy nhiên để tồn tại, phát triển và gặt hái được những thành
công trong lĩnh vực du lịch đòi hỏi một sự cạnh tranh gay gắt về nhiều mặt.
Nằm cách thủ đô Hà Nội 80 km, Thái Ngun là tỉnh có vị trí địa lý thuận
lợi, là cầu nối giữa vùng miền núi phía Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng
cùng với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ nối liền thủ đô và các tỉnh
lân cận, Thái Nguyên là nơi có lợi thế về vận chuyển và giao thương hàng hóa
cũng như hành khách mà ít địa phương nào sánh kịp. Du lịch tại Thái Nguyên
ngày càng được nhiều du khách biết đến bởi khơng chỉ có nguồn tài ngun
thiên nhiên phong phú, giao thơng thuận tiện mà Thái Ngun cịn là nơi hội tụ
nhiều dân tộc anh em, điều đó đã tạo nên sự giao thoa mạnh mẽ về văn hóa,
điều đó đã đem lại cho Thái Nguyên những nét văn hóa đa dạng và độc đáo
mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Thái Nguyên là tỉnh có tiềm năng năng để
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo chiều hướng phát triển
du lịch gắn với phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước.



2

Khu sinh thái An Bình có tổng diện tích 12 ha được bao quanh bởi dịng
sơng Cơng thơ mộng và dòng suối La Đà thuộc xã Thịnh Đức, thành phố Thái
Nguyên. Đến đây, du khách được trải nghiệm các dịch vụ như: Sân golf, bể
bơi, khu ẩm thực, dịch vụ lưu trú,... Sân golf ở đây có diện tích khoảng 4 ha,
bao gồm sân tập và sân trải nghiệm. Trong khn viên của Khu sinh thái có
một bể bơi lớn với diện tích mặt bể gần 1000 m2, được thiết kế rất đẹp khiến
cho du khách có những phút giây thư giãn tuyệt vời bên bạn bè và gia đình.
Dịch vụ nhà hàng, ăn uống là một trong những dịch vụ mang lại nguồn thu nhập
chính cho Khu du lịch Sinh Thái An Bình, thế nhưng để tồn tại và phát triển
trong thị trường hiện nay, nhất là trong điều kiện nà dịch bệnh hoành hành suốt
giai đoạn năm 2020-2021, địi hỏi các nhà kinh doanh phải ln ln đổi mới
và đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu khách du lịch cũng như xã hội.
Để có thể đánh giá được hoạt động kinh doanh của hợp phần nhà hàng,
em đã chọn đề tài “Đánh giá hoạt động bộ phần nhà hàng tại sân golf An Bình
tỉnh Thái Nguyên”- thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” trên cơ sở những
thuận lợi và khó khăn của sẽ đề xuất được một số giải pháp góp một phần nhỏ vào
chiến lược kinh doanh lưu trú của khu du du lịch sinh thái An Bình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá, phân tích thực trạng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của
nhà hàng
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
nhà hàng
- Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý, kinh doanh của Khu sinh thái Anh Bình (bộ phận nhà hàng) trong
thời gian tới.



3

1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là một tài liệu tham khảo, giúp cho các nhà quản lý kinh doanh
dịch vụ ăn uống bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ tại doanh
nghiệp của mình.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp cho các nhà quản lí doanh nghiệp dịch vụ du lịch, quản lí địa
phương lập kế hoạch, điều chỉnh phát triển dịch vụ du lịch nói chung và giúp
hồn thiện, nâng cấp các dịch vụ tại các nhà hàng khách sạn trong khu vực


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận về Du lịch và kinh doanh Nhà hàng và
du lịch
2.1.1. Tổng quan về du lịch, phát triển du lịch, các loại hình du lịch
2.1.1.1 Một số khái niệm chung về nhà hàng, các loại hình nhà hàng
- Khái niệm nhà hàng
Nhà hàng gì là gì? Nhà hàng là cơ sở chuyên kinh doanh các sản phẩm ăn
uống nhằm thu hút lợi nhuận. Nhà hàng sẽ kinh doanh các loại đồ ăn, thức uống
đa dạng, phong phú và phục vụ theo nhu cầu của khách hàng với nhiều loại
hình khác nhau.
Kinh doanh nhà hàng là quá trình vận hành của một bộ máy từ bộ phận
quản lý, giám sát, lễ tân, thu ngân, nhân viên phục vụ cho đến bộ phận pha chế
hay bếp. Mỗi một bộ phận sẽ được đào tạo theo quy trình bài bản, tập trung vào

nghiệp vụ chính của mình để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và mang
về nguồn doanh thu, lợi nhuận cho nhà hàng.
Các tiêu chí phân loại nhà hàng
Nhà hàng là gì? Cách phân loại nhà hàng như thế nào? Việc xác định rõ
và tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp nhà hàng nâng cao chất
lượng phục vụ và khẳng định đẳng cấp của mình. Để phân loại nhà hàng, các
chủ đầu tư có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí như quy mơ, hình thức phục vụ,
món ăn,...
Theo quy mơ
Nhà hàng quy mơ lớn
Ở một số nước Châu Âu, nhà hàng lớn phải có tổng số chỗ ngồi từ 200
chỗ trở lên. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hoạt động nhà hàng mới ở giai đoạn đầu


5

phát triển nên số lượng nhà hàng có quy mơ lớn chưa nhiều. Chính vì thế, các
nhà hàng có trên 150 chỗ sẽ được xác định là lớn.
Nhà hàng quy mơ trung bình
Các nhà hàng có số lượng chỗ ngồi từ 50 đến 150 chỗ được xác định là
quy mô trung bình.
Nhà hàng quy mơ nhỏ
Tại một số nước Châu Âu, nhà hàng dưới 100 chỗ sẽ được gọi là nhà
hàng nhỏ. Nhưng ở Việt Nam, nhà hàng dưới 50 chỗ ngồi mới được xem là
quy mô nhỏ.
Theo chất lượng và trang thiết bị
Nhà hàng cao cấp
Nhà hàng sẽ được thiết kế và trang trí khá cầu kỳ theo phong cách Châu
Âu cổ điển, đặc biệt là kiến trúc Pháp. Không gian ấm cúng nhưng rất hiện đại,
sang trọng và có những nhà hàng gần gũi với thiên nhiên. Xu hướng ẩm thực của

nhà hàng đa dạng, nhân viên phục vụ được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Đối
tượng khách của các nhà hàng cao cấp thường có khả năng chi trả cao.
Nhà hàng bình dân
Khơng gian nhà hàng được thiết kế và trang trí đơn giản. Nhà hàng thường
phục vụ các món ăn và đồ uống mang tính chất đồng q, dân dã. Các nhà hàng
bình dân có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, khả năng chi
trả trung bình hoặc thấp. Ngồi ra, đội ngũ nhân viên có thể đã qua đào tạo
nghiệp vụ hoặc không.
Nhà hàng Âu
Nhà hàng phục vụ chủ yếu khách phương Tây và những khách hàng ưa
chuộng các món ăn Âu. Các món ăn của nhà hàng được chế biến theo công thức
và phương pháp truyền thống Châu Âu phù hợp với khẩu vị khách hàng. Các
nhà hàng Âu tại Việt Nam thường xuất hiện ở các khách sạn du lịch từ 3 sao
trở lên và những khách sạn liên doanh với nước ngoài.


6

Nhà hàng Á
Nhà hàng sẽ phục vụ khách các món ăn mang đậm chất ẩm thực Châu Á.
Các món ăn được chế biến theo các phương pháp khác nhau kèm các loại gia
vị tự nhiên có sẵn. Để thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo trong ẩm thực của từng
quốc gia, nhà hàng thường xây dựng các loại phòng ăn riêng như Trung Quốc,
Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản.
Nhà hàng đặc sản
Nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn và đồ uống độc đáo của một số
vùng và địa phương. Khác với các nhà hàng Âu và Á, số lượng món ăn ở đây
khơng nhiều, chỉ một hoặc vài món ăn nhưng cực kỳ độc đáo về cơng thức chế
biến cũng như cách phục vụ. Bên cạnh đó, nhà hàng đặc sản thường được thiết
kế và trang trí nội thất mang đậm nét văn hóa của vùng hoặc dân tộc. Đội ngũ

nhân viên phục vụ cũng được trang bị đồ đồng phục phù hợp với phong tục và
sinh hoạt.
Theo phương thức phục vụ
Phân loại nhà hàng theo phương thức phục vụ là một trong những tiêu chí
phân loại phổ biến nhất tại Việt Nam.
Nhà hàng phục vụ theo định suất (Set Menu Service)
Đây là cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ các bữa ăn theo thực đơn đã
thỏa thuận từ trước giữa nhà hàng và khách hàng. Tại đây thường phục vụ hội
nghị, hội thảo, liên hoan hoặc khách du lịch theo đoàn.
Đặc điểm của phương thức phục vụ định suất là tất cả khách hàng sẽ được
ăn cùng một thực đơn và nhân viên phục vụ chu đáo, tận tình. Ưu điểm của
hình thức phục vụ này là nhà hàng sẽ chủ động trong việc chế biến, phục vụ
khách và chi phí một suất ăn thường thấp hơn các hình thức phục vụ khác.
Nhà hàng chọn món (A lacarte)
Nhà hàng chuyên phục vụ các suất ăn theo sự lựa chọn của khách hàng,
tùy theo sở thích và khả năng thanh toán. Tại đây, khách hàng sẽ tự lựa chọn


7

món ăn, thức uống mình thích và được nhà hàng phục vụ tại chỗ theo trình tự
thực đơn đã chọn.
Ưu điểm nổi bật của phương thức phục vụ này là khách hàng được chọn
món ăn và đồ uống theo sở thích, phù hợp với khả năng thanh tốn của mình.
Tuy nhiên, hình thức này cũng có những nhược điểm như giá thành suất ăn cao
hơn phục vụ theo suất và không được chủ động chế biến từ trước nên đôi khi
khách hàng phải đợi nếu nhà hàng phục vụ nhiều khách cùng lúc.
Nhà hàng tự phục vụ (Buffet)
Với loại nhà hàng này, khách sẽ tự lựa chọn món ăn, thức uống theo sở
thích và tự phục vụ. Sau khi ăn xong, khách hàng sẽ thanh toán theo một mức

giá chung đã được ấn định từ trước.
Đặc điểm của hình thức tự phục vụ là nhà hàng được bố trí làm 2 khu vực
là khu trưng bày món ăn và khu bàn ăn của khách. Các món ăn được đầu bếp
của nhà hàng trưng bày đẹp mắt, hấp dẫn tạo cảm giác phấn khởi cho khách khi
bước vào nhà hàng.
So với hình thức phục vụ chọn món và định suất thì nhà hàng tự phục vụ
có những ưu điểm như khách hàng được tự do chọn món, tự phục vụ và có thể
tự do đi lại trong nhà hàng. Bên cạnh đó, nhà hàng sử dụng ít nhân lực nhưng
vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đáp ứng được nhu cầu của khách.
Nhà hàng đồ ăn nhanh (Fastfood)
Đây là loại nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn nhanh, xuất hiện phổ biến tại các
thành phố lớn hay trung tâm thương mại. Các nhà hàng này có thực đơn khá đơn
giản, thường là những món ăn chế biến nhanh và có thể gói lại mang đi. Bên cạnh
đó, nhà hàng đồ ăn nhanh thường có dịch vụ giao hàng tận nơi nhằm tiếp cận số
lượng khách hàng lớn giúp họ cảm thấy thoải mái và tiết kiệm thời gian.
Nhà hàng cà phê có phục vụ ăn uống (Coffee Shop). Đây là loại nhà hàng
chuyên phục vụ cà phê, các loại đồ uống pha chế và kèm theo phục vụ những
món ăn nhanh như pizza, cá viên chiên, xúc xích, hamburger,... Các món ăn tại
đây thường có sẵn, dễ chế biến và phục vụ nhanh


8

Nhà hàng phục vụ tiệc (Banquet hall)
Nhà hàng chuyên phục vụ các bữa tiệc theo nhu cầu của khách đặt trước
như hội nghị tổng kết, tiệc cưới,... với những món ăn và cách phục vụ tương tự
nhà hàng phục vụ theo định suất. Tuy nhiên, một số nhà hàng phục vụ tiệc cịn
có các dịch vụ đi kèm như trang trí theo yêu cầu, chuẩn bị sân khấu,...
Theo vị trí nhà hàng
Dựa vào điểm đặc trưng điển hình nổi bật và vị trí của nhà hàng mà chúng

ta có thể phân loại ra những quy mô như sau:


Nhà hàng trong khách sạn.



Nhà hàng trong trung tâm thương mại.



Nhà hàng trên tầng thượng.



Nhà hàng tầng cao.



Nhà hàng bên sông.



Nhà hàng trong tầng hầm dưới đất.



Nhà hàng trên sông…

Phân biệt nhà hàng và quán ăn

Trên thực tế, tất cả chúng ta thường khơng q phân biệt rạch rịi nhà hàng
khác gì với quán ăn. Đôi khi, hai thuật ngữ này được dùng chung cho nhau để
chỉ chung một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, hiểu đúng ra thì
nhà hàng được phân biệt với quán ăn ở chỗ:


Nhà hàng dùng để chỉ những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mơ

lớn về khoảng trống, sức chứa, cơ sở vật chất, nội thất được bày trí bên trong.


Số lượng món ăn phong phú, đa dạng và được trưng bày đẹp mắt, hấp

dẫn hơn.


Bên cạnh đó, khơng phải là mức tiêu tiền ít hay nhiều nhưng thường thì

nhà hàng là thuật ngữ khi nói đến những cơ sở kinh doanh ẩm thực ăn uống có
đặc thù nhã nhặn, sang chảnh và dùng để nói đến những buổi liên hoan hay
buổi tiệc. Cịn qn ăn là thuật ngữ thơng dụng thường được dùng để nói đến
những nhà hàng có đặc thù tầm trung như những quán nhậu, quán ăn bình dân.


9

2.2. Kinh doanh ăn uống
2.2.1. Khái niệm kinh doanh ăn uống
Kinh doanh ăn uống trong khách sạn là một phần trong kinh doanh khách
sạn, nó bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu

dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các
nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng của khách sạn cho khách nhằm
mục đích có lãi.
2.2.2. Nội dung kinh doanh ăn uống
Kinh doanh ăn uống trong du lịch gồm ba nhóm hoạt động: hoạt động sản
xuất vật chất, hoạt động lưu thông, hoạt động tổ chức phục vụ.
Hoạt động sản xuất vật chất là việc chế biến thức ăn cho khách. Như vậy,
kinh doanh ăn uống trong du lịch đã thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Từ những
sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm như: gạo, thịt, rau,
cá…qua bàn tay của người đầu bếp chúng đã biến thành những món ăn nóng,
đồ ăn nguội, các loại đồ uống.
Chúng không chỉ được đảm bảo về an tồn thực phẩm, trình bày, trang trí
đẹp mà cịn rất thơm ngon. Cùng một loại nguyên liệu nhưng người đầu bếp có
thể chế biến ra nhiều món ăn ngon. Do đó, kinh doanh ăn uống trong du lịch đã
tạo ra giá trị sử dụng mới và giá trị mới sau quá trình sản xuất của mình và lao
động tại khu vực bếp của các nhà hàng chính là lực lượng lao động sản xuất vật
chất của nhà hàng.
Trong kinh doanh ăn uống, hoạt động sản xuất vật chất có nhiệm vụ chế
biến ra các món ăn cho khách thì hoạt động lưu thơng lại có nhiệm vụ trao đổi
và bán các thành phẩm, đó là các món ăn và đồ uống đã được chế biến sẵn. Nó
vận chuyển những hàng hóa này từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nơi sản xuất
có thể ngay tại nhà hàng và có thể là nơi khác.
Như vậy, hoạt động lưu thông của kinh doanh ăn uống trong du lịch là bán
sản phẩm do chính nhà hàng tự sản xuất và bán những sản phẩm của các ngành


10

và nơi khác. Hoạt động này chính là hoạt động mang lại doanh thu cho nhà
hàng, bán được càng nhiều sản phẩm thì doanh thu của nhà hàng càng cao và

như vậy nó lại thúc đẩy sản xuất càng nhiều món ăn, đồ uống.
Ngồi 2 hoạt động trên thì kinh doanh ăn uống trong khách sạn cịn có
hoạt động tổ chức phục vụ là việc tạo điều kiện và cung cấp các điều kiện để
khách tiêu thụ, nghỉ ngơi và thư giãn. Kinh doanh ăn uống không chỉ bán những
sản phẩm do mình sản xuất ra mà cịn bán những sản phẩm của các ngành khác
và nơi khác.
Vì vậy, nó cũng khơng chỉ phục vụ các sản phẩm do mình chế biến ra mà
còn phục vụ các sản phẩm chuyển bán của các ngành khác cho khách ngay tại
nhà hàng. Ăn uống trong du lịch địi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đặc
biệt, với mức độ trang thiết bị tiện nghi cao, đội ngũ nhân viên phục vụ cũng
địi hỏi có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, thái độ phục vụ tốt nhằm đảm
bảo việc phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng các món ăn, đồ uống cho khách
tại nhà hàng.
Hoạt động này giúp khách cảm thấy hài lòng hơn khi tiêu dùng dịch vụ ăn
uống tại nhà hàng. Mức độ hài lòng của khách càng cao thì nhà hàng sẽ thu hút
càng nhiều khách. Ba hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn
nhau, nếu thiếu một trong ba hoạt động này thì khơng những sự thống nhất giữa
chúng bị phá hủy mà còn dẫn đến sự thay đổi về bản chất của kinh doanh ăn
uống trong du lịch.
Ba hoạt động này gắn bó với nhau và khơng thể xác định được tỷ trọng
tương đối của từng hoạt động trong tổng thể. Tỷ trọng này không ngừng thay
đổi dưới tác động của nhiều nhân tố khác nhau.
2.2.2.1. Nghiên cứu thị trường và quảng bá
Đây là các yếu tố được nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu thị trường
nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ăn uống của khách sạn. sau khi nghiên
cứu thị trường sẽ thu thập thông tin và đưa ra những đối tượng khách có thể


11


tham gia sử dụng dịch vụ ăn uống, khi nào khách sạn cung cấp dịch vụ ăn uống
và tại sao lại phải quan tâm đến đối tượng khách hàng đó. Từ đó có thể đo
lường, phân nhánh và so sánh thị trường khách hàng. Sau khi nghiên cứu về
khách hàng còn phải nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp
về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, chất lượng dịch vụ, giá cả... Để có thể so
sánh và đánh giá được lợi thế, điểm mạnh điểm yếu của khách sạn với các đối
thủ cạnh tranh. Có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh, thu hút khách hàng.
Khi đã nghiên cứu được thị trường khách đến ăn uống, có thể đưa ra các chiến
lược kinh doanh, quảng cáo với những khách hàng tiềm năng thông qua website
của khách sạn hoặc liên kết, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng,
qua truyền miệng hay qua các công ty lữ hành để bán sản phẩm lưu trú tới khách
hàng có nhu cầu.
2.2.2.2. Nhận khách và phục vụ khách
Đăng ký đặt phòng ăn và tổ chức phục vụ khách là quan trọng nhất trong
kinh doanh ăn uống vì trong giai đoạn này khách hàng sẽ trực tiếp sử dụng dịch
vụ ăn uống nên khâu đón khách và phục vụ khách là cực kì quan trọng để có
thể lấy được sự hài lịng từ phía khách hàng. Khách sạn phải chú ý từng khâu.
Từ khâu đón khách đến khi khách sử dụng dịch vụ đến lúc tiễn khách phải thật
chuyên nghiệp và giám sát chặt chẽ của cấp quản lí để tạo ra hiệu quả cao nhất.
2.2.2.3. Thanh toán, tiễn khách và đúc rút kinh nghiệm
Khi khách đã thanh tốn thì kế tốn cần phải tổng hợp các chi phí, doanh
thu trong thời gian khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống. Kiểm tra việc chi trả
phí các dịch vụ khác của khách hàng (nếu có). Bộ phận lễ tân khi thực hiện thủ
tục thanh tóan cho khách phải nhanh gọn, chính xác và khơng để khách hàng
chờ đợi q lâu. Sau đó bộ phận lễ tân hồn thiện bảng chi phí, doanh thu cho
phịng kế tốn của khách sạn. Tổng kết quá trình khách ăn uống tại khách sạn,
trong quá trình phục vụ những điểm làm chưa tốt khiến khách hàng chưa hài
lòng, phàn nàn hay khiếu nại – đã đưa ra phương án giải quyết ra sao, khách



12

hàng có cảm thấy hài lịng về chất lượng dịch vụ của khách sạn chưa... Để từ
đó rút ra kinh nghiệm cho những lần phục vụ tiếp theo.
2.2.2.4. Đặc điểm của kinh doanh ăn uống trong khách sạn
Nhà hàng của ngành dịch vụ nói chung và bên nhà hàng nói riêng đều có
những đặc điểm, đó là có tính vơ hình,tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng,
tính khơng đồng nhất, không thể lưu kho cất trữ
1 Nhà hàng có tính vơ hình
Như đã biết thì sản phẩm của nhà hàng bao gồm sản phẩm( hàng hóa) và
dịch vụ. Dịch vụ chiếm một phần tương đối lớn đối với sản phẩm của nhà hàng
nói chung. Và trong khi đó, dịch vụ là thứ chúng ta khơng thể nhìn thấy, khơng
thể sờ thấy mà chúng ta chỉ có thể trải nghiệm, cảm nhận được sau khi trực tiếp
sử dụng sản phẩm dịch vụ đó. Trước khi sử dụng thì khách hàng khó có thể biết
sản phẩm đó sẽ như thế nào. Trước khi sử dụng, khách hàng có thể hình dung
sản phẩm dịch vụ đó thơng qua những trải nghiệm của những người đã sử dụng
rồi, và khi đó họ sẽ nói những cảm nhận riêng của họ về sản phẩm dịch vụ đó.
Điều này cũng là lợi thế cũng sẽ là khó khăn bởi vì khi khách hàng cảm
thấy hài lòng về sản phẩm dịch vụ mà nhà hàng cung cấp thì khách hàng sẽ cảm
thấy sản phẩm dịch vụ đó tốt và khi đó nếu được hỏi về sản phẩm dịch vụ mà
họ đã sử dụng thì họ sẽ nói cảm nhận đó của họ. Khi đó, điều này sẽ là lợi thế
của chúng ta vì khách hàng có cảm nhận tốt thì họ sẽ nói tốt về sản phẩm dịch
vụ đó. Tuy nhiên nếu ngược lại họ lại cảm nhận một cách tiêu cực thì đây sẽ là
ảnh hưởng đến sản phẩm dịch vụ đó.
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc quảng cáo sản phẩm dịch vụ đến
người tiêu dùng. Tuy nhiên thì với phương tiện, công nghệ bây giờ cũng đã hỗ
trợ nhiều cho việc kiểm soát những yếu tố này
2 Nhà hàng không thể lưu kho cất giữ được
Đây là yếu tố đặc trưng của ngành dịch vụ. Đó là q trình sản xuất và
tiêu dùng diễn ra một cách đồng thời, sản phẩm khơng thể lưu kho cất trữ được.

Q trình sản xuất và tiêu dùng phải có sự tương đồng về thời gian, không gian.


13

Trong ngành dịch vụ, thì khi một sản phẩm được sản xuất ra mà không thể
bán được cho khách hàng thì điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của nhà hàng được, khơng có doanh thu và sẽ tốn chi phí.Như khi một sản phẩm
được sản xuất ra như một món ăn, thì nếu nhà hàng khơng bán được món ăn đó
thì nó khơng những thu lại được lợi nhuận từ món ăn đó mà cịn tốn chi phí để
sản xuất món ăn đó. Và đặc biệt là món ăn đó khơng thể lưu trữ, để lại cho
những ngày hơm sau và bán cho khách được. Chính vì thế sản phẩm khơng thể
lưu kho cất trữ được
3 Tính đồng thời của quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm
Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra một cách đồng
thời. Đây là điểm khác biệt giữa sản phẩm của ngành dịch vụ với các ngành
nghề kinh doanh khác. Đối với những ngành khác thì chúng ta có thể sản xuất
ra hàng loạt các sản phẩm, sau đó tập hợp, phân phối cho các đại lí và từ đó bán
sản phẩm cho người tiêu dùng. Riêng đối với ngành dịch vụ thì chúng ta khơng
thể sản xuất ra sản phẩm sau đó thì thì mới bán cho người tiêu dùng.
Ở đây, chúng ta chỉ sản suất ra sản phẩm đó khi khách hàng yêu cầu, quá
trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng lúcQuá trình sản xuất của bên cung cấp
và việc tiêu dùng của khách hàng không chỉ diễn ra đồng thời mà cịn phải cùng
địa điểm. Khách hàng khơng thể sử dụng sản phẩm dịch vụ khi không đến trực
tiếp nơi sản xuất ra sản phẩm đó
Chính vì thế có sự đồng nhất của thời gian và không gian của quá trình
sản xuất và tiêu dùng sản phẩm.
4 Tính khơng đồng nhất
Mỗi khách hàng có sự khác nhau về sở thích, thói quen tiêu dùng, văn hóa,
tơn giáo tín ngưỡng. Sự khác biệt này được tạo nên bởi khoảng cash về địa lí,

ảnh hưởng của các nền văn hóa khác nhau, thói quen lối sống, quan điểm, tín
ngưỡng, tơn giáo, tâm sinh lí, những trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng
các sản phẩm dịch vụ trước đó sẽ khiến họ có những sự mong đợi kì vọng khác
nhau về sản phẩm, và có sự khác nhau về đánh giá chất lượng sản phẩm.


14

Từ đó chúng ta có thể nhận thấy rằng khó có thể đưa ra tiêu chuẩn chung
cho một sản phẩm dịch vụ. Điều này làm cho người làm ngành dịch vụ phải
làm sao cung cấp các sản phẩm dịch vụ thỏa mãn từng đối tượng khách hàng
riêng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một các tốt nhất.Chất lượng dịch
vụ thường rất rộng. Khách hàng khó có thể kiểm soát được sản phẩm trước khi
mua, điều này sẽ gây khó khăn trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm dịch
vụ đó.
2.3. Hiệu quả kinh doanh ăn uống trong khách sạn
2.3.1. Quan niệm và bản chất hiệu quả kinh doanh ăn uống
Khái niệm: Hiệu quả là sự phản ánh mức độ sử dụng các yếu tố cần thiết
tham gia một hoạt động để đạt được mục tiêu nhất định của con người. Hiệu
quả được xem xét ở hai góc độ:
• Hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội là kết quả đạt được trong các hoạt động nhằm mục đích
khơng nhiều cho Khách sạn mà phần lớn cho lợi ích của xã hội.
• Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong các hoạt động kinh tế. Là mối
quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả.
Hiệu quả kinh doanh thực ra là hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp. Do
đó, hiệu quả kinh doanh ăn uống là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh
ăn uống, là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó trong hoạt động kinh doanh ăn uống. Điều này có nghĩa là nếu
kết quả kinh doanh ăn uống đạt được càng nhiều với chi phí bỏ ra càng ít thì

doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh.
2.3.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống
Nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống trong khách sạn, nhằm mục đích
tối đa hóa lợi nhuận - là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp kinh doanh.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống, thưởng thức của khách hàng, doanh nghiệp
cần nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống. Đáp


15

ứng được những yêu cầu của khách hàng về dịch vụ ăn uống mà khách sạn cung
cấp phù hợp với những yêu cầu của khách. Tạo cho khách hàng cảm giác ngon
miệng nhất và lấy lại được tinh thần, giảm stress sau những giờ lao động áp
lực, mệt mỏi. Thu hút được nhiều khách đến với khu sinh thái duy trì sự ổn
định và phát triển kinh doanh ăn uống. Nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống
trong khách sạn là phương tiện để tận dụng tiềm năng, thế mạnh của khách
sạn, nhằm phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thị
trường. Nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống sẽ giúp cho việc sử dụng hiệu
quả mọi nguồn lực trong kinh doanh ăn uống, giúp tạo ra doanh thu và lợi nhuận
cho khách sạn tăng sự tin cậy trong mắt khách hàng. Và đây sẽ là điểm nổi bật
tạo ra khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thị trường. Bên cạnh đó nâng cao
hiệu quả kinh doanh ăn uống trong khách sạn còn giúp khách sạn hạn chế việc
sử dụng lãng phí nguồn lực phục vụ ăn uống.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh ăn uống trong khách sạn còn giúp đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của người lao động phục vụ trong kinh doanh ăn uống.
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh khách sạn
2.4.1. Doanh thu
Mục đích chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh là tiêu thụ được
sản phẩm do mình sản xuất ra và thu lại lợi nhuận. Như vậy, doanh thu là tổng
giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong

khoảng thời gian nhất định. Doanh thu resort là tổng số tiền thu được của du
khách trong khoảng thời gian do hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch
vụ bổ sung mang lại. Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá trình sản xuất,
phục vụ và bán các sản phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ chính cùng với
dịch vụ bổ sung trong resort hoặc khách sạn.
Doanh thu trong khách sạn gồm 3 phần chính:
• Doanh thu từ các dịch vụ lưu trú
• Doanh thu từ các dịch vụ ăn uống


16

• Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác
Trong ngành du lịch, khách sạn cung cấp những hàng hóa, dịch vụ đáp
ứng nhu cầu của du khách khi lưu trú, ăn uống và sử dụng các dịch vụ bổ sung
khác. Hiện nay, việc bán các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa trong khách sạn mang
lại nguồn thu chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam, chiếm gẩn 70% tổng doanh
thu của tồn ngành. Vì vậy, chất lượng, số lượng của dịch vụ, hàng hóa bán
trong khách sạn đóng vai trò quan trọng đối với kinh doanh du lịch.
Dịch vụ lưu trú: đây là dịch vụ chủ yếu của khách sạn chiếm khoảng hơn
70% doanh thu.
Dịch vụ ăn uống: hầu hết các khu du lịch có dịch vụ này. Tuy nhiên
dịch vụ này mang lại hiệu quả trung bình chiếm khoảng 25% doanh thu của
khu du lịch.
Các dịch vụ bổ sung khác: những năm gần đây đa số các khu du lịch,
resort đã quan tâm khai thác các dịch vụ này để tăng doanh thu và thỏa mãn các
nhu cầu của khách. Tuy nhiên, mức độ hoạt động của các dịch vụ này cịn khá
thấp, trung bình chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh thu từ các dịch vụ bổ sung
trong khu du lịch.
2.4.2. Chi phí

Chi phí là số tiền doanh nghiệp bỏ ra, là tồn bộ những chi phí cần thiết,
phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Phân loại:
- Căn cứ các nghiệp vụ kinh doanh
+ Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống
+ Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh lưu trú
+ Chi phí của nghiệp vụ khác
- Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí
+ Chi phí tiền lương
+ Chi phí điện, nước.


17

+ Chi phí vật tư trong kinh doanh
+ Chi phí về nguyên liệu hàng hóa, vận chuyển, bảo quản, chế biến.
Các chi phí khác:
- Căn cứ tính chất biến động của chi phí
+ Chi phí (đầu tư vào cơ sở vật chất – kỹ thuật) bất biến: là những khoản
chi phí khơng hoặc ít thay đổi khi doanh thu thay đổi.
+ Chi phí khả biến đó là chi phí thay đổi khi doanh thu thay đổi
2.4.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận là sự phản ánh về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phần
còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi quỹ lương cho cán bộ nhân viên.
Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận:
+ Giá cả thị trường
+ Tính thời vụ
+ Chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ
+ Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp
+ Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp:
+ Tiết kiệm được tối đa các chi phí một cách hợp lí
+ Đặt trọng tâm vào công tác đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình
độ chun mơn và nâng cao trình độ tổ chức của người lãnh đạo.
+ Phương thức kinh doanh hợp lý
+ Hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi có tính thời vụ trong kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Kéo dài chu kỳ hoạt động của sản phẩm bằng cách tuyên truyền, quảng
cáo, giảm giá sản phẩm.
2.4.4. Công suất sử dụng nhà hàng
Công suất sử dụng nhà hàng khách sạn là một trong những yếu tố quan
trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ăn uống của khách sạn. Thực


×