Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tieu luan lịch sử ngoại giao va chinh sach doi ngoai vn tìm hiểu chính sách ngoại giao văn hóa việt nam từ đổi mới đến 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.51 KB, 34 trang )

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
VIỆT NAM

TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HĨA
VIỆT NAM TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN 2019 VÀ PHÂN TÍCH
VAI TRỊ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HĨA ĐỐI VỚI
Q TRÌNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................4
CHƯƠNG I......................................................................................................4
CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA..........4
THỜI KỲ ĐỔI MỚI.......................................................................................4
1.1. Quan điểm của Việt Nam về ngoại giao văn hóa..................................4
1.2. Bối cảnh lịch sử......................................................................................6
CHƯƠNG II:.................................................................................................11
CÁC CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HĨA TỪ NĂM 1986 ĐẾN
NĂM 2019......................................................................................................11
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH.........15
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ...........................................................................22
KẾT LUẬN....................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................31


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài



Trong lịch sử ngoại giao thế giới, ngoại giao văn hóa đã xuất hiện từ rất
sớm với các biểu hiện khác nhau ở từng quốc gia. Ai trong số chúng ta cũng
có thể nhận thấy, mối liên hệ giữa ngoại giao và văn hóa là vô cùng bền chặt.
Đây không chỉ đơn thuần là sự gắn bó mật thiết với nhau về mặt nội dung mà
còn là sự phản ánh lẫn nhau về mặt hình thức. Truyền thống lịch sử và văn
hóa của một dân tộc là chỗ dựa và thế mạnh của ngoại giao. Cịn hoạt động
ngoại giao ở một khía cạnh nào đó là sự cọ xát và giao lưu các giá trị văn hóa
và tư tưởng, nên ngoại giao chắc chắn cũng được xem là diễn đàn hoạt động
văn hóa phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc.

Bước vào kỷ nguyên hội nhập với các xu thế mới như khu vực hóa,
tồn cầu hóa,…ngoại giao văn hóa ngày càng được khẳng định là một sức
mạnh mềm đặc biệt quan trọng trong sức mạnh tổng hợp quốc gia. Bởi lẽ văn
hóa có khả năng thâm nhập mạnh mẽ, có thể đạt được những mục tiêu mà
chính trị và quân sự chưa chắc có thể đạt được. Hơn thế nữa, văn hóa có tác
dụng to lớn trong việc xây dựng lòng tin, giúp làm sâu sắc và thắt chặt hơn
1


các mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa các quốc gia. Chỉ trong một vài thập
niên trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi một cách chóng mặt diện
mạo văn hóa của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các chủ đề văn
hóa trong quan hệ quốc tế đã trở nên đa dạng hơn: văn hóa đối thoại, văn hóa
hịa bình,…; các hình thức ngoại giao văn hóa được chú trọng đầu tư và phát
triển: các kênh truyền hình chuyên biệt; các tổ chức, cộng đồng quốc tế, diễn
đàn hợp tác quốc tế về văn hóa; các làn sóng nghệ thuật như Hallylu,v.v..
Ngoại giao văn hóa được coi là một dẫn chứng tiêu biểu về quyền lực mềm,
khả năng thuyết phục thông qua văn hóa, các giá trị và tư tưởng; đối lập với
quyền lực cứng, sự chinh phục hoặc cưỡng ép thơng qua sức mạnh qn sự.

Nói một cách đơn giản, ngoại giao văn hóa liên quan đến việc sử dụng văn
hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản
của chính sách đối ngoại, tạo hình ảnh tốt đẹp, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ
của quốc gia trên trường quốc tế.
Ở Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, từ những năm đổi mới đến nay, chúng ta đã và đang phát
huy sức mạnh của ngoại giao văn hóa nhằm thực hiện thắng lợi các chính
sách của Đảng và Nhà nước. Ngoại giao văn hóa của Việt Nam được xác định
là việc triển khai các hoạt động văn hóa do Nhà nước làm chủ đạo nhằm đạt
được những mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa phù hợp với yêu cầu chung
của cơng tác đối ngoại trên tinh thần chủ động, tích cực hội nhập và mở rộng
quan hệ quốc tế.
Việc tìm hiểu chính sách ngoại giao của Việt Nam từ đổi mới đến 2019
và phân tích vai trị của ngoại giao văn hóa đối với q trình hội nhập và phát
triển đất nước là nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi sinh viên chuyên ngành Quan
hệ quốc tế hiện nay. Chỉ khi có cái nhìn tồn diện, đa chiều và khách quan về
chính sách của nước ta, mỗi sinh viên mới có thể nhận thức rõ về vai trị và
trách nhiệm của mình đối với việc học tập và đóng góp sức mình vào cơng

2


cuộc phát triển của đất nước, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao mà mình đang
theo đuổi.
2.

Mục đich, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.


Mục đích

Nhằm tìm hiểu các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây
dựng và triển khai các chính sách ngoại giao văn hóa từ đổi mới đến năm
2019, đánh giá những thành tựu và hạn chế để từ đó rút ra các bài học kinh
nghiệm quý báu trong lĩnh vực này; bên cạnh đó là phân tích vai trị của ngoại
giao văn hóa đối với q trình hội nhập và phát triển đất nước.
2.2.

Nhiệm vụ

1.

Phân tích cơ sở hoạch định chính sách ngoại giao văn hóa thời kỳ

đổi mới
2.

Tìm hiểu các chính sách ngoại giao văn hóa từ năm 1986 đến

năm 2019 và phân tích q trình triển khai các chính sách đó trong thực tế
3.

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chính sách

4.

Phân tích vai trị của ngoại giao văn hố đối với q trình hội

nhập và phát triển đất nước

3.

Kết cấu đề tài

Mở đầu
Nội dung
1.

Cơ sở hoạch định chính sách ngoại giao văn hóa thời kỳ đổi mới

2.

Các chính sách ngoại giao văn hóa từ năm 1986 đến năm 2019

3.

Triển khai các chính sách

4.

Đánh giá

5.

Phân tích vai trị của ngoại giao văn hố đối với quá trình hội

nhập và phát triển đất nước
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1.

Quan điểm của Việt Nam về ngoại giao văn hóa

1.1.1. Định nghĩa
Có nhiều quan điểm khác nhau về ngoại giao văn hóa của Việt Nam. Có
ý kiến cho rằng, ngoại giao văn hóa là hoạt động ngoại giao vì văn hóa và bằng
văn hóa và là sản phẩm chung của chính sách văn hóa và chính sách ngoại
giao; nhằm nâng cao hình ảnh và vị thế quốc gia, mở rộng giao lưu văn hóa với
thế giới và tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho hội nhập quốc tế. Một quan
điểm khác lại cho rằng, ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực hay hình thức ngoại
giao thơng qua cơng cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối
ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là an ninh, phát
triển và mở rộng ảnh hưởng. Ngồi ra cịn một số ý kiến định nghĩa ngoại giao
văn hóa là một hoạt động của văn hóa đối ngoại triển khai trong một khoảng
thời gian nhất định nhằm đạt được những mục tiêu trính trị, đối ngoại bằng các
hình thức văn hóa; được nhà nước tổ chức, ủng hộ và bảo trợ.
Theo một số nhà nghiên cứu quốc tế, ngoại giao văn hóa là một hình
thức ngoại giao thơng qua cơng cụ văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển
quan hệ đối ngoại nhằm đạt được các mục tiêu lợi ích cơ bản của quốc gia là
phát triển, an ninh và ảnh hưởng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, ngoại giao văn
hóa có thể bao gồm cả việc giới thiệu các thành tựu khoa học kỹ thuật, nghệ
thuật, khoa học xã hội… không chỉ của riêng quốc gia mà cịn của các nhóm

quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế.1
Tổng hợp từ các quan điểm trên, có thể định nghĩa ngoại giao văn hóa
là một hoạt động ngoại giao đặc thù, sử dụng cơng cụ văn hóa để đạt được
các mục tiêu của ngoại giao và sử dụng ngoại giao để tôn vinh vẻ đẹp của
1

Đào Minh Hồng –Lê Hồng Hiệp (2013), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ quốc tế, KHoa QHQT, Đại học KHXH&NV
TPHCM

4


văn hóa. Các hoạt động ngoại giao văn hóa được thực hiện thơng qua việc áp
dụng các hình thức văn hóa, nghệ thuật bao gồm: nghệ thuật, lịch sử, tư
tưởng, truyền thống văn hóa, thơng tin, ẩm thực, các ấn phẩm văn học…
1.1.2. Chức năng
Theo PGS. TS. Phạm Thái Việt và ThS. Lý Thị Hải Yến, trong cuốn
Ngoại giao văn hóa: Cơ sở lý luận, Kinh nghiệm quốc tế và Ứng dụng, ngoại
giao văn hóa có 5 chức năng cơ bản, cụ thể như sau:
-

Mở đường: văn hóa là chất dễ thẩm thấu, dễ gây thiện cảm nên

có thể phá được rào cản chính trị, quân sự, tạo thuận lợi cho quan hệ chính trị,
kinh tế quốc tế phát triển.
-

Xúc tác: ngoại giao văn hóa có thể được sử dụng làm chất xúc

tác, gắn kết về tinh thần, thúc đẩy ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế,

thơng qua việc gắn nội dung văn hóa với các hoạt động chính trị và kinh tế
đối ngoại của đất nước.
-

Quảng bá: quảng bá và tơn vinh những nét văn hóa độc đáo về

đất nước, con người Việt Nam, làm cho thế giới hiểu đúng và có thiện cảm
với Việt Nam, qua đó nâng cao vị thế và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc
tế.
-

Vận động: vận động UNESCO công nhận mới các di sản văn hóa

vật thể và phi vật thể của Việt Nam là di sản văn hóa của nhân loại, các khu
dự trữ sinh quyển, công viên địa chất là khu dự trữ sinh quyển và công viên
địa chất thế giới…, qua đó giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam,
góp phần phát triển kinh tế và du lịch.
-

Tiếp thu: hỗ trợ việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri

thức, khoa học tiên tiến của nhân loại vào Việt Nam, làm phong phú hơn
kho tàng văn hóa và tri thức của Việt Nam, đảm bảo giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc.
1.1.3. Mục tiêu
Ngoại giao văn hóa có ba mục tiêu chung của ngoại giao, đó là góp
5


phần đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng

cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa có các mục tiêu cụ thể như sau: nâng
cao sự hiểu hiết về đất nước, con người và nền văn hóa quốc gia; tạo dựng
thương hiệu cho quốc gia; củng cố lòng tin cho việc xây dựng quan hệ hữu
nghị lâu dài với cộng đồng quốc tế; làm giàu đẹp hơn bản sắc văn hóa dân tộc
thơng qua giao lưu văn hóa, tiếp thu văn hóa thế giới.
1.1.4. Chủ thể
Chủ thể của ngoại giao văn hóa bao gồm nhà nước và nhân dân, trong
đó nhà nước là chủ thể chính, thực hiện chính sách đối ngoại nói chung và
hoạch định, triển khai chính sách ngoại giao văn hóa nói riêng. Chủ thể thứ
hai là nhân dân, vì trong điều kiện ngoại giao kênh 2 phát triển mạnh hiện
nay, nhân dân ngày càng trở thành chủ thể chính của nhiều hoạt động văn
hóa, vừa là người tổ chức thực hiện, vừa là người biểu diễn. Tuy nhiên cũng
có ý kiến cho rằng, chỉ có nhà nước/chính phủ mới là chủ thể của ngoại giao
văn hóa, cịn nhân dân thuộc lĩnh vực ngoại giao công chúng.
1.2.

Bối cảnh lịch sử

1.2.1. Trong nước
Cuối những năm 70 - giữa những năm 80 của thế kỷ trước, do những
sai lầm mang tính chủ quan, duy ý chí trong nhiều chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về mơ hình xây dựng Xã hội chủ nghĩa (XHCN), cho nên
chỉ mấy năm sau khi hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước, thì Việt Nam đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã
hội trầm trọng. Sản xuất nông - cơng nghiệp đình đốn. Lưu thơng, phân phối
ách tắc. Lạm phát ở mức ba con số. Đời sống của các tầng lớp nhân dân sa sút
chưa từng thấy. Ở thành thị, lương tháng của công nhân, viên chức chỉ đủ
sống 10 - 15 ngày. Ở nông thôn, vào lúc giáp hạt có tới hàng triệu gia đình
nơng dân thiếu ăn. Các tệ nạn, tiêu cực xã hội lan rộng.


6


Sự thất bại của cuộc tổng điều chính giá – lương – tiền (tháng 9/1985)
đã khiến cho đại đa số quần chúng nhân dân đều cảm thấy không thể tiếp tục
sống như cũ được nữa; các cơ quan lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước
cũng nhận thấy rõ những chủ trương, chính sacah của mình là lỗi thời, cịn
mang tính chất chắp vá.
1.2.2. Khu vực Đơng Nam Á
Tháng 9/1954 đến năm 1971, quan hệ giữa các nước Đông Dương với
các nước Đông Nam Á căng thẳng, mẫu thuẫn đối đầu nghi kỵ mặc dù các
quốc gia đều đang trong q trình đấu tranh giành độc lập. Đơng Nam Á rơi
vào thời ký không ổn định do chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc đối đầu Xô
Mỹ trong chiến tranh lạnh và quan hệ tam giác chiến lược Xô – Mỹ - Trung.
Cuộc đấu tranh giành độc lập đân tộc của ba nước Đông Dương năm
1975 thắng lợi mở ra cơ hội mới cho việc cải thiện mối quan hệ giữa các nước
Đông Dương – ASEAN và sự hợp tác giữa các nước trong khu vực. Hiệp ước
Bali được ký năm 1976 là cơ sở để các nước Đông Dương và các nước
ASEAN xích lại gần nhau, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ giữa các nước
trong khu vực.
Tuy nhiên sau khi vấn đề Campuchia nổ ra, các nước Đông Dương gặp
phải nhiều trở ngại về sự tin tưởng lẫn nhau, bản thân Việt Nam vừa thoát
khỏi chiến tranh, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, đối đầu với bất ổn ở
biên giới Tây nam vfa biên giới phía Bắc, trong khi chịu bao vây, cấm vận và
sự nghi ngịa của các nước trong khu vực và trên thế giới.2
1.2.3. Trên thế giới
Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp
tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc
gia, dân tộc. Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng khoảng sâu sắc. Đến

đầu những năm 1990, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dẫn đến
PGS.TS Nguyễn Thị Quế, Ths Ngô Thúy Hiền, Địa chính trị thế giới, NXB văn hóa
Thơng tin, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2

7


những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế. Trật tự hai cực tan rã, mở ra thời kỳ
hình thành một trật tự thế giới mới.
Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh
chấp vẫn còn, nhưng xu thế chung của thế giới là hồ bình và hợp tác phát
triển. Các quốc gia, các tổ chức thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối
ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bên trong
và đặc điểm của thế giới.
nhập quốc tế và tồn cầu hóa trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan
của mỗi quốc gia. Phải làm sao để “hịa nhập nhưng khơng hịa tan”, vừa tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại vừa nâng tầm văn hóa Việt Nam địi hỏi Đảng
và Nhà nước phải có sự nhận diện chính xác tình hình và chỉ đạo thực hiện
đúng đắn các chính sách ngoại giao nói chung, và chính sách ngoại giao văn
hóa nói riêng.
*u cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam:
Vấn đề cần thiết và cấp bách lúc bấy giờ là giải tỏa tình trạng đối đầu,
thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa và mở rộng
quan hệ hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung
xây dựng kinh tế.
Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các quốc gia khác,
ngoài việc phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, cần phải tranh thủ các
nguồn lực bên ngoài, trong đó việc mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế với
các nước và tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng.
Những đặc điểm, xu thế quốc tế và yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng
Việt Nam nêu trên là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam xác định quan điểm
và hoạch định chủ trương, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới.3
1.3.

Mục tiêu đối ngoại:

Phương Đăng, Tình hình thế giới từ giữa những thập niên 80 của thế ký XX, Prezi.com,
15/12/2013
3

8


Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, bên
cạnh các cuộc chiến đấu ngoan cường bảo vệ lãnh thổ, ông cha ta luôn luôn
chú trọng hoạt động đối ngoại, tạo dựng nên những truyền thống và bản sắc
độc đáo của nền ngoại giao Việt Nam đầy hào khí, giàu tính nhân văn, hồ
hiếu : “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường
bạo!”; “Dập tắt muôn đời chiến tranh; Mở nền mn thủa thái bình!”. Đó là
những tư tưởng, triết lý vượt thời đại, mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị. Những
truyền thống và bản sắc tốt đẹp ấy càng được bồi đắp, phát huy và toả sáng
trong thời đại Hồ Chí Minh, đã hình thành nền ngoại giao Việt Nam gắn với
tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.
Cùng ngoại giao Chính trị, ngoại giao Kinh tế, ngoại giao Văn hóa là
một trong ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam. Mục tiêu của ngoại giao văn
hóa là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế, nâng
cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế và phục vụ cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài.

Đối với mục tiêu cụ thể, ngoại giao văn hóa góp phần nâng cao sự hiểu
biết đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về đất nước, con người và nền văn hóa Việt
Nam. Đồng thời, các hoạt động ngoại giao văn hóa chính là kênh tiếp thu tinh
hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn
hóa truyền thống của đất nước. Giao lưu văn hóa sẽ tạo nên hình ảnh tốt hơn
về đất nước, con người và nền văn hóa quốc gia. Nói cách khác là ngoại giao
văn hóa sẽ góp phần kiến tạo lịng tin để xây dựng quan hệ hữu nghị bền vững
giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Như vậy, ngoại giao văn hóa của Việt Nam giữ vị trí “là nền tảng tinh
thần của hoạt động đối ngoại”, được thực hiện bằng việc áp dụng các nội
dung, hình thức văn hóa: nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền thống văn hóa,
thơng tin... nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại
quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá văn hóa và ngơn ngữ

9


quốc gia để tạo ra uy tín, vị thế và ảnh hưởng của Việt Nam với thế giới trong
thời đại tồn cầu hóa.4

TS Phạm Ngọc Anh, Ngoại giao văn hóa trong bối cảnh hội nhập, Bài đăng trên Tạp chí
Lý luận chính trị số 7-2015
4

10


CHƯƠNG II:
CÁC CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HĨA TỪ NĂM 1986 ĐẾN
NĂM 2019

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định ba nhiệm vụ cơ bản trong
suốt thời kỳ xây dựng đất nước quá độ lên CNXH là: phát triển kinh tế là
trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh
thần cho xã hội.5
Ngày 22/11/1991, Liên Xô sụp đổ kéo theo sự tan rã của cả hệ thống
XHCN, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các Đảng Cộng sản trên thế giới. Trước tình
hình đó, Đảng ta chủ trương kiên quyết theo con đường XHCN, kết hợp sức
mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, từng bước đưa Việt Nam phát
triển. Những thành tựu của đường lối đối ngoại đổi mới của Đại hội VI, VII,
VIII đã chứng minh điều đó. Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc
lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam
muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa
bình, độc lập và phát triển. Tuy nhiên những dấu ấn của ngoại giao văn hóa
trong đường lối đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đầu là chưa thực sự rõ rệt.
Phải đến năm 2011, khi Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020
được Thủ tướng Chính phủ ban hành, ngoại giao văn hóa mới được xác định
về chủ thể, mục tiêu và các biện pháp tiến hành.
Ðại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương “chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế”, và lần đầu tiên Ngoại giao văn hoá được
đề cập trong văn kiện của Đảng. Đây là thời cơ nhưng đồng thời là thách thức
đối với Ngoại giao văn hóa, vừa có cơ hội để phát triển, vừa phải tiếp thu có
chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng nền văn hoá lành mạnh, chống
lại các tư tưởng văn hoá không lành mạnh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập
sâu rộng với thế giới.
GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, Trang Thông tin điện tử
Hội đồng Lý luận trung ương, 16/02/2019
5

11



Nghị Quyết số 22-NQ/TƯ ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội
nhập quốc tế có nêu rõ Hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố mơi trường hịa
bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước
nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản
sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín
quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Cần lồng ghép các hoặt động hội nhập quốc tế trong quá trình xây dựng và triển
khai chiến lược phát triển các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế,...

Đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương về văn hóa, xã hội, khoa
học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, trước hết là xây dựng cộng đồng văn hóa
– xã hội ASEAN, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao. Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, tiếp thu tri thức, nhất
là tri thức về quản lý và khoa học công nghệ, tiếp thu tinh hoa văn hóa của
nhân loại. Tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam
với bạn bè quốc tế.
Thực hiện các cam kết và đóng góp vào việc sửa đổi, hoàn thiện và xây
dựng mới các chuẩn mực, sáng kiến của các tổ chức quốc tế mà nước ta là
12


thành viên, trước hết là các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc. Tích cực
tham gia các thể chế hợp tác về mơi trường, đóng góp vào nỗ lực chung
phịng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo
vệ rừng, nguồn nước, động vật, thực vật ở nước ta và trên thế giới.

Chủ động, tích cực giới thiệu, tham gia và nâng cao chất lượng, thành
tích trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao…ở khu vực và thế giới.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả cơng tác tư tưởng, văn hóa, thơng tin,
tun truyền; đấu tranh có hiệu quả nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về xã
hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa
XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam
phát triển tồn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân
tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa khi này thực sự trở thành nền
tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm
sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Quyết định số 3261/QĐ-BNG ngày 30/8/2016, Ban hành Chương trình
hành động Triển khai kết quả Hội nghị Ngoại giao 29: Tích cực triển khai
Chiến lược ngoại giao văn hóa đến 2020 và tăng cường tham gia của ta tại
UNESCO và một số tổ chức, diễn đàn đa phương về văn hóa, giáo dục, khoa
học, xã hội; hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia, thúc đẩy việc bảo tồn và
phát huy giá trị các di sản/danh hiệu đã được công nhận gắn với phát triển bền
vững.
Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 05/11/2016, Ban chấp hành Trung ương
Đảng XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ
vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới: bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao
đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bên cạnh
13


việc phát triển kinh tế, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.6

Nhìn chung, các biện pháp chính sách bao gồm: tăng cường lý luận và
nhận thức về ngoại giao văn hóa; tiếp tục xây dựng và hồn hiện cơ chế,
chính sách về ngoại giao văn hóa với các biện pháp cụ thể như: đẩy mạnh các
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho cơng tác ngoại giao văn
hóa; bảo đảm nguồn lực cho ngoại giao văn hóa; gắn kết các hoạt động ngoại
giao văn hóa với cơng tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; gắn
kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và kinh tế; đẩy mạnh quảng bá
hình ảnh Việt Nam; đa dạng hóa các loại hình vận động để đạt được các danh
hiệu quốc tế và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

6

Sổ tay công tác ngoại vụ phần về ngoại giao văn hóa, website Bộ Ngoại giao Việt Nam
14


CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH
Có thể thấy, qua mỗi kì Đại hội hay các Hội nghị ngoại giao thường niên, vị
trí của Ngoại giao văn hóa trong các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ngày càng được khẳng định. Rất nhiều Nghị quyết đã được ban hành
xoay quanh vấn đề triển khai các hoạt động trong lĩnh vực Ngoại giao văn
hóa. Nổi bật lên trong số đó là chin phương hướng hoạt động cơ bản sau:
3.1.

Tăng cường gắn kết Ngoại giao Văn hóa với Ngoại giao Chính

trị và Ngoại giao Kinh tế:
Đưa Ngoại giao Văn hóa vào nội dung tổng thể của các hoạt động đối
ngoại của Đảng và Nhà nước hàng năm như trong khuôn khổ các chuyến
thăm cấp cao, nhân kỷ niệm năm chẵn, năm tròn quan hệ ngoại giao giữa Việt

Nam với các nước theo hướng chú trọng kết hợp yếu tố văn hố-kinh tế đa
dạng về hình thức, đặc sắc về chất lượng.
Chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tổ chức các sự kiện
Tuần/Ngày Việt Nam ở nước ngồi kết hợp cả ba nội dung chính trị, kinh tế
và văn hóa, tạo ra những điểm nhấn trong quảng bá các khía cạnh khác nhau
về Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Đề án “Tơn vinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước
ngoài” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng cũng
như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với hình ảnh quốc gia Việt
Nam.
Thúc đẩy ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế
song phương và đa phương về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hố.
Tiếp tục các hoạt động Ngoại giao văn hóa với hiệu quả cao, đồng thời
nâng cao tính sáng tạo, linh hoạt đối với từng đối tượng khác nhau.
3.2.

Tích cực hoạt động, nâng cao vị thế Việt Nam tại các diễn đàn

đa phương:

15


Chủ động tham gia xây dựng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN,
tích cực tham gia thảo luận và đưa ra các sáng kiến về các vấn đề mang tính
tồn cầu, khu vực; triển khai thực hiện sáng kiến Mạng lưới xanh (Green
Network) liên kết các khu di sản, khu dự trữ sinh quyển của các nước ASEAN
do Việt Nam đưa ra tháng 9/2012.
Tăng cường vai trị tích cực trong các thiết chế của UNESCO và tại các

diễn đàn đa phương khác về văn hoá (Liên hợp quốc, ASEM, FEALAC…),
qua đó thể hiện vai trị là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế: ứng cử vào các Uỷ ban liên chính phủ, đưa người vào làm việc
tại các cơ quan chun mơn; tích cực hưởng ứng các chủ đề quan trọng và
được ưu tiên của UNESCO; thể hiện vai trò chủ đạo trong nhóm quốc gia
thành viên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ASPAC.
Tham gia tích cực, đẩy mạnh liên kết và hợp tác giữa các nước trong
Cộng đồng Pháp ngữ, trong đó chú trọng hợp tác về văn hoá, giáo dục, thể
thao vừa quảng bá về Việt Nam trong Cộng đồng Pháp ngữ, vừa tạo ra hiệu
ứng về quảng bá hình ảnh của cả Cộng đồng đối với toàn thế giới.
3.3.

Đẩy mạnh gắn kết giữa Ngoại giao văn hóa với cơng tác về

người Việt Nam ở nước ngoài:
Thực hiện Đề án giảng dạy tiếng Việt cho kiều bào với quy mô rộng rãi
hơn thơng qua nhiều loại hình (mở lớp dạy tại chỗ, qua hệ thống phát thanh,
truyền hình…), kết hợp chặt chẽ với truyền bá văn hóa Việt cho cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngồi;
Chủ động, tích cực hỗ trợ việc xây dựng và phát triển các trung tâm
sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, các cơng trình văn hóa đặc trưng Việt Nam ở
các nước thành nơi tập hợp cộng đồng và truyền bá văn hóa, hình ảnh Việt
Nam;
Cung cấp thơng tin về các loại hình văn hóa nghệ thuật qua các kênh
khác nhau (báo chí, phim ảnh, truyền hình…) một cách đầy đủ, kịp thời, đổi
mới nội dung, hình thức và phương thức tuyên truyền phù hợp…
16


Huy động, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi

tham gia đóng góp vào các hoạt động Ngoại giao Văn hóa của ta triển khai ở
các địa bàn; hỗ trợ tích cực các hoạt động văn hóa của cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngồi.
Phối hợp, hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc nghiên cứu,
phát hiện, thu thập những di sản văn hóa – lịch sử quốc gia bị lưu lạc ở nước
ngoài do nhiều nguyên nhân.
3.4.

Quảng bá về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam:

Xây dựng các kế hoạch hoạt động ngắn, trung và dài hạn với một thông
điệp xuyên suốt về một dân tộc “u chuộng hồ bình, văn hiến, một đất nước
Việt Nam đổi mới, năng động và không ngừng phát triển”.
Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng sản phẩm văn
hoá đặc sắc, tiêu biểu và biểu tượng quốc gia.
Tăng cường quảng bá ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài.
Tăng cường giới thiệu con người Việt Nam thơng qua hình ảnh các anh
hùng dân tộc, danh nhân văn hóa cũng như những nét đẹp tiêu biểu của con
người Việt Nam.

Quảng bá những giá trị văn hóa mang tính biểu tượng của Việt Nam là một trong
những hoạt động hiện thực hóa đường lối, chính sách ngoại giao văn hóa của Đảng và
Nhà nước
17


Tập trung quảng bá các sản phẩm văn hóa vật thể hoặc phi vật thể tiêu
biểu tại các địa phương của Việt Nam, kết hợp tổ chức một số hoạt động như
triển lãm quốc tế, quảng bá thủ công làng nghề, các sản vật địa phương... (ưu
tiên địa phương có di sản được UNESCO cơng nhận).

Kết hợp hài hịa giữa phát huy giá trị di sản với việc tìm kiếm sự hỗ trợ
quốc tế đối với công tác bảo tồn các di sản.
Hỗ trợ xuất bản và phổ biến ra nước ngồi các tác phẩm nghệ thuật có
giá trị, chất lượng, các ấn phẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu có
tên tuổi, giới thiệu phong tục tập quán, lễ hội, trang phục các dân tộc Việt
Nam, danh lam thắng cảnh, làng nghề truyền thống, các tác phẩm trên các
lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc, hội họa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, kiến trúc.
Phối hợp vận động đăng cai và tích cực tham gia có chọn lọc các sự
kiện văn hố-thể thao quốc tế và khu vực, góp phần nâng cao hình ảnh Việt
Nam trong cộng đồng quốc tế, đóng góp vào việc phát triển kinh tế-xã hội và
quan hệ hợp tác với các nước.
Phối hợp, hỗ trợ tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa nước ngồi
tại Việt Nam nhằm “đưa thế giới đến Việt Nam và đưa Việt Nam ra thế giới”,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thắt chặt quan hệ ngoại giao, thúc đẩy hợp tác
về kinh tế, thương mại, du lịch với các nước.

Giao lưu văn hóa với đại biểu Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản,
2/12/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh

18



×