Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận xã hội học lứa tuổi biến đổi xã hội và gia đình các triển vọng so sánh từ phương tây, trung quốc và nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.17 KB, 13 trang )

1

“BIẾN ĐỔI XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH: CÁC TRIỂN VỌNG SO SÁNH TỪ
PHƯƠNG TÂY, TRUNG QUỐC VÀ NAM Á”
Arland Thornton và Thomas E. Fricke
(Tuyển tập các cơng trình chọn lọc trong dân số học xã hội, Nxb KHXH, 1994)
Câu hỏi cần trả lời:
Câu 1. Giả sử đồng chí dự định nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề hôn
nhân và gia đình của nhóm thanh niên hiện nay tại Hà Nội:
- Những giả thuyết nào có thể gợi ra từ bài viết?
- Hãy nêu các biến số được sử dụng phù hợp để kiểm chứng giả thuyết
đó?
Câu 2. Xu hướng hơn nhân và lựa chọn bạn đời của lớp trẻ phương Tây,
Trung Quốc và Nam Á? Liên hệ với lựa chọn bạn đời ở Việt Nam thông qua các
nghiên cứu.
Câu 3. Có những khía cạnh gì cần đi sâu nghiên cứu về chủ đề này ở Việt
Nam? Nêu cụ thể và xây dựng 1 tên đề tài với 5 biến số độc lập, 3 biến số phụ
thuộc.


2

Câu 1. Giả sử đồng chí dự định nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề
hơn nhân và gia đình của nhóm thanh niên hiện nay tại Hà Nội:
- Những giả thuyết nào có thể gợi ra từ bài viết?
- Hãy nêu các biến số được sử dụng phù hợp để kiểm chứng giả
thuyết đó?
Trả lời:
1.1. Những giả thuyết nào có thể gợi ra từ bài viết?
“Những đổi mới trong học vấn, việc làm và cuộc sống của lớp trẻ đã thay
đổi hoạt động của họ, mối quan hệ của họ với kinh tế, với cha mẹ và bạn bè. Do


đó khơng có gì đáng ngạc nhiên nếu những thay đổi đó ảnh hưởng đến việc lựa
chọn bạn đời và hơn nhân. Vì lớp trẻ dành nhiều thời gian cho việc học tập và
làm việc ngồi gia đình và vì họ không sống cùng bố mẹ nên cơ hội giao tiếp với
những người khác giới cũng tăng lên trong khi sự giám sát của bố mẹ giảm
xuống (Kung, 1983; Hareven, 1982). Một biểu hiện của những thay đổi đó là sự
giảm sút vai trị của cha mẹ đối với hơn nhân của con cái.”
Từ đoạn văn có thể đưa ra giả thuyết cho nghiên cứu tại Hà Nội là: các
yếu tố học vấn, việc làm là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn bạn đời
và hôn nhân của thanh niên.
“Theo truyền thống, các bậc cha mẹ phương Tây so với cá bậc cha mẹ ở
Trung Quốc và Nam Á, vốn can thiệp ít hơn vào việc lựa chọn bạn đời của các
con nên khả năng giảm sự kiểm soát cũng ít hơn một cách đáng kể. Tuy nhiên,
đã có bằng chứng gián tiếp về sự giảm sút vai trò của bố mẹ trong hôn nhân của
các con ở Mỹ và châu Âu…” (Lantz, Schultz và O Hara, 1977; Smith, 1973;
Tilly và Scott, 1987).
“Ở Đài Loan sự kiểm soát của bố mẹ trong việc lựa chọn bạn đời giảm
mạnh…” “Hồi đầu thế kỷ XX, hôn nhân ở Đài Loan thường hoàn toàn do cha
mẹ sắp đặt từ rất sớm, từ khi cịn thơ ấu. Trong những cuộc hơn nhân đó cô dâu


3

tương lai được đưa về nhà chồng và sống ở đó cho đến khi cưới. Ngày nay tình
trạng đó khơng còn nữa.”
Giả thuyết: Trong vấn đề lựa chọn bạn đời, con cái được tự do trong việc
lựa chọn mà ít chịu sự can thiệp của bố mẹ.
“Việc đi học đem lại cho lớp trẻ một loạt các hoạt động và vai trị mới,
chiếm nhiều thời gian và có thể dẫn tới trì hỗn hơn nhân.”
“Đối với các xã hội như Đài Loan khả năng trì hỗn cịn lớn hơn nhiều vì
tuổi kết hơn tương đối trẻ hơn so với các xã hội phương Tây nơi mà tuổi kết hôn

đủ lớn để cho phép đạt được trình độ học vấn cao trước khi lập gia đình.”
Giả thuyết:
Thanh niên có xu hướng kết hơn muộn, trì hỗn việc lập gia đình.
Có sự khác biệt trong quan niệm về kết hôn, lựa chọn bạn đời giữa những
người sinh ra ở nông thôn và thành thị.
“Ở Đài Loan trong một vài năm gần đây những thay đổi này diễn ra do sự
tăng mạnh trong quan hệ tình dục và thai nghén trước hơn nhân (Thornton,
Chang và Sun, 1984), hiện tượng này cũng tăng lên ở Triều Tiên và cộng đồng
người Hoa ở Malaysia (Rindfuss và Morgan, 1983).”
Giả thuyết: So với trước đây, tình trạng quan hệ tình dục trước hơn nhân
đã tăng lên.
Ngồi ra bài viết cũng nhắc nhiều tới phụ nữ và nam giới: “Ở miền nam
Ấn Độ phụ nữ có truyền thống kết hôn sớm hơn nhiều so với nam giới.”
Giả thuyết: Phụ nữ thường kết hôn sớm hơn nam giới.
1.2. Các biến số được sử dụng phù hợp để kiểm chứng giả thuyết
- Các yếu tố học vấn, việc làm là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn bạn đời và hơn nhân của thanh niên.
Biến số: Trình độ học vấn, nghề nghiệp
- Trong vấn đề lựa chọn bạn đời, con cái được tự do trong việc lựa chọn
mà ít chịu sự can thiệp của bố mẹ.


4

Biến số: Kiểu lựa chọn bạn đời (chủ yếu do cha mẹ chọn lựa, chủ yếu do
bản thân chọn lựa)
- Thanh niên có xu hướng kết hơn muộn, trì hỗn việc lập gia đình.
Biến số: Độ tuổi lần đầu kết hôn (với những người đã kết hôn), độ tuổi dự
định kết hơn (với những người chưa kết hơn)
- Có sự khác biệt trong quan niệm về kết hôn, lựa chọn bạn đời giữa

những người sinh ra ở nông thôn và thành thị.
Biến số: Nơi cư trú, nơi tạm trú
- So với trước đây, tình trạng quan hệ tình dục trước hơn nhân đã tăng lên.
Biến số: Đã quan hệ tình dục chưa (với người chưa kết hôn), độ tuổi lần
đầu quan hệ tình dục
- Phụ nữ thường kết hơn sớm hơn nam giới.
Biến số: Giới tính


5

Câu 2. Xu hướng hôn nhân và lựa chọn bạn đời của lớp trẻ phương
Tây, Trung Quốc và Nam Á? Liên hệ với lựa chọn bạn đời ở Việt Nam
thông qua các nghiên cứu.
Trả lời:
2.1. Xu hướng hôn nhân và lựa chọn bạn đời của lớp trẻ phương Tây,
Trung Quốc và Nam Á
2.1.1. Sự kiểm soát của bố mẹ trong việc lựa chọn bạn đời của con cái
giảm mạnh
* Ở Đài Loan:
- Sự kiểm soát của bố mẹ trong việc lựa chọn bạn đời giảm mạnh.
+ Số phần trăm phụ nữ nói rằng cha mẹ quyết định hơn nhân của họ giảm
từ 75% đối với các thế hệ đầu những năm 1930 xuống chỉ còn 15% đối với
những phụ nữ đã có chồng thuộc thế hệ sinh gần đây, trong khi phần trăm những
người nói rằng họ quyết định hồn toàn tăng từ 5% đến 33% (Thornton, Chang,
và Sun, 1984).
+ Hồi đầu thế kỷ XX, hôn nhân ở Đài Loan thường hoàn toàn do cha mẹ
sắp đặt từ rất sớm, từ khi cịn thơ ấu. Trong những cuộc hơn nhân đó cơ dâu
tương lai được đưa về nhà chồng và sống ở đó cho đến khi cưới. Ngày nay tình
trạng đó khơng cịn nữa.

- Cả học vấn và làm việc bên ngồi cũng đều có tác động tích cực tới việc
tham gia của con cái vào quá trình lựa chọn.
- Đây là kết quả của việc nâng cao độc lập kinh tế ở giới trẻ nhờ cơ hội
việc làm ngoài gia đình tăng lên.
* Ở Indonesia: cũng có xu hướng tương tự, bố mẹ ít tham gia vào việc lựa
chọn bạn đời của con cái hơn.
* Ở miền Nam Ấn Độ: Hiện nay, trong khi các bậc cha mẹ vẫn tiếp tục sắp
đặt hơn nhân thì lớp trẻ cũng được hỏi ý kiến nhiều hơn và ngày càng có tiếng
nói quyết định hơn trong việc lựa chọn bạn đời.


6

* Ở Nam Á:
- Quyền tự quyết trong hôn nhân chịu ảnh hưởng của cơ hội làm công ăn
lương bên ngồi gia đình.
- Phần lớn các vùng thuộc Nam Á, tiếng nói của cha mẹ vẫn là duy nhất
cho đến mãi gần đây (Caldwell, Reddy và Caldwell, 1982, 1983; Fricke, Syed
và Smith, 1986).
2.1.2. Xu hướng kết hôn muộn
Việc đi học đem lại cho lớp trẻ một loạt các hoạt động và vai trị mới,
chiếm nhiều thời gian và có thể dẫn tới trì hỗn hơn nhân.
- Đối với các xã hội như Đài Loan khả năng trì hỗn cịn lớn hơn nhiều vì
tuổi kết hơn tương đối trẻ hơn so với các xã hội phương Tây nơi mà tuổi kết hơn
đủ lớn để cho phép đạt được trình độ học vấn cao trước khi lập gia đình.
- Phần lớn dân cư châu Á trong quá khứ, kể cả Đài Loan thích hợp với xu
hướng truyền thống là kết hơn sớm và cha mẹ kiểm soát thu nhập cũng như việc
lựa chọn bạn đời. Tăng công việc được trả lương cho phụ nữ chưa chồng ở các
xã hội kiểu này có thể dẫn đến tăng tuổi kết hôn.
+ Ở Đài Loan tuổi kết hơn trung bình của phụ nữ tăng từ khoảng 18 vào

năm 1905 đến gần 25 vào năm 1984, và bây giờ còn cao hơn cả Mỹ (Casterline,
1980; Ministry of the Interior, 1985).
+ Ở nông thôn Pakistan, học vấn cùng với đặc điểm văn hóa mong muốn
khác của người vợ hoặc của con dâu bù lại điều không mong muốn của việc kết
hơn muộn. Do đó thậm chí những phụ nữ khơng có cơ may hồn thành nốt năm
học cuối cùng cũng kết hôn muộn hơn hẳn so với những phụ nữ chưa từng đi
học (Fricke, Syed và Smith, 1986).
- Ở những nơi hôn nhân vốn được tổ chức muộn và con cái có tồn quyền
kiểm sốt thu nhập của mình cũng như việc lựa chọn bạn đời, các cơng việc làm
thêm và thu nhập cao hơn có thể dẫn đến kết hôn sớm (Levine, 1977). Quyền tự
do rộng rãi của con cái trong trường hợp đó có thể cho phép họ chuyển từ nhiều


7

cơ hội làm việc và thu nhập cao hơn thành kết hôn sớm nếu muốn. Tuy nhiên,
cuộc thảo luận trước đây cho thấy khơng có xã hội nào thích hợp với mơ hình
này.
- Đã có bằng chứng về những thay đổi quan trọng trong hôn nhân ở các xã
hội phương Tây trước cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa, đặc biệt đáng chú ý nhất là
ở Anh vào thế kỷ XVIII (Wrigley, 1983; Wrigley và Schofield, 1981). Tuy
nhiên, trong thế kỷ trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ở phương Tây những
thay đổi chung trong tuổi kết hôn chỉ ở mức vừa phải mặc dù ở một số vùng có
thể có những thay đổi quan trọng (Watkins, 1981; Levine, 1977). Nhưng sau
Chiến tranh Thế giới lần thứ hai sự bùng nổ thật sự về hôn nhân đã làm giảm
tuổi kết hôn và tăng mức phổ biến của hôn nhân (Hajnal, 1953; Watkins, 1981).
Tuy nhiên thì sau này tuổi kết hôn và tỷ lệ những người không bao giờ kết hôn
đã tăng lên (Carmichael, 1984; Roussel và Festy, 1979; Rodgers và Thornton,
1985).
2.1.3. Xu hướng tình dục và có thai trước hơn nhân

Trong nhiều vùng Nam Á, những đám cưới có uy tín thường được sắp đặt
giữa hai gia đình trước hoặc ngay sau khi người con gái có kinh nguyệt lần thứ
nhất. Trong khi những đám cưới sau thời điểm đó, về lý thuyết, làm tăng khả
năng quan hệ tình dục và thai nghén trước hơn nhân, thì các biện pháp kiểm soát
hữu hiệu khác đối với tự do của phụ nữ lại làm giảm nguy cơ này.
- Ở các nước, nơi có sự tách biệt giới tính nghiêm ngặt và bạn đời do bố
mẹ lựa chọn thì có ít khả năng quan hệ tình dục trước hơn nhân.
- Trong xã hội mà tình dục trước hơn nhân bị kiểm sốt khắt khe, khả
năng quan hệ tình dục và có thai trước hôn nhân lại tăng lên khi giao tiếp giữa
hai giới tăng lên, khi con cái có nhiều thời gian không ở gần cha mẹ, và khi
chúng được tham gia nhiều hơn vào quá trình lựa chọn bạn đời.
- Ở Đài Loan trong một vài năm gần đây những thay đổi này diễn ra do sự
tăng mạnh trong quan hệ tình dục và thai nghén trước hơn nhân (Thornton,


8

Chang và Sun, 1984), hiện tượng này cũng tăng lên ở Triều Tiên và cộng đồng
người Hoa ở Malaysia (Rindfuss và Morgan, 1983). Shortet (1975) khẳng định
rằng tình dục trước hôn nhân tương đối hiếm ở các xã hội phương Tây truyền
thống, nhưng đã tăng lên trong những giai đoạn tiền công nghiệp. Ở phương
Tây, hiện tượng sinh con người giá thú tăng lên một cách đáng kể trong thế kỷ
XVIII và đầu thế kỷ XIX rồi sau đó lại giảm xuống vào cuối thế kỷ XIX và đầu
thế kỷ XX (Shorter, Knodel và van de Walle, 1971). Ở Đài Loan, tỉ lệ sinh ngoài
giá thú tăng từ năm 1906 đến năm 1940 nhưng sau năm 1960 tỉ lệ này lại giảm
mạnh. Sinh con ngoài giá thú ở Đài Loan hiện nay giảm mạnh bất chấp tỷ lệ
quan hệ tình dục và có thai trước hơn nhân tăng vì quan hệ tình dục chủ yếu xảy
ra vào thời gian gần ngày cưới.
2.2. Liên hệ với lựa chọn bạn đời ở Việt Nam thông qua các nghiên
cứu.

Cũng giống như xu hướng hôn nhân và lựa chọn bạn đời của lớp trẻ
phương Tây, Trung Quốc và Nam Á, ở Việt Nam sự kiểm soát của bố mẹ trong
việc lựa chọn bạn đời của con cái đang giảm mạnh.
Bài viết “quyền tự do lựa chọn bạn đời ở một số tỉnh đồng bằng sông
Hồng: truyền thống và biến đổi” của Nguyễn Hữu Minh đăng trên tạp chí Xã hội
học số 1 (65), 1999 đã chỉ ra rằng:
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, việc hôn nhân của mỗi cá nhân là
rất quan trọng, liên quan đến cả gia đình dịng họ. Chính vì vậy hôn nhân không
được coi là chuyện riêng của cá nhân đôi thanh niên nam nữ mà chủ yếu là kết
quả bàn bạc thống nhất của hai bên gia đình. Tình u đơi lứa khơng được coi
trọng trong các cuộc hôn nhân truyền thống, mọi thứ do cha mẹ sắp đặt vì họ tin
vào kinh nghiệm của bản thân, lo sợ nếu để con cái lựa chọn sẽ có những quyết
định khơng đúng đắn.
Khi những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây truyền đến Việt Nam vào
cuối thế kỷ XIX, khuôn mẫu hôn nhân do cha mẹ sắp xếp đã dần bị các tầng lớp


9

thanh niên, đặc biệt trong các gia đình thượng lưu ở các vùng đô thị phản đối
Tuy nhiên trong gia đoạn này những thay đổi chưa đáng kể.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế,
chính trị và xã hội tiếp theo đó là làm thay đổi chuẩn mực hơn nhân truyền
thống. Trình độ học vấn tăng giúp phổ biến trong xã hội những quan niệm về
hôn nhân mới, đặc biệt là việc lựa chọn trên cơ sở tình u. Luật Hơn nhân và
gia đình năm 1959 và 1986 đã giúp thay đổi lớn lao đối với nam nữ trong thực
hành quyền tự do lựa chọn bạn đời.
Về độ tuổi kết hôn, bài viết “Tuổi kết hôn lần đầu ở Việt Nam” của
Nguyễn Hữu Minh đăng trên tạp chí Xã hội học Số 4 (52) 1995 đã đưa ra rằng
dưới tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội và các sự kiện chính trị đặc

biệt trong mấy thập niên qua, khn mẫu tuổi kết hôn lần đầu ở Việt Nam đang
chuyển từ mơ hình truyền thống sang mơ hình hiện đại, tuổi kết hôn lần đầu tiên
của nam giới và phụ nữ tăng lên đáng kể so với thời kỳ cách đây vài thập kỷ.
Theo kết quả của tổng cục Thống kê ,Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt
Nam 2009, Tuổi kết hơn trung bình lần đầu giai đoạn 1989-2009 cho kết quả
như sau: Năm 1989, nam là 24,4 nữ 23,2; năm 1999 nam 25,4 nữ 22,8; năm
2009 nam 26,2 nữ 22,8.
Trong bài viết “Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi kết hôn lần đầu ở Việt
Nam hiện nay của Th.S Nguyễn Thanh Bình có đưa ra kết luận rằng tuổi kết hơn
trung bình của người Việt Nam, đặc biệt là nam giới có xu hướng tăng lên, cịn
phụ nữ có xu hướng ổn định so với những thập niên trước. Việt Nam đã rất nỗ
lực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chính sách KHHGĐ, khơng kết
hôn sớm, dãn khoảng cách sinh, nhận thức của người dân cũng tăng lên.


10

Câu 3. Có những khía cạnh gì cần đi sâu nghiên cứu về chủ đề này ở
Việt Nam? Nêu cụ thể và xây dựng 1 tên đề tài với 5 biến số độc lập, 3 biến
số phụ thuộc.
Trả lời:
3.1. Những khía cạnh cần đi sâu nghiên cứu về chủ đề hôn nhân và
lựa chọn bạn đời ở Việt Nam:
Ở Việt Nam hiện nay chủ đề hôn nhân và lựa chọn bạn đời cũng rất được
quan tâm. Trong đó một số chủ đề, khía cạnh có thể tiếp tục khai thác và đi sâu
nghiên cứu có thể kể đến như:
- Khía cạnh giới trong xu hướng hôn nhân và việc lựa chọn bạn đời
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn bạn đời
- Vai trị của cha mẹ đối với các quyết định trong hôn nhân
- Vấn đề xã hội đằng sau việc kết hôn muộn

- Mối quan hệ giữa việc tự do lựa chọn bạn đời và xu hướng ly hôn hiện
nay
3.2. Nêu cụ thể và xây dựng 1 tên đề tài với 5 biến số độc lập, 3 biến
số phụ thuộc.
Đề tài:
Thực trạng quyền tự do lựa chọn bạn đời của thanh niên Hà Nội hiện nay
Biến số độc lập:
Giới tính
Tuổi
Tơn giáo
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Xuất thân: Thành thị/nông thôn
Nghề nghiệp của bố mẹ
Biến số phụ thuộc:


11

Quan điểm về tự do lựa chọn bạn đời
Nhu cầu tự lựa chọn bạn đời
Thực trạng hành vi tự lựa chọn bạn đời


12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biến đổi xã hội và gia đình: Các triển vọng so sánh từ phương Tây,
Trung Quốc và Nam Á, Arland Thornton và Thomas E. Fricke, Tuyển tập các
cơng trình chọn lọc trong dân số học xã hội, Nxb KHXH, 1994.

2. Nguyễn Thanh Bình, Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi kết hôn lần đầu
ở Việt Nam hiện nay
/>groupId=18&articleId=108275&version=1.0
3. Nguyễn Hữu Minh, Quyền tự do lựa chọn bạn đời ở một số tỉnh đồng
bằng sông Hồng: Truyền thống và biến đổi, tạp chí Xã hội học số 1 (65), 1999.
4. Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009
5. Nguyễn Hữu Minh, Tuổi kết hôn lần đầu ở Việt Nam, tạp chí Xã hội
học Số 4 (52) 1995.


13

MỤC LỤC
Câu 1. Giả sử đồng chí dự định nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề hơn
nhân và gia đình của nhóm thanh niên hiện nay tại Hà Nội:..........................2
1.1. Những giả thuyết nào có thể gợi ra từ bài viết?.............................................2
1.2. Các biến số được sử dụng phù hợp để kiểm chứng giả thuyết.......................3
Câu 2. Xu hướng hôn nhân và lựa chọn bạn đời của lớp trẻ phương Tây,
Trung Quốc và Nam Á? Liên hệ với lựa chọn bạn đời ở Việt Nam thông
qua các nghiên cứu..............................................................................................5
2.1. Xu hướng hôn nhân và lựa chọn bạn đời của lớp trẻ phương Tây, Trung
Quốc và Nam Á.....................................................................................................5
2.2. Liên hệ với lựa chọn bạn đời ở Việt Nam thông qua các nghiên cứu..............8
Câu 3. Có những khía cạnh gì cần đi sâu nghiên cứu về chủ đề này ở Việt
Nam? Nêu cụ thể và xây dựng 1 tên đề tài với 5 biến số độc lập, 3 biến số
phụ thuộc............................................................................................................10
3.1. Những khía cạnh cần đi sâu nghiên cứu về chủ đề hôn nhân và lựa chọn bạn
đời ở Việt Nam:...................................................................................................10
3.2. Nêu cụ thể và xây dựng 1 tên đề tài với 5 biến số độc lập, 3 biến số phụ
thuộc....................................................................................................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................12



×