LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng và định
hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tun Quang
đến năm 2030” là do chính tơi thực hiện và chưa được cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các nội dung
trong nghiên cứu này.
Tác giả luận văn
Vũ Trung Hiếu
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt
động của con người. Nói cách khác, khơng có đất sẽ khơng có sản xuất cũng
như khơng có sự tồn tại của chính con người. Do đó, sử dụng đất đai có hiệu
quả là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đảm bảo cho
mục tiêu ổn định chính trị của chính quốc gia đó.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được bao gồm nhóm đất nơng
nghiệp, phi nơng nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng với nhiều loại đất khác
nhau. Ở nước ta, đất nông nghiệp chiếm diện tích khá lớn trong quỹ đất và có
vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế của cả nước. Theo quy định của
pháp luật, đất nông nghiệp được giao cho người dân phục vụ nhu cầu sản xuất
trong lĩnh vực nông nghiệp từ trồng trọt tới chăn nuôi, nghiên cứu, thí nghiệm,
bảo vệ mơi trường sinh thái hay cung ứng các sản phẩm cho các ngành công
nghiệp và dịch vụ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cho thấy,
sử dụng đất nông nghiệp theo hướng đa hàng hóa đã tạo ra nhiều sản phẩm tăng
thu nhập cho người dân tham gia sản xuất.
Yên Sơn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Tun
Quang. Diện tích đất nơng nghiệp của huyện khá lớn và màu mỡ rất thích hợp
cho việc phát triển các loại cây trồng. Huyện đã tái cơ cấu lại ngành nông
nghiệp, dành nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững,
nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Yên Sơn đã hình
thành và phát triển được 4 vùng sản xuất nơng nghiệp (SXNN) tập trung hắn với
phát triển kinh tế trang trại với quy mô lớn, bước đầu mang lại hiệu quả về năng
suất. Tuy nhiên, SXNN của huyện còn mang tính nhỏ lẻ, liên kết chưa bền
vững, thực hiện các cơ chế chính sách của tỉnh về phát triển nơng nghiệp còn
chậm,...
2
Từ thực tiến trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và
định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang đến năm 2030” nhằm đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và
mơi trường của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp để từ đó có thể đề xuất
loại hình sử dụng đất nơng nghiệp phù hợp và hiệu quả tại địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của các loại hình sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nhằm phát triển bền
vững đất nông nghiệp tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng
đất nơng nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất SXNN trên địa bàn huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang.
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Yên Sơn.
- Đề xuất loại hình sử dụng đất để SXNN đạt hiệu quả tối ưu.
4. Đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị
với độ tin cậy cao, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu,
xây dựng các mơ hình sử dụng đất SXNN để hướng tới một nền nông nghiệp
bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn cũng như trên toàn tỉnh Tuyên Quang.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Các khái niệm liên quan
Đất đai là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, mang lại những giá trị kinh tế
khổng lồ. Theo Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành quy định kỹ
thuật điều tra thối hóa đất thì đất đai được định nghĩa như sau:
- Đất đai là một phần tử của bề mặt Trái Đất bao gồm lòng đất, chất đất đá,
nước ngầm, thực vật và các yếu tố tự nhiên khác có liên quan. Nó là một vùng đất
có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có tính chu kỳ và có chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu, động, thực
vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người [4].
- Đặc điểm đất đai là một thuộc tính của đất, có thể đo lường hoặc ước
lượng trong quá trình điều tra, bao gồm cả điều tra thông thường cũng như bằng
cách thống kê tài nguyên thiên nhiên như loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn,
lượng mưa, độ ẩm, điều kiện tưới, điều kiện tiêu nước,... [4].
- Nhóm đất nơng nghiệp là loại đất được sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu cho nơng nghiệp bao gồm các loại đất có khả năng hỗ trợ sinh
trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi và các hoạt động khác liên quan.
Đất nông nghiệp đóng vai trị quan trọng trong cung cấp thực phẩm, nguyên liệu
và các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng
cây lâu năm [5].
- Quản lý đất nông nghiệp là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan có
thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất
nơng nghiệp; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối và
phân phối lại quỹ đất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra, giám sát
4
q trình quản lý và sử dụng đất nơng nghiệp, điều tiết các nguồn lợi từ đất
nông nghiệp [1].
1.1.2. Vai trò của việc sử dụng hiệu quả đất đai
Đất đai có vai trị quan trọng quyết định sự tồn tại cũng như phát triển của
xã hội loài người. Là thành phần tham gia vào toàn bộ các hoạt động của xã hội.
Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, SXNN đóng vai trị chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân nên đất đai trở thành nguồn lực quan trọng. Do đó, việc quản
lý sử dụng đất đai phải hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Sử dụng đất là việc sử dụng, khai thác tài nguyên đất đai của một khu vực
cụ thể nhằm mục đích kinh tế và đời sống, xã hội trong quá trình sử dụng đất.
Sử dụng bền vững đất dựa vào quy luật phát triển KTXH, phát triển bền vững
về mặt sinh thái nhằm phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích
sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất [12].
Sử dụng hợp lý đất đai là việc sử dụng phù hợp với tính chất của từng loại
đất, phù hợp với yêu cầu chung của xã hội nhưng vẫn phải đảm bảo tác động
thuận với môi trường xung quanh và bảo vệ một cách hữu hiệu đất đai trong quá
trình khai thác sử dụng.
Các Mác cho rằng “đất là một phịng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung
cấp các tư liệu lao động, vật chất là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” và
“lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu
thụ. Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ” [14].
Đất đai có vai trị rất khác nhau đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực. Cụ thể:
- Với ngành công nghiệp: Đất đai có chức năng làm cơ sở khơng gian và
vị trí để hồn thiện q trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lịng đất. Q
trình sản xuất và thu được sản phẩm hồn tồn khơng phụ thuộc vào đặc điểm,
tính chất của đất và chất lượng thảm thực vật
- Với những ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố quan trọng nhất
trong sản xuất các loại cây trồng và chăn nuôi. Chất lượng đất, cùng với yếu tố
5
khí hậu, nước và diện tích, quyết định thành cơng của một hệ thống nơng
nghiệp. Q trình sản xuất ln có mối liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá
trình sinh học tự nhiên của đất Đất đai cung cấp các chất dinh dưỡng, nước và
không gian để cây trồng phát triển. Nó cũng cần được quản lý và bảo vệ để đảm
bảo sự bền vững của sản xuất nơng nghiệp.
Đất đai là nguồn tài ngun có hạn nên nếu việc quản lý, sử dụng đất đai
không hợp lý đối với từng khu vực trong các thời điểm khác nhau sẽ dẫn đến
cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Do đó, đất đai cần được sử dụng và quy hoạch
hợp lý.
1.1.3. Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất bền vững
Sử dụng đất bền vững đất đai là khái niệm mang tính tổng hợp liên quan
đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường . Sử dụng đất bền vững làm
giảm tối đa vấn đề suy thối mơi trường đất và nước, giảm chi phí sản xuất và
áp dụng hệ thống quản lý phù hợp. Sử dụng đất bền vững trong lĩnh vực SXNN
bao gồm việc áp dụng phương pháp trồng trọt, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu
hợp lý, quản lý đất và nước hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của cây trồng. Điều
này giúp bảo vệ được tài nguyên đất, nước và môi trường đồng thười tăng năng
suất và sự ổn định của hệ thống nơng nghiệp. Do đó, việc tìm kiếm các giải
pháp sử dụng và phát triển bền vững đất được rất nhiều nhà khoa học và các tổ
chức quốc tế quan tâm.
Có 5 nguyên tắc xác định các yếu tố duy trì và phát triển sử dụng đất bền
vững bao gồm:
- “Duy trì hoạt động sản xuất.
- Giảm thiểu tối đa mức rủi ro tiềm ẩn đối với sản xuất.
- Bảo vệ, duy trì các nguồn tài nguyên tự nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá
chất lượng đất và nước.
- Tăng cường Khả năng về mặt kinh tế.
- Được chấp nhận của xã hội” Error: Reference source not found35]
6
Hội khoa học đất quốc tế, Ủy ban về nghiên cứu đất và nhiều cơ quan
khác đã phối hợp để xây dựng một khung chung cho việc đánh giá quản lý đất
bền vững như sau:
- Giải pháp quản lý đất có đáp ứng được u cầu bảo vệ mơi trường, đem
lại lợi ích cho con người hay khơng.
- Giải pháp có sớm đạt được bền vững hay khơng.
- Giải pháp có thể thực hiện được trong khn khổ tổ chức và chính sách
quốc gia hay khơng [27].
Tại Việt Nam, để đánh giá các loại loại hình sử dụng đất theo hướng bền
vững cần thỏa mãn 3 yêu cầu sau:
- Hiệu quả về kinh tế: “Yêu cầu này đảm bảo rằng sử dụng đất đạt được
hiệu quả kinh tế và mang lại lợi ích bền vững cho cộng đồng và người sử dụng
đất. Điều này bao gồm tăng cường năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông
nghiệp, đồng thời đảm bảo công bằng và sự phát triển kinh tế của các bên liên
quan.”
- Hiệu quả về xã hội: “Yêu cầu này đảm bảo rằng sử dụng đất phải mang
lại lợi ích cho cộng đồng và đáp ứng các nhu cầu xã hội. Điều này bao gồm
đảm bảo sự công bằng và ổn định về việc làm cho người lao động trong ngành
nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người dân địa phương và cộng đồng bản
địa, và đảm bảo sự tham gia và tương tác tích cực của các bên liên quan trong
quyết định về sử dụng đất”
- Hiệu quả về môi trường: “Yêu cầu này đảm bảo rằng sử dụng đất
không gây hại đến môi trường và đảm bảo duy trì cân bằng sinh thái. Điều này
bao gồm bảo vệ các nguồn tài nguyên nước, đảm bảo chất lượng khơng khí,
bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái, và giảm thiểu sự ô nhiễm và tác động
tiêu cực đến môi trường”
Phát triển nông nghiệp bền vững là một q trình đa chiều, gồm:
- Tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ,
liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường).
7
- Tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và
thời gian.
- Khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nơng nghiệp
và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa
các vùng [8].
Như vậy, vấn đề bền vững trong sử dụng đất đã và đang trở thành chiến
lược quan trọng của mỗi quốc gia trên tồn thế giới. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản
xuất nơng nghiệp, việc đánh giá sử dụng hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường là
cơ sở quan trọng để lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững cũng như giải
quyết các tranh chấp của nhiều loại hình sử dụng đất trong một khu vực nhất
định.
1.1.4. Phân loại đất
“Theo Điều 10 của Luật Đất đai 2013", căn cứ vào mục đích sử dụng, đất
đai được phân loại thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm đất nơng nghiệp gồm có:
+ “Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm
khác);
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;
+ Đất nuôi trồng thủy sản;
+ Đất làm muối;
+ Đất nông nghiệp khác
- Nhóm đất phi nơng nghiệp gồm có:
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
8
+ Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
+ Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng;
+ Đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
+ Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chun dùng;
+ Đất phi nơng nghiệp khác”
- Nhóm đất chưa sử dụng gồm có các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.1.5.1. Yếu tố về tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có thể kể đến như khí hậu, địa chất, thực vật, thủy
văn,... là nhóm các yếu tố gây ảnh hưởng khá lớn đến quá trình sản xuất nơng
nghiệp. Mỗi vùng sinh thái có điều kiện tự nhiên khác nhau nên việc đánh giá
đúng thực trạng của điều kiện tự nhiên của khu vực đó sẽ là cơ sở để xác định
cây trồng vật nuôi phù hợp và có hướng đầu tư đúng mang lại hiệu quả kinh tế môi trường – xã hội cao.
Tùy theo từng khu vực, vị trí mà các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng, nguồn
nước, đường giao thơng…sẽ có sự biến đổi khác nhau. Điều này quyết định rõ
khả năng và hiệu quả sử dụng đất [17].
Đặc điểm, tính chất của đất đai sẽ ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng
suất và sự phân bố của cây trồng vật ni. Điều kiện khí hậu gây ảnh hưởng đến
thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nơng
nghiệp. Cịn hệ sinh vật gây ảnh hưởng đến mức độ phong phú của giống cây
trồng vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
1.1.5.2. Yếu tố kỹ thuật canh tác
Các biện pháp về kỹ thuật canh tác như chọn lọc giống, điều chỉnh mật độ
trồng, áp dụng phương pháp tưới tiêu, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu có tác
9
động đáng kể đến đất đai, cây trồng và vật nuôi. Những tác động này nhằm tạo
ra sự cân bằng giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất, từ đó tạo ra năng suất
kinh tế. Đi sâu về đối tượng sản xuất, điều kiện môi trường và khả năng dự báo
là cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Sự lựa
chọn chủng loại cây trồng, phương pháp canh tác và sử dụng các yếu tố đầu vào
phù hợp với quy luật tự nhiên của sinh vật là điều cần thiết để đạt được mục tiêu
sản xuất.
Những tác động kỹ thuật này nhằm tạo ra sự tương thích giữa các yếu tố
trong mơi trường sản xuất, tối đa hóa năng suất kinh tế và đảm bảo sự bền vững
của hệ thống nông nghiệp. Việc áp dụng những biện pháp này đòi hỏi sự hiểu
biết và khéo léo trong việc ứng dụng tri thức khoa học và kỹ thuật vào q trình
sản xuất nơng nghiệp
1.1.5.3. Yếu tố kinh tế - xã hội
Các yếu tố kinh tế - xã hội có tầm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng
đất nơng nghiệp. Nhóm yếu tố này bao gồm dân số và lao động, các thông tin và
quản lý, kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về
công nông nghiệp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, chế độ xã
hội[15]. Tùy thuộc vào từng thời kỳ khác nhau, định hướng sử dụng đất sẽ được
ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế-xã hội. Mỗi yếu tố trong nhóm này có tác
động riêng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Đặc điểm dân cư và nguồn lao động tại một khu vực cụ thể cũng ảnh
hưởng đến cơ cấu và sự phân bố cây trồng cũng như vật ni trong đó. Tiến bộ
khoa học và cơng nghệ đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sử dụng đất
sản xuất nơng nghiệp, nhờ đó năng suất, chất lượng và sản lượng của cây trồng
và vật nuôi có thể được nâng cao
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới
Sự tăng trưởng về dân số, sự phát triển của nền kinh tế và sự mở rộng đô
10
thị làm nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp như lương thực, thức ăn chăn
nuôi và năng lượng sinh học tăng cao đã đặt áp lực lớn lên diện tích đất nơng
nghiệp. Khi đất đai bị chuyển đổi để phục vụ các mục đích sản xuất nơng
nghiệp, đa dạng sinh học trong khu vực đó có thể bị giảm đi đáng kể. Điều này
gây ra hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường và khả năng tái tạo tự nhiên của hệ
sinh thái
Diện tích đất nơng nghiệp của từng khu vực có sự khác nhau, Châu Á cao
hơn so với các châu lục khác nhưng tỷ lệ diện tích đất nơng nghiệp trên tổng
diện tích đất tự nhiên lại tương đối thấp. Dân số Châu Á chiếm hơn ½ tổng số
dân tồn thế giới nhưng chỉ có khoảng 35% diện tích đất nơng nghiệp tồn cầu,
điều này chứng tỏ Châu Á phải sử dụng đất hiệu quả để đáp ứng nhu cầu nông
nghiệp với dân số đông đúc [Nguyễn Văn Bình, 2017].
Tại Trung Quốc, q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến vấn đề an ninh lương thực do đó Trung Quốc là một trong những quốc
gia ban hành nhiều chính sách nghiêm ngặt về quản lý đất đai. Và để bảo vệ
nghiêm ngặt 120 triệu ha đất nơng nghiệp và khơng có sự thỏa hiệp, Quốc Vụ
viện Trung Quốc đã thông qua Luật Bảo vệ Đất nông nghiệp cơ bản. Mặc dù
Trung Quốc đã thắt chặt kiểm sốt việc chuyển đổi đất nơng nghiệp cơ bản sang
các mục đích phi nơng nghiệp nhưng diện tích đất nơng nghiệp vẫn tiếp tục
giảm 12,31 triệu ha trong giai đoạn từ 1997 – 2008 (mất 1,03 triệu ha/năm).
Trung Quốc đã tiến hành tái cơ cấu sử dụng đất bằng cách khuyến khích phát
triển cơng nghệ sinh học và tạo ra nhiều loại giống lúa lai. Việc này nhằm tăng
năng suất lúa, sản lượng lương thực và năng suất lao động nơng nghiệp. Đồng
thời, chính phủ cũng khuyến khích người dân đa dạng hóa các loại cây trồng có
giá trị cao [25].
Tại Hàn Quốc “những năm gần đây diện tích đất nơng nghiệp chủ yếu sử
dụng cho trồng lúa đã giảm 1.000ha (chỉ chiếm 1% tổng diện tích). Diện tích
trồng lúa mạch đã giảm mạnh vì lợi nhuận tương đối của các lại cây này đã
giảm. Trong giai đoạn 1980 - 2005, một tỷ lệ lớn đất trồng lúa được sử dụng
11
trồng cây ăn quả và rau vì thu được lợi nhuận cao hơn trồng lúa. Năm 2005, tỷ
lệ sử dụng đất dành cho trái cây là 8,2%, còn rau được trồng trên 17% tổng diện
tích đất canh tác” [25].
Diện tích của nước Mỹ là 9.161.923 km 2 và diện tích đất có thể canh tác
được chiếm 18,1%. Theo thống kê của Bộ Nơng nghiệp Mỹ, tháng 02/2014, Mỹ
có 2.109.363 nơng trại, trong đó bình qn mỗi nơng trại có diện tích là 174 ha.
Ngành nơng nghiệp của Mỹ rất phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ
cốc [30].
Đất sản xuất nơng nghiệp của Thái Lan có khoảng 22.000.000 ha tuy
nhiên diện tích đất canh tác nơng nghiệp giảm do nhiều yếu tố như thiếu nước
tưới tiêu, tốc độ phát triển đơ thị hóa và thiếu chú trọng vào kỹ thuật canh tác
mới. Để đảm bảo sự bền vững trong nguồn cung lương thực, cần thực hiện các
biện pháp nhằm quản lý tốt hơn sử dụng đất và tài nguyên nước, áp dụng kỹ
thuật canh tác hiệu quả và phát triển các giải pháp tăng cường năng suất và bảo
vệ môi trường nông nghiệp [3].
Hàng năm, nguồn tài nguyên đất nơng nghiệp của các nước trên thế giới
thường có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, các nhà
hoạch định, các nhà quản lý cần có những giải pháp phù hợp với loại hình đất
này nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho con người.
1.2.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp tại Việt Nam
Tại Việt Nam, diện tích đất nơng nghiệp chiếm khoảng trên 27,3 triệu ha,
tương đương với 80,4% tổng diện tích Việt Nam. Quỹ đất nơng nghiệp được sử
dụng cho nhiều loại hình như sản xuất nông nghiệp với 11.530,2 ha, đất trồng
cây hàng năm là 6.998 ha, đất lâm nghiệp là 14.923,6 ha,... Diện tích đất sử
dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm.
Từ năm 2005, Việt Nam bắt đầu xây dựng và triển khai mơ hình nơng
nghiệp hữu cơ, diện tích triển khai thí điểm là 6.500 ha. Đến nay, diện tích đất
nơng nghiệp hữu cơ tiếp tục tăng nhưng khơng đồng đều. Năm 2006, diện tích
12
đất nông nghiệp hữu cơ tăng lên 21.900 ha,gấp 3,37 lần năm 2005. Năm 2007,
diện tích nơng nghiệp hữu cơ thu hẹp cịn 12.100 ha. Năm 2015, diện tích nơng
nghiệp hữu cơ tăng nhanh, đạt 76.670 ha [16].
Bảng 1.1. Biến động diện tích đất nơng nghiệp tại Việt Nam
giai đoạn 1994 – 2015
Đơn vị: triệu ha
Năm
Loại đất
1. Đất SXNN
- Đất trồng cây hàng
năm
- Đất trồng cây lâu
năm
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thủy
sản
1994
2001
2006
2011
2012
6,34
8,88
9,41
10,13
10,15
5,02
6,06
6,36
6,44
6,40
6,41
6,99
1,32
2,81
3,05
3,69
3,75
3,82
4,53
15,37
15,37
0,69
0,71
12,06 11,82
0,32
0,50
14,4
4
0,70
2014
10,2
3
15,8
5
2015
11,53
14,92
0,71
0,80
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2017) [29]
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019, Việt Nam có 17.308.000
hộ nơng thơn; trong đó, hộ sản SXNN, thủy sản là 9.344.000 hộ (chiếm khoảng
54% số hộ nông thôn), được giao sử dụng 10.291.950 ha đất SXNN (chiếm
90,4%). Theo Báo cáo Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm
2020 tiến hành vào thời điểm ngày 01/7/2020 cho thấy, số thửa đất SXNN bình
quân 1 hộ tăng từ 2,5 thửa (năm 2016) lên 2,8 thửa (năm 2020) và diện tích bình
quân 1 thửa tăng từ 1.841m2 lên 2.026m2 [10].
Hiện nay, phần lớn diện tích đất SXNN được giao cho hộ gia đình ở nơng
thơn sử dụng với tỷ lệ tăng từ 88,8% lên 89,4% tổng diện tích đất SXNN. Đất
trồng cây hàng năm, đặc biệt là đất trồng lúa, được giao cho các hộ gia đình
13
nơng thơn sử dụng, trong khi 5-7% diện tích đất được giao cho các chủ thể khác
[29].
Trong vài năm gần đây, tốc độ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đã diễn ra
mạnh mẽ trên toàn quốc, làm biến đổi diện tích đất nơng nghiệp ở Việt Nam.
Điều này tạo ra những thách thức đối với sử dụng đất nông nghiệp và u cầu
nước ta phải có nhiều chính sách và biện pháp thiết thực hơn để khai thác diện
tích đất nơng nghiệp hiện có cho mục đích phát triển bền vững. Để đảm bảo
phát triển bền vững của nông nghiệp cần đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ và
khuyến khích sử dụng đất nơng nghiệp hiệu quả. Điều này có thể bao gồm việc
tăng cường đầu tư vào cơng nghệ nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao, xúc tiến các hình thức hợp tác nơng nghiệp và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất thông qua ứng dụng các phương pháp canh tác mới và bền vững.
Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và các bên
liên quan để quản lý và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả.
Điều này đòi hỏi sự đồng thuận và sự hợp tác giữa chính phủ, các địa phương,
nhà nước và các bên liên quan khác để đảm bảo sự bền vững và sử dụng đất
nông nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả.
1.2.3. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang
Theo Nghị quyết 92/NQ-CP của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh
Tuyên Quang đến năm 2020 như sau: “tổng diện tích đất của tỉnh Tun Quang
là 586.790 ha; trong đó có 535.993 ha đất nơng nghiệp, chiếm 91,34%; đất phi
nơng nghiệp là 47.474 ha, chiếm 8,09%; đất chưa sử dụng là 3.323 ha, chiếm
0,57%. Về các khu chức năng, đến năm 2020, khu sản xuất nơng nghiệp có
100.332 ha. Trong giai đoạn 2016 – 2020, tồn tỉnh Tun Quang có 7.709 ha
đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp; có 8.004 ha chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp”[21].
Việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
14
đã được thực hiện có hiệu quả. Mặc dù tổng diện tích đất nơng nghiệp có xu
hướng giảm, nhưng năng suất và chất lượng cây trồng lại tăng lên. Quá trình tái
cơ cấu sử dụng đất trong nơng nghiệp và nông thôn đã được điều chỉnh phù hợp
với nền kinh tế hàng hóa, xây dựng nơng thơn mới. Diện tích đất đã được đưa
vào sử dụng đạt trên 99% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Năm 2020, tổng diện tích
đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 542.991,5 ha, chiếm 92,54% tổng diện tích
tự nhiên của tồn tỉnh. Trong đó, diện tích đất trồng lúa là 28.167,8 ha, đất trồng
cây hàng năm khác là 25.499,1 ha, đất trồng cây lâu năm là 44.762,6 ha, đất
rừng sản xuất là 273.500,7 ha, đất rừng phòng hộ là 120.799,4 ha, đất rừng đặc
dụng là 46.499,8 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 3.553,9 ha, và diện tích đất nơng
nghiệp khác là 208,3 ha. Các dự án, cơng trình sử dụng đất lúa, đất rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng đều được thực hiện sau khi có văn bản cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ và được Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua theo quy định [3].
Như vậy, trong thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện công tác
quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày càng chặt chẽ và
hiệu quả.
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan
1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng luân canh cây trồng
hàng năm và chuyển từ chế độ canh tác từ cũ sang mới tiến bộ hơn mang lại
hiệu quả cao hơn ở các vùng nhiệt đới. Việc bố trí luân canh các cây trồng một
cách hợp lý và đưa các giống cây trồng mới vào hệ thống canh tác giúp tăng
sản lượng lương thực và thực phẩm.
Ở Châu Á, một số quốc gia nghiên cứu áp dụng thành công giải pháp
như luân phiên cây lúa với cây trồng cạn để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
canh tác. Thông qua việc đổi mùa và thay đổi giống cây trồng, họ đã tìm ra
cách tối ưu hóa sự sử dụng đất và tăng cường sản lượng cây trồng. Các phương
15
pháp canh tác tiên tiến như luân canh, canh tác kết hợp, và canh tác hữu cơ
cũng được áp dụng để tăng cường hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường, và
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lương thực và thực phẩm. Qua các nghiên
cứu và áp dụng vào thực tiễn việc tăng cường hiệu quả sử dụng đất thông qua
các phương pháp canh tác tiên tiến đã chứng minh được tiềm năng và lợi ích
của việc đổi mới và cải tiến trong nông nghiệp, đồng thời đảm bảo sự bền
vững của nguồn tài nguyên đất đai.
Tạp chí Farming Japan của Nhật Bản đã đóng góp đáng kể trong việc
giới thiệu nhiều cơng trình về sử dụng đất trong nông nghiệp, đặc biệt là trong
ngữ cảnh của Nhật Bản. Nhà nghiên cứu Otak Tanakad đã đưa ra “những vấn
đề cơ bản về sinh thái đồng ruộng và nhận định rằng sự thay đổi về kỹ thuật,
kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng trong hệ thống nông nghiệp. Các nhà khoa
học đã phát triển và hệ thống hoá các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng
đất trong nông nghiệp. Các tiêu chuẩn này liên quan đến các yếu tố như hệ
thống cây trồng, phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, vốn đầu tư, tổ chức sản
xuất, thành phẩm và tính chất hàng hố của sản phẩm. Qua việc áp dụng các
tiêu chuẩn này, người ta có thể đánh giá và cải tiến hiệu quả sử dụng đất trong
nông nghiệp, đồng thời tối ưu hóa sản lượng và chất lượng của sản phẩm nơng
nghiệp. Việc hệ thống hố tiêu chuẩn và phân tích các yếu tố liên quan đến sử
dụng đất trong nông nghiệp giúp các nhà nghiên cứu và nhà quản lý có cái
nhìn tổng quan về hiệu quả và cải tiến trong q trình sản xuất nơng nghiệp.
Điều này cũng đóng góp vào việc phát triển bền vững của ngành nông nghiệp
và bảo vệ môi trường nông thôn [32].”
Tại Trung Quốc, để đảm bảo sự ổn định trong chế độ sở hữu đất Chính
phủ Trung Quốc cho nơng dân sử dụng, áp dụng tính sáng tạo thiết lập hệ
thống trách nhiệm của nơng dân trong q trình sản xuất. Điều này giúp nâng
cao tính chủ động và sáng tạo của nơng dân trong việc sử dụng đất và phát
triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã xây dựng hệ thống trách
nhiệm trong việc sử dụng đất và khuyến khích tính chủ động sáng tạo của nông
16
dân. Điều này đảm bảo rằng nông dân không chỉ là người sử dụng đất mà cịn
là những người có trách nhiệm và quyền tự quản lý, tự khai thác đất nơng
nghiệp. Họ có thể áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, tăng cường
năng suất và hiệu quả sử dụng đất
Nhóm tác giả Serey Mardy (2013) [24] “tiến hành nghiên cứu thực tiễn
về phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Campuchia. Nghiên cứu này đã.
Nhóm nêu ra các bài học kinh nghiệm từ một số nước trong khu vực ASEAN
cho phát triển nông nghiệp ở Campuchia, bao gồm hồn thiện các chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ; hồn thiện quy hoạch tổng thể và quy
hoạch chỉ tiết cho từng địa phương; nâng cao chất lượng lao động nông thôn;
đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở nông thôn; nâng cao ý thức của người nông
dân trong việc bảo vệ môi trường.”
Nông nghiệp là một ngành sản xuất có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay, nhờ sự phát triển
của khoa học công nghệ, nông nghiệp đã ngày càng trở lên hiện đại, tiên tiến
hơn. Và nhiều nước trên thế giới đã cơ sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo
hướng bền vững, kết hợp hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường.
1.3.2. Những nghiên cứu trong nước
Nhóm nghiên cứu của tác giả Bùi Văn Cơi (2021) [6] “đã đánh giá thực
trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; tình hình sản xuất nơng nghiệp; đặc
điểm và tính chất đất nơng nghiệp; thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn
với XDNTM; thực trạng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành
nông nghiệp gắn với XDNTM; thực trạng quản lý việc sử dụng đất nông nghiệp
tại huyện Chi Lăng, Hữu Lũng. Sau khi nghiên cứu và chỉ ra những tồn tại, hạn
chế trong cơng tác quản lý nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng đất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu
ngành nơng nghiệp gắn với XDNTM. Trong đó, nhóm giải pháp về tổ chức,
quản lý, nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo
17
hướng thực hành nơng nghiệp tốt; khuyến kích tổ chức, cá nhân có điều kiện về
vốn, kỹ thuật liên kết với người dân tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng
sản xuất tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất; quy hoạch vùng sản xuất
hàng hóa tập trung cho nơng sản chủ lực… Đối với nhóm giải pháp về khoa học
công nghệ, đề xuất tập trung vào chuyển đổi cơ cấu giống lúa và các loại cây có
ý nghĩa hàng hóa lớn (thơng, quế, keo, cây ăn quả, chè, mía…). Tuyển chọn bộ
giống cây địa phương có ưu thế và chất lượng, năng suất, thích nghi cao để phục
hồi và nhân giống sản xuất. Nhóm giải pháp bảo vệ chất lượng đất tập trung vào
các nội dung như giảm thiểu xói mịn trên đất dốc; chống khơ hạn; cải tạo đất bị
suy giảm độ phì… Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công bản đồ
hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, bản đồ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp tại
huyện Chi Lăng, Hữu Lũng với tỷ lệ 1/25.000”
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Luân – trường Đại học Luật Hà
Nội (2020) [18] về quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam: Những vấn đề
lý luận và thực tiễn đã đánh giá một cách toàn diện ưu điểm, hạn chế của quy
định luật hiện hành về quyền sử dụng đất nông nghiệp và thực tiễn thi hành nó;
phân tích tồn diện các định hướng quan trọng khi hoàn thiện các văn bản quy
định pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Tác giả Phạm Anh Tuấn (2014) [31] đã thực hiện nghiên cứu đánh giá
tiềm năng đất đai và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Nghiên cứu đã lựa chọn và xác định được một
số chỉ tiêu để đánh giá tính bền vững của các LUT trong sử dụng đất nông
nghiệp của huyện Hải Hậu. Đề xuất được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp, có hiệu quả và bền vững trên địa
bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đến năm 2020.
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên của nhóm tác giả Đỗ Văn Nhạ (2016) [19] cho
thấy “sử dụng đất nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm
nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp hàng hoá. Nghiên cứu đã chỉ ra được các
18
kiểu sử dụng đất phù hợp, hiệu quả làm cơ sở cho định hướng sử dụng đất trong
tương lai của địa phương. Kết quả đã tìm ra được một số kiểu sử dụng đất cho
hiệu quả cao tại địa phương như 2 lúa + bí xanh, 2 lúa + cà chua, chuyên rau
màu, cây ăn quả và chuyên cá. Do do lạm dụng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
và phân bón vượt quá ngưỡng khuyến cáo như cây rau, màu gây ảnh hưởng đến
mơi trường.”
Nhìn chung, hiện nay chúng ta đang tiến tới xây dựng nền nông nghiệp
sản xuất hàng hóa dựa theo lợi thế của địa phương, theo hướng hiện đại có năng
suất, chất lượng, hiệu quả, thân thiện với mơi trường và sức cạnh tranh cao do
đó những nghiên cứu của các nhà khoa học chính là cơ sở, là tiền đề cho sự phát
triển của nền nông nghiệp Việt Nam.
1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Sơn
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Yên Sơn nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam tỉnh Tun Quang.
Hình 1.1. Vị trí địa lý của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang) [7]
19
Huyện có vị trí tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Đơng giáp huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), huyện Chợ Đồn
(tỉnh Bắc Kạn).
- Phía Tây giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), huyện Yên Bình
(tỉnh Yên Bái).
- Phía Nam giáp huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ), huyện Sơn Dương
(tỉnh Tuyên Quang).
- Phía Bắc giáp huyện Chiêm Hố (tỉnh Tun Quang).Tồn huyện có 28
đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Yên Sơn và 27 xã (Chân Sơn,
Chiêu Yên, Công Đa, Đạo Viện, Đội Bình, Hồng Khai, Hùng Lợi, Kiến Thiết,
Kim Quan, Lang Quán, Lực Hành, Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Phú Thịnh,
Phúc Ninh, Quý Quân, Tân Long, Tân Tiến, Thái Bình, Tiến Bộ, Trung Minh,
Trung Môn, Trung Sơn, Trung Trực, Tứ Quận, Xuân Vân). Tổng diện tích tự
nhiên của huyện Yên Sơn là 106.773,76 ha.
Mạng lưới giao thơng của huyện đóng vai trò quan trọng trong việc kết
nối miền núi Yên Sơn với vùng trung du và đồng bằng, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động giao lưu kinh tế và văn hóa. Qua mạng lưới đường bộ, hàng hóa
được vận chuyển từ miền núi đến vùng trung du và đồng bằng, nơi có các trung
tâm cơng nghiệp và thương mại. Điều này góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế
và thương mại giữa các khu vực này [7].
1.4.1.2. Địa hình
Địa hình huyện Yên Sơn hình thành ba vùng rõ nét. Cụ thể:
- “Vùng thượng huyện (phía đơng và đơng bắc) là những dãy núi đá có độ
cao trung bình khoảng 600 m so với mặt biển.
- Vùng trung và hạ huyện là những dãy đồi bát úp, thích hợp cho cây
công nghiệp (chè, cà phê, hoa màu và chăn nuôi gia súc).
- Phía Tây huyện là nơi có những cánh đồng rộng, đất đai màu mỡ, phì
nhiêu (như Hồng Khai, Mỹ Bằng, Lang Quán,...) thích hợp cho phát triển cây
20